Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp Trung học Cơ sở hiện nay

Tóm tắt. Bài báo phân tích làm rõ thực trạng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp tại

các trường trung học cơ sở (THCS) hiện nay. Nhóm tác giả đã tổ chức khảo sát ý kiến trên

nghiệm thể, kết quả nghiên cứu cho thấy công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối

cấp tại các trường THCS được thực hiện chưa hiệu quả. Nhiều học sinh chưa được tư vấn

hướng nghiệp hoặc thông tin về các vấn đề tư vấn hướng nghiệp chưa đầy đủ. Phần đông

giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ của

công việc do bản thân họ chưa được đào tạo hoặc tập huấn về vấn đề này. Đặc biệt, việc sử

dụng các công cụ tư vấn hướng nghiệp còn nghèo nàn, chủ yếu là các công cụ dễ tìm, phổ

biến và mang tính truyền thống. Hiệu quả của việc sử dụng các công cụ tư vấn hướng

nghiệp chưa cao. Khó khăn lớn nhất trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối

cấp THCS chính là thiếu các công cụ tư vấn hướng nghiệp và các hướng dẫn sử dụng các

công cụ đó.

pdf 10 trang yennguyen 9060
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp Trung học Cơ sở hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp Trung học Cơ sở hiện nay

Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp Trung học Cơ sở hiện nay
89 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0060 
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4, pp. 89-98 
This paper is available online at  
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP 
CHO HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY 
Dương Giáng Thiên Hương*1 và Nguyễn Thị Thanh Trà2 
1Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
2Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt. Bài báo phân tích làm rõ thực trạng tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp tại 
các trường trung học cơ sở (THCS) hiện nay. Nhóm tác giả đã tổ chức khảo sát ý kiến trên 
nghiệm thể, kết quả nghiên cứu cho thấy công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối 
cấp tại các trường THCS được thực hiện chưa hiệu quả. Nhiều học sinh chưa được tư vấn 
hướng nghiệp hoặc thông tin về các vấn đề tư vấn hướng nghiệp chưa đầy đủ. Phần đông 
giáo viên làm công tác tư vấn hướng nghiệp chưa nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ của 
công việc do bản thân họ chưa được đào tạo hoặc tập huấn về vấn đề này. Đặc biệt, việc sử 
dụng các công cụ tư vấn hướng nghiệp còn nghèo nàn, chủ yếu là các công cụ dễ tìm, phổ 
biến và mang tính truyền thống. Hiệu quả của việc sử dụng các công cụ tư vấn hướng 
nghiệp chưa cao. Khó khăn lớn nhất trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối 
cấp THCS chính là thiếu các công cụ tư vấn hướng nghiệp và các hướng dẫn sử dụng các 
công cụ đó. 
Từ khóa: hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, trung học cơ sở, học sinh cuối cấp trung học 
cơ sở, công cụ tư vấn hướng nghiệp. 
1. Mở đầu 
Tư vấn định hướng nghề nghiệp (tư vấn hướng nghiệp) là một bộ phận quan trọng của công 
tác định hướng nghề nghiệp, bởi lẽ trên cở sở thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp, các 
trường mới hỗ trợ một cách đắc lực cho học sinh trong việc chọn hướng học, chọn nghề thông 
qua việc “phát hiện, đánh giá sở thích nghề nghiệp, khả năng về thể chất, trí tuệ của học sinh, 
đối chiếu các khả năng thực có của mỗi em với những yêu cầu của cấp học, bậc học cao hơn 
hoặc những yêu cầu của nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực 
của địa phương và xã hội. Từ đó, giúp cho học sinh tự tìm ra giải pháp và từng bước giải quyết 
vấn đề để chọn được hướng học hoặc chọn nghề phù hợp” [1]. Công tác tư vấn hướng nghiệp 
cho học sinh cuối cấp THCS là việc làm rất quan trọng, giúp học sinh THCS định hướng chọn 
nghề phù hợp hay chọn hướng học tiếp THPT trong tương lai sau khi tốt nghiệp; trong đó, việc 
lựa chọn, sử dụng các công cụ tư vấn hướng nghiệp phù hợp cho học sinh có vai trò quan trọng 
và rất cần thiết. 
Đã có một số tác giả nghiên cứu về tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở như 
tác giả Đặng Danh Ánh [2] nghiên cứu vấn đề lí luận về tư vấn nghề; tác giả Nguyễn Ngọc Tài, 
Hồ Phụng Hoàng Phoenix [3] tập trung vào khâu tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho 
học sinh; tác giả Hoàng Gia Trang [4-7] tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tâm 
Ngày nhận bài: 21/3/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 8/4/2020. 
