Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng trường Đại học y khoa Vinh năm 2018

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức,

thái độ về phòng ngừa chuẩn và tìm hiểu

một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái

độ phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều

dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh, năm

2018. Phương pháp: Áp dụng phương pháp

nghiên cứu định lượng (mô tả cắt ngang có

phân tích) kết hợp định tính trên 337 sinh

viên đại học điều dưỡng năm thứ 2 Trường

Đại học Y khoa Vinh. Kết quả: Có 5,9% sinh

viên cử nhân điều dưỡng có kiến thức đạt

về phòng ngừa chuẩn. Có 65,9% sinh viên

có thái độ tích cực về phòng ngừa chuẩn,

33,2% có thái độ trung tính và chỉ có 0,9%

có thái độ tiêu cực trong phòng ngừa chuẩn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ

về PNC. Sinh viên nữ có thái độ tích cực về

PNC cao gấp 4,1 lần so với sinh viên nam

với CI 95% (1,7 - 7,9). Sinh viên có thái độ

tích cực thì có kiến thức về vệ sinh tay cao

gấp 2,7 lần (95% CI: 1,3 – 3,5), kiến thức

về tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương

do vật sắc nhọn cao gấp 4,6 lần, kiến thức

về vệ sinh ho và hô hấp cao gấp 3,7 lần so

với sinh viên có thái độ chưa tích cực với CI

95% (1,8 – 7,2). Kết luận: Tỷ lệ sinh viên

điều dưỡng có kiến thức đúng và thái độ tích

cực về phòng ngừa chuẩn còn thấp. Sinh

viên nữ có thái độ tích cực về phòng ngừa

chuẩn cao hơn sinh viên nam.

pdf 6 trang yennguyen 1360
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng trường Đại học y khoa Vinh năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng trường Đại học y khoa Vinh năm 2018

