Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh qua khảo sát thần Tích Đệ Tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng

Tam thế luân hồi, vu Vỉ Nhuế vu Vân Cát vu Nga Sơn, ngũ bách dư niên

quang thực lục.

(Một vế trong câu đối dâng Phủ Tiên Hương vào năm 1853 của Tổng đốc

Thanh Hóa Lê Hy Vĩnh; cũng được chép trong sách Cát thiên tam thế thực lục bản

in khắc gỗ năm 1913).

Sinh hóa suốt ba phen, trinh hiếu gương treo miền quận Bắc,

Tinh thần năm trăm lẻ, anh linh bóng rọi chốn thành Nam.

(Câu đối viết bằng chữ Nôm của Hội Đào Chi ở Huế khắc ở lăng mẫu Liễu

Hạnh tại Phủ Giầy - vào năm 1938, khi hội hoàn tất việc xây dựng lăng. Tương

truyền lăng mẫu có liên quan tới việc cầu tự của vua Bảo Đại triều Nguyễn).

pdf 36 trang yennguyen 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh qua khảo sát thần Tích Đệ Tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh qua khảo sát thần Tích Đệ Tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng

Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh qua khảo sát thần Tích Đệ Tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng
15Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
VỀ KẾT CẤU KÉP Ở TRUNG TÂM CỦA 
TRUYỀN THUYẾT HỆ THẦN LIỄU HẠNH QUA
KHẢO SÁT THẦN TÍCH ĐỆ TAM TIÊN CHÚA 
ĐƯỢC PHỤNG THỜ Ở NGA SƠN VÀ NGHĨA HƯNG
 Chu Xuân Giao*
Tam thế luân hồi, vu Vỉ Nhuế vu Vân Cát vu Nga Sơn, ngũ bách dư niên 
quang thực lục. 
(Một vế trong câu đối dâng Phủ Tiên Hương vào năm 1853 của Tổng đốc 
Thanh Hóa Lê Hy Vĩnh; cũng được chép trong sách Cát thiên tam thế thực lục bản 
in khắc gỗ năm 1913).
Sinh hóa suốt ba phen, trinh hiếu gương treo miền quận Bắc,
Tinh thần năm trăm lẻ, anh linh bóng rọi chốn thành Nam.
(Câu đối viết bằng chữ Nôm của Hội Đào Chi ở Huế khắc ở lăng mẫu Liễu 
Hạnh tại Phủ Giầy - vào năm 1938, khi hội hoàn tất việc xây dựng lăng. Tương 
truyền lăng mẫu có liên quan tới việc cầu tự của vua Bảo Đại triều Nguyễn).
Lời mở: Đi về giữa hai miền Nga Sơn và Nghĩa Hưng
Hai địa danh “Nga Sơn” (Thanh Hóa) và “Nghĩa Hưng” (Nam Định), trong 
các nghiên cứu mới gần đây, được chỉ ra là hai vùng đất cơ bản trong hệ thống 
truyền thuyết tam thế luân hồi (hay tam độ hóa sinh, tam thế giáng sinh) của Mẫu 
Liễu (Bà chúa Liễu Hạnh, chúa Liễu, công chúa Liễu Hạnh). Nghĩa Hưng 義興 là 
“phủ Nghĩa Hưng” thuộc trấn Sơn Nam (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay). Nga Sơn 
峩山 là “huyện Nga Sơn” thuộc phủ Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. 
Nghĩa Hưng ở vùng Sông Đáy, gắn với hai lần giáng sinh đầu trong truyền 
thuyết. Lần thứ nhất là xuống làng Vỉ Nhuế ở huyện Đại An (nay quen gọi là Phủ 
Nấp ở huyện Ý Yên). Lần thứ hai là xuống làng Vân Cát ở huyện Thiên Bản (nay 
quen gọi là Phủ Giầy/Dầy ở huyện Vụ Bản). Về mặt hành chính thì hai huyện Đại 
An và Thiên Bản vốn đều nằm trong cùng một phủ Nghĩa Hưng.(1) Nghĩa Hưng là 
một địa danh quen thuộc, thường xuất hiện trong dòng thơ quốc âm hay trong văn 
chầu liên quan đến sự tích Mẫu Liễu giáng trần, khi là “miền Nghĩa Hưng” (trong 
sách Cát thiên tam thế thực lục), khi là “phủ Nghĩa Hưng” hay “Nghĩa Hưng - 
Thiên Bản” (trong sách Chư vị văn chầu). (2) 
* Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
16 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
Còn Nga Sơn ở vùng Sông Lèn (một trong ba nhánh chính ở phía bắc của 
Sông Mã trước khi đổ ra biển (3)), dù gắn với lần giáng sinh thứ ba của thánh mẫu, 
thì ngày nay là một cái tên chưa quen, thậm chí có thể còn là xa lạ ngay cả với tín 
đồ của tín ngưỡng tứ phủ. Một cái tên đã bị lãng quên.
