Tư tưởng giáo dục của Nho giáo nguyên thủy và ý nghĩa của nó đối với giáo dục công dân hiện nay

Tóm tắt. Bài viết tập trung phân tích một số giá trị về khía cạnh giáo dục nói chung và giáo

dục đạo đức nói riêng của Nho giáo nguyên thủy. Trên tinh thần đó nêu lên ý nghĩa của

việc tiếp biến những giá trị tích cực đó vào nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục công dân,

định hướng giá trị cho thế hệ trẻ, nhằm góp vào chiến lược phát triển con người Việt Nam

mới vừa có tri thức vừa có nhân cách.

pdf 9 trang yennguyen 7820
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng giáo dục của Nho giáo nguyên thủy và ý nghĩa của nó đối với giáo dục công dân hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng giáo dục của Nho giáo nguyên thủy và ý nghĩa của nó đối với giáo dục công dân hiện nay

Tư tưởng giáo dục của Nho giáo nguyên thủy và ý nghĩa của nó đối với giáo dục công dân hiện nay
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0104
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 82-90
This paper is available online at 
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA NHO GIÁO NGUYÊN THỦY
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC CÔNG DÂN HIỆN NAY
Phạm Việt Thắng
Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết tập trung phân tích một số giá trị về khía cạnh giáo dục nói chung và giáo
dục đạo đức nói riêng của Nho giáo nguyên thủy. Trên tinh thần đó nêu lên ý nghĩa của
việc tiếp biến những giá trị tích cực đó vào nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục công dân,
định hướng giá trị cho thế hệ trẻ, nhằm góp vào chiến lược phát triển con người Việt Nam
mới vừa có tri thức vừa có nhân cách.
Từ khóa: Nho giáo, giáo dục đạo đức, giáo dục công dân.
1. Mở đầu
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời và phát triển ở Trung Quốc, được du
nhập vào Việt Nam từ khá sớm, đã từng giữ địa vị độc tôn và ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống
tinh thần của Việt Nam trong quá khứ. Chính vì vậy, nghiên cứu về Nho giáo nói chung và ảnh
hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam nói riêng luôn là một vấn đề thu hút được sự quan
tâm của giới nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn và nghiên cứu giáo dục. Đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về Nho giáo, cả trên khía cạnh tư tưởng và sự phát triển của Nho giáo ở Việt
Nam, lẫn những ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Việt Nam. Có thể kể ra đây một số công
trình như: Nho giáo tại Việt Nam của tập thể tác giả Viện Triết học; tác giả Vũ Khiêu với Nho giáo
và phát triển ở Việt Nam; Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn
của Nguyễn Tài Thư; Bàn về đạo Nho của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện.v.v.. Trong các công
trình này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều giá trị tích cực của Nho giáo, như giáo dục đạo làm
người, đối nhân xử thế .v.v.., cũng như chỉ ra những hạn chế của Nho giáo như tính khắt khe, trói
buộc con người, đặc biệt là đối với phụ nữ.v.v..
Bên cạnh những nghiên cứu trong nước, việc nghiên cứu những ảnh hưởng của Nho giáo
đối với các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á nói chung trong đó có Việt Nam cũng
thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Có thể nêu ra ở đây một số công trình như: Lưu Tông Hiền,
Thái Đức Quý (Chủ biên): Nho học phương đông đương đại; Trương Bá Vĩ (Chủ biên): Nghiên
cứu văn hiến học thư tịch Hán Nôm Việt Nam; Lý Vị Túy: Luận bàn về giao lưu văn hóa Trung
Việt.v.v.. Nhìn chung, các tác giả đều có chung nhận định, Nho giáo tuy đã kết thúc vai trò lịch sử
của mình nhưng những ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống tinh thần của các quốc gia Đông Á
và Đông Nam Á hiện nay vẫn còn, cho dù đậm nhạt khác nhau. Ở một số quốc gia như Nhật Bản,
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016
Liên hệ: Phạm Việt Thắng, e-mail: vietthang271077@yahoo.com.vn
82
Tư tưởng giáo dục của Nho giáo nguyên thủy và ý nghĩa của nó đối với giáo dục...
Singapore. . . đang có xu hướng kế thừa những giá trị đạo đức tích cực của Nho giao nguyên thủy
phục vụ cho mục tiêu giáo dục con người hiện nay.
Việc Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập thế giới đã làm nảy sinh
những nguy cơ đối với văn hoá Việt Nam, đặc biệt trên lĩnh vực đạo đức công dân, đạo đức xã hội.
Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Việt Nam, tỉ lệ quay cóp ở học sinh tiểu
học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha mẹ: tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%; tỉ lệ
vi phạm ATGT: tiểu học 4%, THCS 35%, THPT 70%. (GDCD và đạo đức học sinh; VOV online,
7h30 ngày 29/11/2008). Nhìn vào kết quả khảo sát thì có vẻ học sinh càng lớn thì ý thức công dân
càng kém đi, nói cách khác, học sinh càng lớn càng muốn làm những điều khiến người lớn đau
đầu [1]. Trong một nghiên cứu về giáo dục đạo đức công dân, tác giả Ngô Đình Xây cho rằng, để
giáo dục đạo đức cho người dân và đưa đạo đức trở thành hạt nhân để điều chỉnh và định hướng
cho sự phát triển thì cần phải xác định và xây dựng được hệ giá trị chuẩn và mẫu người đạo đức
[9]. Tác giả Hà Nhật Thăng trong “Những vệc cần làm để phát huy vai trò của môn GDCD đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh phổ thông” nhấn mạnh, không chỉ điều chỉnh giá
trị, nội dung giáo dục, dạy học mà cả mục tiêu của hoạt động dạy học [4]. Tuy nhiên, vấn đề đặt
ra là, trong sự đổi mới toàn diện giáo dục sắp tới, chúng ta cần phải xác lập hệ giá trị, chuẩn mực
đạo đức mới và tổ chức giáo dục cho học sinh, cho thế hệ trẻ như thế nào thì vẫn còn chưa rõ và
còn nhiều tranh luận.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi mạnh dạn đi vào phân tích một số giá trị tích cực của
đạo đức Nho giáo nguyên thủy đối với giáo dục đạo đức công dân Việt Nam hiện nay nhằm góp
thêm cách tiếp cận trong việc kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức nói chung và đổi mới giáo
dục nói riêng.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo nguyên thủy
2.1.1. Nho giáo nguyên thủy với tư cách là học thuyết về giáo dục đạo đức, nhân cách con
người
Lí luận Nho giáo coi trọng chữ Nhân, đề cao tình yêu thương con người. “Nhân” gọi là toàn
đức, là đức tính quan trọng nhất của đạo làm người. Ở Khổng Tử, trước hết nhân là phải biết tiết
chế hành vi của bản thân sao cho phù hợp với lễ [7;239]. Thứ hai, nhân là phải tự giác, do tự bản
thân quyết định chứ không dựa vào người khác. Và sau cùng, để đạt đến nhân thì tất cả những gì
không phù hợp với lễ thì không xem, không nghe, không nói, không làm [7;239]. Cho nên nói,
nhân chính là một loại đạo đức toàn diện. Bên cạnh đó, Khổng Tử cũng cho rằng, một người được
coi là nhân thì phải hội đủ năm đức: Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ. Cung có nghĩa là đối với người
thì không kiêu ngạo, đối với việc thì làm đến nơi đến chốn. Khoan là đối đãn với người phải khoan
hậu, rộng rãi, không riết róng. Tín là đã nói như thế nào thì phải làm như vậy, phải biết giữ lời đã
hứa. Khổng Tử cho rằng chữ tín giúp tạo dựng niềm tin trong các quan hệ xã hội, xuyên suốt trong
mọi ứng xử và việc làm. Mẫn là siêng năng, tích cực. Huệ tức là biết làm ơn cho người khác, là
cho mà không tiếc.
Nhân ở Khổng Tử còn là đạo Trung Thứ. Trong sách Trung Dung có đoạn Khổng Tử nói:
“Cái mà mình muốn con mình đối đãi với mình thì mình làm cho cha mẹ. Cái mà mình muốn bề
tôi mình làm cho mình thì mình làm cho vua mình. Cái mà mình muốn em mình làm cho mình thì
mình làm cho anh mình. Cái mà mình muốn bè bạn đối với mình thì mình làm trước cho bè bạn”
[7, 53]. Như vậy ở đây Khổng Tử khi nói về con người là ông đã đặt con người trong các quan hệ
83
Phạm Việt Thắng
xã hội cụ thể. Ở trong những quan hệ đó thì mình và người khác là như nhau. Cái mình muốn thì
người khác cũng muốn và mình không muốn thì người khác cũng không muốn. Cho nên Khổng
Tử nói: “Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người” [7;297], “Người có lòng nhân nghĩa là
giúp đỡ người khác thành công khi mình chưa thành công, giúp người khác hiển đạt trước khi mình
hiển đạt” [7;177]. Tiếp nối Khổng Tử, các học trò đời sau đều phát huy tinh thần của “Nhân”, đề
cao giáo dục điều nhân cho xã hội.
Từ “Nhân” Nho giáo nói về “Hiếu Đễ”, coi hiếu đễ là gốc của nhân và chiếm một vị trí đặc
biệt quan trọng tư tưởng đạo đức Nho giáo. Hiếu vừa là tư tưởng cũng vừa là hành vi. Coi hiếu đễ
là gốc của nhân, tức là Khổng Tử đặt đạo đức gia đình làm gốc để phát triển đạo đức xã hội, phải
từ tình yêu thương trong gia đình mới có thể có được tình yêu thương ngoài xã hội, thiên hạ. Trong
con người có ba phạm vi, đầu tiên là gia đình, sau là xã hội và cuối cùng là nhà nước với dân.
