Ứng dụng công nghệ BAC-BSF trong tái sử dụng nước thải sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu xử lý bậc cao chất hữu cơ và ammonia của mô hình
than hoạt tính sinh học (BAC) nối tiếp lọc cát sinh học (BSF) đối với nước thải sinh hoạt đã xử lý bậc hai.
Nước thải vào, lấy từ hồ hoàn thiện của trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, có độ màu
trung bình khoảng 227 Pt-Co, COD 42 mg/l và N-ammonia 11 mg/l. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở tải trọng
2 – 3 m3/m2/h cho BAC-BSF, các chỉ tiêu BOD5 , TOC, N-ammonia và SS đạt được chất lượng nước tái sử
dụng cho tưới tiêu hoặc dội rửa toilet. Tuy nhiên tổng Coliform, độ đục và độ màu còn cao. ðộ đục và độ
màu này gây ra do nước thải đầu vào có lẩn nước thải không xử lý từ các cơ sở tiểu thủ công nghiệp dệt
nhuộm xung quanh. Vì vậy ứng dụng biện pháp khử trùng sau BSF và xử lý bổ sung bằng chất keo tụ trước
lọc BSF là cần thiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ BAC-BSF trong tái sử dụng nước thải sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 14, SOÁ M2 - 2011 Trang 107 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BAC-BSF TRONG TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Thanh Nhân, Nguyễn Phước Dân và Nguyễn Thị Mỹ Hiền Khoa Môi Trường- Trường ðH Bách Khoa – ðH Quốc Gia TP HCM (Bài nhận ngày 05 tháng 11 năm 2010, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 25 tháng 04 năm 2011) TÓM TẮT: Nghiên cứu này nhằm ñánh giá hiệu xử lý bậc cao chất hữu cơ và ammonia của mô hình than hoạt tính sinh học (BAC) nối tiếp lọc cát sinh học (BSF) ñối với nước thải sinh hoạt ñã xử lý bậc hai. Nước thải vào, lấy từ hồ hoàn thiện của trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hoà, quận Bình Tân, có ñộ màu trung bình khoảng 227 Pt-Co, COD 42 mg/l và N-ammonia 11 mg/l. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở tải trọng 2 – 3 m3/m2/h cho BAC-BSF, các chỉ tiêu BOD5 , TOC, N-ammonia và SS ñạt ñược chất lượng nước tái sử dụng cho tưới tiêu hoặc dội rửa toilet. Tuy nhiên tổng Coliform, ñộ ñục và ñộ màu còn cao. ðộ ñục và ñộ màu này gây ra do nước thải ñầu vào có lẩn nước thải không xử lý từ các cơ sở tiểu thủ công nghiệp dệt nhuộm xung quanh. Vì vậy ứng dụng biện pháp khử trùng sau BSF và xử lý bổ sung bằng chất keo tụ trước lọc BSF là cần thiết. Từ khóa: nước thải tái sinh, công nghệ xử lý bậc cao, lọc than hoạt tính sinh học BAC, lọc cát sinh học BSF. 1. GIỚI THIỆU Với sự gia tăng nhanh lượng nước cấp cho sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ ở TP.HCM cùng với sự suy giảm chất lượng nước ngầm và nước mặt, nguồn nước thải ñã xử lý bậc II từ các trạm xử lý nước thải sinh hoạt có tiềm năng lớn trong tái sử dụng cho các mục ñích sử dụng không ăn uống [5]. Hiện nay, có nhiều công nghệ xử lý bậc cao các chất ô nhiễm còn lại sau xử lý bậc II như cặn lơ lững, BOD5, các thành phần nitơ, v.vnhư xử lý sinh học nitơ và photpho, lọc cát, lọc sinh học, ñất ngập nước kiến tạo, hồ sinh học v.v... Công nghệ than hoạt tính sinh học (Biological Activated carbon, BAC) ñược ứng dụng khá rộng rãi trong xử lý nước cấp và nước thải bậc cao. BAC ñược sử dụng ñể loại bỏ các hợp chất carbon hữu cơ hoà tan DOC, bao gồm mùi, màu, các sản phẩm phụ của hoá