Nga Sơn là địa danh cấp huyện, vốn từng xuất hiện không ít lần trong cặp ba 
Vỉ Nhuế - Vân Cát - Nga Sơn trên hệ thống hoành phi câu đối do các văn nhân của 
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX dâng tiến đền phủ thuộc miền Nghĩa Hưng. Chẳng 
hạn, như thấy trong một lời đề từ của bài viết này, là ở câu đối dâng năm 1853 cho 
Phủ Tiên Hương của ông quan Lê Hy Vĩnh - lúc đó đương là Tổng đốc Thanh Hóa 
[Chu Xuân Giao 2010: 110-111, 128-129]. Còn địa danh trực tiếp, nơi giáng sinh, 
là làng/xã Tây Mỗ hay Tây Mụ 西姥 thuộc tổng Phi Lai huyện Nga Sơn (có khi là 
huyện Tống Sơn, do thay đổi địa lý) phủ Hà Trung trước đây. Tây Mỗ nay là thôn 
Bùi Sơn xã Hà Thái huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. Làng Tây Mỗ xưa và thôn 
Bùi Sơn ngày nay cũng như những nơi lưu dấu chân tích của Mẫu Liễu, vừa là một 
nơi phong cảnh hữu tình, có đồng ruộng màu mỡ được bao quanh bởi đồi núi thoai 
thoải và sông hồ lớn, lại vừa tiện giao thông (rất gần quốc lộ 1A và tuyến đường 
sắt bắc nam, chỉ cách huyện lỵ Hà Trung khoảng bốn cây số).(4)
Khởi phát từ gợi ý, rồi trở thành thôi thúc, của những tư liệu liên quan đan 
chéo nhau hiện còn thấy tại Nghĩa Hưng (ở cả Phủ Nấp với lần giáng sinh thứ nhất, 
và Phủ Giầy với lần giáng sinh thứ hai), chúng tôi bắt đầu đến Nga Sơn từ tháng 4 
năm 2011.(5) Thế rồi, kết quả điều tra điền dã tại làng Tây Mỗ vốn có ngôi Phủ Tây 
Mỗ (hay Phủ Mỗ) bề thế, và mở rộng ra cả vùng huyện Nga Sơn trước đây, lại đưa 
chúng tôi đi ngược ra Nghĩa Hưng. Qua tư liệu xác thực và nhiều cuộc phỏng vấn 
trực tiếp, lần đầu tiên, chúng tôi đã phát hiện ra mối liên đới đặc biệt giữa Phủ Tây 
Mỗ ở Nga Sơn với Phủ Giáp Ba ở Nghĩa Hưng. 
Phủ Giáp Ba thuộc xã Bảo Ngũ tổng Bảo Ngũ huyện Thiên Bản/Vụ Bản 
trước đây (nay thuộc xóm Phủ thôn Giáp Ba xã Quang Trung huyện Vụ Bản tỉnh 
Nam Định), vốn là một ngôi phủ lớn nằm ngay bên cạnh Phủ Giầy. Cuộc đời trần 
thế của thánh mẫu ở lần giáng sinh thứ ba, hay của Đệ tam tiên thánh Hoàng thị 
Quế Hoa công chúa (sau là Đệ tam ngọc nữ Quảng Cung Quế Anh phu nhân), gắn 
kết hai nơi cách xa như vậy lại với nhau: Tây Mỗ (Thanh Hóa) là nơi giáng sinh 
vào gia đình họ Hoàng; còn Giáp Ba (Nam Định) vừa là quê của phu quân mang họ 
Mai, vừa là nơi thánh mẫu hóa (vào ngày 9 tháng 3 âm lịch, đến nay còn lăng mộ). 
Đặc biệt, tuy từ rất lâu giữa hai bên không còn có giao lưu hay thông tin về nhau 
nữa, nhưng hiện tại, họ Hoàng ở Tây Mỗ và họ Mai ở Giáp Ba đều đang đồng thời 
lưu được hai cuốn phả chữ Hán có nội dung gần như khớp nhau (trong họ Hoàng ở 
Tây Mỗ có lưu truyền câu chuyện về họ này vốn gốc Mạc). Có lẽ chúng vốn cùng 
có chung một nguồn đầu tiên [Tư liệu Hán Nôm của dòng họ 1, 2, 3]. Vượt qua 
17Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
được binh hỏa của chiến tranh, nhưng vào thời kỳ bài trừ mê tín dị đoan, hai ngôi 
phủ lớn là Tây Mỗ và Giáp Ba đều đã bị hạ giải hầu như toàn bộ (cùng thời gian, 
Phủ Nấp ở Vỉ Nhuế gắn với lần giáng sinh đầu tiên thì bị san phẳng rồi đào thành 
ao cá của hợp tác xã). Thực trân quý là, sau bao nhiêu dâu bể, ngọc phả chữ Hán 
ở Tây Mỗ và Giáp Ba vẫn còn được lưu giữ tương đối nguyên vẹn. Thêm nữa, tại 
khuôn viên Phủ Giáp Ba đang được trùng tu tôn tạo, may mắn còn giữ được 3 tấm 
bia nguyên vật của thời Nguyễn góp phần làm rõ thêm về cuộc đời trần thế đi và 
về giữa hai miền Nga Sơn và Nghĩa Hưng của thánh mẫu. 
Ở ngay bên cạnh với Giáp Ba và Phủ Giáp Ba, vốn cùng tổng Bảo Ngũ trước 
đây và cùng trong xã Quang Trung huyện Vụ Bản ngày nay, là xóm Bất Di với Phủ 
Bất Di. Phủ Bất Di (một cách viết khác là “Bất Gi”), còn gọi là Phủ Dinh, bị phá 
hoại bởi chiến tranh từ thập niên 1950,(6) nay đang được kiến thiết lại. Một số tư 
liệu hiện còn giữ được của Phủ Bất Di (các đạo sắc nguyên vật vốn gửi một thời 
gian dài ở chùa Trúc, tư liệu do hương lý khai năm 1938) cho thấy, Bất Di cũng 
thờ vị thánh mẫu chung cho cả Phủ Tây Mỗ và Phủ Giáp Ba.
Vậy là, trong tư cách nhà nghiên cứu lần theo những dấu tích của thánh mẫu, 
vốn như thấy trong hành trạng cuộc đời trần thế của bà, chúng tôi đã đi và về giữa 
hai miền đất Nghĩa Hưng và Nga Sơn. 
Nghĩa Hưng ở đây, bây giờ không 
chỉ là Phủ Nấp và Phủ Giầy 
(Tiên Hương, Vân Cát), mà là cả 
Phủ Giáp Ba và Phủ Bất Di. Nói 
đúng hơn, với lần giáng sinh thứ 
ba, Phủ Giáp Ba cùng Phủ Bất Di 
và từ đường dòng họ Mai chính là 
ở vào vị trí trung tâm. Rút cục, cả 
ba lần giáng sinh của thánh mẫu 
trong truyền thuyết, đều trước sau 
gắn bó với miền đất Nghĩa Hưng 
(xem Lược đồ 1). 
