Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Anh tại khoa Tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự: Khó khăn và giải pháp

TÓM TẮT

Dưới ảnh hưởng tích cực của công nghệ thông

tin cùng với những tiện ích mà nó mang lại, môi

trường dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh

nói riêng cũng được thay đổi và cải tiến. Nó đã và

đang là công cụ trợ giúp rất tích cực cho người

dạy và người học, góp phần nâng cao chất lượng

dạy-học. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng

tôi xin đề cập đến những lợi ích mà công nghệ

thông tin mang lại trong việc giảng dạy ngoại

ngữ, từ đó đánh giá thực trạng của việc ứng dụng

công nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng Anh

tại Khoa tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự.

Trên cơ sở đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những

đề xuất nhằm thúc đẩy hơn nữa phong trào ứng

dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại

ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng tại Học viện

pdf 5 trang yennguyen 6400
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Anh tại khoa Tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự: Khó khăn và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Anh tại khoa Tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự: Khó khăn và giải pháp

Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Anh tại khoa Tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự: Khó khăn và giải pháp
83KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, công nghệ thông 
tin đã căn bản thay đổi thế giới. Thực tế cho thấy, 
công nghệ thông tin đang được ứng dụng ở khắp 
mọi nơi, trong tất cả các ngành, lĩnh vực, đời sống của 
con người. Nhờ ảnh hưởng tích cực của công nghệ 
thông tin cùng với những tiện ích mà nó mang lại, môi 
trường dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói 
riêng cũng được thay đổi, cải tiến. Ybarra và Green đã 
chỉ ra rằng, với sự hỗ trợ của hệ thống các phần mềm 
ứng dụng, website và hạ tầng công nghệ thông tin đi 
kèm, công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ tới 
mọi thành tố của quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo 
và học tập. Nó đã và đang là công cụ trợ giúp rất tích 
cực cho người dạy và người học, góp phần nâng cao 
chất lượng dạy-học (Ybarra, R., & Green T., 2003).
Bắt kịp xu thế chung trong việc ứng dựng công nghệ 
thông tin vào giảng dạy, Học viện Khoa học Quân sự 
đã không ngừng đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất 
lượng dạy và học thông qua các bài giảng điện tử. 
Học viện Khoa học Quân sự, đặc biệt là Khoa tiếng 
Anh, luôn khích lệ các thầy cô ứng dụng công nghệ 
thông tin vào giảng dạy và tích cực khai thác tối đa 
các trang thiết bị công nghệ thông tin hiện có.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH 
TẠI KHOA TIẾNG ANH,
HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ:
KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
NGUYỄN THU HẠNH
HOÀNG ANH NGUYỆN
Học viện Khoa học Quân sự
TÓM TẮT
Dưới ảnh hưởng tích cực của công nghệ thông 
tin cùng với những tiện ích mà nó mang lại, môi 
trường dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh 
nói riêng cũng được thay đổi và cải tiến. Nó đã và 
đang là công cụ trợ giúp rất tích cực cho người 
dạy và người học, góp phần nâng cao chất lượng 
dạy-học. Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng 
tôi xin đề cập đến những lợi ích mà công nghệ 
thông tin mang lại trong việc giảng dạy ngoại 
ngữ, từ đó đánh giá thực trạng của việc ứng dụng 
công nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng Anh 
tại Khoa tiếng Anh, Học viện Khoa học Quân sự. 
Trên cơ sở đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những 
đề xuất nhằm thúc đẩy hơn nữa phong trào ứng 
