Vai trò của giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên

Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm mục đích góp phần vào sự hiểu biết về tác động của giáo dục khởi

nghiệp đối với ý định khởi sự kinh doanh. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng các yếu tố chủ yếu

tác động đến ý định kinh doanh là những đặc điểm tính cách (thái độ và đam mê kinh doanh, sự tự

tin, nhận thức kiểm soát hành vi, nhu cầu thành đạt, sẵn sàng kinh doanh và khả năng chấp nhận

rủi ro). Ngoài ra, chương trình giáo dục khởi nghiệp được lựa chọn khác nhau có ảnh hưởng mạnh

mẽ đối với ý định khởi nghiệp của giới trẻ. Đối với sinh viên kinh tế giáo dục khởi nghiệp không

chỉ cung cấp những kiến thức hữu ích về việc ý định kinh doanh mà còn góp phần phát triển các

đặc điểm nhân cách. Điều này hoàn toàn ngược lại với sinh viên kỹ thuật. Tóm lại, các trường đại

học nên phát triển khả năng kinh doanh cho sinh viên, đặc biệt các chương trình dành cho sinh

viên kỹ thuật cần được bổ sung với các môn học cho phép tạo ra kiến thức và kỹ năng kinh doanh.

pdf 9 trang yennguyen 7220
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên

Vai trò của giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 10, pp. 85-93
This paper is available online at 
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP
ĐỐI VỚI Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN
Phan Huy Quảng1
Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm mục đích góp phần vào sự hiểu biết về tác động của giáo dục khởi
nghiệp đối với ý định khởi sự kinh doanh. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng các yếu tố chủ yếu
tác động đến ý định kinh doanh là những đặc điểm tính cách (thái độ và đam mê kinh doanh, sự tự
tin, nhận thức kiểm soát hành vi, nhu cầu thành đạt, sẵn sàng kinh doanh và khả năng chấp nhận
rủi ro). Ngoài ra, chương trình giáo dục khởi nghiệp được lựa chọn khác nhau có ảnh hưởng mạnh
mẽ đối với ý định khởi nghiệp của giới trẻ. Đối với sinh viên kinh tế giáo dục khởi nghiệp không
chỉ cung cấp những kiến thức hữu ích về việc ý định kinh doanh mà còn góp phần phát triển các
đặc điểm nhân cách. Điều này hoàn toàn ngược lại với sinh viên kỹ thuật. Tóm lại, các trường đại
học nên phát triển khả năng kinh doanh cho sinh viên, đặc biệt các chương trình dành cho sinh
viên kỹ thuật cần được bổ sung với các môn học cho phép tạo ra kiến thức và kỹ năng kinh doanh.
Từ khóa: Giáo dục khởi nghiệp, ý định khởi sự kinh doanh, sinh viên, đặc điểm tính cách.
1. Đặt vấn đề
Doanh nghiệp là một trong những thành phần kinh tế chủ lực đóng góp to lớn vào tăng trưởng
kinh tế, giảm đói nghèo và tạo ra công ăn việc làm (Neck và cộng sự, 2003). Từ quan điểm này,
hiểu được làm thế nào và tại sao các cá nhân trở thành doanh nhân trong các bối cảnh hiện nay đã
trở nên quan trọng, gắn liền với sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Trong nhiều năm qua, lĩnh
vực khởi nghiệp đang rất được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu
về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của một cá nhân. Lee và cộng sự (2006) cho rằng
tinh thần khởi nghiệp được chú trọng ở nhiều quốc gia, là cách thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và tạo việc làm. Sobel và King (2008) cũng nhận định khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để
tăng trưởng kinh tế, vì vậy việc thúc đẩy giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu
của các nhà chính sách. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng giáo dục và kinh nghiệm đóng một
vai trò quan trọng trong việc xác định các cơ hội kinh doanh (Davidsson và Honig, 2003) và trong
việc khai thác khả năng thành công của nó.
Khi xem xét sự tác động của “môi trường trường đại học” đến “ý định khởi nghiệp”, có hai
nghiên cứu cùng được công bố là nghiên cứu của Schwarz & cộng sự (2009) và Turker và Selcuk
(2009). Điểm chung của hai nhóm tác giả này khi đánh giá yếu tố “môi trường giáo dục” là xem
xét môi trường giáo dục nói chung có khuyến khích ý tưởng, sáng kiến khởi nghiệp của sinh viên
hay không (ví dụ: “sự giáo dục của trường đại học mà tôi đang học khuyến khích tôi sáng tạo các
ý tưởng khởi nghiệp”) hoặc kiến thức, nội dung của môn học mang lại ý tưởng khởi nghiệp và kỹ
năng cho sinh viên. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai nhóm tác giả này là trong khi Turker và
Ngày nhận bài: 10/09/2017. Ngày nhận đăng: 08/10/2017.