Tác giả liên hệ: Dương Giáng Thiên Hương. Địa chỉ e-mail: huongdgt@hnue.edu.vn 
Dương Giáng Thiên Hương* và Nguyễn Thị Thanh Trà 
90 
lí như nhu cầu, nhận thức, tính tích cực về tư vấn hướng nghiệp của học sinh THCS và đề xuất 
những biện pháp hỗ trợ cho hoạt động này của học sinh được hiệu quả hơn; tác giả Phan văn 
Kha [8] bàn về việc phân luồng cho học sinh THCS, từ đó đề xuất giải pháp điều tiết phân luồng 
học sinh sau THCS vào học giáo dục nghề nghiệp. 
Tuy nhiên chưa có tác giả nào đi sâu làm rõ thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho 
học sinh cuối cấp THCS và thực trạng việc sử dụng các công cụ tư vấn hướng nghiệp cho học 
sinh. Bài viết này đề cập đến những vấn đề trên nhằm làm rõ hơn bức tranh thực trạng công tác 
tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS hiện nay. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với phương 
pháp quan sát sư phạm và phương pháp phỏng vấn. 
Nghiên cứu thực trạng được thực hiện thông qua khảo sát ý kiến trên nghiệm thể gồm 211 
học sinh lớp 8, 9 cùng 52 giáo viên và cán bộ quản lí có kinh nghiệm về công tác hướng nghiệp 
tại 2 trường THCS: trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành ở Hà Nội và trường THCS Liêm 
Tuyền tỉnh Hà Nam. 
Thời gian tiến hành khảo sát: tháng 5 năm 2019. 
Các bước tiến hành khảo sát: 
- Xây dựng bộ phiếu hỏi cho học sinh và cho giáo viên nhằm tìm hiểu thực trạng công tác 
hướng nghiệp nói chung và công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS hiện nay. 
- Chọn mẫu khảo sát: chọn ngẫu nhiên 2 trường THCS ở Hà Nội và Hà Nam, đó là trường 
THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) và trường THCS Liêm Tuyền (Hà Nam). Đối với 
học sinh: chọn ngẫu nhiên 120 học sinh trong tổng số 606 học sinh khối lớp 8 và khối lớp 9 của 
trường Nguyễn Tất Thành và 120 học sinh trên tổng số 135 học sinh thuộc khối 8 và khối 9 của 
trường THCS Liêm Tuyền làm đối tượng khảo sát. Với giáo viên: phát phiếu cho 57 giáo viên 
và cán bộ quản lí đã và đang tham gia công tác hướng nghiệp tại 2 trường. Sau khi xử lí các 
phiếu không đạt yêu cầu, còn lại 109 phiếu học sinh của trường Nguyễn Tất Thành, 102 phiếu 
học sinh của trường THCS Liêm Tuyền và 52 phiếu giáo viên được dùng để phân tích kết quả. 
- Tiến hành khảo sát: Phát phiếu đến các đối tượng khảo sát, đảm bảo thời gian thực hiện. 
Trong quá trình khảo sát luôn có người theo dõi giúp đỡ giáo viên và học sinh khi họ gặp khó khăn. 
- Xử lí kết quả sau khảo sát bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. 
2.2 Kết quả nghiên cứu 
2.2.1 Một số khái niệm cơ bản 
2.2.1.1.Định hướng nghề nghiệp (orientation professionnelle/ Vocational orientation) theo cách 
gọi phổ biến hiện nay là hướng nghiệp. Cùng với thời gian, khái niệm hướng nghiệp cũng thay 
đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. 
Quan niệm trước đây về hướng nghiệp: “Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa 
trên cơ sở tâm lí học, sinh lí học, giáo dục học, xã hội học và một số khoa học khác nhằm giúp 
con người định hướng nghề nghiệp một cách đúng đắn, từ đó chọn nghề phù hợp với nguyện 
vọng, năng lực, đặc điểm tâm sinh lí cá nhân và hoàn cảnh sống, phù hợp với nhu cầu của xã 
hội. Nhờ vậy có thể tiến tới đỉnh cao của nghề nghiệp, cống hiến được tối đa cho xã hội và xây 
dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và gia đình” [1]. 
Quan niệm mới về hướng nghiệp: “Hướng nghiệp là một quá trình liên tục giúp đỡ mọi người 
suốt cả cuộc đời để họ thực hiện được dự án cá nhân cũng như nghề nghiệp của mình bằng cách 
xác định những mong muốn và năng lực của mình thông qua thông tin và tư vấn về thực tế thế 
Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở hiện nay 
91 
giới công việc, sự phát triển của nghề nghiệp, thị trường lao động, thực tiễn kinh tế và nhu cầu 
trong đào tạo” [9]. 
Theo quan niệm mới, hướng nghiệp là một quá trình, không chỉ diễn ra ở một thời điểm của 
cuộc đời mà diễn ra trong suốt đời người. 
 Mục đích của hướng nghiệp không chỉ giúp con người lựa chọn nghề nghiệp phù hợp mà 
còn hỗ trợ con người vượt qua khó khăn, thích ứng với hoàn cảnh của một xã hội phát triển và 
có nhiều thay đổi, phát huy được tối đa năng lực của mình để đạt được thành công trong nghề 
nghiệp, xây dựng được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân. 
