Tỷ suất ngộ độc thực phẩm cấp tính trong cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2013

TÓM TẮT Mở đầu: Tại Việt Nam, số liệu thống kê ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trong toàn quốc được ước lượng dựa trên số vụ và người mắc trong các vụ NĐTP cấp tính hiện chưa có số liệu NĐTP trong cộng đồng, do vậy các số liệu chưa thể hiện đúng tầm vóc của vấn đề. Do đó việc xác định tỉ suất ngộ độc thực phẩm cấp tính trong cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết, kết quả nghiên cứu sẽ giúp các cơ quan chức năng có cơ sở khoa học để có các chương trình, kế hoạch phòng chống NĐTP cho cộng đồng nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người dân. Mục tiêu: Xác định tỷ suất hiện mắc NĐTP cấp tính xảy ra trong cộng đồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu được tiến hành điều tra tại 30 cụm dân cư với 4.593 người của 1.170 hộ gia đình được điều tra và 595 cơ sở điều trị (86 bệnh viện có khoa tiêu hóa, 190 Phòng khám đa khoa và 319 Trạm Y tế phường, xã) trong 2 tuần từ 20/3/2013 đến 31/3/2013 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỷ lệ mới mắc NĐTP thỏa theo định nghĩa trong 2 tuần tại thành phố Hồ Chí Minh là 1,89% (KTC 95% 1,49 - 2,28). Ước tính tỷ lệ mới mắc NĐTP trong 1 năm là 49,25% (KTC 95% 47,8- 50,6). Tỷ lệ mới mắc NĐTP trong các cơ sở điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh trong 2 tuần là 0,00156 % (KTC 95% 0,0012 - 0,0018). Địa điểm ăn uống liên quan NĐTP là tiệm cơm (54,0%) và tại nhà (27,6%). Kết luận: Tỷ lệ mới mắc NĐTP trên cộng đồng thành phố Hồ Chí Minh là rất cao và cao hơn số mắc bệnh ghi nhận theo hệ thống Báo cáo y tế. Điều này cho thấy nguy cơ cao dịch bệnh truyền qua thực phẩm, do đó ngành y tế cần có chương trình, kế hoạch phòng chống NĐTP cho người dân và thiết lập hệ thống ghi nhận, giám sát ca bệnh trong cộng đồng để kịp thời phát hiện và xử lý chùm ca bệnh, dịch bệnh lây qua thực phẩm trên địa bàn thành phố

pdf 6 trang yennguyen 2400
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ suất ngộ độc thực phẩm cấp tính trong cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ suất ngộ độc thực phẩm cấp tính trong cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2013

Tỷ suất ngộ độc thực phẩm cấp tính trong cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2013
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 94
TỶ SUẤT NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM CẤP TÍNH TRONG CỘNG ĐỒNG 
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 
Nguyễn Thị Huỳnh Mai*, Lê Hoàng Ninh**, Trịnh Thị Hoàng Oanh** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Tại Việt Nam, số liệu thống kê ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trong toàn quốc được ước lượng dựa 
trên số vụ và người mắc trong các vụ NĐTP cấp tính hiện chưa có số liệu NĐTP trong cộng đồng, do vậy các số 
liệu chưa thể hiện đúng tầm vóc của vấn đề. Do đó việc xác định tỉ suất ngộ độc thực phẩm cấp tính trong cộng 
đồng tại thành phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết, kết quả nghiên cứu sẽ giúp các cơ quan chức năng có cơ sở khoa 
học để có các chương trình, kế hoạch phòng chống NĐTP cho cộng đồng nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ cho 
người dân. 
Mục tiêu: Xác định tỷ suất hiện mắc NĐTP cấp tính xảy ra trong cộng đồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí 
Minh. 
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu được tiến hành điều tra tại 30 cụm 
dân cư với 4.593 người của 1.170 hộ gia đình được điều tra và 595 cơ sở điều trị (86 bệnh viện có khoa tiêu hóa, 
190 Phòng khám đa khoa và 319 Trạm Y tế phường, xã) trong 2 tuần từ 20/3/2013 đến 31/3/2013 trên địa bàn 
thành phố Hồ Chí Minh. 
