Tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu: Phòng ngừa, ứng phó, phục hồi
Thế nào là giáo dục trong tình trạng khẩn cấp?
Học tập là một quyền cơ bản của tất cả mọi người. Học tập đóng vai trò đặc
biệt quan trọng đối với hàng chục triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh
hưởng bởi xung đột và thảm họa. Tuy nhiên việc học tập của các em thường bị
dở dang trong các tình huống khẩn cấp, khi đó các em bị mất đi quyền tiếp cận
với giáo dục chất lượng.
Giáo dục trong tình trạng khẩn cấp bao gồm cơ hội học tập cho mọi lứa tuổi, kể
cả việc phát triển cho trẻ em ở lứa tuổi trước khi đến trường, học sinh tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông , học tập ở các cơ sở đào tạo không chính
quy, các cơ sở dạy nghề dạy nghề, cao đẳng hoặc cho người trưởng thành.
Trong các tình huống khẩn cấp cho đến khi phục hồi, giáo dục chất lượng
mang đến sự bảo vệ về thể chất, tâm lý cũng như nhận thức để duy trì và bảo
vệ cuộc sống.
Giáo dục trong tình trạng khẩn cấp bảo đảm nhân phẩm và duy trì cuộc sống
bằng cách cung cấp không gian học tập an toàn mà ở đó chúng ta có thể xác
định được và giúp đỡ những trẻ em và thanh thiếu niên cần sự trợ giúp. Giáo
dục chất lượng bảo vệ cuộc sống bằng cách bảo vệ người học khỏi những nguy
hiểm và bóc lột trong tình trạng khủng hoảng. Khi một con người ở trong môi
trường học tập an toàn, người đó sẽ ít có khả năng bị lạm dụng về mặt tình dục
hoặc kinh tế hay bị đặt vào những tình thế nguy hiểm khác như tảo hôn hoặc
hôn nhân gượng ép; bị buộc phải tham gia các lực lượng và nhóm vũ trang
hoặc tội phạm có tổ chức. Hơn nữa, giáo dục có thể truyền đạt thông tin về an
toàn cuộc sống để tăng cường những kỹ năng sinh tồn cơ bản và cơ chế ứng
phó. Ví dụ như thông tin về việc làm thế nào để tránh mìn, làm sao để bảo vệ
bản thân khỏi bị lạm dụng tình dục, làm sao để tránh bị lây nhiễm HIV, làm sao
để tiếp cận với dịch vụ y tế và lương thực.
Cơ hội học tập cũng làm giảm nhẹ những tác động tâm lý xã hội do xung đột
và thảm họa bằng cách mang đến ý thức về thói quen hằng ngày, sự ổn định,
cũng như hy vọng cho tương lai. Với sự tăng cường các kỹ năng giải quyết khó
khăn và ứng phó, giáo dục giúp cho người học có thể đưa ra những quyết định
có cơ sở về việc làm sao để sinh tồn và chăm sóc cho bản thân cũng như những
người khác trong hoàn cảnh nguy hiểm. Cơ hội học tập cũng có thể giúp con
người hiểu sâu về những thông điệp chính trị hoặc những nguồn thông tin trái
ngược.
Trường học và những không gian học tập khác có thể đóng vai trò là nơi cung
cấp các nguồn trợ giúp thiết yếu ngoài lĩnh vực giáo dục như bảo vệ, dinh
dưỡng, nước, vệ sinh và dịch vụ y tế. Sự hợp tác giữa những cán bộ làm việc
trong ngành giáo dục, bảo vệ trẻ em, nhà cửa, nước và vệ sinh, y tế, tâm lý xã
hội có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập an toàn
và thân thiện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu: Phòng ngừa, ứng phó, phục hồi
TIÊU CHUẨN GIÁO DỤC TỐI THIỂU: Phòng ngừa, Ứng phó, Phục hồi Sứ mệnh Mạng lưới liên minh giáo dục trong tình trạng khẩn cấp (INEE) là một mạng lưới mở toàn cầu gồm những người thực hiện và các nhà hoạch định chính sách hợp tác với nhau để bảo đảm mọi người đều có quyền tiếp cận giáo dục chất lượng và môi trường học tập an toàn trong các tình trạng khẩn cấp cho đến giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng. www.ineesite.org Điều phối viên INEE chịu trách nhiệm về các Tiêu chuẩn tối thiểu UNICEF – Ban Giáo dục 3 United Nations Plaza New York, NY 10017 USA minimumstandards@ineesite.org TIÊU CHUẨN GIÁO DỤC TỐI THIỂU: PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, PHỤC HỒI Inter-Agency Network for Education in Emergencies Réseau Inter-Agences pour l´Éducation en Situations d´Urgence La Red Interagencial para la Educación en Situaciones de Emergencia Rede Inter-Institucional para a Educação em Situação de Emergência Mạng lưới liên ngành giáo dục trong tình trạng khẩn cấp (INEE) là một mạng lưới mở toàn cầu gồm những người thực hiện và những nhà hoạch định chính sách hợp tác với nhau để bảo đảm tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận giáo dục