Còn với Nga Sơn, như sẽ trình 
bày tiếp theo, Phủ Tây Mỗ và 
dòng họ Hoàng ở vào vị trí trung 
tâm. Ngoài ra, còn có những điểm 
có quan hệ xa gần trong dòng họ 
Hoàng hay quan hệ thờ tự khác, như gia đình họ Nguyễn Hoàng ở xóm Nga Châu 
(xã Hà Châu huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa), đền thánh mẫu ở Nga Châu,. 
Lược đồ 1 : Lược đồ về 3 nơi Mẫu Liễu giáng sinh 
theo truyền thuyết (1-Vỉ Nhuế, 2-Vân Cát, 3- Bảo Ngũ 
và Nga Sơn).(7)
18 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
Với mỗi đền phủ ở hai miền Nghĩa Hưng và Nga Sơn trong cuộc đời trần 
thế lần thứ ba của thánh mẫu, cần thiết có những nghiên cứu chuyên biệt. Ở đây, 
với cách nhìn tổng quan, lại do giới hạn về khuôn khổ, trình bày và phân tích của 
chúng tôi đối với các tư liệu mới dừng ở mức khái lược hay giới thiệu bước đầu. 
1. Ngọc phả trên giấy cùng tìm thấy ở cả Nga Sơn và Nghĩa Hưng
Ngôi đền cũ thờ thánh mẫu của làng Tây Mỗ, vốn được quen gọi là “đền Tây 
Mỗ” hay “Phủ Tây Mỗ” (hoặc “Phủ Mỗ”), đã bị hạ giải từ đầu thập niên 1960, hầu 
như không còn sót lại bất cứ di vật nào. 
Theo hồi cố của các lão niên, đền cũ là một tòa kiến trúc bề thế gồm ba cung 
nằm ở chân một ngọn núi nhỏ thuộc dãy núi Giăng Hạc thuộc phía tây của làng Tây 
Mỗ. Đền có tam quan uy nghi, nay trong dân vẫn còn truyền tụng câu ca: “Lên đền 
Tây Mỗ mà coi//Tam quan làm rõ thật là khéo tay”. Hai cung gồm Đệ nhị (cung 
Tứ phủ) và Đệ tam (cung Hội đồng) nằm ở phía trước, có treo nhiều mũ nón, đèn 
lồng, tàn lọng và kiệu gỗ. Cung Đệ nhất, tức cung cấm, nằm ở phía sau cùng, cách 
cung Đệ nhị khoảng 5m. Khoảng giữa hai cung này có trồng hoa, hai bên giải vũ 
có mái che. Trong cung cấm có tượng thánh mẫu bằng gỗ cỡ nhỏ (đại khái “bằng 
đứa con nít ba bốn tuổi”).(8)
Mấy chục năm nền đền cũ bị bỏ hoang, đôi khi một nhóm các bà các cô trong 
xóm ngoài làng đến lập một ban thờ lộ thiên với bát hương thì chẳng lâu sau đó 
cũng bị chính quyền sở tại đề nghị dọn đi. Mãi đến cuối thập niên 1990, được sự 
đồng ý của phía chính quyền, nhân dân địa phương mới có điều kiện bắt đầu triển 
khai việc tái thiết ngôi phủ trên một phần diện tích nền cũ. Từ năm 2004, ông Bùi 
Văn Ba (sinh năm 1960) và gia đình tới làm nhà bên cạnh đền, trở thành ngưởi thủ 
từ chính thức hiện tại.
Lần đầu tiên chúng tôi đến Phủ Tây Mỗ là vào hạ tuần tháng 4 năm 2011. Khi 
đó, chính điện của ngôi đền tái thiết được khánh thành vào năm 2003 (theo lời người 
thủ từ) còn là một tòa nhà gạch nhỏ gồm ba gian và hẹp lòng, có câu đầu ghi bằng 
chữ Hán là Cộng hòa xã hội Việt Nam ngũ thập thất tuế (Cộng hòa xã hội Việt Nam 
năm thứ 57). Tuy nhỏ, bài trí bên trong vẫn có gian tiền tế và gian hậu cung. Hậu 
cung gồm ba ban: ở giữa là Mẫu (thủ từ gọi là “Quỳnh Hoa công chúa”), bên phải 
là Phật Bà thiên thủ thiên nhãn, bên trái là Địa mẫu. Gian tiền tế có ban công đồng 
ở giữa, phải là ban chầu, trái là ban Đức Thánh Trần (xem Ảnh 1). Ngoài tòa chính 
điện, còn có một số hạng mục khác đang được triển khai (động sơn trang, các điểm 
thờ ngoài trời,). Từ cuối năm 2011, nhận được công đức của các nơi, đặc biệt là 
của một số gia đình đệ tử ở Hà Nội, chính điện tiếp tục được trùng tu, mở rộng.
Từ khi tòa chính điện của Phủ Tây Mỗ được tái thiết, nhân dân sở tại cũng đã 
khôi phục lại lễ rước kiệu từ Phủ về từ đường họ Hoàng trong thời gian giỗ thánh 
19Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
mẫu hàng năm (từ ngày 7 đến ngày 
10 tháng Ba âm lịch). 
Từ đường họ Hoàng còn được 
gọi là “nhà thờ Đệ tam thánh mẫu 
Hoàng tộc”, chỉ cách Phủ Tây Mỗ 
khoảng một cây số. Các vị cao 
niên trong dòng họ Hoàng cho 
biết, trước năm 1945, từ đường họ 
có quy mô tương đối lớn, thường 
xuyên đón tiếp khách thập phương 
đến từ các tỉnh thành cả nước 
(Huế, Nam Định, Hà Nội, Ninh 
Bình, Lạng Sơn,), nhộn nhịp nhất là vào dịp tháng Ba âm lịch. Từ đường có 
dành ba gian nhà khách làm chỗ nghỉ chân cho họ. Có nhiều đoàn tín đồ quen đến 
làm lễ ở từ đường họ Hoàng trước rồi mới sang Phủ Tây Mỗ. 
