Thực trạng giáo dục và sự bất bình đẳng giới về giáo dục ở Đồng bằng sông Cửu Long qua phân tích bối cảnh lịch sử văn hóa - giáo dục và số liệu thống kê giáo dục

TÓM TẮT:

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là

vùng kinh tê nông nghiệp trọng điểm của cả

nước. Đây là vùng kinh tế phát triển nhưng chỉ

số Phát triển con người (HDI) đứng thứ 3

(0,669) và thấp hơn bình quân cả nước, trong

đó chỉ số giáo dục thuộc nhóm thấp, tỉ lệ lao

động không có chuyên môn cao nhất cả nước,

trong đó lao động nữ và trình độ học vấn nữ lại

thấp hơn nam giới. Đây là một trong những rào

cản lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế-xã hội

ở ĐBSCL. Báo cáo chỉ giới hạn phân tích bối

cảnh lịch sử văn hóa-giáo dục, từ đó truy tìm

nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dục thấp

kém hiện nay cũng như phân tích về thực trạng

giáo dục và nhất là sự bất bình đẳng giới về

giáo dục dựa trên tài liệu thống kê mà hiện nay

chưa được quan tâm nghiên cứu. Những

nghiên cứu tiếp theo như lý giải thực trạng giáo

dục và sự bất bình đẳng giới về giáo dục ở cấp

độ hộ gia đình và cộng đồng dựa trên tài liệu

nghiên cứu định tinh và định lượng sẽ được

trình bày trong những báo cáo tiếp theo.

pdf 12 trang yennguyen 6440
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng giáo dục và sự bất bình đẳng giới về giáo dục ở Đồng bằng sông Cửu Long qua phân tích bối cảnh lịch sử văn hóa - giáo dục và số liệu thống kê giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng giáo dục và sự bất bình đẳng giới về giáo dục ở Đồng bằng sông Cửu Long qua phân tích bối cảnh lịch sử văn hóa - giáo dục và số liệu thống kê giáo dục

