Vai trò của kiểm toán hệ thống thông tin kế toán trong thời đại công nghiệp 4.0

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, các công ty kiểm toán lớn đều quan tâm đến dịch vụ kiểm toán hệ

thống thông tin (HTTT) kế toán. Tại Việt Nam, các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài trong

nhóm “Big Four” đều có dịch vụ kiểm toán HTTT chuyên nghiệp. Các khách hàng lớn đều có hệ

thống công nghệ thông tin (CNTT) và có nhu cầu chính xác hóa các nghiệp vụ của hệ thống này.

Chính vì vậy các công ty kiểm toán có dịch vụ kiểm toán HTTT sẽ có lợi thế lớn trong việc tiếp cận

và cung cấp dịch vụ cho các công ty khách hàng tiềm năng này. Ý nghĩa của nghiên cứu này là rút ra

một số thuận lợi, khó khăn và vai trò của kiểm toán HTTT trong thời đại công nghiệp 4.0

pdf 9 trang yennguyen 9840
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của kiểm toán hệ thống thông tin kế toán trong thời đại công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của kiểm toán hệ thống thông tin kế toán trong thời đại công nghiệp 4.0

Vai trò của kiểm toán hệ thống thông tin kế toán trong thời đại công nghiệp 4.0
82
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 
TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP 4.0
Vương Thị Thanh Nhàn*
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, các công ty kiểm toán lớn đều quan tâm đến dịch vụ kiểm toán hệ 
thống thông tin (HTTT) kế toán. Tại Việt Nam, các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài trong 
nhóm “Big Four” đều có dịch vụ kiểm toán HTTT chuyên nghiệp. Các khách hàng lớn đều có hệ 
thống công nghệ thông tin (CNTT) và có nhu cầu chính xác hóa các nghiệp vụ của hệ thống này. 
Chính vì vậy các công ty kiểm toán có dịch vụ kiểm toán HTTT sẽ có lợi thế lớn trong việc tiếp cận 
và cung cấp dịch vụ cho các công ty khách hàng tiềm năng này. Ý nghĩa của nghiên cứu này là rút ra 
một số thuận lợi, khó khăn và vai trò của kiểm toán HTTT trong thời đại công nghiệp 4.0
 Từ khóa: Vai trò kiểm toán HTTT kế toán, công nghiệp 4.0, quy trình kiểm toán
BENERFITS OF AUDITING THE ACCOUNTING INFORMATION SYSTEM 
IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0
ABSTRACT
In recent years, major auditing companies are interested in accounting information system 
(Information System) audit services. In Vietnam, companies with 100% foreign investment in the 
“Big Four” group have professional auditing system. Large customers have information technology 
(IT) systems and need to correct their business operations. Therefore, auditing companies that have 
audit services will have great advantages in accessing and providing services to these potential 
clients. The significance of the study draws some of the advantages, disadvantages and the role of 
information system audits in the industrial revolution 4.0
Keywords: Auditing role of Accounting Information System, industrial revolution 4.0, audit process.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
* ThS. GV. Trường Đại học Tài chính Marketing TPHCM, Điện thoại: 0906332547 
Email: vuongthithanhnhan@gmail.com;
1.1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 
(4.0)
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách 
mạng công nghiệp thông minh, bao gồm khả 
năng kết nối thông minh, tính toán thông 
minh, xử lý thông minh. Công nghiệp 4.0 là 
sự kết nối nhiều đối tượng thông minh trong 
một hệ sinh thái thông minh mà cụ thể là 
Internet vạn vật (Internet of Things). Hình 1 
trình bày các đặc trưng của Cách mạng công 
nghiệp 4.0. 
Trong các đặc trưng của cuộc cách mạng 
công nghiệp 4.0 chúng ta thấy rằng các đặc trưng 
sau đây sẽ giúp cải tiến đáng kể hệ thống công 
nghệ thông tin nói chung và hệ thống thông tin 
kế toán nói riêng trong các doanh nghiệp.
83
Vai trò của kiểm toán hệ thống thông tin kế toán ...