1Đại học Đà Nẵng; e-mail: huyquang.phan@gmail.com.
85
Phan Huy Quảng JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
Selcuk (2009) xem xét các bộ phận chức năng chuyên trách hỗ trợ cho ý tưởng khởi nghiệp của
sinh viên thì Schwarz và cộng sự (2009) chú trọng bầu không khí sáng tạo trong giảng dạy và học
tập tạo cảm hứng cho sinh viên khởi nghiệp.
Nghiên cứu của Astebro và cộng sự (2012) cho thấy khởi nghiệp ở Mỹ không chỉ là chương
trình dành riêng cho sinh viên ngành kinh doanh mà nó còn là chương trình hết sức quan trọng
đối với sinh viên thuộc khối khoa học tự nhiên, kỹ thuật và cả trong lĩnh vực nghệ thuật. Rae và
Woodier-Harris (2013) cho rằng, muốn doanh nghiệp có một nền tảng kiến thức tốt và quản lý
doanh nghiệp thành công thì cần phải xây dựng chương trình học khởi nghiệp rộng rãi cho sinh
viên, cung cấp cho họ kiến thức cần thiết để khởi nghiệp thành công và định hướng con đường sự
nghiệp đúng đắn. Huber và cộng sự (2014) phân tích hiệu quả của việc giáo dục khởi nghiệp sớm
cho các trẻ em tiểu học ở Hà Lan và chứng minh rằng việc đầu tư sớm giáo dục khởi nghiệp cho trẻ
em 11 hoặc 12 tuổi mang đến hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp. Từ các
kết quả nghiên cứu truớc, có thể thấy nhiều nghiên cứu tập trung vào chương trình giáo dục. Đối
chiếu với bối cảnh Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có chương trình đào tạo khởi khởi nghiệp chính
thức. Do đó, nghiên cứu này đặt ra nhằm xác định tác động của giáo dục đối với định hướng của
sinh viên đối với tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam.
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
2.1. Giáo dục khởi nghiệp
Nghiên cứu của Gibb (2002) đã cung cấp nền tảng trí tuệ và sư phạm cho sự phát triển của
giáo dục khởi nghiệp, thông qua nghiên cứu khảo sát cho thấy các doanh nghiệp phát triển mạnh
trong điều kiện thay đổi và không chắc chắn. Nhiều bài viết về giáo dục khởi nghiệp, như Hannon
(2004) đã chuyển hướng sang học tập kinh nghiệm, thay vì học tập về tinh thần kinh doanh, trong
đó thường tập trung vào kết quả hữu hình và có thể đánh giá của một kế hoạch kinh doanh chứ
không phải là kỹ năng của doanh nhân. Hannon đề xuất rằng, nhà giáo dục có thể nhận các vai
trò khác nhau, sử dụng các triết lý rõ ràng về giáo dục doanh nghiệp để đạt được sự thống nhất, rõ
ràng và tính gắn kết của mục đích, quy trình và thực tiễn.
Có thể phân biệt giữa giáo dục khởi nghiệp với học tập kinh doanh. Giáo dục có thể tìm cách
tập trung vào người học và nắm bắt các phương pháp và công nghệ sư phạm mới nhưng phải được
kiểm soát, trật tự, có trách nhiệm giải trình và cuối cùng là học tập được lập trình theo các kết quả
đã được quy định và đo lường được. Học cách kinh doanh trực tiếp là do sự sáng tạo, tính phi chính
thức, sự tò mò, cảm xúc và ứng dụng vào các vấn đề, các cơ hội cá nhân vào thực tế. Các giá trị của
việc học tập hiện thực và nổi lên thách thức nền văn hoá học thuật ’quan liêu’ của các trường đại
học có đặc quyền thay đổi các chương trình đào tạo (Gibb, 2002). Ngày càng có nhiều người nhận
thức được rằng học tập về tinh thần kinh doanh trong bối cảnh giáo dục đại học diễn ra ngoài môi
trường học tập thông thường, thông qua việc học hỏi kinh nghiệm, thách thức các phương pháp sư
phạm chính thống, với những thử nghiệm đáng kể về cách thức này có thể đạt được.
