Văn hóa quản lý - Yếu tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay

Văn hoá, văn hoá tổ chức là hệ thống các biểu hiện đánh giá trình độ phát triển của một tổ chức. Nhà trường là một tổ chức, trong đó văn hoá quản lý thể hiện phẩm chất và

năng lực của người lãnh đạo - Hiệu trưởng của nhà trường. Xây dựng văn hoá quản lý là

khâu quan trọng quyết định chất lượng của nhà trường. Bởi văn hoá nói chung và quản lý thể

hiện mối quan hệ của Hiệu trưởng đối với những người xung quanh và đối với bản thân. Xây

dựng văn hoá quản lý chính là nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc của Hiệu trưởng - yếu

tố quỵết định chất lượng giáo dục của nhà trường trong bối cảnh hiện nay.

pdf 5 trang yennguyen 6580
Bạn đang xem tài liệu "Văn hóa quản lý - Yếu tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Văn hóa quản lý - Yếu tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay

Văn hóa quản lý - Yếu tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
57Ngày nhận bài: 10/12/2017; Ngày phản biện: 12/12/2017; Ngày duyệt đăng: 20/12/2017
(1) Học viện Quản lý Giáo dục; e-mail: hanghuyenhuong@gmail.com
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam 
đang đứng trước những cơ hội và những thách 
thức rất to lớn, trong đó có những vấn đề về văn 
hoá và con người. Đổi mới và phát triển xã hội 
phải đáp ứng được những yêu cầu của việc phát 
triển văn hoá và con người. Những yêu cầu này 
thúc đẩy việc hình thành văn hoá lãnh đạo, quản 
lý, nhằm thực hiện một cách tốt nhất những mục 
tiêu đổi mới và phát triển xã hội đã đặt ra. Nhà 
trường là một tổ chức giáo dục có vai trò quan 
trọng trong truyền đạt tri thức khoa học và lan tỏa 
nền văn hoá đối với cộng đồng dân cư, vì vậy nhà 
trường được coi là trung tâm văn hoá, khoa học 
của địa phương. Xây dựng văn hoá nhà trường 
mà trong đó văn hoá quản lý là nhiệm vụ hết sức 
quan trọng của các nhà quản lý nhà trường.
Vai trò của người quản lý nói chung và cán 
bộ quản lý trong nhà trường đã được khăng định 
trong khoa học quản lý được ví như là đầu tàu 
trong một đoàn tàu để kéo các toa tàu chạy trên 
một đường ray của giáo dục; là nhạc trưởng trong 
một dàn nhạc để hoà tấu một bản nhạc hay... 
Hay nói khác đi, sứ mệnh phát triển của một 
nhà trường hoàn toàn phụ thuộc vào người đứng 
đầu trong nhà trường. Nếu xác định quản lý là 
một công việc có tính đặc thù - một công việc 
mà kết qủa hoạt động được thể hiện thông qua 
người khác. Những phẩm chất và năng lực của 
hiệu trưởng nhà trường thể hiện văn hoá quản lý 
trong nhà trường. Cách thức điều khiển hoạt động 
quản lý thể hiện văn hoá quản lý của cán bộ quản 
lý trong nhà trường. Như vậy bản chất của việc 
nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý nhà 
trường là xâv dựng văn hoá nhà trường.
Trong bài viết này tác giả đề cập đến văn hoá 
quản lý dưới các góc độ năng lực thể hiện trong 
hoạt động quản lý biểu hiện trong mối quan hệ 
với người khác, trong mối quan hệ với công việc 
và mối quan hệ với bản thân hiệu trưởng nhà 
trường.
2. Nội dung
2.1. Văn hoá quản lý
Văn hoá được coi là tổng thể những nét riêng 
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và tình cảm, 
quyết định bản sắc của một xã hội hay của một 
nhóm người trong xã hội. Văn hoá là chỉnh thể 
hữu cơ các hoạt động của con người (trong quá 
khứ và hiện tại), sáng tạo nên hệ thống các giá trị 
vật chất và tinh thần, đáp ứng những nhu cầu của 
con người, phù hợp với kiểu lựa chọn đặc trưng 
của các nhóm và cộng đồng người khác nhau. 
Chính hệ thống các giá trị này chi phối cách ứng 
xử, giao tiếp của cộng đồng, làm cho cộng đồng 
này có đặc thù riêng biệt.