Qua dâu bể đổi thay, ngày hôm nay, từ đường họ Hoàng mới được xây cất lại 
sau một thời gian dài bị hư hại. Không có bất cứ tư liệu liên quan gì còn được lưu 
giữ. Gia phả họ Hoàng bằng Quốc ngữ hiện thấy chỉ là văn bản được viết ra trong 
thời gian gần đây, mà trọng tâm là thế thứ những đời hiện tại [Tư liệu Quốc ngữ của 
dòng họ 1]. Ban thờ chính ở bên trong từ đường, gồm bốn lớp mang tính tích hợp, 
có thể do hiện nay còn thiếu không gian bài trí. Tính từ dưới lên gồm các lớp sau: 1. 
Hạ ban thờ ngũ hổ và bạch xà; 2. Công đồng và bản đền (hai bát hương); 3. Thánh 
mẫu và hai vị hầu cận (ba bát hương); 4. Tổ họ Hoàng (một bát hương). Ở lớp thứ 
3, là lớp thờ Đệ tam thánh mẫu và hai vị hầu cận, có một bức ảnh màu một pho 
tượng nữ được ép plastic rồi lồng trong khung kính, trên bức ảnh có choàng một 
tấm lụa đỏ. Đó là ảnh mới được làm gần đây (xem Ảnh 2 và Ảnh 3). 
Như vậy, ở chính làng Tây Mỗ, gồm Phủ Tây Mỗ và từ đường họ Hoàng, hiện 
không còn bất cứ di vật hay tư liệu mang tính nguyên gốc nào liên quan đến hành 
trạng của Đệ tam thánh mẫu. Còn lại chỉ là những truyền ngôn không rõ ràng (có 
chứa nhiều điểm mâu thuẫn hay không khớp nhau giữa lời kể của các hậu duệ hay 
dân làng), và một ít tư liệu ghi chép sưu tầm mang tính cá nhân trong thời gian rất 
gần đây [Tư liệu Quốc ngữ ở địa phương 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9, 10, 11, 12]. 
Tuy vậy, trong truyền ngôn, vẫn có được những thông tin mang tính gợi ý 
quan trọng, mà nhờ đó, chúng tôi lần tìm ra những manh mối ở các nơi khác vốn 
có quan hệ sâu sắc với Tây Mỗ. Cụ thể là hai thông tin sau. Thứ nhất, các vị cao 
niên trong dòng họ Hoàng ở Tây Mỗ có nhắc đến làng Giáp Ba ở Nam Định khi 
kể các sự tích liên quan đến thánh mẫu. Đặc biệt còn cho biết, người làng Giáp Ba 
đã xây lăng cho thánh mẫu, và ngày xưa, người từ khu vực Giáp Ba vẫn thường 
Ảnh 1: Chính điện Phủ Tây Mỗ (tái thiết) ở thời điểm 
tháng 5 năm 2011.(9)
20 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
xuyên đến thăm từ đường họ Hoàng. Tuy nhiên, do một thời gian rất dài đã mất 
hoàn toàn giao lưu, nên người ta chỉ nhớ được duy nhất cái tên Giáp Ba, mà không 
biết làng ấy nằm ở đâu, thuộc xã nào huyện nào trước đây.(10) Thứ hai, có một 
nhánh họ Hoàng đã từ Tây Mỗ đi khai hoang và ở lại bên làng Nga Châu, hoặc 
“một ông thuộc ngành ông cả xuống lấy vợ ở Nga Châu”. Nga Châu là một làng 
thuộc xã Hà Châu cùng trong huyện Hà Trung ngày nay, cách Tây Mỗ khoảng hơn 
ba cây số. Quan trọng hơn cả là, khi chuyển đến Nga Châu, nhánh đó đã mang cả 
theo một tấm bia đá. Nội dung bia đá như thế nào thì không rõ, nhưng chắc có liên 
quan gì đó đến thánh mẫu. Người ở Tây Mỗ đã nhiều lần sang Nga Châu đề nghị 
cho chuyển lại về từ đường họ Hoàng hoặc Phủ Tây Mỗ, nhưng họ chưa đồng ý.
Nhờ có thông tin về bia đá nêu trên, và được dẫn đường bởi một người cháu 
trong họ Hoàng làng Tây Mỗ,(11) chúng tôi đã tìm được đến gia đình cụ Nguyễn 
Hoàng Thước (con trai là Nguyễn Hoàng Hồng)(12) ở làng Nga Châu. Tại đây, 
chúng tôi phát hiện một bia đá mang niên đại Nhâm Ngọ - Cảnh Hưng 23 (1762) 
hiện được bảo quản trong nhà bia dựng trước sân. Bia đá có tiêu đề Thùy huấn bi 
垂訓碑, trên có nhắc đến địa danh “Nga Sơn Tây Mỗ/Tây Mụ 峩山西姥”. Đặc biệt, 
ngoài tấm bia này, gia đình còn lưu giữ được một tư liệu Hán Nôm mang tiêu đề 
Hoàng tộc thừa sao Đệ tam tiên thánh sinh nhật mục lục phả 黄族承抄第三僊
聖生日目籙譜 [Tư liệu Hán Nôm của dòng họ 1]. Đây là tư liệu duy nhất còn lại 
ở Nga Sơn cho chúng ta biết những nét khái lược về hành trạng của Đệ tam tiên 
thánh vốn là người họ Hoàng ở Tây Mỗ.