Vì vậy, nghiên cứu của Williamson và cộng sự (2013) khẳng định giáo dục khởi nghiệp là việc
áp dụng các ý tưởng sáng tạo và đổi mới vào tình huống thực tế - với giáo dục doanh nghiệp nhằm
tạo ra những cá nhân có tư duy và kỹ năng để đáp ứng các cơ hội, nhu cầu và thiếu sót, với những
kỹ năng chủ chốt bao gồm chủ động, ra quyết định, giải quyết vấn đề. Xác định cơ hội và hiệu quả
cá nhân. Việc cung cấp doanh nghiệp có thể được áp dụng cho tất cả các lĩnh vực giáo dục, mở
rộng ra ngoài việc tiếp thu tri thức sang các kỹ năng cảm xúc, xã hội và thực tiễn.
86
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
2.2. Ý định khởi sự kinh doanh
Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan ý định của một cá nhân để bắt đầu
một doanh nghiệp (Souitaris và cộng sự, 2007); là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch
và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta và Bhawe, 2007). Ý định khởi
nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và
sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình (Kuckertz và Wagner, 2010). Ý
định khởi nghiệp của sinh viên xuất phát từ các ý tưởng của sinh viên và được định hướng đúng
đắn từ chương trình giáo dục và những người đào tạo (Schwarz và cộng sự, 2009). Nghiên cứu này
sử dụng định nghĩa ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Các nghiên cứu trước đây đã tiếp cận ý định khởi sự kinh doanh theo các khía cạnh khác nhau,
một số người xem xét sâu hơn các yếu tố cá nhân (động cơ cá nhân, thái độ, tình trạng hôn nhân,
quan hệ xã hội. . . ), một nhóm khác phân tích các yếu tố kinh tế, thể chế và các yếu tố khác ở cả
hai cấp độ vi mô và vĩ mô. Nghiên cứu của các tác giả (Lee và cộng sự, 2005. Turker và Selcuk,
2009) lại cho rằng các ý tưởng khởi sự kinh doanh xuất phát trong quá trình giáo dục khởi nghiệp.
Như vậy, một trong những rào cản chính cho ý định khởi sự kinh doanh giữa các sinh viên là yếu
tố kiến thức, bao gồm cả việc thiếu kiến thức quản lý, kinh doanh, kế toán và quản trị, và thiếu sót
này có thể được lấp đầy do giáo dục (Pruett và cộng sự, 2009).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Hệ thống giáo dục đại học trên thế giới hiện nay do các trường đại học cung cấp, kết quả đào
tạo tại đây có thể tạo ra các doanh nhân tiềm năng trong tương lai ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nghiên cứu của Turker và Selcuk (2009) cho thấy nếu các trường đại học đảm bảo kiến thức và
cảm hứng đặc biệt về kinh doanh thì những người trẻ tuổi đặc biệt là sinh viên có khuynh hướng
khởi sự kinh doanh tăng lên. Đây được xem là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội một quốc gia trong
tương lai. Vì vậy, đối chiếu với bối cảnh Việt Nam, chúng tôi nhận thấy cần phải đề người học
đánh giá chương trình đào tạo bậc cử nhân có ảnh hưởng như thế nào đến ý định khởi nghiệp của
họ sau này.
Nhằm xác định rõ vai trò của giáo dục khởi đối với ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên,
quá trình nghiên cứu được vận dụng kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính về cơ bản có tính chất diễn giải Trên cơ sở đó, bài viết tập trung nghiên
cứu các tài liệu được đăng trên các tạp chí. Phần lớn tài liệu được lựa chọn để tổng hợp được tiến
hành ở các nước phát triển trên thế giới và Việt Nam, kết quả cho thấy có nhiều nhân tố tác động
đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên, và giáo dục khởi nghiệp là một trong những yếu tố
quan trọng.
Ngoài ra, để xác định vai trò của giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi sự kinh doanh của
sinh viên, bài viết còn sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thông qua điều tra bảng hỏi.
Việc chọn mẫu khảo sát được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo cách thuận
tiện, có tất cả 210 sinh viên được khảo sát trong các chương trình đào tạo khác nhau của trường
đại học Kinh tế và đại học Bách khoa thuộc đại học Đà Nẵng (Bảng 1). Mục tiêu của nghiên cứu
thực nghiệm là nhằm đánh giá tác động của giáo dục đối với ý định của sinh viên trong các chương
trình nghiên cứu khác nhau đối với việc khởi sự kinh doanh tại đại học Đà Nẵng nói riêng và Việt
Nam nói chung. Bởi, kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ rõ tác động của giáo dục khởi
nghiệp đến ý định khởi sự kinh doanh nhưng thiếu phân tích so sánh cụ thể về ý định kinh doanh
giữa sinh viên thuộc khối ngành kinh tế - quản lý, với sinh viên thuộc khối ngành kỹ thuật. Do đó,
kết quả của nghiên cứu này sẽ cho phép xác định liệu giáo dục có mang lại nhiều tác động đến ý
định của một thanh niên khi bắt đầu kinh doanh tư nhân hay không, tức là liệu các sinh viên có
87
Phan Huy Quảng JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
kinh nghiệm về kinh tế và quản lý có động cơ cao hơn đối với việc khởi sự kinh doanh so với các
sinh viên ngành kỹ thuật.