Thực trạng giáo dục và sự bất bình đẳng giới về giáo dục ở Đồng bằng sông Cửu Long qua phân tích bối cảnh lịch sử văn hóa - giáo dục và số liệu thống kê giáo dục
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 
 Trang 53 
Thực trạng giáo dục và sự bất bình đẳng 
giới về giáo dục ở Đồng bằng sông Cửu 
Long qua phân tích bối cảnh lịch sử văn hóa 
- giáo dục và số liệu thống kê giáo dục 
 Nguyễn Văn Tiệp 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
TÓM TẮT: 
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 
vùng kinh tê nông nghiệp trọng điểm của cả 
nước. Đây là vùng kinh tế phát triển nhưng chỉ 
số Phát triển con người (HDI) đứng thứ 3 
(0,669) và thấp hơn bình quân cả nước, trong 
đó chỉ số giáo dục thuộc nhóm thấp, tỉ lệ lao 
động không có chuyên môn cao nhất cả nước, 
trong đó lao động nữ và trình độ học vấn nữ lại 
thấp hơn nam giới. Đây là một trong những rào 
cản lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế-xã hội 
ở ĐBSCL. Báo cáo chỉ giới hạn phân tích bối 
cảnh lịch sử văn hóa-giáo dục, từ đó truy tìm 
nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dục thấp 
kém hiện nay cũng như phân tích về thực trạng 
giáo dục và nhất là sự bất bình đẳng giới về 
giáo dục dựa trên tài liệu thống kê mà hiện nay 
chưa được quan tâm nghiên cứu. Những 
nghiên cứu tiếp theo như lý giải thực trạng giáo 
dục và sự bất bình đẳng giới về giáo dục ở cấp 
độ hộ gia đình và cộng đồng dựa trên tài liệu 
nghiên cứu định tinh và định lượng sẽ được 
trình bày trong những báo cáo tiếp theo. 
Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, giáo dục, bất bình đẳng giới 
Đặt vấn đề 
Phát triển giáo dục, vấn đề bất bình đẳng giới 
trong giáo dục đã được sự quan tâm của Đảng và 
Nhà nước thể hiện trong các văn bản pháp luật như 
Luật Giáo dục, các Nghị định, Quyết định của 
Chính phủ. Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban 
hành Quyết định số 43/2001/QĐ-TTg về Phê duyệt 
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, trong đó 
quy định mục tiêu là tạo bước chuyển biến căn bản 
về chất lượng giáo dục, thực hiện công bằng xã hội 
trong giáo dục, tạo cơ hội học tập ngày càng tốt cho 
các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các vùng còn gặp 
nhiều khó khăn. 
Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi 
người giai đoạn 2003-2015 đã coi bình đẳng giới là 
một mục tiêu ưu tiên với những nội dung cụ thể là: 
“Xóa bỏ bất bình đẳng giới ở bậc tiểu học và trung 
học vào năm 2005, đạt bình đẳng giới vào năm 
2015, chú trọng đảm bảo trẻ em gái được tiếp cận 
đầy đủ và công bằng cũng như hoàn thành giáo dục 
cơ bản với chất lượng tốt”. 
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế nông 
nghiệp trọng điểm của cả nước. Tuy nhiên có một 
nghịch lý là vùng kinh tế phát triển nhưng chỉ số 
phát triển giáo dục thuộc loại thấp của cả nước, tỉ lệ 
huy động học sinh phổ thông vào loại thấp nhất cả 
nước và tỉ lệ lao động không có chuyên môn cao 
nhất cả nước. Báo cáo này chủ yếu phân tích bối 
cảnh lịch sử văn hóa-giáo dục ĐBSCL để tìm ra 
nguyên nhân gây nên tình trạng giáo dục thấp kém 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 
Trang 54 
hiện nay, đồng thời sử dụng số liệu thống kê để 
phân tích thực trạng giáo dục và sự bất bình đẳng 
giới trong giáo dục của vùng. Những nghiên cứu 
khác sâu hơn ở cấp độ cá nhân, hộ gia đình và cộng 
đồng liên quan tới tình trạng giáo dục và bất bình 
đẳng giới trong giáo dục sẽ được giải thích sâu hơn 
trong những nghiên cứu tiếp theo. 
1. Bối cảnh lịch sử văn hóa-giáo dục Đồng 
bằng sông Cửu Long 
Để hiểu giáo dục hiện nay của ĐBSCL, không 
thể không đặt nó trong bối cảnh lịch sử văn hóa-
giáo dục trong vòng hơn 300 năm cho đến nay kể từ 
năm 1698. Khác với các vùng khác, nhất là Bắc Bộ 
và Trung Bộ, nơi có truyền thống văn hóa và giáo 
dục Nho giáo khá sâu đậm và có truyền thống hiếu 
học từ lâu đời cho nên giáo dục và trình độ học vấn 
của người dân tương đối cao. Nam Bộ nói chung và 
ĐBSCL nói riêng là vùng đất mới với hơn 300 năm 
lịch sử. Lớp cư dân đầu tiên có mặt khai khẩn 
ĐBCSL phần lớn là dân nghèo, ít học, vì kiếm kế 
mưu sinh đã di dân vào đây khẩn hoang lập nghiệp. 
Quá trình khẩn hoang là công việc cực kỳ khó khăn 
vất vả, con người phải đối mặt với thiên nhiên 
hoang dã để phát triển kinh tế, xây dựng đời sống 
cộng đồng và phát triển văn hóa, giáo dục. Thiên 
nhiên hoang sơ đầy bất trắc, đi lại khó khăn, dân ít 