chất lượng và môi trường học tập an toàn trong tình trạng khẩn cấp cho đến khi phục hồi. Ban Chỉ đạo INEE có nhiệm vụ lãnh đạo chung và đưa ra phương hướng hoạt động cho mạng lưới; các thành viên hiện nay của Ban Chỉ đạo gồm có Care, Quỹ Nhi đồng, Hội cứu trợ quốc tế (IRC), Quỹ giáo dục cho người tỵ nạn (Refugee education trust - RET), Tổ chức cứu trợ trẻ em, Viện Xã hội mở (OSI), UNESCO, UNHCR, UNICEF, và ngân hàng thế giới (WB). Nhóm công tác INEE về tiêu chuẩn tối thiểu đang thúc đẩy việc thực hiện bộ Tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu: Phòng ngừa, ứng phó, phục hồi trên phạm vi toàn cầu. Nhóm công tác INEE (2009-2011) bao gồm 19 tổ chức có kinh nghiệm và chuyên môn về công tác giáo dục ở những khu vực có xung đột hoặc xẩy ra thảm họa: Học viện phát triển giáo dục (AED), ActionAid, Viện nghiên cứu Hoa Kỳ (AIR), Giáo dục cơ bản cho người tị nạn Afghanistan (BEFARe), Diễn đàn những nhà nữ giáo dục học châu Phi (FAWE), Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ), Hội cứu trợ quốc tế (IRC), Tổ chức cứu tế và trợ giúp xã hội MaviKalem, Cơ quan phát triển Na uy (NORAD), Hội đồng tị nạn Na uy (NRC), Oxfam Novib, Plan International, Tổ chức cứu trợ trẻ em, UNESCO, UNHCR, UNICEF, Tổ chức Hỗ trợ trẻ em trong chiến tranh của Hà Lan (War Child Holland), Tổ chức giáo dục thế giới, Tổ chức chăm sóc người tị nạn ZOA (ZOA Refugee Care). INEE rất biết ơn sự ủng hộ và đóng góp cho mạng lưới kể từ khi thành lập của 41 cơ quan, tổ chức và viện nghiên cứu. Xin vui lòng truy cập websites: www.ineesite.org để xem lời cảm ơn đầy đủ. INEE chào đón tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm đến việc thực hiện, ủng hộ và vận động cho giáo dục trong tình trạng khẩn cấp. Những cá nhân quan tâm có thể đăng ký làm thành viên qua website của INEE: www.ineesite.org/join mà không cần nộp phí hoặc thực hiện nghĩa vụ nào. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng ghé: www.ineesite.org hoặc liên lạc với điều phối viên INEE cho tiêu chuẩn tối thiểu ở địa chỉ minimumstandards@ineesite.org. Xuất bản lần thứ nhất: INEE 2004 Tái bản: INEE 2006 Tái bản: INEE 2009 Xuất bản lần thứ hai: INEE 2010 Điều kiện sao chép. Tài liệu này được tác giả giữ bản quyền nhưng có thể được sao chép để sử dụng cho bất kỳ mục tiêu hay phương pháp giáo dục nào. Những công việc đó cần nhận được sự cho phép chính thức của tác giả mặc dù thông thường nó sẽ được chấp nhận ngay lập tức. Đối với việc sử dụng trong những ấn phẩm khác, chuyển ngữ hay phóng tác và các trường hợp khác phải có được sự đồng ý trước bằng văn bản của người giữ bản quyền. Trình bày bởi: Creatrix Design Group, Canada. Ảnh bìa: Hội Cứu trợ quốc tế, Tổ chức cứu trợ trẻ em, Oxfarm Novib. Mục lục Giới thiệu về tiêu chuẩn tối thiểu trong giáo dục: Phòng ngừa, Ứng phó, Phục hồi ..........................................................................................2 Phần thứ nhất: Những tiêu chuẩn cơ bản ......................................................18 Sự tham gia của Cộng đồng Tiêu chuẩn 1: Sự tham gia ............................................................................................ 22 Tiêu chuẩn 2: Nguồn lực .............................................................................................. 28 Điều phối Tiêu chuẩn 1: Điều phối ................................................................................................ 31 Phân tích Tiêu chuẩn 1: Đánh giá .................................................................................................. 35 Tiêu chuẩn 2: Chiến lược Ứng phó ............................................................................ 41 Tiêu chuẩn 3: Giám sát ................................................................................................... 45 Tiêu chuẩn 4: Đánh giá độc lập ................................................................................. 48 Phần thứ hai: Tiếp cận và Môi trường học tập ...............................................52 Tiêu chuẩn 1: Tiếp cận bình đẳng ............................................................................. 