Xây dựng tầm nhìn toàn cầu trong nghiên cứu và phát triển khoa học nghiệp vụ sư phạm, thúc đẩy sự sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của ngành
Khoa học sư phạm nói chung và tư duy sư phạm, tư duy giáo dục nói
riêng vừa là sản phẩm của thời đại vừa là động lực, khai mở thời đại mới.
Trong kỉ nguyên toàn cầu hoá và kinh tế tri thức, kết nối mạng lưới với
những thay đổi nhanh chóng, đầy nghịch lí nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội
sáng tạo, bứt phá cho nhân loại, nhất là các nước chậm tiến thì sự đổi mới
tư duy, nhất là tư duy giáo dục, tư duy sư phạm có ý nghĩa then chốt, nền
tảng. Bài viết này nhằm đề xuất nghiên cứu cải tổ và xây dựng khoa học sư
phạm mới, mở đầu về mặt tư duy. Ở đây cần một tầm nhìn chiến lược.
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng tầm nhìn toàn cầu trong nghiên cứu và phát triển khoa học nghiệp vụ sư phạm, thúc đẩy sự sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của ngành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng tầm nhìn toàn cầu trong nghiên cứu và phát triển khoa học nghiệp vụ sư phạm, thúc đẩy sự sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của ngành
Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP TP.HCM Soá 10 naêm 2007 101 XÂY DỰNG TẦM NHÌN TOÀN CẦU TRONG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM, THÚC ĐẨY SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA NGÀNH Hồ Bá Thâm* Khoa học sư phạm nói chung và tư duy sư phạm, tư duy giáo dục nói riêng vừa là sản phẩm của thời đại vừa là động lực, khai mở thời đại mới. Trong kỉ nguyên toàn cầu hoá và kinh tế tri thức, kết nối mạng lưới với những thay đổi nhanh chóng, đầy nghịch lí nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội sáng tạo, bứt phá cho nhân loại, nhất là các nước chậm tiến thì sự đổi mới tư duy, nhất là tư duy giáo dục, tư duy sư phạm có ý nghĩa then chốt, nền tảng. Bài viết này nhằm đề xuất nghiên cứu cải tổ và xây dựng khoa học sư phạm mới, mở đầu về mặt tư duy. Ở đây cần một tầm nhìn chiến lược. 1. Thời đại mới cần có tư duy mới, tư tưởng mới về giáo dục Trước hết hãy nhận thức về một thế giới mới, kỉ nguyên mới. Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên dù mới bắt đầu, đó là kỉ nguyên toàn cầu hoá với nền văn minh mới, văn minh trí tuệ và nền kinh tế nối mạng. Đó là một “thế giới phẳng” (theo Thomas L.Friedman) đang vươn tới trong một thế giới chưa phẳng. Có nhiều cách tiếp cận toàn cầu hoá, từ kinh tế xã hội và chính trị hay từ công nghệ. Đã có nhiều tài liệu sách vở bàn về chủ đề này, đặt ra cho tư duy lí luận, trong đó có tư duy lí luận về giáo dục, về sư phạm học với những vấn đề mới. Ví dụ, theo Thomas L.Friedman, với tiếp cận công nghệ, thì toàn cầu hoá cho đến nay có ba giai đoạn. Toàn cầu hoá 1.0 từ năm 1492 đến khoảng năm 1800. Toàn cầu hoá 1.0 làm cho thế giới co lại từ kích thước lớn thành kích thước trung bình, đề cao các quốc gia có sức mạnh cơ bắp. Toàn cầu 2.0 từ năm 1800 đến năm 2000, thế giới co lại từ cỡ trung bình xuống cỡ nhỏ, đề cao các công ti đa quốc gia làm động lực. Toàn cầu hoá 3.0 từ năm 2000 đến nay làm thế giới co * Tiến sĩ triết học, Trưởng ban triết học và chính trị học, Viện Nghiên cứu Xã hội TPHCM Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) YÙ KIE ÁN TRAO ÑOÅI Hoà Baù Thaâm 102 từ cỡ nhỏ xuống siêu nhỏ và đồng thời san bằng sân chơi toàn cầu, lấy hoạt động cá nhân cộng tác và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu làm động lực và tất cả mọi cá nhân đều có cơ hội. Thế giới chuyển sang toàn cầu 3.0 là chuyển từ thế giới tròn sang thế giới phẳng - sản phẩm của sự hội tụ giữa máy tính cá nhân với cáp quang và phần mềm xử lí công việc.1 Tư duy mạng lưới, tư duy thế giới phẳng, tư duy phức hợp đang ngày càng có vai trò quan trọng trong nhận thức về thời đại cần nghiên cứu, vận dụng để hiểu sâu hơn thế giới quan và phép biện chứng trong chiều sâu, chiều rộng của thế giới đương đại đang biến đổi nhanh, đa chiều Ta hãy lắng nghe ý kiến sau đây của GS.TS. Phan Đình Diệu khi giới thiệu về khung tư duy mới nhân đọc cuốn sách “Tư duy chiến lược và khoa học mới”2 : Từ những thập niên cuối thế kỉ XX đến nay, nhiều chuyển biến to lớn trong hầu khắp mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội đã xảy ra trên toàn thế giới. Cùng với những chuyển biến to lớn trong đời sống thực tế là những chuyển biến cũng không kém phần quan trọng trong nhận tức và tư duy của con người trước những biến động và đổi thay của cuộc sống. Những chuyển biến trong tư duy này thoạt đầu là nhằm đáp ứng các yêu cầu nhận thức trước một thực tế đã có nhiều thay đổi, nhưng rồi từ những chuyển biến ban đầu đó đã dần dần hình thành một khung mẫu tư duy mới có tác dụng hướng dẫn suy nghĩ của con người trong việc tìm cách đối xử và hành động trong một môi trường sống càng ngày càng lắm biến động, đổi thay, có nhiều điều không chắc chắn và bất trắc không lường trước được.3 Trong tư duy chiến lược và xây dựng kế hoạch cho tương lai, con người rất cần có các năng lực nhìn sâu và nhìn xa (nhìn sâu để thấu hiểu hiện tại và nhìn xa để hình dung được tương lai), mà trong môi trường thực tế lắm biến động 1 Thomas L.Friedman, Tóm lược lịch sử thế giới thế kỉ 21, NXB Trẻ, 2006, tr 25-27 2 Xem bài : Tư duy chiến lược và khoa học mới cập nhật lúc 11 :04 :41 03/10/2006 3 Cuốn sách "Tư duy chiến lược và khoa học mới. Lập kế hoạch giữa tình thế hỗn độn, phức hợp và thay đổi" (sau đây xin được gọi tắt là TDCL) là một tác phẩm rất có giá trị và bổ ích, có thể giúp chúng ta tìm hiểu được nhiều điều vừa rất cơ bản vừa có ý nghĩa ứng dụng của hướng tư duy mới đó). Tác giả T.Irene Sanders là một phụ nữ Hoa Kì, Giám đốc một công ti tư vấn về những vấn đề lập kế hoạch chiến lược cho nhiều công ti, các cơ quan và các tổ chức quốc tế. Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP TP.HCM Soá 10 naêm 2007 103 và đổi thay hiện nay, chỉ bằng tư duy cơ giới và các lập luận duy lí với các phương trình toán học, các tính toán định lượng trên các mô hình tất định tuyến tính, khoa học truyền thống không thể cho ta những giải pháp có hiệu quả, nên việc vận dụng các khả năng của tư duy hiển thị với các lập luận định tính trở nên cần thiết và có thể mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Tư duy mới, “tư duy hiển thị” nhằm đi tìm một cách nhìn mới, một cách hiểu mới về cuộc sống thực tế để từ đó có được “đôi mắt của tâm trí” có khả năng nhìn sâu vào hiện tại và nhìn xa về tương lai là những yếu tố rất cần thiết cho những đầu óc tư duy chiến lược hoạt động