Tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2015 và các yếu tố nguy cơ

TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mang vi rút viêm gan B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2015 và các yếu tố nguy cơ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B: tỷ lệ HBsAg (+) là 9%; tỷ lệ anti HBc (+) là 50,7%; tỷ lệ anti HBs (+) là 51,65%. Tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất ở độ tuổi 40 - 49 (27,3%) và thấp nhất ở độ tuổi 10 -14 (1,8%). Tỷ lệ antiHBc (+) tăng dần theo tuổi, từ 1,1% ở độ tuổi 10 - 14 đến 25,6% ở độ tuổi từ 60 trở lên. Các đối tượng có nghề nghiệp khác nhau có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B khác nhau. Tỷ lệ HBsAg (+) và antiHBc (+) cao nhất ở nông dân và thấp nhất ở công nhân. Các đối tượng sinh sống trong các vùng sinh thái khác nhau (thành phố, đồng bằng) có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B khác nhau, vùng thành phố có tỷ lệ nhiễm là 4,1% và vùng đồng bằng có tỷ lệ nhiễm 4,9%. Nhóm người có tiền sử phẫu thuật, chữa nhổ răng, tiêm chích và xẻ nhọt khâu da có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm không có. Nhóm người dùng chung dao cạo trong gia đình, dùng chung dao cạo ở tiệm hớt tóc và các dịch vụ khác, dùng chung bàn chải đánh răng.với nhóm không dùng chung, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B không khác nhau. Nhóm đối tượng đã tiêm chủng đầy đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B thấp hơn so với nhóm chưa tiêm chủng đầy đủ

pdf 8 trang yennguyen 21200
Bạn đang xem tài liệu "Tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2015 và các yếu tố nguy cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2015 và các yếu tố nguy cơ

Tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2015 và các yếu tố nguy cơ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 42
TỈ LỆ NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B TRONG CỘNG ĐỒNG 
TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2015 VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ 
Tạ Văn Trầm*, Trần Thanh Hải ** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ mang vi rút viêm gan B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2015 và các yếu tố 
nguy cơ. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Kết quả: Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B: tỷ lệ HBsAg (+) là 9%; tỷ lệ anti HBc (+) là 50,7%; tỷ lệ anti HBs 
(+) là 51,65%. Tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất ở độ tuổi 40 - 49 (27,3%) và thấp nhất ở độ tuổi 10 -14 (1,8%). Tỷ lệ 
antiHBc (+) tăng dần theo tuổi, từ 1,1% ở độ tuổi 10 - 14 đến 25,6% ở độ tuổi từ 60 trở lên. Các đối tượng có 
nghề nghiệp khác nhau có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B khác nhau. Tỷ lệ HBsAg (+) và antiHBc (+) cao nhất ở 
nông dân và thấp nhất ở công nhân. Các đối tượng sinh sống trong các vùng sinh thái khác nhau (thành phố, 
đồng bằng) có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B khác nhau, vùng thành phố có tỷ lệ nhiễm là 4,1% và vùng đồng 
bằng có tỷ lệ nhiễm 4,9%. Nhóm người có tiền sử phẫu thuật, chữa nhổ răng, tiêm chích và xẻ nhọt khâu da có sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm không có. Nhóm người dùng chung dao cạo trong gia đình, dùng chung 
dao cạo ở tiệm hớt tóc và các dịch vụ khác, dùng chung bàn chải đánh răng...với nhóm không dùng chung, tỷ lệ 
nhiễm vi rút viêm gan B không khác nhau. Nhóm đối tượng đã tiêm chủng đầy đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B có tỷ 
lệ nhiễm vi rút viêm gan B thấp hơn so với nhóm chưa tiêm chủng đầy đủ. 
Kết luận: Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B tại Tiền Giang là phù hợp với tình hình chung cả nước. 
Từ khóa: Viêm gan B. 
ABTRACT 
RATE OF HEPATITIS B VIRUS INFECTION IN THE COMMUNITY OF TIEN GIANG PROVINCE 
IN 2015 AND RISK FACTORS 
Ta Van Tram, Tran Thanh Hai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 42 - 49 
Objective: To determine the prevalence of hepatitis B virus carriers in community Tien Giang province in 
2015 and the risk factors. 
Methods: Cross-sectional descriptive study. 
Results: The prevalence of hepatitis B virus: the ratio of HBsAg (+) is 9%; rate anti-HBc (+) is 50.7%; rate 
anti-HBs (+) is 51.65%. Percentage highest positive HBsAg aged 40-49 (27.3%) and lowest in the 10 -14 age 
group (1.8%). Percentage of positive anti-HBc increases with age, from 1.1% at age 10-14 to 25.6% at ages 60 
and older. The objects have different career prevalence of hepatitis B virus different. Percentage of positive HBsAg 
and anti-HBc positive highest and lowest peasant workers. The subjects living in different ecological areas (city, 
plain) had higher rates of hepatitis B virus infection are different, the cities have infection rates of 4.1% and the 
delta ratio 4.9% infection. Group of people with a history of surgery, tooth extraction treatment, injections and 
split leather stitched boil difference statistically significant with no group. Groups who share razors in the family, 
share razors in barber shops and other services, sharing toothbrushes with no shared group, prevalence VRVGB 
no different. The target group were fully immunized 3 doses of hepatitis B vaccine prevalence of hepatitis B virus 
is lower than the group not fully vaccinated. 
*Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang. **Trường Cao Đẳng Y Tế Tiền Giang 
Tác giả liên lạc: CNĐD Trần Thanh Hải ĐT: 0917159314 Email: tavantram@gmail.com. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 43
Conclusions: The prevalence of hepatitis B virus in Tien Giang is consistent with the general situation 
throughout the country. 
Keywords: Hepatitis B. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh viêm gan vi rút B là một trong những 
bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới 
trong đó có Việt Nam. Hiện nay đã xác định 
được 6 vi rút viêm gan (vi rút A, B, C, D, E và G), 
trong đó viêm gan vi rút B nguy hiếm nhất, dễ 
dẫn đến xơ gan, ung thư gan sau này. 
Những biến chứng cấp và mạn tính của vi 
rút viêm gan B là một vấn đề sức khỏe lớn cho 
toàn cầu. Theo số liệu Tổ chức Y tế thế giới 
công bố, hiện nay có khoảng có khoảng 2 tỷ 
người bị nhiễm vi rút viêm gan B và trong đó 
có khoảng 360- 400 triệu người nhiễm vi rút 
viêm gan B mạn tính. Hàng năm trên thế giới 
có khoảng 10-30 triệu người nhiễm vi rút viêm 
gan B và 2 triệu người nhiễm vi rút viêm gan 
B mạn tử vong do hai biến chứng nguy hiểm 
là xơ gan và ung thư gan nguyên phát, như 
vậy, có 2800 người chết/ngày, 115 người 
chết/giờ. Nguy cơ bị ung thư gan ở người bị 
nhiễm vi rút viêm gan B cao gấp 100 lần so với 
người không bị nhiễm vi rút viêm gan B và 
trong số những người bị ung thư gan có đến 
85% người có nhiễm vi rút viêm gan B(3,5). 
Trong cộng đồng khoảng 15% dân số bị nhiễm 
viêm gan B, khả năng trẻ em và người lớn 
phơi nhiễm như nhau. Tại Việt Nam, tỉ lệ viêm 
gan B trong cộng đồng cao từ 10-20%,và là 
một trong những nước có tỷ lệ nhiễm vi rút 
viêm gan B cao nhất thế giới(5,7,8), 90% trường 
hợp nhiễm viêm gan B tuổi trưởng thành sẽ 
hồi phục hoàn toàn, chỉ có một tỷ lệ nhỏ 10% 
chuyển thành viêm gan mạn tính và 25% sẽ tử 
vong do các biến chứng sau này. Tại thành 
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tỷ lệ nhiễm viêm 
gan B 10% và 14%, tỷ lệ dương tính kháng thể 
kháng kháng nguyên bề mặt vi rút viêm gan 
B: antiHBs (+) 59% và 50%. 
Do tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B ngày 
càng gia tăng cùng với những hậu quả nặng nề 
của nó gây ra, nên sự ảnh hưởng của nhiễm vi 
rút viêm gan B không chỉ ở mỗi cá nhân mà nó 
còn ảnh hưởng đến gia đình và cộng đồng. Tuy 
nhiên cho đến nay ở Tiền Giang chưa thấy có 
công trình vừa nghiên cứu về tình hình nhiễm vi 
rút viêm gan B ở tất cả các vùng sinh thái. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định tỉ lệ mang vi rút viêm gan B, bệnh 
viêm gan vi rút B mạn trong cộng đồng tỉnh Tiền 
Giang năm 2015. 
Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến 
tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B trong cộng 
đồng. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Người từ 10 tuổi trở lên. 
Địa điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện tại 4 xã phường 
thuộc 2 vùng sinh thái của tỉnh Tiền Giang. 
Thời gian nghiên cứu 
Từ tháng 7/2014 đến tháng 07/2015. 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang. 
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 
Cỡ mẫu 
Sử dụng công thức. 
p)p(1Z1)(Nd
p)p(1ZN
n
22
2
Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết; N: cỡ quần thể: dân 
số tỉnh Tiền Giang năm 2013 là 1.700.576 người 
α: mức ý nghĩa thống kê; chọn α = 0,05 nên Zα/2 = 1,96 (từ 
bảng Z); p: tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B dự đoán: Dự đoán 
tỷ lệ HBsAg (+) là 10%. Dự đoán tỷ lệ anti HBc (+) là 
60%. d: mức chính xác mong muốn (sai số chọn): chấp 
nhận d = 0,025; 
Và tính được: 
Cỡ mẫu tối thiểu để tìm tỷ lệ HBsAg (+) là: 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 44
n1 = 450; 
Cỡ mẫu tối thiểu để tìm tỷ lệ anti HBc (+) là: 
n2 = 850; 
n2 > n1 nên sử dụng n2 cho nghiên cứu tìm 
đồng thời 2 tỷ lệ; 
Vì sử dụng mẫu 2 giai đoạn nên cỡ mẫu 
hợp lý phải gấp 1,5-2 lần cỡ mẫu được tính: 
850 × 1,5 = 1200. 
Phương pháp chọn mẫu 
Dùng mẫu tầng 2 giai đoạn: 
Giai đoạn 1 (chọn xã phường) tỉnh Tiền 
Giang có 173 đơn vị (144 xã, 22 phường, 07 thị 
trấn) thuộc 2 vùng sinh thái (thành phố, đồng 
bằng). Dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn 
chọn mỗi vùng sinh thái 2 xã phường: được 4 
xã phường. 