Kết quả: Tỷ lệ mới mắc NĐTP thỏa theo định nghĩa trong 2 tuần tại thành phố Hồ Chí Minh là 1,89% 
(KTC 95% 1,49 - 2,28). Ước tính tỷ lệ mới mắc NĐTP trong 1 năm là 49,25% (KTC 95% 47,8- 50,6). Tỷ lệ mới 
mắc NĐTP trong các cơ sở điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh trong 2 tuần là 0,00156 % (KTC 95% 0,0012 - 
0,0018). Địa điểm ăn uống liên quan NĐTP là tiệm cơm (54,0%) và tại nhà (27,6%). 
Kết luận: Tỷ lệ mới mắc NĐTP trên cộng đồng thành phố Hồ Chí Minh là rất cao và cao hơn số mắc bệnh 
ghi nhận theo hệ thống báo cáo y tế. Điều này cho thấy nguy cơ cao dịch bệnh truyền qua thực phẩm, do đó ngành 
y tế cần có chương trình, kế hoạch phòng chống NĐTP cho người dân và thiết lập hệ thống ghi nhận, giám sát ca 
bệnh trong cộng đồng để kịp thời phát hiện và xử lý chùm ca bệnh, dịch bệnh lây qua thực phẩm trên địa bàn 
thành phố. 
Từ khóa: ngộ độc thực phẩm, tỷ lệ mới mắc, Tp. Hồ Chí Minh. 
ABSTRACT 
INCIDENCE OF ACUTE FOOD POISONING AMONG PEOPLE LIVING 
IN HO CHI MINH CITY, 2013 
Nguyen Thi Huynh Mai, Le Hoang Ninh,Trinh Thi Hoang Oanh 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 94 - 99 
Background: In Vietnam, incidence of food poisoning is reported from hospital-based cases and outbreak 
cases, which would underestimate the magnitude of the problem. Hence the determination of incidence of acute 
food poisoning in the community in Ho Chi Minh City is necessary, the results will help the authorities have a 
scientific basis for the prevention plan to protect people’s health. 
Objecctives: To identify incidence rate of acute food poisoning at Ho Chi Minh city, in 2013. 
Materials and method: A prospective cohort study was conducted using PPS sampling. Data of food 
* Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế Tp. HCM ** Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Huỳnh Mai ĐT: 0903665540 Email: nguyenhuynhmai66@yahoo.com.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 95
poisoning cases among 4,593 people from 1,170 households and 595 treatment facilities (86 hospitals, 190 
polyclinics and 319 commune health centers) were collected for 2 weeks from 20.03.2013 to 31.03.2013 in the city 
of Ho Chi Minh. Incidence of acute food poisoning in one year was estimated based on the WHO’ guidelines. 
Result: Incidence of acute food poisoning as defined in 2 weeks in Ho Chi Minh City was 1.89%(CI 95% 
1.49 – 2.28), estimation of incidence of acute food poisoning is 49.25% (CI 95% 47.8- 50.6) for 1 year (2013). 
Incidence of acute food poisoning recorded from the treatment facilities in Ho Chi Minh city in 2 weeks was 
0.00156% (CI 95% 0,0012 – 0.0018). Majority acute food poisoning cases were related to restaurants (54%) and 
home (27.6%). 
Conclusion: Results showed that the incidence of acute food poisoning among peole living in Ho Chi Minh 
City was very high and higher more 1000 times compared those in treatment facilities. This revealed a high risk of 
food borne disease, therefore it is necessary to have not only intervention programs for preventing food poisoning 
to community but also setting up a surveillance system to monitor, detect and treat cases or case clusters 
effectively. 
Key words: food poisoning, incidence, Ho Chi Minh City. 
MỞ ĐẦU 
An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan 
trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc toàn 
cầu hóa chuỗi thực phẩm bên cạnh những thuận 
lợi về kinh tế thì nguy cơ lây lan thực phẩm ô 
nhiễm càng lớn và người tiêu dùng có nhiều 
nguy cơ tiếp xúc với thực phẩm có mầm bệnh, 
chất ô nhiễm hơn so với trước đây(7). 