Hình 1:. Các đặc trưng của Công nghiệp 4.0
1.1.1. Điện toán đám mây (Cloud computing)1
Cho phép dịch chuyển các tài nguyên tính 
toán, dịch vụ, ứng dụng lên Internet để cung cấp 
cho người dùng theo yêu cầu. Với đặc tính này, 
người dùng chỉ cần trả tiền cho các dịch vụ vào 
các thời điểm nhất định mà mình cần. Điều này 
giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với phương 
thức truyền thống. Đối với nhà cung cấp dịch 
vụ, điện toán đám mây cho phép họ dễ dàng mở 
rộng tài nguyên tính toán phân tán ở nhiều nơi 
khác nhau. Điều này giúp họ chủ động trong việc 
đáp ứng các yêu cầu của người dùng. Các giải 
pháp phần mềm kế toán hiện tại đã dịch chuyển 
sang môi trường điện toán đám mây thông qua 
các ứng dụng web thay vì các ứng dụng dạng 
Desktop Application truyền thống.
1.1.2. Internet vạn vật (Internet of Things)2 
Là một hệ thống tích hợp nhiều thiết bị để 
trở thành một hệ kết nối rộng lớn. Số lượng các 
thiết bị IoT kết nối ngày càng nhiều. Theo thống 
kê của Statista3 thì, năm 2017 có hơn 20 tỷ thiết 
bị, đến năm 2025 con số này dự kiến là hơn 75 
tỷ thiết bị kết nối. Theo thống kê của Cisco [8] 
thì đến năm 2020 mỗi người có đến 6 thiết bị kết 
nối. Để khai thác được các thiết bị kết nối này, 
chúng ta cần phải đưa các dịch vụ cần cung cấp 
lên nền tảng tương ứng. Việc quản lý hàng hóa, 
kho bãi, trong cuộc cách mạng công nghiệp 
lần thứ tư có sự tham gia rõ nét của các thiết bị 
IoT như các cảm biến, máy tính mini (Arduino, 
Raspberry), thẻ từ,  đã làm thay đổi hướng 
tiếp cận của việc kiểm toán hệ thống thông tin 
kế toán. 
1.1.3. Dữ liệu lớn (Bigdata) 
Mang lại nhiều thách thức cho con người 
trong việc quản lý và khai thác nó. Tuy nhiên nó 
cũng mang lại cho con người nhiều cơ hội một 
khi đã biết cách khai thác nó. Giờ đây, các giải 
pháp phần mềm đều quan tâm đến tính hiệu quả 
trong việc khác thác lượng thông tin dữ liệu lớn 
nhằm mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh 
nghiệp. Xu thế này yêu cầu nghiệp vụ kiểm toán 
hệ thống thông tin kế toán cũng thay đổi theo để 
tương thích.
1 Forbes, Bernard Marr, “Why Everyone Must Get Ready For The 4th Industrial Revolution”, https://www.
forbes.com/sites/bernardmarr/2016/04/05/why-everyone-must-get-ready-for-4th-industrial-revolution. 
Truy cập ngày 20/10/2019.
2  truy cập ngày 25/07/2019.
3 https://www.statista.com/statistics/471264/iot-number-of-connected-devices-worldwide/, truy cập ngày 
15/01/2019.
84
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
1.2. Hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống thông tin kế toán (AIS) là một 
thành phần của HTTT quản lý, thực hiện việc 
thu thập, xử lý và báo cáo các thông tin liên 
quan đến các quy trình nghiệp vụ kế toán1.
Mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kế toán 
(AIS) và HTTT quản lý được thể hiện qua sơ đồ 
trong Hình 2.
Hình 2: Mối quan hệ giữa HTTT kế toán và 
HTTT Quản lý
Trong một đơn vị kinh doanh, bộ phận kế 
toán là nơi nhận và cung cấp thông tin nhiều 
nhất. Vì thế, trong thời đại CNTT hiện nay, khi 
đề cập đến HTTT trong doanh nghiệp, người ta 
hay qui về HTTT kế toán. Từ các nguồn thông 
tin được tập hợp tại phòng kế toán, dùng các 
chương trình ứng dụng với các phương pháp 
xử lý của kế toán tạo lập những thông tin cần 
thiết, hữu ích phục vụ cho công tác quản lý của 
đơn vị.
1 ISACA, Certified Information Systems Auditor, 
information-systems-auditor/pages/default.aspx, retrieved on 6/10/2019
2 ISACA, Certified Information Systems Auditor, 
information-systems-auditor/pages/default.aspx, retrieved on 6/10/2019
3 Tập thể tác giả khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường đại học Kinh tế TPHCM (1998), Hệ thống thông tin kế 
toán, Nhà xuất bản Tài chính.
