Thực trạng về một số thay đổi giải phẫu, rối loạn cơ năng và bệnh lý ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh

TÓM TẮT

Mãn kinh (MK) và rối loạn tiền mãn kinh (TMK), ngƣời phụ nữ có thể có những rối loạn về kinh

nguyệt, chức năng và một số biểu hiện bất thƣờng, nhƣ: Bốc hoả, hồi hộp, lạnh đầu chi, mất ngủ

Hay lo lắng, buồn phiền và giảm sút trí nhớ. Có một số biến đổi về chuyển hoá, miễn dịch và bệnh

lý nhƣ: Loãng xƣơng, sơ vừa động mạch, ung thƣ Cần đƣợc tƣ vấn và khám xét, mục tiêu

nghiên cứu: Mô tả một số thay đổi giải phẫu, rối loạn cơ năng và bệnh lý ở phụ nữ tuổi MK.

Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: Chọn mẫu toàn bộ 386 trƣờng hợp phụ nữ có rối loạn

TMK và MK đến khám. Thời gian Từ 06/2008 đến 06/2012, tại Bệnh viện Trƣờng Đại học Y

Dƣợc. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Khám xét theo định hƣớng lâm sàng và chọn lọc

Kết quả:

- Độ tuổi phụ nữ đến khám 50 - 54, chiếm 49,0%, lý do chủ yếu là mất ngủ bốc hỏa, đau thắt ngực,

xƣơng khớp, rối loạn kinh nguyệt, bất thƣờng niệu dục lần lƣợt là: 30,6%, 50,3%, 21,2%, 43,8%

và 37,0%. Hai dạng rối loạn mất kinh và đa kinh chiếm chủ yếu là 27,2% và 17,6%. Phụ nữ quanh

MK, BMI từ 18,5-25 chiếm 62,1%, BMI >25 là 30,5% và <18,5:>

- Rối loạn ở tim mạch chủ yếu ở mức độ nhẹ: 31,4%, vừa và nặng: 16,5% và 10,3%.

- Hình ảnh Xquang xƣơng khớp không bình thƣờng, chiếm tỷ lệ cao: 76,8%.

- Siêu âm tử cung bất thƣờng 11,1%, xét nghiệm nƣớc tiểu có tế bào, cặn 19,6%, khí hƣ có tạp

khuẩn 52,2% và viêm đặc hiệu 4,9% (viêm loét hoặc nấm).

- Phụ nữ quanh MK chƣa hiểu biết về MK tới sức khoẻ chiếm tỷ lệ: 62,5%.

Khuyến nghị giải pháp chăm sóc sức khỏe tuổi mãn kinh

- Tăng cƣờng truyền thông kiến thức bảo vệ sức khoẻ cho nhóm phụ nữ quanh MK.

- Khám phụ khoa định kỳ và tƣ vấn, khám xét xác định và điều trị cụ thể khi cần thiết.

- Tăng cƣờng vận động và thể dục hợp lý.

- Với nhóm tăng cân, béo, cần có chế độ ăn phù hợp: Kiêng mỡ, ăn bớt thịt, trứng, muối; ăn nhiều

khoáng chất, rau quả.

- Isoflavones (phytoestrogens) - là một chất nguồn gốc thực vật có nhiều trong sữa đậu nành, có lợi

cho sức khỏe phụ nữ quanh MK.

pdf 8 trang yennguyen 8040
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng về một số thay đổi giải phẫu, rối loạn cơ năng và bệnh lý ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng về một số thay đổi giải phẫu, rối loạn cơ năng và bệnh lý ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh

Thực trạng về một số thay đổi giải phẫu, rối loạn cơ năng và bệnh lý ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh
Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 155 - 162 
155 
THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ THAY ĐỔI GIẢI PHẪU, RỐI LOẠN CƠ NĂNG 
VÀ BỆNH LÝ Ở PHỤ NỮ QUANH TUỔI MÃN KINH 
Lê Minh Chính
* 
 Trường Đại học Y Dược - ĐHThái Nguyên 
TÓM TẮT 
Mãn kinh (MK) và rối loạn tiền mãn kinh (TMK), ngƣời phụ nữ có thể có những rối loạn về kinh 
nguyệt, chức năng và một số biểu hiện bất thƣờng, nhƣ: Bốc hoả, hồi hộp, lạnh đầu chi, mất ngủ 
Hay lo lắng, buồn phiền và giảm sút trí nhớ. Có một số biến đổi về chuyển hoá, miễn dịch và bệnh 
lý nhƣ: Loãng xƣơng, sơ vừa động mạch, ung thƣ  Cần đƣợc tƣ vấn và khám xét, mục tiêu 
nghiên cứu: Mô tả một số thay đổi giải phẫu, rối loạn cơ năng và bệnh lý ở phụ nữ tuổi MK. 
Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: Chọn mẫu toàn bộ 386 trƣờng hợp phụ nữ có rối loạn 
TMK và MK đến khám. Thời gian Từ 06/2008 đến 06/2012, tại Bệnh viện Trƣờng Đại học Y 
Dƣợc. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Khám xét theo định hƣớng lâm sàng và chọn lọc 
Kết quả: 
- Độ tuổi phụ nữ đến khám 50 - 54, chiếm 49,0%, lý do chủ yếu là mất ngủ bốc hỏa, đau thắt ngực, 
xƣơng khớp, rối loạn kinh nguyệt, bất thƣờng niệu dục lần lƣợt là: 30,6%, 50,3%, 21,2%, 43,8% 
và 37,0%. Hai dạng rối loạn mất kinh và đa kinh chiếm chủ yếu là 27,2% và 17,6%. Phụ nữ quanh 
MK, BMI từ 18,5-25 chiếm 62,1%, BMI >25 là 30,5% và <18,5: 17,4%. 
- Rối loạn ở tim mạch chủ yếu ở mức độ nhẹ: 31,4%, vừa và nặng: 16,5% và 10,3%. 
- Hình ảnh Xquang xƣơng khớp không bình thƣờng, chiếm tỷ lệ cao: 76,8%. 
- Siêu âm tử cung bất thƣờng 11,1%, xét nghiệm nƣớc tiểu có tế bào, cặn 19,6%, khí hƣ có tạp 
khuẩn 52,2% và viêm đặc hiệu 4,9% (viêm loét hoặc nấm). 
- Phụ nữ quanh MK chƣa hiểu biết về MK tới sức khoẻ chiếm tỷ lệ: 62,5%. 
Khuyến nghị giải pháp chăm sóc sức khỏe tuổi mãn kinh 
- Tăng cƣờng truyền thông kiến thức bảo vệ sức khoẻ cho nhóm phụ nữ quanh MK. 
- Khám phụ khoa định kỳ và tƣ vấn, khám xét xác định và điều trị cụ thể khi cần thiết. 
- Tăng cƣờng vận động và thể dục hợp lý. 
- Với nhóm tăng cân, béo, cần có chế độ ăn phù hợp: Kiêng mỡ, ăn bớt thịt, trứng, muối; ăn nhiều 
khoáng chất, rau quả. 
- Isoflavones (phytoestrogens) - là một chất nguồn gốc thực vật có nhiều trong sữa đậu nành, có lợi 
cho sức khỏe phụ nữ quanh MK. 
Từ khóa: Mãn kinh, thay đổi giải phẫu, rối loạn cơ năng, bệnh lý. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Thời kỳ quanh mãn kinh (MK: menopause) 
với ngƣời phụ nữ, ít nhiều biến động tâm lý, 
trí tuệ, ảnh hƣởng tới sức khoẻ và phát sinh 
một số bệnh. Khi gần đến giai đoạn MK 
buồng trứng bắt đầu suy yếu dần và các 
hormon sinh dục cũng giảm dần, những thay 
đổi trên gây nên một số triệu chứng báo hiệu 
thời kỳ sắp MK, gọi là thời kỳ chuyển tiếp, 
hay giai đoạn tiền mãn kinh (TMK: 
premenopause). Trong giai đoạn này ngƣời 
phụ nữ có thể có những rối loạn về kinh 
nguyệt và các chức năng khác. Có một số biến 
động, hay biểu hiện bất thƣờng, nhƣ: Bốc hoả, 
*
 Tel: 0912 257863, Email: minhchinhyk@yahoo.com.vn 
hồi hộp, lạnh đầu chi, mất ngủ Hay lo lắng, 
buồn phiền và giảm sút trí nhớ [6]. 
Sau giai đoạn chuyển tiếp hay giai đoạn 
TMK, buồng trứng giảm dần và ngừng sản 
sinh nội tiết sinh dục, ngƣời phụ nữ bƣớc vào 
tuổi MK thực sự. Mặc dù cơ thể có tự điều 
chỉnh, tuy nhiên vẫn có một số biến đổi về 
chuyển hoá, miễn dịch... là tiền đề dẫn tới một 
số bệnh, nhƣ: Loãng xƣơng, sơ vừa động 
mạch, ung thƣ vú, ung thƣ nội mạc tử 
cung...[3]. 