Việc tiêu thụ phải thực phẩm không an toàn 
là nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền qua 
thực phẩm(9). Ở những quốc gia đang phát triển, 
ước tính mỗi năm có 1/3 dân số bị ảnh hưởng bởi 
các bệnh do thực phẩm không an toàn gây ra, 
trong đó tiêu chảy do thực phẩm và nước bị ô 
nhiễm là nguyên nhân gây tử vong hàng năm 
cho khoảng 2,2 triệu người trong đó hầu hết là 
trẻ em(10). 
Tại Nhật, hàng năm có 20-40 trường hợp ngộ 
độc thực phẩm trên 100.000 dân, còn ở Úc ước 
tính mỗi ngày có đến 11.500 người mắc các bệnh 
cấp tính do thực phẩm gây ra, riêng tại Mỹ, theo 
thống kê của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa 
bệnh dịch Mỹ (CDC) thì ước tính hàng năm có 
khoảng 76.000.000 trường hợp bị ngộ độc thực 
phẩm, làm 325.000 người phải nhập viện và 
5.000 người bị tử vong(10). 
Tại Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2010 cả nước 
có 944 vụ ngộ độc thực phẩm với 33.168 người 
mắc và 259 người chết. Trung bình có 188,8 
vụ/năm, với 6.633,6 người mắc/năm và 51,4 
người chết/năm. Trung bình tỷ lệ người bị ngộ 
độc thực phẩm tập thể cấp tính là 7,8 
người/100.000 dân/năm(1,2). Tại thành phố Hồ Chí 
Minh, từ 2006 – 2010 có 98 vụ ngộ độc thực 
phẩm tập thể cấp tính với 8.127 người mắc và 05 
người chết. Trung bình có 19,6 vụ/năm, với 
1.625,4 người mắc/năm và 01 người chết/năm. 
Trung bình tỷ lệ người bị ngộ độc thực phẩm tập 
thể cấp tính là 16,3 người/100.000 dân/năm(3). 
Như vậy, số người mắc các bệnh cấp tính do 
thực phẩm gây ra tại Việt Nam là rất thấp so với 
số liệu của các quốc gia đã phát triển(1,2,3,10). Con 
số này chưa phản ánh đúng tầm vóc bệnh do 
thực phẩm gây ra tại Việt Nam nói chung và 
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Vì vậy việc 
xác định tỉ suất mới mắc ngộ độc thực phẩm cấp 
tính trong cộng đồng tại thành phố Hồ Chí Minh 
là rất cần thiết, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho 
các cơ quan chức năng có thêm cơ sở khoa học 
để đánh giá đúng thực trạng về ngộ độc thực 
phẩm cấp tính trong cộng đồng, qua đó sẽ có 
được những kiến nghị trong công tác phòng 
chống ngộ độc thực phẩm cho cộng đồng nhằm 
góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người dân. 
Mục tiêu 
Xác định tỷ suất hiện mắc NĐTP cấp tính 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 96
xảy ra trong cộng đồng trên địa bàn thành phố 
Hồ Chí Minh. 