55 Tiêu chuẩn 2: Bảo vệ và Sức khỏe .............................................................................. 61 Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và Dịch vụ .................................................................. 68 Phần thứ ba: Dạy và Học ...................................................................................................... 74 Tiêu chuẩn 1: Chương trình giảng dạy ..................................................................... 77 Tiêu chuẩn 2: Đào tạo, Phát triển nghề nghiệp và Hỗ trợ ................................. 83 Tiêu chuẩn 3: Các quá trình hướng dẫn và Học tập ........................................... 87 Tiêu chuẩn 4: Đánh giá kết quả học tập ................................................................. 89 Phần thứ tư: Giáo viên và cán bộ đào tạo khác .............................................92 Tiêu chuẩn 1: Tuyển chọn ............................................................................................. 95 Tiêu chuẩn 2: Điều kiện làm việc ............................................................................... 98 Tiêu chuẩn 3: Hỗ trợ và Giám sát ............................................................................... 101 Phần thứ năm: Chính sách Giáo dục ...............................................................104 Tiêu chuẩn 1: Soạn thảo Luật và Chính sách ......................................................... 107 Tiêu chuẩn 2: Lập kế hoạch và triển khai ................................................................ 112 Phụ lục .............................................................................................................115 Phụ lục 1: Bảng chú giải thuật ngữ .......................................................................... 115 Phụ lục 2: Các từ viết tắt ................................................................................................ 124 Phụ lục 3: Danh mục ...................................................................................................... 125 Phụ lục 4: Mẫu phản hồi ................................................................................................ 132 Giới thiệu 2 Thế nào là giáo dục trong tình trạng khẩn cấp? Học tập là một quyền cơ bản của tất cả mọi người. Học tập đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hàng chục triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi xung đột và thảm họa. Tuy nhiên việc học tập của các em thường bị dở dang trong các tình huống khẩn cấp, khi đó các em bị mất đi quyền tiếp cận với giáo dục chất lượng. Giáo dục trong tình trạng khẩn cấp bao gồm cơ hội học tập cho mọi lứa tuổi, kể cả việc phát triển cho trẻ em ở lứa tuổi trước khi đến trường, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông , học tập ở các cơ sở đào tạo không chính quy, các cơ sở dạy nghề dạy nghề, cao đẳng hoặc cho người trưởng thành. Trong các tình huống khẩn cấp cho đến khi phục hồi, giáo dục chất lượng mang đến sự bảo vệ về thể chất, tâm lý cũng như nhận thức để duy trì và bảo vệ cuộc sống. Giáo dục trong tình trạng khẩn cấp bảo đảm nhân phẩm và duy trì cuộc sống bằng cách cung cấp không gian học tập an toàn mà ở đó chúng ta có thể xác định được và giúp đỡ những trẻ em và thanh thiếu niên cần sự trợ giúp. Giáo dục chất lượng bảo vệ cuộc sống bằng cách bảo vệ người học khỏi những nguy hiểm và bóc lột trong tình trạng khủng hoảng. Khi một con người ở trong môi trường học tập an toàn, người đó sẽ ít có khả năng bị lạm dụng về mặt tình dục hoặc kinh tế hay bị đặt vào những tình thế nguy hiểm khác như tảo hôn hoặc hôn nhân gượng ép; bị buộc phải tham gia các lực lượng và nhóm vũ trang hoặc tội phạm có tổ chức. Hơn nữa, giáo dục có thể truyền đạt thông tin về an toàn cuộc sống để tăng cường những kỹ năng sinh tồn cơ bản và cơ chế ứng phó. Ví dụ như thông tin về việc làm thế nào để tránh mìn, làm sao để bảo vệ bản thân khỏi bị lạm dụng tình dục, làm sao để tránh bị lây nhiễm HIV, làm sao để tiếp cận với dịch vụ y tế và lương thực. Cơ hội học tập cũng làm giảm nhẹ những tác động tâm lý xã hội do xung đột và thảm họa bằng cách mang đến ý thức về thói quen hằng ngày, sự ổn định, cũng như hy vọng