Bảng 1. Thống kê mẫu khảo sát sinh viên trường đại học Kinh tế và đại học Bách Khoa
Trường Ngành đào tạo Tổng số Giới tínhNam Nữ
Đại học kinh tế
Thương mại 26 3 23
Quản trị kinh doanh 49 15 34
Du lịch 35 7 28
Đại học bách khoa Công nghệ thông tin 55 50 5Cơ khí 45 45 0
Tổng 210 120 90
Trong nghiên cứu này, ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên được đo lường bằng câu trả
lời "Vâng, tôi đang nghĩ về kinh doanh riêng trong tương lai, khi tôi đã hoàn thành khóa học của
mình". Điều đó cho thấy yếu tố hỗ trợ giáo dục, có tác động tích cực đến ý định cá nhân nhằm tìm
kiếm cơ hội kinh doanh, nghĩa là có một liên kết rõ ràng giữa giáo dục và quyết định cá nhân để
trở thành một doanh nhân. Như vậy, việc giáo dục tại trường đại học đã khuyến khích cá nhân phát
triển các ý tưởng kinh doanh sáng tạo (Turker và Selcuk, 2009; Hisrich và Peters, 1998) ; "Đại học
phát triển các kỹ năng kinh doanh cá nhân cần thiết cho doanh nhân", đánh giá họ theo thang điểm
Likert năm cấp, trong đó đánh giá số có ý nghĩa như sau: 1 - hoàn toàn không đồng ý, 2 - không
đồng ý, 3 - một phần đồng ý, 4 - đồng ý và 5 - hoàn toàn đồng ý. Với những đặc trưng nhân cách
chính đã được nhấn mạnh trong phần lý thuyết của bài viết như những yếu tố có ảnh hưởng đến
mục đích kinh doanh, câu hỏi đã được nêu ra: "Các nghiên cứu tại trường đại học có đóng góp vào
việc phát triển những đặc điểm nhân cách này?". Các thông tin hệ thống hóa chi tiết về nghiên cứu
đã được.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Các nhân tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy các yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường có tác động
đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Nghiên cứu tại trường Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh đã khẳng định sự sẵn sàng kinh doanh, tính cách cá nhân và sự đam mê kinh doanh
là những yếu tố cá nhân tác động đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường (Nguyễn,
2011). Bên cạnh đó, yếu tố về nguồn vốn cũng góp phần ảnh hưởng, tuy nhiên thực tế sinh viên
sau khi ra trường gặp nhiều khó khăn trong việc huy động về thủ tục vay vốn cũng như chưa mạnh
dạn vay để khởi nghiệp. Có thể nói, nguồn vốn có ảnh hưởng sâu sắc đến ý định khởi sự, và gia
đình vừa là động lực thúc đẩy vừa là rào cản ý định khởi nghiệp của sinh viên (Nguyễn Thị Phương
Thảo, 2013). Nghiên cứu của Zain và cộng sự (2010), các yếu tố như tham gia các khóa học kinh
doanh, ảnh hưởng truyền thống kinh doanh của gia đình, đặc điểm cá nhân đều ảnh hưởng đến ý
định khởi sự của sinh viên kinh tế ở Malaysia. Đối với sinh viên kinh tế tại Pakistan, ý định khởi sự
kinh doanh chịu tác động bởi các yếu tố nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm, nền tảng
giáo dục và công việc của gia đình); các yếu tố hành vi như sự thu hút về tính chuyên nghiệp, năng
lực kinh doanh, đánh giá xã hội, kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, giáo dục kinh doanh có ảnh
hưởng lớn đến khởi sự kinh doanh. Trong đó, sự thu hút về tính chuyên nghiệp trong kinh doanh
là mạnh mẽ nhất. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Wang, Jayarathna, và Gunarathna (2011) chỉ
ra rằng, sự ham muốn kinh doanh, sự sẵn sàng kinh doanh về kinh nghiệm làm việc có tác động
trực tiếp đến sinh viên Trung Quốc và Mỹ. Mặt khác, nghiên cứu còn cho thấy sinh viên ít chú ý
đến việc khởi nghiệp trong khi quan tâm nhiều tới những việc làm khác do lo ngại về các rủi ro
88
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
kinh doanh và vấn đề tài chính. Guerrero (2006) đã chỉ ra rằng hầu hết các sinh viên đại học mong
muốn phát triển ý định khởi sự kinh doanh thông qua một công ty mới mặc dù nhận thức về tính
khả thi là không tích cực. Đối với sinh viên Nam Phi thì có 5 động lực dẫn đến ý định khởi sự kinh
doanh như việc làm, quyền tự chủ, sáng tạo, kinh tế, và nguồn vốn; những trở ngại cho mục đích
này là nguồn vốn, kỹ năng, và sự hỗ trợ.
