Trắc nghiệm Nội khoa cơ sở (Phần 2)
1. Để thành công trong điều trị bệnh ngoại khoa thì yếu tố nào sau đây là quan trọng
nhất
A. Chẩn đoán đúng bệnh
B. Chỉ định mổ chính xác hợp thời
C. Áp dụng phương pháp vô cảm hợp lí
D. Đánh giá đúng và đầy đủ tình trạng toàn thể của người bệnh trong quá trình
điều trị
E. Sử dụng các phương tiện phẫu thuật và các phương pháp phẫu thuật hợp lí
2. Nền tảng trong điều trị hoàn thiện là
A. Phẫu thuật B. Điều trị ngoại khoa
C. Điều trị nội khoa D. Điều trị tâm lí
E. Điều trị vật lí trị liệu
3. Theo bảng phân loại ASA của hiệp hội gây mê USA, loại ASA III tương ứng với
tình trạng người bệnh
A. Bệnh nhân khỏe mạnh bình thường
B. Bệnh nhân có bệnh toàn thân nhẹ
C. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong trong 24h
D. Bệnh nhân có bệnh toàn thân nặng – liệt giường
E. Bệnh nhân có bệnh toàn thân nặng – hạn chế vận động
Tóm tắt nội dung tài liệu: Trắc nghiệm Nội khoa cơ sở (Phần 2)
191 Bài 7. NGOẠI KHOA VÀ CÁC BỆNH MẠN TÍNH Tác giả: Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Lê Đình Hải, Nguyễn Vũ Thu Thảo 1. Để thành công trong điều trị bệnh ngoại khoa thì yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất A. Chẩn đoán đúng bệnh B. Chỉ định mổ chính xác hợp thời C. Áp dụng phương pháp vô cảm hợp lí D. Đánh giá đúng và đầy đủ tình trạng toàn thể của người bệnh trong quá trình điều trị E. Sử dụng các phương tiện phẫu thuật và các phương pháp phẫu thuật hợp lí 2. Nền tảng trong điều trị hoàn thiện là A. Phẫu thuật B. Điều trị ngoại khoa C. Điều trị nội khoa D. Điều trị tâm lí E. Điều trị vật lí trị liệu 3. Theo bảng phân loại ASA của hiệp hội gây mê USA, loại ASA III tương ứng với tình trạng người bệnh A. Bệnh nhân khỏe mạnh bình thường B. Bệnh nhân có bệnh toàn thân nhẹ C. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong trong 24h D. Bệnh nhân có bệnh toàn thân nặng – liệt giường E. Bệnh nhân có bệnh toàn thân nặng – hạn chế vận động 4. Chọn số câu đúng (I) Phẫu thuật đa chấn thương thường có nguy cơ tử vong cao (II) Phẫu thuật nội soi ít gây ảnh hưởng về huyết động và hô hấp (III) Bệnh mãn tính của bệnh nhân ít gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị ngoại khoa (IV) Thiếu sinh tố D sẽ làm chậm sự hình thành collagen từ các nguyên bào sợi (V) Không cần thời gian để chuẩn bị cho toàn trạng bệnh nhân thích hợp với cuộc mổ 192 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 5. Yếu tố quan trọng nhất cho sự lành vết thương A. Sinh tố C cung cấp collagen B. Sự cung cấp máu nuôi cho mô tế bào C. Kẽm D. Dinh dưỡng E. Tất cả câu trên đều đúng 6. Một số bệnh mạn tính có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương toàn thân, trừ : A. Lao B. Tiểu đường C. Thiếu sinh tố C D. Thiếu sinh tố K E. Thiếu sinh tố A 7. Chọn số câu sai I. Hemmophilie A xảy ra do thiếu yếu tố IX II. Xơ gan làm giảm sự tổng hợp prothrombin III. Không cần làm các thử nghiệm đánh giá cá yếu tố đông máu đối với bệnh nhân đang dùng thuốc đông máu IV. Thuốc kháng viêm steroid dùng trong việc điều trị rối loạn đông máu V. Chỉ số INR bình thường nên giữ INR < 2.5 trước khi mổ A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 8. Trường hợp nào sau đây bắt buộc phải được truyền máu (HST: huyết sắc tố) A. Lượng HST < 20g/100ml B. Lượng HST < 15g/100ml C. Lượng HST < 6g/100ml D. Lượng HST trong khoảng 6 – 10g/100ml E. Câu C và D đúng 9. Bệnh nhân cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng ít nhất bao nhiêu tuần trước khi mổ A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 E. 6 10. Chọn số câu đúng I. Khoảng 1/4 số bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng thiếu đạm và calori 193 II. Giảm 20% trọng lượng cơ thể là tình huống thiếu dinh dưỡng nhẹ III. Người lớn tuổi khó có thể chịu được cuộc mổ tương đối bình thường IV. Bệnh nhân liệt giường có tỉ lệ tử vong cao hơn rất nhiều khi phẫu thuật so với bệnh nhân vận động được V. Phải cân nhắc tuổi của bệnh nhân trước khi phẫu thuật A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 E. 1 Theo thang điểm đánh giá nguy cơ tim mạch khi phẩu thuật, hãy trả lời các câu hỏi 11, 12, 13. 