Nếu hiểu một cách đơn giản thì ai đã tốt trong gia đình thì ra ngoài mới có thể tốt. Hiếu là sự kính
trọng, kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ. Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh sự phụng dưỡng cha mẹ
khi già yếu. Sự phụng dưỡng ấy phải được xuất phát từ tâm, phải hàm chứa trong đó cả sự tôn kính
chứ không chỉ dừng lại ở việc chăm lo cơm bữa hàng ngày. Còn sống thì kính trọng phục dưỡng,
chết đi thì phải an táng và thờ cúng. Mạnh Tử còn cho rằng, bất hiếu có năm loại: lười biếng; mê
cờ bạc rượu chè; tham tiền của, chỉ yêu thương vợ con; ham chơi phóng túng; khoe khoang sức
mạnh [7;485].
Tuy nhiên cũng phải phân tích thêm là, hiếu trong sự phát triển của Việt Nho đã được phát
triển thêm một tầng nhận thức nữa đó là hiếu với nước. Hiếu với cha mẹ được coi là “tiểu hiếu”,
hiếu với nước mới là “đại hiếu” (câu chuyện Nguyễn Phi Khanh khi bị áp giải về Trung Quốc đã
nói với Nguyễn Trãi học hành nuôi chí đánh giặc cứu nước mới là đại hiếu)
Tín là chỉ phẩm chất có từ sự thành thực. Chuẩn mực của sự giao tiếp xã hội phải lấy thành
tín làm căn bản, làm người hay làm việc cũng phải giữ lời hứa, chữ tín. Khổng Tử nói dù là đối
với công việc hay trong các quan hệ xã hội đều phải luôn giữ chữ tín, “người không có uy tín, thì
không biết có thể làm được gì” [7;120], “trước hết hãy biến lời nói thành việc làm, sau đó hãy bàn
tiếp” [7;116]. Những điều này đều là nhấn mạnh điều cơ bản làm người phải thành tín. Thành tín
là quy phạm đạo đức cơ bản, cho dù là cá nhân hay tập thể xã hội, bất tín sẽ không thể có chỗ đứng
trong xã hội.
Chính trong tư tưởng Nho giáo phân thành ba tầng nghĩa: Một là về góc độ tu thân, bao gồm
ý nghĩa “chính tâm”, “thành ý”. Sách Đại học viết: “muốn tu dưỡng thành chính nhân thì trước
hết phải chính tâm, muốn là người chính tâm thì trước hết phải thành ý” [7;10]. Nên gọi “chính
tâm” là chỉ nội tâm ngay thẳng, không tồn tại những tà niệm, hành động theo nghĩa. Điều này nhấn
mạnh sự thống nhất về nội tâm ngay thẳng, hành sự hợp nghĩa. Hai là nói về góc độ cảnh giới tinh
thần, đó là chính nghĩa, chính khí. Thông qua tu dưỡng dần dần tích lũy tinh thần đạo đức và sinh
ra một tinh thần khí phách, thể hiện khí phách đại trượng phu “giàu sang không được phóng đãng,
nghèo khó không được lay động, quyền uy không được để bị khuất phục” [7;452]. Ba là giảng về
người cầm quyền, cần phải hành sự ngay thẳng, bản thân phải chấp hành luật pháp. Trên không
ngay ngắn, chính trực thì sẽ không làm gương cho dân chúng được [7;260], “người lãnh đạo phải
tự sửa mình ngay thẳng thì dù không ban bố mệnh lệnh thì dân chúng sẽ tự giác làm; người lãnh
đạo bất chính dù ban bố mệnh lệnh thì dân chúng cũng không phục tùng” [7;256]. Đây là tư tưởng
chính trị “chính nhân tiên chính kỉ” trong Nho giáo. Tư tưởng này rất được coi trọng trong lịch sử
Nho giáo.
Liêm là biểu thị sự liêm khiết, liêm chính, không lấy bừa, là sự đối lập với “tham”, chỉ có
liêm khiết mới có thể trong sạch. Liêm khiết trở thành một phẩm chất đạo đức của người làm quan,
có liêm khiết thì sẽ có thanh quan, ngược lại là tham quan. Điều kiện tiên quyết của liêm khiết là
84
Tư tưởng giáo dục của Nho giáo nguyên thủy và ý nghĩa của nó đối với giáo dục...
sự tiết kiệm. Mạnh tử nói “người tiết kiệm không tranh đoạt của người”, chính là nói, người tiết
kiệm sẽ không tham lam lấy tài sản của người khác, cũng giống với ý “tiết kiệm có thể dưỡng đức
liêm khiết”. Các Nho gia đời sau mới đưa ra mệnh đề “chỉ có tiết kiệm mới giúp liêm khiết”. Sự
tiết kiệm trở thành một phẩm chất đạo đức phải có của người làm quan, trong xã hội đương đại,
liêm khiết trong việc công là một phẩm chất đạo đức nòng cốt của các nhân viên công vụ.
