Xây dựng quy trình hình thành kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Đồng Nai

TÓM TẮT

Bài viết chỉ ra tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên năm

thứ nhất trường Đại học Đồng Nai. Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng

cần thiết trong cuộc sống thời hiện đại. Một sinh viên không có khả năng quản lý

thời gian có thể làm ảnh hưởng tới công sức và thời gian của nhiều người khác khi

làm việc theo nhóm. Kỹ năng này chi phối trong khá nhiều lĩnh vực đòi hỏi việc

chuẩn thời gian. Quản lý thời gian tốt không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức của

sinh viên mà còn giảm thiểu tình trạng căng thẳng.

pdf 10 trang yennguyen 5020
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng quy trình hình thành kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng quy trình hình thành kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Đồng Nai

Xây dựng quy trình hình thành kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Đồng Nai
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 06 - 2017 ISSN 2354-1482 
70 
XÂY DỰNG QUY TRÌNH HÌNH THÀNH KỸ NĂNG 
QUẢN LÝ THỜI GIAN CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI 
Cao Thị Huyền1 
TÓM TẮT 
Bài viết chỉ ra tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên năm 
thứ nhất trường Đại học Đồng Nai. Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng 
cần thiết trong cuộc sống thời hiện đại. Một sinh viên không có khả năng quản lý 
thời gian có thể làm ảnh hưởng tới công sức và thời gian của nhiều người khác khi 
làm việc theo nhóm. Kỹ năng này chi phối trong khá nhiều lĩnh vực đòi hỏi việc 
chuẩn thời gian. Quản lý thời gian tốt không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức của 
sinh viên mà còn giảm thiểu tình trạng căng thẳng. 
Từ khóa: Kỹ năng quản lý thời gian, Đại học Đồng Nai 
1. Đặt vấn đề 
Cuộc sống càng phát triển càng đặt 
ra nhiều yêu cầu mới cho mỗi cá nhân. 
Để hoàn thiện chính mình và đáp ứng 
yêu cầu của thời đại, mỗi cá nhân đều 
phải trang bị cho mình những kỹ năng 
cần thiết, trong đó có kỹ năng quản lý 
thời gian. Mặt khác, “học để chung 
sống” là mục tiêu then chốt của giáo dục 
hiện nay. Nhưng theo nghiên cứu của 
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam [1], 
có tới 83% sinh viên sau khi ra trường bị 
nhà tuyển dụng đánh giá thiếu kỹ năng 
sử dụng thời gian hợp lý, hiệu suất lao 
động thấp, không ít bạn trẻ mất nhiều cơ 
hội trên bước đường lập nghiệp. Sinh 
viên phải giải quyết các vấn đề của mình 
một cách độc lập: học tập, sinh hoạt, tài 
chính, việc làm thêm Việc phân bố 
thời gian hợp lý ngày càng trở nên quan 
trọng và cấp thiết. 
Trường Đại học Đồng Nai là 
trường có bề dày về thành tích giảng 
dạy và học tập. Sinh viên trong trường 
rất năng động và tích cực tham gia các 
hoạt động ngoại khóa, công tác xã 
hội Mặt khác, tính chất sư phạm 
không những đòi hỏi cao về mặt lý 
luận mà còn đặt ra yêu cầu sinh viên 
phải thực hành, đầu tư nhiều thời gian. 
Ngoài ra, việc vui chơi, giải trí, sinh 
hoạt, công việc (làm thêm), nghiên cứu 
khoa học cũng đòi hỏi nhiều thời 
gian. Do vậy sinh viên cần sắp xếp thời 
gian một cách khoa học. Kỹ năng quản 
lý thời gian cũng là một kỹ năng sống 
quan trọng tạo nên thành công của mỗi 
cá nhân trong con được sự nghiệp [2]. 