11. Loại phẫu thuật bụng được chấm ở điểm A. 5 B. 7 C. 3 D. 4 E. 10 12. Mức độ tử vong 2% kèm biến chứng tim mạch 11% khi đạt mức độ: A. Độ 1 B. Độ 2 C. Độ 3 D. Độ 4 E. Độ 5 13. Một bệnh nhân được bác sĩ chấm số điểm đánh giá nguy cơ là 26 điểm. Theo bạn, nguy cơ biến chứng đạt tỉ lệ : A. < 5% B. 5% - 11% C. 11% D. 11% -22% E. > 22% 14. Bệnh tim mạch nào sau đây là nguyên nhân tử vong khi phẫu thuật A. Ngoại thu tâm nhĩ B. Nhồi máu cơ tim cách đây 1 tháng C. Suy tim chưa ổn định D. Rối loạn thần kinh tim E. Bệnh van tim 15. Tiên lượng khả năng tái phát nhồi máu cơ tim (NMCT) khi phẫu thuật nếu có tiền sử NMCT cách đây 8 tháng A. 30% B. 20% C. 10% D. 15% E. 5% 16. Suy tim phải là tình trạng ứ trệ tuần hoàn ở A. Vòng đại tuần hoàn B. Phổi C. Mạch máu chi D. Thận E. Lách 17. Thiếu máu vitamin C thường gặp ở người: A. Miền núi 194 B. Thủy thủ đi biển lâu ngày C. Người ít ra nắng D. Người thiếu nguồn thực phẩm tươi xanh E. Câu B và D đúng 18. Triệu chứng của bệnh đa hồng cầu, ngoại trừ: A. Đỏ da, ngứa B. Hct > 47-54% C. Hhc > 6tr/mm3 D. Hb < 160g/100ml E. Lách to cứng, gan to 19. Suy tim được kiểm soát thì khi mổ, tỉ lệ tử vong là: A. 2% B. 5% C. 10% D. 15% E. 20% 20. Số phát biểu đúng: (1) Các thuốc gây mê hiện nay đều dùng qua đường hô hấp. (2) Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 2 dạng là co thắt và khí phế thủng. (3) Vì triệu chứng về phổi xảy ra với tỉ lệ cao nên bệnh nhân cần ngưng hút thuốc ít nhất 2 tuần trước mổ. (4) Để đánh giá chức năng hô hấp, người ta đo FEV1. (5) 75% bệnh nhân viêm phế quản mạn tính có hút thuốc. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 21. Một bệnh nhân trước khi mổ được đo FEV1 là 30%. Vậy kết luận là: A. Bệnh nhân bị suy hô hấp mức dộ trung bình. B. Bệnh nhân không bị suy hô hấp. C. Bệnh nhân bị suy hô hấp nặng. D. Bệnh nhân bị suy hô hấp nhẹ. E. Cần làm thêm xét nghiệm để kết luận. 22. Trước khi phẩu thuật cần, ngoại trừ: A. Khảo sát chức năng hô hấp với người bệnh trên 45 tuổi. B. FEV1 tối thiểu phải đạt >50%. C. Ngưng hút thuốc lá ít nhất 4 tuần. D. Hướng dẫn người bệnh thở sâu, ho khạc đàm. E. Người có bệnh phổi hay phẫu thuật lồng ngực cần đánh giá chức năng hô hấp trước mổ. 195 23. Chọn phát biểu sai: A. Cần điều trị chức năng tuyến giáp về bình thường trước khi phẫu thuật. B. Cơn bão giáp thường xảy ra sau phẫu thuật với tỉ lệ tử vong cao. C. Cần kiểm soát ổn định đường huyết trước khi mổ. D. Các thuốc Đông dược có thể chứa chất tương tự corticoid. E. Bệnh Addison có biểu hiện bằng các đốm tăng sắc tố trên da, tăng huyết áp, giảm kali, tăng natri máu, người bệnh mệt mỏi, chán ăn, yếu. 24. Với những bệnh nhân bị đái tháo đường, trước và sau khi mổ, các bác sĩ cần: A. Kiểm soát ổn định huyết áp. B. Không được để đường huyết tăng sẽ gây hạ huyết áp vì gây mất nước ở thận. C. Không được để đường huyết giảm sẽ gây hạ đường huyết, có thể tử vong. D. Hậu phẫu cần có những biện pháp giúp mau lành vết thương. E. Bị tiểu đường lâu ngày có thể kèm theo những tổn thương sâu sắc ở hệ miễn dịch nên cần chống lại nhiễm trùng. 25. Trong bệnh cường giáp: A. Sản xuất quá nhiều hormon nhưng cơ thể không đáp ứng. B. Trị số uTSH tăng cao. C. fT4 thường không tăng. D. Sau khi bình giáp mới nên phẫu thuật. E. Triệu chứng thường là mạch đập nhanh, táo bón, tay run, yếu cơ, nóng,... 26. Chọn tổ hợp câu trả lời sai: (1) Khi có xơ gan, có 2 nguy cơ thường gặp là thoát vị rốn và tắc mật. (2) Theo phân loại của Child, xơ gan được phân thành 3 mức độ là A, B, C. (3) Gan sản xuất các yếu tố II, V, VIII, X. (4) Các thuốc điều trị và gây mê đều đến gan để biến dưỡng. A. (1), (2), (3). B. (1), (3). C. (1), (4). D. (2), (4). E. (4). 