Sỉ là chỉ cái tâm xấu hổ của con người, Khổng tử nói “bậc quân tử phải biết xấu hổ khi không
làm được những điều mình nói” [7;278]. Còn Mạnh tử cho rằng, làm người không thể không biết
xấu hổ, để bảo vệ sự tôn nghiêm của nhân cách, đối với các hành vi thiếu đạo đức thì không được
làm. Sỉ là một loại lương tâm đạo đức, biết xấu hổ là yêu cầu cơ bản để làm người, không biết xấu
hổ là người không có nhân cách, bởi vậy, Mạnh tử nhấn mạnh, “con người phải có lòng biết xấu
hổ”, “sự xấu hổ có quan hệ rất lớn đối với con người,... Không thấy xấu hổ như người ta thì làm
sao theo kịp người ta” [7;555]. Lấy sự xấu hổ để làm sự quan trọng của việc xây dựng quốc gia đều
được các nhà Nho tán đồng. Bởi vậy, từ ngàn xưa tới nay, những bậc nhân sĩ vì để rửa mối quốc
nhục mà đầu rơi máu chảy không từ, đó cũng là một biểu hiện của tinh thần “biết xấu hổ”.
2.1.2. Tư tưởng Nho giáo với tư cách là triết lí giáo dục
Trên thực tế, môn phái Nho gia chính là được hình thành trong quá trình dạy học ở trường
tư thục của Khổng Tử. Do vậy, thật ra Khổng Tử là một nhà giáo dục thành công.
Đầu tiên, từ góc độ bình đẳng con người, Khổng Tử khẳng định quyền được giáo dục của
tất cả mọi người (hữu giáo vô loài), do vậy, quý tộc được giáo dục, thường dân cũng nên nhận được
sự giáo dục, xét về quyền được học tập thì quý tộc và dân thường là bình đẳng. Trên cơ sở đó, ông
cũng đưa ra đối với những người học thì không phần biệt đối xử, tất cả đều có quyền học như nhau
và không khước từ bất kì ai đến học. Nhìn từ góc độ sự khác nhau giữa các cá thể, Khổng Tử khẳng
định tác dụng quan trọng của giáo dục. Khổng Tử từng đưa ra mệnh đề triết học nổi tiếng “tính
tương cận dã, tập tương viễn”, đó chính là cơ sở lí luận trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo. Ông
cho rằng tính cách, bản năng và những tố chất ban đầu của con người cũng gần giống nhau, “tập”
là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt tính cách con người, bao gồm cả sự nỗ lực chủ quan
của cá nhân, ảnh hưởng của giáo dục càng góp phần quan trọng, cơ sở của giáo dục dựa vào tính
“dẻo” của mỗi cá nhân. Do vậy, Khổng tử đặc biệt nhấn mạnh tác dụng to lớn của giáo dục đem
lại trong quá trình lâu dài của một con người. Ông phân biệt con người cao thấp thông qua thái độ
đối với việc học “Khi sinh ra đã biết, là người ở tầng lớp trên; sau khi học mới biết, là người ở tầng
lớp thư hai; khi gặp khó khăn mới học, là người ở tầng lớp thứ ba; gặp khó khăn mà không học,
là tầng lớp dưới cùng” [7;312]. Ông cho rằng trí tuệ của con người, mạnh yếu không phải là tuyệt
đối, có thể thay đổi thông qua sự giáo dục và học tập sau này và ông tin rằng thông qua sự giáo
dục kiên trì và bền bỉ có thể giáo hóa con người và xã hội.
Thứ hai, về mục đích của giáo dục, Khổng Tử cho rằng mục đích của giáo dục có ba mục
đích chính. Một là, đào tạo nguồn nhân lực cai quản chính trị quốc gia. Lập trường chính trị của
ông là “vi chính tại nhân”, đề xướng “cử hiền tài”, “lễ hiền hạ sĩ”, nỗ lực thông qua giáo dục để bồi
dưỡng những quân tử hiền tài. Theo một ý nghĩa nào đó, ông cho rằng giáo dục chính là bộ phận
quan trọng cấu thành nên nền chính trị có chất lượng, khẳng định giáo dục có ảnh hưởng quan
trọng đối với chính trị. Mục đích dạy cho các học trò của ông chính là đào tạo tài năng đủ để có thể
gánh vác việc nước. Nếu như học hành chưa đạt được thành tích ưu tú, chưa đạt được tiêu chuẩn
thi không nên làm quan. Ông còn nhấn mạnh: cho dù là cha truyền con nối hay tuyển chọn hiền tài
làm quan thì cũng phải thông qua việc “học” mới có thể đủ đức đủ tài để trị quốc. Tư tưởng này
đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Hai là, hoàn thành nhân cách. Cái học ấy là phải học cho mình chứ
không phải học cho ai hết [5;258]. Cho nên Khổng Tử lấy bốn điều làm chương trình giáo dục là:
85
Phạm Việt Thắng
văn chương, thực hành, trung nghĩa và tín nhiệm. Trong bốn điều thì ba điều thuộc về nhân sinh
hành vi, đại biểu cho nhân cách của một cá nhân hành động ở đời [5;260]. Ba là, tìm tòi chân lí.