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng trường Đại học y khoa Vinh năm 2018
84
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ 
VỀ PHÒNG NGỪA CHUẨN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
Y KHOA VINH NĂM 2018
Vũ Thị Thu Thủy1, Trương Tuấn Anh2
1Đại học Y khoa Vinh, 
2Trường Đại học Điều Dưỡng Nam ĐịnhTóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, 
thái độ về phòng ngừa chuẩn và tìm hiểu 
một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái 
độ phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều 
dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh, năm 
2018. Phương pháp: Áp dụng phương pháp 
nghiên cứu định lượng (mô tả cắt ngang có 
phân tích) kết hợp định tính trên 337 sinh 
viên đại học điều dưỡng năm thứ 2 Trường 
Đại học Y khoa Vinh. Kết quả: Có 5,9% sinh 
viên cử nhân điều dưỡng có kiến thức đạt 
về phòng ngừa chuẩn. Có 65,9% sinh viên 
có thái độ tích cực về phòng ngừa chuẩn, 
33,2% có thái độ trung tính và chỉ có 0,9% 
có thái độ tiêu cực trong phòng ngừa chuẩn. 
Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ 
về PNC. Sinh viên nữ có thái độ tích cực về 
PNC cao gấp 4,1 lần so với sinh viên nam 
với CI 95% (1,7 - 7,9). Sinh viên có thái độ 
tích cực thì có kiến thức về vệ sinh tay cao 
gấp 2,7 lần (95% CI: 1,3 – 3,5), kiến thức 
về tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương 
do vật sắc nhọn cao gấp 4,6 lần, kiến thức 
về vệ sinh ho và hô hấp cao gấp 3,7 lần so 
với sinh viên có thái độ chưa tích cực với CI 
95% (1,8 – 7,2). Kết luận: Tỷ lệ sinh viên 
điều dưỡng có kiến thức đúng và thái độ tích 
cực về phòng ngừa chuẩn còn thấp. Sinh 
viên nữ có thái độ tích cực về phòng ngừa 
chuẩn cao hơn sinh viên nam.
Từ khóa: Phòng ngừa chuẩn, sinh viên 
điều dưỡng.
SITUATION AND SOME FACTORS RELATED TO STANDARD PRECAUTIONS 
KNOWLEDGE AND ATTITUDE OF NURSING STUDENTS OF VINH MEDICAL 
UNIVERSITY, 2018 
Abstract 
Objectives: To describe the status of 
knowledge and attitudes towards standard 
prevention and to learn some factors related 
to standard knowledge and attitude of nursing 
students in Vinh University of Medicine, 
2018. Methods: Apply quantitative research 
method (cross-sectional description with 
analysis). Qualitative combination on 337 
undergraduate nursing students in Vinh 
Medical University. Results: 5.9% of nursing 
bachelors have knowledge of standard 
prevention. 65.9% of the students had a 
positive attitude about prevention, 33.2% 
had a neutral attitude and only 0.9% had 
a negative attitude in prevention. attitude, 
PNC attitude. Female students have a 
positive attitude about PNC 4.1 times higher 
than male students with CI 95% (1.7 - 7.9). 
Students with positive attitude, knowledge 
about hand hygiene 2.7 times higher than 
CI 95% (1,3 - 3,5), knowledge about safe 
injection and prevention of sharp injury is 
high 4.6 times, knowledge about hygiene 
cough and respiration is 3.7 times higher 
than students with negative attitude with CI 
95% (1.8 - 7.2). Conclusion: The proportion 
of nursing students with correct knowledge 
and positive attitudes toward standard 
Người chịu trách nhiệm: Vũ Thị Thu Thuỷ
Email: Thuydhyvinh@gmail.com
Ngày phản biện: 6/6/2018
Ngày duyệt bài: 18/6/2018
Ngày xuất bản: 28/6/2018
85
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