Giai đoạn 2 (chọn đối tượng nghiên cứu): 
dùng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống để 
chọn ra n đối tượng từ khung mẫu là danh sách 
tất cả những người từ 10 tuổi trở lên của 4 xã 
phường đã được chọn ở giai đoạn 1 bằng cách: 
Lập danh sách tất cả người từ 10 tuổi trở lên 
của 4 xã phường nghiên cứu. Sau đó xác định 
khoảng cách mẫu k theo công thức: k = N/n 
Trong đó: N: tổng số người từ 10 tuổi trở lên của 4 xã 
phường nghiên cứu. n: số người từ 10 tuổi trở lên cần có 
trong mẫu nghiên cứu. 
Tiến hành chọn trên bảng số ngẫu nhiên một 
số X nhỏ hơn k và cũng là đối tượng đầu tiên 
được chọn vào mẫu. Trên cơ sở danh sách người 
từ 10 tuổi trở lên của 4 xã phường được lập theo 
thứ tự, chọn người có các số thứ tự lần lượt là: X; 
X + k; X + 2k; X + 3k... cho đến khi đủ số lượng 
cần chọn vào mẫu nghiên cứu. 
Lập danh sách những người được chọn, có 
kế hoạch cụ thể để tổ chức lấy mẫu máu và 
phỏng vấn theo phiếu điều tra. 
Phân tích số liệu 
Phần mềm SPSS 16.0. 
KẾT QUẢ 
Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B. 
Tỷ lệ HBsAg dương tính 
Bảng 1. Tỷ lệ HBsAg (+) 
Cỡ mẫu 
HBsAg (+) 
Tần số Tỷ lệ (%) 
1224 110 9,0 
Tỷ lệ anti HBc dương tính 
Bảng 2. Tỷ lệ anti HBc (+) 
Cỡ mẫu 
anti HBc (+) 
n Tỷ lệ (%) 
1224 621 50,7 
Tỷ lệ anti HBs dương tính 
Bảng 3. Tỷ lệ anti HBs (+) 
Cỡ mẫu 
anti HBs (+) 
Tần số Tỷ lệ (%) 
1224 631 51,6 
Các yếu tố liên quan đến nhiễm vi rút viêm gan B 
Liên quan giữa đặc điểm dịch tễ học với tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B 
Bảng 4. Tỷ lệ HBsAg (+) theo tuổi 
Đặc điểm 
HBsAg n(%) anti HBc n(%) 
(-) (+) Tổng p (-) (+) Tổng p 
Nhóm tuổi 
10 - 14 59(5,3) 2(1,8) 61(5,0) 
0,26 
54(9,0) 7(1,1) 61(5,0) 
0,001 
15 - 19 62(5,6) 10(9,1) 72(5,9) 54(9,0) 18(2,9) 72(5,9) 
20 - 29 110(9,9) 9(8,2) 119(9,7) 91(15,1) 28(4,5) 119(9,7) 
30 - 39 171(15,4) 19(17,3) 190(15,5) 116(19,2) 74(11,9) 190(15,5) 
40 - 49 237(21,3) 30(27,3) 267(21,8) 108(8,8) 159(13,0) 267(21,80 
50 - 59 255(22,9) 22(20,0) 277(22,6) 101(16,7) 176(28,3) 277(22,6) 
≥ 60 220(19,7) 18(16,4) 238(19,4) 79(13,1) 159(25,6) 238(19,4) 
Giới 
Nam 424(38,1) 49(44,5) 473(38,6) 
0,18 
237(39,3) 236(38.0) 473(38,6) 
0,64 
Nữ 690(61,9) 61(55,5) 715(61,4) 366(60,7) 385(62,0) 751(61,4) 
Nghề Nội trợ 238(21,4) 20(18,2) 258(21,1) 0,85 105(17,4) 153(24,6) 258(21,1) 0,001 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 45
Đặc điểm 
HBsAg n(%) anti HBc n(%) 
(-) (+) Tổng p (-) (+) Tổng p 
nghiệp Nông dân 269(24,1) 33(30,0) 302(24,7) 144(23,9) 158(25,4) 302(24,7) 
Buôn bán 134(12,0) 12(10,9) 146(11,9) 60(10,0) 86(13,8) 146(11,9) 
Công nhân 67(6,0) 7(6,4) 74(6,0) 37(6,1) 37(6,0) 74(6,0) 
HSSV 119(10,7) 12(10,9) 131(10,7) 110(18,2) 21(3,4) 131(10,7) 
CB.CNV 157(14,1) 16(14,5) 173(14,1) 93(15,4) 80(12,9) 173(14,1) 
Khác 130(11,7) 10(9,1) 140(11,4) 54(9,0) 86(13,8) 140(11,4) 
Vùng sinh 
thái 
Xã 536(48,1) 60(54,5) 596(48,7) 
0,19 
328(54,4) 268(43,2) 596(48,7) 
0,001 
Phường 578(51,9) 50(45,5) 628(51,3) 275(45,6) 353(56,8) 628(51,3) 
Liên quan giữa tiền sử can thiệp y tế với tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B 
Bảng 5. Liên quan giữa tiền sử can thiệp y tế với tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B 
Đặc điểm 
HBsAg n(%) anti HBc n(%) 
(-) (+) Tổng p (-) (+) Tổng p 
Truyền máu 
Có 111(10,0) 9(8,2) 120(9,8) 
0,549 
52(8,6) 68(11,0) 120(9,8) 
0,171 
Không 1003(90,0) 101(91,8) 1104(90,2) 551(91,4) 553(89,0) 1104(90,2) 
Phẫu thuật 
Có 314(18,2) 22(20,0) 336(27,5) 
0,066 
132(21,9) 204(32,9) 336(27,5) 
0,001 
Không 800(71,8) 88(80,0) 888(72,5) 471(38,5) 417(67,1) 888(72,5) 
Chữa và 
nhổ răng 
Có 811(72,8) 73(66,4) 884(72,2) 