Rối loạn TMK và MK là một hiện tƣợng 
không tránh khỏi, tuy nhiên ở mỗi ngƣời có 
những biến động khác nhau, những ảnh 
hƣởng và sự chịu đựng hay chấp nhận cũng 
khác nhau. Những lý do xã hội hay sự hiểu 
Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 155 - 162 
156 
biết về MK còn hạn chế, mà bệnh lý gặp ở 
thời kỳ này ít đƣợc quan tâm. Việc khắc phục 
những biến động tâm sinh lý, tƣ vấn những 
kiến thức thông thƣờng về MK, không những 
đề phòng đƣợc nhiều bệnh lý của thời kỳ MK, 
mà còn góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc 
sống cho ngƣời phụ nữ ở lứa tuổi này. Nghiên 
cứu này nhằm mục tiêu: 
- Mô tả một số thay đổi giải phẫu, rối loạn cơ 
năng và bệnh lý ở phụ nữ tuổi MK. 
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
- 386 trƣờng hợp phụ nữ rối loạn TMK và 
MK đến khám và điều trị. 
- Loại trừ trƣờng hợp: Đã mổ cắt tử cung 
buồng trứng, điều trị bổ sung nội tiết hoặc 
corticoides, có bệnh nặng, hoặc nghi ung thƣ. 
Thời gian, Địa điểm: Từ 06/2008 đến 
06/2012. Bệnh viện Trƣờng Đại học Y khoa. 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 
Cách chọn mẫu và thu thập số liệu: Chọn 
mẫu toàn bộ (386) những trƣờng hợp có triệu 
chứng gợi ý rối loạn TMK và MK. 
- Khám xét theo định hƣớng lâm sàng: Tính 
BMI, xét nghiệm nƣớc tiểu 10 thông số (chọn 
lọc), xét nghiệm khí hƣ soi tƣơi, nhuộm soi 
(chọn lọc), Siêu âm tử cung phần phụ (toàn 
bộ), Điện tim (toàn bộ), Chụp Xquang xƣơng 
khớp (chọn lọc). 
Chỉ tiêu nghiên cứu và đánh giá 
- Lâm sàng: Mất ngủ (khó ngủ, ngủ ít hơn 
thói quen), bốc hoả (nóng rực từng cơn, từ 
ngực, cổ lên mặt nhiều lần trong ngày và 
đêm), đau ngực vùng trƣớc tim, đau xƣơng 
khớp, rối loạn kinh nguyệt (lƣợng kinh tăng, 
kéo dài), rối loạn niệu dục (đái rắt, buốt, khí 
hƣ, đau rát). Mãn kinh là thôi không hành 
kinh ≥2 năm, tuổi hơn kém 50 BMI = [cân 
nặng/(chiều cao)2], phân loại theo WHO <18,5: 
thiếu cân, gầy; từ 18,5 - 25: trọng lƣợng trung 
bình; >25: thừa cân, ≥30: béo phì. 
- Khám, xét nghiệm và đánh giá theo phƣơng 
pháp thƣờng quy chuyên môn. 
Xử lý số liệu: Phƣơng pháp thống kê y học, 
chƣơng trình phần mềm EPI INFO 6.04v. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Nhóm tuổi của đối tƣợng đến khám chiếm 
nhiều nhất là 50 - 54 tuổi, tiếp theo là nhóm tuổi 
45 - 49; 55 - 59 và ≥60 (23,1; 14,2 và 11,9%). 
Nghề nghiệp hƣu trí 43,5%, cán bộ viên chức 
19,2%, nông dân và nội trợ thấp nhất. 
Trong các lý do đến khám, trong đó lý do đau 
thắt ngực chiếm 50,3%, tiếp đến là bất thƣờng 
kinh nguyệt 43,8% (rối loạn kinh nguyệt). 
Các lý do khác, trong đó có tiểu đƣờng, tăng 
huyết áp có tỷ lệ 6,0%. 
Bảng 1. Một số đặc điểm và lý do khám bệnh của đối tượng nghiên cứu (n = 386) 
Một số đặc điểm và lý do đến khám n % 
Nhóm tuổi 
40 - 44 7 1,8 
45 - 49 89 23,1 
50 - 54 189 49,0 
55 - 59 55 14,2 
≥ 60 46 11,9 
Nghề nghiệp 
Ngƣời nghỉ hƣu trí 168 43,5 
Cán bộ viên chức 74 19,2 
Công nhân 41 10,6 
Nông dân 34 8,8 
Buôn bán 38 9,8 
Nội trợ 31 8,0 
Một số lý do đến 
khám 
(tổng hợp nhiều lý 
do) 
Vì mất ngủ, lo âu, bốc hỏa 118 30,6 
Vì đau thắt ngực 194 50,3 
Vì đau cơ, xƣơng khớp 82 21,2 
Vì bất thƣờng Kinh nguyệt 169 43,8 
Vì bất thƣờng niệu dục 143 37,0 
Các lý do khác* 23 6,0 
(*Khám sức khỏe, khám tăng huyết áp, tiểu đường). 
Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 155 - 162 
157 
Bảng 2. Một số đặc điểm và dạng rối loạn thường gặp 
Các dạng rối loạn thƣờng gặp n % 
Tình trạng kinh 
nguyệt (n 
= 386) 
Kinh nguyệt bình thƣờng 91 23,6 
Kinh thƣa, đa kinh, rong kinh 68 17,6 
Mất kinh trên 1 - 2 năm 105 27,2 
Mất kinh trên 2 năm, MK 122 31,6 