và cư trú thưa thớt, người dân trước hết phải lo cái 
ăn, cái mặc hơn là sự học như là con đường thăng 
tiến trong xã hội. Thêm nữa, một thời gian dài sự 
quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, sự thiếu vắng một 
tầng lớp Nho sĩ bình dân trong các thôn ấp làm cho 
người dân rơi vào cảnh thất học mãi tới khi bộ máy 
chính quyền được xác lập một cách quy củ từ năm 
1698 thì giáo dục mới được sự quan tâm của chính 
quyền nhà nước. Vốn là dân nghèo thất học lại bị xô 
đẩy vào hoàn cảnh khó khăn do đó, giáo dục Nam 
Bộ không có điều kiện phát triển. Sống trong điều 
kiện tự nhiên hào phóng, đất đai màu mỡ, ít bị thiên 
tai, cá nước chim trời cũng nhiều, đời sống người 
dân khấm khá lên cùng với sự phát triển kinh tế 
nông nghiệp và thương nghiệp. Trong hoàn cảnh 
không học nhưng vẫn đủ sống, truyền thống hiếu 
học của dân tộc bị đứt đoạn không có điều kiện tiếp 
nối để lại hậu quả lâu dài đối với sự phát triển giáo 
dục ở ĐBSCL. 
Nho giáo và giáo dục Nho giáo đến miền Tây 
Nam Bộ cũng muộn nhất. Văn Miếu Thăng Long 
xuất hiện từ năm 1070 thì Văn Miếu vùng Tây Nam 
Bộ xuất hiện muộn nhất: Văn Miếu Vĩnh Long: 
1864, Văn Miếu Cao Lãnh/Đồng Tháp: 1857. 
Ngược lại, chế độ khoa cử ở miền Nam chấm dứt 
năm 1867 sớm hơn nửa thế kỷ so với miền Bắc 
1915 và miền Trung 19191. Chữ Hán và Nho học có 
vai trò học thuật và hành chính ở Tây Nam Bộ nói 
riêng và Nam Bộ nói chung chỉ khoảng một thế kỷ 
rưỡi, thời gian tồn tại khá ngắn ngủi, lại trong thời 
kỳ suy tàn của chế độ phong kiến nên chưa đủ vững 
bền sâu sắc. 
Thời chúa Nguyễn, việc xây dựng đội ngũ trí 
thức Nho giáo chưa được coi trọng. Chỉ từ thế kỷ 
XIX, nhà Nguyễn mới chủ trương phát triển Nho 
học, đặc biệt đến thời Minh Mạng thì nhà vua mới 
thực hiện nhiều chính sách mạnh mẽ nhằm phát 
triển Nho học tại địa phương. Do đội ngũ Nho học 
tại chỗ rất mỏng nên nhà Nguyễn đã sử dụng trước 
hết là lực lượng Nho sĩ-quan lại từ miền Trung vào 
Nam phục vụ trong bộ máy chính quyền nhà nước. 
Để tăng cường bổ sung đội ngũ Nho sĩ, nhà Nguyễn 
đã chăm lo đào tạo đội ngũ Nho sĩ địa phương, các 
trường học cấp tỉnh, phủ, huyện bắt đầu được xây 
dựng và có những chính sách ưu đãi trong thi tuyển, 
đào tạo và bổ nhiệm vào bộ máy quan lại. Với việc 
mở rộng học hành thi cử ở Nam Bộ, sĩ tử địa 
phương ứng thí ngày càng nhiều, số người đỗ đạt 
ngày càng tăng, nhưng xét về tổng thể đội ngũ Nho 
sĩ còn quá mỏng so với các vùng có truyền thống 
Nho học từ lâu đời, số người đỗ đạt cao còn ít. Theo 
Quốc triều Đăng khoa lục, triều Minh Mạng, số cử 
nhân Nam Bộ chiếm 10,58% tổng số cử nhân cả 
nước. Trong 74 nhân vật đỗ Tiến sĩ và Phó bảng, 
1 Trần Ngọc Thêm (2013), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam 
Bộ, Nxb. Văn hóa văn nghệ, tr. 585. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 
 Trang 55 
Nam Bộ chỉ có 02 người (2,7%) là quá thấp. Thống 
kê số lượng cử nhân của các trường thi hương dưới 
triều Nguyễn, cả nước có 5.220 cử nhân chiếm phần 
lớn là Bắc Bộ và Trung Bộ, số lượng 274 cử nhân 
của vùng Nam Bộ là rất khiêm tốn, chiếm 5,3% 
trong tổng số cử nhân toàn quốc2. Tuy nhiên nếu đặt 
con số trên 274 cử nhân, không kể tú tài trong bối 
cảnh của vùng đất mới nơi Nho giáo và Nho học 
còn khá mới mẻ cũng cho thấy những nỗ lực của 
nhà Nguyễn đối với việc phát triển giáo dục vùng 
Nam Bộ trong việc hỗ trợ, giúp đỡ, khuyên khích 
thi cử và bổ nhiệm quan chức. Đội ngũ Nho sĩ Nam 
Bộ phần lớn xuất thân từ tầng lớp bình dân hầu như 
không có thế gia vọng tộc nhiều đời thi đậu làm 
quan. Nho sĩ Nam Bộ hình thành muộn, lực lượng 
mỏng, ít người đổ đạt tiến sĩ nhưng đã có nhiều 
đóng góp cho sự phát triển Nam Bộ về nhiều 
phương diện chính trị, tư tưởng, văn hóa và giáo 
dục mang dấu ấn riêng của Nho giáo Nam Bộ. 
Nhưng nhìn chung, đa số dân nghèo và tầng lớp 
bình dân rơi vào cảnh thất học, mù chữ là hiện 
tượng phổ biến. Vì vậy, Nho giáo và giáo dục Nho 
giáo có ảnh hưởng nhạt nhòa đối với đại đa số dân 
cư, bên cạnh đó Phật giáo lại có ảnh hưởng sâu 
đậm hơn trong nhiều lĩnh vực của đời sống tinh 
thần tâm linh. 
Với hòa ước năm Giáp Tuất 1874, Nam Kỳ trở 
thành thuộc địa của Pháp. Sau khi xác lập nền thống 
trị của mình, thực dân Pháp đã thay thế nền giáo 
dục Nho giáo bằng hệ thống giáo dục của Pháp. Từ 
năm 1878 chữ Hán trong các công văn của cơ quan 
hành chính được thay thế bằng chữ Pháp và chữ 
quốc ngữ. Pháp đã thay thế toàn bộ nền giáo dục 
Nho giáo bằng nền giáo dục của Pháp nhằm đào tạo 