27. Theo phân loại Child: A. Mức A có nồng độ Albumin/máu thấp nhất. 196 B. Mức C có tỉ lệ tử vong rất cao. C. Mức B chưa xuất hiện báng bụng. D. Mức A có thể gây ngộ độc não. E. Mức A, B có thể chịu đựng được với thuốc gây mê. 28. Đối với bệnh nhân phẫu thuật bị suy thận mạn, chọn câu sai: A. Tất cả thuốc gây mê và điều trị đều thải qua thận. B. Độ thanh giải creatinin theo Cockcroft và Gault tăng theo cân nặng. C. Cần cân nhắc thật kĩ lưỡng trước khi sử dụng thuốc. D. Rất dẽ bị nhiễm trùng. E. Nồng độ creatinin trong máu và nước tiểu là 1 yếu tố quan trọng trong chẩn đoán suy thận mạn. 29. Số phát biểu đúng: (1) Ở bệnh nhân xơ gan, sau phẫu thuật, cần có những biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng. (2) Chức năng thận bị ảnh hưởng khi có trên 50% số nephron bị tổn thương. (3) Nếu quá nửa số nephron bị tổn thương thì vẫn không ảnh hưởng nhiều đến chức năng thận. (4) Bệnh nhân suy thận thường bị phù ở nhiều nơi. (5) Ở bệnh nhân suy giáp, cơn bão giáp thường xảy ra ngay sau khi phẫu thuật. A. 1. B. 2. C.3. D. 4. E.5. 30. Các yếu tố có thể làm khởi phát cơn động kinh hậu phẫu: A. Giảm urê máu. B. Tăng urê trong nước tiểu. B. Ngộ độc thần kinh. D. Ngộ độc nước kèm giảm natri. E. Tăng natri máu. 31. Đối với các bệnh mạch máu não, trước và sau khi phẫu thuật cần chú ý: A. Nếu tai biến mới xảy ra cần đợi 4 tuần để hồi phục rồi phẫu thuật. B. Độ quánh của máu không làm nặng thêm tình trạng thiếu máu não. C. Tắc nghẽn mạch máu não thường hay gặp ở những người từ 35 tuổi trở lên. D. Tắc nghẽn mạch máu não hay gặp nhất ở động mạch cảnh. 197 E. Nếu từng có một cơn co thắt mạch não thoát qua đã lâu thì vẫn chưa thể xem đó là một yếu tố nguy cơ. 32. Đối với bệnh nhân mắc bệnh lao, trước và sau khi phẫu thuật cần: A. Điều trị dứt điểm rồi mới được phẫu thuật. B. Luôn phải điều trị ổn định trước mổ. C. Mọi tổn thương lao phổi đều sẽ làm nặng hơn trong thời kỳ hậu phẫu. D. Cần tẩy rửa dụng cụ hổ trợ hô hấp đúng cách (máy thở, ống thở,..) để tránh lây nhiễm. E. Bệnh tiến triển nặng trong thời kỳ hậu phẫu do tổn thương lao lây lan sang các cơ quan xung quanh vết mổ. 33. Nói về thuốc Steroid trong quá trình lành vết thương, câu nào sau đây sai A. Làm ức chế hiện tượng viêm B. Làm tăng quá trình lành vết thương C. Làm ức chế sự đề kháng đối với nhiễm trùng D. Tăng ly giải sợi Collagen E. Có hoạt lực cao nhất trong 4 ngày đầu sử dụng 34. Giới hạn an toàn về huyết sắc tố cho sự giải phóng Oxy tới mô là bao nhiêu? A. 10mg/dl B. 20mg/dl C. 10g/100ml D. 20g/100ml E. 10mg/50ml 35. Chọn câu đúng A. Đối với bệnh đa hồng cầu, 24h trước khi phẫu thuật, cần trích huyết và dùng thuốc ức chế tủy xương để giảm lượng hồng cầu còn < 30% B. Đối với bệnh hồng cầu hình liềm, 24h trước phẫu thuật cần được truyền máu để giảm lượng hồng cầu hình liềm còn < 52% C. Bệnh Hemophillia A là bệnh thiếu máu do thiếu yếu tố VIII D. Yếu tố dinh dưỡng liên quan đến sự lành vết thương là do thiếu Zn E. Điểm APACHE II dựa vào tình trạng sinh lí cấp cứu của bệnh nhân, tuổi tác và bệnh mạn tính kèm theo 36. Phát biểu nào sau đây là sai A. Tình trạng thiếu dinh dưỡng nhẹ xảy ra khi BN giảm 10% trọng lượng cơ thể 198 B. Người lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh về tim mạch, phổi, thận, làm khơi dậy các yếu tố nguy cơ khác, làm tình trạng bệnh nặng thêm C. BN lớn tuổi không thể chịu đựng được các cuộc phẫu thuật D. BN lớn tuổi không thể vượt qua các biến chứng hậu phẫu dễ dàng như người trẻ E. Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng tối thiểu 2 tuần trước khi phẫu thuật 37. Triệu chứng của bệnh đa hồng cầu A. Đỏ da, ngứa, lách to cứng, gan to B. Hhc > 6 triệu/mm3 C. Hb > 160mg/l D. Hct > 47-54% E. Tất cả đều đúng 38. Điều trị bệnh đa hồng cầu trước mổ bằng cách A. Trích huyết thanh 450-500 ml/ngày B. Dùng phóng xạ P32 trong trường hợp suy tủy vĩnh viễn, leucema C. Dùng thuốc ức chế tủy xương HYDREA (Hydroxy-urea) 15-30mg/kg/người 800-2000mg/m 2 da D. A và B đúng E. B và C đúng 39. Phát biểu nào sau đây là sai A. Tùy theo mức độ hẹp và số lượng mạch máu bị hẹp và vùng nào của tim bị tổn thương mà có thể gây ra bệnh cảnh lâm sàng thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim nhẹ hay nguy kịch B. Tiền sử nhồi máu cơ tim 3 tháng trước thì 30% sẽ tái phát C. Chỉ nên can thiệp phẫu thuật khoảng 2-4 tuần sau cơn nhồi máu cơ tim D. Suy tim phải biểu hiện là phù hạ chi, gan to E. Suy tim ứ huyết cần được điều trị trước mổ vì tỉ lệ tử vong 20% đối với BN suy tim không kiểm soát 40. Nói về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau A. Trước khi phẫu thuật, cần phải đảm bảo dung tích khí thở trong giây đầu tiên (FEV1) > 50% 199 B. Biến chứng về phổi khoảng 10-14% đối với các phẫu thuật về bụng C. FEV1 < 35% chứng tỏ BN bị suy hô hấp nặng D. BN phải ngưng hút thuốc lá ít nhất 1 tháng trước khi mổ E. Cả A, B, C, D đều đúng 41. Cơn bão giáp là một biến chứng có thể dẫn đến tử vong đối với bệnh nhân cường giáp, xảy ra trong 24h sau phẫu thuật, có các triệu chứng sau đây, ngoại trừ A. Mạch rất nhanh B. Thân nhiệt hạ C. BN kích động D. Có thể tử vong E. Tri giác lơ mơ 42. Nhận xét nào sau đây về bệnh đái tháo đường là sai A. Không nguy hiểm nếu được kiểm soát ổn định trước khi mổ B. Duy trì đường huyết ở mức tăng nhẹ và tránh xảy ra hạ đường huyết khi phẫu thuật C. BN bị đái tháo đường lâu ngày có nguy cơ ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều tạng D. Dùng thuốc steroid hậu phẫu để nhanh làm lành vết thương E. Hậu phẫu, cần sử dụng các biện pháp vật lí giúp tăng cường tưới máu mô như xoa bóp, oxy liệu pháp, để nhanh làm lành vết thương 43. Phân loại xơ gan theo cách phân loại của Child ta có A. Child B: nồng độ Albumin/máu: 3.0 - 3.5, Billirubin/máu: 2.0-3.0, ngộ độc não nhẹ, nguy cơ tử vong 31% B. Child A: có thể phục hồi, chịu đựng được với thuốc gây mê, nguy cơ suy gan ở mức độ thấp C. Child C và A: Có thể phục hồi, nguy cơ tử vong thấp D. Hai nguy cơ hay gặp khi có xơ gan là viêm túi mật và thoát vị rốn E. A, B và D đúng 44. Suy thận mạn là sự giảm dần và không hồi phục toàn bộ chức năng thận, do nhiều nguyên nhân gây ra, đó là A. Viêm niệu đạo B. Bệnh lí cầu thận C. Viêm bàng quang D. A, B đúng E. Tất cả đều đúng 45. Nhận xét về đột quỵ, chọn câu sai trong các câu sau đây A. Biểu hiện: huyết áp tụt, thiếu oxy não, tăng độ quánh của máu 200 B. Có thể xảy ra sau mổ ở bệnh nhân có cơn co thắt mạch máu não thoáng qua với tỉ lệ 30% C. Cần 6-8 tuần để hồi phục ổn định tuần hoàn não D. Không quá nghiêm trọng E. Do tắc nghẽn mạch máu não, thường gặp ở người già 46. Nhận xét về các bệnh mạn tính của người bệnh có thể lây nhiễm cho người chung quanh, cho nhân viên y tế tiếp xúc với họ, chọn câu sai A. Lao do trực khuẩn kháng acid-cồn Mycobacteria tuberculosis, bình thường lây qua đường hô hấp B. Viêm gan A lây qua đường ăn uống, viêm gan B, C,.. lây qua đường máu, thông qua tiêm chích, tinh dịch, C. Khoảng 15% sẽ bị nhiễm sau khi dính máu người bị nhiễm viêm gan D. Đã có vaccine chủng ngừa HIV. AIDS E. HIV tấn công vào các tế bào lympho T4 47. Chọn nhận xét đúng A. Bệnh động kinh nếu được kiểm soát sẽ có biến chứng sau mổ B. Tăng ure máu không gây khởi phát bệnh động kinh C. Cơn động kinh xảy ra trong thời gian hậu phẫu sẽ có thể làm thiếu oxy não, chảy máu, bung vết khâu do các cơn co giật mạnh D. A và B đúng E. Cả 3 đều đúng ĐÁP ÁN 1D 2C 3E 4A 5B 6A 7D 8C 9C 10C 11C 12C 13E 14B 15E 16A 17E 18D 19B 20B 21C 22A 23E 24B 25D 26B 27B 28A 29B 30D 31D 32D 33B 34C 35E 36C 37E 38E 39C 40E 41B 42D 43E 44B 45D 46D 47C 201 Bài 8. BỎNG Tác giả: Phạm Thị Phượng Hằng, Nguyễn Thị Khánh