Biến động về tình 
dục (nhu cầu và 
mức độ đáp ứng) 
(n = 351) 
Không thay đổi 136 38,7 
Giảm sút 122 34,8 
Tăng hơn 48 13,7 
Không quan tâm 45 12,8 
BMI (n = 386) 
< 18,5 61 17,4 
18,5 - 25 218 62,1 
> 25 107 30,5 
Kết quả điện tim 
(n = 194) 
Giới hạn bình thƣờng 81 41,8 
Rối loạn mức độ nhẹ 61 31,4 
Rối loạn mức độ vừa 32 16,5 
Rối loạn mức độ nặng 20 10,3 
Kết quả Xq 
 n = 82 
Bình thƣờng 19 23,2 
Không bình thƣờng 63 76,8 
Siêu âm Tử cung 
phần phụ (n = 386) 
Bình thƣờng 343 88,9 
Không bình thƣờng 43 11,1 
XN nƣớc tiểu 
n = 143 
Bình thƣờng 115 80,4 
Có tế bào, trụ, cặn 28 19,6 
XN khí hƣ 
 n = 143 
Bình thƣờng 57 39,9 
Viêm tạp khuẩn 79 52,2 
Viêm đặc hiệu 7 4,9 
Nhận xét: Trong các dạng rối loạn kinh 
nguyệt, nhóm phụ nữ đến khám vì rối loạn 
kinh nguyệt, kinh thƣa, kinh mau, đa kinh và 
rong kinh chiếm 17,6%. Nhóm có dạng mất 
kinh (rối loạn tiền mãn kinh) và MK có tỷ lệ 
chiếm gần 60% (27,2% + 31,6%. 
Với cảm nhận về giảm sút ham muốn tình 
dục, có 38,7% không có thay đổi, 34,8% có 
biểu hiện giảm rõ rệt, có 13,7% có cảm nhận 
tốt hơn. 
Xác định BMI đánh giá tình trạng dinh dƣỡng 
(phân loại theo WHO), 62,1% có mức dinh 
dƣỡng hợp lý, 30,5% thừa cân và 17,4% gầy. 
Điện tim ở giới hạn bình thƣờng chiếm tỷ lệ 
41,8%, có 31,4% có kết quả bệnh tim nhẹ, 
cần tƣ vấn và điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi, ăn 
uống hợp lý. Tuy nhiên 16,5% có rối loạn 
bệnh lý tim mạch ở mức độ vừa và nặng. 
Chụp Xquang cho đối tƣợng có biểu hiện đau 
cột sống, xƣơng khớp, tỷ lệ 76,8% hình ảnh 
không bình thƣờng (thái hóa, vôi, gai, đĩa 
đệm...). Chỉ có 23,2% hình ảnh bình thƣờng. 
Kết quả siêu âm phụ khoa bình thƣờng chiếm 
tỷ lệ 88,9%, có 11,1% siêu âm có hình ảnh 
bất thƣờng. 
Trong những trƣờng hợp có dấu hiệu lâm 
sàng bất thƣờng về cơ quan tiết niệu và sinh 
dục (đái rắt, buốt, khí hƣ, đau rát), xét 
nghiệm nƣớc tiểu có kết quả bình thƣờng là 
80,4%, có biểu hiện viêm đƣờng tiết niệu 
nhƣng không trầm trọng là 19,6%. Trong khi 
đó xét nghiệm khí hƣ có biểu hiện viêm âm 
hộ, âm đạo và cổ tử cung lại chiếm gần 60% 
(52,2% viêm do tạp khuẩn và 4,9% viêm đặc 
hiệu: do nấm hoặc trùng roi) 
Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 155 - 162 
158 
Bảng 3. Những hiểu biết về TMK và MK 
Kiến thức về TMK và MK n % 
Đạt 131 33,9 
Không đạt 255 66,1 
Tổng cộng 386 100 
Nhận xét: Tỷ lệ kiến thức không đạt, vì không biết, không nghĩ tới và không cho là bản thân đang 
có những vấn đề liên quan tới MK chiếm 66,1%. 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm dân và lý do khám bệnh của đối 
tượng 
Với mức độ khác nhau, kết quả bảng 1 cho 
thấy có thể có nhiều lý do thúc đẩy phụ nữ 
MK đến khám, nhƣng dấu hiệu đau thắt ngực 
là lý do chiếm tỷ lệ cao nhất. Phụ nữ thƣờng 
nghĩ đau ngực là đau tim, đó là điều tác động 
tâm lý lo sợ, dẫn tới có nhu cầu đi khám, điều 
đó về cơ bản cũng phù hợp với chẩn đoán, 
(ngoại trừ một số vấn đề về thần kinh liên 
sƣờn). 
Bất thƣờng về kinh nguyệt: Kinh nhiều hoặc 
mất kinh là lý do gây lo lắng nhiều nhất, vì 
kinh nhiều (băng kinh) trực tiếp ảnh hƣởng 
tới sức khỏe, gây mệt mỏi thậm chí choáng 
ngất. Đồng thời cũng gây lo lắng tới phát sinh 
khối u hay bất thƣờng khác. Với mất kinh (vô 
kinh), ngƣời đang hành kinh có mất kinh 
thƣờng lo lắng do bệnh hoặc cũng có thể lo có 
thai, bởi vậy cũng thúc đẩy ngƣời bệnh đi khám. 
Lý do khám vì các biểu hiện mất ngủ, lo âu, 
bốc hoả. Dấu hiệu bốc hoả có thể xuất hiện 
bất kỳ lúc nào, ngay cả trong giấc ngủ, làm 
bừng tỉnh và mất ngủ vì ngủ lại khó khăn. 
Thực ra đây là lý do thúc đẩy phụ nữ đến 
khám, còn con số thực của dấu hiệu bốc hoả, 