1.2.1. Các yếu tố cấu thành Hệ thống thông 
tin kế toán 3
HTTT kế toán là một tập hợp các thành phần: 
dữ liệu đầu vào, quá trình xử lý, quá trình lưu trữ, 
cung cấp thông tin đầu ra. Các thành phần này 
chính là cấu trúc của một HTTT được xử lý theo 
một quy trình nhất định tùy thuộc vào đặc điểm 
sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quy trình xử lý 
HTTT kế toán có thể khái quát theo Hình 3.
Hình 3: Quy trình xử lý hệ thống thông tin 
kế toán 
1.2.3. Kiểm toán hệ thống thông tin kế toán6
Kiểm toán HTTT kế toán là việc thực hiện 
các thủ tục kiểm soát một thực thể cấu trúc hệ 
thống CNTT. Công việc này được thực hiện 
chung với việc kiểm toán báo cáo tài chính 
(BCTC), kiểm toán nội bộ hay kiểm toán với các 
mục đích khác. Quy trình kiểm toán hệ thống 
thông tin kế toán được mô tả trong Hình 4.
Hình 4: Quy trình chung trong xây dựng kiểm 
toán HTTT
85
Bảng 1: Quy trình chung trong xây dựng kiểm toán HTTT 1
Bước 1
Lập kế 
hoạch 
kiểm 
toán
- Hiểu biết về HTTT và các kiểm soát HTTT của doanh nghiệp.
- Đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát, xác định sai phạm tiềm tàng, các thủ tục 
kiểm soát liên quan.
- Lập kế hoạch kiểm toán toàn hệ thống
Bước 2
Thực 
hiện 
kiểm 
toán
- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế và cài đặt trong hệ thống.
- Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng về hoạt động 
hữu hiệu của các kiểm soát này trong hệ thống.
- Kết luận sơ bộ cho các mục tiêu liên quan.
Bước 3
Hoàn 
thành 
kiểm 
toán
- Tổng hợp lại quá trình thực hiện kiểm toán.
- Xác định các thiếu sót đối với hệ thống kiểm soát HTTT.
- Phát hành thư quản lý.
- Phát hành báo cáo kiểm toán HTTT.
1 KPMG, Tài liệu hướng dẫn “Kiểm toán hệ thống thông tin”.
2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ KIỂM 
TOÁN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN 
TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT 
NAM HIỆN NAY
2.1. Một số thành công
Các công ty kiểm toán đã nhận thức được 
rằng sử dụng máy tính trong hoạt động kế toán 
của doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến 
số liệu trên BCTC. Việc nhận thức được vấn đề 
này có ý nghĩa quan trọng, sẽ tạo tiền đề cho 
các công ty kiểm toán và kiểm toán viên (KTV) 
ngày càng chú trọng hơn đến hoạt động kiểm 
toán HTTT kế toán.
Một số công ty kiểm toán bước đầu cũng 
có những bước tìm hiểu về HTTT kế toán của 
doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kiểm 
toán. Do vậy, nó có thể cung cấp cho KTV 
những cơ sở để đánh giá rủi ro kiểm toán cho 
phù hợp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt 
được, hoạt động kiểm toán HTTT kế toán tại các 
công ty Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề cần 
được xem xét đúng mực và có hướng giải quyết 
cho phù hợp.
2.2. Một số tồn tại trong hoạt động kiểm toán 
HTTT kế toán tại các công ty kiểm toán Việt 
Nam
2.2.1 Một số tồn tại trong hoạt động kiểm 
toán HTTT kế toán
- Lĩnh vực kiểm toán HTTT kế toán còn khá 
mới mẻ, thậm chí không muốn nói là xa lạ đối 
với gần hết các công ty kiểm toán trong nước. 
Một số công ty kiểm toán khi tiến hành khảo 
sát, KTV còn chưa biết khái niệm kiểm toán 
HTTT kế toán là muốn đề cập đến vấn đề gì cho 
nên việc thực hiện công việc tìm hiểu hệ thống 
và các kiểm soát liên quan đến hệ thống là một 
công việc xa lạ đối với một số KTV.
