Xây dựng hệ thống tái sinh bạch đàn Urô (Eucalyptus urophylla S.T. Blake) từ mô sẹo phục vụ chọn dòng tế bào
TÓM TẮT Tái sinh bạch đàn thông qua tạo đa chồi trực tiếp từ mô sẹo đã được xây dựng thành công. Kết quả cho thấy, dùng đoạn thân mầm 8 -10 ngày tuổi nuôi trên môi trường khoáng MS bổ sung 0,4 mg/l NAA, 0,2 mg/l IBA, 0,2 mg/l BAP, 100 ml/l nước dừa, 20 g/l sucrose, 7 g/l agar, nuôi trong tối 2 tuần, sau đó chuyển ra nuôi sáng với cường độ ánh sáng 2000 lux cho tỉ lệ tạo mô sẹo 97,8%. Tái sinh đa chồi trực tiếp từ mô sẹo trên môi trường khoáng MS bổ sung 0,6 mg/l BAP, 0,1 mg/l Kinetin, 0,3 mg/l NAA, 100 ml/l nước dừa, 20 g/l sucrose, 7 g/l agar, nuôi dưới ánh đèn neon 2000 lux cho tỷ lệ tái sinh chồi đạt 71,8% và số chồi trung bình/mẫu đạt 8,5 sau 4 tuần nuôi cấy. Kích thích ra rễ tạo cây hoàn chỉnh trên môi trường khoáng cơ bản MS bổ sung 0,3 mg/l NAA, 0,2 mg/l IBA, 20 g/l sucrose,7 g/l agar, tỷ lệ ra rễ đạt 92.4%. Cây hoàn chỉnh được chuyển ra trồng trong bầu đất với thành phần ruột bầu là đất, cát sạch (1:1), tỷ lệ sống đạt 89%. Hệ thống tái sinh cây bạch đàn hiệu suất cao có thể áp dụng trong tạo giống bạch đàn bằng phương pháp chọn dòng tế bào mang biến dị soma có khả năng chịu mặn
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng hệ thống tái sinh bạch đàn Urô (Eucalyptus urophylla S.T. Blake) từ mô sẹo phục vụ chọn dòng tế bào
Công nghệ sinh học & Giống cây trồng 26 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 XÂY DỰNG HỆ THỐNG TÁI SINH BẠCH ĐÀN URÔ (Eucalyptus urophylla S.T. Blake) TỪ MÔ SẸO PHỤC VỤ CHỌN DÒNG TẾ BÀO Nguyễn Thị Hường1, Nguyễn Văn Việt2 1,2Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Tái sinh bạch đàn thông qua tạo đa chồi trực tiếp từ mô sẹo đã được xây dựng thành công. Kết quả cho thấy, dùng đoạn thân mầm 8 -10 ngày tuổi nuôi trên môi trường khoáng MS bổ sung 0,4 mg/l NAA, 0,2 mg/l IBA, 0,2 mg/l BAP, 100 ml/l nước dừa, 20 g/l sucrose, 7 g/l agar, nuôi trong tối 2 tuần, sau đó chuyển ra nuôi sáng với cường độ ánh sáng 2000 lux cho tỉ lệ tạo mô sẹo 97,8%. Tái sinh đa chồi trực tiếp từ mô sẹo trên môi trường khoáng MS bổ sung 0,6 mg/l BAP, 0,1 mg/l Kinetin, 0,3 mg/l NAA, 100 ml/l nước dừa, 20 g/l sucrose, 7 g/l agar, nuôi dưới ánh đèn neon 2000 lux cho tỷ lệ tái sinh chồi đạt 71,8% và số chồi trung bình/mẫu đạt 8,5 sau 4 tuần nuôi cấy. Kích thích ra rễ tạo cây hoàn chỉnh trên môi trường khoáng cơ bản MS bổ sung 0,3 mg/l NAA, 0,2 mg/l IBA, 20 g/l sucrose,7 g/l agar, tỷ lệ ra rễ đạt 92.4%. Cây hoàn chỉnh được chuyển ra trồng trong bầu đất với thành phần ruột bầu là đất, cát sạch (1:1), tỷ lệ sống đạt 89%. Hệ thống tái sinh cây bạch đàn hiệu suất cao có thể áp dụng trong tạo giống bạch đàn bằng phương pháp chọn dòng tế bào mang biến dị soma có khả năng chịu mặn. Từ khóa: Bạch đàn Urô, đa chồi, đoạn thân mầm, mảnh lá mầm, mô sẹo, tái sinh. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là quốc gia giáp biển với bờ biển dài và thảm thực vật phong phú. Trước áp lực của sự biến đổi khí hậu, các giống cây bản địa ngày càng bị thu hẹp diện tích sống do tình trạng nước biển dâng. Vì vậy, các nhà khoa học đang hướng đến giải pháp tạo ra một số loài cây có thể sống và sinh trưởng tốt trên những khu vực có điều kiện khí hậu bất thuận như nóng, lạnh, hạn hoặc những vùng đất bị nhiễm phèn, mặn. Bạch đàn (Eucalyptus) là cây gỗ cứng quan trọng, có nguồn gốc từ Úc. Bạch đàn được trồng rừng với diện tích lớn và phổ biến nhất, ước tính khoảng 20 triệu ha trên toàn thế giới, đặc biệt trồng nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Mỹ và Đông Nam Á (FAO, 2000). Các chi bạch đàn gồm hơn 700 loài và các giống lai, nhiều loài có giá trị kinh tế cao như loài E. Camaldulensis, E. grandis, E. globulus, E. urophylla và giống bạch đàn lai là các loài đang được gây trồng rừng chủ yếu. Trong những năm gần đây, công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã ra đời và đang không ngừng phát triển, thu được rất nhiều những thành tựu nổi bật, có vị trí quan trọng trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là có thể tạo được số lượng cây con lớn trong thời gian ngắn, giữ được đặc tính di truyền ổn định, đồng đều về kiểu hình, các cá thể phát triển bình thường, khỏe mạnh (Lê Trần Bình và cộng sự, 1997). Tái sinh cụm chồi in vitro trực tiếp từ mô sẹo đã và đang được nghiên cứu mạnh nhằm phục vụ cho công tác nhân giống, chọn tạo giống cây trồng nông lâm nghiệp (Dương Tấn Nhựt và cộng sự, 2007). Đây là kỹ thuật giúp điều khiển sự phát sinh hình thái của thực vật một cách có định hướng dựa vào sự phân hóa và phản phân hóa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật nhằm tạo ra cây hoàn chỉnh từ vật liệu in vitro. Quy trình tái sinh một số loài bạch đàn cũng đã được báo cáo: Bandyopadhyay và cộng sự (1999) đã tái sinh thành công loài bạch đàn E. nitens và E. globules từ thân mầm; Cid và cộng sự (1999) tái sinh thành công loài bạch đàn lai E. grandis x E. urophylla từ vật liệu lá mầm; Dibax và cộng sự (2010) tái sinh loài bạch đàn E. cammaldulensis từ mảnh lá mầm; Huang và Công nghệ sinh học & Giống cây trồng 27TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 cộng sự (2010) cũng báo cáo tái sinh thành công loài bạch đàn Eucalyptus urophylla từ đỉnh thân mầm. Cho đến nay, nhiều loài bạch đàn đã được nghiên cứu tái sinh thành công thông qua tạo đa chồi hoặc phôi soma. Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu thu được cho thấy ở mỗi loài bạch đàn, thậm chí ở các dòng trong cùng một loài thì khả năng tái sinh có thể khác nhau (Alves và cộng sự, 2004; Dibax và cộng sự, 2005; Hajari và cộng sự, 2006). Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học về xây dựng hệ thống tái sinh thông qua tạo đa chồi trực tiếp từ mô sẹo có nguồn gốc khác nhau đạt hiệu quả cao phục vụ cho công tác tạo giống cây trồng có khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Hạt giống và vật liệu cành bánh tẻ Bạch đàn Urô (Eucalyptus urophylla) được cung cấp từ Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy tại xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu chung Bố trí thí nghiệm theo phương pháp sinh học thực nghiệm, lặp lại 3 lần, mỗi lần lặp lại có dung lượng mẫu lớn (n ≥ 30), kết quả là giá trị trung bình của các lần lặp, khử trùng môi trường nuôi cấy ở nhiệt độ 1180C, áp suất 1 atm, môi trường có pH = 5,8. Cường độ chiếu sáng 2.000 – 3.000 lux, nhiệt độ phòng nuôi 24 ± 20C. 