0,150 
417(69,2) 467(75,2) 884(72,2) 
0,018 
Không 303(27,2) 37(33,6) 340(27,8) 186(30,8) 154(24,8) 340(27,8) 
Tiêm chích 
Có 813(73,0) 74(67,3) 887(72,5) 
0,201 
422(70,0) 465(74,9) 887(72,5) 
0,055 
Không 301(27,0) 36(32,7) 337(27,5) 181(30,0) 156(25,1) 337(27,5) 
Xẻ nhọt, 
khâu da 
Có 339(30,4) 25(22,7) 364(29,7) 
0,092 
154(25,5) 210(33,8) 364(29,7) 
0,002 
Không 775(69,6) 85(77,3) 860(70,3) 449(74,5) 411(66,2) 860(70,3) 
Liên quan giữa thói quen và hành vi nguy cơ với tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B 
Bảng 6. Liên quan giữa thói quen và hành vi nguy cơ với tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B 
Đặc điểm 
HBsAg n(%) anti HBc n(%) 
(-) (+) Tổng p (-) (+) Tổng p 
Dùng chung dao cạo 
Có 60(5,4) 5(4,5) 65(5,3) 
0,708 
39(6,5) 26(4,2) 65(5,3) 
0,075 
Không 1054(94,6) 105(95,5) 1159 (94,7) 564(93,5) 595(95,8) 1159(94,7) 
Dùng chung bàn chải 
răng 
Có 51(4,6) 9(8,2) 60(4,9) 
0,095 
28(4,6) 32(5,2) 60(4,9) 
0,68 
Không 1063(95,4) 101(91,8) 1164 (95,1) 575(95,4) 589(94,8) 1164(95,1) 
Dùng chung dụng cụ/ 
làm móng tay chân 
Có 338(30,3) 41(37,3) 379(31,0) 
0,134 
188(31,2) 191(30,8) 379(31,0) 
0,874 
Không 776(69,7) 69(62,7) 845(69,0) 415(68,8) 430(69,2) 845(69,0) 
Xăm da 
Có 100(9,0) 8(7,3) 108(8,8) 
0,548 
47(7,8) 61(9,8) 108(8,8) 
0,211 
Không 1014(91,0) 102(92,7) 1116 (91,2) 556(92,2) 560(90,2) 1116(91,2) 
Dùng chung kim tiêm 
Có 67(6,0) 6(5,5) 73(6,0) 
0,813 
29(4,8) 44(7,1) 73(6,0) 
0,093 
Không 1047(94,0) 104(94,5) 1151 (94,0) 574(95,2) 577(92,9) 1151(94,0) 
Liên quan giữa tiêm vaccin ngừa viêm gan B với tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B 
Bảng 7: Liên quan giữa tiêm vaccin ngừa viêm gan B với tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B 
Đặc điểm 
HBsAg n(%) anti HBc n(%) 
(-) (+) Tổng p (-) (+) Tổng p 
Tiêm chủng VGB 
(đủ 3 mũi) 
Có 208(18,7) 14(12,7) 222(18,1) 
0,123 
127(21,1) 95(15,3) 222(18,1) 
0,009 
Không 906(81,3) 96(7,8) 1002(81,9) 476(78,9) 526(84,7) 1002(81,9) 
BÀN LUẬN 
Chúng tôi nghiên cứu 1224 người dân từ 
10 tuổi trở lên, sống ở 4 xã, phường thuộc địa 
bàn tỉnh Tiền Giang, chúng tôi thu được kết 
quả như sau: 
Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B 
Tỷ lệ HBsAg dương tính 
Kết quả cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) là 9%. So 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 46
sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong 
nước như sau: Tác giả Ngô Viết Lộc(6,7) nghiên 
cứu 2.525 người dân từ 6 tuổi trở lên, sống ở 8 xã, 
phường thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, 
được chọn ngẫu nhiên theo 4 vùng sinh thái gồm 
vùng đồi núi, vùng ven biển, vùng đồng bằng và 
thành phố.Tỷ lệ chọn đối tượng nghiên cứu dựa 
theo niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 
năm 2006 về tổng số dân và phân bố vùng sinh 
thái, cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) là 16,36%. Cao 
Ngọc Nga(1) nghiên cứu nhiễm vi rút viêm gan B 
ở người đi chủng ngừa tại thành phố Hồ Chí 
Minh năm 2001-2002, cho kết quả là tỷ lệ 
HBsAg(+) là 16,1% trên tổng số 1.841 người được 
nghiên cứu và không có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê giữa nam và nữ. Nếu sử dụng chỉ điểm 
HBsAg (+) và antiHBs (+) để đánh giá tình hình 
nhiễm vi rút viêm gan B thì kết quả nghiên cứu 
của các tác giả này dao động trong khoảng 60-
64%. Với các kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỷ 
lệ HBsAg (+) ở người dân thành phố Hồ Chí 
Minh và Thừa Thiên Huế tương đương với kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi. 
Tỷ lệ anti HBc dương tính 
Kết quả thấy tỷ lệ antiHBc (+) chiếm 50,7%. 