Chân l ... khích lệ học sinh có tinh thần tích cực chủ động tư duy, chủ động học tập phát
hiện những vấn đề, những khó khăn sẽ tự động hình thành tư duy tích cực, chủ động suy nghĩ, sau
đó người thầy mới bổ sung những hướng dẫn phù hợp, không nên truyền đạt một cách quá chi tiết
cụ thể, sẽ khiến cho học sinh hình thành tính ỉ lại, dựa dẫm, ngăn cản sự phát triển tư duy và năng
lực suy nghĩ độc lập. Đây là một tư tưởng giáo dục hiện đại, thực chất chính là hướng vào người
học, đề cao tính chủ động tích cực của người học.
Khổng Tử chỉ rõ điều cốt lõi của phương pháp hướng dẫn học nằm ở người thầy. Sự học tập
phải biết tư duy, phải biết “ôn cố nhi tri tân”, xâu chuỗi các kiến thức, các vấn đề. Khổng Tử đặc
biệt nhấn mạnh trong quá trình dạy học, người thầy phải có nghệ thuật hướng dẫn học sinh nhận
thức và biết vận dụng suy lí logic, vận dụng tốt kiến thức để hiểu rõ ràng những điều cơ bản, đơn
giản của một sự việc, sau đó tư duy logic để hiểu ý nghĩa sâu rộng hơn của vấn đề đó, giúp cho
học sinh có thể nắm chắc kiến thức, phát huy được kinh nghiệm của bản thân. Chỉ có dùng mọi
cách kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp chúng rèn luyện tinh thần chủ động thì phương
pháp hướng dẫn học mới có thể đem lại hiệu quả, các học sinh mới có thể “học một biết mười”.
Để thực hiện phương pháp này, Khổng Tử đưa ra nguyên tắc giáo dục dạy theo trình độ,
theo năng khiếu. Phương pháp hướng dẫn học chỉ xây dựng dựa trên cơ sở dạy học tùy theo trình
độ của học sinh mới có thể phát huy tác dụng của nó. Trong khi dạy học, Khổng Tử chú ý đến
những điểm khác biệt cá thể của học sinh, trên cơ sở cố gắng hết sức tìm hiểu tính cách, tài trí, đức
hành của học sinh, từ đó tiến hành những hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với học sinh. Đồng thời, ông
cũng rất chú ý quan sát, nắm bắt tính cách và đặc điểm của học trò, bao gồm bao gồm cả ưu điểm
và nhược điểm để có cách giáo dục thích hợp.
86
Tư tưởng giáo dục của Nho giáo nguyên thủy và ý nghĩa của nó đối với giáo dục...
Trong quan hệ về việc dạy và học, Khổng Tử nhấn mạnh trong quá trình giáo dục và học
tập, thầy và trò nên hỗ trợ nhau, dạy và học là một quá trình tương hỗ cùng nhau hoạt động, trở
thành sự tự cảm nhận và lĩnh hội của học sinh, khiến họ tích cực suy nghĩ tìm tòi, đưa ra những
phản hồi, có thể thúc đẩy hơn nữa những suy xét và dạy học của thầy. Phương pháp dạy học chủ
yếu của Khổng Tử là phương pháp hỏi đáp, thảo luận, rất nhiều vấn đề đều là do sự tương hỗ giữa
thầy và trò tìm tòi, suy nghĩ và cuối cùng đưa ra được kết luận. Ông cũng không tán thành việc học
sinh chỉ nghe theo và tin tưởng tất cả những gì thầy nói, mà đề sướng việc dám biểu đạt ý kiến bản
thân hay nêu ra những ý kiến khác trong quá trình học, như vậy học sinh cũng là đối tượng học tập
của người thầy. Ông đã từng phê bình Nhan Uyên khi đưa ra đối đáp, ông cho rằng Nhan Uyên chỉ
là đơn phương cảm nhận theo trạng thái tri thức của người thầy, mà không có sự gợi ý và thúc đẩy
đối với việc dạy học của bản thân. Trong quá trình học, rất tán thưởng những hoc trò có thể đưa ra
những sự giải thích độc lập, đó chính là họ đã tự cho mình thêm một cơ hội học tập. Như vậy, theo
Khổng Tử, quan hệ giữa dạy và học thực chất là sự thống nhất giữa nội lực và ngoại lực.