chất khử trùng và thuốc trừ sâu [4]. Quá trình hấp phụ và phân huỷ sinh học xảy ra ñồng thời trong BAC, việc phân huỷ sinh học các chất ô nhiễm giữ vai trò chính trong BAC, nhờ vào các vi sinh vật hiếu khí bám dính trên bề mặt hạt than. Than hoạt tính có diện tích bề mặt lớn tạo ñiều kiện cho vi sinh sống bám dính. Quá trình nitrate hóa có thể diễn ra trong bể lọc này. Dưới tác dụng của than hoạt tính, màu, mùi và các chất hữu cơ cũng ñược xử lý. BAC có thể kết hợp với các quá trình oxy hoá bậc cao như ozone, UV ñể xử lý DOC trong nguồn nước thô [ 9, 10, 11]. BSF (lọc cát sinh học) là dạng cải tiến của lọc cát chậm là giải pháp thích hợp ñể loại bỏ ñộ ñục trong nước và nước thải với chi phí không cao. Do ñó, than hoạt tính sinh học (BAC) và lọc cát sinh học (BSF) là một công nghệ phù hợp trong xử lý nước thải tái sử dụng. Mục tiêu của bài báo này nhằm ñánh giá hiệu quả xử lý của mô hình kết hợp BAC nối tiếp BSF xử lý nước thải sinh hoạt xử lý bậc hai nhằm ñạt chất lượng nước tái sinh không ăn uống. Tính mới của nghiên cứu này là ứng dụng công nghệ ñơn giản, không tiêu tốn hóa chất cùng với vật liệu hoặc giá thể sinh học sẵn có ở Việt Nam, xử lý nâng cao nước thải sinh hoạt ñã xử lý bậc hai, tăng cường giảm thiểu các thông số nito, cặn lơ lững, khử ñục và BOD. ðối tượng nghiên cứu là nước thải sinh hoạt sau các công ñoạn xử lý của trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hoà, Bình Tân có công suất mùa khô là 28.000 m3/ngày; mùa mưa 46.000 m3/ngày ñêm. Nước thải ñầu vào của trạm xử lý này có BOD5 trung bình khoảng 200 mg/l, N-ammonia 30 mg/l, Fecal Coliform 108 MPN/100ml. Trạm Science & Technology Development, Vol 14, No.M2- 2011 Trang 108 xử lý nước thải Bình Hưng Hòa ứng dụng công nghệ hồ thổi khí, hồ lắng và nối tiếp với các hồ hoàn thiện. Chất lượng nước ñầu ra ñáp ứng ñược quy chuẩn xả thải QCVN 24:2009/BTNMT loại B. 2. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mô hình Mô hình pilot BAC-BSF có công suất 2.0 m3/ngày ñược lắp ñặt tại trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hoà. Cột than hoạt tính sinh học (BAC) Cột than hoạt tính sinh học ñược làm bằng thép không gỉ, có ñường kính D400 mm, cao 2 m, thể tích làm việc 250 lít. Vật liệu trong cột gồm hai lớp: (i) lớp sỏi ñỡ ở phía dưới có kích thước hạt 10-20mm có chiều cao 200mm và (ii) lớp than hoạt tính trên lớp sỏi ñỡ có chiều cao 1.0m và thể tích than là 126 lít. Khí ñược phân phối bằng máy nén khí qua các ñá bọt khuếch tán khí ñặt dưới ñáy cột (Hình 1). Than hoạt tính hạt GAC ñược sử dụng có kích thước hạt 1.66 - 3.36 mm (tương ñương mesh size 6-12), tỉ trọng 520 – 550 kg/m3, màu ñen, khô rời, có góc cạnh và các chỉ tiêu cơ bản thể hiện trong bảng 1. Bảng 1. ðặc ñiểm kỹ thuật của than hoạt tính hạt gáo dừa Chỉ tiêu ðơn vị Giá trị Chỉ số iodine mg/g 650 - 850 Chỉ số CCl4 % 40 - 60 Benzene % 23 - 35 Methylene Blue ml/g 130 - 170 Chỉ số ñộ cứng % ≥ 85 ðộ tro % 2 - 5 ðộ ẩm % ≤ 6 pH - 7 - 8 Cột lọc cát sinh học (BSF) Cột lọc cát gồm hai cột ñược mắc song song nhau, mỗi cột có ñường kính D 200mm, cao 1,1m, thể tích 34,5 lít. Sỏi ñỡ có chiều cao 200mm, cát lọc ñược có chiều cao 700mm, thể tích 22 lít. Cát lọc thạch anh có kích thước hạt 0.7 - 1.2mm, tỉ trọng 1400kg/m3, dạng hạt màu trắng, khô và