- Việc thực hiện kiểm toán HTTT kế toán 
còn sơ sài, chưa có quy trình cụ thể: một số công 
ty kiểm toán trong nước mới chỉ dừng lại ở việc 
xem xét doanh nghiệp sử dụng hệ thống nào, 
trong năm doanh nghiệp có thay đổi, phát triển 
chương trình mới nào không? Đó chỉ là những 
tìm hiểu bên ngoài, nó không cung cấp cho KTV 
đủ cơ sở để đưa ra kết luận HTTT kế toán của 
doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, 
do vậy không đảm bảo những số liệu trên BCTC 
được xuất ra từ hệ thống là đầy đủ, chính xác và 
đúng niên độ. Điều này thực sự rất nguy hiểm 
trong việc đảm bảo các tính trung thực và hợp 
lý của các BCTC. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy 
rằng cũng không thể đổ lỗi hết cho các công 
ty kiểm toán Việt Nam bởi nó bị tác động bởi 
nhiều nhân tố chủ quan và khách quan.
Vai trò của kiểm toán hệ thống thông tin kế toán ...
86
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
2.2.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến 
hoạt động của kiểm toán HTTT kế toán tại các 
công ty kiểm toán Việt Nam
- Khái niệm kiểm toán HTTT còn khá mới 
mẻ trên thế giới, do vậy loại hình kiểm toán này 
còn xa lạ đối với các doanh nghiệp kiểm toán 
trong nước cũng là điều dễ hiểu.
- Các công ty kiểm toán trong nước đa số 
là những công ty trẻ và nhỏ, mới thành lập từ 
hơn chục năm trở lại đây, do vậy thiếu về cả 
nguồn nhân lực lẫn kinh nghiệm còn chưa đủ 
đáp ứng các sản phẩm dịch vụ truyền thống là 
kiểm toán BCTC huống chi đến các loại hình 
kiểm toán khác.
- Nhận thức của công ty kiểm toán và KTV 
về tầm quan trọng của kiểm toán HTTT còn 
thấp, do vậy chưa thực sự đánh giá được tác 
động của HTTT đến số liệu trên BCTC. Do đó, 
loại hình kiểm toán này chưa nhận được sự quan 
tâm tích cực.
- Một lý do nữa là các khách hàng mà các 
công ty kiểm toán Việt Nam thực hiện kiểm toán 
BCTC đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trong nước, vì thế việc sử dụng CNTT tuy đã 
có nhưng chưa phổ biến trong tất cả các phần 
hành, một số nghiệp vụ đa số còn thực hiện thủ 
công. Do vậy, vấn đề quan tâm sự ảnh hưởng 
của HTTT kế toán đến số liệu chưa thực sự sâu 
sắc như các doanh nghiệp lớn ứng dụng CNTT 
trong hầu hết mọi hoạt động của doanh nghiệp.
3. VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN HTTT 
KẾ TOÁN TRONG THỜI ĐẠI CÔNG 
NGHIỆP 4.0
3.1. Đối với xã hội
Trong thời đại CNTT phát triển như hiện 
nay, CNTT đã được sử dụng trong hầu hết các 
ngành công nghiệp trên thế giới. Đa số các doanh 
nghiệp hiện nay đều có sự giúp sức của máy tính 
để làm giảm thiểu các công việc xử lý thủ công 
vốn mất thời gian và đôi khi không đạt năng suất 
lao động và hiệu quả công việc. Do vậy, nhiều 
quy trình xử lý công việc của doanh nghiệp hiện 
nay được thực hiện bởi các hệ thống CNTT.
Đi cùng với việc hỗ trợ hoạt động của doanh 
nghiệp, HTTT cũng ảnh hưởng không nhỏ đến 
những số liệu trên BCTC. Trong khi đó các nhà 
đầu tư trong xã hội quan tâm đến tính trung thực 
và hợp lý của các BCTC. Điều này đòi hỏi cần 
có một phương pháp kiểm toán HTTT kế toán 
với các thủ tục kiểm toán có thể cung cấp bằng 
chứng đảm bảo HTTT kế toán hoạt động sẵn 
sàng, bảo mật và hữu hiệu, có như vậy thì các 
nhà đầu tư mới có thể tin tưởng vào các BCTC 
tạo ra từ HTTT của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà 
đầu tư có thể an tâm đầu tư vào doanh nghiệp 
sau khi phân tích xem xét các BCTC được kiểm 
toán, giúp thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp 
và cho cả sự phát triển của xã hội.
3.2. Đối với các đơn vị được kiểm toán hệ 
thống thông tin kế toán
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động hiện 
nay không còn là mới mẻ đối với các doanh 
nghiệp. Các doanh nghiệp cũng nhận thức rằng 
HTTT còn tác động rất lớn, đặc biệt trong quá 
trình xử lý, ghi nhận các giao dịch, dữ liệu. Do 
vậy, các doanh nghiệp đã thiết kế và cài đặt các 
thủ tục kiểm soát nội bộ riêng biệt liên quan đến 
HTTT, để hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro 
tiềm ẩn sẵn trong hệ thống và cả những rủi ro 
xảy ra do gian lận, sai sót của nhân viên.