Thật vậy, các mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của các cá nhân
ở Việt Nam (Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự, 2011; Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, 2015)
chỉ ra rằng ý định ... cách) và chúng đều có thể phát triển để có được nền giáo dục về khởi nghiệp (Sơ đồ 1). Tuy
nhiên, tác động tích cực của những đặc điểm này lên mục đích kinh doanh của các cá nhân có thể
tăng thêm nếu được giáo dục về kinh doanh (Remeikiene, Startiene và Dumciuviene, 2013).
Trên thực tế, phần lớn các cá nhân bắt đầu và phát triển kinh doanh tư nhân mà không có giáo
dục thích hợp, họ đang tìm kiếm một hình thức học cụ thể (nghiên cứu đại học, các loại hình đào
tạo, hội thảo) để tiếp thu hoặc nâng cao kiến thức kinh doanh nhằm tìm ra các giải pháp kinh doanh
hiệu quả hơn, tự tin ra quyết định. Các kết quả của nghiên cứu đã xác nhận rằng các yếu tố chính
của ý định kinh doanh có thể được phát triển trong quá trình học tập và giáo dục.
Sơ đồ 1. Các nhân tố tác động đến ý định khởi sự kinh doanh hiệu chỉnh
3.2. Tác động của giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên
Các nghiên cứu trước đây đã có một đặc điểm chung - đó là sự quan tâm đến ý định khởi nghiệp
của những người trẻ tuổi (từ 15 đến 29 tuổi). Nguyên nhân chính là ở độ tuổi này, những người trẻ
tuổi thường có nhiều đề xuất sáng tạo và dám thực hiện thử thách. Theo kết quả nghiên cứu của
Dunn, Holtz-Eakin (2000), tuổi 26 là độ tuổi trung bình của những người tự khởi nghiệp lần đầu
tiên. Số người khởi nghiệp tự lập lớn nhất cũng trong nhóm tuổi này (Evans và Leighton, 1989).
Hình 1. Động cơ khởi sự kinh doanh của sinh viên (Nguồn: số liệu khảo sát năm 2016)
Trong tổng số 210 sinh viên được khảo sát, có 110 đối tượng là sinh viên kinh tế và 100 đối
89
Phan Huy Quảng JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
tượng là sinh viên kỹ thuật đang học năm thứ hai và ba, chiếm tỷ lệ lần lượt là 52,4% và 47,6%.
Nữ giới chiếm 42,9% và nam giới chiếm 57,1%. Độ tuổi trung bình khoảng 20 tuổi, trong đó độ
tuổi thấp nhất là 18 và độ tuổi cao nhất là 23 với độ lệch chuẩn ở mức 0,899 cho thấy chênh lệch
về độ tuổi giữa là không quá cao. Kết quả khảo sát cho thấy 77% sinh viên kinh tế và 68% sinh
viên kỹ thuật đang nghĩ đến việc bắt đầu kinh doanh tư nhân sau hoàn thành khóa. Đa phần các
đáp viên đều chưa từng tham gia các khóa học, chương trình hoặc hội thảo nào về khởi nghiệp, tỷ
lệ nhóm sinh viên này chiếm tới 66,5%. Nhìn chung, hai động cơ chính khiến sinh viên có ý định
khởi nghiệp là muốn có thu thập cao (84,1%) và để đảm bảo tài chính cho gia đình (72,7%). Ba
động cơ khác bao gồm tận dụng kiến thức đã được học, ham muốn kinh doanh và muốn có địa vị
cao trong xã hội là những động cơ khiến cho nhiều sinh viên có mong muốn khởi nghiệp (Hình 1).
Để thiết lập cách thức giáo dục ảnh hưởng đến mục đích kinh doanh cá nhân, người trả lời
được yêu cầu đánh giá các báo cáo đề xuất trong các điểm (từ 1 đến 5). Các báo cáo được xem là
được xác nhận nếu các giá trị số của các câu trả lời rơi vào khoảng từ 3 đến 5. Kết quả khảo sát
được trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả khảo sát tác động của giáo dục khởi nghiệp đến ý định kinh doanh của sinh viên
Tiêu chí
Sinh viên
kinh tế
Sinh viên
kỹ thuật
Giá trị
trung bình
Giá trị
trung bình
Giáo dục khởi nghiệp bậc đại học khuyến khích tôi phát triển các ý tưởng
kinh doanh sáng tạo. 3,17 2,76
Trường đại học đã giới thiệu những kiến thức hữu ích về kinh doanh:
- Kỹ năng (giao tiếp bằng văn bản và nói, kỹ năng tổ chức); 3,44 2,87
- Quản lý kinh doanh (lập kế hoạch, ra quyết định, tiếp thị, kiến thức tài
chính). 3,78 2,32
Môi trường đại học giúp phát triển các đặc điểm cá nhân cần thiết cho một
doanh nhân (bao gồm kiểm soát nội bộ, chủ động, đổi mới, mạo hiểm, kiên
trì, thích ứng với thay đổi).