Nhìn chung, Khổng Tử là người đề cao giáo dục thực hành. Sau Khổng Tử, Mạnh Tử và
Tuân Tử đã phát triển hơn nữa tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, hình thành hệ thống tư tưởng giáo
dục độc đáo, đặc sắc đậm chất Nho gia, ảnh hưởng sâu sắc đến phương hướng phát triển nền giáo
dục ở các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á. Cho dù là xã hội hiện đại đã bước vào thời kì kinh
tế tri thức, nhưng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử và Nho gia vẫn luôn tồn tại giá trị và ý nghĩa
không thể phủ nhận.
2.2. Tư tưởng giáo dục của Nho giáo nguyên thủy đối với việc giáo dục đạo đức
công dân ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Tác dụng đối với việc giáo dục đạo đức công dân
Xã hội tri thức đưa ra những yêu cầu cao hơn, mới hơn đối với việc bồi dưỡng đạo đức nhân
văn. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin khiến nhân tố con người càng được đề
cao. Đặc điểm của kinh tế tri thức là sự phát triền kinh tế dịch vụ với quy mô lớn, là từ sản xuất
đơn tuyến hướng tới đa tuyến, tức là dịch vụ tổng thể, từ đó thay đổi hình thái công việc xã hội; từ
việc phân công nghiêm ngặt hướng tới hợp tác tập thể; từ sự phân tầng công việc rườm rà, phức
tạp chuyển đổi sang làm việc theo nhóm vừa tiện lợi vừa nhẹ nhàng. Hình thái tổ chức mới giải
phóng con người, đòi hỏi phải kết nối, cộng sự, chất vấn, ứng biến, sáng tạo, giao lưu với quốc tế
để đạt được mật độ và cường độ mới, cũng từ đó đưa ra những yêu cầu mới cho con người về giá
trị đạo đức, tình cảm, lòng tốt, tinh thần, trách nhiệm và tính tự giác.
Tuy nhiên, xã hội tri thức dễ làm cho con người theo đuổi công cụ lí tính một cách mù quáng
mà quên mất mục đích thực sự của giáo dục. Chẳng hạn như giáo dục hiện nay, chúng ta đang áp
đặt lối giáo dục một chiều vào giới trẻ, nặng về truyền thụ nội dung kiến thức, khiến cho quá trình
giáo dục trở nên xơ cứng, người học giảm đi cảm hứng và năng lượng sáng tạo bản thân để thích
hợp với thế giới lí tưởng của mình. Nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh còn
chung chung, thiếu trải nghiệm thực tế dẫn đến những hiểu biết về đạo đức truyền thống ngày càng
mờ nhạt. Sự ít quan tâm tới giá trị tinh thần khiến cho các thanh thiếu niên mất đi sự đồng cảm,
lòng trắc ẩn và sự xấu hổ. Hiện tượng vi phạm kỉ luật, thậm chí là pháp luật ở tuổi vị thành niên
ngày càng nhiều. Mặt khác, do xã hội đang có khuynh hướng tự phát đề cao quyền lợi cá nhân, tự
do cá nhân, đã dẫn đến những nhận thức lệch lạc của giới trẻ đối với những chuẩn mực đạo đức
trong các quan hệ xã hội như quan hệ giữa thầy và trò, giữa con cái và cha mẹ v.v... Trường học chỉ
quản lí những gì liên quan đến kiến thức và kĩ năng. Những lệch lạc trong nhận thức giá trị, coi
thường quy tắc, chuẩn mực của thanh thiếu niên hiện nay đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại.
87
Phạm Việt Thắng
Trong bối cảnh như vậy, xã hội tri thức rất cần tinh thần nhân văn, coi trọng giáo dục đạo
đức. Tư tưởng Nho giáo tuy thiếu hai tố chất dân chủ và khoa học trong mối quan hệ với xã hội
hiện đại, nhưng nếu chỉ đem dân chủ và khoa học để tiến hành phán đoán về tài nguyên văn hóa
dân tộc thì sẽ phiến diện. Trong lí luận Nho giáo chưa đựng “hạt nhân hợp lí” liên quan đến đạo
đức học, mỹ học và triết học, định hướng con người tự mình phát triển, dùng lí tính để đối mặt với
thất bại, trân trọng ý nghĩa của hạnh phúc và thành công, cũng như bồi dưỡng nhân cách, giá trị
tinh thần và trí tuệ. Chúng có thể bồi dưỡng con người Việt Nam về năng lực văn hóa, trải nghiệm
bản thân với những người khác cũng như làm thế nào để chống lại nghịch cảnh, khiến cho con
người có cách nhìn nhận thấu đáo về kiến thức nhân văn, giá trị tinh thần và tu dưỡng nhân cách.
Những điều này không những không đối lập với dân chủ và khoa học, mà còn là hậu thuẫn cho
sự phát triển dân chủ và khoa học, rất phù hợp với việc xây dựng con người Việt Nam mới hiện
đại nhưng vẫn mang đậm văn hóa truyền thống, giống như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đã
và đang làm rất thành công. Ở Singapore kể từ những năm 80 của thế kỉ XX đã bắt đầu xu hướng
quay trở lại với truyền thống đạo đức Nho giáo với việc cải biến nội dung các phạm trù đạo đức
của Nho giáo (như Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa. . . ) để làm hạt nhân nội dung của giáo dục đạo đức
trong các nhà trường. Chính phủ Singapore gọi đó là “Singapore hóa Nho giáo” [10].