Ví dụ nếu như doanh nghiệp không có chính 
sách phân biệt quyền truy cập (access control) 
khác nhau cho mỗi nhân viên vào các chương 
tình ứng dụng và nguồn dữ liệu của hệ thống 
thông tin trong doanh nghiệp, thì có thể dẫn đến 
nhân viên truy cập trái phép hoặc không phù 
hợp vào một số hệ thống, chương trình dữ liệu. 
Từ đó, họ có thể dẫn đến việc thực hiện các giao 
dịch trái phép, không có thực, hoặc sao chép, 
phá hủy dữ liệu quan trọng trong hệ thống1.
1 Wall Street Journal, Fund Manager AIJ employees arrested on Suspicion of Fraud, 
article/SB10001424052702303836404577475740520186900.html, truy cập ngày 8/6/2019. Tr.16-17
87
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người 
quả lý doanh nghiệp và người quản lý HTTT 
không thể kiểm soát được mọi gian lận, rủi ro vì 
hai nguyên nhân sau:
- Do doanh nghiệp chưa thiết kế và cài đặt 
kiểm soát có liên quan đến bộ phận đó.
- Doanh nghiệp đã có thủ tục kiểm soát tuy 
nhiên kiểm soát này hoạt động không hữu hiệu.
Thông qua quá trình kiểm toán hệ thống 
thông tin, KTV với kinh nghiệm và kỹ năng 
chuyên môn của mình, họ có thể phát hiện ra 
những lỗ hổng còn tồn tại trong hệ thống kiểm 
soát HTTT của doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở 
đó, họ thông báo những phát hiện của mình vào 
thư quản lý cho doanh nghiệp, đồng thời đưa ra 
một số hướng dẫn để doanh nghiệp tham khảo. 
Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể biết được HTTT 
của mình đã hoạt động tốt chưa và các kiểm soát 
mà doanh nghiệp cài đặt có đầy đủ và hữu hiệu 
trong việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro và gian 
lận. Nhờ vào kiểm toán HTTT, mà quá trình 
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoạt 
động trôi chảy và hiệu quả hơn.
3.3. Đối với công ty kiểm toán
Mục tiêu của công ty kiểm toán khi tham gia 
kiểm toán BCTC là thu thập bằng chứng đảm 
bảo cho BCTC của đơn vị kiểm toán là trung 
thực và hợp lý. Tuy nhiên, trong những trường 
hợp, những con số trên BCTC được lấy từ quá 
trình xử lý của HTTT thì tính chính xác và đầy 
đủ của những con số này bị ảnh hưởng rất nhiều 
vào hoạt động của HTTT. Các kiểm soát để ngăn 
ngừa rủi ro, gian lận được doanh nghiệp cài đặt 
vào HTTT. Chính vì vậy, điều này đòi hỏi KTV 
phải có sự hiểu biết và đánh giá về hoạt động 
của HTTT trong doanh nghiệp thông qua kiểm 
toán HTTT kế toán.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 
4011 về “Kiểm toán trong môi trường tin học” 
đã hướng dẫn: “Kiểm toán viên và công ty kiểm 
toán phải có hiểu biết đầy đủ về môi trường tin 
học để lập kế hoạch, chỉ đạo, giám sát và kiểm 
tra công việc kiểm toán đã thực hiện”. Thông 
qua kiểm toán HTTT sẽ giúp cho KTV nắm 
được những thông tin sau:
- Có được hiểu biết đầy đủ về hệ thống 
kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ chịu ảnh 
hưởng của môi trường tin học;
- Xác định ảnh hưởng của môi trường tin 
học đến việc đánh giá chung về rủi ro, rủi ro số 
dư tài khoản hoặc rủi ro từng loại giao dịch;
- Xây dựng và thực hiện các thử nghiệm 
kiểm soát và thử nghiệm cơ bản phù hợp.
