Tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

TÓM TẮT Mở đầu: Hút thuốc lá là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng tại Việt nam. Nhân viên y tế được kỳ vọng tham gia tích cực cải thiện vấn đề này. Tỷ lệ hút thuốc lá và các yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá là chỉ số thống kê then chốt giúp đánh giá gánh nặng hút thuốc lá. Các chỉ số này cũng là cơ sở để xây dựng các can thiệp nhằm giảm nhẹ gánh nặng hút thuốc lá trong nhân viên y tế tại bệnh viện. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hút thuốc lá và các yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá trong nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả phân tích trên 1534 nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ 15/7/2015 – 11/8/2015. Biến số nghiên cứu được thu thập qua phiếu câu hỏi tự trả lời gửi đến tận tay nhân viên y tế. Thống kê mô tả và phân tích phương sai một chiều ANOVA giúp xác định tỷ lệ hút thuốc lá và các yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá. Kết quả: Tỷ lệ đang hút thuốc lá là 9,4% nam, 0% nữ nhân viên y tế. Tỷ lệ đã cai thuốc lá là 23,2% nam, 0,3% nữ nhân viên y tế. Nhân viên y tế giới nam, tuổi trên 43, làm việc tại văn phòng, làm nghề bảo vệ, lái xe, công nhân có tỷ lệ hút thuốc lá và đã cai thuốc lá cao hơn các nhóm khác có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001="" trong="" phép="" kiểm="" phương="" sai="" một="" chiều.="" kết="" luận:="" 9,4%="" nam="" và="" 0%="" nữ="" nhân="" viên="" y="" tế="" tại="" bệnh="" viện="" nhân="" dân="" gia="" định="" đang="" hút="" thuốc="" lá.="" 23,2%="" nam="" và="" 0,3%="" nữ="" đã="" cai="" thuốc="" lá.="" các="" yếu="" tố="" tiên="" lượng="" tình="" trạng="" hút="" thuốc="" lá="" trong="" nhân="" viên="" y="" tế="" là="" giới="" nam,="" tuổi="" trên="" 43,="" làm="" việc="" tại="" văn="" phòng,="" làm="" nghề="" bảo="" vệ,="" lái="" xe,="" công="">

pdf 6 trang yennguyen 19600
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 11
TỶ LỆ HÚT THUỐC LÁ TRONG NHÂN VIÊN Y TẾ 
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 
Lê Khắc Bảo *, Lê Thị Kim Chi **, Hồ Quốc Khải *** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Hút thuốc lá là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng tại Việt nam. Nhân viên y tế được kỳ 
vọng tham gia tích cực cải thiện vấn đề này. Tỷ lệ hút thuốc lá và các yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá là 
chỉ số thống kê then chốt giúp đánh giá gánh nặng hút thuốc lá. Các chỉ số này cũng là cơ sở để xây dựng các can 
thiệp nhằm giảm nhẹ gánh nặng hút thuốc lá trong nhân viên y tế tại bệnh viện. 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hút thuốc lá và các yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá trong nhân viên y tế 
tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả phân tích trên 1534 nhân viên y tế tại bệnh viện 
Nhân Dân Gia Định từ 15/7/2015 – 11/8/2015. Biến số nghiên cứu được thu thập qua phiếu câu hỏi tự trả lời gửi 
đến tận tay nhân viên y tế. Thống kê mô tả và phân tích phương sai một chiều ANOVA giúp xác định tỷ lệ hút 
thuốc lá và các yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá. 
Kết quả: Tỷ lệ đang hút thuốc lá là 9,4% nam, 0% nữ nhân viên y tế. Tỷ lệ đã cai thuốc lá là 23,2% nam, 
0,3% nữ nhân viên y tế. Nhân viên y tế giới nam, tuổi trên 43, làm việc tại văn phòng, làm nghề bảo vệ, lái xe, 
công nhân có tỷ lệ hút thuốc lá và đã cai thuốc lá cao hơn các nhóm khác có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001 trong 
phép kiểm phương sai một chiều. 
Kết luận: 9,4% nam và 0% nữ nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia định đang hút thuốc lá. 23,2% 
nam và 0,3% nữ đã cai thuốc lá. Các yếu tố tiên lượng tình trạng hút thuốc lá trong nhân viên y tế là giới nam, 
tuổi trên 43, làm việc tại văn phòng, làm nghề bảo vệ, lái xe, công nhân. 