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại 
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng tại Học viện.
Từ khóa: công nghệ thông tin, giảng dạy tiếng 
Anh, giáo án điện tử
84 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi xin đề 
cập đến những lợi ích mà công nghệ thông tin mang 
lại trong việc giảng dạy ngoại ngữ, từ đó đánh giá 
thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin 
vào giảng dạy tiếng Anh tại Khoa tiếng Anh, Học viện 
Khoa học Quân sự. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra 
những đề xuất nhằm thúc đẩy hơn nữa phong trào 
ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại 
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng tại Học viện.
2. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG 
DẠY HỌC NGOẠI NGỮ
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, giờ học có sự 
hỗ trợ của công nghệ thông tin sẽ mang lại những 
lợi ích thiết thực như: phương pháp dạy học phát 
triển theo đường hướng tích cực, tăng động lực của 
người học, nâng cao chất lượng học tập cho người 
học, và tạo ra một môi trường học tập có tính tương 
tác cao ((Bax, S., 2011); (Constantinescu, A. I., 2007); 
(Pennington, M.C., (1996)).
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong 
việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. 
Nhờ có công nghệ thông tin, người dạy sẽ chuyển từ 
vai trò cung cấp kiến thức sang vai trò hỗ trợ và định 
hướng quá trình học tập, và thúc đẩy một bầu không 
khí học tập sôi nổi, không còn theo lối mòn truyền 
thống là “thầy giảng, trò chép” ((Dudeney, G., 2000); 
(Kern, R., 2006)). Sinh viên được khuyến khích và tạo 
điều kiện chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý 
quá trình tích lũy kiến thức và rèn luyện bản thân.
Cũng nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, 
người dạy có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho 
quá trình dạy học. Việc thiết kế giáo án và giảng dạy 
trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được 
nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương 
pháp truyền thống. Chỉ cần một thao tác nhỏ là ‘nhấp 
chuột’, nội dung bài giảng sẽ được thể hiện với những 
hình ảnh, âm thanh sống động thu hút và lôi cuốn.
Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thông tin vào 
giảng dạy còn góp phần to lớn tạo hứng thú nơi người 
học (Singhal, M., 1997). Do tài liệu cung cấp bằng 
nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, kênh âm thanh nên 
người học dễ thấy, dễ tiếp thu, và ghi nhớ lâu hơn.
Giảng dạy ngoại ngữ ứng dụng công nghệ thông tin 
còn giúp tiết kiệm thời gian trình bày của người dạy 
trong các giờ lên lớp. Người dạy sẽ có nhiều thời gian 
hơn dành cho việc đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều 
kiện cho người học hoạt động nhiều hơn trong giờ 
học. Việc trao đổi hai chiều giữa người dạy và người 
học được tăng cường. Giảng viên có thể tổng hợp và 
tiếp theo là cung cấp thông tin tới học viên thông 
qua nhiều kênh giao tiếp, góp phần tạo ra môi trường 
giao tiếp tự nhiên trong lớp học (Warschauer, M. and 
Healey, D., 1998).
3. THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 
THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TẠI 
KHOA TIẾNG ANH, HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào 
giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói 
riêng tại Học viện Khoa học Quân sự đang rất được 
quan tâm. Tầm quan trọng của công nghệ thông tin 
trong đào tạo ngoại ngữ đã và đang được nhìn nhận 
một cách đúng mực. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng 
công nghệ thông tin vào giảng dạy của giáo viên còn 
chưa thường xuyên, chưa phong phú và chưa mang 
lại hiệu quả rõ rệt. Thực tế cho thấy có nhiều khó khăn 
trở ngại đã hạn chế hoặc cản trở việc ứng dụng công 