trong môi trường của những hỗn độn, phức hợp và nhiều biến động, đổi thay, là môi trường của nền kinh tế và xã hội trong thời đại chúng ta Chúng ta làm quen với nội dung của “khoa học mới”, mà khởi đầu là sự phát hiện ra hiện tượng "hỗn độn tất định", một dạng tập hút lạ, không tuần hoàn và không chính qui đối với hành vi của các hệ động lực phi tuyến. Việc tồn tại hiện tượng đó làm cho hành vi của các hệ động lực phi tuyến có một số tính chất “mới, lạ” như phụ thuộc nhạy cảm vào điều kiện ban đầu và không tiên đoán được. Vì đa số các hệ thống trong thực tế được tạo nên từ các hệ động lực phi tuyến, nên với các tính chất nói trên, chúng thường có những động thái rất phức tạp và đổi thay thất thường, một vẫy nhẹ như tiếng vỗ của cánh bướm ở một nơi này có thể gây nên những biến động to lớn như những cơn bão tố ở nơi khác ; đồng thời cũng chứa đầy những cơ hội cho sáng tạo để gây nên những ảnh hưởng mới đối với các động thái đó, nếu có được “đôi mắt mới” nhìn thấy sự nảy nở mầm mống của một trật tự mới tận dưới đáy sâu của tình trạng vô trật tự Và vì đa số các hệ thống trong thực tế được tạo nên từ các hệ động lực phi tuyến, nên với các tính chất nói trên, chúng thường có những động thái rất phức tạp và đổi thay thất thường, một vẫy nhẹ như tiếng vỗ của cánh bướm ở một nơi này có thể gây nên những biến động to lớn như những cơn bão tố ở nơi khác ; đồng thời cũng chứa đầy những cơ hội cho sáng tạo để gây nên những ảnh hưởng mới đối với các động thái đó, nếu có được “đôi mắt mới” nhìn thấy sự nảy nở mầm mống của một trật tự mới tận dưới đáy sâu của tình trạng vô trật tự.4 4 Năng lực cảm thụ thị giác- giác quan chủ yếu nhất trong năm giác quan của con người. Đôi mắt không chỉ cho ta các cảm nhận trực giác qua hình ảnh, mà còn là cửa sổ của tâm hồn và trí tuệ qua đó ta tiếp Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) YÙ KIE ÁN TRAO ÑOÅI Hoà Baù Thaâm 104 Hay hãy tìm hiểu những ý tưởng với một cách khái quát khác trong cuốn sách nổi tiếng : “Tư duy lại tương lai”5 đã giới thiệu một thế giới đang chuyển đổi cơ tầm nền văn minh mà ở đó là sự hỗn mang và bất định, một thế giới vừa tập trung vừa phi tập trung, vừa trọng lí vừa phi lí, một thế giới mà nền kinh tế dựa vào trí tuệ, hình thành thế giới mạng, rất mới mà bài học quá khứ không còn dùng được nữa. Do đó, nó cần một tư duy mới, một tổ chức xã hội mới, một nền giáo dục mới, một nguyên lí mới, một kỹ năng mới, tài ứng biến, sáng tạo, đi trên con đường chưa có bản đồ. Ví dụ về những nhận xét, lời khuyên, những phương châm của thời đại mới, kỉ nguyên mới. Rằng, suy nghĩ địa phương nhưng hành động toàn cầu (trước kia, suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương). Nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ chết (nếu bạn nghĩ bạn tốt rồi, bạn sẽ chết) ; Bạn chẳng làm được gì nếu bạn không giám mạo hiểm và cố gắng làm, và rồi bạn sẽ tự học được từ mỗi kinh nghiệm Rằng, cuộc sống đầy rẫy những bất ngờ, nghịch lí. Vì khi cạnh tranh quyết định của thế kỉ XXI là giáo dục và kĩ năng của lực lượng lao động ; Trong nền kinh tế tương lai, khi tri thức là tài sản chung, sẽ đảm bảo cho mỗi người có quyền làm chủ một phần tài sản ấy, và sự giàu có do nó mang lại. Tất cả mọi người đều chuẩn bị trang bị cho mình tri thức theo