Vai trò Nt-ProBNP (N-terminal pro P type natriuretic peptide) trong chẩn đoán khó thở cấp

TÓM TẮT Mở đầu: Phân biệt suy tim cấp với bệnh lý hô hấp có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân khó thở cấp tại khoa cấp cứu. Nt-ProBNP được xem là xét nghiêm nhanh, đáng tin trong chẩn đoán suy tim cấp tại khoa cấp cứu. Mục tiêu: Xác định vai trò của NT-proBNP trong chẩn đoán khó thở cấp tại khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Có 190 bệnh nhân nhập khoa cấp cứu do khó thở cấp, chia thành 2 nhóm suy tim và nhóm bệnh hô hấp. NT-proBNP được lấy lúc nhập viện và so sánh giữa hai nhóm. Kết quả: NT-proBNP ở nhóm suy tim cấp cao hơn nhóm hô hấp có ý nghĩa thống kê. Có mối tương quan thuận giữa nồng độ NT-proBNP và độ nặng suy tim. Điểm cắt 899 pg/ml NT-proBNP giúp chẩn đoán khó thở cấp do suy tim cấp. Bệnh nhân vào đợt cấp COPD có nồng độ NT-proBNP cao hơn các bệnh hô hấp khác. Việc kết hợp NT-proBNP và thăm khám lâm sàng giúp chẩn đoán suy tim cấp cao hơn. Kết luận: Ở nồng độ 899 pg/ml, NT-proBNP giúp chẩn đoán suy tim cấp

pdf 7 trang yennguyen 2900
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò Nt-ProBNP (N-terminal pro P type natriuretic peptide) trong chẩn đoán khó thở cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò Nt-ProBNP (N-terminal pro P type natriuretic peptide) trong chẩn đoán khó thở cấp

Vai trò Nt-ProBNP (N-terminal pro P type natriuretic peptide) trong chẩn đoán khó thở cấp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 324 
VAI TRÒ NT-PROBNP (N-TERMINAL PRO B TYPE NATRIURETIC 
PEPTIDE) TRONG CHẨN ĐOÁN KHÓ THỞ CẤP 
Trần Ngọc Thái Hòa *, Trần Văn Ngọc * 
 TÓM TẮT 
Mở đầu: Phân biệt suy tim cấp với bệnh lý hô hấp có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân khó thở cấp 
tại khoa cấp cứu. Nt-proBNP được xem là xét nghiêm nhanh, đáng tin trong chẩn đoán suy tim cấp tại khoa 
cấp cứu. 
Mục tiêu: Xác định vai trò của NT-proBNP trong chẩn đoán khó thở cấp tại khoa cấp cứu bệnh viện 
Chợ Rẫy. 
Đối tượng- phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Có 190 bệnh nhân nhập khoa cấp cứu do 
khó thở cấp, chia thành 2 nhóm suy tim và nhóm bệnh hô hấp. NT-proBNP được lấy lúc nhập viện và so sánh 
giữa hai nhóm. 
Kết quả: NT-proBNP ở nhóm suy tim cấp cao hơn nhóm hô hấp có ý nghĩa thống kê. Có mối tương quan 
thuận giữa nồng độ NT-proBNP và độ nặng suy tim. Điểm cắt 899 pg/ml NT-proBNP giúp chẩn đoán khó thở 
cấp do suy tim cấp. Bệnh nhân vào đợt cấp COPD có nồng độ NT-proBNP cao hơn các bệnh hô hấp khác. Việc 
kết hợp NT-proBNP và thăm khám lâm sàng giúp chẩn đoán suy tim cấp cao hơn. 
Kết luận: Ở nồng độ 899 pg/ml, NT-proBNP giúp chẩn đoán suy tim cấp. 
Từ khóa: NT-proBNP, khó thở cấp, suy tim cấp. 
ABSTRACT 
THE ROLE OF NT-PROBNP (N-TERMINAL PRO B TYPE NATRIURETIC PEPTIDE) FOR THE 
DIAGNOSIS ACUTE DYSPNEA 
Tran Ngoc Thai Hoa, Tran Van Ngoc 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 324 - 330 
Background: Differentiating acute heart failure from pulmonary disease is important for patients admitting 
to emergency department because of dyspnea. NT-proBNP is recently obtained a fast, accurate test to diagnosis 
acute heart failure in patients presenting with dyspnea. 