Nhưng thực tế, đa số sinh viên, đặc 
biệt là sinh viên năm thứ nhất chưa có 
phương pháp quản lý thời gian một 
cách hợp lý, hiệu quả, dẫn đến tình 
1Trường Đại học Đồng Nai 
Email: huyentl1010@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 06 - 2017 ISSN 2354-1482 
71 
trạng thời gian rảnh rỗi, dư thừa nhiều 
nhưng luôn thấy quá tải, công việc 
chồng chéo, chất lượng công việc 
không cao Đây là sự thiếu hụt lớn của 
những công dân trí thức trong tương lai. 
Việc hình thành kỹ năng quản lý thời 
gian càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ 
hết. Xuất phát từ những lý do trên, tôi 
quyết định thực hiện đề tài: “Xây dựng 
quy trình hình thành kỹ năng quản lý 
thời gian cho sinh viên năm thứ nhất 
trường Đại học Đồng Nai”. 
2. Khách thể và phương pháp 
nghiên cứu 
- Khách thể nghiên cứu: Kỹ năng 
quản lý thời gian cho sinh viên năm 
thứ nhất, Trường Đại học Đồng Nai. 
- Phương pháp nghiên cứu: Sử 
dụng phối hợp các phương pháp nghiên 
cứu sau: 
+ Phương pháp quan sát: Việc 
quan sát được thực hiện tại thư viện, ký 
túc xá và tại phòng trọ của sinh viên để 
quan sát những biểu hiện về mặt hành 
vi của sinh viên sau mỗi giờ lên lớp. 
+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng 
vấn để thu thập được những thông tin 
về mặt cảm xúc và thái độ của sinh 
viên trong quá trình quản lý thời gian 
của bản thân. 
+ Phương pháp điều tra bằng 
bảng hỏi. 
+ Phương pháp thống kê toán học. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Thực trạng kỹ năng quản lý thời 
gian của sinh viên năm nhất trường Đại 
học Đồng Nai 
3.1.1. Thực trạng nhận thức về 
vai trò của việc quản lý thời gian của 
sinh viên 
 Kết quả tìm hiểu thực tế cho thấy, 
phần lớn sinh viên được khảo sát đều 
nhận thấy rõ vai trò và sự cần thiết của 
việc quản lý thời gian làm việc, học 
tập của bản thân (Xem bảng 3.1). 
Có 48,6% sinh viên cho rằng việc 
quản lý thời tốt giúp sinh viên học tập 
tốt hơn. Kết quả từ phỏng vấn sinh 
viên, N. V. T. H. (K41, Cao đẳng Tiểu 
học A) cho biết: “Em thường có thời 
khóa biểu công việc cụ thể cho từng 
hoạt động của mình do đó em cảm thấy 
công việc của em không bị chồng chéo 
lên nhau và việc học tập cũng dễ dàng 
và tiếp thu tốt hơn.” Sinh viên C. T. T. 
V. (K6, Đại học Sinh) cũng chia sẻ: 
“Em luôn mặc định thời gian ban ngày 
là dành cho công việc học tập trên 
trường còn buổi tối từ 19h đến 20h30 
là các hoạt động giải trí, từ 20h30 đến 
22h30 là dành cho việc học tập do vậy 
buổi tối dù làm gì thì đúng 20h30 em 
cũng thu xếp để ngồi vào bàn học.” 
Có 22,9% sinh viên cho rằng việc 
quản lý thời gian tốt giúp cho bản thân 
có thời gian chăm sóc gia đình và bản 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 06 - 2017 ISSN 2354-1482 
72 
thân tốt hơn. 
Trong khi đó, 10,7% sinh viên cho 
rằng việc quản lý thời gian tốt giúp bản 
thân có thời gian tham gia các hoạt 
động xã hội, hoạt động vui chơi giải trí. 
Bên cạnh đó, có 17,8% đưa ra các 
ý kiến chia sẻ khác về vai trò quan 
trọng của việc quản lý thời gian như: 
bao gồm cả ba vai trò trên, gìn giữ sức 
khỏe, có thời gian thư giãn, giúp các 
hoạt động trong học tập và cuộc sống 
diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao mọi 
lúc, mọi nơi, có thể sắp xếp công việc 
phù hợp. 