Cũng phải nói thêm rằng, lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng là người rất chú trọng đến việc đổi
mới nội hàm của các phạm trù đạo đức của Nho giáo để giáo dục đạo đức. Những sự giáo dục của
Người về Trung, Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Khiêm tốn, Thật thà... ít nhiều có nguồn gốc từ
Nho giáo.
Công bằng mà nói, truyền thống văn hóa Nho giáo đã đi qua những va đập của văn hóa
phương Tây hơn một thế kỉ qua, đặc biệt là đi qua thử thách hội nhập toàn cầu hóa và thử thách
đổi mới mở cửa gần 30 năm qua. Chỉ cần chúng ta biết gạn đục khơi trong, biết phát huy những ưu
điểm trong đạo đức truyền thống thì Nho giáo chắc chắn sẽ có chỗ để phát huy giá trị tích cực của
mình.
2.2.2. Tác dụng giáo dục bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, sự kế thừa và sáng tạo văn hóa dân tộc sẽ tạo ra những
thành tựu mới cho dân tộc và nhân loại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát huy bản sắc văn hóa sẽ
góp phần cống hiến cho sự phát triển hội nhập, trong đó đầu tiên là phải khắc phục, xóa bỏ những
ảnh hưởng tiêu cực mà truyền thống văn hóa còn sót lại. Những thói quen gia trưởng phong kiến,
quan niệm đẳng cấp, thói dựa dẫm, tính nô bộc đầy tớ, lạm quyền coi thường pháp luật, tâm lí bảo
thủ, thiếu tính độc lập, luôn dựa vào những quy định vô hình của chủ nghĩa phong kiến đang cản
trở sự phát triển công dân Việt Nam hiện đại. Muốn loại trừ những mặt tiêu cực này thì cần phải
chú trọng vào sự hình thành và phát triển các chuẩn mực mới và dựa vào sự giáo dục và suy nghĩ
của toàn xã hội (cũng nên nghĩ đến việc kinh tế toàn cầu hóa cũng sẽ có tác dụng loại trừ những
thứ tiêu cực này), điều này cần phải khắc phục dần dần trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn
hóa.
Đối những tinh hoa văn hóa trong Nho học, với tinh thần nhân văn sâu sắc, tu dưỡng nhân
cách, tinh thần tiến thủ và tính trách nhiệm mạnh mẽ, kiên định, không ngừng vươn lên, yêu nước
thương dân (lấy dân làm gốc), kính trên nhường dưới, tinh thần vị tha, chú trọng hòa khí với người,
coi trọng tự tu dưỡng đạo đức, hình thành phẩm chất, hành vi đúng chuẩn mực, thống nhất giữa
nhận thức và hành động.v.v.., tất cả đều cần xem xét để chuyển biến vào nội dung giáo dục công
dân, giáo dục thế hệ trẻ, để cho họ tự mình trải nghiệm trong công việc, trong cuộc sống thường
nhật. Coi trọng việc giới thiệu truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc ra thế giới để tạo nên sự
tự tin trong quá trình hội nhập. Muốn vậy, giáo dục cần phải hướng vào các giá trị bản sắc, làm
88
Tư tưởng giáo dục của Nho giáo nguyên thủy và ý nghĩa của nó đối với giáo dục...
sao để lớp trẻ đủ tự tin tự biến mình trở thành sứ giả văn hóa trong quá trình đối thoại và giao lưu
với các nền văn hóa khác.
Quá trình đổi mới giáo dục cần phải khắc phục những hạn chế trước kia, đối với truyền
thống văn hóa, nên phê bình những cái chưa phê bình triệt để, nên kế thừa và phát huy những thứ
thực sự chưa được kế thừa và phát huy. Và tương ứng thì chúng ta cũng phải xoay chuyển những
hạn chế trong nhận thức lịch sử của giới trẻ, đặc biệt là có bộ phận giới trẻ thậm chí còn cho rằng
lịch sử lâu đời là nguyên nhân của sự lạc hậu, ví như nước Mỹ lịch sử ngắn ngủi nên mới phát
triển. Họ cho rằng lịch sử lâu đời chỉ là đám khói mờ mịt không rõ trong một thời gian rất lâu trước
đó, rất nhiều những sự kiện lịch sử vĩ đại đã quá cách xa, đối với hiện tại không có ý nghĩa gì. Do
nguyên nhân lịch sử phức tạp, mà một bộ phận trong chúng ta đã mất đi sự tôn kính đối với các
nhà giáo dục, các nhà tư tưởng lớn trong lịch sử của chính mình. Nước Mỹ hết sức trân trọng lịch
sử hơn 300 năm của họ, dùng các biện pháp để giáo dục các thanh thiếu niên nhận thức rõ về lịch
sử ngắn ngủi của chính họ. Chúng ta cũng cần phải quyết liệt như vậy, phải thay đổi toàn diện, từ
mục tiêu, nội dung, phương pháp đến hình thức tổ chức dạy học. Chính ở chỗ này, cách thức mà
Khổng Tử từ hơn 2000 năm trước tổ chức quá trình dạy học của mình vẫn còn nguyên giá trị.