Việc phát hiện Hoàng tộc thừa sao Đệ tam tiên thánh sinh nhật mục lục phả 
ở Nga Châu có ý nghĩa quan trọng. Trong cuốn phả này, có mấy chỗ nhắc đến thôn 
Giáp Ba xã Bảo Ngũ huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định như là nơi mà thánh mẫu đã 
tới cư trú một thời gian, rồi linh hóa. Chính nhờ vậy, từ Nga Châu ở Thanh Hóa, 
chúng tôi tiếp tục đến Giáp Ba ở Nam Định. 
Ảnh 2: Ban thờ chính bên trong từ đường (tái thiết) 
của họ Hoàng ở Tây Mỗ (5/2011). 
Ảnh 3: Ảnh thờ trên ban thờ chính trong 
từ đường họ Hoàng ở Tây Mỗ.
21Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
Sau một số lần trở đi trở lại Giáp Ba, chúng tôi được hậu duệ dòng họ Mai 
ở đây cho xem một số tư liệu Hán Nôm vốn được cất giữ ... i điểm ấn tống Cát thiên tam thế thực lục (1913)”, In trong Trung tâm Nghiên cứu và 
Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam - Ủy ban Nhân dân huyện Ý Yên tỉnh Nam Định 2010 
(Phủ Quảng Cung trong hệ thống Đạo Mẫu Việt Nam), pp. 90-153.
2. Chu Xuân Giao, 2010b, “Bổ túc tư liệu về thời điểm xuất hiện của Phủ Tây Hồ: Bàn về tính 
xác thực của sắc phong mang niên đại 1887 và hiệu chỉnh nội dung của nó”, Tạp chí Hán 
Nôm, số 6 (103), pp. 63-74.
3. Chu Xuân Giao, 2013, “Mẫu Liễu Thanh Sam: Bước đầu nghiên cứu về nhóm văn bản chép 
sự tích Liễu Hạnh công chúa xuất hiện từ thời Lý”, In trong sách Văn hóa thờ Nữ thần - Mẫu 
ở Việt Nam và châu Á: Bản sắc và giá trị (Hội Folklore châu Á, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo 
tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, 2013, Hà Nội, Nxb Thế giới), pp. 326 - 341.
4. Chu Xuân Giao - Phan Lan Hương, 2013, “Mẫu Liễu với sự kiện phát hiện ngọc phả bằng 
đồng ở đền Sòng năm 1939: Bối cảnh, nội dung và dư luận”, In trong Thông báo Văn hóa 
2011-2012 (Viện Nghiên cứu Văn hóa - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 2013, Hà 
Nội, Nxb Tri thức), pp.307-345.
5. Durand Maurice, 1959, Technique et Panthéon des Médiums Vietnamiens (Đồng) [Kỹ thuật 
và điện thờ của Đồng ở Việt Nam], Publications De L’école Française D’extrême-Orient, 
Volume XLV, École Française D’Extrême-Orient. 
6. Đỗ Huy Vinh (Vân Hoàng cư sĩ), 2001, Cát thiên tam thế thực lục (Ghi sự tích Phủ Quảng 
Cung Vỉ Nhuế - xã Yên Đồng, Bản phiên dịch theo quốc âm), Bản chế bản điện tử, Bản gốc 
lưu tại Phủ Nấp, 24 trang khổ B5.
7. Hoàng Dương Chương, 2012, “Những đóng góp của Khiếu Năng Tĩnh trong Tân biên Nam 
Định tỉnh địa dư chí lược”, In trong Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc 
Tử Giám 2012, pp.173-187.
8. Khiếu Năng Tĩnh (Dương Văn Vượng dịch), 1915, Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược, 
Phòng Địa chí - Thư mục Thư viện tỉnh Nam Đinh chỉnh lý và chế bản, File PDF của Thư 
viện tỉnh Nam Định gồm 168 trang.
47Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
9. Khuyết danh, 1940 (Bảo Đại 15), Vân Cát Lê gia ngọc phả 雲葛黎家玉譜, Sách chép tay gồm 
11 trang mang ký hiệu A.3181 hiện lưu tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
10. Khuyết danh, 1941, Vân Hương thánh mẫu thực lục tân biên, Imprimerie de Hanoi (85 Rue 
du Coton - Hanoi), Bìa sách ghi “1941” nhưng cũng lại ghi “Năm Bảo Đại thứ 14 - tháng 7” 
(tức tháng 7 năm 1939).
11. Khuyết danh (Hoàng Hồng Cẩm dịch), 1995, “Gia phả dòng họ Lê thôn Vân Cát xã An Thái 
huyện Thiên Bản trấn Sơn Nam Hạ”, Bản chế bản điện tử đóng vào phần “Phụ lục” trong 
Nguyễn Đình San 1995 (Việc phụng thờ Mẫu Liễu ở Phủ Giầy), pp.152-157 (là bản dịch 
tiếng Việt của tài liệu [9], tức cuốn Vân Cát Lê gia ngọc phả mang ký hiệu A.3181 lưu tại Thư 
viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm).
12. Khuyết danh (Lê Trung Tiến viễn tôn Lê tộc cẩn tấu), 2006, Sự tích Vân Hương thánh mẫu 
tam thế giáng sinh, Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin. 
13. Kiều Oánh Mậu, 1910, Tiên phả dịch lục 仙譜譯錄, In mộc bản, Bản hiện lưu tại Thư viện 
Quốc gia với ký hiệu R.289.
14. Lê Bá Thảo, 1977, Thiên nhiên Việt Nam, Hà Nội, Nxb Khoa học và kỹ thuật.
15. Lê Xuân Quang, Dương Văn Vượng, 1998, Tuyển câu đối (thờ) tỉnh Nam Định, Nam Định, 
Sở Văn hóa Thông tin Nam Định.
16. Mai Hồng, 2010, “Một dòng tộc từ đất Thạch Giản, Nga Sơn, Thanh Hóa tới đất Lang Miếu, 
Thịnh Hào, Đông Đô, Hà Nội”, In trong Mai Vân (Sưu tầm và biên soạn) 2010, pp.10-26.