2.2.1.2. Tư vấn định hướng nghề nghiệp 
Tư vấn định hướng nghề nghiệp được hiểu là tư vấn hướng nghiệp. Tư vấn hướng nghiệp 
là quá trình giúp con người lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội. 
Trên thế giới, vấn đề tư vấn hay tham vấn trong hướng nghiệp đang là vấn đề gây tranh 
luận. Tuy nhiên, hiện nay trong hướng nghiệp, xu hướng chung là tham vấn. Thực chất hoạt 
động tư vấn (counselling) và tham vấn có nhiều điểm giống nhau có khác chăng là khi tư vấn, 
chuyên gia đưa ra lời khuyên còn trong tham vấn thì không. 
Tư vấn hướng nghiệp là hình thức tác động hướng nghiệp thông qua sự góp ý và lời 
khuyên của những nhà chuyên môn. Thông thường, là thành lập những ban tư vấn nghề nghiệp 
trong trường học hoặc trung tâm tư vấn nghề nghiệp ngoài nhà trường. Tại đó, tiến hành theo 
dõi sự phát triển những đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh và đối chiếu những đặc điểm đó 
với yêu cầu của các nghề, rồi giới thiệu một số nghề phù hợp cho học sinh [10]. 
2.2.1.3. Công cụ tư vấn định hướng nghề nghiệp 
Trong công tác tư vấn hướng nghiệp, cán bộ tư vấn rất cần các công cụ hỗ trợ. Công cụ tư 
vấn hướng nghiệp được hiểu là các phương tiện, thiết bị được cán bộ tư vấn sử dụng để giúp đỡ 
học sinh trong việc tìm hiểu, đánh giá bản thân và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. 
Có rất nhiều nhóm công cụ khác nhau có thể được sử dụng trong tư vấn hướng nghiệp cho 
học sinh THCS, THPT như bản mô tả nghề, thiết bị đo chỉ số tâm sinh lí, trắc nghiệm tâm lí ...; 
trong đó các công cụ thuộc nhóm trắc nghiệm tâm lí như trắc nghiệm sở thích, trắc nghiệm về 
cá tính, trắc nghiệm về trí thông minh hỗ trợ học sinh rất tích cực trong việc nhận thức, xác 
định sở thích, khả năng của bản thân để đưa ra được quyết định chọn hướng học hay hướng 
nghề phù hợp. 
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu các bộ công cụ trắc 
nghiệm tâm lí với tư cách là công cụ tư vấn định hướng nghề nghiệp, tập trung vào việc tìm hiểu 
bản thân học sinh về trí tuệ, trí tuệ cảm xúc, cá tính và hứng thú nghề nghiệp, làm căn cứ để đưa 
ra những tư vấn phù hợp về việc hướng học và hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS. 
2.2.2 Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS hiện nay 
2.2.2.1. Mức độ được tham gia tư vấn hướng nghiệp của học sinh cuối cấp THCS 
Trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006, hoạt động giáo dục hướng 
nghiệp chỉ được thực hiện ở lớp 9 với 36 tiết/năm học. Từ năm học 2009 - 2010, thời lượng 
dành cho Hoạt động giáo dục hướng nghiệp rút xuống chỉ còn 9 tiết/năm học. Giáo dục hướng 
nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hình thức tích hợp vào các môn học và hoạt động giáo dục 
như Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Hoạt động dạy nghề phổ thông. Trong chương trình 
giáo dục phổ thông mới năm 2018, ở cấp THCS, mỗi năm học có 21 tiết về hướng nghiệp, 
chiếm 20 % của 105 tiết Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Nhà trường sẽ chủ động lên kế 
hoạch và sắp xếp thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh. Vậy, trong thời gian vừa qua 
học sinh cuối cấp THCS có được tham gia đầy đủ các buổi tư vấn hướng nghiệp không? 
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 53.6% số học sinh được hỏi đã được tham gia tư vấn 
hướng nghiệp (112 học sinh). Có đến 46.4 % học sinh trả lời rằng họ chưa được tư vấn hướng 
Dương Giáng Thiên Hương* và Nguyễn Thị Thanh Trà 
92 
nghiệp lần nào. Điều này cho thấy công tác tư vấn hướng nghiệp tại các trường THCS hiện nay 
chưa được chú trọng. Điều đặc biệt là số lượng học sinh chưa được tư vấn hướng nghiệp ở 
trường Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) là rất lớn (chiếm 67.3%) số học sinh được khảo sát của 
trường này và nhiều hơn so với trường THCS Liêm Tuyền ở Hà Nam. 
Bảng 1. Ý kiến của học sinh về mức độ tham gia tư vấn hướng nghiệp 
STT Mức độ tham gia 
TVHN của HS 
Trường THCS 
Nguyễn Tất Thành 
Trường THCS 
Liêm Tuyền 
Tổng 
SL % SL % SL % 
1 Đã được tư vấn 
hướng nghiệp 1- 2 
lần 
35 32.7 77 75.5% 112 53.6 
2 Chưa lần nào 72 67.3 25 24.5% 97 46.4 
 Tổng 107 100.0 102 100.0 209 100.0 
Để làm rõ hơn thực trạng, chúng tôi có phỏng vấn một số giáo viên. Cô giáo N.T.L trường 
Nguyễn Tất Thành chia sẻ: nội dung học tập của các con rất lớn mà thời lượng học tập lại không 
nhiều nên giáo viên thường cố gắng tận dụng thời gian các giờ khác, để cho các con bổ sung 
những nội dung kiến thức. Thầy giáo P.V.C thì cho rằng: học sinh trường tôi đa số đều học tiếp 
lên THPT, gần như không có trường hợp nào lại đi học nghề sau khi tốt nghiệp THCS, do đó 
công tác tư vấn hướng nghiệp chủ yếu đi theo hướng này. 
2.2.2.2. Chủ thể tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường THCS 
Hiện tại, những ai là người thường tham gia công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và 
họ có được tập huấn về vấn đề này không? Vấn đề này được chúng tôi khảo sát trên học sinh và 
giáo viên và nhận được kết quả sau: 
Bảng 2. Ý kiến của học sinh về chủ thể tư vấn hướng nghiệp 
STT Người tư vấn hướng nghiệp cho HS SL % 
1 Thày/cô giáo hiệu trưởng hoặc hiệu phó 36 32.1 
2 Thày/cô giáo chủ nhiệm 41 36.6 
3 Thày/cô giáo phụ trách hoạt động giáo dục hướng nghiệp 51 46.4 
4 Thày/cô giáo phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp 3 2.7 
5 Thày/cô giáo phụ trách Đoàn trường. 0 0.0 
6 Người khác (Cán bộ phòng tâm lí học đường) 24 21.8 
Theo kết quả nhận được thì người thực hiện công tác TVHN cho học sinh nhiều nhất là các 
giáo viên được giao cho nhiệm vụ phụ trách hoạt động giáo dục hướng nghiệp của nhà trường 
(chiếm 46.4% số ý kiến của HS). Kết quả này cũng thống nhất với kết quả khảo sát từ phía giáo 
viên khi có 48.1% giáo viên được hỏi cho rằng công tác TVHN được thực hiện chủ yếu bởi các 
giáo viên văn hóa được cử làm nhiệm vụ TVHN. 
Tuy nhiên, hoạt động tư vấn hướng nghiệp không chỉ của riêng giáo viên phụ trách về 
hướng nghiệp mà các giáo viên khác cũng tham gia rất tích cực, đặc biệt là đội ngũ giáo viên 
chủ nhiệm – những người gần gũi và gắn bó với học sinh, ngoài ra còn có các cán bộ quản lí 
như hiệu trưởng, hiệu phó. Như vậy, cán bộ quản lí nhà trường và giáo viên chủ nhiệm có vai 
trò rất lớn trong hoạt động hướng nghiệp. Và có một lực lượng khác rất được học sinh tin tưởng 
để xin ý kiến về hướng nghiệp đó là cán bộ phụ trách phòng tâm lí học đường. Đây là những 
cán bộ có nhiều kinh nghiệm về tư vấn các vấn đề tâm lí, giáo dục cho học sinh, và họ cũng có 
Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở hiện nay 
93 
 kiến thức và các công cụ giúp cho học sinh hướng nghiệp tốt hơn. 
Kết quả trên cho thấy, chủ thể thực hiện TVHN khá đa dạng. Vậy những giáo viên đó có 
được đào tạo để thực hiện công việc này không? 
Bảng 3. Ý kiến của giáo viên về việc được đào tạo, tập huấn TVHN 
STT Việc đào tạo/tập huấn về tư vấn hướng nghiệp của GV SL % 
1 Đã được tham gia đào tạo về TVHN 4 7.7 
2 Đã được tham gia lớp/khóa tập huấn ngắn hạn về TVHN 7 13.5 
3 Chưa được tham gia đào tạo hoặc tập huấn về TVHN 30 57.7 
4 Không trả lời 11 21.2 
 Tổng 52 100.0 
Kết quả ở Bảng 3 cho thấy: số lượng giáo viên được đào tạo hay tập huấn về tư vấn hướng 
nghiệp (kể các khóa tập huấn ngắn hạn), chỉ chiếm 21.2%. Phần lớn trong số họ chưa hề qua bất 
kì một lớp tập huấn nào mà vẫn phải đảm nhiệm công việc này. Điều này cho thấy, công tác 
TVHN cho học sinh THCS chưa được quan tâm đúng mức. Người đi tư vấn cho người khác mà 
lại thiếu kiến thức, kĩ năng tư vấn cần thiết thì rất khó đem lại hiệu quả cao cho hoạt động này. 