ĐỐI TƯỢNG–PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Tỷ suất ngộ độc thực phẩm cấp tính trong 
cộng đồng dân cư thành phố được khảo sát trên 
mẫu đại diện dân số thành phố Hồ Chí Minh và 
tất cả cơ sở điều trị có tổ chức khám và điều trị 
tiêu hóa trên địa bàn (gồm 86 bệnh viện, 190 
Phòn g khám đa khoa và 319 Trạm Y tế 
phường/xã). Theo kết quả nghiên cứu Ước lượng 
gánh nặng bệnh tật và chi phí của bệnh tiêu chảy 
cấp truyền qua thực phẩm tại một quận nội 
thành thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thái 
Nguyên và một huyện tỉnh Nam Định năm 2011 
của tác giả Lê Lợi và cộng sự thì tỷ suất mới mắc 
tiêu chảy cấp trong do thực phẩm tại thành phố 
Hồ Chí Minh là 61%(5), hay p=0,61, nên để có 95% 
tin tưởng xác định 61% bị ngộ độc thực phẩm 
với sai số cho phép 2%, cỡ mẫu được ước lượng 
là 4.600 người dân được chọn ngẫu nhiên từ 30 
cụm dân cư với hệ số thiết kế là 2, ước tính cần 
điều tra 1150 hộ gia đình và tất cả cơ sở điều trị 
có tổ chức khám và điều trị tiêu hóa trên địa bàn 
thành phố. Tiêu chí đưa vào là tất cả các hộ, cơ 
sở điều trị, hoạt động tại địa phương trên 6 
tháng và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu 
chuẩn ca bệnh ngộ độc thực phẩm được đưa vào 
điều tra: người có hội chứng cấp tính xảy sau ăn, 
uống, biểu hiện bằng một trong các triệu chứng 
dạ dày - ruột (đau bụng, ói, tiêu chảy), thần kinh 
(tê đầu lưỡi, nói khó, nhìn mờ, ảo giác, mê sảng, 
co giật,...) hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo 
tác nhân gây ngộ độc (ngứa, nổi mẫn,...), có hoặc 
không có đến cơ sở y tế để điều trị. Tiêu chuẩn 
loại trừ các bệnh viêm ruột kích thích mãn tính; 
các bệnh tiêu chảy không do sử dụng thực phẩm 
ô nhiễm; Riêng các cơ sở điều trị bị loại là các cơ 
sở đã ngưng hoạt động hoặc đang tạm ngưng 
hoạt động vì bất kỳ lý do. 
Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp 
phỏng vấn trực tiếp và qua ghi nhận từ phiếu 
theo dõi ca mới mắc tại cơ sở y tế. Số mới mắc 
NĐTP trong 1 năm sẽ được ước tính bằng cách 
lấy số mới mắc NĐTP trong 2 tuần x 26(10). Dữ 
kiện được nhập theo chương trình Epidata 3.02, 
xử lý thống kê bằng phần mềm Stata 12.0. Dùng 
thống kê mô tả để tính tần số, tỉ lệ phần trăm các 
biến số, dùng phép kiểm chi bình phương và 
phép kiểm chính xác Fisher với mức ý nghĩa α = 
0,05 để đo lường mối liên quan giữa các biến số 
quan tâm. 
KẾT QUẢ 
Theo kế hoạch mẫu nghiên cứu n = 4.600 
người, tuy nhiên thực tế điều tra số người tham 
gia là 4,593 người, mất 7 mẫu, chiếm tỷ lệ 0,2%. 
Bảng 1. Phân bố đối tượng theo tuổi (n=4.593) 
Trung bình Trung vị - Tứ vị 
Tuổi thấp 
nhất 
Tuổi cao nhất 
42 41 (29 – 53) 2 96 
Nhận xét: Tuổi trung bình của đối tượng 
khảo sát là 42, tuổi trung vị là 41 (với khoảng tứ 
vị dưới (25%) là 29 và khoảng tứ vị trên (75%) là 
53), tuổi thấp nhất là 2 và cao nhất 96. 
Bảng 2. Phân bố đối tượng theo đặc tính nền 
(n=4.593) 
Đặc tính Tần số Tỷ lệ % 
Giới 
 Nam 1.858 40,5 
 Nữ 2.735 59,5 
Nhóm tuổi 
 Nhóm 1 (≤18) 191 4,2 
 Nhóm 2 (19-29) 972 21,2 
 Nhóm 3 (30-39) 1.005 21,9 
 Nhóm 4 (40-49) 924 20,1 
 Nhóm 5 (50-59) 826 17,9 
 Nhóm 6 (≥60) 675 14,7 
Trình độ học vấn 
 Dưới lớp 5 716 15,5 
 Lớp 5 - 11 2.002 43,5 
 Lớp 12 trở lên 1.875 41,0 
Nhận xét: Nhóm tuổi từ 30 – 39 chiếm tỷ lệ 
cao nhất 21,9%. 
- Trong dân số khảo sát, nữ chiếm tỷ lệ cao 
hơn nam (với tỉ lệ là 59,5%). 