mà ngƣời phụ nữ đến khám vì lý do khác 
nhƣng có kèm bốc hoả còn cao hơn nhiều. 
Theo tác giả J. Huge, tỷ lệ gặp bốc hoá tới 
87% phụ nữ quanh tuổi MK, nhiệt độ có thể 
tăng cục bộ, chênh lệch với nhiệt độ cơ thể tới 
hơn 10C, nhƣng đa số không làm họ quan 
tâm...[6]. Cơn bốc hoả thƣờng bắt đầu và gặp 
nhiều ở mặt, cổ, đầu, sau đó ở ngực và có thể 
cả ở đầu các ngón tay. Mỗi cơn có thể thoáng 
qua hoặc kéo dài 3 - 5 phút, có thể 20 - 30 lần 
trong ngày, trong giấc ngủ - làm thức giấc, 
dẫn tới mất ngủ vì khó ngủ lại và thƣờng xuất 
hiện khi lo lắng, stress, rồi tự nhiên mất đi 
[5], [8]. 
Về cơ chế, các giả thuyết cho là do rối loạn 
điều hoà thân nhiệt và rối loạn thần kinh thực 
vật. Phụ nữ quanh MK do giảm lƣợng 
estrogen, tuyến mồ hôi kém hoạt động, biến 
đổi sinh hoá não, tăng tiết FSH ở tuyến yên 
(Nội tiết tố hƣớng sinh dục), tác động lên 
trung tâm điều hoà thân nhiệt ở vùng dƣới 
đồi, kèm theo rối loạn chức năng thần kinh 
thực vật... gây nên tình trạng giãn mạch cục 
bộ tạm thời, tạo ra những cơn bốc hoả [1], 
[6]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc 
Phƣợng, mất ngủ gặp trên 80% ở phụ nữ 
quanh MK [l], theo Tôn Nữ Minh Quang mất 
ngủ chiếm 53,18% ở phụ nữ quanh MK. 
Nhƣng thực ra, nếu có sự hiểu biết về nguyên 
nhân và cơ chế, sẽ có sự an tâm và tự điều 
chỉnh quỹ thời gian hợp lý, thì giấc ngủ sẽ tốt 
hơn, không ảnh hƣởng nhiều sức khỏe. Qua 
một số nghiên cứu cho thấy một số phụ nữ 
quanh MK tuy phàn nàn về mất ngủ, họ 
không bị sút cân mà lại tăng cân [3]. Tuy 
nhiên, vấn đề ảnh hƣởng lại là ở chỗ khác, 
theo Laura Muha đó là sự khởi đầu một giai 
đoạn mà điều gì cũng trở thành khó nhớ, hay 
quên, dễ xúc động và sen lẫn nhiều thái độ 
khác nhau. Đó là quá trình mất mát và thậm 
chí suy sụp trí tuệ: rối loạn tri thức và bệnh 
Alzheimer (suy giảm trí tuệ). Nguyên nhân từ 
sự giảm estrogen dẫn tới thoái hoá tế bào 
Neurone (thần kinh), giảm hoạt động não bộ và 
sự thiếu máu não cùng với các synapse thần 
kinh bị phá huỷ, giảm dẫn truyền... [1], [5]. 
Tóm lại về biểu hiện bốc hoả và mất ngủ: Đó 
không phải là một bệnh, mà là tình trạng rối 
loạn thần kinh thực vật mang tính tạm thời. 
Phụ nữ quanh tuổi MK có những vấn đề này, 
cần đƣợc tƣ vấn hiểu rõ, để chấp nhận và chịu 
Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 155 - 162 
159 
đựng, nếu trong giới hạn có thể, đồng thời kết 
hợp tập thể dục đều đặn, xoa bóp, thƣ dãn, 
hoặc dùng thuốc an thần nhẹ khi cần thiết. 
Một số thay đổi giải phẫu, rối loạn cơ năng 
và bệnh lý thường gặp ở phụ nữ MK 
Kết quả phân tích ở bảng 2, phụ nữ quanh 
MK có 30,5% với tình trạng thừa cân và béo, 
tập trung ở cán bộ viên chức và kinh doanh. 
Nhƣ bảng 1 cho thấy phụ nữ quanh MK là đối 
tƣợng phụ nữ làm ruộng chỉ chiếm có 8,8%, 
không có trƣờng hợp nào BMI >25. Theo Tôn 
Nữ Minh Quang, phụ nữ MK nghiên cứu ở 
Huế, có tỷ lệ tăng cân là 46,18% [2]. Trong 
tuổi sinh đẻ, khi buồng trứng còn hoạt động 
duy trì estrogen và progesteron, giúp cho sự 
phân bố mỡ chủ yếu ở mông, ngực, cánh tay 
và đùi. Ở thời kỳ MK do giảm estrogen và 
progesteron, nên có sự thay đổi về phân bố 
lớp mỡ. Mỡ tập trung chủ yếu ở vùng trung 
tâm, còn ở đùi và bắp chân lớp mỡ giảm dần 
đi. Tốc độ giảm mỡ ở chi dƣới chậm, trong 
khi lƣợng mỡ ở bụng và hông lại tăng nhanh, 
bởi vậy đã làm cho BMI tăng là yếu tố bất 
lợi và gánh nặng cho khung xƣơng và đặc 
biệt là cho tim [4], trong khi tuổi càng cao 
chức năng tim, gan, thận, phổi và khung 
xƣơng càng suy giảm 
Phụ nữ quanh MK do thiếu hụt estrgen, 
chuyển hoá đƣờng trong cơ thể bị thay đổi. 
Nếu có nhu cầu ăn tăng tinh bột và đƣờng, sẽ 