cho tương lai. Với sự tăng cường các kỹ năng giải quyết khó khăn và ứng phó, giáo dục giúp cho người học có thể đưa ra những quyết định có cơ sở về việc làm sao để sinh tồn và chăm sóc cho bản thân cũng như những người khác trong hoàn cảnh nguy hiểm. Cơ hội học tập cũng có thể giúp con người hiểu sâu về những thông điệp chính trị hoặc những nguồn thông tin trái ngược. Trường học và những không gian học tập khác có thể đóng vai trò là nơi cung cấp các nguồn trợ giúp thiết yếu ngoài lĩnh vực giáo dục như bảo vệ, dinh dưỡng, nước, vệ sinh và dịch vụ y tế. Sự hợp tác giữa những cán bộ làm việc trong ngành giáo dục, bảo vệ trẻ em, nhà cửa, nước và vệ sinh, y tế, tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập an toàn và thân thiện. GIỚI THIỆU VỀ CÁC TIÊU CHUẨN TỐI THIỂU TRONG GIÁO DỤC: PHÒNG CHỐNG, ỨNG PHÓ VÀ PHỤC HỒI 3 Tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu: Phòng ngừa, Ứng phó, Phục hồi Giáo dục chất lượng đóng góp trực tiếp cho sự ổn định xã hội, kinh tế và chính trị. Nó góp phần làm giảm bớt nguy cơ xung đột vũ lực bằng cách củng cố sự đoàn kết trong xã hội, hỗ trợ cho công cuộc giải quyết xung đột và xây dựng hòa bình. Tuy vậy, trong khi cơ hội để xây dựng hòa bình lâu dài được tăng lên đáng kể nếu những người bị ảnh hưởng bởi xung đột được giáo dục tốt thì đôi khi trong một số trường hợp giáo dục cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình và ổn định. Giáo dục có thể làm gia tăng xung đột nếu giáo dục khiến cho sự bất bình đẳng và bất công trong xã hội tăng lên chẳng hạn như việc phủ nhận quyền học tập của một bộ phận dân chúng hoặc chương trình và công tác giảng dạy bị thiên lệch. Trong một cuộc xung đột, các cơ sở giáo dục có thể sẽ trở thành mục tiêu tấn công, học sinh và các cán bộ giáo dục có thể bị tấn công trên đường từ nhà tới trường và từ trường về nhà. Cần phải có một chương trình cải cách giáo dục tốt bắt đầu ngay sau khi tình trạng khẩn cấp kết thúc nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống giáo dục và đưa các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi xung đột vào con đường phát triển hòa bình và ổn định. Những cuộc khủng hoảng cũng có những giá trị tích cực nhất định vì trong trường hợp xảy ra khủng hoảng chính quyền, các cộng đồng và các cơ quan, tổ chức quốc tế sẽ liên quan cùng hợp tác nhằm thay đổi xã hội bằng cách xây dựng những hệ thống và cơ chế giáo dục công bằng hơn. Những nhóm đối tượng thường không được đi học như trẻ nhỏ, các em gái, trẻ vị thành niên, trẻ em khuyết tật, người tị nạn và người tản cư có thể hưởng lợi từ các cơ hội học tập, đưa đến sự cải thiện cơ hội tiếp cận giáo dục và chất lượng giáo dục. Khủng hoảng cũng có thể mang đến cơ hội để tất cả thành viên cộng đồng được học những kỹ năng và giá trị mới: ví dụ như sự quan trọng của giáo dục hòa nhập, sự tham gia và khoan dung trong cộng đồng, giải quyết xung đột, quyền con người, bảo vệ môi trường và phòng chống thảm họa. Giáo dục trong tình trạng khẩn cấp cho đến khi phục hồi cần phải phù hợp với bối cảnh và nhu cầu của người học. Chương trình giáo dục cần phải có các nội dung cơ bản về đọc viết, tính toán, phù hợp với nhu cầu của người học và phải khuyến khích tư duy phản biện. Giáo dục có thể xây dựng văn hóa về an toàn và khôi phục thông qua việc giảng dạy về rủi ro, qua việc đưa các trường học trở thành những trung tâm giảm nhẹ nguy cơ thảm họa của cộng đồng, qua việc khuyến khích trẻ em và thanh thiếu nhiên trở thành những người đi đầu trong công tác phòng chống thảm họa. Giáo dục đóng vai trò như thế nào trong cứu trợ nhân đạo? Trong những thời điểm khủng hoảng, cộng đồng phải dành ưu tiên cho giáo dục. Trường học và những môi trường học tập khác thường là hạt nhân của cộng đồng, đem đến cơ hội cho các thế hệ tương lai và là niềm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi người đi học và gia đình đều có những khát vọng của họ và giáo dục là chìa khóa để tăng cường năng lực tham gia đầy đủ vào mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của cộng đồng. Cho đến gần đây, cứu trợ nhân đạo chỉ cung cấp lương thực, nhà cửa, nước, vệ sinh và chăm sóc y tế. Giáo dục chỉ được