- Đa số đối tượng có trình độ học vấn lớp 5 – 
11 với 43,5% và lớp 12 trở lên với 41,0%. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 97
Bảng 3. Tỉ lệ mới mắc ngộ độc thực phẩm sau khi ăn 
uống theo báo cáo cộng đồng trong 2 tuần 
 Nhóm Tần số Tỉ lệ (%) KTC 95% 
Số ca triệu 
chứng 
NĐTP 
Có 87 1,89 1,49 - 2,28 
Không 4.495 97,8 97,4 – 98,2 
Tổng 4.593 100 
Nhận xét: Trong thời gian theo dõi 2 tuần, từ 
20/3/2013 đến 31/3/2013 số ca NĐTP (có các triệu 
chứng rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, tiêu 
chảy, buồn nôn, nôn ói, đau đầu, chóng mặt, 
sốt) là 87 ca. 
Tỷ lệ mới mắc NĐTP trong 2 tuần tại thành 
phố Hồ Chí Minh là 1,89%, hay nói cách khác, 
trong 2 tuần có 1.890 người bị NĐTP/100.000 dân 
tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Bảng 4. Địa điểm ăn uống liên quan ngộ độc thực 
phẩm (n=87) 
Địa điểm Tần số Tỉ lệ (%) 
Nhà hàng 3 3,5 
Bếp ăn tập thể 1 1,1 
Văn phòng 1 1,1 
Quán Cafe 4 4,6 
Nơi chế biến thức ăn nhanh 5 5,8 
Tại nhà 24 27,6 
Tiệm cơm 47 54 
Bếp ăn tập thể công ty 2 2,3 
Tổng 87 100 
Nhận xét: Địa điểm ăn uống liên quan ngộ 
độc thực phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất là tiệm cơm 
(54%) và tại nhà (27,6%). 
Bảng 5. Tỷ lệ mới mắc NĐTP theo tuổi, giới trong 2 
tuần (n= 87) 
 Tỷ lệ mới mắc (KTC 
95%) 
Chung Cả năm 
của TP 
Giới 
Nam (n = 35) 0,0076 (0,005–0,01) 0,198 1.462.635 
Nữ (n = 52) 0,011 (0,008–0,014) 0,294 2.173.057 
Nhóm tuổi (n= 4593) 
Nhóm 1 (≤18) 0,087 (0,07 - 0,09) 2,62 167.158 
Nhóm 2 (19-29) 0,435 (0,42 - 0,44) 11,31 835.791 
Nhóm 3 (30-39) 0,457 (0,44 - 0,47) 11,88 877.581 
Nhóm 4 (40-49) 0,283 (0,26 - 0,29) 7,35 543.264 
Nhóm 5 (50-59) 0,327 (0,31 - 0,34) 8,51 626.843 
Nhóm 6 (≥60) 0,305 (0,29 - 0,31) 7,93 585.054 
Nhận xét: Tỷ lệ mới mắc NĐTP trong 2 tuần 
ở nữ (1,13%) cao hơn ở nam (0,76%), nhóm tuổi 
bị NĐTP nhiều nhất là nhóm tuổi từ 30-39 
(0,45%) và từ 19-29 (0,43%). 
Ước lượng trong 1 năm tỷ suất NĐTP tại 
thành phố Hồ Chí Minh như sau: 
Bảng 6. Ước lượng tỷ lệ mới mắc NĐTP trong cộng 
đồng trong 1 năm 
Cỡ mẫu Tổng số ca NĐTP Tỉ lệ % (KTC 95%) 
4.593 2.262 49,25 (47,8- 50,6) 
 Nhận xét: Tỷ lệ mới mắc NĐTP thỏa theo 
định nghĩa trong 1 năm tại thành phố Hồ Chí 
Minh là 49,25%, tỷ suất hiện mắc NĐTP là 0,49 
người/1 năm hay nói cách khác, trong 1 năm có 
đến 4.900 người bị NĐTP/100.000 dân tại thành 
phố Hồ Chí Minh. Với dân số 7.382.287 (số liệu 
điều tra ngày 01/4/2010 của Tổng Cục Thống 
kê)(8) thì ước tính mỗi năm thành phố có 3.617.320 
người mắc NĐTP. 