nghĩa rộng nhất.6 Thời đại ngày nay, kỉ nguyên ngày nay đã vượt qua kỉ nguyên “Ánh sáng”, với tinh thần duy lí và nhân văn kiểu Tây phương, để tiến lên một thời đại, một kỉ nguyên mới mang tính tích hợp vừa duy lí vừa phi duy lí, và chủ nghĩa nhân văn mới bắt nguồn từ “con người vũ trụ hợp nhất”7. Nghĩa là thời đại mới, kỉ nguyên mới đang có một hình hài, mô hình con người mới, rất khác. nhận mọi thông tin của thế giới bên ngoài, nhìn thấu mọi mối liên hệ phong phú và phức tạp của thế giới, thấu hiểu mọi lẽ đổi thay và biến động của cuộc đời, đôi mắt không chỉ nhìn thấy những hình ảnh cụ thể mà còn nhìn thấy những hình ảnh do trí tưởng tượng phong phú của con người tạo nên... Do đó từ rất lâu, năng lực thị giác đã được công nhận là một nhân tố đặc biệt không những trong các cảm thụ nghệ thuật mà còn trong các hoạt động tư duy và sáng tạo khoa học của con người. 5 Tư duy lại tương lai, Nhiều tác giả, Nxb. Trẻ, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Trung tâm châu Á -Thái Bình Dương, tái bản, 2006. 6 Sđd, tr. 257, 381, 271, 54, 7 Đỗ Duy Ninh (GS., Viện Harvard - Yenching, Đại học Harvard), Bước ngoặt tinh thần trong triết học, Tạp chí Triết học số 7 (182),tháng 7-2006, tr.31-38. Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP TP.HCM Soá 10 naêm 2007 105 Tóm lại, các chuyên gia đã mô tả một thế giới và nền văn minh với nhiều cách khác nhau và không những nêu lên thách thức mà còn nêu lên cơ hội, rằng nó đang tạo ra một khoảng trống cho sự sáng tạo và vươn lên của các nước kém – đang phát triển, nhất là vùng châu Á – Thái Bình Dương 2. Bối cảnh đất nước cũng rất cần chấn hưng nền giáo dục nước nhà trong thách thức mới của thời đại Ngành giáo dục nói chung, đại học nói riêng, trong nhiều năm đã giáo dục thế hệ trẻ, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước với các trình độ, các loại ngành nghề khác nhau và đã được những thành tựu và tiến bộ nhất định. Cùng với quá trình học tập và rèn luyện, trong giao lưu với thế giới bên ngoài, chính nguồn nhân lực này đã tạo nên những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hứa hẹn những triển vọng đạt được thành tựu lớn trong thời kì mới. Tuy nhiên, dư luận xã hội cũng như ngành giáo dục, đào tạo tự nhìn nhận, đánh giá và cùng với yêu cầu mới của xã hội trong xu thế hội nhập toàn cầu, hoạt động giáo dục và đào tạo đã bộc lộ những hạn chế, yếu kém, tụt hậu, và có thể nói là khủng hoảng, cần khắc phục. Trong đội ngũ nhân lực nói trên ở nhiều mức độ khác nhau đã bộc lộ những yếu kém chủ yếu thể hiện ở những mặt sau : năng lực thích ứng, khả năng hội nhập chậm, thiếu tri thức để phát triển đất nước và đổi mới theo chiều sâu và với tầm nhìn chiến lược toàn cầu. Trong khi đó ngành giáo dục, trong đó đáng chú ý là ngành sư phạm còn nhiều bất cập trong việc tiếp thu thành tựu khoa học sư phạm lĩnh vực của thế giới. Điều đó thể hiện những hạn chế trong tầm nhìn và quá trình cải cách, đổi mới của ngành cũng như trên tầm toàn xã hội. Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong diễn đàn Quốc hội mới đây cũng đã từng đánh giá : “Ngành giáo dục và đào tạo trong quá trình đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo khắc phục sự lạc hậu, tiêu cực, còn chậm chạp, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn”. Nguyên nhân của thực trạng nói trên có nhiều, mang tính hệ thống và bắt nguồn từ hệ thống, nhưng trong đó không thể không xem xét đến nguyên nhân và góc nhìn từ ngành sư phạm - hệ máy cái và nền tảng trong hệ thống giáo dục- đây vừa là bộ phận cấu thành của ngành giáo dục đồng thời chính ngành này đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên- đội quân Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) YÙ KIE ÁN TRAO ÑOÅI Hoà Baù Thaâm 106 chủ lực góp phần trực tiếp tạo ra phẩm chất và nghề nghiệp sư phạm cho cả đội ngũ những người kỹ sư tâm hồn, trồng người dựng nghiệp từ mầm non, phổ thông và đến đại học, sau đạo học. Tầm quan trọng của ngành sư phạm và vai trò nòng cốt của hệ thống trường đại học sư phạm là không thể không đề cao. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, nhất là nghiệp vụ sư phạm, khoa học giáo dục của hệ thống ngành sư phạm có ý nghĩa đặc biệt và rất lớn, mang ý nghĩa tiên quyết và căn bản. Để sự nghiệp trồng người có cơ sở khoa học và vươn lên tầm khoa học hiện đại, thì việc tiếp cận và vận dụng thành tựu của nền giáo dục tiên tiến thế giới, sát với thực tiễn Việt Nam là hết sức cấp thiết và là một trong nhiều giải pháp rất quan trọng. Định hướng nghiên cứu khoa học cơ bản của ngành sư phạm, theo chúng tôi hiểu là đẩy mạnh và nâng cao chất lượng và tầm cao mới tạo đột phá về nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ sư phạm. Làm tốt việc này vừa tạo nên một khâu đột phá vừa tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự nghiệp đổi mới giáo dục và công tác giáo dục của đất nước. Nhiệm vụ và yêu cầu đổi mới khoa học và nghiệp vụ sư phạm thực sự vừa cơ bản lâu dài, vừa là nhiệm vụ bức bách khi chúng ta đang quyết tâm thực hiện đổi mới toàn diện và cơ bản hoạt động giáo dục và đào tạo đại học nói riêng và lĩnh vực giáo dục- đào tạo nói chung từ cấp mầm non, cấp mẫu giáo. Thực hiện nhiệm vụ đó là tạo nên những tiền đề đáp ứng bước ngoặt mà Đại hội X của Đảng đã mở ra, nghĩa là phải quyết tâm đổi mới và đổi mới “từ gốc”, đổi mới ở tầm hệ thống (GS Hoàng Tụy), một cách căn bản, vững chắc để phục hưng nền giáo dục, nhằm hội nhập quốc tế toàn diện. 3. Từ tinh thần đó, có thể chỉ ra phương hướng nghiên cứu khoa học của ngành sư phạm và nghiệp vụ khoa học sư phạm. những giải pháp có tính đột phá trong nghiên cứu khoa học sư phạm Một là, tiếp thu những tri thức, kinh nghiệp của khoa học sư phạm tiên tiến của thế giới, đặc biệt ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, phù hợp yêu cầu phát tiển của đất nước ta hiện nay như Mỹ, New Zealand, Singapore, Nhật Bản, và Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP TP.HCM Soá 10 naêm 2007 107 Trung Quốc. Tuy nhiên cần thấy mặt tích cực và hạn chế của nó8. Điều này có ý nghĩa tiên quyết và mở đường, vì muốn đổi mới cũng như đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học sư phạm phải có tầm nhìn toàn cầu, tầm nhìn "thế giới phẳng", tư duy hội nhập. Nó không chỉ dừng lại ở đòi hỏi của thực tiễn của đất nước mà đã trở thành tư duy mang tầm thời đại. Việc thông tin, nghiên cứu thành tựu khoa học sư phạm và nghiệp vụ sư phạm thông qua tham qua và học hỏi, từ đó tạo ra ngân hàng tri thức, kinh nghiệm về sư phạm để từng bước nghiên cứu và vận dụng vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Hai là, đồng thời với quá trình này là quá trình nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm các trường quốc tế hay có yếu tố hợp tác nước ngoài ở trong nước. Đó là kinh nghiệm về biên soạn giáo trình, phương pháp sư phạm, phương thức tổ chức, công tác tuyển sinh ở những cơ sở đào tạo quốc tế hoặc có yếu tố nước ngoài đang hiện hữu ở Việt Nam. Có thể coi các hình thức, loại hình này như một sự trung chuyển, trung giới và được xử lí cho phù hợp thực tiễn giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay. Mời các chuyên gia sư phạm, tổ chức nghiên cứu giảng dạy là một giải pháp mang tính đột phá đẩy mạnh công tác đổi mới của ngành. Tổng kết ngay những điển hình này là rất có lợi trong quá trình đổi mới để hội nhập. Ba là, nghiên cứu sâu những ưu điểm và hạn chế, kể cả những sai lầm và sự lạc hậu trong hệ thống giáo dục - đào tạo ở nước ta, trước hết là ngành sư phạm trên tinh thần thẳng thắn, khoa học, cung cấp những thông tin, đề xuất những ý tưởng và kiến nghị cho sự nghiệp đổi mới lĩnh vực sư phạm. Nghĩa là xây dựng hệ chương trình điều tra nghiên cứu, đánh giá hoạt động ngành sư phạm nói riêng và giáo dục -đào tạo nói chung trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, từ đó xây dựng hệ thống đề tài, đề án cả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng triển khai, nghiên cứu trực tiếp trong hoạt động sư phạm (tương ứng với ngành khoa học sản xuất bên cạnh nhóm ứng dụng và triển khai). Bốn là, tổ chức hội thảo, hội nghị cấp quốc gia, khu vực, thế giới nhằm tạo ra môi trường dân chủ, thẳng thắn trong nghiên cứu khoa học, tập trung tiếng nói 8 Nền giáo dục Mỹ có ưu điểm về tính năng động, sáng tạo chú trọng hiệu quả, nhưng lại có nhược điểm chỉ cho 30% dân số và nền giáo dục này không được đầu tư tiết kiệm và đúng mức ( Tư duy lại tương lai, tr.395) Xem thêm một số bài viết trong cuốn sách, Việt Nam những chặng đường lịch sử, 1954-1975, 1975-2005, Nxb. Giáo dục, 2005, tr.696-749 Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) YÙ KIE ÁN TRAO ÑOÅI Hoà Baù Thaâm 108 của người trong ngành và ngoài ngành. Đồng thời nghiên cứu, điều tra tham khảo ý kiến dư luận, phụ huynh của học viên về những yêu cầu nhiệm vụ lộ trình nghiên cứu thực tiễn đổi mới ngành sư phạm. Khuyến khích cả những sáng kiến táo bạo và cả những dự án khả thi. Trên đây là nhìn nhận theo bề rộng của vấn đề, còn về bề sâu thì có thể phải nghiên cứu theo hệ thống vấn đề sau : Một là, nghiên cứu về mục tiêu của hoạt động giáo dục và sư phạm, mô hình của nguồn nhân lực và đặc biệt là những đặc trưng, tiêu chuẩn đội ngũ giáo viên, giảng viên trong tầm nhìn 50 năm, mà trước mắt là vài chục năm. Cụ thể là quan tâm đến sản phẩm- những đội ngũ thầy cô giáo và sau đó là nguồn nhân lực của thời kì hội nhập kinh tế ở tầm cao và chiều sâu mới, với những phẩm chất năng động, sáng tạo, khả năng giao tiếp và thích ứng cao ở một giai đoạn mới. Hai là, nghiên cứu đổi mới hệ thống chương trình, sách giáo khoa, giáo trình với một cách tiếp cận có khi hoàn toàn mới. Nhân đây, chúng tôi muốn đề cập đến đổi mới chương trình cụ thể tại Học viện Chính trị Quốc gia để gợi mở thêm suy nghĩ của người đọc. Đó là nếu như trước đây, nội dung chương trình của Học viện