17. Mai Vân (Sưu tầm và biên soạn), 2010, Thám hoa Mai Anh Tuấn, Hà Nội, Nxb Quân đội 
Nhân dân.
18. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), 2002, Đạo Mẫu ở Việt Nam, Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin.
19. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), 2004, Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người ở 
Việt Nam và châu Á, Hà Nội, Nxb Khoa học Xã hội.
20. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), 2007, Đạo Mẫu (The Mẫu Religion in Vietnam), Hà Nội, Nxb 
Khoa học Xã hội.
21. Ngô Đức Thịnh, 2009, Đạo Mẫu Việt Nam (Tập1), Hà Nội, Nxb Tôn giáo.
22. Ngô Đức Thịnh, 2010, Đạo Mẫu Việt Nam, Hà Nội, Nxb Tôn giáo.
23. Nguyễn Ôn Ngọc, 1893, Nam Định tỉnh địa dư chí mục lục, Phòng Địa chí Thư viện tỉnh Nam 
Định dịch và chế bản, File PDF của Thư viện tỉnh Nam Định gồm 113 trang.
24. Nxb Bản đồ, 2005, Tập bản đồ hành chính Việt Nam (Tập bản đồ hành chính 64 tỉnh, thành 
phố), Hà Nội, Nxb Bản đồ.
25. Phan Hồng Giang (Ban Tôn giáo chính quyền tỉnh Nam Định) phiên âm và dịch nghĩa, 2008, 
Cát thiên tam thế thập lục diễn âm, Bản chế bản điện tử, Bản gốc lưu tại Phủ Nấp, 24 trang 
khổ B5.
26. Quảng Cung Tiên Chúa linh từ, 1913, Cát thiên tam thế thực lục (Bản in khắc gỗ, 48 tờ/96 
trang, khổ 22x18) bản gốc lưu tại Phủ Nấp 葛天三世寔籙,南定義興大安嬀汭,廣宮仙主靈祠藏
板,皇南維新癸丑仲春奉鐫.
27. Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam - Ủy ban Nhân dân huyện 
Ý Yên tỉnh Nam Định, 2010, Phủ Quảng Cung trong hệ thống Đạo Mẫu Việt Nam, Hà Nội, 
Nxb Tôn giáo.
48 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
28. Tư liệu Hán Nôm của dòng họ 1, 1921 (sao chép), Hoàng tộc thừa sao Đệ tam tiên thánh 
sinh nhật mục lục phả 皇族承抄第三僊聖生日目籙譜 (bìa ngoài màu đỏ, bên trong có đoạn 
văn Phụng tán Đệ tam tiên chúa văn tịnh dẫn). Văn bản gồm 9 trang giấy dó bút lông khổ 
nhỏ hiện lưu tại gia đình cụ Nguyễn Hoàng Thước/Nguyễn Hoàng Hồng ở xóm Nga Châu 
xã Hà Châu huyện Hà Trung (bản gốc đã nát nhiều, bìa ngoài cũng đã nát, ở cuối có ghi tên 
người sao chép là Nguyễn Tất, sao năm Khải Định 6 tức năm 1921; xem và chụp tại gia đình 
ngày 8/5/2011).
29. Tư liệu Hán Nôm của dòng họ 2, Không rõ năm tháng sao chép, Đệ tam tiên chúa ngọc 
phả 第三僊主玉譜 (bên trong ghi Tam Giáp đệ tam vị tiên chúa ngọc phả). Văn bản gồm 
6 trang giấy dó bút lông khổ nhỏ hiện lưu tại nhà ông Mai Chính (trưởng chi hai họ Mai; 
ngụ tại đường Trần Huy Liệu, TP Nam Định; tình trạng văn bản khá tốt, xem và chụp ngày 
17/8/2011).
30. Tư liệu Hán Nôm của dòng họ 3, không rõ năm tháng sao chép, Phụng độc Đệ tam tiên chúa 
văn tịnh dẫn (bìa ngoài màu nâu). Văn bản gồm 18 trang giấy dó bút lông khổ nhỏ hiện lưu 
tại nhà ông Mai Chính (bản gốc đã hư hại nhưng vẫn đọc rõ các trang, đóng quyển bị lộn 
trang; xem và chụp ngày 17/8/2011).
31. Tư liệu Hán Nôm của dòng họ 4, không rõ năm tháng, Tập văn khấn của họ Nguyễn Hoàng 
ở Nga Châu xã Hà Châu huyện Hà Trung, gồm 7 trang chữ Hán viết xấu (tên tạm định, vì 
văn bản vốn không có tiêu đề, trong có nêu tên Liễu Hạnh Mã Vàng công chúa và tổ cô 
Hoàng thị Quế Hoa công chúa; bản gốc hiện lưu tại nhà cụ Nguyễn Hoàng Thước/Nguyễn 
Hoàng Hồng; xem và chụp ngày 8/5/2011).
32. Tư liệu Quốc ngữ của dòng họ 1, không rõ năm tháng, Hoàng tộc gia phả gồm 6 trang (Tư 
liệu viết tay trên giấy kẻ ô-ly vốn không đánh số trang, xem và chụp tại từ đường họ Hoàng 
ở thôn Tây Mỗ xã Hà Thái ngày 8/5/2011).
33. Tư liệu Quốc ngữ của dòng họ 2, 2007, Gia phả họ Mai gồm 50 trang tiếng Việt (Tư liệu viết 
tay vốn không đánh số trang, xem và chụp tại từ đường họ Hoàng ở thôn Tây Mỗ xã Hà Thái 
ngày 8/5/2011).
34. Tư liệu Quốc ngữ của dòng họ 3, không rõ năm tháng, “Trích lược gia phả chi họ Mai ở 
Thạch Giản Nga Sơn Thanh Hóa” (Mai Vân kính ghi chép). Tư liệu đánh máy gồm 3 trang 
khổ A4 (Bản gốc hiện lưu tại đền thờ Thám hoa Mai Anh Tuấn; xem và chụp ngày 11/6/2011).
