Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại
Tóm tắt
Bài viết khảo sát và hệ thống những thực trạng khó khăn đang vướng mắc của nghệ thuật diễn
xướng Dù kê Khmer Nam Bộ, đồng thời tìm ra những nguyên nhân tích cực và hạn chế của loại hình
nghệ thuật độc đáo này. Từ đó đề xuất những kiến nghị về việc bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu
Dù kê Nam Bộ - di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại.
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014106 Soá 13, thaùng 3/2014 107 lâu đời, có nhiều đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp không chuyên đang hoạt động, hơn hết đây là địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với khoảng 317.2032 người Khmer, đó chính là nguồn khán giả to lớn đủ sức nuôi dưỡng và phát triển nghệ thuật biểu diễn Dù kê Khmer Nam Bộ hiện nay. Thứ tư xây dựng kế hoạch tìm kiếm tài năng nghệ thuật Phối hợp với ngành giáo dục, nơi có các trường dân tộc nội trú tạo điều kiện cho các đoàn nghệ thuật một năm trình diễn phục vụ cho các em ít nhất một lần để tạo điều kiện giao lưu, khơi gợi niềm đam mê nghệ thuật và cơ hội tìm kiếm tài năng trẻ từ những ngôi trường dân tộc nội trú nơi có đông học sinh người Khmer sinh sống và học tập. Xây dựng kế hoạch lâu dài trong công tác tổ chức các cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ, các cuộc thi sáng tác tác phẩm Dù kê đương đại thật bài bản với đề tài, tiêu chí cụ thể được diễn ra với qui mô rộng và có những giải thưởng xứng đáng dành cho người thắng cuộc. Hoạt động trên phải diễn ra thường niên để tạo được thương hiệu riêng giúp mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội nắm bắt thông tin tham gia. Thứ năm sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông Hiện nay, để tạo thêm sự ấn tượng, thu hút nhiều đối tượng khán giả và để có được một vở diễn nghệ thuật thành công, đi vào lòng công chúng, cần phải có sự đầu tư những công nghệ hiện đại như sân khấu, âm thanh, ánh sáng, micrô... Việc tận dụng công nghệ vào diễn xuất trên sân khấu đòi hỏi các nhà quản lí, đạo diễn, diễn viên, nhạc công, phải lựa chọn một cách phù hợp, tránh sử dụng một cách tùy tiện thô thiễn dễ gây phản cảm, mất đi sự mộc mạc vốn có của loại hình nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ. Tận dụng công nghệ truyền thông hiện đại để phục vụ cho công tác quảng bá hình ảnh của các đoàn nghệ thuật Dù kê ở các địa phương. Lên chương trình và dàn dựng nhiều vở diễn có chất lượng đưa Dù kê truyền thống ngày càng đến gần với khán giả truyền hình, một loại hình nghệ thuật thân thiết với người dân Khmer. Cần có những giờ phát sóng cố định đối với chương trình Dù kê trong tuần hoặc trong tháng trên sóng truyền 2 Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Tổng cục Thống kê. thanh, truyền hình, nhằm tạo sân chơi cho các diễn viên và người làm nghệ thuật. Ngoài ra, cần tính đến công tác in thành đĩa, xuất bản các tác phẩm nghệ thuật Dù kê. Có thể nói, bảo tồn phát huy nghệ thuật Dù kê Khmer là vấn đề lý luận, thực tiễn đã và đang đặt ra. Để làm tốt công tác bảo tồn và phát huy nghệ thuật Dù kê cần đòi hỏi phải có sự đồng thuận, chung tay từ các cấp quản lí văn hóa, giới văn nghệ sĩ, nghệ nhân và các tầng lớp nhân dân. Các phương pháp đề ra cần thực hiện đồng bộ để hoạt động biểu diễn Dù kê nói riêng và nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói chung ngày càng nhận được sự đón nhận nồng nhiệt hơn nữa của bà con Khmer. 