3,20 2,51
Việc học tập tại trường đại học đã đóng góp vào sự phát triển của đặc điểm
tính cách cá nhân như sau:
- Thái độ và đam mê kinh doanh. 3.48 3.03
- Sự tự tin. 3.10 2.65
- Nhận thức kiểm soát hành vi. 4.07 2.93
- Nhu cầu thành đạt. 3.74 3.22
- Sẵn sàng kinh doanh. 3.35 3.11
- Khả năng chấp nhận rủi ro. 2.92 3.06
Nguồn: dữ liệu khảo sát năm 2016
Kết quả của nghiên cứu cho thấy giáo dục khởi nghiệp góp phần vào việc phát triển ý định
kinh doanh của sinh viên (giá trị trung bình của các câu trả lời thay đổi trong khoảng thời gian từ
2,76 đến 3,17). Hiệu quả của giáo dục có tác động tích cực lớn nhất đến những đặc điểm sau của
sinh viên, bao gồm cả ngành kinh tế và kỹ thuật:
+ Nhu cầu thành đạt;
+ Nhận thức kiểm soát hành vi nghĩa là khả năng cá nhân để thực hiện các hành động theo
kế hoạch;
+ Thái độ và đam mê kinh doanh;
+ Sẵn sàng kinh doanh.
Tuy nhiên, việc giáo dục khởi nghiệp tại các trường đại học vẫn chưa đầy đủ, kết quả còn khẳng
90
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
định sinh viên thiếu một số kiến thức như: đánh giá rủi ro, sự tự tin và phát triển các đặc điểm cần
thiết cho một doanh nhân.
Riêng đối với sinh viên ngành kỹ thuật, giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực đến nhu
cầu thành đạt (mức 3,22 điểm), sẵn sàng kinh doanh (3,11), đam mê kinh doanh (3,06), kiểm soát
hành vi (2.93). Đồng thời, sinh viên ngành kỹ thuật chỉ ra rằng việc học tập tại trường đại học:
+ Không khuyến khích phát triển ý tưởng kinh doanh sáng tạo (giá trị trung bình 2,76);
+ Không cung cấp kiến thức hữu ích về kinh doanh: kỹ năng (2,87) và quản lý
kinh doanh (2,32);
+ Không phát triển các đặc điểm nhân cách cần thiết cho một doanh nhân (2,51).
Tóm lại, mặc dù sinh viên của cả hai chương trình học chỉ ra rằng họ có ý định bắt đầu kinh
doanh cá nhân, câu trả lời của sinh viên kinh tế và lỹ thuật liên quan đến lợi ích của giáo dục đối
với ý định khởi sự kinh doanh là hoàn toàn khác nhau. Các sinh viên ngành kinh tế có ý kiến rằng
giáo dục có tác động tích cực đến ý định của họ để tìm kiếm cơ hội kinh doanh, cung cấp những
điều cơ bản về quản lý kinh doanh và phát triển nhu cầu đạt được, trong khi sinh viên ngành kỹ
thuật nói rằng giáo dục không đóng góp vào sự phát triển kinh doanh giữa những người trẻ tuổi.
4. Một số kiến nghị
Từ các kết quả nghiên cứu ở trên, có thể kết luận rằng:
- Ý định về kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi sự phức tạp của các yếu tố, nhưng những đặc điểm
nhân cách chính như tự chứng tỏ bản thân, sử dụng rủi ro, sáng kiến khởi sự kinh doanh, thái độ
thuận lợi đối với kinh doanh, kiểm soát hành vi, nhu cầu thành tựu và địa vị kiểm soát Có thể được
phát triển tiếp thu giáo dục.
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cả sinh viên kinh tế và sinh viên kỹ thuật đều có
động lực tương tự để khởi sự kinh doanh - việc xem xét việc khởi nghiệp kinh doanh cá nhân đã
được đánh dấu bằng 77% năm thứ hai và thứ ba sinh viên ngành kinh tế và 68% sinh viên ngành
kỹ thuật cơ khí.