Quản lý là một loại hoạt động thực tiễn đặc 
biệt của con người, trong đó các chủ thể tác động 
lên các đối tượng bằng các công cụ và phương 
pháp khác nhau, thông qua quy trình quản lý nhất 
định, nhằm thực hiện một cách hiệu quả nhất các 
mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động 
VĂN HÓA QUẢN LÝ - YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG 
GIÁO DỤC TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY
Trần Thị Minh Hằng(1)
Văn hoá, văn hoá tổ chức là hệ thống các biểu hiện đánh giá trình độ phát triển của một tổ chức. Nhà trường là một tổ chức, trong đó văn hoá quản lý thể hiện phẩm chất và 
năng lực của người lãnh đạo - Hiệu trưởng của nhà trường. Xây dựng văn hoá quản lý là 
khâu quan trọng quyết định chất lượng của nhà trường. Bởi văn hoá nói chung và quản lý thể 
hiện mối quan hệ của Hiệu trưởng đối với những người xung quanh và đối với bản thân. Xây 
dựng văn hoá quản lý chính là nâng cao năng lực, hiệu quả làm việc của Hiệu trưởng - yếu 
tố quỵết định chất lượng giáo dục của nhà trường trong bối cảnh hiện nay.
Từ khoá: Văn hoá; văn hoá quản lý; chất lượng nhà trường.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
58 Số 20 - Tháng 12 năm 2017
của môi trường. Quản lý được hiểu là hoạt động 
thực tiễn phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của 
đòi sống xã hội, trong tất cả các loại hình tổ chức 
khác nhau, trong tất cả các cấp, các khâu quản lý, 
trong tất cả các thời kỳ lịch sử phát triển của xã 
hội loài người.
Các nhà quản lý có quyền hạn để thực thi công 
việc. Họ có thể đạt được điều đó bằng sức mạnh, 
dùng chế độ thưởng - phạt, sử dụng cương vị của 
mình. Nhưng những nhà lãnh đạo lại đạt được 
các mục tiêu của họ thông qua ảnh hưởng của 
họ đối với tổ chức. Ảnh hưởng có được từ niềm 
tin của những người khác, nhờ khả năng chuyên 
môn, khả năng xác định, hiểu tình cảm hoặc khó 
khăn của người khác. Có thể thấy rằng, người ta 
buộc phải tuân theo các nhà quản lý, nhưng có thể 
chọn lựa nên theo nhà lãnh đạo nào.
Hiệu trưởng là những người được giao phó 
một vai trò đứng đầu trong nhà trường. Họ phải 
chỉ đạo điều hành cấp dưới đáp ứng những yêu 
cầu công việc của nhà trường và hoàn thành 
những công việc được giao....Văn hoá quản lý 
là hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin, chuẩn 
mực đặc trưng của một tổ chức, với những biểu 
trưng vật chất và tinh thần khác nhau của chúng, 
được mọi thành viên của tổ chức chấp thuận, 
quy định và điều chỉnh hành vi của mọi thành 
viên trong quá trình thực hiện các mục tiêu của 
tố chức. Văn hoá quản lý của một tố chức bị quy 
định bởi nhiều yếu tố khác nhau như đặc trưng 
về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, văn hoá 
dân tộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa 
học - công nghệ, các yếu tố tâm lý - xã hội, môi 
trường tự nhiên, môi trường quốc tế,... Văn hoá 
quản lý là một biểu hiện sinh động trong hệ thống 
đa dạng của đời sống văn hoá và thể hiện ở hiệu 
trưởng nhà trường.
Về cấu trúc, văn hoá quản lý là chỉnh thể của 
các lớp giá trị hữu hình và vô hình, triết lý quản 
lý, các biểu trưng trực quan và phi trực quan. Yếu 
tố căn bản để xem xét văn hoá quản lý là hệ giá trị 
liên quan đến chủ thể quản lý, đối tượng quản lý 
trong quá trình thực hiện mục tiêu quản lý được 
thừa nhận bởi cả chủ thế quản lý và đối tượng 
quản lý. Giá trị là hình thức biểu hiện thái độ 
của con người đối với những chuẩn mực văn hoá 
chung theo những lợi ích xác định và với những 
giới hạn cho phép do chính họ đúc kết nên. Triết 
lý quản lý như là hệ thống nguyên tắc cơ bản 
xuyên suốt mọi hoạt động của tổ chức trong quá 
trình đạt đến mục tiêu. Triết lý quản lý phản ánh 
thái độ và mong đợi của tố chức đối với mọi quan 
hệ, mọi quá trình và mọi hoạt động của các nhóm 
có liên quan, định hướng cho chủ thế quản lý và 
toàn thể tổ chức. Triết lý quản lý là phần cốt lõi 
trong hệ giá trị, là cơ sở đế thiết lập bộ tiêu chuẩn 
chung để điều chỉnh hành vi của con người và 
tố chức trong quá trình quản lý. Từ triết lý quản 
lý, công tác tổ chức, các chức năng của quản lỷ 
phải được triển khai một cách đồng bộ, hướng 
theo triết lý đã xác định. Đó là việc xác định cấp 
bậc, cơ cấu nhân sự, cơ chế hoạt động của các bộ 
phận,...