dẫn tới tăng cân nhanh, tích mỡ ở bụng, đó 
cũng là yếu tố gây béo phì và tiểu đƣờng của 
phụ nữ ở lứa tuổi này. 
Ngƣợc lại, ngƣời gầy khi BMI <18,5, thì tăng 
nguy cơ loãng xƣơng gấp 2 lần ngƣời béo. 
Kết quả chụp Xquang xƣơng khớp (bảng 2) 
cho thấy, tỷ lệ không bình thƣờng chiếm tới 
76,8% chủ yếu là hình ảnh thoái hoá và lún... 
BMI <18,5 đồng nghĩa với dinh dƣỡng hoặc 
hấp thu kém. Sự giảm sút estrogen liên quan 
tới mật độ chất khoáng trong xương (BMD - 
Bone Mineral Density), trong đó calci chiếm 
vị trí chủ yếu, đồng thời vấn đề rối loạn 
chuyển hoá calci đứng hàng đầu [l]. Estrogen 
đóng vai trò chính làm ổn định chuyển hoá 
hấp thu calci, cốt hoá, tạo mới và sửa chữa bù 
đắp nguyên bào xƣơng. Loãng xƣơng dẫn tới 
cấu trúc vi thể của mô xƣơng thoái triển, 
xƣơng giòn, dễ gãy [3]. Lƣợng estrogen giảm, 
nên quá trình hấp thu calci trở nên kém hiệu 
quả, calci từ máu vào xƣơng chậm làm giảm 
BMD và giảm độ dầy xƣơng, xƣơng xốp, 
giòn. Ở tuổi MK ngƣời phụ nữ mất 6 - 12% 
khối lƣợng xƣơng mỗi năm (bình thƣờng chỉ 
mất 1% khối xƣơng/năm). Những biểu hiện 
này thƣờng diễn ra một cách âm thầm và nặng 
dần, do đó vào tuổi MK ngƣời phụ nữ dễ bị 
còng lƣng và khi bị chấn thƣơng, dù nhỏ cũng 
có thể làm gẫy xƣơng và khó liền. Gẫy hay 
gặp ở xƣơng cổ tay nơi có tần suất tiếp xúc 
sang chấn cao và cổ xƣơng đùi nơi gánh chịu 
trọng lực lớn của cơ thể [4], [7]. 
Với tim, (bảng 2) có 41,8% kết quả Điện tim 
giới hạn bình thƣờng, còn lại là các rối loạn 
bệnh lý, tuy nhiên mức độ nhẹ 31,4% chỉ cần 
theo dõi tƣ vấn điều chỉnh chế độ dinh dƣỡng, 
vận động, nghỉ ngơi hợp lý và điều trị ngoại 
trú. Rối loạn cơ năng và bệnh lý ở mức độ 
vừa và nặng chiếm 16,5% và 10,3% (nhƣ suy 
động mạch vành, tăng huyết áp, thiếu máu cơ 
tim, rối loạn nhịp tim...) cần khám, theo dõi 
và điều trị chuyên khoa. Theo Nguyễn Thị 
Ngọc Phƣợng, phụ nữ quanh MK có tỷ lệ 
bệnh tim mạch tăng gấp từ 2 đến 8 lần so với 
phụ nữ tuổi sinh đẻ [1]. Điều này chứng tỏ vai 
trò của estrogen trên mạch máu, ngăn cản xơ 
vữa mạch máu...[6]. Theo Tôn Nữ Minh 
Quang, thì các rối loạn thực thể ở phụ nữ 
quanh MK xuất hiện với tần suất cao [2]. 
Cũng tƣơng tự, với đàn ông trung và cao tuổi 
do thiếu hụt một phần nội tiết nam (PADAM: 
partial deficiency androgen in aging men), 
các rối loạn kể trên cũng gặp, tuy nhiên mức 
độ nhẹ và ít trầm trọng hơn giới nữ [4], [6]. 
Về tình trạng của cơ quan niệu dục, phụ nữ 
quanh MK có những lý do gợi ý về một số rối 
loạn và biến động niệu dục, (nhƣ tiểu nóng, 
rát, khô, ngứa, khí hƣ âm đạo và giao hợp 
đau...). Kết quả cho thấy các biến động về tiết 
niệu không tổn thƣơng và xét nghiệm nƣớc 
tiểu bình thƣờng là chủ yếu (80,4%). Siêu âm 
tử cung phần phụ bình thƣờng (88,9%), tuy 
Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 155 - 162 
160 
nhiên xét nghiệm khí hƣ có viêm tạp khuẩn 
chiếm đa số (52,2%), đó là tình trạng viêm 
loạn khuẩn, do niêm mạc mỏng, môi trƣờng 
âm đạo có pH kém toan. Theo Tôn Nữ Minh 
Quang thì đa số phụ nữ quanh MK có các rối 
loạn cơ năng niệu dục mức độ nhẹ, có 13,06% 
có són đái không ảnh hƣởng lớn tới sức khoẻ, 
tuy nhiên do không có sự hiểu biết đúng mức, 
nên phát sinh nhiều lo lắng và buồn phiền [2]. 
Về cơ chế của các biến đổi ở niệu dục đã 
đƣợc biết rõ, phụ nữ quanh MK lƣợng 
estrogen tụt xuống, các tuyến nhầy âm đạo 
nhƣ Bactholin và Skène ngừng chế tiết dịch 
làm cho âm đạo bị khô, lớp niêm mạc mỏng 
dần, đồng thời niêm mạc bàng quang cũng 
mỏng, các cơ nâng vùng đáy chậu và tầng 
sinh môn suy yếu... làm cho niệu đạo rộng ra 
và võng xuống. Kết quả là bộ phận sinh dục 