4. Kết luận Dù kê là một loại hình nghệ thuật sân khấu ẩn chứa những giá trị văn hoá tinh thần vô cùng độc đáo của người Khmer Nam Bộ. Việc quan trọng và cần làm hiện nay là định hướng bảo tồn phát triển nghệ thuật Dù kê có trọng tâm, trọng điểm cần tránh đầu tư như vết dầu loang không xác định mục tiêu cụ thể sẽ rất khó thành công. Việc bảo tồn và phát huy đúng, kịp thời sẽ giống như liều thuốc kháng sinh làm tăng sức đề kháng đối với giá trị nghệ thuật biểu diễn truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng ngăn ngừa, làm lu mờ sự xâm nhập một cách ồ ạt của các loại hình giải trí ngoại lai, không phù hợp thuần phong mỹ tục xuất hiện ngày càng nhiều vào đời sống văn hóa xã hội của dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa. Tài liệu tham khảo Đảng Cộng sản Việt Nam. 1998. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. Nhiều tác giả. 1988. Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang. Nhiều tác giả. 1998. Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. Sở Văn hóa Thông tin Sóc Trăng và Phân viện Văn hóa nghệ thuật TP.HCM xuất bản. Trần Văn Bính chủ biên. 2002. Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng. NXB Hà Nội. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ NAM BỘ - DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI Võ Thành Hùng1 Tóm tắt Bài viết khảo sát và hệ thống những thực trạng khó khăn đang vướng mắc của nghệ thuật diễn xướng Dù kê Khmer Nam Bộ, đồng thời tìm ra những nguyên nhân tích cực và hạn chế của loại hình nghệ thuật độc đáo này. Từ đó đề xuất những kiến nghị về việc bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ - di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại.... Từ khóa: sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, di sản văn hóa. Abstract This paper is to research and synthesize the actual situation of Southern Khmer Du ke theatre, and to find out its reasons and limitations. Then recommendations are proposed to preserve and develop Du ke theatre art in the South of Vietnam – the intangible cultural heritage of the nation and mankind. Keywords: Southern Khmer Du ke theatre, cultural heritage 1 Thạc sĩ, Phó Vụ trưởng Vụ Xây dựng Hệ thống Chính trị, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ 1. Đặt vấn đề Với lịch sử trên 300 năm hình thành và phát triển, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là người con út, “sinh sau đẻ muộn” của đất mẹ Việt Nam. Tuy nhiên, thiên nhiên trù phú cùng với sự cộng cư của nhiều dân tộc anh em đã tạo cho vùng đất này một bản sắc văn hóa riêng, phong phú, đa dạng và độc đáo mà không nơi nào có được. Những di sản văn hóa này kết tinh bằng trí tuệ, sức sáng tạo của biết bao thế hệ nhân dân lao động của vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa này, trong đó có nghệ thuật diễn xướng và sân khấu dân gian của các cộng đồng dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Theo thời gian và biến thiên của cuộc sống hiện đại, những loại hình văn hóa ấy đang đứng trước nguy cơ mai một. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ĐBSCL nói chung và nghệ thuật sân khấu Dù kê nói riêng đang đặt ra trách nhiệm cho thế hệ hôm nay. Xây dựng những giải pháp nào để bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê - Di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc và nhân loại tiếp tục tỏa sáng là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn hiện nay. 2. Thực trạng và những giải pháp cơ bản 2.1. Một thời vàng son Có thể nói trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer, nghệ thuật và sân khấu dân gian là người bạn đồng hành không thể thiếu được, cùng gắn bó với họ theo những thăng trầm của cuộc sống. Nghệ thuật hiện diện mọi lúc, mọi nơi, từ gia đình cho đến cộng đồng, nhà chùa; từ lúc vào mùa, xong mùa, nghỉ ngơi đến lễ hội, ma chay, cưới hỏi Sau ngày miền Nam được giải phóng, những năm đầu phong trào văn nghệ của bà con dân tộc Khmer có cơ hội phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu thưởng thức rất cao của quần chúng. Đây là thời kỳ vàng son, phát triển hưng thịnh nhất của các loại hình sân khấu Khmer nói chung và của nghệ thuật sân khấu Dù kê nói riêng. Với