Method: This is a prospective study. 190 patients presenting with acute dyspnea were endrolled. We 
divided into 2 groups one with acute heart failure, the other with pulmonary disease. NT-proBNP were taken and 
compared between 2 groups. 
Results: Patients with heart failure had the median NT-proBNP level 4488pg/ml higher the other 193 pg/ml 
(p<0.0001). The area under the receiver operating curve was 0,94 and with the cutpoint 899 pg/ml NT-proBNP 
was highly sensitive and specific for diagnosis acute heart failure. NT-proBNP plus the clinical judgement was 
superior to clinical judgement for diagnosis acute heart failure. 
Conclusion: With the cut-off point 899pg/ml, NT-proBNP is a valuable test added to the clinical 
assessment for diagnosis acute heart failure in Emergency department. 
Keywords: NT-proBNP, acute dyspnea, acute heart failure 
*: Bộ môn Nội Khoa Y – Đại học Y Dược TPHCM 
Tác giả liên hệ: BS Trần Ngọc Thái Hòa, ĐT: 0903122852, Email: tnthaihoa@yahoo.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 325
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Khó thở cấp là lý do nhập viện thường gặp ở 
khoa cấp cứu của các bệnh viện. Nguyên nhân 
thường gặp bệnh lý tim mạch, quan trọng là suy 
tim cấp và bệnh lý hô hấp như đợt cấp bệnh 
phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi(8). Đó là 
những nguyên nhân có tỉ lệ cao về tần suất mắc 
bệnh cũng như tỉ lệ gây tử vong ở các nước(7). 
Với độ nhạy, độ chuyên biệt cao, qua các 
nghiên cứu cho thấy NT-proBNP là xét nghiệm 
có giá trị trong chẩn đoán khó thở cấp. Với kỹ 
thuật mới, xét nghiệm NT-proBNP cho kết quả 
nhanh trong vài giờ, Hội tim Châu Âu đã đề 
nghị bổ sung NT-proBNP cùng với XQuang 
ngực thẳng, điện tâm đồ được làm thường quy 
để chẩn đoán suy tim ở các bệnh nhân nhập 
viện(11). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá 
vai trò của NT-proBNP trong khó thở cấp tại 
bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2009 đến tháng 
9/2009 với mục tiêu xác định độ nhạy, độ 
chuyên, giá trị tiên đoán của NT-proBNP trong 
chẩn đoán phân biệt khó thở cấp do suy tim và 
do bệnh hô hấp. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định vai trò của NT-proBNP trong chẩn 
đoán khó thở cấp tại khoa cấp cứu bệnh viện 
Chợ Rẫy. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang, mô tả. 
Dân số nghiên cứu 
Bệnh nhân nhập khoa cấp cứu bệnh viện 
Chợ Rẫy từ tháng 01/2009 đến tháng 9/2009 do 
khó thở cấp. 
Cỡ mẫu 
Tính theo công thức: 
Z21-α/2 p ( 1 -p ) 
n = ---------------------- 
d2 
Theo y văn, độ nhạy ước tính p= 92% với sai 
số tuyệt đối d=3%, cỡ mẫu cho nhóm khó thở do 
suy tim cấp 113 bệnh nhân. Độ chuyên, ước tính 
91%, sai số d= 8%, cỡ mẫu cần thiết cho bệnh 
nhân khó thở cấp do nguyên nhân hô hấp 49 
bệnh nhân.Cỡ mẫu ước tính 162 bệnh nhân. 
Phương pháp chọn mẫu 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Bệnh nhân nhập vào khoa cấp cứu bệnh viện 
Chợ Rẫy với triệu chứng khó thở cấp. 
Trên 18 tuổi. 
Bệnh nhân có hồ sơ theo dõi tại các khoa 
phòng. 
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định nguyên 
nhân khó thở khi xuất viện. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Chấn thương ngực do tai nạn 
Hội chứng mạch vành cấp 
Suy thận (Creatinin > 2,5 mg/dl) 
Cường aldosterol 
Phương pháp thu thập số liệu 
Cách thu thập số liệu 
Bệnh nhân nhập khoa cấp cứu bệnh viện 
Chợ Rẫy thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu trên được 
đưa vào nhóm nghiên cứu. 