Cô giáo T.B.H (trường Lâm Tuyền – Hà Nam) chia sẻ: “Tôi làm GVCN nhiều năm kiêm thêm 
tư vấn hướng nghiệp. Nhưng hoạt động này tôi chủ yếu làm bằng kinh nghiệm cá nhân là chính, 
chứ cũng không được tập huấn về vấn đề này”. 
2.2.2.3. Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ của tư vấn hướng nghiệp 
Bảng 4. Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ của tư vấn hướ ... các trường đào tạo nghề của trung ương và địa phương mà 
học sinh có thể theo học sau THCS 
12 10.9 
Tổng 40 100% 
Để có thông tin rõ hơn, chúng tôi đã phỏng vấn một số học sinh lớp 9 ở cả 2 trường về vấn 
đề này. Em L.T.Đ trường Nguyễn Tất Thành khẳng định “Trong lớp em không có bạn nào có ý 
định học nghề sau khi tốt nghiệp, mà tất cả các bạn đều có mong muốn học tiếp THPT”. Em 
N.L.H.P ở trường Liêm Tuyền cho biết “Có rất ít bạn lớp em có ý định nghỉ học sau THCS và 
chuyển sang học nghề. Chúng em sẽ thi THPT, nếu không đỗ thì mới tính đến chuyện học 
nghề”. Những ý kiến này của học sinh rất đáng chú ý: phải chăng vì nhu cầu học nghề của học 
sinh rất ít nên việc cung cấp thông tin về các trường nghề ít được trường THCS thực hiện?. Đây 
là một trong những nội dung cơ bản về TVHN mà các trường THCS ít quan tâm thực hiện. 
2.2.3. Thực trạng sử dụng công cụ tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS 
2.2.3.1. Những công cụ học sinh thường được sử dụng trong tư vấn hướng nghiệp 
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên hiệu quả của TVHN chính là các 
công cụ được sử dụng trong hoạt động này. Thực tế cho thấy, có nhiều công cụ với các nội dung 
thích hợp, đa dạng sẽ giúp HS khám phá được khả năng, năng lực, hứng thú của bản thân. Nhờ 
đó, các em có thể tự đưa ra được định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho mình. Vậy ở 
trường THCS, học sinh thường được sử dụng những công cụ nào? Số liệu thu được về vấn đề 
này được thể hiện qua bảng dưới đây: 
Bảng 6. Các trắc nghiệm học sinh được sử dụng trong TVHN 
TT Nội dung 
Học sinh Giáo viên 
SL % SL % 
1 Trắc nghiệm tìm hiểu hứng thú học tập 41 19.6 30 57.7 
2 Trắc nghiệm tìm hiểu sở thích, hứng thú nghề nghiệp 10 4.8 1 1.9 
3 
Trắc nghiệm đánh giá óc tưởng tượng và khả năng 
quan sát 
28 13.4 3 5.8 
4 Trắc nghiệm chỉ số trí thông minh 62 29.7 11 21.2 
5 Trắc nghiệm chỉ số trí thông minh cảm xúc 17 8.1 6 11.5 
6 Trắc nghiệm tâm lí về cá tính 6 2.9 5 9.6 
Nhìn vào kết quả tổng kết của Bảng 6 có thể thấy: cả giáo viên và học sinh đều cho rằng: 
những trắc nghiệm mà học sinh được làm nhiều nhất trong TVHN là trắc nghiệm chỉ số trí 
Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở hiện nay 
95 
thông minh và trắc nghiệm tìm hiểu hứng thú học tập. Đây là những trắc nghiệm khá quen thuộc 
với cả giáo viên và học sinh. Những trắc nghiệm khác ít được sử dụng hơn. Cô giáo TTN 
(trường Liêm Tuyền) cho biết: “Trắc nghiệm về chỉ số thông minh và hứng thú học tập là những 
trắc nghiệm khá dễ tìm và dễ sử dụng hơn cả. Còn những trắc nghiệm khác giáo viên chúng tôi 
ít biết đến”. 
Về hình thức, giáo viên chủ yếu cho học sinh làm các bộ trắc nghiệm bằng giấy (40,2% ý 
kiến học sinh và 73,1% ý kiến giáo viên được hỏi khẳng định điều này). Một hình thức khác 
được một số ít giáo viên khai thác là cho học sinh làm trắc nghiệm trên Internet (4,8% ý kiến 
học sinh và 9,6% ý kiến giáo viên khẳng định là có thực hiện hình thức này). Như vậy, hình 
thức sử dụng công cụ TVHN còn mang tính truyền thống khá cao. 
2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng công cụ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS 
Điều này được tìm hiểu thông qua khảo sát ý kiến của giáo viên với 4 mức độ: 1 = Không 
hiệu quả, 2 = Bình thường, 3 = Hiệu quả, 4 = Rất hiệu quả. Kết quả được thể hiện ở Bảng 7. 