So sánh với kết quả của Ngô Viết Lộc(6) cho thấy 
tỷ lệ antiHBc (+) chiếm 69,50%, của Trần Thị 
Minh Diễm(11) tại tỉnh Thừa Thiên Huế thì tỷ lệ 
anti HBc (+) chiếm tỷ lệ 74,34% cao hơn kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi. Đối tượng nghiên cứu 
của Ngô Viết Lộc là từ 6 tuổi trở lên còn của Trần 
Thị Minh Diễm là người ≥ 15 tuổi, trong khi đối 
tượng nghiên cứu của chúng tôi là từ 10 tuổi và 
kết quả cũng cho thấy tỷ lệ anti HBc (+) cứ tăng 
dần theo tuổi. Trong các đề tài trong nước 
nghiên cứu dịch tễ học về nhiễm vi rút viêm gan 
B, các tác giả thường sử dụng kết hợp dấu ấn 
huyết thanh HBsAg và antiHBs. Để đánh giá 
tình hình nhiễm vi rút viêm gan B có thể sử 
dụng tổng số của hai loại dấu ấn trên. Tuy nhiên, 
tổng của hai loại dấu ấn này thường thấp hơn số 
liệu antiHBc do có khoảng trống huyết thanh 
xảy ra khi nồng độ HBsAg đã xuống thấp dưới 
ngưỡng phát hiện, trong khi anti HBs chưa phát 
hiện được trong máu. 
Tỷ lệ anti HBs dương tính: Kết quả cho thấy 
tỷ lệ anti HBs (+) của mẫu nghiên cứu là 51,6%. 
So sánh với kết quả của Ngô Viết Lộc(5) tỷ lệ anti 
HBs (+) của mẫu nghiên cứu là 31,09%, theo 
Đường Công Lự(3) nghiên cứu tình trạng nhiễm 
vi rút viêm gan B trên 220 người bình thường ở 
Hà Tĩnh với xét nghiệm anti HBs (+) là 31,36. 
Như vậy kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả 
với hai tác giả trên. 
Các yếu tố liên quan đến nhiễm vi rút viêm 
gan B 
Tuổi 
Đối với nhiễm vi rút viêm gan B với HBsAg (+): 
kết quả cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất ở 
nhóm tuổi 40-49 (27,3%) và 50-59 (20,1%), kế đến 
là nhóm tuổi 30-39 là 17,3%. Như vậy trong mẫu 
nghiên cứu của chúng tôi với 1224 đối tượng ≥10 
tuổi thì tỷ lệ HBsAg (+) cao nằm trong lứa tuổi từ 
30-59 tuổi. Tỷ lệ HBsAg (+) từ 30-59 tuổi chiếm 
đến 74,7%. Kết quả này tương tự với một số 
nghiên cứu của Ngô Viết Lộc,Trần Thị Minh 
Diễm, Phạm Hoàng Phiệt, Hoàng Thùy Long(4) 
vì hầu hết tỷ lệ HBsAg (+) thường cao ở nhóm 
tuổi nầy. Các tác giả giải thích do lứa tuổi 30-59 
có mật độ cao trong tháp dân số và có quan hệ xã 
hội rộng rãi làm cho nguy cơ lây nhiễm cao hơn, 
nhất là khi có vợ hoặc chồng đã mang HBsAg. 
Tỷ lệ cao này cũng có thể giải thích do sự cộng 
dồn của tỷ lệ HBsAg(+) trong khi giáng hóa của 
HBsAg hoặc khả năng trung hòa của anti HBs 
theo thời gian chưa hình thành. 
Đối với nhiễm vi rút viêm gan B với anti HBc 
(+): kết quả cho thấy tỷ lệ anti HBc (+) cứ tăng 
dần theo nhóm tuổi. Tỷ lệ thấp nhất là ở nhóm 
tuổi từ 10-14 tuổi, tiếp theo là nhóm từ 15-19 
tuổi thì tỷ lệ tăng càng cao và tăng dần cho 
đến nhóm tuổi ≥60. Trần Thị Minh Diễm và (11) 
nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế cũng cho kết 
quả tỷ lệ anti HBc (+) là 74,34%; kết quả này 
cho thấy việc tiêm chủng vắc xin viêm gan B ở 
những người cao tuổi cần thiết phải định 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 47
lượng anti HBs trước khi tiêm chủng vì đa số 
đã nhiễm vi rút viêm gan B. Hoàng Thùy 
Long(4) nghiên cứu tại 2 xã thuộc tỉnh Thanh 
Hóa, nhóm tuổi 25-40 có tỷ lệ anti HBc (+) là 
79,2% cao hơn với kết quả của chúng tôi. 
Giới 
Đối với nhiễm vi rút viêm gan B với HBsAg (+): 
kết quả cho thấy tỷ lệ HBsAg (+) ở nam là 4% và 
ở nữ là 5%. Sự khác biệt về tỷ lệ HBsAg (+) giữa 
nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. Kết quả 
này khác kết quả nghiên cứu của Phạm Văn 
Lình, Trần Thị Minh Diễm và (11) với 1.478 người 
từ 3-70 tuổi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, có tỷ lệ 
HBsAg (+) là 16,8% trong đó nam giới chiếm 10,4 
% và nữ chiếm 6,4% (tỷ lệ ở nam giới gấp 1,6 lần 
nữ). Kết quả của chúng tôi cũng khác kết quả 
nghiên cứu của Hà Thị Minh Thi và cộng sự tại 
Trung tâm Nghiên cứu Y học lâm sàng, nghiên 
cứu 150 người HBsAg (+) thì tỷ lệ HBsAg (+) của 
nam cao hơn nữ 1,4 lần. 