đội ngũ thừa hành của Pháp trong các ngành hành 
chính, giáo dục, y tế, kỹ nghệ Đây là hệ thống 
giáo dục của Pháp cho người bản xứ thường gọi là 
Hệ thống giáo dục phổ thông Pháp-Việt. Trong thời 
kỳ đầu Pháp thiết lập vài ba trường làm nòng cốt 
2 Tác giả tổng hợp từ Cao Xuân Dục (1993), Quốc triều hương 
khoa lục, Nxb. TP. HCM. 
cho hệ thống giáo dục phổ thông là các trường trung 
học Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho năm 1879 sau đó 
là trường Quốc học Huế và trường Bưởi. Hệ thống 
giáo dục phổ thông có 3 bậc vơi học trình là 13 
năm. Các giáo chức giảng dạy tại các trường thuộc 
hệ thống giáo dục phổ thông Pháp-Việt đa số là 
người Việt Nam. Ở các lớp thuộc bậc cao đẳng tiểu 
học và nhất là bậc tú tài cũng có một số giáo chức 
người Pháp. Ở các huyện lỵ có trường sơ học, một 
vài huyện lỵ có trường tiểu học. Trung bình mỗi 
tỉnh có từ 2 đến 4 trường tiểu học, mỗi trường có từ 
trên 100 đến vài trăm học sinh. Các tỉnh ĐBSCL có 
trường cao đẳng tiểu học ở Cần Thơ, Mỹ Tho. 
Hệ thống giáo dục cao đẳng và đại học nhằm 
đào tạo các công chức, chuyên viên làm việc cho 
chính quyền thực dân. Tất cả các trường này đều ở 
Hà Nội. 
Sau năm 1954, đất nước chia làm hai miền với 
hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau. Ở miền Nam, 
chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) với triết lý 
giáo dục là: nhân bản, dân tộc và khai phóng. Hệ 
thống giáo dục VNCH gồm 3 bậc: tiểu học, trung 
học và đại học, cùng với mạng lưới cơ sở giáo dục 
công lập, dân lập và tư thục ở cả 3 bậc và có hệ 
thống quản trị từ trung ương đến địa phương. 
Nhìn chung, mô hình giáo dục VNCH trong 
những năm 70 của thế kỷ XX có xu hướng xa dần 
ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một 
số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh 
hướng thiên về lý thuyết để chấp nhận mô hình 
giáo dục Hoa Kỳ có tính chất đại chúng và thực 
tiễn. Năm học 1973-1974 VNCH có 20% dân số 
là học sinh, sinh viên đang đi học trong các cơ sở 
giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh 
tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học và 
101.454 sinh viên đại học, số người biết đọc biết 
viết ước tính khoảng 70% dân số3. 
Bậc tiểu học VNCH bao gồm từ lớp 1 đến lớp 5. 
Theo Hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ 
3 Bách khoa toàn thư. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa 
vi.wikipedia.org 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 
Trang 56 
cập có tính bắt buộc. Năm học đầu tiên 1955 có 
400.865 học sinh tiểu học với 8.181 lớp học, năm 
1970 có 2.556.000 học sinh với 44.104 lớp học. 
Giáo dục trung học chia thành trung học đệ nhất 
cấp từ lớp 5 đến lớp 9. Trung học đệ nhị cấp từ lớp 
10 đến lớp 12. Ngoài ra còn có chương trình giáo 
dục Trung học tổng hợp là chương trình giáo dục 
thực tiễn từ Hoa kỳ được áp dụng vào Việt Nam. 
Giáo dục trung học tổng hợp chú trọng đến khía 
cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng các môn 
tư vấn, kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ 
v.v. nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức 
thực tiễn có thể mưu sinh sau khi rời trường trung 
học. Các trường trung học kỹ thuật cũng nằm 
trong hệ thống giáo dục kỹ thuật kết hợp việc dạy 
nghề với giáo dục phổ thông. Trong hệ thống 
giáo dục VNCH còn các trường tư thục của giáo 
hội Công giáo và hệ thống trường Bồ Đề của giáo 
hội Phật giáo. Nếu tính từ năm học đầu tiên 1955 
số học sinh trung học là 51.465 học sinh với 890 
lớp; đến năm học 1969-1970 có 632.000 học sinh 
với 9.069 lớp học4. 
Giáo dục đại học Học sinh đậu được Tú tài II có 
thể ghi danh vào một trong các Viện đại Phần lớn 
các cơ sở giáo dục VNCH được tổ chức theo mô 
hình Viện đại học tương tự University của Hoa Kỳ 
và Tây Âu với hệ thống đào tạo theo tín chỉ. Ngoài 
ra còn có trường đại học cộng đồng là một cơ sở 
giáo dục sơ cấp và đa ngành. Sinh viên học ở đây 
có thể chuyển tiếp lên học các Viện đại học lớn để 
mở mang kiến thưc hoặc ra nghề để làm việc. Ngoài 
các trường đại học ở Sài Gòn tại các tỉnh ĐBSCL 
có Viện đại học công lập Cần Thơ, các viện đại học 
tư thục An Giang ( Hòa Hảo), Năm học 1959 có 
7.500 sinh viên, đến niên khóa 1974-1975 có 
166.475 sinh viên. 
Giáo dục thời VNCH là nền giáo dục thừa 
hưởng từ nên giáo dục Pháp-Việt về sau có xu 
hướng chuyển sang hệ thống giáo dục Hoa Kỳ – 
4 Bách khoa toàn thư. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa. 