Thăm khám bệnh nhân, ghi nhận các triệu 
chứng cơ năng, thực thể. 
Các xét nghiệm thường quy thực hiện: công 
thức máu, BUN, creatinin, ion đồ, ECG, XQ 
ngực thẳng được thực hiện tại khoa cấp cứu. 
2ml máu tĩnh mạch xác định nồng độ NT- 
proBNP. 
Theo dõi diễn tiến, chẩn đoán và điều trị tại 
các khoa phòng. Tiếp tục thu thập các số liệu 
mới giúp chẩn đoán nguyên nhân khó thở cấp: 
siêu âm tim, đo chức năng hô hấp. 
Xác định chẩn đoán 
Suy tim 
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim: 
- Tiêu chuẩn Framingham kết hợp siêu âm tim. 
- Đáp ứng các thuốc lợi tiểu, giảm tiền tải, 
giảm hậu tải, tăng sức co bóp cơ tim. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 326 
- Chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa lúc xuất 
viện. 
- Độ nặng suy tim theo phân loại của độ 
nặng của Hiệp Hội Hoa Kỳ (NYHA). 
Bệnh phổi 
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen 
phế quản, viêm phế quản, ung thư phổi, 
- Tiền căn bệnh phổi trước đây. 
- Tiêu chuẩn Anthonisen trong chẩn đoán 
đợt cấp COPD ( có 2 trong 3 triệu chứng sau: 
khó thở tăng; đàm tăng; đàm đục, đổi màu) 
- Triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp: 
sốt, ho đàm. 
- XQuang ngực thẳng: gợi ý bệnh phổi tắc 
nghẽn mạn tính, thâm nhiễm nhu mô gợi ý viêm 
phổi, hay tổn thương nghi ung thư, tràn dịch 
màng phổi 
- Chức năng hô hấp: hội chức tắc nghẽn, hội 
chứng hạn chế. 
- Siêu âm tim với phân suất tống máu bình 
thường, không có suy tim tâm trương. 
- Đáp ứng với điều trị đặc hiệu: kháng viêm, 
giãn phế quản, kháng sinh, 
- Chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa điều trị. 
- Xác định nồng độ NT- proBNP bằng máy 
Elecsys System với sinh phẩm Roche Diagnostic. 
Phân tích số liệu 
Nồng độ NT- proBNP được chuyển sang log 
để đạt phân phối chuẩn. 
Số liệu nồng độ NT- proBNP được biểu hiện 
bằng số trung vị và khoảng tứ phân vị thứ 25-75. 
Các test so sánh có ý nghĩa với giá trị p < 0,05 
(test 2 đuôi) và thực hiện bởi SPSS 16.0. 
Tìm điểm cắt nồng độ NT proBNP giúp 
chẩn đoán phân biệt nguyên nhân khó thở do 
tim và do hô hấp dùng đường cong ROC dùng 
phần mềm Medcalc 11.0. 
Phân tích đa biến để xác định các yếu tố tiên 
lượng độc lập trong chẩn đoán suy tim. 
KẾT QUẢ 
Có 190 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nhập viện 
do khó thở cấp 
Nguyên nhân khó thở cấp: 
Biểu đồ 1: Nguyên nhân khó thở cấp COPD: bệnh 
phổi tắc nghẽn mạn; VP: viêm phổi, VPQ: viêm phế quản, 
HPQ: hen phế quản; PE: thuyên tắc phổi; Khác: tràn dịch 
màng phổi, tràn khí màng phổi, ung thư phổi, 
190 bệnh nhân được chia thành 02 nhóm với 
nguyên nhân gây khó thở cấp để phân tích. 
Nhóm bệnh nhân suy tim cấp (nhóm suy 
tim) :113 bệnh nhân (59,5%). 
Nhóm bệnh hô hấp: 77 bệnh nhân ( 40,5%). 