rời (hình 4). TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 14, SOÁ M2 - 2011 Trang 109 Hình 1. Sơ ñồ mô hình BAC Hình 2. Sơ ñồ mô hình BSF Nước thử nghiệm ñược bơm vào một cột BAC, có cấp khí từ ñáy cột. Sau ñó nước sau BAC tự chảy vào 2 cột lọc cát lắp song song nhau. Không có cấp khí cho cột BSF. Lưu lượng cấp nước vào ñược kiểm soát bởi ñồng hồ lưu lượng. Quá trình rửa ngược ñược thực hiện bởi bơm rửa. Nước thải ñầu vào Thử nghiệm pilot ñược thực hiện với hai loại nước: (i) nước sau hồ lắng và (i) nước sau hồ hoàn thiện. Thành phần và tính chất nước thử nghiệm thể hiện trong bảng 2. Bảng 2. Thành phần và tính chất nước thải tại hồ hoàn thiện Thông số ðơn vị Sau hồ lắng Sau hồ hoàn thiện QCVN 24:2009/BTNMT Loại B Dãy Trung bình Dãy Trung bình pH - 6.5-7.8 7.3 6.8-7.6 7.3 6-9 ðộ ñục FAU 327-479 385 31-52 40.2 - ðộ màu Pt-Co 6-26 16 198-285 227 - BOD5 mg/l 50-250 10-34 5-30 20 50 COD mg/l 77-395 160 25-55 42 100 N-ammonia mg/l 15-101 60 2-22 11 10 N-nitrite mg/l 19-45 32 0.2÷3.6 2.4 - N-nitrate mg/l 18-43 29 0-9.9 2.2 50 Coliforms MPN/100ml 0.2-20 7x104 - 1.1x103 5x103 SS mg/l - 7.4 15-42 25 100 Science & Technology Development, Vol 14, No.M2- 2011 Trang 110 Bảng 2 cho thấy nước sau hồ lắng có nồng ñộ BOD5 và SS ñạt loại B–QCVN 24:2009. Tuy nhiên ammonia, coliform và COD chưa ñạt yêu cầu xả thải. Nước sau hồ hoàn thiện, trước khi xả ra kênh ðen, nồng ñộ ammonia vẫn chưa ñạt yêu cầu. Thời gian lưu nước hồ hoàn thiện có thể chưa ñủ lớn ñể khử chất dinh dưỡng, tảo vẫn phát triển mạnh gây ra mùi tanh, ñộ màu và ñộ ñục nước thải cao. ðiều kiện vận hành Nghiên cứu này gồm hai thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1. Mô hình pilot BAC-BSF ñược vận hành với nước vào lấy từ dòng ra hồ hoàn thiện. Tải trọng thuỷ lực thay ñổi từ 1.0 ñến 3.0 m3/m2/h. Thời gian thí nghiệm kéo dài trong ba tháng. Thí nghiệm 2. ðược thực hiện với nước vào là nước từ sau hồ lắng. Tải trọng thủy lực thay ñổi từ 1.0- 5.0 m3/m2/h. Thời gian thí nghiệm kéo dài năm tháng. ðiều kiện vận hành thí nghiệm mô hình pilot thể hiện trong bảng 3. Bảng 3 ðiều kiện vận hành cho mô hình BAC-BSF Quá trình Tải trọng thuỷ lực, m3/m2/h BAC 1.0 1.3 2.0 3.0 5.0 BSF 2.6 3.3 5.1 7.7 12.8 Lưu lượng (l/h) 126 163 251 377 628 Thời gian tiếp xúc (EBCT), phút BAC 60 46 30 20 12 BSF 33 25 16 11 7 Bảng 4 thể hiện các phương pháp phân tích của các thông số chất lượng nước trong nghiên cứu. Bảng 4. Phương pháp phân tích các thông số chất lượng nước Thông số Phương pháp phân tích Sai số Nguồn COD ðun hoàn lưu kín K2Cr2O7, chuẩn ñộ. ± 10 mg/l APHA-5220C TOC TOC-VCPH/CPN ± 0,01 mg/l APHA 7100B – TCVN 5501 – 91 TKN Phá mẫu, chưng cất kjeldalh ± 0,004 mg/l APHA-4500Norg B N-Ammonia Chưng cất, chuẩn ñộ, bộ chưng cất kjeldalh ± 0,004 mg/l APHA-4500C N-Nitrate Trắc quang ở bước sóng 543 nm, cột khử NO3 Cadmium, máy so màu HACH-DR 2010 ± 0,01mg N/l APHA-4500E N-Nitrite Trắc quang ở bước sóng 543 nm, máy so màu HACH-DR 2010 ± 0,01mg N/l APHA-4500B pH ðiện cực, HACH pH 221 ± 0,001 - DO ðiện cực, HANNA Hi 9143 ± 0,01mg - Kết quả và thảo luận Thí nghiệm 1: Trong thời gian thí nghiệm, nước thải tại hồ hoàn thiện có COD dao ñộng trong khoảng 25-55 mg/l và ammonia trong khoảng 2- 22 mg N/l. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 14, SOÁ M2 - 2011 Trang 111 Hình 3. Sự biến thiên COD của BAC-BSF theo thời gian thí nghiệm COD: Ở tải trọng thủy lực 1.3 m3/m2/h, hiệu quả xử lý COD cao và ổn ñịnh. Trong những ngày mới vận hành, hiệu quả xử lý của cột BAC chưa cao, hiệu quả loại bỏ COD chỉ ñạt 3%. Trong giai ñoạn khởi ñộng vi sinh vẫn chưa phát triển. Vào ngày thứ hai, hiệu quả xử lý tăng lên ñáng kể, ñạt 26%. Sau ñó duy trì ổn ñịnh ở hiệu quả 32 – 38% ñến cuối chu kỳ hoạt ñộng. Với BSF, hiệu quả xử lý khá tốt. Hiệu quả xử lý của BSF ñạt 8- 13% ở tải trọng này (Hình 3). Khi tăng tải trọng thuỷ lực lên 2.0 m3/m2/h ñối với BAC, hiệu quả xử lý của BAC trung bình 29%, có xu hướng giảm dần vào 2 ngày cuối của chu kỳ lọc, trong khi ñó BSF ñạt hiệu quả khử COD khoảng 25%. ðộ ổn ñịnh của cột lọc không cao. Vào những ngày cuối chu kỳ lọc, hiệu quả xử lý giảm. Ở tải trọng này, hiệu quả xử lý COD trung bình của cả hệ BAC-BSF giảm ñi, thấp hơn so với tải trọng 1.3 m3/m2/h. Tuy nhiên, hiệu quả của BAC vẫn còn cao 29% và của cả hệ là 46%. Ở tải trọng thủy lực 3m3/m2/h, hiệu quả xử lý COD của BAC vẫn còn ổn ñịnh với hiệu quả trung bình 33%. Tuy nhiên, ở tải trọng này, BSF có hiệu quả xử lý COD thấp, ñạt trung bình khoảng 2% làm cho hiệu quả xử lý tổng của BAC-BSF giảm ñi ñáng kể, chỉ còn trung bình 35% (Hình 4). Hình 4. Hiệu quả khử COD theo tải trọng thuỷ lực của mô hình BAC-BSF Với nguồn nước ñầu vào là hồ hoàn thiện, COD ñầu vào trung bình 47-59 mg/l, hiệu quả xử lý tương ñối thấp, ổn ñịnh ở tải trọng 1.3 m3/m2/h với 48%, COD ñầu ra trung bình 24 mg/l và thấp hơn một chút ở tải trọng 2m3/m2/h với 46% hiệu quả xử lý, COD ñầu ra trung bình 28 mg/l, chu kỳ lọc của mô hình ngắn, chỉ ổn ñịnh trong khoảng 4-5 ngày và tối ña là 9 ngày do tảo phát triển rất mạnh trong hồ hoàn thiện. Hiệu suất qua cột BAC+BSF Science & Technology Development, Vol 14, No.M2- 2011 Trang 112 Ammonia: Ở tải trọng thuỷ lực 1.0 m3/m2/h, hiệu quả chuyển hoá ammonia rất tốt, trong ngày ñầu tiên xử lý ñược 97% N–ammonia có trong nước thải ñầu vào. Từ ngày thứ 2 trở ñi, ammonia chuyển hoá hoàn toàn. Ở tải trọng 1.3 m3/m2/h, BAC hoạt ñộng hiệu quả, hàm lượng ammonia ñầu ra còn giá trị vết, giá trị cao nhất ghi nhận ñược là 1.32 mg/l, thoả tiêu chuẩn của nước cấp dùng cho sinh hoạt TCVN 5502:2003. Với sự hoạt ñộng hiệu quả của BAC trong quá trình chuyển hoá ammonia, BSF chỉ ñóng vai trò xử lý tăng cường cho dòng qua BAC còn tồn tại ammonia. Hiệu quả xử lý của toàn bộ hệ thống AAC-BSF ñạt từ 60 – 100%. Hình 5. Sự biến thiên N-ammonia của BAC-BSF theo thời gian thí nghiệm Khi tăng tải trọng lên 2.0 m3/m2/h, do nồng ñộ N-ammonia ñầu vào cao và biến ñổi nhiều, ñộ chênh lệch giữa các ngày lên ñến 10 mg/l (Hình 5), hiệu suất chuyển hoá ammonia giảm ñáng kể, trung bình vào khoảng 52%. Ammonia còn lại tiếp tục bị khử bởi BSF với hiệu suất bình khoảng 7.5%. Hiệu suất tổng của hệ thống ñạt 55%. Tương tự, tải trọng 3.0 m3/m2/h, ñầu vào có nồng ñộ N-ammonia cao, trung bình khoảng 16.5 mg/l, thời gian tiếp xúc của BAC giảm còn 20 phút, hiệu quả chuyển hoá ammonia vào khoảng 57%. Ở tải trọng này, BSF hầu như không còn ñóng vai trò ñáng kể trong quá trình chuyển hoá ammonia, hiệu suất trung bình của BSF chỉ còn 2% và của cả hệ thống BAC-BSF là 58%. Hiệu quả xử lý ammonia khi