Hằng, Trần Nguyễn Linh Đan 1. Bốn loại tác nhân chính gây bỏng: A. Sức nóng , xăng, nước sôi, điện B. Cháy nhà, alcol, dầu, điện C. Sức nóng, luồng điện, hóa chất, tia bức xạ D. Sức nóng, luồng điện , pháo, tia bức xạ E. Cháy nhà, luồng điện, pháo, tia bức xạ 2. Theo thống kê tại khoa Bỏng tại bệnh viện Chợ Rẫy, hai nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất là A. Xăng, pháo B. Xăng, dầu C. Dầu, cháy nhà D. Dầu, alcol E. Xăng, nước sôi 3. Chọn tập hợp đúng khi nói về bỏng độ 2 có đặc điểm: (1) Lớp trung bì màu trắng (2) Dấu hiệu ấn - mất (+) (3) Tổn ... tốt. IV. Nếu chụp cắt lớp phát hiện thương tổn có thể cho bệnh nhân xuất viện và theo dõi tại nhà. Các phát biểu đúng là: A. I, II, III. B. II, III. C. II, IV. D. II. E. I, II, III, IV. ĐÁP ÁN 1D 2C 3C 4B 5B 6C 7E 8E 9C 10B 11C 12C 13A 14B 15D 16D 17A 18A 19E 20C 21D 235 Bài 12. CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG VIÊM PHÚC MẠC Tác giả: Nguyễn Quốc Bảo, Trịnh Thị Ngọc Dung 1. Khám một bệnh nhân đau bụng cấp, vấn đề quan trọng là: A. Chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh B. Xác định xem có cần phẫu thuật ngay lập tức C. Xét nghiệm máu 10 thông số để xem có mất máu hay không D. Dùng thuốc giảm đau ngay lập tức 2. Viêm phúc mạc là: A. Bệnh cấp cứu ngoại khoa B. Bệnh nội khoa C. Có thể tự khỏi vì lá tạng phúc mạc có khả năng làm giảm và diệt vi khuẩn D. Tất cả đều đúng 3. Phân loại viêm phúc mạc theo nguyên nhân gồm, ngoại trừ A. Viêm phúc mạc nguyên phát B. Viêm phúc mạc khu trú C. Viêm phúc mạc thứ phát D. Viêm phúc mạc cấp tính tiến triển E. Viêm phúc mạc toàn thân 4. Viêm phúc mạc nguyên phát: ngoại trừ A. Vi khuẩn theo đường máu hay bạch huyết rồi vào ổ bụng B. Vi khuẩn gây viêm phúc mạc thường gặp nhất là liên cầu Steptococus C. Là bệnh cần được điều trị và chẩn đoán kịp thời D. Bệnh nhân thường có dấu hiệu co cứng thành bụng 5. Tính chất sinh lí nào sau đây không phải là tính chất chính của lá phúc mạc A. Giữ tạng B. Tiết dịch C. Bảo vệ: mạc nối- chống nhiễm trùng, vùng thấp D. Trao đổi chất E. Góp phần giữ thân nhiệt 6. Vì sao Povidine không được dùng để rửa vết thương trong lúc phẫu thuật mở ổ bụng? 236 A. Đắt tiền B. Có màu – làm khó nhận diện chính xác tính chất tổn thương C. Gây hủy hoại tế bào trung mô phúc mạc D. Không tiêu diệt được vi khuẩn gram (-) E. Tất cả đều đúng 7. Dấu hiệu chủ yếu quan trọng nhất giúp chẩn đoán viêm phúc mạc là: A. Co cứng thành bụng B. Bụng trướng to C. Phản ứng thành bụng D. Cảm ứng phúc mạc E. Phản ứng dội 8. Bệnh nào sau đây thường ít gây sốt cao ở bệnh nhân: A. Viêm phúc mạc B. Sỏi túi mật C. Áp xe gan D. Polyp đại tràng E. B và D đúng 9. Nguyên nhân đường tiêu hóa gây viêm phúc mạc thường gặp là: NGOẠI TRỪ A. Thủng dạ dày B. Viêm túi thừa Meckel C. Tắc ruột D. Hoại tử túi mật E. Thủng ruột non 10. Nguyên nhân nào sau đây không gây ra tình trạng Viêm phúc mạc: A. Chấn thương- vết thương bụng B. Áp xe gan C. Viêm túi mật D. Viêm phần phụ E. Tất cả đều sai 11. Một bệnh nhân nhập viên với cơn đau bụng cấp tính kiểu dữ dội, mức độ đau nhiều thì khả năng nào sau đây là thấp nhất: A. Thủng dạ dày B. Xoắn ruột C. Giun chui ĐM D. Viêm ruột thừa E. C và D đúng 12. Một bệnh nhân nhập viện vì đau bụng cấp với lí do: đau bụng dữ dội cả ngày kể từ hôm qua (không có tính chu kì) , đau như dao đâm vùng thượng vị, lan sang cả vùng quanh rốn và ra sau lưng. Xét nghiệm amylase bình thường, lipase gấp 3 lần bình thường. Khả năng nghi ngờ cao nhất là: A. Nhồi máu mạc treo B. Viêm tụy cấp C. Viêm phúc mạc D. Đợt cấp của viêm gan mạn E. Tắc ruột bán phần 237 13. Khám một bệnh nhân nhập viện vì đau bụng cấp: thấy bệnh nhân nằm im, không dám cử động hay ho vì đau. Khả năng cao nhất là: A. Viêm ruột thừa B. Viêm vòi trứng C. Viêm túi mật D. Thủng dạ dày E. Viêm phúc mạc 14. Cơn đau bụng bắt đầu âm ỉ, về sau thì tăng dần - gặp trong trường hợp: A. Viêm ruột thừa B. Viêm phần phụ C. Viêm tụy cấp D. A và B đúng E. Tất cả đều đúng 15. Cơn đau bắt đầu từ hạ sườn trái, sau đó lan lên vai trái:Khả năng cao nhất là: A. Vỡ lách B. Sỏi bể thận- thận trái C. Loét mặt sau dạ dày D. Viêm tụy cấp E. Tất cả đều đúng 16. Cơ chế gây viêm phúc mạc nào sau đây là không đúng: A. Hoại tử túi mật làm dịch mủ chảy vào ổ phúc mạc B. Áp xe gan, vỡ ổ áp xe, làm chảy dịch vào các cơ quan lân cận bao gồm lá phúc mạc C. Sốt rét, gây vàng da tán huyết, tích tụ bilirubin GT ở ổ phúc mạc gây viêm D. Nuốt phải xương cá, xương qua thực quản, dạ dày, tá tràng,ruột non đến ruột già thì đâm thủng ruột và cả lá phúc mạc gây viêm E. Bị bạn gái dùng dao đâm thủng ruột 17. Một bệnh nhân nam được đưa vào phòng cấp cứu bệnh viện vì bị dao đâm thủng ruột, lòi ruột, chảy máu nhiều và có dấu hiệu sốc tuần hoàn. Cấp cứu ngoại khoa nào cần được thực hiện đầu tiên: A. Di chuyển bệnh nhân đi phẫu thuật ngay lập tức B. Siêu âm ngay tại giường bệnh để xác định chính xác tổn thương để xử trí đúng nhất C. Đưa BN đi chụp MRI và Scan để xác định chính xác nhất vị trí nào bị tổn thương và cơ quan bị ảnh hưởng D. Dùng thuốc aldrenalin để tăng nhịp tim E. Yêu cầu người nhà làm thủ tục, đóng tiền xong xuôi thì mới xử lí 18. Cơn đau xuất ở hông phải, sau đó lan xuống bìu: khả năng cao nhất A. Sỏi niệu quản trái B. Táo bón C. Viêm trực tràng 238 D. Suy thận E. Tất cả đều sai 19. Trường hợp nào sau đây quan sát thấy “dấu hiệu rắn bò” trên bụng bệnh nhân, ngoại trừ A. Tắc ruột cơ năng B. Lồng ruột C. Khối u ở thành ruột D. Khối u từ ngoài chèn ép vào ruột E. Búi giun sán gây tắc ruột 20. Các bệnh sau đây đều có nôn ra máu, ngoại trừ A. Loét xuất huyết dạ dày B. Tăng áp tĩnh mạch cửa C. Loét xuất huyết tá tràng D. Sử dụng thuốc nonsteroids dài ngày E. Tất cả đều đúng 21. Vì sao, trong thủng dạ dày tá tràng thường xuất hiện co cứng thành bụng: A. Do H+ từ dạ dày kích thích phúc mạc B. Vi khuẩn, virút từ trong thức ăn hay có sẵn trong dạ dày theo dịch, máu vào ổ phúc mạc gây viêm, kích thích phúc mạc làm co cứng C. Không phải trường hợp nào có trong thủng dạ dày tá tràng cũng đều gây co cứng thành bụng D. Chảy máu vào ổ bụng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gram (-) phát triển gây viêm E. Co cứng thành bụng là mức độ nặng nhất 22. Co cứng thành bụng có thể gặp trong các bệnh sau: A. Viêm phúc mạc B. Gãy cột sống C. Chảy máu trong D. Xoắn u nang buồng trứng E. Tất cả đều đúng 23. Làm sao để xác định một bênh nhân nam cơ bắp, 6 múi nhập viện vì đau bụng cấp có co cứng thành bụng dương tính thật hay không? A. Nắn cơ thẳng bụng của bệnh nhân B. Yêu cầu BN thực hiện động tác phình- hóp bụng C. Đặt 2 tay 2 bên thành bụng BN để kiểm chứng D. Sờ sâu các tạng bằng cách xếp chồng 2 bàn tay lên nhau E. Quan sát xem có máu bầm hay không 239 24. 1 Bệnh nhân nữ đã nhập viện vì đau âm ỉ hạ vị, kéo dài hơn 1 ngày không khỏi, kèm theo huyết trắng: Khả năng cao nhất là A. Viêm phần phụ B. Sảy thai ngoài tử cung C. Ung thư máu trắng D. Viêm phúc mạc E. Đa u tủy 25. Một bệnh nhân hốt hoảng đến khám vì thấy đi tiêu máu đỏ tươi, nhiều thành tia, thấy một búi mềm lòi ra khỏi hậu môn và không nhét vào lại được, không ghi nhận đau bụng. Khả năng cao nhất là: A. Trĩ nội B. Trĩ ngoại C. Trĩ mức độ1 D. Trĩ mức độ 2 E. Tất cả đều đúng 26. Một bệnh nhân đi tiêu phân đen, phân sệt, mùi khắm, không đóng khuôn. Nguyên nhân do: A. Chảy máu dạ dày B. Viêm đại tràng Sigma C. U nhú trực tràng D. Áp xe gan E. Viêm tụy cấp 27. Khi nhìn bụng bệnh nhân bị đau bụng cấp thường nhìn thấyđược, ngoại trừ A. Da phù nề tấy đỏ: trong trường hợp tụ mủ thành bụng, trong ổ bụng B. Sẹo mổ của lần phẫu thuật trước C. Cơ nổi hằn trong viêm phúc mạc D. Nốt hình sao trong viêm phúc mạc E. Bụng không di động theo nhịp thở 28. Phản ứng thành bụng dương tính khi