2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1: Tạo mẫu sạch và tái sinh chồi in vitro Hạt bạch đàn đã được tuyển lựa theo tiêu chuẩn TCVN 5378:1991 về hạt giống lâm nghiệp; mẫu cành bánh tẻ được cắt từ những cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, mỗi đoạn cành có chiều dài 20 - 30 cm, đường kính 0,2 – 0,3 cm, loại bỏ phần quá non. Tiếp theo, mẫu được làm sạch bằng xà phòng loãng (10%) sau đó sát khuẩn bề mặt bằng ethanol 70% trong 1 phút. Khử trùng mẫu bằng Javen 6% với các thời gian khác nhau (3 - 11 phút). Sau khi khử trùng, mẫu được cấy trên môi trường khoáng cơ bản MS bổ sung 20 g/l sucrose, 7 g/l agar để tái sinh chồi in vitro. Thí nghiệm 2: Cảm ứng tạo mô sẹo từ các vật liệu khác nhau Khi hạt nảy mầm tạo thành cây, mẫu cành đã tái sinh chồi non. Thu nhận cây mầm, lá mầm và chồi non, sau đó cắt mẫu thành các mảnh nhỏ (cắt lá thành mảnh nhỏ 0,5 cm2; cắt thân mầm thành đoạn 0,5 cm) và nuôi cấy trên môi trường khoáng cơ bản MS bổ sung (0,2 – 1,2 mg/l) NAA, (0,2 - 0,3 mg/l) IBA, (0,1 – 0,6 mg/l) BAP, 100 ml/l nước dừa, 20 g/l sucrose, 7 g/l agar, nuôi tối hai tuần sau đó chuyển ra nuôi sáng. Thí nghiệm 3: Tái sinh chồi trực tiếp từ mô sẹo Mô sẹo được tạo ra từ các vật liệu khác nhau được nuôi cấy trên môi trường khoáng cơ bản MS bổ sung (0,2 – 1,2 mg/l) BAP, (0,1 - 0,2 mg/l) Kinetin, (0,1 – 0,6 mg/l) NAA, 100ml/l nước dừa, 20 g/l sucrose, 7 g/l agar. Thí nghiệm 4: Kích thích ra rễ tạo cây hoàn chỉnh Cắt chồi hữu hiệu (cao 2 – 2,5 cm) nuôi trên môi trường khoáng cơ bản MS bổ sung 0,5 mg/l NAA, 0,2 mg/l IBA, 20 g/l sucrose và 7 g/l agar. 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học ứng dụng các phần mềm đã lập trình trên máy tính điện tử như Excel và SPSS. 2.3. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào, Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp - Trường Đại học Lâm nghiệp. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tạo mẫu sạch và tái sinh chồi in vitro Mẫu hạt bạch đàn sau khi được làm sạch Công nghệ sinh học & Giống cây trồng 28 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 được khử trùng bằng dung dịch javen 6% với 5 công thức thí nghiệm bố trí khác nhau về thời gian. Sau 20 ngày nuôi cấy trên môi trường nuôi cấy khởi đầu, kết quả được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Kết quả tạo mẫu sạch và khả năng tái sinh chồi Công thức khử trùng Mẫu hạt Mẫu cành bánh tẻ Tỷ lệ mẫu sạch (%) Tỷ lệ nảy mầm (%) Tỷ lệ mẫu sạch (%) Tỷ lệ mẫu tái sinh (%) KT1 = 3 ’ 35,6 30,0 5,7 5,5 KT2 = 5 ’ 90,6 82,8 17,3 16,8 KT3= 7 ’ 95,0 61,1 33,7 31,4 KT4 = 9 ’ 96,7 57,2 47,7 18,9 KT5 = 11 ’ 99,4 15,6 71,3 17,8 Ftính = 8,48 > F0,05 = 5,99 Ftính = 9,02 > F0,05 = 5,99 Kết quả cho thấy (bảng 1), tỷ lệ mẫu sạch từ vật liệu hạt đạt 35,6 - 99,4%; từ vật liệu cành đạt 5,7 - 71,3%. Khả năng tái sinh chồi từ các công thức khử trùng cũng khác nhau đáng kể, từ vật liệu hạt và cành non có tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất lần lượt là 82,8 và 31,4%. Như vậy, từ các nguồn vật liệu khác nhau đã cho kết quả sai khác rõ rệt ở các công thưc khử trùng, với thời gian khử trùng càng dài thì tỷ lệ tạo mẫu sạch càng cao, nhưng khả năng tái sinh chồi càng giảm. Điều này cũng có thể