Đặc điểm lâm sàng ở hai nhóm bệnh nhân 
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân khó thở 
 Suy tim 
(n=113) 
Bệnh hô 
hấp(n= 77) 
Giá trị p 
Tuổi trung bình 64±17,9 63±19 >0,05 
< 50 tuổi 22,1% 20,8% 0,8 
≥50 tuổi 77,9% 79,2% 0,8 
Hemoglobin (g/dl) 11,82 ± 2,07 12,29 ± 1,57 > 0,05 
Creatinin (mg/dl) 1,127 ± 0,31 1,098 ± 1,16 > 0,05 
EF (%) 42,47 ± 14,9 63,55 ± 8,8 <0.05 
TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG 
Khó thở kịch phát 
về đêm 
35,4% 9,1% < 0,001 
Khó thở khi nằm 45,1% 5,2% < 0,001 
Khó thở khi gắng 
sức 
57,5% 35,1% 0,03 
Ho 19,5% 24,8% 0,4 
Đàm tăng dần 2,7% 31,2% < 0,001 
Đàm đục đổi màu 0,9% 13% 0,001 
TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ 
Sốt 0,9% 22,1% <0,001 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 327
 Suy tim 
(n=113) 
Bệnh hô 
hấp(n= 77) 
Giá trị p 
TM cổ nổi 41,6% 29,9% 0,12 
Ran ẩm 63,7% 14,3% < 0,001 
T3 1,8% 0 - 
Gan to 15,9% 5,2% 0,03 
Ran rít, ngáy 5,3% 37,7% < 0,001 
Phù chi 37,2% 10,4% 0,001 
XQ ngực thẳng 60,2% 16,9% < 0,001 
Kết quả NT-proBNP ở hai nhóm 
Biểu đồ 2: Nồng độ NT-proBNP trung vị ở hai 
nhóm. Nồng độ NT-proBNP theo độ nặng suy tim 
NYHA 
Bảng 2: 
 NT-proBNP trung 
vị (pg/ml) 
Tứ phân vị 25-75 
pg/ml 
Suy tim 4488 1879 -11600 
Bệnh hô hấp 193 131- 666 
Nhận xét: Nồng độ NT-proBNP trung vị ở 
nhóm suy tim cấp là 4488pg/ml cao hơn nhóm 
bệnh hô hấp 193 pg/ml, sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p< 0,001). 
Biểu đồ 3: Độ nặng suy tim theo NYHA và nồng độ 
NT-proBNP 
Bảng 3: 
Nồng độ NT-proBNP 
trung vị (pg/dl) 
TPV 
thứ 25 -75 (pg/ml) 
II (n= 15) 1703 870-3852 
III (n= 34) 3381 2796-11048 
IV (n= 64) 5395 24017-35000 
Nhận xét: Trong nhóm suy tim, Nồng độ 
NT-proBNP trung vị có mối tương quan với độ 
nặng triệu chứng suy tim. 
Điểm cắt NT-proBNP trong chẩn đoán suy 
tim cấp 
Biểu đồ 4: Đường cong ROC xác định điểm cắt của 
NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp 
Bảng 4: 
Điểm cắt Độ nhạy Độ chuyên GTTĐD GTTĐA 
424pg/ml 96% 87,5% 93% 92% 
540pg/ml 96% 93% 93% 96% 
Nhận xét Đường cong ROC cho thấy NT-
proBNP giúp chẩn đoán suy tim. 
Nồng độ NT-proBNP ở nhóm hô hấp 
Biểu đồ 7: Nồng độ NT-proBNP ở nhóm hô hấp 
PE: thuyên tắc phổi 
AUC: 0,94 
KTC 95%: 0,89-0,97, 
p< 0,0001 
100 - độ chuyên biệt 
độ
 n
hạ
y 
p< 0,001 
NYHA II III IV 
* p<0,001 *
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 328 
Bảng 5: 
Bệnh hô hấp Nồng độ NT-
proBNP trung 
vị (pg/ml) 
Tứ phân vị Thứ 
25 -75 (pg/ml) 
Đ/c COPD 
 (n= 31 ) 
460 123-1038 
Khác (n=43) 159 88,2-384 
PE (n= 02) 3394 - 
Nhận xét; Bệnh nhân vào đợt cấp COPD, 
nồng độ NT-proBNP lớn hơn các bệnh hô hấp 
khác (không có thuyên tắc phổi). 