xem như một phần trong công cuộc phát triển lâu dài chứ không phải là một hoạt động ứng phó cần thiết trong những hoàn cảnh khẩn cấp. Giới thiệu 4 Tuy nhiên, hiện nay người ta đã nhận thấy vai trò của giáo dục trong việc duy trì cuộc sống cũng như bảo đảm an toàn cuộc sống và việc lồng ghép giáo dục trong các hoạt động ứng phó nhân đạo đã được xem trọng. Giáo dục là một phần không thể thiếu trong việc lập kế hoạch và thực hiện công tác ứng phó nhân đạo và thường không chỉ giới hạn trong việc cung cấp các khoản cứu trợ khẩn cấp. Việc điều phối và hợp tác giữa ngành giáo dục và các cơ quan chịu trách nhiệm về các trường hợp khẩn cấp là yếu tố cần thiết để ứng phó hiệu quả và từ đó có thể đảm bảo được các quyền và nhu cầu của tất cả người học. Điều này được phản ánh trong hiệp định hữu nghị Sphere- INEE và trong những hoạt động của Ban thường trực liên ngành giáo dục (xem phần về liên kết chiến lược ở trang 15-16). Ứng phó nhân đạo là một quá trình liên tục từ giai đoạn phòng ngừa thảm họa trước khi khủng hoảng xẩy ra và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, cho đến giai đoạn phục hồi. Trong trường hợp bất ổn kéo dài, quá trình liên tục này là điều không thực tế. Tuy vậy, ứng phó nhân đạo có thể cung cấp khung hoạt động hữu ích cho công tác phân tích và lập kế hoạch. Các tiêu chuẩn tối thiểu INEE là gì? Sổ tay Tiêu chuẩn tối thiểu INEE bao gồm 19 tiêu chuẩn, kèm theo đó là các hoạt động chính và ghi chú hướng dẫn. Cuốn sổ tay nhằm mục tiêu tăng cường chất lượng của công tác phòng ngừa, ứng phó và phục hồi trong giáo dục trong tình trạng ... goại giao NGO: Tổ chức phi chính phủ NORAD: Cơ quan hợp tác phát triển Na Uy. SEEP: Giáo dục và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ UN: Liên hợp quốc UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc UNHCR: Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn UNICEF: Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc 125 Tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu: Phòng ngừa, Ứng phó, Phục hồi Recovery Phụ lục 3: Danh mục tiếp cận 8, 29, 53, 115 xem thêm tiếp cận bình đẳng các cách tiếp cận 64 khả năng giải trình 33, 114, 115 học chủ động 87 trẻ em vị thành niên 126 người học lớn tuổi 43, 44, 57 phân tích 19, 21, 35–49 đánh giá (điểm) 19, 35–40, 116 đánh giá 19, 48–9 theo dõi 19, 45–7 giải pháp ứng phó 19, 41–4 đánh giá 19, 35–40, 115 phối hợp 39 phân tích tình hình 37–8 phối hợp 33, 36 công cụ thu thập số liệu 36 thẩm định và phân tích số liệu 38 số liệu phân mục 35–6, 40, 116 nhu cầu giáo dục và tâm lý xã hội 40 xem xét về mặt đạo đức 36 khám phá 40 nguồn thông tin 36 hoạt động chính 35 của người học 47 của kết quả học tập 75, 76, 78, 89–90 người tham gia 39 và chiến lược ứng phó 41–2 đội 36 số liệu cơ sở 44 năng lực 9–10, 30, 33, 38, 115 nâng cao năng lực 27, 42, 47, 49, 102, 115 trường học và không gian thân thiện với trẻ em 57–8, 115 bảo vệ trẻ em 115 trẻ em 25–6, 29, 87, 115 sĩ số lớp 97 quản lý lớp học 66 nguyên tắc nghề nghiệp 63, 65, 66, 99–100 quá trình nhận thức 116 ủy ban giáo dục cộng đồng 23–4, 116 sự tham gia của cộng đồng 19, 20, 22–7, 121 Phụ lục 126 nâng cao năng lực 27 trẻ em và thanh niên 25–6 ủy ban giáo dục cộng đồng 23–4, 116 59 sự hòa nhập 22–3 các hoạt động chính 22 kế hoạch hành động giáo dục địa phương 24–5 quy hoạch và triển khai 106 bảo vệ 63, 66 vai trò và trách nhiệm 24 đề cao an toàn 63 kiểm toán xã hội 26 tài nguyên của cộng đồng 19, 28–30 tiếp cận và bảo vệ 29 xây cho thế hệ mai sau 29 hoạt động chính 28 năng lực địa phương 30 công nhận sự đóng góp 29–30 phân tích xung đột 37 giảm nhẹ xung đột 116 phân tích tình hình 9–10, 11, 21, 37–8, 78, 109–10 hợp đồng 98 phối hợp 19, 20–1, 31–4 khả năng giải trình 33 quản lý kiến thức và thông tin 32–3 ủy ban điều phối liên ngành 31–2 đánh giá kết hợp 33, 36 hoạt động chính 31 huy động tài nguyên 32 các tiếp cận hướng đích 34 các năng lực cốt lõi 79 tham nhũng 109–10 chương trình học 75, 76, 77–82 hoàn cảnh, lứa tuổi và mức độ phát triển 78, 79 các năng lực cốt lõi 79 định nghĩa 77–8 đa dạng 81–2 hoạt động chính 77 ngôn ngữ giảng dạy 81 tài liệu học tập 82 kỹ năng sống 79–80 nhu cầu tâm