ưu thế bởi lực lượng sáng tác, đội ngũ diễn viên tài năng, được Nhà nước bao cấp đến 80% kinh phí, Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (ABM) “tung hoành” khắp vùng sâu vùng xa, vươn ra “lục tỉnh”. Cũng có thời điểm khó khăn nhưng đoàn vẫn tự biên soạn kịch bản, dàn dựng mới các vở ca kịch Dù kê (Công chúa Tứp-Săng-Va, “Ney-Đam-Mak-Phu- Vong-Keo) rồi lặn lội khắp nơi với hơn trăm suất diễn/năm. Sóc Trăng có Đoàn Rô băm Bưng Chông (Tài Văn - Trần Đề hiện nay) là đoàn hát “cha truyền con nối” đã có hàng trăm năm. Lúc còn sống vợ chồng ông bà Lâm Vel và Trần Thị Êl (đời thứ ba) dù phải bán hàng chục công đất để nuôi đoàn nhưng các vở diễn vẫn được lưu diễn khắp Vĩnh Châu, Thạch Trị, Mỹ Xuyên rồi sang các tỉnh lân cận Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu Cứ mỗi khi Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014108 Soá 13, thaùng 3/2014 109 đồng lúa chuyển vàng, cả bầu đoàn lại lên đường. Thời điểm này Sóc Trăng có trên 100 đội, câu lạc bộ (CLB) hát Dù kê. Các tỉnh khác như Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang cũng có hàng chục đội, nhất là những nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Đa phần các đội, CLB đều sinh hoạt tại chùa Khmer. Ngoài việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của bà con trong cộng đồng (phum sróc), một số đội văn nghệ đã tổ chức các hoạt động biểu diễn, giao lưu trong và ngoài huyện vào những dịp lễ, tết. 2.2. Chật vật tồn tại Tuy nhiên những năm sau này do điều kiện khách quan và chủ quan các đội, CLB tồn tại dưới hình thức văn nghệ quần chúng với quy mô nhỏ sau một thời gian hoạt động dần dần bị mai một hoặc tan rã. Nguyên nhân đa phần những người tham gia cho biết là không có kinh phí và thiếu phương tiện âm thanh, nhạc cụ hoạt động. Về phần mình, các đội, nhóm văn nghệ quần chúng của đồng bào Khmer các tỉnh đều thiếu kịch bản có đề tài gắn với cuộc sống đương đại của cộng đồng Khmer Nam Bộ... Nhiều đội văn nghệ không có tiết mục mới. Đội ngũ nghệ nhân và diễn viên ngày càng ít đi. Hiện các tỉnh có đông đồng bào Khmer chỉ còn một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp với suất diễn khiêm tốn chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn nghệ của đồng bào, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại hình văn hóa dân gian khác, Dù kê cũng đang gặp khó khăn trong quá trình bảo tồn, phát triển. Dù kê tuy đã thấm đẫm tâm hồn bà con người Khmer Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang, nhưng lớp trẻ hiện đang đứng trước nhiều chọn lựa. Nhiều dòng nhạc khác, nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ khác đến với vùng đất này. Đó là điều tất nhiên không tránh khỏi. Thêm nữa, do thời gian diễn kéo dài (4-5 giờ một vở) nên cũng làm cho lớp trẻ gặp khó khăn khi thưởng thức, theo dõi. 2.3. Truyền dạy khó đủ bề Hằng năm, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng đều tổ chức lớp tập huấn một số loại hình nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer cho các diễn viên, nhạc công của Đoàn. Các học viên được tiếp cận với nhiều thể loại, gồm múa dân gian, múa cổ điển, nhiều động tác múa trong sân khấu Rô băm, vũ đạo, các bài hát, vai diễn trong sân khấu Dù kê, diễn tấu dàn nhạc ngũ âm, dàn nhạc Rô băm và phương pháp xây dựng tiểu phẩm, do các diễn viên, nhạc công của Đoàn có nhiều năm kinh nghiệm truyền đạt, tại đây không khí khá sinh động, các học viên rất say mê với hai loại hình nghệ thuật này. Ở loại hình nghệ thuật sân khấu Dù kê, Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng đã tuyển chọn một số bài hát để diễn viên, nhạc công luyện tập, gồm các bài: ma đa cha, kon rây, ma hô thay, mai on, nô rô đom, sô ra dông, kết hợp cùng nhiều vũ đạo và các vai diễn trong vở tuồng Dù kê. Dù kê là loại hình ca kịch mang tính tổng hợp, trong đó có