- Hầu hết các sinh viên kinh tế có thái độ thuận lợi hơn đối với những lợi ích của giáo dục đối
với việc khởi sự kinh doanh so với sinh viên kỹ thuật. Các sinh viên kinh tế cho rằng giáo dục chủ
yếu đóng góp cho sự thành công của họ, cung cấp các kiến thức cơ bản về quản lý kinh doanh, phát
triển cơ sở kiểm soát hành vi và kiểm soát hành vi.
Qua đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị sau:
- Các trường đại học nên phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận, tương tác thực
tiễn hoạt động kinh doanh, quan tâm đến việc giáo dục tính thần và ý chí khởi nghiệp. Căn cứ vào
tình hình cụ thể mà các trường có thể bổ sung đào tạo thêm các học phần về khởi sự kinh doanh
vào khung chương trình đào tạo theo “hướng mở”. Ngoài ra, các trường có thể lồng ghép và đẩy
mạnh các hoạt động ngoại khóa, hoạt động thưc tế hay giao lưu với doanh nghiệp trong quá trình
học nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội nhận thức và thực hành kỹ năng, đặc biệt là các kỹ
năng liên quan đến nghệ thuật lãnh đạo, điều hành, quản lý nhóm.
- Thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm kinh doanh theo từng lĩnh vực cụ thể, tổ chức triển
lãm các mô hình khởi nghiệp, tạo ra sân chơi để phát triển ý tưởng khởi sự kinh doanh trong sinh
viên, Việc đẩy mạnh các hoạt động này một mặt tạo động lực cho sinh viên chủ động tham gia
mặt khác nâng cao tinh thần khởi nghiệp, tạo ra động lực, kích thích sinh viên sáng tạo ý tưởng và
hành động với tinh thần tự tin.
- Nghiên cứu thành lập các trung tâm hỗ trợ, tư vấn khởi nghiệp. Trung tâm này ngoài việc
đào tạo kỹ năng, hỗ trợ sinh viên hình thành, phát triển ý định khởi sự kinh doanh mà còn hỗ trợ
91
Phan Huy Quảng JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
các mô hình khởi nghiệp của sinh viên đi vào hoạt động thực tiễn. Tại đây, sinh viên được hỗ trợ
những thông tin chính xác, đầy đủ và cần thiết về các chủ trương, chính sách, luật doanh nghiệp,
thị trường ở lĩnh vực mà sinh viên quan tâm. Ngoài ra, trung tâm còn giúp sinh viên tiếp cận đến
các nguồn vốn khởi nghiệp từ các cá nhân, tổ chức khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Astebro, T., Bazzazian, N., & Braguinsky, S. (2012), Startups by recent university graduates
and their faculty: Implications for university entrepreneurship policy. Research Policy, Vol.
41, No. 4, pp. 663-677.
[2] Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự. (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tính cách cá
nhân lên tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên, Tạp chí Phát triển khoa học và Công nghệ, tập
14, (Q3).
[3] Davidsson, P., & Honig. B. (2003), The role of social and human capital among nascent
entrepreneurs, Journal of Business Venturing, Vol. 18, No. 3, pp. 301-331.
[4] Dunn. T, & Holtz-Eakin, D. (2000), Financial Capital, Human Capital, and the Transition to
Self-Employment: Evidence from Intergenerational Links, Journal of Labor Economics, Vol.
18, No. 2, pp 282-305.
[5] Evans, D. S., & Leighton, L. S. (1989), Some empirical aspects of entrepreneurship, The
American Economic Review, Vol. 79, No. 3, pp. 519-535.
[6] Gibb, A. (2002), In pursuit of a new ‘enterprise’ and ‘entrepreneurship’ paradigm for
learning, creative destruction, new values, new ways of doing things and new combinations
of knowledge, International Journal of Management reviews, Vol. 4, No. 3, pp 233-269.
[7] Gupta, V. K., & Bhawe, N. M. (2007), The Influence of Proactive Personality and Stereotype
Threat on Women’s Entrepreneurial Intentions, Journal of Leadership & Organizational
Studies, Vol. 13, No. 4, pp. 73-85.
[8] Hannon, P. (2004), Making the journey from student to entrepreneur: a review of theexisting
research into graduate entrepreneurship, National Council for Graduate Entrepreneurship,
Birmingham.
[9] Huber, L. R., Sloof, R. & Van - Praag, M. (2014), The effect of early entrepreneurship
education: Evidence from a field experiment, European Economic Review, Vol. 72.
[10] Kuckertz, A., & Wagner, M. (2010), The influence of sustainability orientation on
entrepreneurial intentions - Investigating the role of business experience, Journal of Business
Venturing, Vol. 25, No. 5, pp. 524-539.