lý xã hội 80–1 đánh giá và xây dựng 78–9 dành cho đào tạo giáo viên 83–4 nguy hiểm 62, 63–4 Dữ liệu 127 Tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu: Phòng ngừa, Ứng phó, Phục hồi Recovery dữ liệu cơ sở 44 thu thập 36, 42 dữ liệu phân mục 35–6, 40, 116 dữ liệu định tính 49 số liệu định lượng 48–9 thẩm định và phân tích 38, 42 người khuyết tật 70, 71, 81, 116 thảm họa 116 chuẩn bị ứng phó 110, 121 quản lý và giảm thiểu nguy cơ 44, 66–7, 116 phân biệt đối xử 54, 55–7, 68–9, 95, 110–11, 117 lo lắng 76, 80, 117 ‘Không gây hại’ 42, 117 phát triển tâm sinh lý trẻ em 62, 79, 108, 117 cơ quan ban ngành giáo dục 117 Nhóm các cơ quan giáo dục 4, 11, 16, 31, 117 giáo dục trong tình trạng khẩn cấp 2–3, 117 ứng phó nhân đạo 3–4, 44 quyền đi học 5–6, 7, 56, 106, 107–8 chính sách giáo dục 8, 105–14 soạn thảo luật và chính sách 105, 107–11 quy hoạc và triển khai 105, 106, 112–14 can thiệp về giáo dục 48–9, 117 tình trạng khẩn cấp 117 tiếp cận bình đẳng 43, 53, 55–60 nhận vào học, đăng ký và theo học 57 không gian thân thiện với trẻ em 57–8, 115 sự tham gia của cộng đồng 59 phân biệt đối xử 54, 55–7, 68–9 tính linh hoạt 58 các ưu tiên giáo dục tức thời 58 hoạt động chính 55 cơ hội 57–8, 122 giáo dục chất lượng 122 đối với nguồn lực 59, 72, 80 trú ẩn tạm thời 59–60 xem xét về mặt đạo đức 36, 90 đánh giá 19, 48–9 Cơ sở vật chất 53, 54, 68–71 thiết kế và bảo dưỡng không gian học tập 70 khuyến cáo vệ sinh 71 hoạt động chính 68 vị trí 64, 68–9, 109 người khuyết tật 70, 71 nước sạch 71 vệ sinh 70–1 Phụ lục 128 cấu trúc, thiết kế, xây dựng 69–70, 109 nơi trú ẩn tạm thời 59–60, 109 xem thêm dịch vụ giáo dục chính quy 118 Tiêu chuẩn nền tảng 8, 9, 13, 19–50 phân tích 19, 21, 35–49 sự tham gia của cộng đồng 19, 20, 22–30 phối hợp 19, 20–1, 31–4 cung cấp ngân sách 32, 43, 99 giới tính 26, 29, 54, 71, 106, 118 cân bằng giới tính 42, 46, 85, 94, 96, 118 bạo lực giới tính 63–4, 72, 118 hiểm họa 86, 118 sức khỏe và dinh dưỡng 71 nhân quyền 5–6, 7, 76, 81–2, 119 ứng phó nhân đạo 3–4, 44 thúc đẩy thói quen vệ sinh 71 giáo dục hòa nhập 81–2, 106, 119 Tiêu chuẩn tối thiểu INEE 4–5 phân tích hoàn cảnh 9–10, 11 tài liệu 5 lĩnh vực 8 câu hỏi thường gặp 17 ghi chú hướng dẫn 10 khung nhân quyền 5–6, 7 hoạt động chính 9, 10, 11 tiêu chuẩn 10, 11 mối liên kết chiến lược 15–16 công cụ triển khai 12 sử dụng 10, 13–15 quản lý thông tin 32–3, 46–7, 110, 119 nguồn thông tin 36 quá trình dạy và học 75, 81, 87–8, 119 tài liệu dạy học 78, 79, 82, 85, 101 ủy ban điều phối liên ngành 31–2 Mạng lưới giáo dục khẩn cấp liên ngành (INEE) 4 Ủy ban thường trực liên ngành của LHQ (IASC) 16, 120 người di tản/ người sơ tán (IDP) 43, 96, 111, 120 Công ước quốc tế về quyền Kinh tế, Xã hội và Chính trị (1996) 56-7 văn bản pháp luật quốc tế 6 thông tin công việc 95, 98 ngôn ngữ giảng dạy 81, 95 129 Tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu: Phòng ngừa, Ứng phó, Phục hồi Recovery soạn thảo luật và chính sách 105, 107–11 phân tích hoàn cảnh 109–10 tính liên tục trong giáo dục 108–9 sẵn sàng ứng phó thảm họa 110 hệ thống chia xẻ thông tin 110 hoạt động chính 107 không phân biệt đối xử 110–11 các cơ quan LHQ và NGO 111 quyền được đi học 107–8 an toàn trong nhà trường 109 người học 47, 102, 120 học tập xem dạy và học nội dung 78 môi trường học tập 8, 53–4, 61–72 cơ sở vật chất 53, 54, 68–71 bảo vệ và sức khỏe 53, 61–7, 117, 121, 123 dịch vụ 53, 68, 71–2, 80, 112 mục tiêu học tập 77 kết quả học tập 75, 76, 78, 89–90, 120 quá trình học tập 87–8, 119 nơi học tập 122 không gian học tập 70, 101, 120 kỹ năng sống 44, 47, 78, 79–80, 120 biết đọc biết viết 7, 44, 47, 54, 76, 78, 79 sinh kế 123 kế hoạch hành động giáo dục địa phương 24–5, 108, 113 theo dõi 19, 45–7 Tham gia 121 học tập có sự tham gia 87, 121 đánh giá kết quả học tập 102 quy hoạch và triển khai 11, 105, 106, 112–14 quyền và mục tiêu giáo dục 112 liên kết liên ngành 112 hoạt động chính 112 kế hoạch giáo dục quốc gia và quốc tế 24–5, 108, 113 tài nguyên 113 tính minh bạch và khả năng truy cứu 114 chơi 87 chuẩn bị ứng phó 110, 121 ngăn ngừa 121 nâng cao tay nghề xem đào tạo và nâng cao tay nghề bảo vệ 53, 61–7, 115, 121 Phụ lục 130 