Văn hoá quản lý có vai trò to lớn trong việc 
thúc đẩv, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu 
quả hoạt động, cũng như hiệu quả tổ chức, vận 
hành hệ thống nhằm hạn chế một cách có hiệu 
quả các tác động tiêu cực của biến đổi xã hội. 
Văn hoá quản lý góp phần điều chỉnh các quan 
hệ xã hội; nó có khả năng làm “mềm hoá”, làm 
dịu những căng thẳng xã hội không cần thiết. Văn 
hoá quản lý góp phần củng cố niềm tin của con 
người vào các giá trị lý tưởng đã lựa chọn, góp 
phần đẩy mạnh quá trình đổi mới tổ chức đạt hiệu 
quả cao, thúc đẩy sự sáng tạo và nhạy bén với 
cái mới; nâng kinh nghiệm, sự trải nghiệm lên 
thành quy tắc đối nhân xử thế trong hoạt động, 
khái quát hoá thành hệ thống giá trị, chuẩn mực, 
triết lý lãnh đạo, quản lý. Văn hoá quản lý có vai 
trò to lớn trong việc khắc phục bệnh quan liêu 
của thiết chế xã hội và phong cách hoạt động xã 
hội lạc hậu, góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ 
hoá xã hội,...
Trước yêu cầu đổi mới ở nước ta, chúng ta 
cần vận dụng sáng tạo những di sản tư tưởng của 
Hồ Chí Minh về văn hoá lãnh đạo, quản lý trong 
tình hình mới. Những tư tưởng cơ bản của Hồ Chí 
Minh trong lĩnh vực này tập trung ở những nội 
dung chính về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của 
Nhà nước, về đội ngũ lãnh đạo, quản lý, về quan 
hệ giữa Đảng, Nhà nước, cán bộ với nhân dân, về 
việc sửa đổi lề lối làm việc, về chống chủ nghĩa 
cá nhân, chống tham ô, tham nhũng, chống chủ 
nghĩa cơ hội,...
Từ khi Đảng ta trở thảnh đảng cầm quyền, 
Hồ Chí Minh càng trăn trở làm thế nào để thực 
hiện tốt trách nhiệm “vừa là người lãnh đạo, vừa 
là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. 
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
59Số 20 - Tháng 12 năm 2017
Đảng cấm quyền phải phấn đẩu làm tròn vai trò 
cầm quyền và được nhân dân tin tưởng thừa nhận, 
chứ không phải là một Đảng cai trị. Văn hoá lãnh 
đạo của Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền nằm ở 
trí tuệ, bản lĩnh, phẩm chất của Đảng, ở việc đưa 
ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương đúng đắn và 
tổ chức thực hiện thắng lợi trên thực tế,... Đảng 
cầm quyền phải là hiện thân của sự kết hợp hài 
hoà giữa văn hoá với chính trị.
Về văn hoá quản lý của Nhà nước, Hồ Chí 
Minh từng khẳng định “nước ta là nước dân chủ”, 
dân là chủ và dân làm chủ. Nhà nước quản lý 
có văn hoá có nghĩa là “Chính phủ là công bộc 
của dân”. Chính sách của Chính phủ phải hợp với 
nguyện vọng và quyền lợi của dân chúng. Chính 
phủ phải xây dựng thành một chính phủ liêm 
khiết. Thành quả lớn nhất sau khi giành được độc 
lập, đó là chính quyền thuộc về nhân dân, và dân 
chủ trở thành một nguồn lực lớn, một giá trị văn 
hoá, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách 
mạng. Tăng cường dân chủ là phải tẩy sạch bệnh 
quan liêu. Chủ nghĩa quan liêu là phản văn hoá, là 
kẻ thù hủy diệt sức mạnh của tổ chức. Xây dụng 
nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp 
luật và duy trì một xã hội dân sự là yêu cầu khách 
quan của sự nghiệp đổi mới. Việc Hồ Chí Minh 
đề cao nhà nước pháp quyền, kết họp dân chủ đại 
diện và dân chủ trực tiếp là một tầm nhìn xa về 
văn hoá quản lý phù hợp với thế giới ngày nay. 