Kết quả kiểm toán HTTT kế toán thực sự rất 
quan trọng cho kiểm toán viên trong toàn bộ quy 
trình kiểm toán BCTC. Những giá trị to lớn của 
kiểm toán HTTT bao gồm:
3.3.1. Hỗ trợ giai đoạn lập kế hoạch
Công việc quan trọng trong giai đoạn lập kế 
hoạch của KTV là tìm hiểu về hoạt động của hệ 
thống kế toán cũng như hệ thống kiểm soát nội 
bộ của doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch kiểm 
toán tổng thể và chương trình kiể toán. Với sự 
tham gia của kiểm toán HTTT kế toán sẽ: 
Giúp KTV có được một sự hiểu biết về môi 
trường CNTT của doanh nghiệp, và hiểu biết 
một cách sơ bộ về hệ thống kiểm soát HTTT kế 
toán được cài đặt liên quan đến BCTC. Từ đó, 
KTV có thể đánh giá hiệu quả của các HTTT và 
những rủi ro có thể phát sinh từ hệ thống có ảnh 
hưởng đến quá trình kiểm toán.
Giúp KTV phát hiện được những vấn đề 
đang tồn tại trong HTTT mà có thể ảnh hưởng 
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và 
xem xét những tác động này có ảnh hưởng đến 
cuộc kiểm toán.
Giúp KTV xem xét được ảnh hưởng của 
HTTT bao gồm hệ thống đang sử dụng và cả hệ 
thống mới đang được cài đặt (nếu có) ảnh hưởng 
đến quá trình tạo ra BCTC.
1 Bộ Tài chính (2003), Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 401 về “Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin 
học”, ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC.
Vai trò của kiểm toán hệ thống thông tin kế toán ...
88
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
3.3.2. Hỗ trợ giai đoạn thực hành kiểm toán
Đối với các phần hành kế toán được thực 
hiện hoàn toàn tự động trên hệ thống, ví dụ 
như chương trình tự động tính lãi phải trả cho 
các tiền gửi của khách hang hoặc tiền lãi từ 
các khoản vay của ngân hàng,Kiểm toán 
HTTT kế toán có thể giúp KTV thu thập được 
bằng chứng kiểm toán bằng cách hỗ trợ trong 
việc:
- Hỗ trợ kỹ thuật kiểm toán bằng máy tính, 
thực hiện các thủ tục phân tích các dữ liệu thu 
nhập được từ khách hàng về những biến động 
đáng kể trong năm để tập trung kiểm toán những 
vùng nhận định có rủi ro cao.
- Tìm hiểu cách thức thiết lập chương trình 
xử lý tự động của doanh nghiệp, thực hiện các 
thử nghiệm nhằm đảm bảo quá trình xử lý và 
ghi nhận dữ liệu vào sổ cái này đầy đủ và chính 
xác đồng thời tiến hành tính lại xem hệ thống kế 
toán xử lý bằng máy tính của doanh nghiệp có 
xử lý chính xác.
Đôi khi, các thử nghiệm cơ bản được thực 
hiện bởi kiểm toán HTTT kế toán cho một phần 
hành kế toán nào đó lại là một cách thu thập 
bằng chứng kiểm toán hiệu quả hơn so với thực 
hiện bằng thủ công bởi lẽ nó sẽ tiết kiệm được 
thời gian thực hiện và có thể cung cấp bằng 
chứng kiểm toán đáng tin cậy hơn thủ tục chọn 
mẫu do nếu hệ thống được thiết kế và cài đặt 
ổn định thì tất cả các số liệu xử lý từ các giao 
dịch được nhập vào hệ thống mang tính tin cậy 
cao hơn.
3.3.3. Hỗ trợ cho giai đoạn hoàn thành 
kiểm toán
Giai đoạn hoàn thành kiểm toán là giai đoạn 
KTV tổng hợp lại quá trình thực hiện kiểm toán 
và phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý 
cho đơn vị được kiểm toán.
Trong quá trình hoàn thành kiểm toán, nếu 
kiểm toán HTTT kế toán tham gia vào mục tiêu 
kiểm toán có rủi ro trọng yếu, thì những quá 
trình thực hiện kiểm toán HTTT những kết luận 
sau khi thực hiện đều được lưu vào hồ sơ kiểm 
toán BCTC.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán HTTT 
kế toán, nếu KTV phát hiện ra những thiếu sót 
của hệ thống kiểm soát HTTT của doanh nghiệp, 
KTV sẽ thể hiện trong thư quản lý cho doanh 
nghiệp biết, đồng thời có những gợi ý mang tính 
tham khảo cho doanh nghiệp để hoàn thiện các 
kiểm soát đảm bảo cho HTTT hoạt động hữu 
hiệu hơn.