phương thức tiếp cận 64 sự tham gia của cộng đồng 63, 66 các mối nguy hiểm 62, 63–4 quản lý và giảm thiểu nguy cơ thảm họa 66–7 bạo lực giới tính 63–4, 72, 118 hoạt động chính 61 quãng đường đi học 64 quản lý lớp học không bạo lức 66 không bị tấn công 64–5, 108 an ninh và an toàn 61–2 vi phạm 63 xem thêm sức khỏe nhu cầu tâm lý xã hội 2, 40, 65, 72, 80–1, 102, 121 giáo dục chất lượng 7, 76, 122 phục hồi 124 chọn và tuyển dụng giáo viên 93, 94, 95–7 sĩ số lớp 97 kinh nghiệm và bằng cấp 95–6 thông tin việc làm 95, 98 hoạt động chính 95 đề cử 97 tiêu chí chọn lựa 96 người tị nạn 43, 55, 78, 81, 90, 96, 110–11, 122 giáo dục phù hợp 122 sự bền bỉ 38, 125 tài nguyên 19, 28–30, 32, 42, 59, 113 chiến lược ứng phó 19, 41–4 đánh giá 41–2 dữ liệu cơ sở 44 nâng cao năng lực 42 giảm thiểu nguy cơ thảm họa 44 “không làm hại” 42, 117 thái độ của nhà tài trợ 43 Chuẩn bị ứng phó tình huống khẩn cấp 44, 66–7, 86, 121 hoạt động chính 41 chương trình quốc gia 43 quyền của các tổ chức 44 cập nhật chiến lược ứng phó 43 quyền được đi học 5–6, 7, 56, 106, 107–8, 112 nguy cơ 122 đánh giá nguy cơ 37–8, 62, 63, 69, 86, 109–10, 122 an toàn 2, 46, 61–2, 63, 64, 109, 122 vệ sinh 70–1 131 Tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu: Phòng ngừa, Ứng phó, Phục hồi Recovery an ninh 29, 61–2, 64–5, 123 dịch vụ 53 tiếp cận và thuyên chuyển 72, 80 sức khỏe và dinh dưỡng 71 liên kết đa ngành 112 hoạt động chính 68 kiểm toán xã hội 26 Dự án Sphere 4, 6, 15–16 chủ thể liên quan 10, 123 giám sát và hỗ trợ 93, 94, 101–2 xem thêm đào tạo và nâng cao chuyên môn đãi ngộ cho giáo viên 99 giáo viên và đội ngũ làm công tác khác 8, 93–102 điều kiện làm việc 93, 98–100 định nghĩa 94 chọn và tuyển dụng 93, 94, 95–7 vai trò và trách nhiệm 94 giám sát và hỗ trợ 93, 94, 101–2 xem thêm đào tạo và nâng cao tay nghề dạy và học 8, 75–90 đánh giá 75, 76, 78, 89–90 chương trình học 75, 76, 77–82 quá trình dạy và học 75, 81, 87–8, 119 tài liệu giảng dạy 78, 79, 82, 85, 101 đào tạo và nâng cao tay nghề 75, 76, 83–6 phương pháp dạy 78, 88 trú ẩn tạm thời 59–60, 109 đào tạo và nâng cao tay nghề 75, 76, 83–6 chương trình học và nội dung 83–4 nhận thức hiểm họa 86, 118 hoạt động chính 83 công nhận đào tạo và bằng cấp 85 chuẩn bị ứng phó 86 phối hợp và hỗ trợ 84–5 giáo viên: định nghĩa 83 tài liệu dạy và học 85 tính minh bạch 114 đào tạo nghề 32, 44, 47, 57, 76, 80 nước, an toàn 71 sức khỏe 46, 53, 61, 62, 65, 72, 123 xem thêm bảo vệ điều kiện làm việc 93, 98–100 thanh niên 25–6, 29, 30, 42, 108–9, 123 Phụ lục 132 PHỤ LỤC 4: MẪU PHẢN HỒI 1. Vui lòng liệt kê các cách thức mà bạn hoặc tổ chức của bạn đã sử dụng Các tiêu chuẩn tối thiểu. Vui lòng càng cụ thể càng tốt và kể thêm những cách (nếu có) thay đổi các hoạt động chính trong sổ tay để phù hợp với tình hình hoặc công việc của dự án/tổ chức v.v của bạn. 2. Bạn đã gặp những khó khăn nào khi sử dụng cuốn sổ tay này và bạn đã khắc phục hoặc xử lý chúng như thế nào? Thông tin liên lạc Ngày: Tên: Cơ quan và chức vụ: Địa chỉ: Số điện thoại: Email: 133 Tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu: Phòng ngừa, Ứng phó, Phục hồi Recovery 3. Bạn có thể chia xẻ những bài học kinh nghiệm/ hoặc ví dụ về những vận dụng tốt khi sử dụng cuốn sổ tay này? Tác động của việc sử dụng các tiêu chuẩn này đến công việc của bạn gồm những gì? 4. Dựa trên kinh nghiệm bản thân, những thông tin bổ sung/công cụ nào sẽ làm cuốn sổ tay này thích hợp và hiệu quả hơn? 5. Vui lòng điền thêm bất cứ nhận xét hoặc phản hồi khác về cuốn sổ tay này. Cám ơn bạn đã chia xẻ kinh nghiệm sử dụng Tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu: Phòng ngừa, ứng phó và phục hồi. Phản hồi của bạn sẽ ảnh hưởng đến việc cập nhật và cách thức quảng bá Các tiêu chuẩn tối thiểu. Vui lòng điền vào mẫu điều tra này và gửi nó đến miniumstandards@ineesite.org hoặc gửi thư đến Văn phòng điều phối INEE về Tiêu chuẩn tối thiểu, Ban giáo dục-UNICEF, 3 United Nations Plaza, New York, NY 10017, USA. Bạn cũng có thể điền vào mẫu phản hồi trực tuyến ở: www.ineesite.org/feedback. Phụ lục 134 Các vấn đề chủ đạo: Giảm nhẹ xung đột, Giảm thiểu nguy cơ thảm họa, Phát triển tâm sinh lý ở trẻ em, Giới