Người cán bộ quản lý phải biết tập trung xử lý 
quyền lực một cách có văn hoá. Quyền lực tạo 
nên sức mạnh để giữ thành quả cách mạng, xây 
dựng chế độ mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, 
chính trị, văn hoá. Đó là mặt tích cực, mặt “văn 
hoá” của quyền lực. Nhưng mặt khác, quyền lực 
có thể làm tha hoá người nắm quyền, dẫn tới cậy 
quyền, lợi dụng quyền lực, lạm dụng quyền lực, 
chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực, tham 
quyền cố vị, đó là những hành vi phản văn hoá, 
phi văn hoá.
Tệ quan liêu, mệnh lệnh chính là kẻ thù của 
văn hoá quản lý. Điều này thể hiện ở những hiệu 
trưởng xa rời quần chúng, không sát thực tế, nặng 
về mệnh lệnh, giấy tờ, thái độ hách dịch, khệnh 
khạng. Quan liêu đẻ ra tham ô, lãng phí. Lãnh đạo 
có văn hoá là phải tẩy sạch bệnh quan liêu, mệnh 
lệnh. Muốn vậy, theo Hồ Chí Minh, phải làm tốt 6 
điều: đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; liên hệ 
chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn với nhân 
dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; có khuyết 
điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và 
hoan nghênh nhân dân phê bình mình; sẵn sàng 
học hỏi nhân dân; tự mình phải gương mẫu cần, 
kiệm, liêm, chính để nhân dân noi theo. Văn hoá 
quản lý thể hiện rõ sự ứng xử văn hoá trong các 
mối quan hệ với người, với việc, với mình; ứng 
xử có lý có tình, không nịnh hót cấp trên, không 
coi thường quần chúng và dùng mệnh lệnh độc 
đoán với cấp dưới, không trù dập người có ý kiến 
khác với mình. Phải biết điều tra, nghiên cửu, 
khuyến khích kiểm tra, làm đến nơi đến chốn, nói 
đi đôi với làm, công khai, minh bạch, phải chính 
tâm, tu thân, tề gia mới trị quốc được.
Văn hoá quản lý thể hiện bản lĩnh, phong cách 
và kỹ năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ. Trong 
lúc khó khăn nhất vẫn giữ được uy tín đối với 
dân, với cấp dưới, với các thành viên của tổ chức, 
vẫn có thể động viên được mọi người vượt qua 
những thử thách cam go bằng chính tấm gương 
của bản thân mình, của đội ngũ những người thân 
cận, một lòng một dạ vì sự nghiệp chung, sẵn 
sàng xả thân vì sự nghiệp đó. Những giá trị đó 
không phải ngày một, ngày hai mà có được, nó 
chỉ có khi văn hoá tổ chức đó hàng ngày bồi đắp 
và phát triển cho mỗi cá nhân, cho cả cộng đồng 
hướng tới mục đích chung, vì lợi ích chung, trong 
đó có lợi ích của mỗi thành viên. Chính nhờ có 
văn hoá quản lý lành mạnh, chúng ta có thể vượt 
qua được những khó khăn của khủng hoảng tài 
chính, giữ vững những mục tiêu kinh tế - xã hội 
và phát triển con người.
Văn hoá quản lý thế hiện ở cách thức lãnh đạo 
của hiệu trưởng nhà trường, biếu hiện trong các 
hoạt động điều hành hoạt động nhà trường của 
người hiệu trưởng.
2.2. Biểu hiện văn hoá quản íỷ trong nhà 
trường
Hoạt động quản lý là hoạt động giáo dục 
quan trọng nhất, trong đó, điều hành hoạt động là 
người đứng đầu trong nhà trường - hiện nay phần 
lớn hoạt động này còn mang tính kinh nghiệm và 
“linh hoạt” theo phương nháp quản lý của người 
đứng đầu.