Đối với nhiễm vi rút viêm gan B với anti HBc 
(+): Tỷ lệ anti HBc (+) ở nam là 19,3% và ở nữ là 
31,5%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê 
với p= 0,640. Kết quả nghiên cứu của Ngô Viết 
Lộc(6,7), cho thấy tỷ lệ anti HBc (+) ở nam là 
73,52% và ở nữ là 65,89%. Sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p <0,05. Theo Hoàng Thủy Long(4) 
nghiên cứu ở Thanh Hóa thì tỷ lệ người đã 
nhiễm và đang nhiễm vi rút viêm gan B là 49,5% 
trong đó nam là 56,4% và nữ là 38,3%. 
Nghề nghiệp 
Đối với nhiễm vi rút viêm gan B với HBsAg 
(+): kết quả cho thấy theo phân nhóm nghề 
nghiệp thì tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất là nông 
dân 30%; tiếp đến là nội trợ 18,2%; cán bộ công 
chức 14,5% và nhóm có tỷ lệ HBsAg (+) thấp 
nhất là công nhân 6,4%. So với kết quả của 
Ngô Viết Lộc(5,6), cho thấy theo phân nhóm 
nghề nghiệp thì tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất là 
nông dân 19,95%; tiếp đến là công nhân 
16,67%; buôn bán 16,11%; cán bộ công chức 
14,71% và nhóm có tỷ lệ HBsAg (+) thấp nhất 
là học sinh sinh viên 13,08%. Theo nghiên cứu 
củaViện Dịch tễ về tỷ lệ HBsAg(+) trên quần 
thể dân cư tại Nha Trang(8) thì tỷ lệ cao nhất là 
nhóm làm ruộng và nhóm có tỷ lệ HBsAg (+) 
thấp nhất là cán bộ và không có nhóm học 
sinh sinh viên. Kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi nếu không tính nhóm học sinh sinh viên thì 
tỷ lệ HBsAg (+) thấp nhất cũng là nhóm cán bộ 
công chức. 
Đối với nhiễm vi rút viêm gan B với anti HBc 
(+): theo kết quả cho thấy nhóm nghề có tỷ lệ anti 
HBc (+) cao nhất là nông dân chiếm 25,4%; sau 
đó buôn bán 13,8%; cán bộ công chức 12,8% và 
nhóm có tỷ lệ anti HBc (+) thấp nhất là học sinh 
sinh viên (3,4%). Qua kết quả này chúng tôi nhận 
thấy về mặt dịch tễ học, tỷ lệ antiHBc (+) giữa các 
nhóm nghề có liên quan đến sự hiểu biết về 
đường lây nhiễm vi rút viêm gan B. Theo chúng 
tôi, nhóm nghề ít hiểu biết về đường lây nhiễm 
vi rút viêm gan B là nhóm nông dân, buôn bán 
và công nhân nên có tỷ lệ antiHBc (+) cao nhất. 
Nơi sinh sống 
Đối với nhiễm vi rút viêm gan B với HBsAg (+): 
kết quả cho thấy trong 2 vùng sinh thái thì vùng 
thành thị có tỷ lệ HBsAg (+) chiếm 45,5%; vùng 
nông thôn là 54,4%. Kết quả của Ngô Viết Lộc(5) 
trên 2.525 người chọn ngẫu nhiên ở các vùng 
sinh thái khác nhau của tỉnh Thừa Thiên Huế 
cho thấy trong 4 vùng sinh thái thì vùng ven 
biển có tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất chiếm 20,15%; 
tiếp đến là vùng đồi núi 16,90%, vùng đồng bằng 
16,14% và sau cùng là thành phố Huế chiếm 
14,07%. 
Đối với nhiễm vi rút viêm gan B với anti 
HBc (+): Tỷ lệ anti HBc (+) cao là ở các người 
dân vùng thành thị chiếm 56,8%; vùng nông 
thôn chiếm 43,2% 
Kết quả của Ngô Viết Lộc(6) trên 2.525 
người chọn ngẫu nhiên ở các vùng sinh thái 
khác nhau của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 
2009 cho thấy tỷ lệ antiHBc (+) cao nhất là ở 
các người dân vùng ven biển chiếm 73,69%; 
tiếp đến là vùng đồi núi chiếm 70,78% vùng 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 48
đồng bằng là 70,45% và thấp nhất là thành 
phố (Huế) có tỷ lệ anti HBc (+) chiếm 65,53%. 
Các kết quả này cũng tương tự kết quả 
nghiên cứu về tỷ lệ HBsAg (+) trong nghiên 
cứu; tức vùng có tỷ lệ HBsAg (+) cao nhất là 
vùng ven biển, tiếp đến là vùng đồi núi, 
vùng đống bằng và thấp nhất là thành phố. 