Phân tích đa biến các yếu tố lâm sàng trong 
chẩn đoán suy tim cấp 
Bảng 2: Các yếu tố lâm sàng tương quan suy tim cấp 
trong phân tích đa biế 
 OR KTC 95% Giá trị p 
Khó thở /nằm 6 1,3- 30 0,02 
Ran ẩm 2,7 1,14-6,4 0,02 
Phù chi 3,7 1,3-10,5 0,002 
XQ ngực thẳng 4 1,66-9,45 0,002 
NT-proBNP 14,9 3,14-70,6 0,001 
Đàm tăng dần 0,58 0,02-0,17 0,0001 
Sốt 0,01 0,002-0,15 0,001 
Ran rít, ngáy 0,52 0,01-0,24 0,001 
Nhận xét Các yếu tố có giá trị chẩn đoán 
suy tim cấp độc lập: NT-proBNP tăng, X-
Quang ngực thẳng, khó thở khi nằm, và ran 
ẩm. Các yếu tố sốt, đàm tăng dần gợi ý nguyên 
nhân hô hấp. 
So sánh giá trị chẩn đoán của NT-proBNP 
và đánh giá lâm sàng 
Biểu đồ 8: Đường cong ROC của đánh giá lâm sàng 
và NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp 
Đường cong 
ROC 
Vùng dưới 
đường cong 
KTC 95% p 
1.Đánh giá lâm 
sàng 
0,89 0,84-0,93 < 0,0001
2.NT-proBNP 0,94 0,91-0,97 < 0,0001
3.Chung 0,957 0,93-0,98 < 0,0001
Nhận xét: Kết hợp đánh giá lâm sàng và NT-
proBNP làm tăng giá trị chẩn đoán 
BÀN LUẬN 
Nguyên nhân gây khó thở cấp nhập khoa 
cấp cứu trong nghiên cứu chúng tôi là suy tim 
59,5% và bệnh lý đường hô hấp. Đó cũng là 
các nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao trong nghiên 
cứu Januzzi(4) và Nielsen(5). Do đó việc chẩn 
đoán và xử trí sớm đóng vai trò quan trọng 
trong điều trị. 
NT-proBNP trong nghiên cứu chúng tôi tăng 
cao ở nhóm bệnh nhân suy tim so với nhóm 
bệnh hô hấp (4488 so với 193). Nghiên cứu 
PRIDE(4) cũng cho kết quả tương tự. Bên cạnh đó 
chúng tôi cũng ghi nhận nồng dộ NT-proBNP có 
mối tương quan thuận với độ nặng suy tim như 
y văn và các nghiên cứu trước. 
Nghiên cứu chúng tôi cùng các nghiên cứu 
khác cho thấy có sự khác biệt giữa nồng độ NT-
proBNP ở nhóm suy tim và nhóm bệnh hô hấp, 
để đánh giá hiệu quả xét nghiệm ứng dụng trên 
lâm sàng, chúng tôi tiến hành phân tích đường 
cong ROC. Với kết quả diện tích đưới đường 
cong 0,94, ở nghiên cứu PRIDE(4) là 0,94, theo 
Mueller là 0.9. Đường cong ROC là biểu đồ mô 
tả độ nhạy, độ chuyên cho tất cả điểm cắt. Với 
diện tích dưới đường cong từ 75-85% có đặc tính 
phân biệt mức trung bình- tốt đối với một xét 
nghiệm, cho phép nhà lâm sàng sử dụng sử 
dụng test đó. Với đặc điểm đó, kết quả nghiên 
cứu chúng tôi và các nghiên cứu khác với vùng 
dưới đường cong >90% cho thấy NT-proBNP là 
xét nghiệm “tốt” có giá trị giúp phân biệt khó 
thở cấp do suy tim cấp. 
Dựa trên đường cong ROC chúng tôi lựa 
chọn điểm cắt để chẩn đoán suy tim cấp hay 
bệnh hô hấp. Trong nghiên cứu chúng tôi điểm 
cắt là 899 pg/ml, nơi độ nhạy và độ chuyên gần 
1 
3 2 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 329
nhau nhất (90% và 83%). Giá trị điểm cắt của 
chúng tôi tương đương với của PRIDE(4) so với 
nghiên cứu khác(2,9) có sự khác biệt về điểm cắt. 
Sự khác biệt có thể do đặc điểm của dân số 
nghiên cứu khác nhau. NT-proBNP tăng theo 
tuổi, qua các nghiên cứu trên, nhận thấy tuổi 
trung bình nhóm nghiên cứu càng cao, điểm cắt 
xác định nồng độ NT-proBNP càng tăng. Do đó 
việc xác định điểm cắt cho dân số cùng đặc điểm 
là cần thiết. 