mô hình ñặt tại hồ hoàn thiện ñạt trung bình 99% ở tải trọng 1.3m3/m2/h. Tuy nhiên, do hàm lượng ammonia trong nước thải ñầu vào trong chu kỳ này thấp, trung bình chỉ 8.7 mg/l, ammonia ñầu ra trung bình còn lại chỉ 0.15 mg/l. Ở tải trọng 2.0 và 3.0 m3/m2/h, ammonia ñầu vào khá cao, lên ñến lần lượt là 17.3 mg/l và 16.3 mg/l. Hiệu quả xử lý lúc này chỉ còn 55% ở 2.0 m3/m2/h và 58% ở 3.0 m3/m2/h, ammonia còn lại khoảng 6-8 mg/l. Ammonia tại hồ lắng khá cao, ở tải trọng 1.0 m3/m2/h lên ñến 40.6 mg/l, trung bình các tải trọng khác khoảng 24-28 mg/l. Hiệu quả xử lý của mô hình lúc này ổn ñịnh, trung bình khoảng 61% ở 2.0 m3/m2/h và 65% ở 3.0 m3/m2/h với nồng ñộ ammonia ñầu ra thấp nhất, trung bình 10.3 mg/l ở tải trọng 2.0 m3/m2/h và 8.4 mg/l ở tải trọng 3.0 m3/m2/h. Nitrat: Ở tải trọng 1.0 m3/m2/h, quá trình chuyển hoá nitrate trong BAC tăng dần từ 46% lên trên 90%. Sự chuyển hóa thành N-NO3- qua cột BAC trung bình ñạt 6.4 mg/l. Cột BSF ñóng vai trò tăng cường khả năng chuyển hoá, sau BSF, lượng N-NO3- trung bình ñược tạo thành là 1.44 mg/l. TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 14, SOÁ M2 - 2011 Trang 113 Hình 6. Sự biến thiên N-NO3 của BAC-BSF theo thời gian thí nghiệm ðối với tải trọng 1.3 m3/m2/h, quá trình nitrate hóa tiếp tục tăng lên và ổn ñịnh với hiệu suất trung bình 88% ñối với BAC và cho cả hệ thống BAC-BSF. Sự chuyển hóa thành N-NO3- qua cột BAC trung bình ñạt 16.2 mg/l (hình 6). Khi tăng tải trọng lên 2m3/m2/h, hiệu quả chuyển hóa nitrate vẫn tiếp tục ñược duy trì và có phần tăng lên, trung bình 90%, nhưng lượng NO3- tạo thành qua cột BAC giảm, trung bình ñạt 10.9 mg/l. Qua cột BSF, quá trình nitrat hoá vẫn ñạt hiệu quả cao do DO ở ñầu vào của BSF còn cao, trung bình trên 2 mg/l. Ở tải trọng 3.0 m3/m2/h, hiệu quả xử lý vẫn còn cao, trung bình 90%. Lượng N-NO3- ñược tạo thành qua cột BAC trung bình ñạt 12.6 mg/l. Hiệu suất quá trình nitrate hóa tăng dần khi tăng tải trọng. Nồng ñộ nitrate sau BAC và BSF luôn tăng, ñiều này chứng tỏ vi khuẩn nitrate hoá phát triển mạnh. Tuy nhiên, quá trình khử nitrate diễn ra quá yếu do nồng ñộ oxy trong hệ thống BAC-BSF luôn ở mức trên 2 mg/l, DO sau BSF trung bình vẫn còn 2.5 mg/l làm cho hàm lượng nitrate sau xử lý cao, trung bình từ 11-18 mg/l. Coliforms: Hình 7 cho thấy hiệu quả xử lý coliforms cao, ñạt trên 97% vào ngày ñầu tiên ở tải trọng thuỷ lực 2.0 m3/m2/h. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt thì giá trị ñầu ra của cột BAC là 240 MPN/100ml vẫn chưa ñáp ứng ñược yêu cầu. TCVN 5502:2003 (200 MPN/100ml). Hình 7. Sự biến thiên Coliforms qua các quá trình xử lý ở tải trọng 2.0 m3/m2/h Thí nghiệm 2: Trong suốt thời gian thí nghiệm, nước thải tại hồ lắng có COD trong khoảng 15-101 mg/l và N- ammonia khoảng 18- 43 mg/l. Khi so sánh với thành phần tính chất nước thải ở hồ hoàn thiện (theo Bảng 2), hàm lượng COD và ammonia cao gần gấp 2 lần. Mô hình ñược vận hành với các tải trọng thuỷ lực 1.0, 2.0, 3.0 và 5.0 m3/m2/h . COD và TOC: Hiệu quả xử lý COD ở giai ñoạn thích nghi không cao, dao ñộng trong khoảng 32-69% cho hệ thống BAC-BSF, giá trị trung bình ño ñược là 45.9%. Giá trị COD ñầu vào lúc này nằm trong khoảng 15-72mg/l, COD ñầu ra ñạt ñược ở mức nhỏ nhất là 6mg/l, trung bình là 25 mg/l. Ở tốc ñộ lọc 