tính, HIV, AIDS, Nhân quyền, Giáo dục hòa nhập Inclusive, Phối hợp liên ngành, Bảo vệ, Hỗ trợ tâm lý xã hội và Thanh niên. Các tiêu chuẩn nền tảng Tiêu chuẩn sự tham gia của cộng đồng: Tham gia và nguồn lực – Tiêu chuẩn điều phối: Điều phối – Tiêu chuẩn phân tích: Phương pháp đánh giá, ứng phó, theo dõi và đánh giá Formulation – Education authorities quality education, including free and transparent process, based on selection Implementation – Education international and national educational plans and the learning needs of Supervision – Support and and other education personnel Chính sách giáo dục Giáo viên và cán bộ làm công tác khác trong ngành giáo dục Tiêu chuẩn 2: Điều kiện làm việc - Giáo viên và đội ngũ làm công tác khác trong ngành giáo dục có điều kiện làm việc rõ ràng và được hưởng chế độ đãi ngộ xứng đáng. Dạy và học Tiêu chuẩn1: Chương trình giảng dạy – Sử dụng các chương trình học hợp lý về mặt ngôn ngữ, xã hội cho giáo dục chính quy lẫn không chính quy, phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu cụ thể của người học. Tiêu chuẩn 2: Đào tạo, Phát triển nghề nghiệp và Hỗ trợ - Giáo viên và đội ngũ làm công tác khác trong ngành giáo dục được quyền đào tạo định kỳ, bài bản và hợp lý tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh. Tiêu chuẩn 3: Các quá trình hướng dẫn và học tập– Quá trình dạy và học lấy người học làm trung tâm, có sự tham gia và đảm bảo tính hòa nhập. Tiêu chuẩn 4: Đánh giá kết quả học tập – Sử dụng phương pháp hợp lý để đánh giá và thẩm định kết quả học tập. Tiếp cận và môi trường học tập Tiêu chuẩn 1: Tiếp cận bình đẳng – Mọi người đều có cơ hội tiếp cận nền giáo dục chất lượng và phù hợp Tiêu chuẩn 2: Bảo vệ và Sức khỏe – Môi trường học tập an toàn và trật tự, đề cao sự bảo vệ và sức khỏe tâm lý xã hội của người học, giáo viên và đội ngũ làm công tác khác. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và dịch vụ – Cơ sở vật chất giáo dục đề cao sự an toàn và sức khỏe của người học, giáo viên và đội ngũ làm công tác khác và có liên hệ chặt chẽ với dịch vụ Y tế, dinh dưỡng, tâm lý xã hội và an ninh. Tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu: Phòng ngừa, Ứng phó, Phục hồi Inter-Agency Network forEducation in Emergencies Réseau Inter-Agences pour l´Éducation en Situations d´Urgence La Red Interagencial para la Educación en Situaciones de Emergencia Rede Inter-Institucional para a Educação em Situação de Emergência Tiêu chuẩn 1: Tuyển chọn – Giáo viên có bằng cấp và đội ngũ làm công tác khác trong ngành giáo dục được tuyển dụng thông qua quá trình minh bạch, có sự tham gia và dựa trên tiêu chí lự chọn thỏa mãn bình đẳng giới & đa dạng Tiêu chuẩn 3: Giám sát và hỗ trợ - Cơ chế giám át và hỗ trợ cho giáo viên và cán bộ làm công tác khác trong ngành giáo dục hoạt động hiệu quả. Tiêu chuẩn 1: Soạn thảo luật và chính sách – Cơ qua ban ngành GD ưu t ên tính liên tục và sự phục hồi giáo dục chất lượng, bao gồm cơ hội học tập miễn phí và hòa nhập. Tiêu chuẩn 2: Lập kế hoạch và triển khai – Các hoạt động giáo dục có tính đến tiêu chuẩn, luật, chính sách và kế hoạch giáo dục quốc gia và quốc tế, cũng như nhu cầu học tập của cộng đồng bị tác động. SƠ ĐỒ Phụ lục 136 Tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu: Phòng ngừa, Ứng phó, Phục hồi thể hiện sự cam kết rằng mọi người – trẻ em, thanh niên và người lớn – đều có quyền được đi học. Các tiêu chuẩn nêu rõ ràng mức tối thiểu của giáo dục chất lượng và cơ hội học tập trong tình hình khẩn cấp cho đến lúc phục hồi. Chúng có thể phục vụ làm công cụ nâng cao năng lực và đào tạo cho các cơ quan nhân đạo, chính phủ và người dân địa phương để tăng cường tính hiệu quả và chất lượng hỗ trợ giáo dục của họ. Chúng giúp tăng trách nhiệm giải trình và tính dự đoán của những tổ chức nhân đạo và cải thiện sự phối hợp giữa các đối tác, bao gồm cả các cơ quan giáo dục. Dự án Sphere công nhận Các tiêu chuẩn Giáo dục tối thiểu: Phòng ngừa, Ứng phó và Phục hồi là các tiêu chuẩn đi kèm với Hiến chương Nhân đạo và Các tiêu chuẩn tối thiểu trong ứng phó thảm họa của Dự án Sphere
File đính kèm:
- tieu_chuan_giao_duc_toi_thieu_phong_ngua_ung_pho_phuc_hoi.pdf