Vi.wi.kipedia.org 
một nền giáo dục hiện đại và hội nhập quốc tế có 
nhiều điểm ưu việt góp phần nâng cao dân trí và 
nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước. Hơn 
nữa, trong hoàn cảnh có chiến tranh, nhiều vùng, 
nhất là vùng tranh chấp và và nơi thường xẩy ra 
chiến sự, vùng nông thôn, việc tổ chức giáo dục phổ 
thông gặp khó khăn, thường là con em các gia đình 
khá giả mới có điều kiện theo học các cấp, dân 
nghèo vẫn rơi vào tình trạng thất học và mù chữ. 
Trong bối cảnh lịch sử của Nam Bộ nói chung 
và ĐBSCL nói riêng, giáo dục từ thời Nguyễn, qua 
thời thuộc Pháp và thời VNCH vẫn thấp thua nhiều 
vùng trong cả nước. Nam Bộ trong một thời gian 
dài, đội ngũ trí thức vẫn còn mỏng chưa đủ sức tác 
động đến việc nâng cao trình độ học vấn chung của 
cộng đồng người dân, vì vậy mặt bằng học vấn thấp 
mà hệ quả của nó kéo dài cho tới sau này. Giáo dục 
Nam Bộ hơn 300 năm vẫn là một nền giáo dục tinh 
hoa chứ không phải giáo dục mang tính đại chúng 
cho tất cả mọi người. 
Bên cạnh sự tác động của hệ thống giáo dục, 
giáo dục Nam Bộ còn chịu tác động từ các chiều 
kích xã hội, văn hóa và tâm lý của người Việt 
ĐBSCL. 
Khác với ảnh hưởng của Nho giáo tương đối 
nhạt nhòa, ĐBSCL lại là vùng đất sùng mộ đạo 
Phật. Theo thống kê 1999, miền Tây Nam Bộ có 
3.102.910 Phật tử chiếm 19,2% cao nhất cả nước. 
Trong 200 vị danh tăng Việt Nam thế kỷ XX có đến 
71 vị danh tăng miền Tây Nam Bộ chiếm 35,5% 
tổng số danh tăng cả nước 5 . Các tôn giáo địa 
phương cũng được hình thành dựa trên nền tảng 
Phật giáo như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu 
Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo cũng kết hợp các yếu tố 
của các tôn giáo khác. Phật giáo và các tôn giáo địa 
phương mang tính thực tiễn, dân chủ và bình đẳng 
cao đã ảnh hưởng đến đời sống xã hội và sinh hoạt 
gia đình. Trong tổ chức đời sống tập thể, gia đình 
đóng vai trò quan trọng hơn so với làng xã do cộng 
5 Trần Ngọc Thêm (2013),Tlđd, tr. 562. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 
 Trang 57 
đồng được hợp thành là những dân tứ chiếng, dễ 
biến động và quan hệ cộng đồng lỏng lẻo. Do ảnh 
hưởng Nho giáo nhạt nhòa, gia đình người Việt Tây 
Nam Bộ mang tính dân chủ, bình đẳng hơn. Hiện 
tượng ở rể khá phổ biến. Chữ hiếu đ ...  và miền núi phía 
Bắc đều ở mức 72,8%) lên tới 12,8 điểm phấn trăm. 
Trong khi đó, các nhóm hộ gia đình giàu nhất, sự 
khác biệt này chỉ có 1 điểm phần trăm (98,9%) 
vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Đồng bằng 
sông Hồng so với 97,9% ở vùng ĐBSCL). Một đặc 
điểm cho thấy, ở ĐBSCL tỉ lệ biết đọc biết viết từ 15 
tuổi trở lên giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu 
nhất chênh lệch thấp nhất so với các vùng khác: 
nghèo nhất 85,6% và giàu nhất 97,9%, khoảng 
chênh lệch 12,3 điểm phần trăm. Thực trạng này 
phản ánh đặc điểm của vùng ĐBSCL là vùng nông 
nghiệp, cư dân tập trung chủ yếu ở nông thôn, đô 
thị và công nghiệp chưa phát triển mạnh như vùng 
đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam Bộ. 
Bảng 2. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết theo tình trạng giàu nghèo của hộ gia đình 
và các vùng kinh tế-xã hội năm 2009 
(Đơn vị: %) 
Rất thấp Thấp 
Trung 
bình 
Cao Rất cao 
Trung du và miền núi phía Bắc 72,8 92,7 96,8 98,0 98,9 
Đồng bằng sông Hồng 80,0 91,8 96,8 98,1 98,9 
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 80,4 92,1 95,5 96,5 98,3 
Tây Nguyên 72,8 84,3 94,5 97,9 98,8 
Đông Nam bộ 84,4 88,9 94,7 96,7 98,1 
Đồng bằng sông Cửu Long 85,6 89,8 83,0 95,6 97,8 
(Nguồn: Tổng cục thống kê (2001), Tlđd, tr. 29) 
Bảng 3 trình bày tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên 
biết đọc biết viết theo 6 vùng kinh tế-xã hội Việt 
Nam, số liệu cho thấy có sự khác biệt lớn về tỉ lệ 
biết đọc biết viết giữa các vùng kinh tế-xã hội. 
Đồng bằng sông Hồng là vùng có tỉ lệ biết đọc biết 
viết cao nhất (97,1%), trong khi đó vùng ĐBSCL là 
91,6%, cao hơn vùng trung du và miền núi phía Bắc 
thấp nhất (87,3%) và Tây Nguyên (88,7%). So với 
vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và 
duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ nơi cư trú của 
người Việt thì ĐBSCL tỉ lệ thấp thua ba vùng này. 
Bảng này cũng cho thấy vùng ĐBSCL tỉ lệ biết đọc 
biết viết giữ nam và nữ chênh lệch không lớn: nam 
(93,9%), nữ (89,5%). Điều này cho thấy, bất bình 
đẳng giới về giáo dục giữa nam và nữ không đáng 