2.0 m3/m2/h, hiệu quả xử lý COD ở thời gian ñầu tương ñối thấp do ảnh hưởng của quá trình rửa ngược như nêu ở trên, hiệu quả lúc này chỉ khoảng 15%. Tuy nhiên, ở ngày thứ ba và thứ tư, hiệu quả xử lý ñã phục hồi trở lại do màng vi sinh ñã phát triển. Hiệu quả cao Science & Technology Development, Vol 14, No.M2- 2011 Trang 114 nhất ñạt ñược là 88% ở ngày 7/5 với COD bằng 7 mg/l. Ở tốc ñộ lọc 3.0 m3/m2/h, do thời gian này COD ñầu vào cao (44-101 mg/l) và dao ñộng, nên khả năng xử lý của hệ thống cũng dao ñộng theo. Trong chu kỳ này, hiệu quả xử lý trung bình ñạt ñược là 57%. Ở tốc ñộ 5.0 m3/m2/h, hiệu quả xử lý giảm ñáng kể, chỉ còn 15-30% do thời gian lưu nước quá ngắn, vi sinh chưa kịp tiêu thụ COD. Hình 8. Sự biến thiên COD của BAC-BSF theo thời gian thí nghiệm Khi vận hành tại hồ lắng, nồng ñộ COD ñầu vào cao hơn trung bình khoảng 47-71 mg/l (Hình 8), hiệu quả xử lý cao hơn và ổn ñịnh với tải trọng 2.0 m3/m2/h với 61% COD ñược xử lý, nồng ñộ COD ñầu ra còn lại trung bình 18mg/l. Ở tải trọng 3.0 m3/m2/h, hiệu quả xử lý COD hơi giảm nhưng vẫn ổn ñịnh ở mức 57%, COD ñầu ra trung bình 33 mg/l với chu kỳ lọc dài hơn, kéo dài 14 ngày ñối với tải trọng 2.0 m3/m2/h và 12 ngày ñối với tải trọng 3.0 m3/m2/h. Hình 9. Nồng ñộ TOC dòng ra qua BAC và BSF thí nghiệm Hình 9 cho thấy hiệu quả khử TOC của mô hình BAC-BSF không cao. Hàm lượng TOC ñầu thấp và các kết quả không chênh lệch nhiều. ðiều này cho thấy hàm lượng hữu cơ có thể chủ yếu ở dạng lơ lững. Ammonia: Nồng ñộ ammonia của nước thải ñầu vào cao ở tải trọng 1.0 m3/m2/h và thấp ở tải trọng tiếp theo là do thời gian này không có mưa. Ở tải trọng sau, nồng ñộ ammonia thấp hơn là do nước mưa pha loãng. Ở tải trọng 1.0 m3/m2/h, tuy nồng ñộ ammonia ñầu vào cao nhưng do thời gian lưu nước lâu (2 giờ ñối với BAC) nên hiệu quả khử ammonia cũng khá tốt, trung bình ñạt ñược 59%, cao nhất ñạt ñến 81% với BAC, 65% cho cả hệ thống BAC-BSF. 1.0 m3/m2/h 2.0 m3/m2/h 3.0 m3/m2/h 5.0 m3/m2/h TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 14, SOÁ M2 - 2011 Trang 115 Hình 10. Sự biến thiên của ammonia của BAC-BSF theo thời gian thí nghiệm Hình 11. Hiệu quả xử lý ammonia của BAC-BSF theo tải trọng thuỷ lực Ở tải trọng 2.0 m3/m2/h, hiệu quả xử lý ổn ñịnh và thấp hơn tải 1m3/m2/h do thời gian lưu nước giảm, trung bình ñạt 57%, cao nhất có thể ñạt 75% với BAC, 61% cho BAC-BSF (Hình 11). Ở tải trọng 3.0 m3/m2/h, hiệu quả khử ammonia cao nhất. ðiều này có thể giải thích rằng, ở thời gian này lớp màng vi sinh phát triển nhanh và nhiều nhất, hiệu quả trung bình 64%, cao nhất 80% với BAC, 65% cho BAC-BSF. Tuy nhiên khi tăng tải lên 5.0 m3/m2/h, thì hiệu quả xử lý giảm ñáng kể và rõ rệt, chỉ còn trung bình 28% với BAC, 34% cho BAC-BSF mặc dù nồng ñộ ñầu vào không cao. Sau BSF, một lượng nhỏ ammonia tiếp tục bị phân huỷ. Nitrate: Theo hình 12, ở tốc ñộ 1.0 m3/m2/h, trong thời gian ñầu, lượng nitrate sinh ra rất ít do màng vi sinh chưa phát triển. Sau ñó lượng nitrate ño ñược ở ñầu ra rất lớn chứng tỏ màng vi sinh ñã hình thành tuy nhiên chưa ñủ dầy và nhiều ñể hình thành nên vùng thiếu khí ñể khử nitrate, hầu hết quá trình khử nitrate diễn ra trong BSF do DO ở ñây rất thấp, NO3- chưa kịp bị khử trong cột BAC, nồng ñộ nitrate ñầu ra BAC rất cao, có lúc ñạt ñến 