Tóm lại, kiểm toán HTTT kế toán không 
chỉ phục vụ đắc lực cho công ty kiểm toán khi 
thực hiện kiểm toán BCTC cho doanh nghiệp 
mà nó còn cần thiết cho cả xã hội và các đơn 
vị được kiểm toán. Chính vì vậy việc thiết lập 
một quy trình kiểm toán HTTT kế toán với các 
thủ tục kiểm toán riêng biệt đang trở thành một 
nhu cầu cấp thiết không chỉ đối với các doanh 
nghiệp kiểm toán hiện nay mà còn đối với toàn 
xã hội.
4. CÁC KIẾN NGHỊ
4.1. Kiến nghị đối với các công ty kiểm toán 
Việt Nam
Thứ nhất, bản thân các công ty kiểm toán 
Việt Nam hiện nay phải nhận thức được tầm 
quan trọng và tính cần thiết của kiểm toán 
HTTT kế toán vì đây là một loại hình dịch vụ 
mới có khả năng làm tăng doanh thu cho đơn 
vị.
Thứ hai, các công ty cần tìm hiểu và 
nghiên cứu các khái niệm về kiểm toán HTTT 
kế toán và quy trình thực hiện của hoạt động 
kiểm toán này trên thế giới hiện nay, từ đó xây 
dựng một quy trình kiểm toán HTTT kế toán 
thích hợp.
Thứ ba, xây dựng nguồn nhân lực có chuyên 
môn cao trong lĩnh vực kiểm toán HTTT kế 
toán thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu, 
nâng cao nghiệp vụ kiểm toán và kiến thức 
CNTT cho KTV.
Thứ tư, phối hợp với quy trình kiểm toán 
BCTC để kiểm toán BCTC và các hoạt động 
89
soát xét khác. Đặc biệt hỗ trợ trong thử nghiệm 
kiểm soát và thử nghiệm cơ bản.
4.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội kiểm toán 
viên hành nghề
Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề cần quan 
tâm và hỗ trợ các công ty kiểm toán thông qua 
một số hoạt động sau:
- Mời các chuyên gia kiểm toán HTTT kế 
toán tại các công ty kiểm toán lớn như “Big 
Four” để tổ chức các buổi nói chuyện, giao lưu 
liên quan đến các vần đề về kiểm toán HTTT kế 
toán với các công ty kiểm toán thành viên.
- Thường xuyên cập nhật các tài liệu mới, 
tạp chí, sách báo liên quan đến kiểm toán hệ 
thống thông tin trên thế giới để phổ biến cho các 
thành viên.
- Tổ chức hội thảo để các công ty kiểm toán 
thống nhất mức phí phù hợp và cam kết cạnh 
tranh lành mạnh.
- Thành lập diễn đàn chuyên ngành kiểm 
toán hệ thống thông tin để KTV và các chuyên 
gia trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ 
chuyên môn.
- Mời các chuyên gia bảo mật công nghệ 
thông tin vào các buổi giao lưu để nâng cao trình 
độ CNTT cho các KTV.
4.3. Kiến nghị đối với đơn vị đào tạo ngành 
kiểm toán hệ thống thông tin kế toán trong 
tương lai
Cần xây dựng một chuyên ngành kiểm toán 
HTTT kế toán trong bộ môn kế toán kiểm toán 
tại các trường đại học, góp phần cung cấp nguồn 
nhân lực có chuyên môn cho các công ty kiểm 
toán Việt Nam và nước ngoài hiện nay.
Các chuyên viên kiểm toán có kinh nghiệm 
lâu năm trong lĩnh vực kiểm toán HTTT kế toán 
nên phát hành sách đề cập chi tiết đến quy trình 
kiểm toán HTTT kế toán để hướng dẫn cho các 
KTV mới vào nghề từ đó cung cấp kiến thức 
thực tế.
Trên thế giới hiện nay đã có chương trình 
đào tạo lấy bằng kiểm toán HTTT kế toán 
(Certified Information Systems Auditor)1. Các 
công ty kiểm toán Việt Nam nên có chính sách 
hỗ trợ KTV tham gia chương trình đào tạo này 
vì sẽ giúp công ty có được nguồn nhân lực trong 
việc phát triển kiểm toán HTTT kế toán.
4.4. Kiến nghị đối với nhà nước
Kiểm toán trong môi trường tin học sẽ bao 
gồm kiểm toán HTTT kế toán và kiểm toán 
BCTC. Do vậy sự ra đời của chuẩn mực kiểm 
toán Việt Nam số 401 về “Kiểm toán trong môi 
trường tin học” sẽ không thể bao quát, hướng 
dẫn cho KTV trong việc thực hiện kiểm toán 
HTTT kế toán. Vì vậy, yêu cầu cần có những 
văn bản pháp lý dành riêng cho lĩnh vực này là 
một nhu cầu cần thiết và cấp bách hiện nay.