Từ khóa: đang hút thuốc lá, đã cai thuốc lá, chưa bao giờ hút thuốc lá 
ABSTRACT 
SMOKING PREVALENCE AMONG HEALTH CARE PROFESSIONALS 
AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL 
Le Khac Bao, Le Thi Kim Chi, Ho Quoc Khai 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 11 - 16 
Background: Smoking is a serious public health problem in Vietnam. Healthcare professionals are expected 
to actively participate into relieving the burden. Smoking prevalence and factors predictive of smoking status are 
key statistical parameters to evaluate smoking burden. These parameters also provide strong bases for 
interventions aiming at ameliorating smoking burden among healthcare professionals in hospital. 
Objectives: to determine the smoking prevalence and factors predictive of smoking status among healthcare 
professionals in Nhan Dan Gia Dinh hospital. 
Methodology: A descriptive cross sectional study was conducted on 1534 healthcare professionals at Nhan 
Dan Gia Dinh hospital from July 15th, 2009 to August 11th, 2015. Auto-questionnaire was directly given to every 
healthcare professional to collect data. Descriptive statistics helped to determine the smoking prevalence. One-way 
ANOVA analysis allowed confirming the factors predictive of smoking status. 
* Đại Học Y Dược TP. HCM , ** Bệnh viện Nhân Dân Gia Định 
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Khắc Bảo ĐT: 0908.888.702 Email: baolekhac@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa 1 12
Results: The prevalence of current smokers is 9.4% male, 0% female healthcare professionals. The prevalence 
of smokers is 23.2% male and 0.3% female healthcare professionals. The healthcare professionals of male sex, of 
age more than 43, working in the office, whose carriers are security guards, drivers, workers present a higher 
prevalence of current smoking or ex smoking than other groups. The differences are statistically significant with p 
value less than 0.001 under one way ANOVA analysis. 
Conclusion: 9.4% male and 0% female healthcare professionals in Nhan Dan Gia Dinh are current smokers. 
23.2% male and 0.3% female healthcare professionals are smokers. The factors predictive of smoking status among 
healthcare professionals include male sex, age more than 43, office workers, security guards, drivers, workers. 
Key words: current smoker, ex-smoker, nonsmoker. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới 
(WHO) kết hợp Trung tâm kiểm soát và ngăn 
ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) về tỷ lệ hút thuốc 
lá trên người trưởng thành toàn cầu cho tỷ lệ 
tương ứng tại Việt Nam là 47,4% nam và 1,4% 
nữ(5). Luật phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt 
Nam có hiệu lực từ 31/05/2013(3) nhằm để giải 
quyết vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng 
này ở Việt Nam. Điều số 5, 17, 18 của đạo luật 
này qui định ngành y tế, đứng đầu là Bộ Y tế có 
trách nhiệm chủ động tham gia công tác phòng 
chống tác hại thuốc lá và tổ chức triển khai tư 
vấn điều trị cai nghiện thuốc lá tại Việt Nam(3). 
Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá ra đời 
theo đạo luật này(3) đã chọn hỗ trợ bệnh viện 
Nhân Dân Gia Định triển khai thực hiện chương 
trình phòng, chống tái hại của thuốc lá tại bệnh 
viện. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân viên y tế tại 
bệnh viện và các yếu tố tiên lượng tình trạng hút 
thuốc lá là các chỉ số thống kê quan trọng giúp 
đánh giá gánh nặng hút thuốc lá ban đầu và làm 
cơ sở để xây dựng các chương trình can thiệp 
phù hợp cho công tác phòng, chống tác hại của 
thuốc lá trong nhân viên y tế tại bệnh viện. Việt 
Nam đã có vài nghiên cứu về tỷ lệ hút thuốc lá 
trong nhân viên y tế, ví dụ tại bệnh viện Bạch 
mai, Hà nội(2); bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 
TP.HCM(1). Hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào 
khảo sát toàn diện tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân 
viên y tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân viên y 
tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 
Xác định yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút 
thuốc lá trong nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân 
Dân Gia Định. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Cắt ngang mô tả phân tích. 
Đối tượng nghiên cứu 
Toàn bộ nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân 
Dân Gia Định trong khoảng thời gian từ 15/07 – 
11/08/2015. 