Xây dựng văn hoá quản lý là nhiệm vụ quan 
trọng của các nhà trường:
Trong nhiều năm qua, phong trào đổi mới 
phương pháp dạy học gắn liền đổi mới công tác 
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
60 Số 20 - Tháng 12 năm 2017
quản lý đã được triển khai rộng khắp trong toàn 
ngành giáo dục. Thực tế cho thấy, việc sử dụng 
phương pháp quản lý, nhằm phát huy tính tích 
cực, sáng tạo, lấy đội ngũ cán bộ giáo viên và học 
sinh làm trung tâm là động lực phát triển mạnh 
mẽ các trường học. Song trong quá trình đổi mới 
cũng bộc lộ những khó khăn nhất định; việc làm 
này cần phải tiến hành đồng bộ giữa các tổ chức, 
đơn vị, toàn đội ngũ, đến học sinh toàn trường. 
Nếu chỉ tập trung đến đổi mới phương pháp dạy 
học mà không chú ý đến đổi mới phương pháp 
quản lý, đó là nâng cao năng lực quản lý thể hiện 
trong quản lý, chỉ đạo điều hành – kiểm tra đánh 
giá, làm đòn bẩy thì việc đổi mới phương pháp 
dạy học khó mang lại hiệu quả cao về sản phẩm 
là chất lượng giáo dục.
Chất lượng quản lý được hình thành từ trách 
nhiệm, trí tuệ, bản lĩnh của người cán bộ quản 
lý. Sản phẩm của đổi mới công tác quản lý là 
chất lượng văn hoá, chất lượng hạnh kiểm, chất 
lượng các phong trào thi đua. Warrd đã để lại cho 
đời một câu danh ngôn nổi tiếng về người thầy: 
“Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy 
giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết 
minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm 
hứng”. Câu nói này không chỉ đúng cho người 
thầy mà còn đúng cho người quản lý giỏi vừa nói 
hay, giải thích giỏi, minh chứng đúng, khơi dậy 
niềm say mê, nhiệt thành của đội ngũ. Theo tôi, 
để thực hiện nâng cao năng lực quản lý ở trường 
THPT, trước hết phải đi từ đổi mới tư duy. Tư 
duy là cơ sở hình thành năng lực trí tuệ, là một 
trong những điều kiện để đạt tới các phẩm chất 
trí tuệ khác.
Trong công tác quản lý, tư duy sáng tạo có vai 
trò đặc biệt quan trọng, là một dạng tư duy độc 
lập tạo ra ý tưởng mới độc đáo và có hiệu quả giải 
quyết vấn đề cao.
Những yếu tố của tư duy cần được bồi dưỡng 
là: Bồi dưỡng nhân cách sáng tạo; bồi dưỡng 
lòng nhiệt tình say mê, lòng tin; bồi dưỡng tinh 
thần dám nghĩ, dám làm chịu đựng gian khó; bồi 
dưỡng tính khiêm tốn học hỏi vươn lên.
Bồi dưỡng năng lực tự quản lý cho người cán 
bộ quản lý cũng là công việc cần phải làm: Tự 
mình quản lý chính bản thân mình để lãnh đạo, 
điều hành đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. 
Tự quản lý cũng đồng nghĩa với tự chủ, tự chịu 
trách nhiệm, cần bồi dưỡng năng lực cán bộ quản 
lý cho cán bộ các cấp từ tổ trưởng, tổ phó trở lên 
đối với giáo viên và cả học sinh là lớp trưởng, lớp 
phó. Phân cấp, giao quyền, chế độ cho cán bộ các 
cấp. Hay nói cách khác là phải xây dựng văn hóa 
quản lý.
Văn hoá quản lý trong giáò dục biểu hiện 
trước hết trong các mối quan hệ của cán bộ quản 
lý bao gồm: quan hệ với người khác; quan hệ với 
công việc và quan hệ với bản thân.
- Văn hoá quản lý thế hiện trong quan hệ với 
người khác như: Quan hệ với cấp trên; quan hệ 
với đồng cấp; quan hệ với học sinh; quan hệ với 
phụ huynh học sinh và quan hệ với đối tác khi 
hợp tác,...Tất cả các mối quan hệ này được thực 
hiện có hiệu quả khi hiệu trưởng giao tiếp với 
mọi người trên nguyên tắc tôn trọng, động viên 
khuyến khích, sự cảm thông và tình yêu thương 
và đảm bảo lợi ích của các bên tham gia. Văn hoá 
thế hiện ở hiệu trưởng trong cách ra quyết định, 
cách xử lý các tình huống và cách duy trì được 
các mối quan hệ xã hội.