prevention is low. Female students have a 
positive attitude toward standard prevention 
than male students.
Keywords: standard precautions, 
nursing student.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phòng ngừa chuẩn (PNC) là các kiểm 
soát nhiễm khuẩn cơ bản áp dụng cho mọi 
người bệnh bất kể chẩn đoán và thời điểm 
chăm sóc. Phòng ngừa tiếp xúc với máu, 
dịch cơ thể, chất tiết, chất bài tiết, giảm 
thiểu lây truyền nhiễm trùng cho nhân viên y 
tế hoặc người bệnh khác [6]. Nhiễm khuẩn 
bệnh viện là hậu quả không mong muốn 
trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh. 
Nhiễm khuẩn bệnh viện làm gia tăng tỷ lệ 
mắc bệnh, tăng sử dụng thuốc kháng sinh, 
kéo dài ngày nằm viện cho người bệnh, gia 
tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong [1]. 
Thực hiện các biện pháp của phòng ngừa 
chuẩn đóng góp quan trọng vào việc giảm tỷ 
lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm nguy 
cơ lây truyền bệnh cho nhân viên y tế và 
người bệnh cũng như từ người bệnh sang 
môi trường, góp phần làm tăng chất lượng 
khám chữa bệnh của bệnh viện [3]. Tại bệnh 
viện không chỉ có nhân viên y tế làm việc 
mà còn có cả sinh viên điều dưỡng tham 
gia thực tập lâm sàng để rèn luyện các kiến 
thức và kỹ năng chuyên môn đã học [2], [5]. 
Sinh viên chưa phải là điều dưỡng thực thụ, 
chưa được trang bị đầy đủ tất cả kiến thức 
chuyên môn và chưa thành thạo các kĩ năng 
lâm sàng, lại thường xuyên phải thay đổi 
môi trường thực tập do vậy sinh viên điều 
dưỡng cũng là một nhóm có nhiều nguy cơ 
tác động đến tình hình nhiễm khuẩn bệnh 
viện [4]. Do vậy, kiến thức và thực hành về 
phòng ngừa chuẩn của nhân viên y tế cũng 
như sinh viên điều dưỡng có vai trò quan 
trọng trong hoạt động giảm thiểu NKBV. Do 
vậy, việc nắm bắt rõ thực trạng kiến thức, 
thực hành phòng ngừa chuẩn của sinh viên 
điều dưỡng để cung cấp các bằng chứng 
làm cơ sở cho đề xuất, xây dựng chương 
trình đào tạo nâng cao kiến thức thực hành 
phòng ngừa chuẩn cho sinh viên điều dưỡng 
cần ngay từ lúc bắt đầu tiếp xúc nghề nghiệp 
là hết sức cần thiết nhằm mục tiêu: Mô tả 
thực trạng kiến thức, thái độ về phòng ngừa 
chuẩn và tìm hiểu một số yếu tố liên quan 
đến kiến thức, thái độ phòng ngừa chuẩn 
của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y 
khoa Vinh, năm 2018.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên ngành điều dưỡng bậc đại học 
hệ chính qui đang học tập chương trình năm 
thứ 2 tại Trường Đại học Y khoa Vinh trong 
năm học 2017 – 2018.Tiêu chuẩn lựa chọn: 
Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu 
chuẩn loại trừ: Sinh viên vắng mặt tại thời 
điểm lấy số liệu, sinh viên trong thời gian 
đang làm thủ tục bảo lưu kết quả học tập, 
hoặc chuyển trường. 
2.2. Thời gian và địa điểm
Thời gian: tháng 9/2017 - 10/2018. Địa 
điểm: Trường Đại học Y khoa Vinh
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu định 
lượng kết hợp định tính.
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu định lượng: Chọn toàn bộ 
sinh viên năm thứ 2 đại học điều dưỡng hệ 
chính quy trong năm học 2017-2018 Trường 
Đại học Y khoa Vinh là đối tượng nghiên 
cứu, thực tế có 337 sinh viên đủ tiêu chuẩn 
chọn tham gia nghiên cứu. 
Nghiên cứu định tính: Chọn có chủ đích 
12 sinh viên gồm có cả nam và nữ; đối 
tượng cử tuyển và thi tuyển; đồng bằng và 