nào A. Sờ nông- bụng mềm, sờ sâu- BN đau và co bụng lại không cho ấn xuống nữa B. Bụng gồng cứng như tấm gỗ C. Sờ nông - BN đau, sờ sâu - BN đau nhiều nhưng bụng vẫn mềm D. Sờ nông- bụng mềm, không đau, sờ sâu- bụng mềm, đau ít, buông tay đột ngột: đau nhiều hơn E. Dấu hiệu sóng vỗ 29. Làm sao để phân biệt BN có phản ứng thành bụng thật hay giả A. Nắn cơ thẳng bụng của bệnh nhân B. Yêu cầu BN thực hiện động tác phình- hóp bụng C. Đặt 2 tay 2 bên thành bụng BN để kiểm chứng 240 D. Ấn kẽ sườn để kiểm tra E. Quan sát xem có dấu hiệu vũng nước hay không 30. Cảm ứng phúc mạc gặp ở những bệnh nhân nào? A. Già yếu B. Suy kiệt C. Trẻ em D. Người bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp E. A và B đúng 31. Gõ mất vùng đục trước gan có thể gặp khi: A. Thủng dạ dày B. Góc đại tràng nằm trước gan C. Tắc ruột trướng hơi D. Hơi tự do dưới hoành E. Tất cả đều đúng 32.Tiếng nhu động ruột nghe được trong viêm phúc mạc: A. Bình thường B. Tăng, âm sắc cao C. Giảm hoặc mất D. Tiếng óc ách E. Âm thổi 33. Điều kiện thăm khám âm đạo là: A. BN nữ đã sinh B. BN nữ đã có gia đình C. BN nữ bị mất kinh, rong huyết D. A và B đúng E. Cả A, B và C đều đúng 34. Trường hợp ấn vào thành trước trực tràng (túi cùng sau âm đạo) gây đau nhiều là do: A. Viêm phúc mạc B. Thai ngòai tử cung C. Viêm âm đạo D. A và B đúng E. Cả A, B và C đều đúng 35. Âm thổi ĐM ổ bụng nghe được trong bệnh lí nào: A. Phình ĐM chủ bụng B. Hẹp ĐM thận C. Hẹp ĐM chậu D. B và C đúng E. Cả A, B và C đều đúng 36. Một bệnh nhân được khám lâm sàng nghi ngờ viêm phúc mạc. Ta có thể loại trừ viêm phúc mạc trong trường hợp chọc dò ổ bụng có kết quả nào sau đây A. Ra mủ, mật, dịch tiêu hóa B. Soi dịch thấy vk gram âm C. Máu không đông D. Không thấy dịch 241 E. Tất cả đều sai 37. Chống chỉ định chọc dò ổ bụng trong trường hợp, ngoại trừ A. Bụng trướng hơi B. Sẹo mỗ cũ C. Tình trạng bụng cần điều trị ngoại khoa cấp là chống chỉ định tuyệt đối đối với thủ thuật này. D. Giảm tiểu cầu nghiêm trọng E. Nghi ngờ viêm phúc mạc 38. Các xét nghiệm máu được chỉ định để góp phần chẩn đoán viêm phúc mạc là: A. Công thức bạch cầu B. Creatinin C. Toan chuyển hóa D. Thành phần điện giải E. Tất cả đều đúng 39. Các triệu chứng toàn thân sớm nhất thường gặp trong bệnh viêm phúc mạc là A. Môi khô, lưỡi dơ, hơi thở hôi B. Mặt mày hốc hác, da khô, khát nước C. Lơ mơ, hôn mê D. Mạch nhanh, huyết áp tụt E. Đau dữ dội thượng vị và quanh rốn 40. Chẩn đoán hình ảnh nào cho kết quả để chẩn đoán đau bụng cấp chính xác nhất: A. X quang không cản quang B. Siêu âm C. MRI D. CT- scan E. Chọc dò ổ bụng 41. Câu nào sau đây không đúng về giải phẫu phúc mạc A. Khoang sau phúc mạc dễ bóc tách, lỏng lẻo B. Lá phúc mạc được cấu tạo bởi một lớp tế bào trung mô, trơn láng C. Xoang phúc mạc bao gồm túi nhỏ và túi lớn thông nối với nhau qua khe Winslow D. Xoang phúc mạc là một khoang ảo chứa dịch E. Dịch tụ trong xoang bụng ở vị trí dưới hoành và vùng Douglas trong tư thế nằm ngửa 42. Nguyên nhân gây viêm phúc mạc, ngoại trừ A. Thủng dạ dày tá tràng B. Nhiễm trùng huyết 242 C. Viêm ruột thừa sung huyết D. Vô khuẩn không tốt sau phẩu thuật ổ bụng E. Áp xe gan 43. Chọn câu đúng về triệu chứng lâm sàng của viêm phúc mạc A. Đau bụng từng cơn, tăng lên khi ho hoặc cử động B. Nôn ói nhiều, giảm đau sau khi nôn C. Bí trung đại tiện do tình trạng tắc ruột cơ học D. Dấu hiệu quyết định chẩn đoán VPM là dấu hiệu co cứng thành bụng khi khám thực thể E. Thăm âm đạo trực tràng không có chẩn đoán trong chẩn đoán VPM 44. Chọn câu đúng trong xác định chẩn đoán VPM qua cận lâm sàng A. Chụp X-quang bụng giúp chẩn đoán nguyên nhân cụ thể VPM B. Xét nghiệm huyết học để chẩn đoán do nhiễm độc C. Xét nghiệm sinh hóa để chẩn đoán do nhiễm trùng D. CT scan cho thấy tụ dịch E. Siêu âm có thể chẩn đoán VPM do một số nguyên nhân tụ dịch trong xoang bụng như áp xe