Biến số nghiên cứu 
Đặc điểm dân số học: tuổi tác và giới tính. 
Đặc điểm công tác: đơn vị, vị trí và thâm 
niên công tác ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 
Tình trạng hút thuốc lá hiện tại: 
Đang hút thuốc lá định nghĩa là hút thuốc lá 
ít nhất 1 điếu mỗi ngày tại thời điểm hỏi. 
Đã cai thuốc lá định nghĩa là không hút 
thuốc lá vào thời điểm hỏi. 
Chưa từng hút thuốc lá định nghĩa là hút 
thuốc lá < 100 điếu cho đến thời điểm hỏi. 
Thu thập biến số nghiên cứu: 
Địa điểm và thời gian thu thập: tại các lớp 
tập huấn cho từng nhóm 50 người trong hai giờ 
về tác hại thuốc lá và tư vấn ngắn cai nghiện 
thuốc lá được tổ chức tại bệnh viện Nhân Dân 
Gia Định trong thời gian từ 15/07/2015 – 
11/08/2015. 
Phương pháp thu thập: qua phiếu câu hỏi tự 
trả lời phát cho từng nhân viên y tế trước buổi 
tập huấn. Nhân viên y tế đọc và trả lời bảng câu 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 13
hỏi trong thời gian 15 phút. Nghiên cứu viên thu 
lại phiếu trả lời và kiểm tra sự hoàn chỉnh trong 
phiếu trả lời. 
Phân tích thống kê 
Phần mềm SPSS 15.0 được sử dụng để lưu 
trữ và xử lý dữ liệu. 
Thống kê mô tả đặc điểm dân số học, đặc 
điểm công tác và tình trạng hút thuốc lá nhằm 
xác định tỷ lệ hút thuốc lá. 
Thống kê phân tích phương sai một chiều 
ANOVA giữa các yếu tố dân số học và đặc 
điểm công tác với tình trạng hút thuốc lá 
nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tình 
trạng hút thuốc lá. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm dân số nghiên cứu 
1534/1650 nhân viên trả lời phiếu câu hỏi đạt 
tỷ lệ 93%. 
116/1650 (7%) nhân viên không trả lời phiếu 
câu hỏi nghiên cứu là do bận công tác đột xuất 
không tham gia lớp học được sắp xếp theo kế 
hoạch trước đó. 
Đặc điểm dân số học được mô tả trong 
bảng 1. 
Bảng 1: Đặc điểm dân số học trong dân số nghiên cứu 
Tổng số nhân viên y tế n = 1534 
Tuổi tác, năm 
Trung bình 35,7 
Trung vị 33 
Ngưỡng 19 – 60 
Khoảng tứ phân vị 29 – 43 
Giới tính, n (%) 
Nam 373 (24,3) 
Nữ 1161 (75,7) 
Nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia 
Định có tuổi đời trẻ với 50% trẻ hơn 33 tuổi, đa 
số là nữ chiếm 75,7%. 
Đặc điểm công tác được mô tả trong bảng 2 
Bảng 2: Đặc điểm công tác trong dân số nghiên cứu 
Tổng số nhân viên y tế n = 1534 
Đơn vị 
công tác, 
n (%) 
Lâm sàng 1111 (72,4) 
Các khoa Nội 204 (13,3) 
Các khoa Ngoại 195 (12,7) 
Các khoa Sản 95 (6,2) 
Các khoa Nhi 67 (4,4) 
Tổng số nhân viên y tế n = 1534 
Phòng khám 87 (5,7) 
Phòng mổ 86 (5,6) 
Phòng sinh 58 (3,7) 
Cấp cứu – Hồi sức 155 (10,1) 
Các chuyên khoa ≠ 166 (10,8) 
Cận lâm sàng 157 (10,2) 
Khối văn phòng 248 (16,2) 
Khác 12 (0,8) 
Vị trí 
công tác 
Bác sỹ, dược sỹ đại học 271 (17,7) 
Dược sỹ trung học, 
điều dưỡng, nữ hộ sinh, hộ lý 
905 (59) 
Kỹ thuật viên y khoa 126 (8,2) 
Nhân viên văn phòng 121 (7,9) 
Bảo vệ, công nhân, lái xe 111 (7,2) 
Thâm 
niên công 
tác 
Ít hơn 5 năm 500 (32,6) 
Từ 5 đến ít hơn 10 năm 443 (28,9) 
Từ 10 đến ít hơn 15 năm 241(15,7) 
Từ 15 đến ít hơn 20 năm 128 (8,3) 
Từ 20 năm trở lên 222 (14,5) 
Tình trạng hút thuốc lá trong dân số nghiên 
cứu 
Tình trạng hút thuốc lá trong dân số nghiên 
cứu được mô tả trong bảng 3. 