nghệ thông tin vào giảng dạy của giảng viên. Trong 
đó bao gồm:
3.1. Những trở ngại xuất phát từ phía người dạy
Hầu hết giảng viên có tâm lý e ngại khi giảng dạy theo 
phương pháp mới khác lạ so với môi trường truyền 
thống. Đối với các lớp học có sử dụng công nghệ 
thông tin, sẽ có nhiều thay đổi diễn ra, từ quá trình 
chuẩn bị tài liệu dạy học đến hình thức tổ chức quản 
lý lớp, phương pháp giảng dạy, và hơn nữa là đến tâm 
lý của người giảng viên. Do sự phát triển nhanh của 
công nghệ, giảng viên chưa kịp chuẩn bị kiến thức 
cũng như tâm thế sẵn sàng cho việc ứng dựng công 
nghệ trong giảng dạy nên tâm lý dè chừng e ngại là 
điều không thể tránh được. 
Cách thức tiếp cận môn học và phương pháp giảng 
dạy của một số giảng viên cũng có ảnh hưởng không 
nhỏ tới việc tiếp cận, làm quen và nắm vững các ứng 
dụng của công nghệ thông tin trong việc dạy học. 
Phương pháp dạy học truyền thống vẫn tồn tại như 
85KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
một lối mòn khó thay đổi, chưa dễ dàng xóa bỏ trong 
thời gian ngắn.
Trở ngại tiếp theo cần kể đến là nhiều giảng viên còn 
thiếu kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin nên 
chưa đủ vượt ngưỡng để tự tin sáng tạo. Hầu hết các 
giảng viên của Khoa tiếng Anh đều không được đào 
tạo chính quy về các phần mềm ứng dụng trong việc 
giảng dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. 
Phần lớn việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy đều 
được thực hiện dựa trên kinh nghiệm của chính các 
giảng viên hoặc trao đổi trong tổ bộ môn, hoặc giữa cá 
nhân giảng viên với nhau. Thực tế này đã dẫn đến hai 
hệ quả chính, đó là: (1) Giảng viên chưa khai thác triệt 
để được các tiện ích mà công nghệ thông tin mang 
lại; (2) Do chưa làm chủ được công nghệ nên nhiều 
vấn đề kỹ thuật đã nảy sinh trong giờ học và điều 
này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giờ giảng.
Chất lượng giáo án điện tử chưa đáp ứng được yêu 
cầu giảng dạy thực tế cũng là một trở ngại lớn trong 
việc ứng dụng công nghệ thông tin. Thực tế quan sát 
cho thấy, một số giáo án được chuẩn bị sơ sài, đơn 
giản chỉ là nhắc lại nội dung trong sách giáo khoa. 
Việc này dễ gây ra sự nhàm chán, không khích lệ được 
học viên và gây lãng phí thời gian. Trong khi đó, một 
số giáo án lại quá chi tiết, bao gồm nhiều nội dung, 
hình ảnh hoặc hiệu ứng không cần thiết. Chính điều 
này đã khiến cho học viên mải mê với hình thức mà 
mất tập trung nên không xác định được trọng tâm 
của bài giảng.
Cùng lúc tham gia giảng dạy nhiều kỹ năng cũng góp 
phần hạn chế việc ứng dụng công nghệ thông tin 
của giảng viên. Chuẩn bị bài giảng điện tử đòi hỏi rất 
nhiều tâm huyết, thời gian, và công sức. Nếu giảng 
viên tham gia giảng dạy nhiều kỹ năng ở các trình 
độ khác nhau, họ sẽ không có đủ thời gian để soạn 
bài giảng điện tử hiệu quả. Khó khăn trong việc tìm 
nguồn tài liệu phù hợp cho nội dung giảng dạy và 
trình độ của học viên cũng là một thách thức lớn với 
giảng viên.
3.2. Những trở ngại xuất phát từ cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu 
quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong 
giảng dạy. Mặc dù việc ứng dụng công nghệ thông 
tin trong giảng dạy đã được Học viện quan tâm và 
đầu tư đáng kể trong những năm gần đây nhưng các 
phương tiện, thiết bị công nghệ phục vụ cho việc dạy 
và học ngoại ngữ như máy chiếu, ti vi tích hợp, bảng 
thông minh, kết nối Internet chưa được thực hiện 
triệt để và đôi chỗ thiếu đồng bộ.
Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương 
pháp dạy học, đặc biệt với dạy và học ngoại ngữ chưa 
được nghiên cứu toàn diện, dẫn đến việc lắp đặt và 
triển khai một số trang thiết bị đôi khi chưa khoa học, 
không phát huy được hết các các ứng dụng hữu ích 
của công nghệ. 
Do sự thiếu đồng bộ của các trang thiết bị nên xung 
đột phần mềm hay lỗi không tương thích với các hệ 