Bảng 7. Ý kiến GV về hiệu quả thực hiện trắc nghiệm tâm lí của HS 
TT 
Trắc nghiệm tâm lí 
đã cho HS làm 
Mức độ hiệu quả (%) 
ĐTB ĐLC 
Thứ 
bậc 
1 2 3 4 
1 
Trắc nghiệm tìm hiểu hứng thú học 
tập 
0.0 34.4 56.3 9.4 2.75 0.622 3 
2 
Trắc nghiệm tìm hiểu sở thích, 
hứng thú nghề nghiệp 
5.3 15.8 68.4 10.5 2.84 0.679 1 
3 
Trắc nghiệm đánh giá óc tưởng 
tượng và khả năng quan sát 
15.0 25.0 55.0 5.0 2.50 0.827 4 
4 
Trắc nghiệm chỉ số trí thông 
minh và trí thông minh cảm xúc 
3.3 23.3 63.3 10.0 2.80 0.664 2 
5 Trắc nghiệm tâm lí về cá tính 11.1 38.9 44.4 5.6 2.44 0.784 5 
Trắc nghiệm được giáo viên đánh giá đem lại hiệu quả nhất là trắc nghiệm tìm hiểu sở 
thích, hứng thú nghề nghiệp, tiếp đó là trắc nghiệm về chỉ số trí thông minh và trí thông minh 
cảm xúc, đứng thứ 3 là trắc nghiệm tìm hiểu hứng thú học tập. Tuy nhiên, điểm trung bình của 
cả 5 loại trắc nghiệm tâm lí được hỏi đều chỉ nằm trong khoảng từ 2.44 đến 2.75 (tức là nằm 
trong khoảng từ mức bình thường đến hiệu quả) cho thấy sự hiệu quả của các trắc nghiệm này 
được giáo viên đánh giá không cao. Kết quả này đặt ra 2 vấn đề: có thể những trắc nghiệm trên 
chưa phù hợp với hướng nghiệp, hoặc cũng có thể do giáo viên chưa biết khai thác các trắc 
nghiệm cho việc TVHN. 
Có thể nhận thấy một mâu thuẫn trong kết quả khảo sát ở Bảng 6 và Bảng 7, đó là: Mặc dù 
ở bảng 6 chỉ có 1 giáo viên trong nhóm được khảo sát sử dụng trắc nghiệm tìm hiểu sở thích, 
hứng thú nghề nghiệp trong quá trình hướng nghiệp cho học sinh nhưng trắc nghiệm này lại là 
công cụ giáo viên đánh giá là hiệu quả nhất trong nhóm các trắc nghiệm đã được sử dụng trong 
tư vấn hướng nghiệp cho học sinh (Bảng 7). Điều này đồng nghĩa với việc bản thân giáo viên 
chưa sử dụng trắc nghiệm tìm hiểu sở thích, hứng thú học sinh nhưng xét trên tổng thể lại đánh 
giá rằng nó hiệu quả. Lí giải ban đầu cho kết quả này có thể có nhiều nguyên nhân: i) việc đánh 
giá tính hiệu quả các công cụ trắc nghiệm của giáo viên còn mang tính cảm tính hoặc ii) họ đã 
sử dụng nhưng chưa biết loại trắc nghiệm, chưa hiểu rõ, chưa thực sự tổ chức đánh giá hiệu quả 
của các trắc nghiệm một cách khoa học và bài bản iii) họ nhận thức là hiệu quả nhưng ngại 
dùng, chưa dùng. Lí giải này hoàn toàn phù hợp với các kết quả về nhận thức của giáo viên về tư 
Dương Giáng Thiên Hương* và Nguyễn Thị Thanh Trà 
96 
vấn hướng nghiệp mà bài báo đã phân tích ở các mục trên. Những nguyên nhân này cũng là một 
trong những lí do khiến cho trên thực tế hiệu quả của công tác tư vấn hướng nghiệp nói chung và 
việc sử dụng các công cụ trắc nghiệm trong công tác này cho học sinh cuối cấp THCS chưa cao. 
2.2.3.3. Hứng thú của học sinh khi thực hiện các trắc nghiệm tư vấn hướng nghiệp 
Bảng 8. Hứng thú của học sinh THCS khi làm các trắc nghiệm TVHN 
TT Các mức độ 
Học sinh Giáo viên 
SL % SL % 
1 Rất thích 23 20.5 12 23.1 
2 Thích 32 28.6 30 57.7 
3 Bình thường 49 43.8 10 19.2 
4 Không thích 8 7.1 0 0.0 
Tổng 112 100% 52 100% 
Qua kết quả thống kê thu được có thể nhận thấy: Trong số 112 học sinh đã từng được tư 
vấn hướng nghiệp chỉ có 36,2% (55 học sinh) có hứng thú với việc làm các trắc nghiệm TVHN, 
còn lại đa số các em không thích các trắc nghiệm này. Em T.H.A (trường Nguyễn Tất Thành) 
chia sẻ: Bộ trắc nghiệm IQ rất dài, nhiều câu khó nên em không thích làm. Đây cũng là ý kiến 
chung của một số em khi được phỏng vấn. Điều này cho thấy các trắc nghiệm được sử dụng 
chưa đủ hấp dẫn các em, mặc dù các em nhận thức được làm trắc nghiệm là cần thiết và có lợi 
trong hoạt động TVHN. 