miền núi; có đầy đủ các bậc học lực (giỏi, 
khá, trung bình). Chia thành 2 nhóm, mỗi 
nhóm gồm 6 sinh viên tham gia thảo luận. 
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu định lượng: thu thập số liệu 
nội dung câu hỏi tự điền 
Nghiên cứu định tính: tiến hành thảo luận 
nhóm với từng nhóm sinh viên và phỏng vấn 
sâu theo chủ đề. 
86
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
2.6. Bộ công cụ và tiêu chí đánh giá 
Bộ công cụ được phát triển theo 9 nội dung 
PNC đã được Bộ Y tế ban hành theo quyết 
định số 3671/QĐ - BYT ngày 27/9/2012 của 
Bộ Y tế về “Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn 
trong các cơ sở Khám bệnh, chữa bệnh” 
và quyết định số 5771/BYT-K2ĐT ngày 
30/08/2012 của Bộ Y tế về tài liệu đào tạo 
phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn.
Kiến thức được tính là đạt khi sinh viên 
có tỷ lệ trả lời đúng trên 70% tổng số câu hỏi.
Thái độ : Sử dụng thang đo Likert Scale, 
chia làm 5 mức độ, gộp mức rất đồng ý 
và mức đồng ý là 2 điểm thái độ tích cực, 
không có ý kiến gì 1 điểm trung tính, mức 
không đồng ý và rất không đồng ý 0 điểm 
thái độ tiêu cực. 
2.7. Đạo đức nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được thông qua 
phê duyệt của hội đồng khoa học, hội đồng 
đạo đức của Trường Đại học Điều dưỡng 
Nam Định và Trường Đại học Y khoa Vinh 
trước khi tiến hành triển khai nghiên cứu. 
Sinh viên tham gia điều tra được thông báo 
mục đích của nghiên cứu, và có quyền từ 
chối hoặc đồng ý tham gia nghiên cứu. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Tổng số có 337 sinh viên tham gia nghiên 
cứu. Trong đó 86,9% là nữ giới; đa số sinh 
viên đều có học lực khá và giỏi; 89,9% sinh 
viên đã được đào tạo về phòng ngừa chuẩn 
tuy nhiên chỉ có 81% sinh viên trả lời đã 
được nhận tài liệu về phòng ngừa chuẩn
3.2. Kiến thức và thái độ về phòng 
ngừa chuẩn
Biểu đồ 3.1. Kiến thức chung về phòng 
ngừa chuẩn
Biểu đồ 3.2.Thái độ về phòng ngừa 
chuẩn
Có 65,9% sinh viên có thái độ tích cực về 
phòng ngừa chuẩn, 33,2% có thái độ trung 
tính và chỉ có 0,9% có thái độ tiêu cực trong 
phòng ngừa chuẩn.
3.4. Các yếu tố liên quan tới kiến thức và thái độ về phòng ngừa chuẩn
Bảng 3.1 Mối liên quan thái độ và kiến thức tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương 
do vật sắc nhọn của sinh viên
Kiến thức
Thái độ
Đạt Không đạt Tổng p< 0,05
OR=4,6 
CI 95% 
(1,8 – 7,2)
Tích cực 147 75 222
Không tích cực 34 81 115
Tổng 181 156 337
Sinh viên có thái độ tích cực thì có kiến thức về tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương 
do vật sắc nhọn cao gấp 4,6 lần so với sinh viên có thái độ tiêu cực CI 95% (1,8 – 7,2).
87
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
Bảng 3.2 Mối liên quan thái độ và kiến thức vệ sinh tay
Kiến thức
Thái độ
Đạt Không đạt Tổng P< 0,05
OR=2,7
CI 95%
(1,3 – 3,5)
Tích cực 145 77 222
Không tích cực 47 68 115
Tổng 192 145 337
Sinh viên có thái độ tích cực thì có kiến thức về vệ sinh tay cao gấp 2,7 lần so với sinh 
viên có thái độ tiêu cực CI 95% (1,3 – 3,5).
Bảng 3.3 Mối liên quan thái độ và kiến thức ho và hô hấp
Kiến thức
Thái độ
Đạt Không đạt Tổng p = 0,003
OR=3,7 
CI 95% 
(2,1 – 5,4)
Tích cực 165 57 222
Không tích cực 50 65 115
Tổng 215 122 337
Sinh viên có thái độ tích cực thì có kiến thức về vệ sinh ho và hô hấp cao gấp 3,7 lần so với 