35. Tư liệu Quốc ngữ của dòng họ 4, 1961 (sao lục), “Ngọc phả đức Đệ tam vị Tiên chúa làng 
Giáp Ba xã Bảo Ngũ Vụ Bản”. Tư liệu viết tay trên giấy kẻ ô-ly bằng mực tím gồm 4 trang 
khổ nhỏ hiện lưu tại nhà ông Mai Chính (bản gốc đã hư hại nhưng vẫn đọc khá rõ; cuối văn 
bản ghi thời gian sao lục là 2/10/1961; xem và chụp ngày 11/6/2011). 
36. Tư liệu Quốc ngữ của dòng họ 5, không rõ năm tháng, “Sự tích đức tiên chúa” (tên tạm 
định, do văn bản không mang tiêu đề). Tư liệu viết tay bằng bút bi trên giấy kẻ ô-ly gồm 20 
trang khổ nhỏ (bản gốc hiện lưu tại Phủ Tổ thuộc thôn Giáp Ba xã Quang Trung huyện Vụ 
Bản tỉnh Nam Định, gia đình bà Nguyễn Thị Nuôi - con là Mai Hữu Hồng; xem và chụp ngày 
17/8/2011).
37. Tư liệu Quốc ngữ ở địa phương 1, 2002, “Lược sử Thánh mẫu Liễu Hạnh công chúa” (Tư 
liệu viết tay gồm 4 trang trong sổ tay của ông Vũ Chương ở xã Hà Thái huyện Hà Trung, 
xem và chụp ngày 7/5/2011).
49Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
38. Tư liệu Quốc ngữ ở địa phương 2, 2002, “Văn thánh mẫu đại vương Bà Liễu Hạnh” (Tư liệu 
viết tay gồm 2 trang trong sổ tay của ông Vũ Chương ở xã Hà Thái huyện Hà Trung, xem và 
chụp ngày 7/5/2011).
39. Tư liệu Quốc ngữ ở địa phương 3, 2002, “Vân Cát thần nữ” (Tư liệu viết tay gồm 4 trang 
trong sổ tay của ông Vũ Chương ở xã Hà Thái huyện Hà Trung, xem và chụp ngày 7/5/2011).
40. Tài liệu Quốc ngữ ở địa phương 4, 2007, Sưu tầm (Người viết là Vũ Năng Tổng, người chịu 
trách nhiệm là Vũ Chương). Tư liệu viết tay trên giấy khổ A4 gồm 16 trang ghi ngày tháng 
và nơi biên soạn là “Tây Mỗ ngày 1 tháng 12.2007”, bản gốc hiện lưu ở Hội Người cao tuổi 
và Ban Văn hóa xã Hà Thái.
41. Tài liệu Quốc ngữ ở địa phương 5, Phủ Mỗ nơi thờ Đệ tam thiên tiên Hoàng thị Quế Hoa 
công chúa (Vũ Thị Hường, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa biên soạn). Tài 
liệu chế bản trên giấy khổ A4 gồm 30 trang (nhận một bản sao vào ngày 7/5/2011 từ Ủy ban 
Nhân dân xã Hà Thái).
42. Tư liệu Quốc ngữ ở địa phương 6, 2003, Sự tích Thành hoàng Thánh mẫu có công làng 
Nga Châu thờ (Ban sưu tầm biên tập làng Nga Châu xã Hà Châu, Phạm Tuấn - Ban Quản 
lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa). Tài liệu chế bản điện tử trên giấy khổ A4 gồm 8 trang 
có đóng dấu xác nhận và dấu giáp lai của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Thanh Hóa.
43. Tư liệu Quốc ngữ ở địa phương 7, 2006, Sự tích đền Thánh mẫu Nga Châu năm Bính Tuất 
2006 (Phạm Xuân Thuế trưởng ban, Lê Hữu Căn sưu tầm biên soạn), Tài liệu chế bản điện 
tử trên giấy khổ A4 gồm 13 trang. 
44. Tư liệu Quốc ngữ ở địa phương 8, không rõ năm tháng, “Lược sử Thánh mẫu Liễu Hạnh 
công chúa”. Ghi chép cá nhân gồm 3 trang viết tay của bà Nguyễn Thị Đỗ ở Tây Mỗ (xem 
và chụp ngày 8/5/2011 tại từ đường họ Hoàng thôn Tây Mỗ xã Hà Thái).
45. Tư liệu Quốc ngữ ở địa phương 9, không rõ năm tháng, “Vân Cát thần nữ, Văn hóa dân 
gian, Bà chúa Liễu Hạnh”. Ghi chép cá nhân gồm 2 trang viết tay của bà Nguyễn Thị Đỗ ở 
Tây Mỗ (xem và chụp ngày 8/5/2011 tại từ đường họ Hoàng thôn Tây Mỗ xã Hà Thái).
46. Tư liệu Quốc ngữ ở địa phương 10, 1996-2004, Văn Nôm gồm 66 trang. (Ghi chép cá nhân 
viết tay trên giấy kẻ ô-ly của bà Lê Thị Nông vốn không đánh số trang, ghi dần từ năm 1996 
đến năm 2004, xem và chụp ngày 8/5/2011 tại từ đường họ Hoàng thôn Tây Mỗ xã Hà Thái). 
47. Tư liệu Quốc ngữ ở địa phương 11, không rõ năm tháng, “Vân Cát thần nữ”. Ghi chép gồm 
4 trang trong sổ tay của ông Lê Văn Thát ở thôn Tây Mỗ/Bùi Sơn xã Hà Thái (xem và chụp 
ngày 7/5/2011 tại khuôn viên Phủ Tây Mỗ).