điều hành là một trong những nguyên nhân cản trở 
việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy của các 
giảng viên. Tính tương thích giữa phần mềm và hệ 
điều hành, và các phần mềm với nhau cần phải được 
đảm bảo trong khi giảng viên không được cung cấp 
các phần mềm chuẩn thống nhất với nhau. Vì vậy, lỗi 
chương trình hay lỗi không tương thích thường xảy 
ra, ví dụ, lỗi phông chữ, định dạng hình ảnh, lỗi âm 
thanh – ít nhiều gây khó khăn cho giảng viên.
4. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ, cụ thể là 
tiếng Anh nhờ áp dụng công nghệ thông tin là một 
trong những mục tiêu quan trọng của Khoa tiếng 
Anh trong thời gian qua. Tuy nhiên công việc này 
đòi hỏi có một quá trình lâu dài và khó khăn, yêu cầu 
năng lực của giảng viên phải đáp ứng được sự chuyên 
nghiệp và chuyên sâu của công nghệ cũng như phải 
có nguồn cơ sở vật chất hiện đại và phù hợp. Trước 
tình hình này, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải 
pháp nhằm khắc phục tình hình hiện nay của việc 
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại 
ngữ tại Khoa tiếng Anh như sau:
4.1. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ công 
nghệ thông tin cho đội ngũ giảng viên
Việc đào tạo một đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên 
môn và thành thạo về công nghệ thông tin sẽ có tính 
quyết định để thực hiện công tác đổi mới phương 
pháp giảng dạy thông qua ứng dựng công nghệ 
thông tin. Công tác này có thể được thực hiện thông 
qua nhiều hoạt động, như:
86 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
– Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng công nghệ thông 
tin và cách sử dụng, vận hành các phần mềm. Tập trung 
chủ yếu vào những kỹ năng mà giảng viên cần sử dụng 
trong quá trình soạn giảng hàng ngày như cách khai 
thác thông tin trên mạng, các phần mềm giảng dạy 
ngoại ngữ thông dụng, cách sử dụng một số phương 
tiện như máy chiếu, tivi tích hợp, máy quay phim.
– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao 
đổi kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin 
trong giảng dạy tiếng Anh.
– Xây dựng ngân hàng tư liệu (phim, ảnh) phục vụ 
cho các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin.
– Khích lệ giảng viên tích cực tự học, sẵn sàng chia sẻ, 
thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
– Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu 
cầu cụ thể về số tiết ứng dụng công nghệ thông tin 
để mỗi giảng viên qua áp dụng thấy được hiệu quả và 
sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin 
trong giảng dạy.
4.2. Công tác đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị
Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự 
tích cực tham mưu của Học viện, đến nay cơ sở vật 
chất về tin học và công nghệ thông tin của Học viện 
đã được cải thiện đáng kể.
– Học viện luôn cố gắng bố trí sắp xếp khoa học để khai 
thác hiệu quả và sử dụng tối đa số trang thiết bị hiện có.
+ Các trang thiết bị nên được nghiên cứu lắp đặt khoa 
học trên lớp học, tiện cho giảng viên sử dụng và học 
viên theo dõi.
+ Đảm kết nối Internet tốc độ cao, đường truyền ổn định.
– Song song với việc khai thác sử dụng, khâu quản lý 
và bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng nên 
được trú trọng với phương châm “giữ tốt-dùng bền” 
nhằm khai thác tối đa và có hiệu quả các trang thiết 
bị được cung cấp.
– Xây dựng kênh mạng nội bộ dành riêng cho giảng 
viên và học viên, hỗ trợ tích cực những vướng mắc 
nảy sinh trong quá trình ứng dụng công nghệ thông 
tin vào giảng dạy ngoại ngữ.
4.3. Phối kết hợp giữa các phương pháp dạy học 
truyền thống với các phương pháp dạy học đa 
phương tiện
Để có thể khai thác tối đa những lợi ích tích cực mà 
công nghệ thông tin mang lại cho một giờ học tiếng 
Anh, người giảng viên nên kết hợp phương pháp 