tiết niệu dễ bị nhiễm khuẩn và rối loạn bài 
tiết, dẫn đến những thay đổi trong sinh hoạt 
và tiểu tiện. Tuy không nguy hiểm, nhƣng ảnh 
hƣởng phần nào tới sinh hoạt nói chung [l]. 
Bảng 3 cho thấy 66,1% phụ nữ quanh MK 
đến khám không đạt điểm kiến thức hiểu biết 
về TMK và MK (không biết về những diễn 
biến sức khoẻ hiện trạng có liên quan tới MK, 
hoặc chƣa nghe nói tới rối loạn TMK và MK, 
ngoại trừ biết rằng sẽ đến lúc không hành 
kinh nữa). Nghiên cứu của Tôn Nữ Minh 
Quang cho thấy, chỉ có 20,38% phụ nữ hiểu 
biết đúng về TMK [2]. Đa số phụ nữ quanh 
MK khi có các biểu hiện bất thƣờng sức khoẻ, 
đều tìm đến các chuyên khoa liên quan trực 
tiếp tới những diễn biến bệnh đang có, nhƣ 
Ngoại xƣơng khớp, Nội tim mạch, Thần 
kinh... Sự lựa chọn đó là đúng đắn, thầy thuốc 
các chuyên khoa trên cũng giải quyết tốt các 
trƣờng hợp kể trên. Song để có đƣợc một quá 
trình tƣ vấn, theo dõi, chăm sóc và dự phòng 
những biến động xấu tới sức khoẻ cho phụ nữ 
quanh MK, thì cần có sự quan tâm, phối hợp 
của các thầy thuốc Phụ khoa. 
KẾT LUẬN 
- Độ tuổi phụ nữ quanh MK đến khám chủ 
yếu là 50 - 54, chiếm 49,0%. 
- Lý do khám bệnh chủ yếu là mất ngủ bốc 
hỏa, đau thắt ngực, đau xƣơng khớp, rối loạn 
kinh nguyệt, bất thƣờng niệu dục lần lƣợt là: 
30,6%, 50,3%, 21,2%, 43,8% và 37,0%. 
- Hai dạng rối loạn mất kinh và đa kinh chiếm 
chủ yếu là 27,2% và 17,6%. 
- Phụ nữ quanh MK, BMI từ 18,5-25 chiếm 
62,1%, BMI >25 là 30,5% và <18,5: 17,4%. 
- Rối loạn ở tim mạch chủ yếu ở mức độ nhẹ: 
31,4%, vừa và nặng: 16,5% và 10,3%. 
- Hình ảnh Xquang xƣơng khớp không bình 
thƣờng, chiếm tỷ lệ cao: 76,8%. 
- Siêu âm tử cung bất thƣờng 11,1%, xét 
nghiệm nƣớc tiểu có tế bào, cặn 19,6%, khí 
hƣ có tạp khuẩn 52,2% và viêm đặc hiệu 
4,9% (viêm loét hoặc nấm). 
- Phụ nữ quanh MK chƣa hiểu biết về MK tới 
sức khoẻ chiếm tỷ lệ cao: 62,5%. 
KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHĂM SÓC 
SỨC KHỎE TUỔI MÃN KINH 
- Tăng cƣờng truyền thông sức khoẻ và tƣ vấn 
cho nhóm phụ nữ quanh MK. 
- Phụ nữ quanh MK khi có những biến động 
sức khoẻ nói chung, cần đƣợc khám xét xác 
định và điều trị cụ thể của chuyên khoa liên 
quan, đồng thời đƣợc khảo sát tƣ vấn, theo 
dõi và điều trị của chuyên khoa phụ sản. Có 
thể bổ sung nội tiết khi cần thiết. 
- Tăng cƣờng vận động và thể dục hợp lý. Với 
nhóm tăng cân, béo, cần có chế độ ăn phù 
hợp: Kiêng mỡ, ăn bớt thịt, trứng, muối; ăn 
nhiều khoáng chất, rau quả. 
- Isoflavones (phytoestrogens) - là một chất 
nguồn gốc thực vật có nhiều trong sữa đậu 
nành, cấu trúc tƣơng tự nhƣ chất kích tố sinh 
dục nữ (female hormone estrogen), vận hành 
giống nhƣ estrogen, đƣợc gọi là estrogen thảo 
mộc (plant estrogen). Phytoestrogens gắn 
đƣợc vào Receptor của Estrogen (ER) vì có ái 
lực với ER(αβ), có thể cạnh tranh hoặc thay 
thế estrogen, ức chế men chuyển hóa estrogen 
và kháng oxy hóa, tăng tổng hợp và đồng hóa, 
giảm dị hóa. Bởi vậy sử dụng nhiều sản phẩm 
sữa đậu nành rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ 
quanh MK [9]. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thị Ngọc Phƣợng, Mai Công Danh 
(2005), MK với loãng xương và hiệu quả các giải 
Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 155 - 162 
161 
pháp điều trị, Hội thảo Việt Pháp chuyên đề phụ 
nữ và trẻ sơ sinh. 
2. Tôn Nữ Minh Quang, Cao Ngọc Thành (2006), 
Nghiên cứu một số đặc điểm sức khoẻ sinh sản 
của phụ nữ MK ở 3 phường Thành phố Huế, Tạp 
chí Y học thực hành. 
3. Phùng Huy Tuấn, Ngô mạnh Trà, Đỗ Quang Vinh 
(2004), MK và các giai đoạn trong cuộc sống phụ 
nữ, Chuyên đề Sức khoẻ sinh sản và MK. 
4. Đặng Quang Vinh, Hồ Mạnh Tƣờng, Loãng 