Bảng 3: Tình trạng hút thuốc lá trong dân số 
nghiên cứu 
Tình trạng hút thuốc lá, 
n (%) 
Nam (n = 373) Nữ (n = 1161) 
Đang hút thuốc lá 35 (9,4) 0 (0) 
Đã cai thuốc lá 86 (23,2) 3 (0,3) 
Chưa bao giờ hút 252 (67,6) 1158 (99,7) 
Vào thời điểm khảo sát, tỷ lệ nhân viên y tế 
đang hút thuốc lá là 9,4% ở nam và 0% ở nữ, tỷ lệ 
nhân viên y tế đang hay đã từng hút thuốc lá là 
32,6% ở nam và 0,3% ở nữ. 
Yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá 
trong dân số nghiên cứu 
Giới 
Giới là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tình trạng 
hút thuốc lá trong nghiên cứu này: giới nam là 
yếu tố tiên lượng đang hút thuốc lá (9,4% so với 
0%, p < 0,001) hay đã cai thuốc lá (23,2% so với 
0,3%, p < 0,001) (Bảng 3). 
Hầu hết nhân viên y tế là nữ trong nghiên 
cứu này đều chưa bao giờ hút thuốc lá (99,7%). 
Để đánh giá các yếu tố khác ngoài giới tính có 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa 1 14
thể ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá, chúng tôi 
phân tích dưới nhóm tình trạng hút thuốc lá 
trong nhân viên y tế là nam giới (n = 373) phân 
bố theo tuổi (Bảng 4), đơn vị công tác (Bảng 5), vị 
trí công tác (Bảng 6). 
Bảng 4: Phân bố tình trạng hút thuốc lá theo tuổi 
trong nhóm dân số nam giới 
Nhóm tuổi n Đang hút Đã cai 
19 – 29 96 6,5% 7,6% 
30 – 33 75 7% 16,9% 
34 – 43 102 10,1% 24,2% 
44 – 60 100 14,6% 38,5% 
Tuổi 
Tuổi là yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút 
thuốc lá. Phân tích ANOVA một chiều về tương 
quan giữa bốn nhóm tuổi với tình trạng hút 
thuốc lá cho thấy nhóm tuổi 44 – 60 đang hút hay 
đã cai thuốc lá nhiều hơn có ý nghĩa thống kê (p 
< 0,001) so với cả ba nhóm tuổi trẻ hơn. 
Bảng 5: Phân bố tình trạng hút thuốc lá theo đơn vị 
công tác trong nhóm dân số nam giới 
Đơn vị n Đang hút Đã cai 
Lâm sàng 203 6,9% 17,2% 
Cận lâm sàng 56 7,1% 25% 
Văn phòng 104 16,3% 31,7% 
Đơn vị công tác 
Đơn vị công tác là yếu tố ảnh hưởng tình 
trạng hút thuốc lá. Phân tích ANOVA một 
chiều về tương quan giữa ba nhóm đơn vị 
công tác với tình trạng hút thuốc lá cho thấy 
nhân viên y tế khối văn phòng đang hút hay 
đã cai thuốc lá nhiều hơn có ý nghĩa thống kê 
(p < 0,001) so với khối lâm sàng, nhiều hơn 
nhưng chưa có ý nghĩa thống kê so với khối 
cận lâm sàng (p = 0,29). 