Bảng 3.1: Nhận thức về vai trò của việc quản lý thời gian của sinh viên năm 
thứ nhất trường Đại học Đồng Nai 
STT 
Nhận thức về vai trò của việc quản lý 
thời gian 
Kết quả khảo sát 
Tần số (n) Tỷ lệ (%) 
1 Giúp học tập tốt hơn 68 48,6 
2 Có thời gian chăm sóc bản thân và gia đình 32 22,9 
3 Có thời gian tham gia hoạt động xã hội 15 10,7 
4 Ý kiến khác 25 17,8 
Tổng 140 100 
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát) 
3.1.2. Thực trạng sử dụng thời 
gian của sinh viên 
Khảo sát thói quen sử dụng thời 
gian của sinh viên bằng cách đưa ra 9 
thói quen tích cực để sinh viên lựa 
chọn. Cả 9 thói quen này điều là biểu 
hiện của việc sử dụng thời gian một 
cách khoa học, hợp lý và có thể đem 
lại hiệu quả cao cho công việc. Kết quả 
phân tích thống kê được trình bày tại 
bảng 3.2. 
Thói quen được sinh viên thực hiện 
nhiều nhất (chiếm 25,7%) là “ước 
lượng khoảng thời gian sử dụng cho 
từng công việc”. Có lẽ đây là việc làm 
hết sức cơ bản mà mỗi người cần thực 
hiện trước khi tiến hành một hành động 
hay một hoạt động. Trong khi chúng ta 
chỉ có 24 giờ một ngày thì việc ước 
lượng khoảng thời gian cần thiết phải 
sử dụng cho mỗi loại công việc là hết 
sức quan trọng. 
Thói quen tiếp theo được sinh viên 
thực hiện (chiếm 20%) là “dành một ít 
thời gian cho việc sắp xếp thời gian, tư 
duy sáng tạo”. “Xác định thời gian thư 
giãn và nghỉ ngơi và sử dụng đúng 
chúng” (17,1%) là thói quen xếp thứ ba 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 06 - 2017 ISSN 2354-1482 
73 
trong bảng xếp hạng của kết quả khảo sát. 
Thói quen “lên kế hoạch công việc 
ứng với mốc thời gian cụ thể” đứng ở 
vị trí thứ 4 (chiếm 10%), có thể thấy 
các bạn sinh viên đã biết quản lý thời 
gian của mình khi lập kế hoạch công 
việc. Theo cơ chế sinh học, một người 
bình thường trong một ngày có khoảng 
thời gian rơi vào trạng thái “hưng 
phấn” cao độ làm cho con người sảng 
khoái và minh mẫn. Nếu sử dụng 
khoảng thời gian này cho những việc 
quan trọng đòi hỏi tư duy thì sẽ đạt 
hiệu cao hơn khi thực hiện trong 
khoảng thời gian khác. Tuy vậy không 
phải ai cũng ý thức được việc này và 
thường làm việc theo cảm tính, ngẫu 
nhiên mà không có sự sắp xếp trước. 
Thói quen “chia công việc khó, 
phức tạp thành những việc nhỏ với 
khoảng thời gian tương ứng” được sinh 
viên lựa chọn ít nhất, đứng ở vị trí thứ 
chín. Để làm được việc này đòi hỏi 
sinh viên phải có khả năng phân tích 
tổng hợp. Đây là một yêu cầu khá cao 
đối với sinh viên nhưng cũng hết sức 
cần thiết bởi trong quá trình học tập và 
trong giai đoạn chuẩn bị thi áp lực gia 
tăng. Trong khoảng thời gian này, nếu 
sinh viên không biết chia nhỏ công 
việc cho tương ứng với những khoảng 
thời gian nhất định thì khó đạt được kết 
quả cao. 