48. Tư liệu Quốc ngữ ở địa phương 12, “Lễ kỵ Mẫu”. Ghi chép gồm 3 trang trong sổ tay của ông Lê 
Văn Thát ở thôn Tây Mỗ xã Hà Thái (xem và chụp ngày 7/5/2011 tại khuôn viên Phủ Tây Mỗ).
49. Tư liệu Quốc ngữ ở địa phương 13, 2005, Phủ Bất Di thần tích Quảng Cung tiên chúa Quế 
Anh. Văn bản chế bản điện tử gồm 9 trang khổ nhỏ và 2 trang khổ to hiện lưu tại Ban Quản 
lý Phủ Bất Di xã Quang Trung huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định (ngoài bìa có xác nhận bằng 
chữ ký và con dấu của Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc 
về việc đã nhận văn bản thần tích có tên nêu trên, đề ngày 15/6/2005; xem và chụp ngày 
25/6/2011).
50. Tư liệu Viện Thông tin Khoa học Xã hội 1, “Thần tích Thần sắc thôn Giáp Ba làng Bảo Ngũ 
tổng Bảo Ngũ huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định”. Tư liệu mang ký hiệu TTTS 6900 (bên trong 
đánh số trang bằng bút mực từ 822-849) có phần trên là Quốc ngữ và phần dưới là chữ Hán.
50 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
51. Tư liệu Viện Thông tin Khoa học Xã hội 2, “Thần tích Thần sắc làng Bất Gi tổng Bảo Ngũ 
huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định”. Tư liệu mang ký hiệu TTTS 6896 (bên trong đánh số trang 
bằng bút mực) có phần trên là Quốc ngữ và phần dưới là chữ Hán.
52. Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm 1, Thanh Hoa chư thần lục 清華諸神錄, 382 
trang, Bản sao năm Thành Thái 15 (1903), ký hiệu VHv.1290. 
TÓM TẮT
 Trong những năm gần đây, bằng việc phát hiện trở lại cuốn sách Cát thiên tam thế thực 
lục khắc in năm 1913 và những di văn liên quan ở Phủ Nấp (Vỉ Nhuế) huyện Ý Yên tỉnh Nam 
Định - một ngôi đền cách Phủ Giầy khoảng mười cây số - giới nghiên cứu đang chú ý đến hệ 
thống truyền thuyết tam thế luân hồi hay tam thế giáng sinh của Mẫu Liễu. Trong hệ thống này, 
lần giáng sinh thứ nhất của Mẫu Liễu được xem là ở Vỉ Nhuế (Phủ Nấp), lần thứ hai mới là Vân 
Cát (Phủ Giầy), và lần thứ ba là Tây Mỗ (Nga Sơn). Cần nhấn mạnh rằng, đây là hệ thống khác 
với hệ thống vốn quen biết lâu nay trong học giới gắn chặt với tác phẩm Vân Cát thần nữ truyện 
của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. 
 Tiếp nối những nghiên cứu về lần giáng sinh thứ nhất ở Vỉ Nhuế, bài viết này lần đầu tiên 
công bố kết quả khảo sát điền dã về lần giáng sinh thứ ba ở Nga Sơn. Sau khi tổng hợp, giám 
định, và phân tích tư liệu văn bản thu thập được từ thực địa ở Thanh Hóa và Nam Định, bài viết 
đưa tới hai điểm mang tính lý luận như sau. Một là, đề xuất thuật ngữ “tổ hợp thần Liễu Hạnh” 
hay “hệ thần Liễu Hạnh”. Hai là, luận giải về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần 
Liễu Hạnh. Hiện tại, do tính kết cấu kép ở trung tâm, chúng tôi nhận thấy rằng, Đệ tam tiên chúa 
(tức Quế Hoa công chúa, sau thành Quế Anh phu nhân) có xuất thân ở vùng Nga Sơn (Thanh 
Hóa) đồng thời vừa là vị tiên chúa thứ ba (trong bộ ba vị tiên chúa), lại vừa là lần giáng sinh thứ 
ba của chính Liễu Hạnh.
ABSTRACT
ON DUAL STRUCTURE IN THE CENTERS OF THE LEGEND OF THE “SYSTEM OF 
GODDESS LIỄU HẠNH”: ABOUT THE SURVEY OF LEGENDS ON THE THIRD GODDESS 
WORSHIPPED IN NGA SƠN AND NGHĨA HƯNG
In recent years, on rediscovering the book Cát thiên tam thế thực lục engraved in 1913 
and related writings at Phủ Nấp temple (Vỉ Nhuế), Ý Yên district, Nam Định Province, about ten 
kilometers from Phủ Giầy temple, researchers are paying attention to the system of tam thế luân 
hồi (three cycles of samsara) or tam thế giáng sinh (three times of birth). In this system, the first 
birth of Mother Goddess Liễu Hạnh is said to be in Vỉ Nhuế (Phủ Nấp temple), the second is in 
Vân Cát (Phủ Giầy temple), and the third is in Tây Mỗ (Nga Sơn). It should be emphasized that 
this system is different from that of the story Vân Cát thần nữ truyện by Đoàn Thị Điểm.
Following closely studies on the first birth of Liễu Hạnh in Vỉ Nhuế, this article first publicize 
the results of the field survey on her third birth in Nga Sơn. After synthesizing, surveying, and 
analyzing documents collected from field trips in Thanh Hóa and Nam Định, the article presents 
two theoretical arguments; firstly, the term “group of Goddess Liễu Hạnh” or “system of Goddess 
Liễu Hạnh”; secondly, the interpretation of dual structure in the core of the legend of the “system 
of Goddess Liễu Hạnh”. At present, due to the dual structure, we find that The Third goddess 
(Princess Quế Hoa, then Lady Quế Anh) who came from Nga Sơn (Thanh Hóa Province) was the 
third goddess (in the triad of Goddesses) and also the third birth of Goddess Liễu Hạnh herself.

File đính kèm:

  • pdfve_ket_cau_kep_o_trung_tam_cua_truyen_thuyet_he_than_lieu_ha.pdf