Bảng 6: Phân bố tình trạng hút thuốc lá theo vị trí 
công tác trong nhóm dân số nam giới 
Đơn vị n Đang hút Đã cai 
Bác sỹ 121 5% 16,5% 
Điều dưỡng, hộ lý 73 1,4% 19,2% 
Kỹ thuật viên y khoa 43 9,3% 23,3% 
Nhân viên văn phòng 25 4% 28% 
Bảo vệ, công nhân, lái xe 20 45% 25% 
Vị trí công tác 
Vị trí công tác là yếu tố ảnh hưởng tình trạng 
hút thuốc lá. Phân tích ANOVA một chiều về 
tương quan giữa yếu tố vị trí công tác với tình 
trạng đang hút thuốc lá hay đã cai thuốc lá trong 
nghiên cứu này cho thấy vị trí bảo vệ có khuynh 
hướng đang hút thuốc lá, đã cai thuốc lá nhiều 
hơn các vị trí công tác khác và nhiều hơn có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,05) so với bác sỹ, điều 
dưỡng, hộ lý. Phân tích này ANOVA này cũng 
chứng minh so với điều dưỡng, hộ lý, kỹ thuật 
viên y khoa, bác sỹ không hề hút thuốc lá ít hơn 
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 
BÀN LUẬN 
Tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân viên y tế 
Tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, tỷ lệ 
nhân viên y tế đang hay từng hút thuốc lá là 
32,6% ở nam và 0,3% ở nữ; trong đó 9,4% nam và 
0% nữ hiện đang hút thuốc lá (Bảng 3). 
Tỷ lệ đang hút thuốc lá của chúng tôi 9,4% ở 
nam thấp hơn so với tỷ lệ này tại bệnh viện Bạch 
Mai năm 2004 là 40,7%(2), và tỷ lệ này tại bệnh 
viện Nguyễn Tri Phương năm 2008 là 32,6%(1). 
Lý do đầu tiên gây khác biệt là thời điểm tiến 
hành nghiên cứu, cụ thể là năm 2004 cho nghiên 
cứu tại bệnh viện Bạch Mai, năm 2008 cho 
nghiên cứu tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương và 
năm 2015 cho nghiên cứu của chúng tôi. Nhìn 
chung, tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân viên y tế tại 
Việt Nam trong đó có TPHCM đang giảm dần 
theo thời gian. Hội nghị sơ kết cuối tháng cuối 
năm 2014 của Sở Y tế TPHCM cho biết tỷ lệ hút 
thuốc lá trong nhân viên y tế nam giới tại 
TPHCM đã giảm 9% từ 30% năm 2011 còn 21% 
năm 2014(4). 
Lý do thứ hai có thể gây khác biệt là đặc 
điểm dân số nghiên cứu. So với nghiên cứu tại 
bệnh viện Nguyễn Tri Phương, dân số chúng tôi 
có ít nam giới hơn và trẻ hơn, tuổi trung bình 
35,7 so với 37 và tỷ lệ nam 24,3% so với 29%(1). 
Giới nam và tuổi cao là hai yếu tố tiên lượng hút 
thuốc lá nhiều hơn tại Việt Nam. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 15
Lý do thứ ba có thể giải thích cho sự khác 
biệt là cách thu thập số liệu. Nghiên cứu thực 
hiện tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương sử dụng 
phiếu câu hỏi ẩn danh, trong khi đó nghiên cứu 
tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định sử dụng phiếu 
câu hỏi có ghi rõ danh tính. Việc ghi rõ danh tính 
có thể làm nhân viên y tế ngần ngại khai báo 
chính xác về tình trạng hút thuốc lá của họ làm 
tỷ lệ đang hút thuốc lá có thể thấp giả tạo. Điều 
này đặc biệt có khả năng khi bệnh viện Nhân 
Dân Gia Định hiện là một điểm sáng trong việc 
thực hiện chương trình phòng chống tác hại 
thuốc lá của ngành. Việc sử dụng một công cụ 
khách quan như máy đo CO trong hơi thở ra có 
thể là giải pháp giúp tăng độ chính xác và tin cậy 
của kết quả báo cáo, mặc dù việc sử dụng máy 
đo CO hơi thở ra trên một số lượng lớn nhân 
viên y tế có thể là chưa khả thi trong thời điểm 
hiện tại. 
Yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá 
Các yếu tố tiên đoán tình trạng hút thuốc lá 
bao gồm đang hút và đã cai thuốc lá được chứng 
minh trong nghiên cứu chúng tôi là giới nam, 
tuổi lớn hơn 43, làm việc văn phòng, vị trí công 
tác là bảo vệ, lái xe, công nhân. 