ca, múa, nhạc, kịch chứa đầy màu sắc rực rỡ, phối hợp giữa hai yếu tố ước lệ và cách điệu, dân tộc và hiện đại, với đề tài đa dạng, phong phú được duy trì, phát triển cho đến hôm nay. Ông Thạch Chăm Rơn - Trưởng Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, cũng là một nghệ sĩ Dù kê cho biết: “Dù kê là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Tây Nam Bộ. Từ khi hình thành, loại hình sân khấu này đã đi sâu vào lòng bà con Khmer Sóc Trăng và các tỉnh lân cận khác. Đây là món ăn tinh thần, có giá trị rất lớn đối với người dân Khmer ở các địa phương. Ngoài giá trị về mặt tinh thần, các vở diễn của sân khấu Dù kê còn mang tính giáo dục, tính nhân văn và giá trị thẩm mỹ, hướng con người ngày càng hoàn thiện hơn”. Tuy nhiên cả vùng Tây Nam Bộ hiện chỉ còn ba đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang nhưng hoạt động khá vất vả (có đoàn mỗi khi diễn, nhất là vai Chằn - nhân vật quan trọng trong Dù kê - phải chạy hợp đồng với số diễn viên về hưu). ĐBSCL chỉ còn 3 đội tại cơ sở (của xã Tham Đôn, Phú Tân và Phú Mỹ) nhưng cũng rất bấp bênh trong việc bảo tồn lưu diễn. Bởi nghệ thuật sân khấu Dù kê đang phải đối mặt với hai khó khăn rất lớn, đó là nguồn nhân lực trẻ và kịch bản. Ngày càng ít thanh niên đi học Dù kê nên tuyển được một người diễn Dù kê là rất khó. Học biểu diễn Dù kê cũng không dễ, vì người thể hiện phải có năng khiếu cả về ca, múa, cảm thụ văn học, cảm thụ nghệ thuật và diễn xuất. Người muốn theo nghề phải có niềm đam mê mãnh liệt với sân khấu truyền thống của dân tộc mình thì mới hy vọng thành công. Dù kê là một loại hình biểu diễn sân khấu tổng hợp, một người diễn phải làm được nhiều việc, do đó sự luyện rèn là khá công phu. Xuất phát của biểu diễn Dù kê là những cuộc vui được tổ chức tại chùa, không bán vé thu tiền, mà ai tự nguyện đóng góp thì đóng, nên yếu tố “thương mại” hầu như xa lạ với người dân trong vùng. Do đó, cuộc sống vật chất của những người theo Dù kê là khó khăn. Riêng về kịch bản, có thể nói ngay rằng đội ngũ sáng tác cho sân khấu Dù kê không nhiều. Do đó, các đội Dù kê thường chỉ diễn đi diễn lại những vở diễn đã định hình, đặc biệt là những vở mang tính lịch sử. Những vở diễn nội dung ngày hôm nay hầu như vắng bóng nên khó thu hút lớp trẻ. Dù kê là loại hình tổng hợp nên đòi hỏi trình độ của người viết phải am hiểu nghệ thuật biểu diễn, có vốn sống, thực tiễn cao. Thế nhưng, công tác đào tạo nhân lực cho nghệ thuật này chủ yếu dựa vào việc truyền nghề tại các đoàn nên chậm và không theo sát được tốc độ phát triển của nhịp sống đương đại. 2.4. Vẫn trăn trở việc bảo tồn, phát huy Những loại hình văn hóa phi vật thể như nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ đang trên đà mai một, rất cần đầu tư nghiên cứu, phục dựng lại, tiếp sức cho loại hình di sản này. Đây là công việc rất khó khăn, cần phải đầu tư nhiều công sức nghiên cứu để tìm được cách thức tốt nhất, phù hợp nhất với việc phục hồi loại hình vốn đã từng xuất hiện và tồn tại trong đời sống của cư dân ĐBSCL trước đây. Bên cạnh đầu tư kinh phí cho các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật này đang trên đà thất truyền hoặc có nguy cơ bị mai một phải được ưu tiên hàng đầu; cần phải mở rộng các hình thức xã hội hóa để mọi người dân, mọi tổ chức xã hội có thể tham gia vào hoạt động bảo tồn di sản nghệ thuật sân khấu phi vật thể nói chung và Dù kê nói riêng. Một trong những nguyên tắc cần phải quan tâm đó là chúng ta tiến hành điều tra, sưu tầm, thu thập, ghi chép lại các dạng thức văn hóa phi vật thể, những kỹ năng, kỹ thuật, nghệ thuật, những tri thức do nghệ nhân sử dụng trong trình diễn các loại hình nghệ thuật hay các công đoạn sáng tác các kịch bản, tác phẩm nghệ thuật ca, múa, kịch này bằng việc ghi chép, ghi âm, ghi hình. Từ đó, toàn bộ mọi hoạt động của một vở diễn sân khấu Dù kê có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các dữ liệu, bảo tàng tỉnh và các viện nghiên cứu. Đó là cơ sở giúp chúng ta có căn cứ để ... g dự án cụ thể như quay phim tư liệu, mở lớp truyền nghề. Đặc biệt là sự ra đời của Bảo tàng Văn hóa Khmer các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh Mong rằng, các liên hoan sẽ góp thêm lửa trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản sân khấu này. Ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với ngành Giáo dục - Đào tạo sớm có kế hoạch biên soạn hoàn chỉnh bộ giáo án về Sân khấu Dù kê Nam Bộ để đủ điều kiện giảng dạy ở các cấp trong nhà trường, những người giúp cho việc này không ai khác hơn là các nghệ sỹ và các nghệ nhân. Đã đến lúc chúng ta phải đánh giá và nhìn nhận nghiêm túc những nguyên nhân sâu xa tác động trực tiếp đến việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống tại mỗi địa phương. Mỗi nơi đều có những điều kiện khác nhau và bước thực hiện cũng không giống nhau, nhưng tựu trung lại vẫn có chung một nguyên nhân gốc rễ, đó là nhân tố con người. Con người ở đây là khách thể của đối tượng quản lý nhà nước nhưng lại là chủ thể của sự bảo tồn và phát triển dòng nghệ thuật như Sân khấu Dù kê Nam Bộ. Với sự tác động của nền kinh tế thị trường, việc “thổi hồn” cho những người “giữ lửa” nghệ thuật Sân khấu Dù kê Nam Bộ là một yêu cầu hết sức quan trọng và cấp thiết. Hiện tại, những người “giữ lửa” đang có chiều hướng mai một, trong khi đó, nhân tố kế thừa còn rất khiêm tốn. Việc đào tạo lực lượng kế thừa là một giải pháp mang tính chiến lược. Nếu như ở các trường phổ thông đào tạo theo dạng hướng nghiệp, phát hiện năng khiếu thì ở trường Trung học, Cao đẳng và Đại học Văn hóa - nghệ thuật, các thiết chế của ngành Văn hóa - Thể dục và Du lịch sẽ là nơi đào tạo chuyên sâu, đúng căn cơ, bài bản. Muốn đào tạo tốt cần có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có phương pháp sư phạm tốt, có lòng say mê nghề nghiệp; bên cạnh việc đầu tư phòng ốc, nhạc cụ, âm thanh ánh sáng, các thiết chế cho hoạt động sân khấu này. Chúng ta cần xác định loại hình Sân khấu Dù kê Nam Bộ là sản phẩm văn hóa phi vật thể, trong thực tế các tư liệu đối với loại hình này đang mai một, khan hiếm, vì vậy công tác sưu tầm và nghiên cứu rất cần thiết, nhằm hệ thống, biên soạn thành những tài liệu chính thống, nhằm bảo tồn, lưu truyền và làm cho loại hình này tiếp tục phát triển. Để công tác nghiên cứu, sưu tầm đạt kết quả tốt, nên tiến hành các bước nghiệp vụ như điều tra Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014112 Soá 13, thaùng 3/2014 113 xã hội học về nhu cầu của quần chúng nhân dân đối với loại hình nghệ thuật này, hệ thống hóa từng cụm chuyên đề, tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học chuyên đề về Sân khấu Dù kê Nam Bộ như Hội thảo khoa học “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” tổ chức tại Trường Đại học Trà Vinh tháng 11/2013. Sau khi sưu tầm sẽ phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dân cư Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Ưu thế của loại hình sân khấu Dù kê Nam Bộ từ xưa tới nay là thể hiện tính xã hội hóa rất cao so với các loại hình nghệ thuật khác, nhưng điểm yếu của nó là chưa có những định hướng chiến lược phát triển từng giai đoạn và lâu dài. Nhà nước và ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần nghiên cứu những yếu tố tích cực trong xã hội hóa Sân khấu Dù kê ở Nam Bộ thời gian qua để tiếp tục chỉ đạo thực hiện. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ chiến lược về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, của nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ, dòng nghệ thuật đặc thù của Nam Bộ nói riêng, ngoài sự nỗ lực chủ quan của từng địa phương với những thế mạnh và điều kiện thực tế của mình, cần thiết phải có đề án cụ thể từ phía các cấp Trung ương. Bên cạnh việc vận động xã hội hóa cần có sự chủ lực tài trợ của nhà nước; tuy nhiên đầu tư cho chiến lược này cần tập trung, có trọng điểm, tránh dàn trải, chạy theo hình thức. Bên cạnh đó, cần có chế độ, chính sách thỏa đáng đối với nghệ sĩ, vì việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian, chế độ ưu đãi cho các nghệ nhân vẫn còn nhiều bất cập. Ngay các soạn giả cũng đã ít, thể loại nghệ thuật sân khấu lại khó, người biết ngôn ngữ cổ để chuyển ngữ kịch bản càng hiếm. Nghệ nhân Khmer ngày tuổi càng cao, sức yếu; dàn diễn viên của các đoàn nghệ thuật trung bình đã ngoài 35 - 40 tuổi, diễn viên không có sắc vóc, thanh tốt, da sạm nắng, hằn nếp nhăn... Trong khi nhu cầu thẩm mỹ về ngoại hình, lời ca, điệu múa của các tầng lớp thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao. Chính vì thế mà chúng ta thấy ngày càng ít đi, lớp thanh niên trẻ không mặn mà với các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống, do vậy họ không có cơ hội được truyền dạy các thể loại ca - nhạc và sân khấu dân gian Khmer dẫn đến nhiều thể loại có nguy cơ bị thất truyền, trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù kê Còn nếu “giải nghệ” lứa diễn viên đã hết tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi hưu; mọi chính sách nên lồng ghép trong các chương trình mục tiêu để tạo điều kiện chuyển đổi ngành, nghề phù hợp với trình độ, năng lực của từng người, tạo công ăn việc làm cho đội ngũ diễn viên này. Đồng thời, sắp xếp bố trí cử cán bộ dự các lớp chính trị Cao cấp, Trung cấp chính trị theo quy hoạch đã được ngành thông qua. Là dòng nghệ thuật có thể nói là “kén khán giả” và nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các dòng nghệ thuật khác đang chiếm lĩnh thị hiếu của đông đảo công chúng, để mọi người hiểu biết thêm và trân trọng, say mê loại hình sân khấu Dù kê Nam Bộ Nam Bộ, cần phải tổ chức tuyên truyền, giới thiệu bằng những hình ảnh, sự kiện cụ thể của hoạt động này trên báo chí, truyền hình. Thiết nghĩ, nếu có những giải pháp đồng bộ từ các cấp cùng với sự tâm huyết và quyết tâm của những thành viên đam mê nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ, hy vọng việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống sẽ có những bước chuyển mới. 3. Kết luận Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer nói chung, trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù kê nói riêng, cơ quan hữu quan cần tạo điều kiện để thực hiện việc sưu tầm, đào tạo lớp diễn viên trẻ cho những môn nghệ thuật đặc sắc này. Ngoài ra cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa văn nghệ vùng đồng bào dân tộc Khmer. Đầu tư thỏa đáng xây dựng thiết chế văn hóa, tăng cường công tác sưu tầm phổ biến các thể loại nghệ thuật và sân khấu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác tạo điều kiện để văn hóa dân tộc Khmer nói chung và sân khấu Dù kê Nam Bộ nói riêng được giao lưu, hợp tác và phát triển với các vùng, miền, khu vực và quốc tế. Sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật sân khấu Dù kê ở ĐBSCL có thể được đẩy mạnh và đạt hiệu quả khi người dân tự giác tham gia. Việc giáo dục để nâng cao ý thức của người dân, khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản văn hóa của cộng đồng mình là công việc có ý nghĩa quan trọng để hướng người dân chủ động tìm tòi, sưu tầm và bảo tồn loại hình di sản sân khấu phi vật thể này, mặt khác, cần có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành, đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa cơ sở để việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản sân khấu Dù kê ở ĐBSCL một cách hiệu quả và thiết thực nhất. Cụ thể là cần đưa Đề án bảo tồn với những nội dung về đầu tư xây dựng là công trình văn hóa trọng điểm, mang tính hiện đại (sân khấu biểu diễn), đạt tầm khu vực và thế giới. Trong đó, đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, phát triển bảo tàng cũng là một nhu cầu bức xúc, cần có quy hoạch phát triển lâu dài, sự quan tâm đầu tư đúng mức và cơ chế đặc thù cho thiết chế văn hóa phi vật thể quan trọng này. Tài liệu tham khảo Ngô Đức Thịnh. 