[11] Lee, S. M., Lim, S. B., Pathak, R. D., Chang, D., & Li, W. (2006), Influences on student’s
attitudes toward entrepreneurship: A multi-country study, International Entrepreneurship and
Management Journal, Vol. 2, No. 3, pp. 351- 366.
[12] Neck, H. M., Zacharakis, A. L., Bygrave, W. D., & Reynolds, P. D. (2003), Global
entrepreneurship monitor: 2002 executive report, Babson College, Babson, MA.
[13] Nguyễn Thị Yến và cộng sự. (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi khởi nghiệp kinh
doanh của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học Euréka.
[14] Penaluna, A., & Penaluna, K. (2008), Entrepreneurial Capacity? Entrepreneurial Intent?
Assessing creativity: drawing form the experience of the UK’s creative industries, Paper
presented at IntEnt, Miami University, Ohio.
[15] Phan Anh Tú Và Giang Thị Cẩm Tiên. (2015), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hường đến ý định
khởi sự doanh nghiệp - Trường hợp sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường
92
NGHIÊN CỨU JEM., Vol. 9 (2017), No. 10.
Đại học Cần Thơ, Tạp chí khoa học Đại học Cần thơ, (38), tr. 59 - 66.
[16] Pittaway, L., & Cope, J. (2005), Entrepreneurship education - a systematic review of the
evidence, Paper presented at ISBE conference, Blackpool, 1-3 November, 2005.
[17] Rae, D., & Woodier-Harris, N. R. (2013), How does enterprise and entrepreneurship
education influence postgraduate students’ career intentions in the New Era economy?
Education + Training, Vol. 55, No. 8/9, pp. 926-948.
[18] Schwartz, S. H., Melech, G., Lehmann, A., Burgess, S., Harris, M., & Owens, V. (2001),
Extending the Cross Cultural Validity of the Theory of Basic Human Values with a Different
Method of Measurement, Journal of Cross-Cultural Psychology, Vol. 32, No. 5, pp. 519-542.
[19] Shane, S. (2001), Prior knowledge and the discovery of entrepreneurial opportunities,
Organization Science, Vol. 11, No. 4, pp. 448-469.
[20] Sobel, R. S., & King, K. A. (2008), Does school choice increase the rate of youth
entrepreneurship? Economics of Education Review, Vol. 27, No. 4, pp. 429-438.
[21] Souitaris, V., Zerbinati, S., & Al-Laham, A. (2007), Do entrepreneurship programmes
raise entrepreneurial intention of science and engineering students? The effect of learning,
inspiration and resources, Journal of Business Venturing, Vol. 22, No. 4, pp. 566-591.
[22] Turker, D., & Selcuk, S. S. (2009),Which factors affect entrepreneurial intention of university
students? Journal of European Industrial Training, Vol. 33, No. 2, pp. 142-159.
[23] Wang, C. K., Jayarathna, L. C. H., & Gunarathna, R. R. P. K. (2011), The entrepreneurial
Intention of Undergraduates in Sri Lankan Univisities, Faculty of Commerce and
Management Studies, University of Kelaniya, Sri Lanka.
[24] Wang, W., Lu, W., & Millington, J. K., Determinants of Entrepreneurial Intention among
College Students in China and USA, Journal of Global Entrepreneurship Research, Vol. 1,
No. 1, pp 35 - 44.
[25] Williamson, N., Beadle, S., & Charalambous, S. (2013), Enterprise education impact in
higher education and future education, Department of Business Innovation and Skills.
[26] Zain, Z.M, Akram, A. M., & Ghani, E. K. (2010), Entrepreneurship Intention among
Malysian Business Students, Canadian Social Science, Vol. 6, No. 3, pp. 34 - 44.
ABSTRACT
The role of entrepreneurship education on the business start - up intention of students
This research aims to contribute to the understanding of the impact of entrepreneurship
education on entrepreneurial intention. The results of the research confirmed that the main
factors of entrepreneurial intention are personality traits (attitude towards entrepreneurship, self
- efficacy, behavioural control, need for achievement, proactiveness and risk-taking). It also
showed that the chose entrepreneurship education program differently has a strong influence
students’ intentions to seek for entrepreneurship. The students of economics are of the opinion
that economic education not only provides useful knowledge of business start-up, but also
contributes to the development of the personality traits. In general, studies in a higher education
institutions should develop entrepreneurial abilities, so the programs designed for the students
with technological specialization should be supplemented with the subjects enabling to form
entrepreneurial knowledge and skills.
Keywords: Entrepreneurship education; entrepreneurial intention; students; entrepreneurial
intention.
93

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_giao_duc_khoi_nghiep_doi_voi_y_dinh_khoi_su_kinh.pdf