dạy học đa phương tiện với các phương pháp dạy 
học truyền thống dựa vào những trang thiết bị sẵn 
có. Ngoài ra, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin 
trong giờ học cũng phải được giảng viên cân nhắc để 
phù hợp với mục đích và yêu cầu của từng tình huống 
giảng dạy hay phù hợp với khả năng, trình độ của học 
viên. Giảng viên phải đảm bảo việc ứng dựng công 
nghệ thông tin sẽ không lấn lướt vai trò chỉ huy của 
giảng viên cũng như tính tích cực của học viên mà vẫn 
mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình dạy và học.
5. KẾT LUẬN
Như vậy, không thể phủ nhận được vai trò và tầm 
quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin 
trong dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói 
riêng, đây là việc làm cần thiết và tất yếu. Ứng dụng 
công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ đã, 
đang và sẽ mang lại nhiều thuận lợi và thành công 
cho cả người dạy và người học. Đó chính là công 
cụ hỗ trợ đắc lực giúp người dạy truyền tải bài 
giảng một cách hiệu quả và giúp người học tích cực 
tham gia vào lĩnh hội kiến thức. Tuy nhiên, công nghệ 
thông tin không thể thay thế được người dạy, nó chỉ 
giúp người dạy thay đổi để mỗi giờ học không đơn 
điệu, nhưng nếu lạm dụng công nghệ nhất là phô 
diễn kĩ năng tin học, những kĩ xảo không cần thiết sẽ 
làm cho người học mải mê với hình thức mà không 
nắm được nội dung bài học. Người dạy chính là người 
quyết định chính trong lớp học bởi vì họ có kiến thức 
và năng lực, đủ để tạo ra những cách sáng tạo khác 
nhau hỗ trợ cho quá trình phát triển ngôn ngữ của 
người học./.
Tài liệu tham khảo:
1. Bax, S. (2011), “Normalisation revisited: The Effective 
Use of Technology in Language Education”, IJCALLT, 
1/2, pp. 1-15.
2. Constantinescu, A. I. (2007), “Using Technology 
to Assist in Vocabulary Acquisition and Reading 
87KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 3 - 9/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Comprehension”, The Internet TESL Journal, 
13(2), <
Vocabulary.html>.
3. Dudeney, G. (2000), The Internet and the Language 
Classroom, Cambridge University Press, New York.
4. Kern, R. (2006), “Perspectives on Technology in 
Learning and Teaching Languages”, TESOL Quarterly, 
40/1, pp.183-210.
5. Pennington, M.C. (1996), The Power of CALL, 
Athelstan, Houston.
6. Singhal, M. (1997), “The Internet and Foreign 
Language Education: Benefits and Challenges”, The 
Internet TESL Journal, 3(6), < 
Singhal-Internet.html>.
7. Warschauer, M. and Healey, D. (1998), “Computers 
and Language Learning: An Overview”, Language 
Teaching, 31/2, pp.57-71.
8. Ybarra, R., & Green T. (2003), “Using Technology to 
Help ESL/EFL Students Develop Language Skills”, The 
Internet TESL Journal, 9(3), < 
Ybarra- Technology.html>.
THE APPLICATION OF TECHNOLOGY IN TEACHING ENGLISH AT THE ENGLISH DEPARTMENT
OF THE MILITARY SCIENCE ACADEMY: SOME DIFFICULTIES AND SUGGESTED SOLUTIONS
NGUYEN THU HANH
HOANG ANH NGUYEN
Abstract: Rapid growth of science and technology has offered a better pattern to discover new 
teaching approaches. Using information technology to create a context to teach English has its unique 
advantages. This paper investigates the necessity of information technology to language teaching and 
also dícusses isues teachers at the English Department of the Military Science Academy would face 
when using this technology in the classroom. It also provides suggestions for making the best use 
of information technology in teaching foreign languages, including English, in the Military Science 
Academy. 
Keywords: English language teaching, information technology, electronic lesson plans
Ngày nhận: 17/7/2016 
Ngày phản biện: 23/7/2016 
Ngày duyệt đăng: 22/9/2016

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_giang_day_tieng_anh_tai_k.pdf