2.2.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học 
sinh cuối cấp THCS 
2.2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn hướng nghiệp 
Khảo sát ý kiến của giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả TVHN với yêu cầu 
giáo viên xếp thứ bậc các yếu tố từ 1 đến hết, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất ghi số 1, số càng cao 
thì càng ít ảnh hưởng. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 9. 
Bảng 9. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc TVHN 
STT Yếu tố ảnh hưởng ĐTB ĐLC Thứ 
bậc 
1 Năng lực của người làm TVHN 7.32 1.337 1 
2 Tổ chức, quản lí công tác TVHN 6.24 1.702 2 
3 Bộ công cụ TVHN 5.70 1.627 3 
4 Chế độ cho GV làm TVHN 3.21 2.293 7 
5 Hứng thú tham gia TVHN của HS 4.00 2.177 6 
6 Tính thích ứng của bộ công cụ TVHN 4.36 1.847 4 
7 Bồi dưỡng, hướng dẫn GV sử dụng bộ công cụ TVHN 4.06 1.881 5 
8 Trang thiết bị, máy móc hỗ trợ cho TVHN 3.13 1.789 8 
Số liệu thu được cho thấy: yếu tố ảnh hưởng nhất đến hiệu quả của hoạt động tư vấn hướng 
nghiệp chính là “năng lực của người làm TVHN”, với điểm trung bình 7.32. Điều này không có 
gì lạ khi phần lớn giáo viên làm công tác hướng nghiệp theo kiểu “tay ngang”, mang tính kinh 
nghiệm và ít được tập huấn hay đào tạo về công việc này. 
Các yếu tố được giáo viên đánh giá có ảnh hưởng nhiều là “Tổ chức, quản lí công tác TVHN”, 
Thực trạng hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở hiện nay 
97 
 “Bộ công cụ TVHN” và “Tính thích ứng của bộ công cụ TVHN” (với điểm trung bỉnh từ 4.36 
đến 6.24). 
Từ kết quả khảo sát cho thấy để giúp cho hoạt động TVHN có hiệu quả cần quan tâm đến 
công tác đào tạo về TVHN cho giáo viên, thực hiện tốt khâu tổ chức quản lí và cần phải đề xuất 
được bộ công cụ có tính phù hợp cao với học sinh Việt Nam để sử dụng trong TVHN. Trước 
mắt, cần tập trung tập huấn bồi dưỡng cho GV kiến thức, kĩ năng làm TVHN, trong đó có việc 
sử dụng bộ công cụ TVHN. 
2.2.4.2. Khó khăn trong hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS 
Trong quá trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, giáo viên thường gặp những khó khăn gì? 
Bảng 10. Ý kiến của GV về khó khăn trong hoạt động TVHN cho HS THCS 
STT Khó khăn SL % 
1 Không có tài liệu hướng dẫn TVHN. 36 69.2 
2 Thiếu công cụ TVHN 37 71.2 
3 Không có hướng dẫn sử dụng công cụ TVHN 30 57.7 
4 Không có quỹ thời gian để làm TVHN 27 51.9 
5 Phương pháp làm TVHN 20 38.5 
6 Cơ sở vật chất (phòng TVHN, trang thiết bị kĩ thuật, máy 
móc là TVHN) 
25 48.1 
7 Đánh giá kết quả TVHN của HS 9 17.3 
8 Nhận thức của các cấp quản lí và xã hội đối với TVHN 6 11.5 
9 Chế độ chính sách đối với người làm nhiệm vụ TVHN 19 36.5 
Những khó khăn mà giáo viên làm công tác TVHN gặp nhiều nhất là “thiếu công cụ 
TVHN”, “Không có tài liệu hướng dẫn TVHN” và “Không có hướng dẫn sử dụng công cụ 
TVHN”. Như vậy, công cụ là yếu tố gây cản trở nhiều nhất đến hoạt động TVHN ở trường 
THCS hiện nay. Thiếu công cụ và những hướng dẫn để sử dụng công cụ cho phù hợp là những 
vấn đề mà thực trạng công tác TVHN ở trường THCS đang phải đối mặt hiện nay. Những khó 
khăn này cần được các nhà nghiên cứu quan tâm giải quyết. 
3. Kết luận 
Từ những kết quả khảo sát ban đầu trên hai trường THCS về thực trạng hoạt động tư vấn 
hướng nghiệp, thực trạng sử dụng công cụ tư vấn hướng nghiệp và thực trạng các yếu tố ảnh 
hưởng, các khó khăn mà nhà trường và các giáo viên gặp phải trong quá trình tư vấn nghề 
nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận cơ bản như sau: 
- Các GV làm công tác TVHN tại các trường THCS đã có nhận thức về ý nghĩa, vai trò và 
mục tiêu của hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho học sinh THCS song chưa đầy đủ. Phần lớn giáo 
viên chưa được tham gia bồi dưỡng và tập huấn về công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. 