2004. Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh. Thạch Voi. 1988. Khái quát về người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Tổng hợp Hậu Giang. Tiền Văn Triệu 2011. Hai loại hình sân khấu của người Khmer Sóc Trăng. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. số 330. Trần Ngọc Thêm. 26/3/2008. Tính cách văn hóa người Việt Nam Bộ như một hệ thống. Xem < http:// www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/408-tran-ngoc-them-tinh-cach-van- hoa-nguoi-viet-nam-bo.html.> Trần Ngọc Thêm. 2001. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb.Tp.Hồ Chí Minh. Trần Văn Bính. 2004. Văn hóa dân tộc Tây Nam Bộ - Thực trạng và những vấn đề đặt ra. NXB Chính trị Quốc gia. Trương Công Khả. 2005. Tưng bừng “Ngày hội văn hoá thể thao Khmer Nam Bộ” lần thứ 3. Báo Thanh Niên. Võ Thành Hùng. 2011. Nghi lễ Vòng đời người Khmer tỉnh Sóc Trăng. NXB Văn hóa Dân tộc. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014112 Soá 13, thaùng 3/2014 113 xã hội học về nhu cầu của quần chúng nhân dân đối với loại hình nghệ thuật này, hệ thống hóa từng cụm chuyên đề, tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học chuyên đề về Sân khấu Dù kê Nam Bộ như Hội thảo khoa học “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” tổ chức tại Trường Đại học Trà Vinh tháng 11/2013. Sau khi sưu tầm sẽ phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dân cư Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Ưu thế của loại hình sân khấu Dù kê Nam Bộ từ xưa tới nay là thể hiện tính xã hội hóa rất cao so với các loại hình nghệ thuật khác, nhưng điểm yếu của nó là chưa có những định hướng chiến lược phát triển từng giai đoạn và lâu dài. Nhà nước và ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch cần nghiên cứu những yếu tố tích cực trong xã hội hóa Sân khấu Dù kê ở Nam Bộ thời gian qua để tiếp tục chỉ đạo thực hiện. Để có thể hoàn thành nhiệm vụ chiến lược về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, của nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ, dòng nghệ thuật đặc thù của Nam Bộ nói riêng, ngoài sự nỗ lực chủ quan của từng địa phương với những thế mạnh và điều kiện thực tế của mình, cần thiết phải có đề án cụ thể từ phía các cấp Trung ương. Bên cạnh việc vận động xã hội hóa cần có sự chủ lực tài trợ của nhà nước; tuy nhiên đầu tư cho chiến lược này cần tập trung, có trọng điểm, tránh dàn trải, chạy theo hình thức. Bên cạnh đó, cần có chế độ, chính sách thỏa đáng đối với nghệ sĩ, vì việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian, chế độ ưu đãi cho các nghệ nhân vẫn còn nhiều bất cập. Ngay các soạn giả cũng đã ít, thể loại nghệ thuật sân khấu lại khó, người biết ngôn ngữ cổ để chuyển ngữ kịch bản càng hiếm. Nghệ nhân Khmer ngày tuổi càng cao, sức yếu; dàn diễn viên của các đoàn nghệ thuật trung bình đã ngoài 35 - 40 tuổi, diễn viên không có sắc vóc, thanh tốt, da sạm nắng, hằn nếp nhăn... Trong khi nhu cầu thẩm mỹ về ngoại hình, lời ca, điệu múa của các tầng lớp thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao. Chính vì thế mà chúng ta thấy ngày càng ít đi, lớp thanh niên trẻ không mặn mà với các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống, do vậy họ không có cơ hội được truyền dạy các thể loại ca - nhạc và sân khấu dân gian Khmer dẫn đến nhiều thể loại có nguy cơ bị thất truyền, trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù kê Còn nếu “giải nghệ” lứa diễn viên đã hết tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi hưu; mọi chính sách nên