Số ca NĐTP đến với cơ sở điều trị trong 2 
tuần theo dõi 
Định nghĩa ca bệnh trường hợp này là 
những trường hợp được chẩn đoán NĐTP tại cơ 
sở điều trị trong thời gian 02 tuần từ 20/3/2013 
đến 31/3/2013 tại địa bàn TP Hồ Chí Minh. 
Bảng 7. Tỉ lệ ca mới mắc NĐTP tại cơ sở điều trị 
trong 2 tuần (20/3 đến 31/3/2013) 
Phòng khám đa khoa 
24 quận/huyện 
Trạm Y tế 
24 Q/H 
Bệnh 
viện 
Tổng 
Số ca 13 11 91 115 
Tỉ lệ (%) 11,3 9,6 79,1 100 
Nhận xét: Như vậy, tổng số ca mới mắc 
NĐTP trong 2 tuần (20/3 đến 31/3/2013) tại các cơ 
sở điều trị là 115 ca, nhiều nhất là bệnh viện 
(79,1%). 
Bảng 8. Bảng tỷ lệ mới mắc NĐTP trong cơ sở điều 
trị trong 2 tuần (20/3 đến 31/3/2013). 
Dân số thành phố
(8) 
(số liệu điều tra của 
Tổng Cục Thống kê 
năm 2010) 
Tổng số ca bị 
NĐTP đến cơ 
sở y tế trong 2 
tuần 
Tỉ lệ % 
(KTC 95%) 
7.382.287 115 
0,00156 
(0,0012 - 0,0018) 
Nhận xét: Tỷ lệ mới mắc NĐTP trong các cơ 
sở điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh trong 2 
tuần là 0,00156%. Như vậy, trong 1 năm ước tính 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 98
có 2.990 người mắc NĐTP trên địa bàn thành 
phố đến với cơ sở điều trị. 
BÀN LUẬN 
Tỷ lệ mới mắc NĐTP trong 2 tuần trên địa 
bàn thành phố Hồ Chí Minh tại nghiên cứu này 
là 1,89% tương đồng với tỷ lệ mới mắc chung 
tiêu chảy cấp do thực phẩm trong 2 tuần tại 
thành phố Hồ Chí Minh trong nghiên cứu Ước 
lượng gánh nặng bệnh tật và chi phí của bệnh 
tiêu chảy cấp truyền qua thực phẩm tại một 
quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh, thành 
phố Thái Nguyên và một huyện tỉnh Nam Định, 
2011 của tác giả Lê Lợi, Trịnh Thị Hoàng Oanh 
và cộng sự là 1,78%(5,7). Tỷ lệ mới mắc NĐTP ước 
tính trong 1 năm tại thành phố Hồ Chí Minh là 
49%, cao hơn số liệu của WHO là 30% tại các 
nước phát triển(4,11). Sự khác biệt này hợp lý vì 
điều kiện kinh tế, môi trường, nước và an toàn 
thực phẩm hiện đang là vấn đề của các nước 
đang phát triển. 
Tỷ lệ mới mắc NĐTP trong 2 tuần tại thành 
phố Hồ Chí Minh là 1,89%. Ước tính tỷ lệ mới 
mắc NĐTP trong 1 năm là 49,25%, như vậy trong 
1 năm tại TP Hồ Chí Minh có 4.900 người bị 
NĐTP/100.000 dân. Vậy với số dân hiện tại thì 
ước tính có 3.617.320 người mắc NĐTP/năm trên 
địa bàn thành phố. Địa điểm ăn uống liên quan 
NĐTP là tiệm cơm (54%) và tại nhà (27,6%). Tỷ lệ 
mới mắc NĐTP trong các cơ sở điều trị tại thành 
phố Hồ Chí Minh trong 2 tuần là 0,00156%. Như 
vậy, trong 1 năm ước tính có 2.990 người mắc 
NĐTP trên địa bàn thành phố đến với cơ sở điều 
trị. So với số liệu thu thập trên cộng đồng, số liệu 
này là rất thấp (2.990 ca so với 3.617.320 ca) 
Điểm hạn chế của đề tài là xác định ca NĐTP 
tại cơ sở y tế cũng như cộng đồng dựa trên triệu 
chứng tự báo cáo của người bệnh với tiền sử có 
tiêu thụ thực phẩm nghi ngờ, không xét nghiệm 
bệnh phẩm, thức ăn nghi ngờ do điều kiện xét 
nghiệm và quy định chỉ định xét nghiệm của 
từng cơ sở. Điều này có thể cho thấy số liệu ghi 
nhận tại bệnh viện lẫn cộng đồng có thể ước 
lượng cao hơn số thực tế. Tuy nhiên số liệu 
mang tính đại diện ngoài việc phản ánh đúng 
thực trạng khám chữa bệnh hiện nay tại các cơ 
sở điều trị còn cho thấy gánh nặng bệnh tật của 
NĐTP tại TP. Hồ Chí Minh. 