Tiền sử can thiệp y tế 
Kết quả cho thấy trong các yếu tố tiền sử can 
thiệp y tế liên quan đến nhiễm nhiễm vi rút viêm 
gan B giữa hai nhóm người nhiễm nhiễm vi rút 
viêm gan B và nhóm không nhiễm nhiễm vi rút 
viêm gan B thì phẫu thuật, chữa nhổ răng, tiêm 
chích và xẻ nhọt khâu da có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê giữa hai nhóm (với p<0,05). Yếu 
tố truyền máu không có sự liên quan đến nhiễm 
nhiễm vi rút viêm gan B. Kết quả nghiên cứu của 
Ngô Viết Lộc(6,7) cho thấy trong các yếu tố tiền sử 
can thiệp y tế liên quan đến nhiễm nhiễm vi rút 
viêm gan B giữa hai nhóm người nhiễm nhiễm 
vi rút viêm gan B và nhóm không nhiễm nhiễm 
vi rút viêm gan B thì chích lễ có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê giữa hai nhóm (với p<0,05). Yếu 
tố truyền máu, phẫu thuật, chữa nhổ răng, tiêm 
chích và xẻ nhọt khâu da không có sự liên quan 
đến nhiễm nhiễm vi rút viêm gan B. Người dân 
thường dùng các mảnh chai vỡ bóng đèn để 
chích lễ, người chích lễ thường không mang 
găng tay nên khi chích cho người khác dễ có 
nguy cơ gây nhiễm bệnh qua đường máu. 
Thói quen và hành vi nguy cơ 
Có đến 40 – 50% trường hợp nhiễm nhiễm vi 
rút viêm gan B nhưng không có yếu tố nguy cơ 
rõ ràng. Sự tiếp xúc thường xuyên với những 
người bị nhiễm nhiễm vi rút viêm gan B trong 
gia đình, cộng đồng, việc dùng chung các vật 
dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo, 
làm móng tay chân có thể gây ra tình trạng lây 
nhiễm nhiễm vi rút viêm gan B trong gia đình 
hoặc cộng đồng. Kết quả của Ngô Viết Lộc(6) cho 
thấy nhóm người ≥ 15 tuổi là 8,95%; so với nhóm 
chứng là 6,22% và sự khác biệt về tỷ lệ giữa hai 
nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm 
người dùng chung dao cạo trong gia đình, dùng 
chung dao cạo ở tiệm hớt tóc và các dịch vụ 
khác, dùng chung bàn chải đánh răng với nhóm 
không dùng chung, tỷ lệ nhiễm nhiễm vi rút 
viêm gan B không khác nhau, có lẽ là do người 
dân đã có ý thức dùng riêng các dụng cụ cá nhân 
để phòng ngừa các bệnh lây qua đường máu 
như viêm gan B. 
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B 
Tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin sẽ tạo được miễn 
dịch bảo vệ >95% trẻ em và người trưởng thành. 
Ở người 40 tuổi, mức độ kháng thể bảo vệ <90%. 
Ở người 60 tuổi, mức độ kháng thể bảo vệ chỉ 
còn 65 – 75% ở những người đã được tiêm vắc 
xin. Thời gian bảo vệ ít nhất là 15 năm và có thể 
là suốt đời(2,9,12). Kết quả cho thấy không có sự 
liên quan giữa nhiễm nhiễm vi rút viêm gan B 
với việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Qua 
khai thác tiền sử, hầu hết những người đã tiêm 
chủng vẫn có 4 người có HBsAg(+) vì do họ chưa 
được sàng lọc bằng các xét nghiệm cần thiết 
trước khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B. Theo 
tác giả Ngô Viết Lộc(6,7) cho thấy có sự liên quan 
giữa nhiễm nhiễm vi rút viêm gan B với việc 
tiêm phòng vắc xin viêm gan B có tỷ lệ nhiễm vi 
rút viêm gan B cao hơn so với nhóm tiêm phòng 
đầy đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B. Các nghiên 
cứu của Hoàng Thủy Long (4), Nguyễn Văn 
Quân(10) về đánh giá hiệu lực vắc xin viêm gan B 
theo 3 chiến lược tiêm phòng khác nhau và điều 
tra kiến thức, thái độ, thực hành của hộ gia đình 
về bệnh gan, viêm gan B và tiêm chủng mở rộng 
cho thấy có mối liên quan giữa tiêm chủng vắc 
xin viêm gan B và tình trạng nhiễm nhiễm vi rút 
viêm gan B. Các nghiên cứu trong và ngoài nước 
đều cho thấy sự cần thiết sàng lọc bằng các xét 
nghiệm chẩn đoán nhiễm nhiễm vi rút viêm gan 
B cho người dân để tăng cường biện pháp phòng 
ngừa tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho người 
chưa bị nhiễm vi rút viêm gan B nhằm phòng 
bệnh cho gia đình họ và cộng đồng. Đây là việc 
làm cần được quan tâm tại cộng đồng nhằm tầm 
soát việc lây nhiễm nhiễm vi rút viêm gan B 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 49
trong cộng đồng dân cư tại các nước có tỷ lệ 
nhiễm nhiễm vi rút viêm gan B cao. 
KẾT LUẬN 
Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B 
Tỷ lệ HBsAg (+) là 9%. 
Tỷ lệ anti HBc (+) là 50,7%. 
Tỷ lệ anti HBs (+) là 51,65%. 
Các yếu tố liên quan đến nhiễm vi rút viêm 
gan B 
Tuổi 
Các độ tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm vi rút 
viêm gan B khác nhau. Tỷ lệ HBsAg dương tính 
cao nhất ở độ tuổi 40 - 49 (27,3%) và thấp nhất ở 
độ tuổi 10 -14 (1,8%). Tỷ lệ antiHBc dương tính 
tăng dần theo tuổi, từ 1,1% ở độ tuổi 10 - 14 đến 
25,6% ở độ tuổi từ 60 trở lên. 