lồng ghép trong các chương trình mục tiêu để tạo điều kiện chuyển đổi ngành, nghề phù hợp với trình độ, năng lực của từng người, tạo công ăn việc làm cho đội ngũ diễn viên này. Đồng thời, sắp xếp bố trí cử cán bộ dự các lớp chính trị Cao cấp, Trung cấp chính trị theo quy hoạch đã được ngành thông qua. Là dòng nghệ thuật có thể nói là “kén khán giả” và nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các dòng nghệ thuật khác đang chiếm lĩnh thị hiếu của đông đảo công chúng, để mọi người hiểu biết thêm và trân trọng, say mê loại hình sân khấu Dù kê Nam Bộ Nam Bộ, cần phải tổ chức tuyên truyền, giới thiệu bằng những hình ảnh, sự kiện cụ thể của hoạt động này trên báo chí, truyền hình. Thiết nghĩ, nếu có những giải pháp đồng bộ từ các cấp cùng với sự tâm huyết và quyết tâm của những thành viên đam mê nghệ thuật sân khấu Dù kê Nam Bộ, hy vọng việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống sẽ có những bước chuyển mới. 3. Kết luận Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer nói chung, trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù kê nói riêng, cơ quan hữu quan cần tạo điều kiện để thực hiện việc sưu tầm, đào tạo lớp diễn viên trẻ cho những môn nghệ thuật đặc sắc này. Ngoài ra cần đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa văn nghệ vùng đồng bào dân tộc Khmer. Đầu tư thỏa đáng xây dựng thiết chế văn hóa, tăng cường công tác sưu tầm phổ biến các thể loại nghệ thuật và sân khấu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác tạo điều kiện để văn hóa dân tộc Khmer nói chung và sân khấu Dù kê Nam Bộ nói riêng được giao lưu, hợp tác và phát triển với các vùng, miền, khu vực và quốc tế. Sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật sân khấu Dù kê ở ĐBSCL có thể được đẩy mạnh và đạt hiệu quả khi người dân tự giác tham gia. Việc giáo dục để nâng cao ý thức của người dân, khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản văn hóa của cộng đồng mình là công việc có ý nghĩa quan trọng để hướng người dân chủ động tìm tòi, sưu tầm và bảo tồn loại hình di sản sân khấu phi vật thể này, mặt khác, cần có sự phối hợp đồng bộ của chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành, đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa cơ sở để việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản sân khấu Dù kê ở ĐBSCL một cách hiệu quả và thiết thực nhất. Cụ thể là cần đưa Đề án bảo tồn với những nội dung về đầu tư xây dựng là công trình văn hóa trọng điểm, mang tính hiện đại (sân khấu biểu diễn), đạt tầm khu vực và thế giới. Trong đó, đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, phát triển bảo tàng cũng là một nhu cầu bức xúc, cần có quy hoạch phát triển lâu dài, sự quan tâm đầu tư đúng mức và cơ chế đặc thù cho thiết chế văn hóa phi vật thể quan trọng này. Tài liệu tham khảo Ngô Đức Thịnh. 2004. Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh. Thạch Voi. 1988. Khái quát về người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Tổng hợp Hậu Giang. Tiền Văn Triệu 2011. Hai loại hình sân khấu của người Khmer Sóc Trăng. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. số 330. Trần Ngọc Thêm. 26/3/2008. Tính cách văn hóa người Việt Nam Bộ như một hệ thống. Xem < http:// www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/408-tran-ngoc-them-tinh-cach-van- hoa-nguoi-viet-nam-bo.html.> Trần Ngọc Thêm. 2001. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. Nxb.Tp.Hồ Chí Minh. Trần Văn Bính. 2004. Văn hóa dân tộc Tây Nam Bộ - Thực trạng và những vấn đề đặt ra. NXB Chính trị Quốc gia. Trương Công Khả. 2005. Tưng bừng “Ngày hội văn hoá thể thao Khmer Nam Bộ” lần thứ 3. Báo Thanh Niên. Võ Thành Hùng. 2011. Nghi lễ Vòng đời người Khmer tỉnh Sóc Trăng. NXB Văn hóa Dân tộc.
File đính kèm:
- thuc_trang_va_giai_phap_bao_ton_phat_trien_nghe_thuat_san_kh.pdf