- Văn hoá quản lý của hiệu trưởng thê hiện 
trong quan hệ với công việc như: Nhiệt tình tận 
tâm trong công việc; có kiến thức về khoa học 
quản lý; luôn đổi mới và sáng tạo trong công việc.
- Văn hoá thể hiện đối với bản thân: Hiệu 
trưởng luôn thể hiện khiêm tốn; tự giác, tích cực 
học tập để nâng cao năng lực; luôn xây dựng đoàn 
kết trong tập thể; sống hoà đồng, vui vẻ với mọi 
người, luôn tạo được bầu không khí trong tập thể.
Như vậy văn hoá quản lý của hiệu trưởng luôn 
thể hiện hiệu trưởng là trung tâm tạo nên uy tín 
và xây dựng được bầu không khí tâm lý trong tập 
thể, luôn biểu hiện trong các mối quan hệ với vai 
trò là thủ lĩnh, là người đi đầu dẫn dắt mọi người 
cùng phát triển theo mục tiêu chung của tập thể. 
Văn hoá quản lý của hiệu trưởng biểu hiện văn 
hoá nhà trường, các thành viên trong nhà trường 
sẽ học tập và làm theo hiệu trưởng từ tác phong 
làm việc đến ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử 
với mọi người. Như vậy xây dựng văn hoá nhà 
trường phải bắt đầu từ xây dụng văn hoá quản lý 
của hiệu trưởng.
Năng lực của người cán bộ quản lý thể hiện rất 
rõ ở việc đầu tư xây dựng kế hoạch, xây dựng các 
văn bản chỉ đạo; xây đựng một tập thể sư phạm 
đoàn kết, mẫu mực, tâm huyêt với nghề nghiệp, 
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, thực sự là 
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ
61Số 20 - Tháng 12 năm 2017
tấm gương sáng để học hỏi và noi theo. Thu hút, 
đào tạo được nhiều giáo viên giỏi, cán bộ quản lý 
giỏi; lấy giáo dục mũi nhọn làm đòn bẩy để nâng 
cao chất lượng giáo dục.
3. Kết luận
Văn hoá là cái đẹp, là hệ thống chuẩn mực 
trong tổ chức được mọi người công nhận và là 
thước đo để đánh giá con người. Văn hoá nhà 
trường thể hiện trình độ phát triển của nhà trường. 
Xây dựng văn hoá nhà trường là xây dựng văn 
hoá cho từng thành viên trong nhà trường mà cốt 
lõi là xây dựng văn hoá quản lý của hiệu trưởng 
nhà trường. Văn hoá quán lý biểu hiện cách thức 
lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường trong thể 
hiện năng lực quản lý và cách thức ra quyết định 
của họ. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục của 
nhà trường cần phải quan tâm đến xây dựng văn 
hoá quản lý của người đứng đầu - Hiệu trưởng 
nhà trường.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hoá và phát 
triển trong bổi cảnh toàn cầu hoá, NXB. Khoa 
học Xã hội, Hà Nội;
[2] Trần Thị Minh Hằng, (2009), Xây dựng 
văn hoá học đường trong trường học, Tạp chí 
LLGD, số 7 năm 2009;
[3] Brenda Bertrand (Bản dịch), Sự chuyển 
đổi trong vân hoá tổ chức: Khoảng cách giữa lí 
thuyết vờ thực tiễn, www.teacherbullein.org;
[4] David DeWit PhD, Christine McKee 
Ma, Jane Fjeld Ma, Kim Karioja MBA (2003), 
“The Critical Pole of School Culture In Student 
Success”, Centre for Addiction and Mental 
Health;
[5] Brende Rertrand,”Transformation within 
Organization Culture. The Gap between paper 
and Realty”.
MANAGEMENT CULTURE - DECISIVE FACTOR OF EDUCATION QUALITY 
IN THE SCHOOL, NOWADAYS.
Abstract: Culture and organization culture refer to a system of indicators reflecting the 
development level of an organization. School is an organization in which management culture 
shows up attributes and capacities of the leader - the school principal. Shaping management 
culture is an important phase determining school quality since the culture in general and 
management culture in particular indicate the relationship between the principal and school’s 
stakeholders. Shaping management culture is to enhance capacities and performance of the 
principal which are considered the decisive factor on the education quality of the school in 
the current context.
Keywords: Culture, management culture, school quality

File đính kèm:

  • pdfvan_hoa_quan_ly_yeu_to_quyet_dinh_chat_luong_giao_duc_trong.pdf