giải thích rằng dung dịch javen 6% là một loại hóa chất dùng để khử trùng làm sạch mẫu nhưng lại có tính độc đối với tế bào thực vật, nếu khử trùng thời gian dài thì hóa chất sẽ ngấm vào mô của tế bào thực vật gây độc cho phôi và làm cho phôi bị chết. Do vậy, trong thí nghiệm này đã lựa chọn công thức khử trùng đối với vật liệu hạt bạch đàn là KT2 = 5 phút, vật liệu là cành non là KT3 = 7 phút cho hiệu quả tái sinh cao nhất. Kết quả phân tích phương cũng cho thấy Ftính (vật liệu hạt) > F0,05; Ftính (vật liệu cành) > F0,05, tức là thời gian khử trùng khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tạo mẫu sạch và khả năng tái sinh chồi. 3.2. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến hiệu quả tạo mô sẹo Trong giai đoạn cảm ứng tạo mô sẹo, môi trường dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đến khả năng hình thành các khối mô sẹo, đặc biệt là chất điều hòa sinh trưởng. Các nghiên cứu cho thấy, auxin và cytokinin là hai nhóm chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng lớn nhất, lượng chất điều hòa sinh trưởng bổ sung đối với vật liệu nghiên cứu là lá thường cao hơn so với thân. Các mẫu mô sẹo có chất lượng tốt là những khối mô sẹo cứng, màu nâu đỏ, không bị nhiễm, phát triển tốt. Các thí nghiệm tiến hành dưới đây sẽ giúp tìm ra nồng độ NAA, IBA, BAP phù hợp cho việc cảm ứng hình thành mô sẹo. 3.2.1. Tạo mô sự từ vật liệu đoạn thân mầm Kết quả thí nghiệm về ảnh hưởng của tổ hợp chất điều hòa sinh trưởng NAA, IBA, BAP đến khả năng cảm ứng tạo mô sẹo của đoạn thân sau 4 tuần nuôi cấy được thể hiện ở bảng 2. Công nghệ sinh học & Giống cây trồng 29TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 Bảng 2. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tạo mô sẹo từ đoạn thân mầm CTTN Chất ĐHST (mg/l) Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo (%) Đặc điểm mô sẹo Chất lượng mô sẹo NAA IBA BAP ĐC 0 0 0 7,6 - + TM1 0,2 0,2 0,1 67,8 xốp + TM2 0,4 0,2 0,2 97,8 cứng +++ TM3 0,6 0,2 0,3 83,3 cứng +++ TM4 0,8 0,3 0,4 82,2 cứng +++ TM5 1,0 0,3 0,5 80,0 xốp ++ TM6 1,2 0,3 0,6 74,4 xốp + Ftính = 19,37 > F0,05 = 4,60 Ghi chú: +: mô sẹo có mầu nâu nhạt, kính thước khối mô sẹo nhỏ (đường kính <1 cm) ; ++: mô sẹo có mầu trắng, kích thước trung bình (1 cm); +++: mô sẹo có mầu hồng nhạt, kích thước lớn (>1 cm); ++++: mô sẹo có mầu hồng, kích thước lớn (>1 cm). Từ kết quả của bảng 2 cho thấy, khi bổ sung chất điều hòa sinh trưởng vào môi trường nuôi cấy, khả năng tạo mô sẹo từ vật liệu là đoạn thân khá tốt, tất cả các công thức đều cho tỷ lệ mô sẹo cao hơn so với công thức đối chứng. Ở công thức không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng, không có mẫu nào tạo được mô sẹo. Khi bổ sung chất điều hòa sinh trưởng có nồng độ từ (0,2 – 1,2 mg/l) NAA; (0,2 - 0,3 mg/l) IBA và (0,1 – 0,6 mg/l) BAP, khả năng cảm ứng tạo mô sẹo có sự thay đổi rõ rệt, chất lượng mô sẹo cũng có sự khác nhau, tỷ lệ tạo mô sẹo cao nhất đạt 97,8% (hình 1a, b, c) ở công thức TM2, khi nồng độ chất điều hòa sinh trưởng tiếp tục tăng, tỷ lệ tạo mô sẹo có xu hướng giảm dần còn 74,4% (TM6), cùng với đó là chất lượng mẫu mô sẹo cũng suy giảm. Như vậy, công thức môi trường TM2 có thành phần gồm môi trường khoáng cơ bản MS bổ sung 0,4 mg/l NAA, 0,2 mg/l IBA, 0,2 mg/l BAP, 100 ml/l nước dừa, 20 g/l sucrose, 7 g/l agar cho tỷ lệ tạo mô sẹo cao nhất và chất lượng mô sẹo tốt. Kết quả phân tích phương sai cho thấy Ftính > F0,05, chứng tỏ môi trường nuôi cấy có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực vật khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tạo mô sẹo từ đoạn thân mầm. 3.2.2. Tạo mô sẹo từ mảnh lá mầm Tế bào thuộc các mô hoặc các cơ quan đã phân hóa của các cây song tử diệp thường phản phân hóa dưới tác động của auxin (riêng rẽ hay kết hợp với một cytokinin) để cho ra mô sẹo (Lê Hồng Giang và cộng sự, 2010). Trong thí nghiệm này, chúng tôi nghiên cứu sự ảnh hưởng của tổ hợp NAA, IBA và BAP có nồng độ khác nhau đến khả năng cảm ứng tạo mô sẹo của mảnh lá mầm. Sau 4 tuần nuôi cấy, kết quả được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tạo mô sẹo từ mảnh lá CTTN Chất ĐHST (mg/l) Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo (%) Đặc điểm mô sẹo Chất lượng mô sẹo NAA IBA BAP ĐC 0 0 0 3,4 - - LM1 0,2 0,2 0,1 83,3 xốp ++ LM2 0,4 0,2 0,2 80,0 cứng +++ LM3 0,6 0,2 0,3 94,4 cứng +++ LM4 0,8 0,3 0,4 68,9 cứng +++ LM5 1,0 0,3 0,5 38,9 Xốp ++ LM6 1,2 0,3 0,6 30,0 xốp + Ftính = 7,90 > F0,05 = 4,61 Ghi chú: +: mô sẹo có mầu nâu nhạt, đường kính khối mô sẹo nhỏ (<1 cm) ; ++: mô sẹo có mầu trắng, đường kính trung bình (1 cm); +++: mô sẹo có mầu hồng nhạt, kích thước lớn (>1 cm) Công nghệ sinh học & Giống cây trồng 30 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 Qua kết quả bảng 3 cho thấy, tỷ lệ tạo mô sẹo của các công thức thí nghiệm bổ sung chất điều hòa sinh trưởng có nồng độ khác nhau đã cho kết quả khác nhau tương đối rõ rệt. Ở công thức đối chứng không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng, mẫu tạo mô sẹo rất kém, ở các công thức thí nghiệm có nồng độ chất điều hòa sinh trưởng tăng dần (0,2 – 1,2 mg/l) NAA; (0,2 – 0,3 mg/l) IBA; (0,1 - 0,6 mg/l) BAP. Kết quả cho thấy rất khác nhau, trong đó tỷ lệ tạo mô sẹo tăng dần từ công thức LM1 (83,3%) đến công thức LM3 (94,4%), tiếp tục tăng nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thì tỷ lệ tạo mô sẹo giảm đi rõ rệt, tỷ lệ thấp nhất ở công thức LM6 (30%), như vậy có thể nói chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng lớn đến khả năng tạo mô sẹo, đặc biệt nồng độ cao có thể gây ức chế quá trình hình thành mô sẹo. Thí nghiệm này, đã chọn được công thức phù hợp cho tạo mô sẹo từ vật liệu mảnh lá mầm là LM3 (với môi trường khoáng cơ bản MS bổ sung 0,6 mg/l NAA, 0,2 mg/l IBA, 0,3 mg/l BAP, 100 ml/l nước dừa, 30 g/l sucrose, 7 g/l agar), cho hiệu quả cao về tỷ lệ tạo mô sẹo đạt 94,4% (hình 1d, e), chất lượng mô sẹo tốt, mầu nâu đỏ, cứng. Kết quả phân tích phương sai cho thấy Ftính > F0,05, chứng tỏ nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tạo mô sẹo từ lá mầm. 3.3. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến khả năng tái sinh chồi Để có được số lượng cây lớn, đòi hỏi mô sẹo có khả năng tái sinh lượng lớn chồi, các chồi sinh trưởng và phát triển tốt. Trong nghiên cứu này, hai nhóm chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng là auxin và cytokinin, cụ thể đó là BAP, Kinetin và NAA. Vật liệu được sử dụng là mô sẹo có nguồn gốc từ đoạn thân mầm và mảnh lá mầm. 3.3.1. Tái sinh chồi từ mô sẹo tạo ra từ thân mầm Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng BAP, Kinetin và NAA đến sự tái sinh chồi từ mẫu mô sẹo tạo ra từ đoạn thân mầm sau 4 tuần nuôi cấy được thể hiện trong bảng 4. Bảng 4. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tái sinh chồi từ mô sẹo CTTN Chất ĐHST (mg/l) Mô sẹo từ thân mầm Mô sẹo từ mảnh lá mầm BAP Kinetin NAA Tỷ lệ tái sinh (%) Số chồi TB/mẫu Tỷ lệ tái sinh (%) Số chồi TB/mẫu ĐC 0 0 0 17,8 2,5 18,9 2,9 TS1 0,2 0,1 0,1 38,9 3,1 34,4 5,4 TS2 0,4 0,1 0,2 51,1 5,6 54,4 6,1 TS3 0,6 0,1 0,3 71,8 8,5 56,7 6,8 TS4 0,8 0,2 0,4 54,4 6,6 67,8 8,3 TS5 1,0 0,2 0,5 52,2 5,5 58,9 6,6 TS6 1,2 0,2 0,6 41,1 5,7 47,8 4,9 Ftính = 64,62 > F0,05 = 4,75 Ftính = 33,24 > F0,05 = 4,75 Kết quả cho thấy (bảng 4), ở các công thức thí nghiệm có bổ sung các chất điều hòa sinh tưởng có nồng độ tăng dần tương ứng với công thức TS1 đến TS6. Sau 4 tuần thí nghiệm cho kết quả có sự khác nhau rõ rệt, với các công thức từ TS1 đến TS3, nồng độ chất điều hòa sinh trưởng tăng lên thì tỷ lệ tái sinh chồi và số chồi tạo ra có xu hướng tăng dần theo chiều thuận, tại công thức TS3 cho kết quả cao nhất về tỷ lệ tái sinh chồi và số lượng chồi lần lượt là 71,8% và 8,5 chồi/mẫu (hình 1f, g, h). Tiếp tục tăng nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng Công nghệ sinh học & Giống cây trồng 31TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 như ở công thức TS4 đến TS6 thì kết quả có xu hướng tăng nghịch, có nghĩa là nồng độ chất điều hòa sinh trưởng tăng nên nhưng tỷ lệ mẫu tái sinh chồi và số lượng chồi tạo ra lại có xu hướng giảm đi. Cụ thể là ở công thức TS6 bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng thực vật có nồng độ cao nhất thì tỷ lệ tạo chồi và số chồi trung bình của một mẫu cũng có giá trị thấp nhất (trừ công thức đối chứng) đạt lần lượt là 41,1% và 5,7. Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu này đã chọn được công thức TS3, có thành phần môi trường khoáng cơ bản là MS bổ sung 0,6 mg/l BAP, 0,1 mg/l Kinetin, 0,3 mg/l NAA, 100 ml/l nước dừa, 20 g/l sucrose, 7 g/l agar là công thức môi trường phù hợp cho tái sinh chồi từ mô sẹo có nguồn gốc là đoạn thân mầm. Kết quả phân tích phương sai cũng cho thấy Ftính > F0,05, chứng tỏ nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tái sinh chồi. 3.3.2. Tái sinh chồi từ mô sẹo tạo ra từ mảnh lá mầm Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp các chất điều hòa sinh trưởng BAP, Kinetin và NAA có nồng độ khác nhau đến sự tái sinh chồi từ mẫu mô sẹo có nguồn từ mảnh lá mầm sau 4 tuần nuôi cấy được thể hiện trong bảng 4. Từ kết quả bảng 4 cho thấy tỷ lệ tái sinh và số chồi trung bình trên một mẫu của các công thức có bổ sung BAP, Kinetin và NAA đều lớn hơn công thức đối chứng (ĐC) không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng cho tỷ lệ tái sinh thấp (18,9%). Ở các công thức thí nghiệm có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng có nồng độ khác nhau theo quy luật tăng dần, cho kết quả thể hiện sự khác biệt và chia thành hai pha rõ ràng. Từ công thức TS1 đến TS4, khi tăng nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thì các giá trị về tỷ lệ sống cũng như số chồi tăng theo. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng (TS5 - TS6) thì kết quả lại có chiều hướng ngược lại (tỷ lệ nghịch). Ở công thức TS4 cho kết quả tốt nhất về tỷ lệ mẫu tái sinh chồi cũng như số chồi trung bình của mẫu đạt lần lượt là 67,8% và 8,3 chồi/mẫu (hình 1i). Như vậy, công thức thí nghiệm TS4 có thành phần là môi trường khoáng cơ bản MS bổ sung 0,8 mg/l BAP, 0,2 mg/l Kinetin, 0,4 mg/l NAA, 100 ml/l nước dừa, 20 g/l sucrose, 7 g/l agar là công thức môi trường phù hợp cho giai đoạn tái sinh chồi từ mô sẹo có nguồn gốc là mảnh lá mầm. Kết quả phân tích phương sai cũng cho thấy Ftính > F0,05, chứng tỏ, chất điều hòa sinh trưởng khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tái sinh chồi. 3.4. Kích thích ra rễ tạo cây con hoàn chỉnh Các chồi phát triển tốt (kích thước 2 - 2,5 cm) được cấy chuyển lên môi trường khoáng cơ bản MS bổ sung 0,5 mg/l NAA, 0,2 mg/l IBA, 100 ml/l nước dừa, 20 g/l sucrose và 7 g/l agar. Nuôi trong tối 1 tuần đầu sau đó chuyển ra nuôi sáng 2 tuần với cường độ chiếu sáng 2000 lux, nhiệt độ phòng nuôi 24 ± 20C, sau 4 tuần đạt hơn 92,4% chồi ra rễ. Cây con được chuyển ra trồng trong bầu với ruột bầu hỗn hợp, phối trộn đất tầng mặt và cát theo tỷ lệ 1:1, đạt tỉ lệ sống 89,7%. IV. KẾT LUẬN Tái sinh cây bạch đàn thông qua tái sinh đa chồi trực tiếp từ mô sẹo đạt một số kết quả sau: - Dùng dung dịch javen 6% khử trùng hạt trong 5 phút, 7 phút đối với mẫu cành, tỷ lệ mẫu sạch lần lượt là 90,6% và 33,7%; tỷ lệ nảy mầm lần lượt là 82,8 và 31,4%. - Thân mầm có tỷ lệ tạo mô sẹo là 97,8% trên môi trường khoáng MS bổ sung 0,4 mg/l NAA, 0,2 mg/l IBA, 0,2 mg/l BAP; mảnh lá mầm cho tỷ lệ tạo mô sẹo đạt 94,4% trên môi trường khoáng MS bổ sung 0,6 mg/l NAA, 0,2 mg/l IBA, 0,3 mg/l BAP. - Mô sẹo có nguồn từ thân mầm cho tỷ lệ tái sinh chồi và số chồi trung bình lần lượt là 71,8% và 8,5 chồi/mẫu trên môi trường khoáng MS bổ sung 0,6 mg/l BAP, 0,1 mg/l Kinetin, Công nghệ sinh học & Giống cây trồng 32 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 0,3 mg/l NAA. Vật liệu mô sẹo từ mảnh lá mầm nuôi cấy trên môi trường khoáng MS bổ sung 0,8 mg/l BAP, 0,2 mg/l Kinetin, 0,4 mg/l NAA cho tỷ lệ tái sinh chồi đạt 67,8%, số chồi trung bình/mẫu đạt 8,3. - Chồi hữu hiệu được nuôi cấy trên môi trường khoáng cơ bản MS bổ sung 0,5 mg/lNAA, 0,2 mg/l IBA, 100 ml/l nước dừa, 20 g/l sucrose và 7 g/l agar, tỷ lệ ra rễ đạt 92,4%. Hình 1. Một số hình ảnh trong quy trình tái sinh cây bạch đàn Urô Ghi chú: a, b, c) tạo mô sẹo từ đoạn thân mầm; d, e) tạo mô sẹo từ lá mầm; f, g, h) chồi tái sinh từ mô sẹo có nguồn gốc từ thân mầm; i) chồi tái sinh từ mô sẹo có nguồn gốc mảnh lá mầm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Tấn Nhựt, Nguyễn Thành Hải, Nguyễn Đức Huy, Lương Ngọc Thuận (2007). Sự phát sinh phôi của các tế bào sinh dưỡng thực vật. Tạp chí Công nghệ Sinh học 5.2: 133-149. 2. Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nhị, Lê Thi Muội (1997). Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến giống cây trồng. NXB. Nông nghiệp Hà Nội: 62-104. 3. Lê Hồng Giang, Nguyễn Bảo Toàn (2010). Tạo mô sẹo và tái sinh chồi từ mô lá non cây Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack.). Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Cần Thơ, 16a 216-222. 4. Alves, ECSC, Xavier A., Otoni WC. (2004). Organogênese de explante foliar de clones de Eucalyptus grandis x Eucalyptus urophylla. Pesq Agrop Brasil, 39(5): 421-430. 5. Bandyopadhyay S., Cane K, Rasmussen G., Hamill J.D. (1999). Efficient plant regeneration from Công nghệ sinh học & Giống cây trồng 33TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 seedling explants of two commercially important temperate eucalypt species – Eucalyptus nitens and E. globules. Plant Science, 140: 189-198. 6. Cid LPB., Machado ACMG., Carvalheira SBRC., Brasileiro ACM. (1999). Plant regeneration from seedling explants of E. grandis x E. urophylla. Plant Cell, Tissue and Organ Culture, 56: 17-23. 7. Dibax R., Deschamps C., Bespalhok Filho J. C., Vieira LGE., Molinari HBC., De Campos MKF. And Quoirin M. (2010). Organogenesis and Agrobacterium tumefaciens- mediated transformation of Eucalyptus saligna with P5CS gene. Biologia Plantanrum, 54: 6-12. 8. Dibax R., C. L. Eisfeld, F. L. Cuquel, H. Koehler and M. Quoirin. (2005). Plant regeneration from cotyledonary explants of Eucalyptus camaldulensis. Scientia Agricola (Piracicaba, Brazil), 62: 406-412. 9. FAO (Food and Agriculture Organization) (2000). Global Forest Resource Assessment 2000. FAO Forestry Paper No. 140. Rome. 10. Hajari E., Watt M. P., Mycock D. J., McAlister B. (2006). Plant regeneration from induced callus of improved Eucalyptus clones. S. Afr. J. Bot., 72: 195-201. 11. Huang Z. C., Zeng F. H., Lu X. Y. (2010). Efficient regeneration of Eucalyptus urophylla from seedling-derived hypocotyls. Biologia Plantarum, 54: 131-134. AN EFFICIENT REGENERATION SYSTEM THROUGH CALLUS OF EUCALYPTUS UROPHYLLA S. T. BLAKE FOR CELL LINES SELECTION Nguyen Thi Huong1, Nguyen Van Viet2 1,2Vietnam National University of Forestry SUMMARY Hypocotyls of 8 - 10 day seedling were used as explants to establish a regeneration protocol for Eucalyptus urophylla. The explants were cultured in Murashige T. and Skoog F. (MS) medium supplemented with α- naphthalene acetic acid (NAA) 0.4 mg/L, β-indol butyric acid (IBA) 0.2 mg/L, 6-benzylaminopurine (BAP) 0.2 mg/L, coconut water 100 ml/L, sucrose 20 mg/L, agar 7 g/L, the ratio of callus induction was 97.8% after 4 weeks culturing. Callus were cultured in MS medium supplemented with BAP 0.6 mg/L, Kinetin 0.1 mg/L, NAA 0.2 mg/L, sucrose 20 mg/L, coconut water 100 ml/L and agar 7 g/l, showed high frequency of adventitious buds formation (71.8%). Regenerated shoots rooted in MS medium supplemented with NAA 0.3 mg/L, IBA 0.2 mg/L. Plantlets were then successfully transplanted to greenhouse with 92.4% survival. Generally, Eucalyptus urophylla regeneration protocol via multiple-shoots induction from callus could be used for futher studying as choosing salt tolerant lines formed by in vitro somatic mutations . Keywords: Eucalyptus urophylla, hypocotyls, multiple shoots, regeneration, rooted. Ngày nhận bài : 24/8/2017 Ngày phản biện : 19/9/2017 Ngày quyết định đăng : 03/10/2017
File đính kèm:
- xay_dung_he_thong_tai_sinh_bach_dan_uro_eucalyptus_urophylla.pdf