Giới 
Giới nam là yếu tố tiên lượng hút thuốc lá 
trong nghiên cứu chúng tôi hoàn toàn phù hợp 
với các nghiên cứu khác trên nhân viên y tế(1,2) và 
trên nghiên cứu trên dân số chung tại Việt Nam 
vốn cho tỷ lệ hút thuốc lá ở nam là 47,4% cao 
hơn hẳn ở nữ chỉ là 1,4%(5). Đặc thù văn hóa và 
đặc điểm phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam 
được xem là lý do giải thích cho đặc điểm về giới 
này. Tuy nhiên theo quá trình hội nhập vào lối 
sống Tây phương đang diễn ra tại Việt Nam, đặc 
điểm vượt trội về giới nam hút thuốc lá này ở 
Việt Nam cũng sẽ dần lu mờ khi mà tỷ lệ hút 
thuốc lá ở nữ ngày càng cao hơn như một số 
quốc gia phương Tây. Không mất cảnh giác 
trước tỷ lệ hút thuốc lá thấp trong nhân viên y tế 
nữ giới, không ngừng giáo dục nâng cao nhận 
thức về tác hại thuốc lá cho nhân viên y tế nữ để 
giúp họ tránh đi vào con đường hút thuốc lá, 
như vậy, luôn cần thiết. 
Tuổi 
Tuổi lớn hơn 43 là yếu tố tiên lượng hút 
thuốc lá trong nghiên cứu chúng tôi hoàn toàn 
phù hợp với nghiên cứu trên dân số chung tại 
Việt Nam cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá trong nam 
giới là cao nhất (59,5%) trong độ tuổi 45 – 64(5). Tỷ 
lệ hút thuốc lá cao nhất trong khoảng tuổi này có 
thể giải thích là do thời gian sống lâu hơn nên có 
cơ hội thử dùng và trở nên nghiện thuốc lá cao 
hơn tuổi trẻ hơn. Ngoài ra, tuyên truyền về tác 
hại thuốc lá cách nay khoảng 25 năm, thời điểm 
nhân viên y tế độ tuổi hơn 43 thử hút thuốc lá, 
không mạnh mẽ như thời gian 15 năm gần đây. 
Hậu quả là số người thử dùng thuốc lá vào thời 
điểm đó cao hơn nên ngày ngày tỷ lệ đang hút 
thuốc lá cao hơn. Bên cạnh đó, nhờ tuổi đời và 
thâm niên công tác cao hơn, các nhân viên y tế 
tuổi đời hơn 43 có cơ hội tiếp cận và nâng cao 
nhận thức về tác hại thuốc lá nhiều hơn, vì vậy 
đã giải thích tỷ lệ cai thuốc lá trong nhóm này 
cũng cao hơn nhóm trẻ. Dù vậy, tỷ lệ đang hút 
thuốc lá trong nhóm này vẫn cao hơn, cho thấy 
chỉ nâng cao nhận thức về tác hại thuốc lá là 
chưa đủ để cai thuốc lá. Hỗ trợ giải quyết nghiện 
thực thể cho nhân viên y tế trong nhóm tuổi này 
có thể là giải pháp mạnh mẽ để giảm tỷ lệ đang 
hút thuốc lá ở nhóm tuổi này. 
Nơi làm việc 
Làm việc văn phòng cũng là yếu tố tiên 
lượng hút thuốc lá trong nghiên cứu chúng tôi là 
một kết quả tương đối gây ngạc nhiên. Thực vậy, 
trên dân số chung, làm việc văn phòng có tỷ lệ 
hút thuốc lá thấp nhất so với các ngành nghề 
khác với tỷ lệ hút thuốc lá là 13,9% so với tỷ lệ 
hút thuốc lá chung là 47,4%(5). Tuy nhiên đi sâu 
phân tích, tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm làm việc 
văn phòng của chúng tôi là 16,3% không khác 
biệt đáng kể so với dân số chung. Trong nghiên 
cứu này, lý do làm việc văn phòng nổi lên là một 
yếu tố tiên lượng hút thuốc lá có thể được giải 
thích là do tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm làm việc 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa 1 16
liên quan trực tiếp với bệnh nhân bên lâm sàng 
và cận lâm sàng là thấp hơn rất nhiều so với dân 
số chung. Như vậy, làm việc trong ngành y tế có 
thể là một yếu tố thuận lợi giảm thấp tỷ lệ hút 
thuốc lá, điều này được minh họa rõ ở tỷ lệ hút 
thuốc lá trong nhóm nhân viên y tế làm trong 
khối lâm sàng và cận lâm sàng. Nhóm nhân viên 
y tế làm việc văn phòng có thể không tiếp xúc 
trực tiếp bệnh nhân nên không hưởng được lợi 
ích này vì thế vẫn hút thuốc lá như tỷ lệ trong 
dân số chung. Giáo dục nâng cao nhận thức về vị 
trí làm việc trong môi trường bệnh viện cho 
nhóm nhân viên y tế làm việc văn phòng có thể 
là một giải pháp tốt. 