sinh viên có thái độ tiêu cực, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê CI 95% (2,1 – 5,4).
Bảng 3.4. Liên quan thái độ với các đặc điểm sinh viên với kiến thức PNC
Giới tính
Thái độ về PNC p = 0,003
OR=4,6
CI 95%
(1,7 - 7,9)
Tích cực Không tích cực
Nữ 185 104
Nam 11 29
Sinh viên nữ có thái độ tích cực về PNC 
cao gấp 4,1lần so với sinh viên nam CI 95% 
(1,7 - 7,9).
4. BÀN LUẬN
4.1. Kiến thức, thái độ của sinh viên về 
phòng ngừa chuẩn
Kiến thức về thời gian rửa tay chỉ có 
31,5% sinh viên rửa tay biết trong rửa tay 
thường quy, thời gian tối thiểu là từ 40- 60 
giây. Sinh viên thường không chú ý đến thời 
gian của rửa tay do thói quen thường bỏ 
bước khi rửa tay tại phòng thực hành. Kiến 
thức của sinh viên Trường Đại học Y khoa 
Vinh về thời gian thấp hơn rất nhiều so với 
nghiên cứu tương tự trong và ngoài nước 
của Nguyễn Thị Nga 57%, Mn. Huson Amin 
Ghalyalà 85.42%. 
Có 65,2% sinh viên cho rằng sử dụng 
găng thay thế cho rửa tay thường qui. Sử 
dụng dung dịch rửa tay chứa cồn có tỷ lệ 
trả lời đúng từ 31,8% đến 65,8%. Các kiến 
thức về việc sử dụng các dung dịch chứa 
cồn thay thế chưa được cung cấp thường 
xuyên do đó kiến thức về nội dung này đạt 
tỷ lệ trả lời đúng chưa cao. 
Tỷ lệ chấn thương do vật sắc nhọn trong 
thực tập lâm sàng của sinh viên đại học điều 
dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh năm 
2015 là 60%, số lần mắc trung bình là 1,46 
lần/6 tháng. 
Nhóm kiến thức: không đậy nắp bơm 
tiêm sau khi sử dụng để tránh tổn thương; 
vết thương do kim đâm không phải là gặp 
nhất trên lâm sàng; dự phòng tiếp xúc được 
sử dụng để quản lý các vết thương từ một 
người bệnh bị HIV, sinh viên nắm được rất 
ít dưới 20%. 
Nhóm kiến thức về vệ sinh khi ho và hô 
hấp sinh viên đạt trên 64%, tương đương 
sinh viên Trường đại học Y Hà Nội. Khi tiếp 
88
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
xúc với các người bệnh có các bệnh về hô 
hấp cần thiết phải đeo khẩu trang 63,1%; 
khi ho, nếu không có khăn tay nên dùng mặt 
trong khuỷu tay để che, không dùng bàn 
tay 65,8%; Khoảng cách hợp lí khi tiếp xúc 
(giao tiếp) với người bệnh có vấn đề đường 
hô hấp là 1m 64,6%; Sau khi tiếp xúc với 
dịch tiết đường hô hấp của người bệnh cần 
vệ sinh tay 78,6%; và các khoa phòng cần 
có kế hoạch quản lí các người bệnh có bệnh 
về đường hô hấp đạt tỷ lệ cao nhất 82,4%. 
Các câu hỏi về sắp xếp người bệnh thích 
hợp có tỷ lệ trả lời đúng cao trên 76%. Các 
kiến thức này sinh viên có thể ghi nhận 
được ngay từ thực tế quan sát khi đi học lâm 
sàng, hoặc ngay tại các phòng lab, ngoài ra 
các kiến thức trên đã được cung cấp cho 
sinh viên khi học môn Vi sinh và môn KSNK.
Có 94,6% sinh viên trả lời đúng dụng 
cụ y tế tái sử dụng phải được xử lý trước 
khi sử dụng cho người bệnh khác. Dụng cụ 
thiết yếu, được sử dụng để đưa vào mô, 
mạch máu và khoang vô khuẩn phải được 
tiệt khuẩn, nhưng có 19,6% cho rằng khử 
khuẩn mức độ cao là được. Sự khác biết tỷ 
lệ trên do sinh viên ít không được tiếp xúc 
với các dụng cụ thiết yếu: dụng cụ thông 
tiểu, thông mạch máu do vậy sinh không 
biết kiến thức này là phù hợp. “thực hành 
thông tiểu ở trường chỉ làm trên mô hình nên 
dụng cụ không phải hấp sấy và bọc trong 
gói”. Những kiến thức về xử lý dụng cụ y tế 
là những kiến thức chuyên sâu, sinh viên 
chỉ được học một phần nhỏ nội dung trên 
trong môn Vi sinh và môn KSNK.Thực tế 