Bảng 3.2: Thực trạng về thói quen sử dụng thời gian của sinh viên 
STT Thói quen 
Kết quả khảo sát 
Tần số (n) Tỷ lệ (%) 
1 
Ước lượng khoảng thời gian sử dụng 
cho từng công việc 
36 25,7 
2 
Dành một ít thời gian cho việc sắp xếp 
thời gian, tư duy sáng tạo 
28 20,0 
3 
Xác định thời gian thư giãn và nghỉ 
ngơi và sử dụng đúng 
24 17,1 
4 
Dành thời gian hằng ngày để xem xết và 
sắp xếp thứ tự ưu tiên các công việc 
14 8,6 
5 
Lên kế hoạch công việc ứng với mốc 
thời gian cụ thể 
12 10,0 
6 
Luôn mang theo kế hoạch hoặc các 
dụng cụ nhắc nhở để quản lý thời gian 
8 5,7 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 06 - 2017 ISSN 2354-1482 
74 
7 
Dành thời gian ưu tiên cho một số công 
việc 
8 5,7 
8 Xác định khoảng thời gian bị lãng phí 6 4,3 
9 
Chia công việc khó, phức tạp thành 
những việc nhỏ với khoảng thời gian 
tương ứng 
4 2,9 
Tổng 140 100 
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát) 
Kết quả khảo sát còn cho thấy một 
số thói quen của sinh viên hiện nay 
như sau: 
Về việc dành thời gian lên thư 
viện, khi được hỏi về mức độ sử dụng 
thời gian cho việc lên thư viện học tập 
và nghiên cứu tài liệu, đa số sinh viên 
cho rằng chỉ thỉnh thoảng mới lên thư 
viện học, nghiên cứu tài liệu, nhất là 
chỉ khi thi và nhiều sinh viên cho biết 
họ chưa bao giờ lên thư viện. Có đến 
27,5% sinh viên nói rằng mình không 
bao giờ lên thư viện trong khi đó chỉ có 
9,0% sinh viên lên thư viện hằng ngày 
sau những giờ học trên lớp, còn lại 
73,5% sinh viên thỉnh thoảng hoặc chỉ 
khi đến kỳ thi mới lên thư viện. Trong 
thực tế, trường đã đầu tư xây thư viện, 
tạo điều kiện cho sinh viên tự học 
ngoài giờ lên lớp nhưng vẫn chưa thu 
hút được sinh viên. Quan sát thư viện 
trường cho thấy, trong những ngày 
thường từ thứ Hai đến thứ Bảy thư viện 
còn rất nhiều chỗ trống. Như vậy, nhìn 
chung sinh viên sử dụng quỹ thời gian 
để lên thư viện học tập là rất ít, đa số 
chỉ tùy hứng, thỉnh thoảng hoặc đến kỳ 
thi mới lên thư viện học tập. 
Về việc sinh viên dành thời gian 
mỗi ngày cho hoạt động học tập, khi 
được hỏi thời gian sử dụng cho việc 
học tập và nghiên cứu tài liệu hằng 
ngày, khá nhiều sinh viên cho biết chỉ 
khi thi mới học (45,7%), tỷ lệ sinh viên 
cho rằng cứ khi nào có thời gian là học 
chỉ chiếm 4,3%; sinh viên học dưới 2 
tiếng/ngày chiếm 28,6% và có 21,4% 
sinh viên học 3-4 tiếng/ngày. Điều này 
cho thấy việc chỉ khi thi hay khi có 
hứng mới học sẽ dẫn đến sinh viên gặp 
khó khăn trong việc nắm vững kiến 
thức hệ thống, từ đó chất lượng học tập 
không cao. Đây là hạn chế lớn trong 
thói quen sử dụng thời gian để học tập 
của sinh viên. 
Nhiều sinh viên chưa bao giờ thực 
hiện các hoạt động sau: học nhóm, trao 
đổi bài tập với bạn bè ngoài giờ học 
chính, tham gia các câu lạc bộ phục vụ 
cho việc học tập, lập bản đồ tư duy ôn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 06 - 2017 ISSN 2354-1482 
75 
tập cho kiểm tra và thi, tìm hiểu đề thi 
những năm trước và hệ thống kiến 
thức; ôn tập và chuẩn bị thắc mắc để 
hỏi giảng viên trên lớp. Như chúng ta 
đã biết, với bất cứ ngành nghề nào 
cũng cần có sự trau dồi kiến thức 
thường xuyên. Nhưng hầu hết sinh 
viên được hỏi cho rằng chỉ khi nào thi 
mới học. Điều này ảnh hưởng rất lớn 
tới chất lượng kiến thức của sinh viên. 