Giới 
Tỷ lệ HBsAg dương tính và tỷ lệ antiHBc 
dương tính ở nam và nữ không khác biệt. 
Nghề nghiệp 
Các đối tượng có nghề nghiệp khác nhau có 
tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B khác nhau. Tỷ lệ 
HBsAg dương tính và antiHBc dương tính cao 
nhất ở nông dân và thấp nhất ở công nhân 
Nơi sinh sống 
Các đối tượng sinh sống trong các vùng sinh 
thái khác nhau (thành phố, đồng bằng) có tỷ lệ 
nhiễm vi rút viêm gan B khác nhau, vùng thành 
phố có tỷ lệ nhiễm là 4,1% và vùng đồng bằng có 
tỷ lệ nhiễm 4,9%. 
Tiền sử can thiệp y tế 
Nhóm người có tiền sử phẫu thuật, chữa nhổ 
răng, tiêm chích và xẻ nhọt khâu da có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm không có. 
Hành vi nguy cơ 
Nhóm người dùng chung dao cạo trong gia 
đình, dùng chung dao cạo ở tiệm hớt tóc và các 
dịch vụ khác, dùng chung bàn chải đánh 
răng...với nhóm không dùng chung, tỷ lệ nhiễm 
VRVGB không khác nhau. 
Tiêm chủng vắc xin 
Nhóm đối tượng đã tiêm chủng đầy đủ 3 
mũi vắc xin viêm gan B có tỷ lệ nhiễm vi rút 
viêm gan B thấp hơn so với nhóm chưa tiêm 
chủng đầy đủ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Cao Ngọc Nga, Phạm Thị Lệ Hoa, Nguyễn Đỗ Nguyên (2003), 
“Nhiễm vi rút viêm gan B ở người đi chủng ngừa tại TP.Hồ 
Chí Minh năm 2001 – 2002”, Tạp chí Y học thực hành, số 2, tr. 
111-113. 
2. Đỗ Hữu Lợi (2008), Kiến thức và thái độ về phòng bệnh viêm 
gan siêu vi B của các thai phụ từ 18-45 tuổi đến khám tại Bệnh 
viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008, Luận 
văn tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng 2008, tr35-39. 
3. Đường Công Lự (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tể 
học nhiễm vi rút viêm gan B tại Hà Tĩnh, Luận án Tiến sĩ Y 
học, Viện Vệ sinh dịch tể Trung ương, Hà Nội, tr.45-47. 
4. Hoàng Thủy Long ( 2001), “ Điều tra kiến thức, thái độ, thực 
hành (KAP) của hộ gia đình về bệnh gan, viêm gan B và tiêm 
chủng mở rộng tại Thanh Hóa, Tạp chí Y học dự phòng, tập XI, 
số 4 (50), tr. 18-23. 
5. Lý Văn Xuân, Phan Thị Quỳnh Trâm (2009), “Kiến thức, thái 
độ, thực hành về phòng bệnh viêm gan siêu vi B của bệnh 
nhân đến khám tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước, tháng 
3 năm 2009”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tr 108-125. 
6. Ngô Viết Lộc, Đinh Thanh Huề, Nguyễn Đình Sơn (2010), 
“Nghiên cứu tình hình nhiễm vi rút viêm gan B ở người từ 6 
tuổi trở lên tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học thực hành, 
Bộ Y tế, số 10 (739/2010), tr.113 – 115. 
7. Ngô Viết Lộc, Đinh Thanh Huề, Nguyễn Đình Sơn (2011), 
“Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống nhiễm vi rút viêm 
gan B tại một số xã phường tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y 
học thực hành, Bộ Y tế, số 8 (777/2011), tr.51 – 55. 
8. Nguyễn Mai Anh, Hồ Văn Cự, Nguyễn Anh Tuấn (2002), 
“Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở cộng đồng qua điều trị 
tại một số tỉnh miền núi phía Bắc năm 2000-2002”, Thông tin Y 
dược, số chuyên đề bệnh Y dược, tr. 1-4. 
9. Nguyễn Minh Ngọc, Bùi Hữu Hoàng (2011), “Kiến thức và sự 
tuân thủ của bệnh nhân người lớn bị nhiễm virus viêm gan B 
đến khám tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh”, Y học TP. Hồ 
Chí Minh, tập 15, số 1, tr. 291-295. 
10. Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Quang Tập (2007), “Đánh giá hiểu 
biết, thái độ thực hành phòng nhiễm vi rút viêm gan B của Cán 
bộ y tế Thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Y học thực hành (591 + 
592), số 12/2007, tr.28 – 32. 
11. Trần Thị Minh Diễm (2008), “Nghiên cứu một số yếu tố nguy 
cơ lây nhiễm vi rút viêm gan B trong gia đình và qua đường 
máu tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Báo cáo tổng kết đề tài Khoa 
học và Công nghệ cấp Bộ, Mã số: B 2006-ĐHH 04-06, tr.45-49. 
12. Vũ Hồng Chương (1998), “Khả năng lây truyền HBsAg, Anti-
HBs sang con trong thời kỳ thai sản và vai trò của lây nhiễm 
ngang với trẻ từ 1-5 tuổi”, Nhi khoa tập 7, số 3, tr. 168 – 171. 
Ngày nhận bài báo: 7/10/2016 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/10/2016 
Ngày bài báo được đăng: 05/12/2016 

File đính kèm:

  • pdfti_le_nhiem_vi_rut_viem_gan_b_trong_cong_dong_tinh_tien_gian.pdf