sinh viên chưa đi lâm sàng nên chưa tiếp 
xúc với người trực tiếp làm sạch và xử lí 
dụng cụ. Do vậy chưa có nhiều sinh viên trả 
lời đúng các câu hỏi về nội dung này.
Trên 74% sinh viên trả lời đúng các câu 
hỏi về phân loại đồ vải tại cơ sở phát sinh, 
vận chuyển đồ vải có thấm máu và dịch, cách 
thu gom đồ vải thường và đồ vải có nguy cơ 
lây nhiễm, xử lí đồ vải bẩn. Chỉ có 22,3% sinh 
viên trả lời đúng câu hỏi về xử lí đồ vải cho 
người bệnh HIV. Kiến thức về phân loại và 
xử lý đồ vải sinh viên đã được học lý thuyết 
tuy nhiên nội dung này ít được thực hành tại 
phòng lab ở trường do nên sinh viên nắm 
chưa vững kiến thức nội dung này. Mà tại 
bệnh viện, công việc phân loại, thu gom đồ 
vải, xử lí đồ vải bẩn do hộ lí thực hiện, sinh 
viên chưa đi lâm sàng nên không được tiếp 
cận thực tế lĩnh vực này do vậy một số kiến 
thức chuyên sâu về xử lí đồ vải đối với người 
bệnh HIV/AIDS có tỷ lệ trả lời đúng chưa cao. 
Các câu về xử lí rác thải ban đầu chất 
thải nguy cơ lây nhiễm cao, tiêu hủy chất 
thải thông thường, đặc biệt các câu về 
khoảng cách lưu giữ chất thải có tỷ lệ trả 
lời đúng chưa cao. 86,3% sinh viên có kiến 
thức đúng về chất thải y có nên tỷ lệ trả lời 
đúng cao Câu hỏi về cách xử lý ban đầu 
các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao và 
tiêu hủy chất thải thông thường có tỷ lệ trả 
lời đúng 17,3%. Chỉ có 17% sinh viên trả lời 
đúng các câu hỏi về khoảng cách lưu giữ 
chất thải y tế các nơi công cộng.
4.2. Mối liên quan đến kiến thức, thái 
độ về PNC của sinh viên 
Trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối 
liên quan giữa kiến thức về phòng ngừa 
chuẩn với một số đặc điểm cá nhân sinh viên 
như: Giới tính, dân tộc, đào tạo về PNC, thái 
độ về PNC. Kiến thức chung về PNC gồm 
nhiều nhóm như: vệ sinh tay, tiêm an toàn, 
xử lý chất thải y tế,  trong mỗi nhóm lại 
nhiều với các kiến thức chi tiết nhỏ nên sinh 
viên khó nhớ “mặc dù học rồi nhưng nhiều 
điều quá, hơn nữa mỗi điều lại chi tiết tỉ mẩn 
nên bọn em khó nhớ hết” do vậy tỷ lệ sinh 
viên có kiến thức đạt rất thấp. 
Bên cạnh đó, sinh viên năm 2 chưa đi 
thực tập lâm sàng nên sinh viên chưa có kinh 
nghiệm thực tế trong các vấn đề xử lý chất 
thải y tế, đồ vải, sắp xếp người bệnh do 
vậy kiến thức sinh viên chưa được củng cố. 
Sinh viên nhớ đúng các kiến thức về nhóm 
vệ sinh khi ho và hô hấp 64%, tiêm an toàn 
và phòng chống tổn thương do vật sắc nhọn 
54%, “vừa rồi có bạn khoá trên phải điều trị 
dự phòng HIV do kim đâm vô tay, chúng em 
sợ lắm nên phải cẩn thận”, vệ sinh tay 57% 
“học thực hành vệ sinh tay các Cô dạy rất 
kĩ và phải làm đi làm lại nhiều lần và về nhà 
tự thực hành được nên chúng em nhớ rõ ”. 
89
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 01 - Số 02
Đây là nhóm kiến thức thiết thực, sinh viên 
hình dung được ảnh hưởng trực tiếp đến 
sức khoẻ sinh viên nếu không tuân thủ 2 
điều kiện đó, do vậy kiến thức đúng chiếm tỷ 
lệ cao hơn. Sinh viên có thái độ tích cực thì 
có kiến thức về vệ sinh tay cao gấp 2,7 lần, 
kiến thức về tiêm an toàn và phòng ngừa tổn 
thương do vật sắc nhọn cao gấp 4,6 lần, kiến 
thức về vệ sinh ho và hô hấp cao gấp 3,7 
lần so với sinh viên có thái độ tiêu cực, sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Sinh 
viên quan tâm kiến thức về các lĩnh vực ảnh 
hưởng trực tiếp đến sự an toàn của bản thân, 