xương thiếu hụt Androgen. Bản tin chuyên đề sức 
khoẻ tuổi MK. 
5. Huge. J (2005), Một số vấn đề MK. Tài liệu dịch. 
6. Miranda A Farage, Kenneth W Miller, Howard 
I Maibach (2012), Effects of Menopause on 
Autoimmune Diseases, Expert Rev of Obstet 
Gynecol; 7(6):557-571. 
7. Jane A. Cauley, DrPH, Michelle E. Danielson, 
PhD et al (2012), Bone Resorption and Fracture 
Across the Menopausal Transition: The Study of 
Women's Health Across the Nation, J Clin Oncol 
Menopause. 2012;19(11):1200-1207. 
8. Gary R. Elkins, PhD, William I. Fisher, MA 
(2013), Clinical Hypnosis in the Treatment of 
Postmenopausal Hot Flashes: A Randomized 
Controlled Trial, J Clin Oncol 
Menopause. 2013;20(3):291-298. 
9. Kerry Grens (2012), Menopause Quality of Life 
Unchanged by Soy Supplements, Reuters Health 
Information, Dec 14. 
Lê Minh Chính Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 155 - 162 
162 
SUMMARY 
SOME OF ANATOMY CHANGES, DISORDERS FUNCTIONAL 
AND DISEASES IN WOMEN PERIMENOPAUSAL 
 Le Minh Chinh
*
College of Medicine and Pharmacy – TNU 
The menopausal transition stage, or perimenopause, is the period in wich, women may have 
menstrual disorders, and functional expression such as hot flushes, palpitations, cold extremities, 
insomnia, worry, sadness, memory loss or some variation in metabolic and immune diseases such 
as osteoporosis, atherosclerosis, ... They need to be consulted. 
Objectives of research: Describe some anatomical changes, functional and pathological disorders 
in women aged perimenopause and suggest some measures to health care for them. 
Subjects and Methods: The entire 386 menopausal and perimanopausal women have been 
consulted from June 2008 to June 2012 at the Thai Nguyen University of Medicine Hospital. A 
cross-sectional descriptive study . An examine clinically oriented and selective. 
Results: 
- Group aged 50-54 years, accounting for 49.0 %. Menopausal symptoms: insomnia, hot flushing, 
chest pain, osteoarthritis pain, menstrual disorders, genitourinary abnormalities were 30.6 %, 50.3 
%, 21.2 %, 43.8 % and 37.0 % respectively. Two forms of dysfunction: amenorrhea 27.2 % and 
and multi-menstrual 17.6 % . BMI from 18.5 to 25 was 62.1 %, BMI > 25 was 30.5 % and BMI < 
18.5 was 17.4 %. 
- Cardiovascular disorders : mild, moderate and severe were 31.4 %, 16.5 % and 10.3 % 
respectively. 
- X-ray image: osteoarthritis and osteoporosis with high percentage was 76.8 %. 
- Ultrasound: abnormal uterine was 11.1 %. Urine test: cells and residue was 19.6 %. Menorrhea 
with infection bacterial non specific was 52.2 % and infection specific was 4.9 %. 
- Women incomplete of knowledge about menopause and perimenopause with: 62.5 % . 
Recommendation healthcare solutions for menopause 
- Enhance communication about knowledge of health protection for women's groups 
perimenopausal. 
- Gynecological examination and consultation routine, determine the specific treatment. 
- Actively to physical exercise, avoid obesity. 
- The group excess weight or obese, should be diet: eat less meat, eggs, salt, more minerals, fruits 
and vegetables. Isoflavones (phytoestrogens) - is a substance found in soy milk, to benefit 
women's health. 
Keywords: Menopause, anatomical changes, functional disorders, diseases. 
Ngày nhận bài:09/01/2014; Ngày phản biện:13/01/2014; Ngày duyệt đăng: 07/02/2014 
Phản biện khoa học: PGS.TS Trịnh Xuân Tráng – Trường Đại học Y Dược - ĐHTN 
*
 Tel: 0912 257863, Email: minhchinhyk@yahoo.com.vn 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_ve_mot_so_thay_doi_giai_phau_roi_loan_co_nang_va.pdf