- Việc thực hiện hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho học sinh THCS đã được tiến hành song 
chưa thường xuyên, chưa đổi mới về hình thức, chưa sử dụng phong phú các bộ công cụ để 
khảo sát làm căn cứ làm cơ sở để tư vấn. Tiêu chí sử dụng bộ công cụ để khảo sát, tư vấn cho 
học sinh là các bộ công cụ đã biết, dễ tìm và phổ biến. 
- Đa số học sinh có hứng thú nhất định với việc được tư vấn hướng nghiệp song chưa nhiều. 
Nguyên nhân có thể do ngại làm các trắc nghiệm, chưa hiểu được ý nghĩa của công việc tư vấn hướng 
nghiệp (vì nghĩ sẽ học tiếp THPT) hoặc do hình thức tổ chức chưa tạo được hứng thú cho các em. 
Dương Giáng Thiên Hương* và Nguyễn Thị Thanh Trà 
98 
- Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối 
cấp THCS là năng lực của người làm tư vấn hướng nghiệp. Khó khăn lớn nhất của việc tổ chức 
thực hiện hoạt động tư vấn nghề nghiệp là thiếu công cụ tư vấn hướng nghiệp. 
Từ những kết luận cơ bản như trên cho thấy, việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCS 
cuối cấp đang còn gặp nhiều khó khăn. Cần phải có những chính sách phù hợp với đội ngũ làm 
công tác hướng nghiệp, tổ chức bồi dưỡng và tập huấn định kì các nội dung liên quan đến công 
tác này và đặc biệt cần trang bị thêm các công cụ khảo sát, giúp cho hoạt động tư vấn hướng 
nghiệp được tiến hành khoa học và hiện đại, nâng cao hiệu quả hoạt động này tại trường THCS 
ở Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ giáo dục và Đào tạo, 2015. Tài liệu chuyên đề Kĩ năng tư vấn cá nhân về khám phá, lựa 
chọn và phát triển nghề nghiệp cho học sinh trung học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.1. 
[2] Đặng Danh Ánh, 2010. Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 
[3] Nguyễn Ngọc Tài, Hồ Phụng Hoàng Phoenix, 2013. Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho 
nhóm lớn học sinh cấp Trung học cơ sở. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội – Dự án 
VVOB/Vietnam. 
[4] Hoàng Gia Trang, 2014. Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh một số trường trung 
học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 109, tr.7 – 10. 
[5] Hoàng Gia Trang, 2014. Nhận thức của học sinh lớp 9 về hoạt động tư vấn hướng nghiệp. 
Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 40 (101) – tháng 7/2014, tr.8 - 10, 13. 
[6] Hoàng Gia Trang (2016). Tính tích cực trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung 
học cơ sở. Tạp chí Giáo dục và xã hội số 60 (121), tháng 3-2016, tr.17-20. 
[7] Hoàng Gia Trang (2016). Biện pháp hỗ trợ Tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh 
phổ thông. Tạp chí Giáo dục số 376 (kì 2 – tháng 2/2016), tr.14-17. 
[8] Phan Văn Kha, 2019. Thực trạng và giải pháp phân luồng học sinh sau trung học cơ sở 
vào Giáo dục nghề nghiệp. https://gdnn.edu.vn/tu-van-huong-nghiep/thuc-trang-va-giai-
phap-phan-luong-hoc-sinh-sau-trung-hoc-co-so-vao-giao-duc-nghe-nghiep-205.html. 
[9] https://erovet.eu/wp-content/uploads/2018/08/00.EROVET-ORIENTATION-WHITE-.pdf 
[10] https://trithuc.itrithuc.vn/cay-tri-thuc/co-so-ly-luan-ve-giao-duc-huong-nghiep.html. 
ABSTRACT 
The situation of vocational counseling for the current secondary school senior students 
Duong Giang Thien Huong*1 and Nguyen Thi Thanh Tra2 
1Faculty of Primary Education, Hanoi National University of Education 
2Faculty of Psychology and Education, Hanoi National University of Education 
The article analyzes the status of vocational counseling for the secondary school senior 
students today. The authors held surveys. Thus, the research’s results show that vocational 
counseling activities have not been carried out effectively. Many students have not been 
consulted for vocational orientation or lacked of information on issues of carrier couseling. A 
number of teachers, who work towards vocational counseling, are not properly aware of this 
duty for students. The reason is those teachers have not been trained or fostered fully and 
seriously about vocational counseling activities for students. In particular, the way career 
counseling tools are applied is poor even though those tools are easy to find. They are popular 
and traditional. The effectiveness of using career counseling tools is not high. One of the biggest 
difficulties in vocational counseling for secondary school senior students is the lack of career 
counseling tools and guidance for using such tools. 
Keywords: vocational counseling, vocational/career orientation, secondary school, 
secondary school senior student, vocational counseling tool. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_tu_van_huong_nghiep_cho_hoc_sinh_cuoi_c.pdf