kể. Tỉ lệ biết đọc biết viết chênh lệch giữ nông thôn 
và thành thị cũng không quá lớn: thành thị (94,0%), 
nông thôn (90,9%). Phân tích tỉ lệ dân số từ 15 tuổi 
trở lên biết đọc biết viết ở các tỉnh, thành phố 
ĐBSCL củng cho thấy tình trạng đó. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 
Trang 60 
Bảng 3. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết theo giới tính, thành thị/nông thôn 
và các vùng kinh tế-xã hội năm 2009 
(Đơn vị: %) 
Vùng kinh tế-xã hội Tổng Nam Nữ Thành thị Nông thôn 
Trung du và MN phía Bắc 87,3 92,0 82,8 97,0 95,3 
Đồng bằng sông Hồng 97,1 98,7 95,6 98,7 96,5 
Bắc Trung bộ và DH miền Trung 93,9 96,3 91,7 96,4 93,1 
Tây Nguyên 88,7 92,3 85,1 96,2 85,5 
Đông Nam bộ 96,4 97,4 95,4 97,6 94,7 
ĐBSCL 91,6 93,9 89,5 94,0 90,9 
(Nguồn: Tổng cục thống kê (2001), Tlđd, tr. 27) 
Bảng 4 trình bày tình hình đi học của dân số 5 
tuổi trở lên theo 6 vùng kinh tế-xã hội. Tây Nguyên 
là vùng có tỉ lệ dân số từ 5 tuổi trở lên đang đi học 
cao nhất (21,4%) vùng ĐBSCL có tỉ lệ thấp nhất 
(20,7%). Tỉ lệ đã đi học chiếm 72,7% và tỉ lệ chưa 
bao giờ đến trường chiếm 6,6% thấp hơn miền núi 
phía Bắc (10,4%) và Tây Nguyên (8,9%). Tỉ lệ 
đang đi học giữa nữ và nam chênh nhau không đáng 
kể, ngược lại tỉ lệ chưa bao giờ đến trường nữ cao 
hơn nam (nữ 8,0%, nam 5,1%). 
Bảng 4. Tình hình đi học của dân số từ 5 tuổi trở lên ở ĐBSCL năm 2009 
 Tỉ lệ% 
Chỉ số Chung Nam Nữ Thành phố Nông thôn 
Đang đi học 20,7 21,4 20,1 22,4 20,2 
Đã đi học 72,7 73,5 71,9 72,7 72,6 
Chưa bao giờ đến trường 6,6 5,1 8,0 4,9 7,2 
(Nguồn: Tổng cục thống kê (2001), Tlđd, tr. 28) 
Bảng 5: Trình độ học vấn cao nhất đạt được của 
dân số từ 5 tuổi trở lên ở 6 vùng kinh tế-xã hội Việt 
Nam. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 
hai vùng kinh tế phát triển nhất cũng là vùng có tỉ lệ 
tốt nghiệp THPT trở lên lớn nhất. Trong khi đó 
ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm nhưng tỉ lệ tốt 
nghiệp THPT trở lên lại chiếm tỉ lệ thấp nhất 
(10,7%), thấp thua cả vùng trung du và miền núi 
phía Bắc (18,2%) và Tây Nguyên (13,7%). 
Bảng 5. Trình độ học vấn cao nhất đạt được của dân số từ 5 tuổi trở lên 
theo các vùng kinh tế-xã hội năm 2009 
(Đơn vị: %) 
Trình độ học vấn 
cao nhất đạt được 
Trung du và 
miền núi 
phía Bắc 
Đồng bằng 
sông Hồng 
Bắc Trung Bộ 
& Duyên hải 
miền Trung 
Tây Nguyên 
Đông Nam 
bộ 
ĐBSCL 
Chưa TN tiểu 
học 
22,7 15,8 22,2 25,7 19,7 32,8 
TN tiểu học 25,6 28,9 28,6 30,9 29,1 35,6 
TN THCS 23,2 33,0 25,9 20,8 21,0 14,3 
TN THPT trở lên 18,2 30,1 19,1 13,7 27,2 10,7 
(Nguồn: Tổng cục thống kê (2001), Tlđd, tr.53) 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 
 Trang 61 
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã đạt 
được tại 6 vùng trên cả nước. Bảng 6 cho thấy, tỉ lệ 
dân số có trình độ chuyên môn cao đẳng trở lên ở 
các vùng phía Bắc cao hơn các vùng phía Nam. Đây 
là hệ quả của sự khác biệt về giáo dục và đào tạo 
trước và sau chiến tranh năm 1975. Một phát hiện 
thú vị là ĐBSCL có trình độ chuyên môn kỹ thuật 
thấp nhất cả nước (6,6%), thấp hơn cả những vùng 
khó khăn như Trung du và miền núi phía Bắc 
(13,6%) và Tây Nguyên (9,9%). 
Bảng 6. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã đạt được của dân số từ 15 tuổi trở lên 
theo các vùng kinh tế-xã hội năm 2009 
(Đơn vị: %) 
Trình độ 
CMKT cao 
nhất đạt được 
Trung du 
& MN 
phía Bắc 
Đồng bằng 
sông Hồng 
Bắc TB và 
DH miền 
Trung 
Tây 
Nguyên 
Đông Nam 
bộ 
ĐBSCL 
Sơ cấp 2,4 3,5 2,1 1,9 3,6 1,4 
Trug cấp 6,4 6,8 4,8 3,8 3,8 2,2 
Cao đẳng 1,8 2,3 1,7 1,3 1,6 0,9 
Đại học 2,7 6,3 3,4 2,8 6,3 2,0 
Trên đại học 0,1 0,5 0,1 0,1 0,3 0,1 
(Nguồn: Tổng cục thống kê (2001), Tlđd, tr.58) 
Sự khác biệt giữa các vùng kinh tế-xã hội về tỉ 
lệ phổ cập giáo dục tiểu học, thì ĐBSCL có tỉ lệ 
bằng ngang với tỉ lệ chung toàn quốc (82,2%). 
Trong khi đó tỉ lệ nhập học đúng tuổi cấp tiểu học 
thấp hơn chút ít so với tỉ lệ chung cả nước (94,3%/ 
95,5%), tương tự, tỉ lệ dân số từ 15 đến 24 tuổi biêt 
đọc biết viết là (96,2%/97,1%). So với cả nước thì 
các chỉ tiêu nói trên ĐBSCL cao hơn Trung du và 
miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Tỉ số nữ/nam 
đang học cấp tiểu học, THCS, THPT và tỉ số 
nữ/nam 15-24 tuổi biết đọc biết viết thì ĐBSCL cao 
hơn chút ít so với cả nước (0,93/0,92; 0,97/0,95; 
1,04/1,01; 1,01/1,00), cao hơn hẳn Tây Nguyên và 
Trung du miền núi phía bắc. Điều này cho thấy, 
ĐBSCL về cơ bản đã khắc phục được sự bất bình 