Tóm lại, để hoạt động kiểm toán HTTT kế 
toán phát triển thì ngoài sự nỗ lực của các công 
ty kiểm toán còn cần đến sự liên kết và hỗ trợ từ 
nhiều phía như các hiệp hội nghề nghiệp, chính 
phủ, các tổ chức đào tạo. Có như vậy, lĩnh vực 
kiểm toán HTTT kế toán mới phát triển nhanh 
chóng và bền vững ở nước ta
5. KẾT LUẬN
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày vai 
trò của kiểm toán hệ thống thông tin kế toán 
trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 
lần thứ tư. Các phân tích trong bài viết này giúp 
ích trong việc hoạch định chính sách, chiến lược 
cho các bên liên quan trong việc phát triển hoạt 
động kiểm toán nói chung và kiểm toán hệ thống 
thông tin kế toán nói riêng. Trong đó, bao gồm 
cả các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán, các 
công ty có hệ thống thông tin kế toán, sinh viên 
đang theo học ngành kế toán kiểm toán, nhà 
trường cung cấp các chương trình học kế toán 
kiểm toán và nhà nước. Kết quả nghiên cứu của 
bài báo này giúp ích trong việc thực hiện các 
nghiên cứu chuyên sâu khác liên quan trong 
tương lai.
1 ISACA, Certified Information Systems Auditor, 
information-systems-auditor/pages/default.aspx, retrieved on 6/10/2019
Vai trò của kiểm toán hệ thống thông tin kế toán ...
90
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Forbes, Bernard Marr, “Why Everyone Must Get Ready For The 4th Industrial Revolution”, 
https://www.forbes.com/sites/bernardmarr/2016/04/05/why-everyone-must-get-ready-for-4th-
industrial-revolution. Truy cập ngày 20/10/2019.
[2]. Bộ Tài chính (2003), Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 401 về “Thực hiện kiểm toán trong môi 
trường tin học”, ban hành theo Quyết định số 195/2003/QĐ-BTC.
[3].  truy cập ngày 
25/07/2019.
[4]. Bộ Tài chính (2005), Thông tư hướng thực hiện tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán, 
theo Thông tư 103/2005/TT-BTC.
[5]. Nguyễn Phú Trọng (2011), Luật Kiểm toán độc lập.
[6]. KPMG, Tài liệu hướng dẫn “Kiểm toán hệ thống thông tin”.
[7]. Tập thể tác giả khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường đại học Kinh tế TPHCM (1998), Hệ thống 
thông tin kế toán, Nhà xuất bản Tài chính.
[8]. https://www.cisco.com/c/dam/en_us/about/ac79/docs/innov/IoT_IBSG_0411FINAL.pdf, truy 
cập ngày 10/10/2019.
[9]. Trần Phước (2008), Kiểm toán hệ thống thông tin, Tạp chí kế toán số 11/9/2008.
[10]. Trường Đại học Kinh tế TPHCM (2007), Kiểm toán, NXB Lao động xã hội.
[11]. https://www.statista.com/statistics/471264/iot-number-of-connected-devices-worldwide/, truy 
cập ngày 15/01/2019.
[12]. VACPA (2012), Báo cáo Tổng kết hoạt động năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2012 
của các công ty kiểm toán. Website www.vacpa.org.vn.
[13]. Gelinas, U, Dull, R & Wheeler (2012), Accounting Information Systems, 9th edn., South Western 
Cengage Learning, Mason, USA.
[14]. ISACA, Certified Information Systems Auditor, 
certified-information-systems-auditor/pages/default.aspx, retrieved on 6/10/2019
[15]. Wall Street Journal, Fund Manager AIJ employees arrested on Suspicion of Fraud, 
 truy 
cập ngày 8/6/2019.
[16]. Wall Street Journal, Olympus Defends Deals; Chairman Resigns, 
SB10001424052970203554104576654434277415242.html, truy cập ngày 19/6/2019.
[17]. Wall Street Journal, SEC Accuses Texas Financier of ‘Massive’ $8 Billion Fraud,
 truy cập ngày 5/3/2019.

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_kiem_toan_he_thong_thong_tin_ke_toan_trong_thoi.pdf