KẾT LUẬN 
Tỷ lệ mới mắc NĐTP trên cộng đồng thành 
phố Hồ Chí Minh là rất cao và cao hơn số mắc 
bệnh ghi nhận theo hệ thống báo cáo y tế. 
Điều này cho thấy nguy cơ cao dịch bệnh 
truyền qua thực phẩm, do đó ngành y tế cần 
có chương trình, kế hoạch phòng chống NĐTP 
cho người dân và thiết lập hệ thống ghi nhận, 
giám sát ca bệnh trong cộng đồng để kịp thời 
phát hiện và xử lý chùm ca bệnh, dịch bệnh 
lây qua thực phẩm trên địa bàn thành phố. Để 
ghi nhận và giám sát tốt ca NĐTP, kiến nghị 
Bộ Y tế quy định phác đồ chẩn đoán và điều 
trị ca NĐTP, quy định chế độ báo cáo ca 
NĐTP trong cơ sở điều trị. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Y tế (2003).Báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học vệ sinh an 
toàn thực phẩm lần II. 
2. Bộ Y tế 2005). Tài liệu Hội nghị toàn quốc vệ sinh an toàn thực 
phẩm 10-12/12/2005. 
3. Báo cáo (2005).Hội nghị tổng kết chương trình đảm bảo vệ 
sinh an toàn thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh năm 
2001-2005. 
4. Lê Hoàng Ninh (2011). Các bệnh lây truyền từ thực phẩm lâm 
sàng, dịch tễ điều tra bùng phát dịch, Nhà xuất bản y học, Chi 
nhánh thành phố Hồ Chí Minh. 
5. Lê Lợi (2011) Ước lượng gánh nặng bệnh tật và chi phí của 
bệnh tiêu chảy cấp truyền qua thực phẩm tại một quận nội 
thành thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thái Nguyên và 
một huyện tỉnh Nam Định. 
6. Trần Đáng (2004). Mối nguy vệ sinh an toàn thực phẩm- 
Chương trình kiểm soát GMP, GHP và hệ thống quản lý chất 
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP- Nxb Y học Hà 
Nội. 
7. Trần Quang Trung (2014). Ước lượng tỷ lệ hiện mắc và chi phí 
điều trị ca bệnh tiêu chảy cấp có nguyên nhân do thực phẩm 
tại một số địa phương từ năm 2011 đến năm 2013, Tạp chí Y 
học thực hành, 933 -934, Bộ Y tế, tr 225 - 229. 
8. Tổng cục Thống kê (2010). Số liệu dân số Thành phố Hồ Chí 
Minh. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 99
9. WHO (2005). Guidelines for the Control of Shigellosis, 
including Epidemics due to Shigella dysenteriae. Geneva, 
Switzerland: World Health Organization. 
10. WHO (2008). The global bursen of disease: 2004 update. WHO 
Press. Geneva. 
11. WHO (2011). WHO Initiative to Estimate the Global Burden 
of Foodborne Diseases. 
Ngày nhận bài báo: 27/11/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015 
Ngày bài báo được đăng: 

File đính kèm:

  • pdfty_suat_ngo_doc_thuc_pham_cap_tinh_trong_cong_dong_tai_thanh.pdf