 3.1.3. Thực trạng kỹ năng quản lý 
thời gian của sinh viên 
Về mức độ lập thời gian biểu đây 
là một kỹ năng quan trọng nhưng đa số 
sinh viên lại ít chú ý đến. Trong một 
nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ 
ra rằng “người không lập kế hoạch là 
người lập kế hoạch thất bại” [3], trong 
nghiên cứu này kết quả nghiên cứu cho 
thấy, sinh viên chưa bao giờ lập thời 
gian biểu cho mình chiếm tỷ lệ cao 
(51,4%), số sinh viên thỉnh thoảng mới 
lập thời gian biểu là 40,0%, số sinh 
viên luôn luôn lập thời gian biểu chiếm 
tỷ lệ thấp nhất (8,6%). Thực thế cho 
thấy phần lớn sinh viên đều nhận thấy 
việc rèn luyện kỹ năng quản lý thời 
gian đối với hoạt động tự học là quan 
trọng. Tuy nhiên giữa nhận thức và 
việc làm cụ thể lại khá khác biệt. 
Về mức độ thực hiện thời gian 
biểu, đa số sinh viên chỉ thỉnh thoảng 
mới thực hiện thời gian biểu (40%) 
hoặc không thực hiện đúng theo thời 
gian biểu lập ra (48,6%). Số sinh viên 
luôn thực hiện theo kế hoạch chiếm tỷ 
lệ rất ít (11,4%). Điều này cho thấy 
sinh viên còn chưa có ý thức tự giác 
cao trong việc quyết tâm thực hiện 
đúng theo thời gian biểu lập ra, hay chỉ 
lập thời gian biểu và thực hiện trong 
thời gian thi cử dẫn đến không tạo cho 
mình thói quen lên lịch trình thời gian 
cụ thể cho từng ngày, từng tuần, từng 
tháng nhằm sử dụng quỹ thời gian 
một cách hợp lý và hiệu quả. Đây 
chính là biểu hiện của việc thiếu kỹ 
năng quản lý thời gian hiệu quả. 
Bảng 3.3: Thực trạng kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên 
STT Thói quen 
Kết quả khảo sát 
Tần số 
(n) 
Tỷ lệ 
(%) 
Về mức độ lập thời gian biểu 
1 Chưa bao giờ lập thời gian biểu 72 51,4 
2 Thỉnh thoảng mới lập thời gian biểu 56 40,0 
3 Luôn luôn lập thời gian biểu 12 8,6 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 06 - 2017 ISSN 2354-1482 
76 
Về mức độ thực hiện thời gian biểu 
1 Không thực hiện đúng theo thời gian biểu 56 40,0 
2 Thỉnh thoảng mới thực hiện thời gian biểu 68 48,6 
3 Luôn thực hiện theo thời gian biểu 16 11,4 
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát) 
4. Kết luận và đề xuất 
Kỹ năng quản lý thời gian có vai 
trò rất quan trọng với mỗi cá nhân, đặc 
biệt là với sinh viên khi phải thực hiện 
rất nhiều nhiệm vụ học tập, công việc, 
hoạt động cùng lúc trong giai đoạn 
này. Nó giúp cho sinh viên có thể thực 
hiện tốt các nhiệm vụ học tập, các công 
việc hằng ngày cũng như tham gia các 
hoạt động theo nhu cầu và sở thích. 
Đồng thời nâng cao chất lượng học tập 
và công việc cho sinh viên. 
Qua thực trạng nghiên cứu cho 
thấy, rất nhiều sinh viên hiện nay chưa 
có kỹ năng quản lý thời gian hoặc có 
nhưng chưa thật sự hiệu quả. Các em 
đã đánh giá được vai trò của kỹ năng 
này, song chưa thực sự quan tâm, còn 
lúng túng trong việc xây dựng và thực 
hiện kế hoạch quản lý thời gian. 