đẳng giới về phổ cập giáo dục8. 
Bảng 7. Tiếp cận trên khoảng cách giới về tỉ lệ 
biết chữ của dân số phân chia theo vùng trong thời 
kỳ 2002-2008, tỉ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi 
trở lên ở Việt Nam chỉ tăng được 1% từ 92,1% năm 
2002 lên 93,1% năm 2008. Nhưng tỉ lệ biết chữ của 
dân số nữ tăng 1,2% nhanh hơn tỉ lệ nam 0,4%. 
8 Giáo dục Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu, 2011, tr.64-
65. 
Tính trung bình cả nước, khoảng cách giới về tỉ lệ 
biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên là 5,4%. Trong 
số các vùng có chủ yếu lả dân tộc Việt (Kinh) cư trú 
như đồng bằng sông Hồng khoảng cách giới năm 
2002 là 27 điểm phần trăm, đến năm 2008 giảm còn 
14 điểm phần trăm. Vùng Bắc Trung Bộ khoảng 
cách giới năm 2002 là 15,5 điểm phần trăm, đến 
năm 2008 là 5,3 điểm phần trăm. Riêng ĐBSCL 
khoảng cách giới năm 2002 là 5,5 điểm phần trăm 
đến năm 2008 là 6,1 điểm phần trăm. Nhìn tổng thể 
khoảng cách về giới có xu hướng chung giảm đi rõ 
rệt theo thời gian, nhưng vùng ĐBSCL có khoảng 
cách giới thấp đứng thứ hai sau vùng Đông Nam 
bộ. Điều này cho thấy càng về phía Nam khoảng 
cách giới trong giáo dục càng thấp cho thấy sự bất 
bình đẳng giới về giáo dục không đáng kể. Điều này 
cũng phù hợp với nhận định trên là sự bất bình 
đẳng giới về tỉ lệ người biết chữ trong giáo dục về 
cơ bản đã được khắc phục ở ĐBSCL. Đây cũng là 
một đặc điểm của Nam Bộ nói chung và ĐBSCL nói 
riêng, nơi mà định kiến giới và bất bình đẳng giới 
về giáo dục không nặng nề như Bắc Bộ và Trung Bộ 
nơi có đông người Việt cư trú. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 
Trang 62 
Bảng 7. Dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ, chia theo thành thị, nông thôn và 8 vùng năm 2002-2008 
(Đơn vị: %) 
 Chung Nam Nữ Khoảng cách Chung Nam Nữ Khoảng cách 
Cả nước 92,1 95,1 89,3 5.8 93,1 95,9 90,5 5.4 
Thành thị 96,0 97,7 94,3 3.4 96,1 97,8 94,6 3.2 
Nông thôn 90,9 94,3 87,7 6.6 92,0 95,2 89,0 6.2 
ĐB sông Hồng 95,8 98,3 71,3 27 96,7 98,8 84,8 14 
Đông Bắc 90,8 94,2 91,5 2.7 92,4 95,2 89,6 5.6 
Tây Bắc 79,9 88,8 90,4 -1.6 80,3 88,6 72,2 16.4 
Bắc Trung Bộ 94,2 97,1 81,6 15.5 94,4 97,1 91,8 5.3 
DH Nam TB 93,1 96,1 90,4 5.7 93,5 96,6 90,5 5.3 
Tây Nguyên 86,0 90,4 81,6 8.8 88,7 92,6 84,9 7.7 
Đông Nam Bộ 94,0 96,0 92,1 3.9 94,6 96,2 84,9 3.2 
ĐBSCL 89,2 92,0 86,5 5.5 90,8 93,9 87,8 6.1 
(Nguồn: Tổng cục Thống kê (2010), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội, Phần B. Mục 
2: Giáo dục, tr. 77-78) 
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 
2009 đã cho biết số người sinh trong năm 1987-
1990 và số người sinh ra trong khoảng thời gian 
này đang học cao đẳng, đại học. Dựa vào hai loại 
số liệu này có thể tính được tỉ lệ đi học cao đẳng, 
đại học của dân số sinh năm 1987-1990 như trình 
bày bảng dưới đây. 
Kết quả xử lý số liệu cho thấy tỉ lệ đi học cao 
đẳng, đại học của nhóm dân số này đạt mức thấp 
(16,3%) với chênh lệch thành thị/nông thôn gần 5.5 
lần và vùng có tỉ lệ cao nhất là đồng bằng sông 
Hồng với 27,1% trong khi đó ĐBSCL là 8.1% thấp 
hơn tỉ lệ chung cả nước (16,3%) chỉ cao hơn Trung 
du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Khoảng cách 
giới giới trong phạm vi cả nước là -2.3% chứng tỏ 
tỉ lệ đi học của nữ cao hơn nam. Bình đẳng giới đi 
ngược với tỉ lệ đi học của nữ cao hơn nam xẩy ra ở 
cả thành thị và nông thôn cả 5 vùng địa lý trừ vùng 
miền Đông Nam bộ có khoảng cách giới là 0,3%. 
Riêng vùng ĐBSCL khoảng cách này là -1.2%. 
Bảng 8. Tỉ lệ đi học cao đẳng, đại học của dân số sinh năm 1987-1990 
(Đơn vị: %) 
Các vùng kinh tế-xã hội Chung Nam Nữ Khoảng cách giới 
Chung cả nước 16.3 15.1 17.4 -2.3 
Thành thị 36.2 35.2 37.1 -1.9 
Nông thôn 6.6 6.2 7.2 -1 
Trung du và miền núi phía Bắc 5.7 5.1 6.4 -1.3 
Đồng bằng sông Hồng 27.1 25.9 28.4 -2.5 
Bắc TB và duyên hải miền Trung 14.4 12.1 16.5 -4.4 
Tây Nguyên 6.9 5.6 8.5 -2.9 
Đông Nam Bộ 23.5 23.7 23.4 0.3 
Đồng bằng sông Cửu Long 8.1 7.5 8.7 -1.2 
(Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009: Các 
kết quả chủ yếu, Hà Nội, B 17, tr. 317) 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X3-2015 
 Trang 63 
3. Kết luận 
Nhìn tổng thể, giáo dục ĐBSCL, tỉ lệ dân số biết 
đọc biết viết thấp hơn tỉ lệ trung bình chung của cả 
nước. Tỉ lệ phổ cập giáo dục tiểu học ngang bằng 
với tỉ lệ chung cả nước, nhưng tỉ lệ nhập học đúng 
tuổi cấp tiểu học thấp hơn chút ít so với cả nước, 