64 mg/l. Science & Technology Development, Vol 14, No.M2- 2011 Trang 116 Hình 12. Sự biến thiên của nitrate theo tải trọng của BAC-BSF theo thời gian thí nghiệm Ở tải trọng 2.0 m3/m2/h, hàm lượng nitrate sinh ra giảm ñáng kể do tác ñộng của việc rửa ngược quá mức như ñã nêu ở phần DO. Tuy nhiên, sau ñó quá trình nitrate hoá ñã phục hồi do lớp màng vi sinh ñã phát triển trở lại, hàm lượng nitrate ñầu ra BAC vẫn còn rất cao, có lúc ñạt ñến giá trị 56 mg/l. Ở 3m3/m2/h, nitrate ban ñầu sinh ra cao nhưng sau ñó giảm rất nhanh sau khi ra khỏi BAC chỉ còn vài mg/l, trong thời gian này, việc khảo sát nồng ñộ nitrate ngay tại vị trí giữa cột ñược tiến hành và phát hiện nồng ñộ nitrate ở ñây khoảng 20 mg/l, sau khi ra khỏi cột, hàm lượng nitrate chỉ còn lại khoảng dưới 10 mg/l. ðiều này chứng tỏ, ở tải trọng này, màng vi sinh trong trong cột BAC phát triển rất mạnh, hình thành nên những vùng thiếu khí có khả năng khử nitrate ngay sau khi nó sinh ra. Kết quả cho thấy, mô hình ñặt tại hồ hoàn thiện chỉ có khả năng nitrate hoá, hàm lượng nitrate ñầu vào trung bình chỉ khoảng 1.2-4.3 mg/l ở các tải trọng và nồng ñộ nitrate ñầu ra cao nhất ở tải trọng 1.3 m3/m2/h (17.9 mg/l), thấp nhất ở tải trọng 2.0 m3/m2/h (13.0 mg/l). Khi ñặt tại hồ lắng, do hàm lượng COD cao hơn, vi sinh phát triển mạnh, khả năng nitrate hoá và khử nitrate tốt hơn, hàm lượng nitrate ñầu vào trung bình 7.4 mg/l, ñầu ra thấp nhất ở tải trọng 3.0 m3/m2/h với 9.5 mg/l. Tóm tắt chất lượng nước tái sinh từ các thực nghiệm thể hiện trong bảng 5. Sơ ñồ công nghệ tái sinh nước sử dụng BAC-BSF cho tưới cây xanh trong vùng không hạn chế tiếp xúc ñược thể hiện trong Hình 13. Hình 13. Sơ ñồ công nghệ tái sinh nước sử dụng BAC-BSF cho tưới cây xanh trong vùng không hạn chế tiếp xúc Bảng 5. Tóm tắt chất lượng nước tái sinh từ mô hình thử nghiệm BAC-BSF ở tải trọng 2.0 m3/m2/h và 3.0 m3/m2/h so với giá trị giới hạn sử dụng nước tái sinh Thông số ðơn vị 2m3/m2/h 3m3/m2/h Giá trị giới hạn (2) Thấp Trung bình Cao pH - 7.1 7.1 6-9 6-9 6-9 ðộ ñục FAU 9 10 - <2 TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 14, SOÁ M2 - 2011 Trang 117 COD mg/l 18 33 - - - BOD5 (1) mg/l 10 16 <30 <10 <1 TOC mg/l - 8.8 - - <10 N-Nitrate mg/l 14 9 - - 0.1 Coliforms MPN/100ml - 3x103 200 KPH KPH SS mg/l 9 10 <30 - - Chú thích: (1) BOD5 trong bảng này lấy bằng 50% giá trị COD (2) Dựa theo tiêu chuẩn nước tái sinh của US EPA 3. KẾT LUẬN Dựa vào kết quả nghiên cứu một số kết luận sau ñược rút ra: Công nghệ BAC-BSF ñạt hiệu quả khử COD, nitrate hóa tốt ở tải trọng 2 – 3 m3/m2/h. Công nghệ BAC-BSF ñể tái sinh nước thải sinh hoạt ñã xử lý bậc hai có thể ñạt các chỉ tiêu BOD, TOC, SS cho mục ñích tái sử dụng nước có chất lượng thấp. Tuy nhiên tổng số Coliform và ñộ màu còn cao. ðộ màu này có thể gây ra do nước thải ñầu vào có trộn lẩn nước thải không xử lý từ các nhà máy tiểu thủ công nghiệp dệt nhuộm trong khu vực. Vì vậy biện pháp khử trùng và xử lý bổ sung bằng chất keo tụ trước lọc BSF là cần thiết. APPLICATION OF BAC-BSF BIOLO GICALTECHNOLOGY IN REUSE OF DOMESTIC WASTEWATER IN HO CHI MINH CITY Phan Thanh Nhan, Nguyen Phuoc Dan and Nguyen Thi My Hien University of Technology, VNU-HCM ABSTRACT: This research aims to assess treatment efficiency of model combined