Với tầm quan trọng và yêu cầu 
thực tiễn, kỹ năng quản lý thời gian trở 
nên cần thiết hơn bao giờ hết. Cần phải 
có một quy trình quản lý thời gian cụ 
thể, khoa học nhằm hình thành kỹ năng 
quản lý thời gian cho sinh viên, giúp 
các em có cơ sở khoa học, biết cách 
rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian 
của cá nhân theo một hệ thống hợp lý 
và hiệu quả. 
Trên cơ sở lý luận, khảo sát thực 
trạng và yêu cầu thực tiễn của việc 
hình thành kỹ năng quản lý thời gian, 
tác giả đề xuất xây dựng quy trình hình 
thành kỹ năng quản lý thời gian cho 
sinh viên năm nhất trường Đại học 
Đồng Nai gồm ba bước. 
Bước 1: Chuẩn bị 
Sinh viên cần chuẩn bị những điều 
kiện sau: 
- Nhận thức đúng về giá trị của 
thời gian, vai trò của kỹ năng quản lý 
thời gian. Thời gian có vai trò vô cùng 
quan trọng với cuộc sống con người. 
Vì thế việc nhận thức được ý nghĩa, vai 
trò của thời gian và kỹ năng quản lý 
thời gian sẽ giúp chúng ta sử dụng thời 
gian hiệu quả và linh hoạt hơn, hoạt 
động tốt hơn và nâng cao chất lượng 
công việc. Để làm được điều này 
chúng ta cần hình thành và rèn luyện 
kỹ năng quản lý thời gian. 
- Tự đánh giá trong việc sử dụng 
thời gian. Tự đánh giá trong việc quản 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 06 - 2017 ISSN 2354-1482 
77 
lý thời gian là khâu quan trọng về nhận 
thức nhằm điều chỉnh hoạt động cá 
nhân trong việc xây dựng quy trình 
quản lý thời gian hợp lý khoa học. 
- Xác định mục tiêu phấn đấu của 
cá nhân. Để đạt được mục tiêu chúng 
ta cần: liệt kê tất cả những gì mình 
muốn làm, muốn đạt đươc; tìm hiểu 
các cách để biến mong muốn thành 
hiện thực; chọn một phương thức phù 
hợp với bản thân và kiên trì thực hiện 
kế hoạch đến cùng. 
- Xác định động cơ học tập và rèn 
luyện đúng đắn. Xác định động cơ học 
tập và rèn luyện đúng đắn trong học tập 
là yêu cầu quan trọng không thể thiếu 
trong khâu chuẩn bị xây dựng quy trình 
quản lý thời gian cho sinh viên. 
Bước 2: Tiến hành lập kế hoạch 
Khi lập kế hoạch, cần lưu ý chọn 
những từ ngữ mạnh mẽ và mang tính 
tích cực để tự thúc đẩy bản thân. Quan 
trọng nhất là luôn đọc lại những gì 
mình viết để chọn ra những từ ngữ hay 
hơn, mạnh mẽ hơn. Hãy thiết kế bản kế 
hoạch thật chi tiết (theo từng giờ, từng 
ngày) và khoa học (sắp xếp các hoạt 
động theo một trình tự nhất định). 
Các bước lập kế hoạch: 
+ Xác định mục tiêu cho từng hoạt 
động cụ thể. 
+ Xác định các công việc cần làm. 
+ Xác định việc quan trọng, cần 
làm trước và làm sau. 
+ Xác định thời gian và không gian 
cho mỗi công việc. 
+ Dự kiến kết quả đạt được. 
- Triển khai các hoạt động theo kế 
hoạch đã đề ra: Sau khi lập kế hoạch, 
cần tiến hành hoạt động thực hiện kế 
hoạch. Cụ thể: 
+ Tổ chức thực hiện các công việc 
trong kế hoạch theo trình tự đã lập. 
+ Tự điều chỉnh các hoạt động 
trong quá trình thực hiện. 
Dựa trên những điều kiện cụ thể 
của bản thân (khách quan và chủ 
quan), các cá nhân tự điều chỉnh và 
thực hiện linh hoạt các công việc của 
mình để đạt kết quả cao nhất. 