thường theo hệ thống các môn học thì hiện nay là hệ thống theo nhóm tri thức (các chuyên đề mang tính tri thức tổng hợp, liên ngành) phục vụ trực tiếp người cán bộ, quản lí trung -cao cấp của Đảng và Nhà nước, như sau : Nhóm 1 : Những chuyên đề về Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ; Nhóm 2 : Những chuyên đề tri thức về tầm nhìn toàn cầu ; Nhóm 3 : Những chuyên đề về Khoa học lãnh đạo quản lí ; Nhóm 4 : Những chuyên đề về Đạo đức và rèn luyện đạo đực cách mạng ; Nhóm 5 : Những chuyên đề về Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí. Từ đó thấy rằng vấn đề không phải chỉ là cải tiến mà phải cấu trúc lại căn bản hệ thống chương trình theo một lôgích khác, có khả năng đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay, nhằm tạo nên hệ thống giáo trình phù hợp và cập nhật. Ba là, tập trung đổi mới phương pháp quản lí hoạt động giáo dục sư phạm, xây dựng hệ thống trường sư phạm không chỉ hiện đại mà còn nghiên cứu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí mang tầm quốc tế ở những trường chọn lọc để làm Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP TP.HCM Soá 10 naêm 2007 109 nòng cốt, tạo bức phá cho hoạt động đổi mới của ngành. Có thể nói cách quản lí giáo dục vẫn chưa thoát khỏi quản lí của thời mô hình kinh tế tập trung bao cấp, dù gần đây có một số đổi mới theo hướng xã hội hoá và phân cấp cho cơ sở. Bốn là, đồng thời cần tập trung đổi mới phương pháp dạy và học trên cơ sở hoạt động nghiên cứu khoa học. Đó là một trong những lĩnh vực còn trì trệ hiện nay cần tích cực đổi mới và đổi mới có hệ thống, đồng bộ hơn. Các nước có nền giáo dục tiên tiến đã từ rất lâu thực hiện phương pháp giáo dục tích cực, phương pháp tương tác, học tập nhóm, tự học gắn khoa học với thực tiễn cuộc sống. Trong khi đó nền giáo dục Việt Nam hiện nay còn mang tính bao cấp, tổ chức học tập, thảo luận theo kiểu đám đông. Năm là, đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và nhất là lực lượng thầy, cô giáo. Đây thực sự là lực lượng chủ yếu của công cuộc đổi mới giáo dục. Nhưng lại phải đặt nó trong việc đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng xã hội dân sự, đề cao dân chủ hoá, nếu không thì không thể thắng nổi sức ỳ của hệ thống mà chính lực lượng này có thể là một lực cản khi tâm lí bảo thủ và ít có động lực mạnh. Sáu là, từ đó trang bị và xây dựng tư duy nghiên cứu khoa học sư phạm trong chiến lược toàn cầu. Nghĩa là trong bối cảnh toàn cầu hoá, phải xây dựng tư duy nghiên khoa học, tư duy giáo dục ở tầm phát triển gắn với sự thay đổi toàn cầu, vươn tới khung tư duy mới, hiện đại, khắc phục tư duy cơ giới, nắm lấy tư duy hệ thống, tư duy phức hợp và tư duy hiển thị trên nền tảng tư duy biện chứng, cách mạng, thực tiễn và nhân văn. Đồng thời phải bám sát thực tế Việt Nam, định hướng giải quyết vấn đề Việt Nam. Kiến nghị : trước mắt trong vài năm cần nghiên cứu đề tài “xây dựng mô hình tư duy sư phạm mới ở nước ta, từ thực tế phía Nam”. Tư duy này sẽ mang tính chất đón đầu, và tạo nền cho một phong cách sư phạm mới. Nhưng phải đặt nó trong một tổng thể 4- 5 năm là “Chương trình cải tổ và xây dựng khoa học sự phạm mới, tiên tiến và nhân văn ở Việt Nam hiện nay”
File đính kèm:
- xay_dung_tam_nhin_toan_cau_trong_nghien_cuu_va_phat_trien_kh.pdf