và hình dung được các tác hại nếu không 
tuân thủ điều kiện đó. Nhóm các kiến thức 
xử lý dụng cụ, xử lý đồ vải, sắp xếp người 
bệnh  chưa có kinh nghiệm thực tế nên tỷ 
lệ đạt kiến thức thấp hơn. Mặc dù chưa tìm 
thấy yếu tố nguy cơ liên quan đến kiến thức 
PNC của sinh viên Trường Đại học Y khoa 
Vinh nhưng qua số liệu mô tả cho thấy kiến 
thức của sinh viên rất thấp. Đây là điều hết 
sức nguy hiểm nếu với tình trạng kiến thức 
như vậy mà sinh viên đi thực tế lâm sàng thì 
có nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến an toàn 
của sinh viên và người bệnh. Cần đào tạo lại 
kiến thức về PNC cho tất cả sinh viên để sinh 
viên có đủ kĩ năng cần thiết bảo vệ bản thân 
trong suốt quá trình học thực hành lâm sàng. 
Sinh viên nữ có thái độ tích cực về PNC cao 
gấp 4,1 lần so với sinh viên nam, sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê với OR=4,1 CI 95% 
(1,7 - 7,9). Đặc tính nghề nghiệp điều dưỡng 
thường có số lượng nữ nhiều hơn nam giới 
ngay trong lúc học hay hành nghề về sau. 
Sinh viên nữ có tính cẩn thận hơn so với nam 
do vậy quan tâm trong việc học tập các điều 
kiện đảm bảo an toàn cho bản thân. 
5. KẾT LUẬN
Kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn 
của sinh viên trường đại học y khoa vinh 
năm 2018: có 5,9% sinh viên cử nhân điều 
dưỡng có kiến thức đạt về phòng ngừa 
chuẩn. Có 65,9% sinh viên có thái độ tích 
cực về phòng ngừa chuẩn, 33,2% có thái độ 
trung tính và chỉ có 0,9% có thái độ tiêu cực 
trong phòng ngừa chuẩn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, 
thái độ về phòng ngừa chuẩn: sinh viên nữ 
có thái độ tích cực về PNC cao gấp 4,6 lần 
so với sinh viên nam với CI 95% (1,7 - 7,9).
Sinh viên có thái độ tích cực thì có kiến thức 
về vệ sinh tay cao gấp 2,7 lần CI 95% (1,3 – 
3,5), kiến thức về tiêm an toàn và phòng ngừa 
tổn thương do vật sắc nhọn cao gấp 4,6 lần CI 
95% (1,8 – 7,2), kiến thức về vệ sinh ho và hô 
hấp cao gấp 3,7 lần so với sinh viên có thái độ 
chưa tích cực với p < 0,05.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2012). Quyết định số: 3671/
QĐ-BYT ngày 27 tháng 09 năm 2012 hướng 
dẫn thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Trường Đại học Y khoa Vinh (2015). 
Quyết định số 115 ngày 23/4/2015 ban hành 
chương trình chi tiết ngành đại học Điều 
dưỡng sửa đổi, Nghệ An.
3. Australian Government (2010). 
Australian Guideline for the Prevention and 
Control of Infection and Healthcare, National 
Health and Medical Research Council. 
https://www.nhmrc.gov.au/guidelines-
publications/cd33
4. CDC (2008). Wordbook for designing 
implementing, and evaluating a sharps injury 
prevention program. https://www.cdc.gov/
sharpssafety/pdf/sharpsworkbook_2008.pdf
5. Oh H. Kim KM (2015). Clinical 
Experiences as Related to Standard 
Precautions Compliance among Nursing 
Students: A Focus Group Interview Based 
on the Theory of Planned Behavior. Asian 
Nurs Res (Korean Soc Nurs Sci), 9(2).
6. WHO (2007). Standard precautions 
in health care, truy cập ngày 24/8/2017, 
web 
publications/EPR_AM2_E7.pdf?ua=1.
7. Lê Thị Nga (2016). Kiến thức, thái 
độ về các biện pháp phòng ngừa chuẩn của 
sinh viên tại Đại học Y Hà Nội”, Khóa luận 
tốt nghiệp Cử nhân điêu dưỡng, Trường Đại 
học Y Hà Nội, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_kien_thuc_thai_do.pdf