Nghề nghiệp 
Bảo vệ, lái xe, công nhân là yếu tố tiên lượng 
hút thuốc lá trong nghiên cứu chúng tôi không 
phải là kết quả bất ngờ. Trong nghiên cứu trên 
dân số chung, tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất cũng 
nằm trong nhóm ngành nghề lao động tay chân 
và có trình độ học vấn thấp(5). Tương tự nhóm 
nhân viên y tế làm việc văn phòng, tỷ lệ hút 
thuốc lá trong nhóm bảo vệ, lái xe, công nhân 
không khác tỷ lệ trong dân số chung 45% so với 
47,4%(5). Giải pháp cho nhóm nhân viên y tế này 
vẫn là ưu tiên giáo dục nâng cao nhận thức về vị 
trí làm việc trong môi trường bệnh viện. Tuy 
nhiên một điểm lưu ý trong kết quả nghiên cứu 
này là nhóm nhân viên y tế là bác sỹ, những 
người có nhận thức cao hơn cả về tác hại thuốc lá 
cũng không hút thuốc lá ít hơn điều dưỡng, kỹ 
thuật viên y khoa. Tương tự nhóm nhân viên y 
tế tuổi đời lớn hơn 43, việc giáo dục nâng cao 
nhận thức về tác hại thuốc lá hơn nữa cho nhóm 
này có lẽ sẽ không thành công vì đây là nhóm đã 
có nhận thức tốt. Rào cản cho hành vi cai thuốc 
lá ở nhóm này phải được tìm ra và vượt qua. 
Nghiện thuốc lá thực thể có thể là một lý do 
quan trọng, do vậy việc tư vấn chuyên sâu cai 
nghiện thuốc lá cần được đặt ra trong đó nhấn 
mạnh việc sử dụng thuốc điều trị cai thuốc lá. 
KẾT LUẬN 
Trong nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân 
Dân Gia Định, tỷ lệ đang hút thuốc lá là 9,4% ở 
nam, 0% ở nữ; tỷ lệ đã cai thuốc lá là 23,2% ở 
nam và 0,3% ở nữ. 
Các yếu tố tiên lượng tình trạng hút thuốc lá 
trong nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia 
Định là giới nam, tuổi trên 43, làm việc tại văn 
phòng, làm nghề bảo vệ, lái xe, công nhân. 
Kết quả nghiên cứu cung cấp thông số đánh 
giá ban đầu và giúp hoạch định kế hoạch can 
thiệp làm giảm nhẹ gánh nặng hút thuốc lá trong 
nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Khắc Bảo, Nguyễn Trung Thành (2009), ‘‘Khảo sát thực 
trạng hút thuốc lá của nhân viên y tế tại bệnh viện Nguyễn Tri 
Phương thành phố Hồ Chí Minh’’, Tạp chí Y học TPHCM 
2009; tập 13 phụ bản số 1; tr. 133 – 139. 
2. Ngô Quý Châu, Nguyễn Thị Thu Huyền (2006), “Tình hình 
hút thuốc lá, hiểu biết và thái độ của cán bộ y tế tại bệnh viện 
Bạch Mai năm 2004”, Tạp chí Y học thực hành – Bộ Y tế 2006; 
số 533; tr. 65 – 74. 
3. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), 
Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. 
4. 
ket-hoat-dong-phong-chong-tac-hai-thuoc-la-nganh-2502/ 
5. World Health Organization and Center for disease control 
and prevention (2010), “Global Adult Tobacco Survey (GATS) 
Viet Nam 2010”. 
Ngày nhận bài báo: 27/11/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015 
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016 

File đính kèm:

  • pdfty_le_hut_thuoc_la_trong_nhan_vien_y_te_tai_benh_vien_nhan_d.pdf