biological activated sludge (BAC) and biological sand filter (BSF) to domestic wastewater after secondary treatment so that reclaimed water quality can be achieved at low or medium level in Ho Chi Minh City. Combined model included BAC filer followed by BSF. The influent is taken from stabilization pond (Binh Hung Hoa wastewater treatment plant: dry season capacity: 28.000 m3/day; rain season capacity: 46.000 m3/day). Characteristic of influent is: color: 227 Pt-Co; COD: 42 mg/l, N-NH3: 11 mg/l, Fecal Coliform: 1,1x103 MPN/100ml. Results showed that it can choose loading of 2 – 3 m/h to BAC-BSF model, efficiency is rather good and stable; capacity is rather high and nitrification and denitrification is occurred well. When BAC- BSF model is applied to reclaim secondary domestic wastewater, quality of effluent may adapt to some reuse applications with medium level in some parameters such as BOD5, TOC and SS. However, total coliform, color and turbidity is still high. Turbidity and color is caused by mixing of raw wastewater of itself and some textile factories. Therefore, disinfection and supplemental treatment which uses coagulant before entering BSF is necessary. Using ozone followed by BAC may enhance removal efficiency of TOC, color and turbidity.. Keywords: Biological activated carbon (BAC), biological sand filter (BSF), wastewater reuse, domestic waswater. TÀI LIỆU THAM KHÀO [1]. Anderson, J. (2003). The environmental benefits of water recycling and reuse. Water Science and Technology: Water Supply, 3(4), 1-10. [2]. Asano, T. and Levine, A. (1998). Wastewater Reclamation and Reuse. CRC Press, Boca Raton, Florida, USA. Science & Technology Development, Vol 14, No.M2- 2011 Trang 118 [3]. Báo cáo kết quả thí nghiệm phân tích mẫu nước trạm xử lý Bình Hưng Hòa, tháng 7 năm 2007. [4]. Chao Chen, Xiaojian Zhang, Wenjie He, Wei Lu, Hongda Han (2007). Comparison of seven kinds of drinking water treatment processes to enhance organic material removal: A pilot test.David R. Simpson, 2008, Review Biofilm processes in biologically active carbon water purification. [5]. Dân, N.P. và cộng sự (2006). Nghiên cứu sử dụng lại nước thải sinh hoạt ñã xử lý ở thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo ñề tài Sở Khoa Học và Công Nghệ TP.Hồ Chí Minh năm 2006. [6]. Lazarova, V. (2001). Role of water reuse in enhancing integrated water management in Europe. Final Report of the EU project CatchWater, ONDEO, Paris, France. [7]. USEPA. (1992). Guidelines for water reuse (Manual. Washington, DC: United Stated Agency for International Development, USA. [8]. Woo H.K., Nishijima W., Baes A.U., Okada M (1997). Micropollutant removal with saturated biological activated carbon (BAC) in ozonation-BAC. [9]. Wataru Nishijima, Mitsumasa Okada (1998). Particle separation as a pretreatment of an advanced drinking water treatment process by ozonation and biological activated carbon. [10]. W. Buchanan, F. Roddick, N. Porter (2008). Removal of VUV pre-treated natural organic matter by biologically activated carbon columns. [11]. Techneau, 2006, Ozonation and Biofiltration in Water treatment: Operational status and Optimization issues.
File đính kèm:
- ung_dung_cong_nghe_bac_bsf_trong_tai_su_dung_nuoc_thai_sinh.pdf