NT-proBNP cũng được ghi nhận tăng cao 
trong đợt cấp COPD, giả thuyết cho rằng ở 
những bệnh nhân này có tình trạng tăng tiết 
peptide lợi niệu do tình trạng hạ oxy máu, tăng 
áp động mạch phổi và có thể kèm rối loạn chức 
năng thất phải(7,8). 
Trong nghiên cứu chúng tôi có 31 bệnh nhân 
bệnh nhân khó thở do đợt cấp của bệnh phổi tắc 
nghẽn mạn tính và 02 bệnh nhân thuyên tắc 
động mạch phổi. Nhằm khảo sát nồng độ NT-
proBNP ở các bệnh nhân này, chúng tôi chia 
nhóm hô hấp thành 03 phân nhóm nhỏ: COPD, 
thuyên tắc phổi và bệnh khác. 
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: nồng 
độ NT-proBNP trung vị 460 pg/ml(123-1038), 
bệnh phổi khác (không gồm thuyên tắc phổi): 
159 pg/ml (88,2-384), sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p=0.02) 
Với 31 bệnh nhân COPD trong mẫu nghiên 
cứu, tương đối nhỏ cho những đánh giá sâu 
rộng hơn về vai trò NT-proBNP như tăng NT-
proBNP ở bệnh nhân tăng áp động mạch phổi, 
mức độ, độ nặng bệnh phổi tắc nghẽn. Tuy 
nhiên đây là mẫu thử nghiệm đầu tiên cho cái 
nhìn khái quát về nồng độ NT-proBNP ở bệnh 
nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; NT-
proBNP ở các bệnh nhân này tăng hơn so với các 
bệnh hô hấp khác. 
Sau phân tích đa biến nhằm loại bỏ các yếu 
tố gây nhiễu, các triệu chứng giúp chẩn đoán 
khó thở do suy tim cấp là khó thở khi nằm (OR= 
6, KTC 95%: 1,3-30, p=0,02), ran phổi (OR = 2,7 
KTC 95%:1,14-6,4, p=0,02), phù chi (OR= 3,7, 
KTC 95% 1,3-10,5), X-Quang ngực thẳng (OR= 4, 
KTC 95%: 1,66-9,4, p=0,04) và NT-proBNP tăng 
(OR= 14,9, KTC 95%: 3,14-70, p< 0,001). Các triệu 
chứng đàm tăng dần (OR=0,58, KTC 95% 0,02-
0,17), sốt (OR 0,01,KTC 95% 0,002-0,15), ran rít, 
ngáy (OR=0,52,KTC 95% 0,01-0,24) có giá trị 
chẩn đoán khó thở do nguyên nhân hô hấp. 
Với đường cong ROC biểu hiện giá trị của 
đánh giá lâm sàng trong chẩn đoán khó thở cấp 
so, chúng tôi có kết quả: 
- Vùng dưới đường cong ROC: 0,89; KTC 
95%: 0,85-0,93, p<0.001 
So với đường cong ROC biểu hiện giá trị 
chẩn đoán suy tim cấp của NT-proBNP vùng 
dưới đường cong ROC: 0,94; KTC 95%: 0,91-
0,97, p<0,0001 đánh giá lâm sàng có giá trị 
chẩn đoán thấp hơn (p=0,03). Kết hợp đánh giá 
lâm sàng với NT-proBNP, chúng tôi có đường 
cong chung với vùng dưới đường cong 0,57: 
KTC 95%: 0,93-0,98 cao hơn so với hai đường 
cong trên. 
 Đánh giá lâm sàng NT-proBNP Kết hợp 
Chúng tôi 0,89 0,94 0,957 
Januzzi(4) 0,9 0,94 0,96 
Sandy(10) 0,88 0,92 
Các nghiên cứu đều cho thấy NT-proBNP có 
giá trị hơn so với các đánh giá lâm sàng, tuy 
nhiên đây chỉ là xét nghiệm, không thể dùng 
độc trong chẩn đoán. Các bệnh nhân nhập khoa 
cấp cứu thường có nhiều bệnh phức tạp kết hợp, 
bên cạnh đó có nhiều nguyên nhân NT-proBNP 
tăng cao không do suy tim cấp: nhồi máu cơ tim, 
suy thận mạn, hay thuyên tắc phổiviệc kết 
hợp lâm sàng là điều luôn cần thiết để chẩn 
đoán chính xác. 