gan, bệnh lý phụ khoa phần phụ, viêm ruột thừa 45. Bệnh nhân nam, 30 tuổi đến khám vì đau bụng, đau liên tục, nôn khan, nôn xong không giảm đau, bí trung đại tiện, vẫn có thể trung tiện nhưng chỉ nhè nhẹ, khám thấy thành bụng cứng, ấn đau vùng thượng vị. Chẩn đoán lâm sàng nào phù hợp nhất? A. Tắc ruột do thắt B. Viêm dạ dày tá tràng C. Sỏi túi mật D. Viêm phúc mạc khu trú E. Viêm tụy 46. Chẩn đoán VPM gặp khó khăn khi, ngoại trừ A. Bệnh nhân đang được dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau B. Phụ nữ có thai do thành bụng căng quá mức C. Trẻ em vì sợ hãi, la khóc, không biết hợp tác D. Người già vì chậm phản ứng, lú lẫn, thành bụng thoái hóa E. Bệnh nhân mới mổ VPM 47. Nguyên tắc điều trị VPM là 243 A. Điều trị nội khoa với mục đích hồi sức, điều chỉnh rối loạn, cung cấp năng lượng, giảm tình trạng nhiễm trùng B. Điều trị nội khoa, hồi sức phải đồng thời trước, trong và sau phẫu thuật C. Điều trị ngoại khoa để loại bỏ nguyên nhân VPM, làm sạch xoang bụng D. Khi điều trị VPM phải kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa E. Tất cả các ý trên đều đúng 48. Khi điều trị trước mổ cần A. Hồi sức tuần hoàn, bù nước cho bệnh nhân, với người già cần dùng các thuốc trợ tim B. Chống nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh phổ rộng, dùng đường toàn thân, chủ yếu qua đường tĩnh mạch C. Chống nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh phổ rộng, dùng đường toàn thân, thường cho kháng sinh vào khoang bụng D. A và B đúng E. A và C đúng 49. VPM là bệnh cảnh cấp cứu, khi điều trị cần A. Có thời gian để đánh giá toàn trạng bệnh nhân và chọn phương tiện điều trị tốt nhất sẵn có B. Phẫu thuật VPM cần ưu tiên cứu sống bệnh nhân qua cơn nguy kịch và làm sạch ổ bụng, sẽ giải quyết nguyên nhân trì hoãn sau C. Trước khi phẩu thuật gây mê nội khí quản là tốt nhất trong điều kiện sức khỏe bệnh nhân cho phép D. Phẫu thuật tối thiểu khi thể trạng bệnh nhân xấu, xoang bụng bẩn E. Tất cả các đáp án trên 50. Kĩ thuật nào sau đây không nên làm khi làm sạch xoang bụng A. Phá bỏ các ngóc ngách ứ đọng, không lấy hết sẽ tạo áp xe tồn lưu B. Nước rửa thường bằng nước ấm C. Rửa bằng dung dịch Betadine đậm đặc D. Rửa bằng nước muối sinh lý 0,9% E. Rửa bằng dung dịch Ringer 244 51. Đổ kháng sinh vào ổ bụng trong khi phẩu thuật hiện nay không được dùng nữa do A. Gây tai biến ngưng tim B. Gây nên choáng phản vệ do dị ứng thuốc C. Gây dính ruột D. Hấp thu thuốc nhanh gây ngộ độc cho gan, thận E. Tất cả đều đúng 52. Điều trị sau mổ cần, ngoại trừ A. Không cho vận động sớm phóng tránh gây đau, tổn thương vết mổ B. Tiếp tục điều trị nội khoa C. Chăm sóc tại chỗ vết mổ để phát hiện sớm các biến chứng thường gặp D. 50% tắc ruột sau mổ do VPM, cần theo dõi lâu dài E. Nuôi dưỡng sau mổ rất cần thiết cho sự lành sẹo 53. Chọn câu sai trong chẩn đoán nguyên nhân VPM: A. X-quang bụng có liềm hơi dưới hoành B. Chọc dò không ra dịch ta có thể loại trừ chẩn đoán VPM C. Không nên mất quá nhiều thời gian đi tìm nguyên nhân D. Chọc dò dịch là biệm pháp cuối cùng E. Vị trí đau khởi đầu và vùng đâu nhiều nhất gợi ý cho chẩn đoán nguyên nhân 54. Có thể phân loại VPM theo A. Tác nhân B. Diễn biến C. Mức độ lan tràn D. Nguyên nhân E. Tất cả đều đúng 55. Chọn câu sai về VPM A. VPM là bệnh cảnh cấp tính B. Vi khuẩn, độc tố từ chỗ viêm có thể lan vào máu do sự dãn rộng của khe hở giữa các tế bào lá phúc mạc C. Khi tụ dịch dưới hoành bệnh nhân có sẽ đau lan lên vai D. Chẩn đoán khó vì triệu chứng lâm sàng không rõ rệt E. PM thành bụng trước nhạy cảm nhất, cho cảm giác cụ thể về vị trí 245 ĐÁP ÁN 1B 2A 3D 4A 5E 6C 7A 8E 9D 10E 11D 12B 13E 14D 15A 16C 17A 18E 19A 20E 21A 22E 23B 24A 25B 26A 27D 28A 29C 30E 31E 32C 33D 34E 35E 36E 37E 38E 39B 40C 41B 42C 43D 44E 45D 46B 47E 48D 49E 50C 51E 52A 53B 54E 55D
File đính kèm:
- trac_nghiem_noi_khoa_co_so_phan_2.pdf