Trong môi trường toàn cầu hóa, người Việt Nam nên có nhận thức về lịch sử, không biết về
lịch sử chính là không biết về hiện tại, càng không biết phương hướng tương lai, không biết được
bề dày của truyền thống văn hóa dân tộc và địa vị của nó trong văn hóa thế giới. Đây là tác dụng
của lí luận Nho giáo, nó có thể hiệu lệnh cho mỗi người dân suy nghĩ lại bản thân về các chuẩn
mực và hành vi của mình.
3. Kết luận
Thế kỉ XXI đã trôi qua hơn một thập kỉ, 30 năm đổi mới đất nước đã và đang đưa chúng ta
bắt nhịp vào quỹ đạo phát triển của thế giới hiện đại. Đối với Việt Nam, cũng như các nước Đông
Á từng chịu ảnh hưởng của Nho giáo, ai cũng đã thấy Nho giáo không còn thích hợp với sự phát
triển. Nhưng mặt khác, bước đi trên con đường mới đó lại chịu sự quy định của những điều kiện có
sẵn, do lịch sử để lại. Đó cũng là một tất yếu. Do đó, khi nhìn nhận những cái lịch sử để lại, theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta phải có thái độ phê phán và kế thừa. Đối với Nho
giáo chúng ta cũng cần một tinh thần như thế.
Những tư tưởng giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng của Nho giáo vẫn có
những giá trị tích cực nhất định. Việc lựa chọn và chuyển biến những giá trị tích cực đó vào nội
dung giáo dục đạo đức, nhân cách, định hướng giá trị cho thế hệ trẻ là cần thiết, góp phần giáo dục
lối sống và làm việc theo đạo lí và pháp luật, đồng thời nhằm phát triển con người Việt Nam mới
vừa có tri thức vừa có nhân cách. Đó là chìa khóa đảm bảo cho sự hội nhập quốc tế của Việt Nam
thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Ngọc Anh, 2013. Công dân toàn cầu - Một thách thức cho Giáo dục công dân ở Việt
Nam. Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về Giáo dục đạo đức – công dân trong giáo dục phổ thông Việt
Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.113-116.
[2] Trần Đình Hượu (Lại Nguyên Ân biên soạn), 2002. Các bài giảng về tư tưởng phương Đông.
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Trần Lai, 2011. Khổng Phu Tử với thế giới hiện đại. Nxb Đại học Bắc Kinh, Bắc Kinh, Trung
Quốc.
89
Phạm Việt Thắng
[4] Hà Nhật Thăng, 2013. Những việc cần làm để phát huy vai trò của môn GDCD đối với sự hình
thành, phát triển nhân cách học sinh phổ thông. Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về Giáo dục đạo đức
– công dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.97-106.
[5] Nguyễn Đăng Thục, 1991. Lịch sử triết học phương Đông (tập 1, 4, 5). Nxb TP Hồ Chí Minh.
[6] Viện nghiên cứu Triết học, 1994. Nho giáo ở Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[7] Quốc Trung, 2011. Tứ Thư. Nxb Văn hóa Thông tin.
[8] Dương Quốc Vinh, 2009. Lịch trình của Thiện – Nghiên cứu hệ thống giá trị Nho gia. Nxb
Đại học Sư phạm Hoa Đông, Thượng Hải, Trung Quốc.
[9] Ngô Đình Xây, 2013. Xây dựng hệ giá trị chuẩn và mẫu người đạo đức - yếu tố quan trọng
trong việc giáo dục dạo đức công dân Việt Nam hiện nay. Kỉ yếu Hội thảo quốc gia về Giáo
dục đạo đức – công dân trong giáo dục phổ thông Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.90-96.
[10] Zhang Sheqiang, 2012. So sánh giáo dục đạo đức trong nhà trường của Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore. Tạp chí Giáo dục chính trị tư tưởng (kì I), Bắc Kinh, Trung Quốc, tr.45-55.
ABSTRACT
Confucian educational thought and it’s implications for current civic education
Pham Viet Thang
Faculty of Politic Theory - Civic Education, Hanoi National University of Education
In this article, the authors analyzed some aspects of education in general and the teaching of
Confucian ethics in particular. The she significane of continuing to incorporate Confucian ethics
in civics education was evaluated with a view towards values orientation and the development of
the thinking process and personality of Vietnamese people.
Keywords: Confucianism, moral education, civic education.
90

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_giao_duc_cua_nho_giao_nguyen_thuy_va_y_nghia_cua_no.pdf