- Đánh giá, điều chỉnh trong quá 
trình thực hiện kế hoạch: 
+ Đánh giá: Việc tự theo dõi giám 
sát bản thân hằng ngày sẽ giúp sinh 
viên ý thức được tiến độ các hoạt động 
của mình có theo đúng kế hoạch hay 
không. Từ đó có sự điều chỉnh kịp thời 
trong quá trình thực hiện kế hoạch. 
+ Điều chỉnh, bổ sung: Để quản lý 
quỹ thời gian một cách hợp lý, sinh viên 
phải thực hiện nghiêm túc kế hoạch 
hoạt động của mình. Tuy nhiên đôi khi 
có những sự việc phát sinh đòi hỏi sinh 
viên phải thay đổi một số hoạt động 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 06 - 2017 ISSN 2354-1482 
78 
trong kế hoạch. Khi đó, sinh viên phải 
bổ sung và điều chỉnh bản kế hoạch. 
Đây là bước rất quan trọng để sinh 
viên xác định hoạt động nào cần thực 
hiện trước, hoạt động nào tạm thời phải 
lùi lại. 
Bước 3: Kết thúc 
- Tự đánh giá về hiệu quả sử dụng 
thời gian: Tự đánh giá không chỉ đảm 
bảo cho sinh viên có thái độ, trách 
nhiệm với chính những hoạt động của 
bản thân mà còn mang lại động lực để 
cải thiện chất lượng của việc sử dụng 
thời gian hợp lý. Mặt khác, tự đánh giá 
về hiệu quả sử dụng thời gian sẽ tạo 
hiệu quả cao trong mọi hoạt động cũng 
như tìm ra những hướng giải quyết cho 
những tồn tại của bản thân. 
- Cách tự đánh giá hiệu quả sử 
dụng thời gian: Suy nghĩ lại (rethink) 
giúp sinh viên luôn biết cách lật ngược 
vấn đề theo các hướng khác nhau. Khả 
năng suy nghĩ lại giúp sinh viên luôn 
biết cách cải thiện điều kiện, phương 
pháp và kết quả quản lý thời gian của 
mình, mang lại hiệu quả trong học tập 
cũng như trong cuộc sống. Khả năng 
suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả 
năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình 
học tập trên. 
Đối chiếu kết quả sau khi thực hiện 
kế hoạch hoạt động với những mục 
tiêu đề ra và những kết quả dự kiến 
trong quá trình lập kế hoạch. Liệt kê 
những việc mình đã thực hiện đúng với 
mục tiêu, những công việc mang lại 
hiệu quả ngoài dự kiến (thừa thời gian 
so với những dự kiến ban đầu), những 
công việc nào chưa đạt được kết quả 
như dự kiến. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2013), Kỹ năng tìm kiếm việc làm của sinh 
viên trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Báo cáo hội thảo khoa học toàn 
quốc về vấn đề việc làm, tháng 09/2013 
2. Nguyễn Thanh Bình, Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống, Nhà xuất 
bản Đại học Sư phạm Hà Nội 
3. Harvard (2009), Quản lý thời gian (Time management), Nhà xuất bản Tổng hợp 
Thành phố Hồ Chí Minh 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 06 - 2017 ISSN 2354-1482 
79 
FORMULATING THE FORMING PROCESS OF TIME MANAGEMENT 
SKILLS FOR FIRST-YEAR STUDENTS AT DONGNAI UNIVERSITY 
ABSTRACT 
The article shows the importance of time management skills for first-year 
students at Dong Nai University. Time management is one of the essential skills in 
modern life. A student who does not have the ability to manage time can affect the 
work and time of many others when working in groups. This skill governs many 
areas that require time standardization. Managing time well not only saves students 
time and effort, but also reduces stress. 
 Keywords: Time management skills, Dongnai University 
(Received: 1/8/2017, Revised: 5/9/2017, Accepted for publication: 24/10/2017) 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_quy_trinh_hinh_thanh_ky_nang_quan_ly_thoi_gian_cho.pdf