KẾT LUẬN 
Nồng độ NT-proBNP trung vị ở nhóm suy 
tim cấp cao hơn nhóm hô hấp có ý nghĩa 
thống kê. 
Suy tim càng nặng, nồng độ NT-proBNP 
trung vị càng cao. NYHA IV, nồng độ NT-
proBNP trung vị 5395pg/ml, NYHA III 
3381pg/ml. NT-proBNP có giá trị chẩn đoán suy 
tim cấp. Ở nồng độ 899 pg/ml, NT-proBNP giúp 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 330 
chẩn đoán suy tim cấp với độ nhạy 90%, độ 
chuyên 83%, giá trị tiên đoán dương 85%, giá trị 
tiên đoán âm 89%. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abroug F, Ouanes-Besbes L, Nciri N, et al. (2006), 
"Association of left-heart dysfunction with severe 
exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease: 
diagnostic performance of cardiac biomarkers". Am J Respir 
Crit Care Med(174), 990-996. 
2. Berdague P, Caffin PY, Barazer I, Vergnes C, Sedighian S,, 
Letrillard S, et al. (2006), "Use of N-terminal prohormone 
brain natriuretic peptide assay for etiologic diagnosis of acute 
dyspnea in elderly patients.". Am Heart J 151, 690-698. 
3. Hall.,Christian (2004), "Essential biochemistry and physiology 
of NT-proBNP". The European Journal of Heart Failure, 6, 257-
260 
4. Januzzi, J. L., Jr., Camargo, C. A., Anwaruddin, S., Baggish, A. 
L., et al. (2005), "The N-terminal Pro-BNP investigation of 
dyspnea in the emergency department (PRIDE) study". Am J 
Cardiol, 95(8), 948-954. 
5. Lene Svendstrup Nielsena, Jens Svanegaarda, Niels Anders 
Klitgaardb, Henrik Egebladc (2004), "N-terminal pro-brain 
natriuretic peptide for discriminating between cardiac and 
non-cardiac dyspnoea". The European Journal of Heart Failure 6 
(2004) 63-70. 
6. Pauwels RA, Rabe KF. ( 2004), "Burden and clinical features of 
chronic obstructive pulmonary disease (COPD).". Lancet. 
343(8895):440-444. 
7. Phua, J., Lim, T. K., Lee, K. H. (2005), "B-type natriuretic 
peptide: issues for the intensivist and pulmonologist". Crit 
Care Med, 33(9), 2094-2013. 
8. Ray P, Birolleau S, Lefort Y, Becquemin MH, Beigelman C,, 
Isnard R, et al.. (2006), "Acute respiratory failure in the 
elderly: etiology, emergency diagnosis and prognosis". Crit 
Care, 10:R82. 
9. Ray P, Arthaud M, Birolleau S, Isnard R, Lefort Y, Boddaert J,, 
et al. (2005), "Comparison of brain natriuretic peptide and 
probrain natriuretic peptide in the diagnosis of cardiogenic 
pulmonary edema in patients aged 65 and older". J Am Geriatr 
Soc, 53, 643-648. 
10. Sandy M. Green, MD; Abelardo Martinez-Rumayor, MD; et 
al, (2008), "Clinical Uncertainty, Diagnostic Accuracy, and 
Outcomes in Emergency Department Patients Presenting 
With Dyspnea". Arch Intern Med., 168(7), 741-748. 
11. Swedberg K, Cleland J, Dargie H, Drexler H, Follath 
F,Komajda M, et al.: (2005), "Guidelines for the diagnosis and 
treatment of chronic heart failure: executive summary (update 
2005). The Task Force for the Diagnosis and Treatment of 
Chronic Heart Failure of the European Society of Cardiology". 
Eur Heart J(26), 1115-1140. 
12. Yap LB, Mukerjee D, Timms PM, Ashrafian H, Coghlan JG. 
(2004), "Natriuretic peptides, respiratory disease, and the right 
heart". Chest 126:1330-1336. 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_nt_probnp_n_terminal_pro_p_type_natriuretic_peptide.pdf