chỉ cao hơn vùng Trung du và miền núi phía Bắc và 
Tây Nguyên, nhưng tỉ lệ tốt nghiệp THPT trở lên lại 
thấp nhất, thấp thua cả vùng Trung du miền núi phía 
Bắc và Tây Nguyên. Một phát hiện đáng lưu ý là 
ĐBSCL có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp nhất 
cả nước, số học sinh bỏ học ở các cấp nhất là THPT 
cao nhất cả nước. Đây là một vấn đề đáng lo ngại, 
phản ánh sự bất bình đẳng về trình độ học vấn giữa 
các vùng kinh tế-xã hội và là rào cản đối với sự phát 
triển nguồn nhân lực có chất lượng cao của vùng 
ĐBSCL. 
Nhìn chung, trong cả nước có sự phân tầng xã 
hội trong giáo dục, càng nghèo thì trình độ học vấn 
người dân càng thấp, càng giàu thì học vấn càng 
cao. Ở ĐBSL tỉ lệ biết đọc biết viết từ 15 tuổi trở 
lên giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất chênh 
lệch thấp nhất so với các vùng khác. Tỉ lệ biết đọc 
biết viết chênh lệch giữa nông thôn và thành thị 
cũng không quá lớn. Như vậy, phân tầng xã hội 
trong giáo dục ở ĐBSCL nói chung và so sánh giửa 
nông thôn và đô thị nói riêng là thấp so với cả nước. 
Đây là một đặc điểm về giáo dục ở ĐBSCL, nơi cư 
dân đa số sống ở nông thôn, công nghiệp hóa và đô 
thị hóa chậm phát triển so với các vùng khác trong 
cả nước. 
Trong bối cảnh giáo dục chung của cả nước, 
giáo dục ĐBSCL đã đạt được một số thành tựu về 
phổ cập giáo dục phổ thông, nhưng vẫn là vùng 
trũng giáo dục khi mặt bằng chung thấp thua nhiều 
mặt so với các vùng khác trong cả nước. 
Bất bình đẳng giới trong giáo dục thu hẹp không 
có sự cách biệt đáng kể so với nhiều vùng trong cả 
nước, nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, 
nơi có đông người Việt cư trú. Về cơ bản vấn đề bất 
bình đẳng giới trong giáo dục đã được khắc phục. 
Đây là một đặc điểm mang yếu tố giới về giáo dục 
ở ĐBSCL, nơi mà trình độ học vấn của người dân 
còn thấp nhưng bất bình đẳng giới về giáo dục lại 
thu hẹp. Đặc điểm này phản ánh tình trạng bình 
đẳng giới có từ trong quá khứ lịch sử văn hóa-giáo 
dục của vùng, nơi mà định kiến giới không đáng kể 
do ít ảnh hưởng của Nho giáo và mang đậm yếu tố 
văn hóa Phật giáo và các tôn giáo địa phương. 
Báo cáo thuộc đề tài được sự tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học & Công nghệ quốc gia (NAFOSTED), mã số: 
IV5.3.2012.23 (04-Sử học, Khảo cổ học, Dân tộc học) 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, No.X3-2015 
Trang 64 
The education reality and gender inequality 
in education in the Mekong river delta 
through the analysing of historical, cultural 
and educational background 
and through educational statistics 
 Nguyen Van Tiep 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
ABSTRACT: 
Mekong River Delta is the key agricultural 
economy nationwide. It is a developing area, 
its HDI (Human Developing Index) ranked third 
(0,669) and lower than that of the national 
average, EI (Education Index), a part of HDI, 
classified as low, rate of unskilled labour 
accounted for the highest percentage in which 
the female workers were of without expertise 
and of even more lower education which is one 
of the biggest barriers to the social-economic 
development in the Mekong River Delta. The 
writing, with its limits, is simply to examine the 
background of Mekong River Delta’s history, 
culture and education, to trace down the 
causes resulted in current low education 
situation and also to analyse its actual low 
education especially gender inequality in 
education based on statistics that has been so 
far uninterested in research. 
Keywords: Mekong River Delta, education, gender inequality 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bách khoa toàn thư. Giáo dục Việt Nam Cộng 
Hòa vi.wikipedia.org. 
[2]. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở 
Trung ương, 2010. Tổng điều tra dân số và 
nhà ở năm 2009. Các kết quả chủ yếu. Hà Nội, 
tháng 6/2010. B 17. 
[3]. Bộ Giáo dục đào tạo, 2010. Phát triển giáo dục 
và đào tạo vùng ĐBSCL đến năm 2010 và 
định hướng đến năm 2020. 
[4]. Cao Xuân Dục, 1993. Quốc triều hương khoa 
lục. Nxb. TP. HCM. 
[5]. Giáo dục Việt Nam, 2011. Phân tích các kết 
quả chủ yếu. 
[6]. Tổng cục Thống kê, 2010. Kết quả điều tra 
mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2008. 
Hà Nội. 
[7]. Trần Ngọc Thêm, 2013. Văn hóa người Việt 
vùng Tây Nam Bộ. Nxb. Văn hóa-văn nghệ 
TP. HCM. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_giao_duc_va_su_bat_binh_dang_gioi_ve_giao_duc_o_d.pdf