Xây dựng văn hóa trường học theo hướng tiếp cận văn hóa doanh nghiệp

Tóm tắt. Qua bài viết, tác giả muốn truyền tải đến người đọc thông điệp: Xây dựng văn hóa trường

học cần tiếp cận gì từ doanh nghiệp? Từ đó, nêu sự cần thiết nghiên cứu, tiếp cận quan điểm xây

dựng văn hóa doanh nghiệp “Văn hóa phục vụ” với phương châm “Tất cả vì khách hàng” vận dụng

vào xây dựng văn hóa trường học với phương châm “Tất cả vì người học”.

pdf 6 trang yennguyen 5940
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng văn hóa trường học theo hướng tiếp cận văn hóa doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng văn hóa trường học theo hướng tiếp cận văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng văn hóa trường học theo hướng tiếp cận văn hóa doanh nghiệp
NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2018, Vol. 10, No. 1, pp. 68-73
This paper is available online at 
XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Nguyễn Xuân Dũng1
Tóm tắt.Qua bài viết, tác giả muốn truyền tải đến người đọc thông điệp: Xây dựng văn hóa trường
học cần tiếp cận gì từ doanh nghiệp? Từ đó, nêu sự cần thiết nghiên cứu, tiếp cận quan điểm xây
dựng văn hóa doanh nghiệp “Văn hóa phục vụ” với phương châm “Tất cả vì khách hàng” vận dụng
vào xây dựng văn hóa trường học với phương châm “Tất cả vì người học”.
Từ khóa: Văn hóa phục vụ, tất cả vì khách hàng, tất cả vì người học.
1. Đặt vấn đề
Trong xu hướng “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo”, chúng ta cần đổi mới những
vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp,
cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình,
cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong đó, đổi
mới “Xây dựng văn hóa trường học” cũng cần được quan tâm. Việc xây dựng văn hóa trường học
sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới của giáo dục và đào tạo. Ở góc độ xây dựng văn
hóa tổ chức thì trường học hoàn toàn có thể tiếp cận xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho việc xây
dựng văn hóa trường học; ở góc độ khác, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng văn hóa trường học
như xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Với bài viết này, chúng tôi không đi sâu phân tích, bàn thảo kỹ lưỡng về văn hóa trường học
hay văn hóa doanh nghiệp cũng như không chỉ ra những biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường
mang tính toàn diện, mà chỉ xin nêu một vài suy nghĩ, tiếp theo đề xuất một số giải pháp về xây
dựng văn hóa trường học trong xu hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục chúng ta cần tiếp
cận gì từ doanh nghiệp? Từ đó, có thể nghiên cứu, tiếp cận quan điểm xây dựng văn hóa doanh
nghiệp “Văn hóa phục vụ” với phương châm “Tất cả vì khách hàng” vận dụng vào xây dựng văn
hóa trường học với phương châm “Tất cả vì người học”.
Ngày nhận bài: 10/12/2017. Ngày nhận đăng: 12/01/2018.
1Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu;
e-mail: nguyenxuandung.c52@moet.edu.vn
68
THỰC TIỄN JEM., Vol. 10 (2018), No. 1.
2. Khái quát lý luận về văn hóa trường học và văn hóa doanh nghiệp
Truyền thống dân tộc và truyền thống lịch sử hàng ngàn năm của Việt Nam đã đem lại cho
chúng ta một nền văn hóa sâu sắc, thấm sâu vào mọi ứng xử, suy nghĩ của mỗi người dân đất Việt.
Những đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam đó là lòng yêu nước, tinh thần cộng đồng nhân ái,
khoan dung, tính cần cù, giản dị, khả năng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, ý chí tự lực, tự cường.
Trong lịch sử đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, văn hóa là yếu tố quan trọng giúp chúng ta
đạt được nhiều kỳ tích. Những giá trị văn hóa vô cùng quý giá đó đã giúp hình thành nên những
đặc điểm văn hóa trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Về khái niệm văn hóa có rất nhiều quan niệm khác nhau, chúng tôi rất đồng tình với khái niệm
văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra[3]. Văn hóa là một
thứ tài sản lớn của bất cứ tổ chức nào.
Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, Nhà trường phải là tổ chức có “hàm lượng” văn
hoá cao nhất; là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xã hội.
Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức. Vì vậy, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay
nhiều, một hình thái văn hóa nhất định. Và hơn bất cứ tổ chức nào hết trong xã hội, nhà trường
phải là tổ chức có “chất” văn hoá cao nhất. Về văn hóa nhà trường cũng có nhiều quan điểm đề
cập khác nhau. Văn hoá nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một nhà
trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, mục tiêu, các giá trị, phong cách
lãnh đạo, quản lý, bầu không khí tâm lý,... Nó thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị,
niềm tin, quy tắc ứng xử... được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận[3].
Khái niệm văn hóa trường học được các tác giả phương Tây hiểu rộng hơn nhiều so với việc chỉ ra
một môi trường học tập hiệu quả. Chúng tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy
học và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của giáo viên, nhân viên và sinh viên, học sinh. Nó liên
quan đến mọi đối tượng trong trường từ Ban Giám hiệu đến cán bộ viên chức, học sinh, cha mẹ
học sinh, đến mọi khía cạnh của nhà trường và cả cộng đồng. Ở đây, tác giả đưa khái niệm văn
hóa nhà trường mà mình tâm đắc nhất như sau: “Văn hóa nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị,
chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường được
các thành viên trong nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc riêng cho nhà trường đó”.
Doanh nghiệp thì sao? Cũng như nhà trường, doanh nghiệp là một tổ chức. Vì vậy, mỗi doanh
nghiệp cũng sẽ tồn tại, dù ít hay nhiều, một hình thái văn hóa nhất định. Về văn hóa doanh nghiệp
cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có thể hiểu “Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của quan
niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh,
phương thức quản lý và quy tắc được mọi thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, thực hiện”[4].
Văn hóa doanh nghiệp cũng có thể được coi như một thứ tài sản vô hình; thứ tài sản này có thể
đưa doanh nghiệp đến tột đỉnh của sự thành công nhưng nó cũng có thể đẩy doanh nghiệp nhanh
chóng đến bờ phá sản.
Ở thời đại công nghệ 4.0, khi nhìn ra thế giới chúng ta sẽ nhận thấy không một cường quốc
kinh tế nào mà không có một nền văn hóa riêng, một nền văn hóa doanh nghiệp đặc sắc. Vì sao
những quán ăn nổi tiếng của Nhật, Hàn, Trung lại có thể chinh phục được khách hàng ở khắp nơi
trên thế giới? Vì sao những tập đoàn như Toyota, Samsung, Ford, Apple,... có thể tồn tại và phát
69
Nguyễn Xuân Dũng JEM., Vol. 10 (2018), No. 1.
triển hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm và có khi gặp khủng hoảng họ vẫn đứng dậy, vượt
lên,..? Một trong những lý giải rất quan trọng là họ có một nền tảng văn hóa vững chắc, thậm chí
có những thương hiệu đã trở thành biểu tượng của một quốc gia. Việt Nam ta ngày nay cũng đã
có những thương hiệu được xây dựng dựa trên những cam kết về giá trị và các nguyên tắc phát
triển bền vững như Vinamilk, Viettel, VNPT, FPT, Vietnam Airlines,...[5] nhờ việc đề cao những
nguyên tắc và giá trị tiến bộ, phù hợp với xu thế của thời đại mà chúng ta đã có những sản phẩm
hiện diện ở những thị trường khó tính, được khách hàng trên toàn cầu đón nhận.
Với trường học thì sao? loại hình văn hóa trường học rất đa dạng, sở dĩ như vậy là do có sự
khác biệt về văn hóa mà ra. Một trường học thực sự xuất sắc là trường học không chỉ có tỷ lệ lên
lớp/tốt nghiệp cao, mà chính là nét văn hóa tốt đẹp của nhà trường đó mới làm vang danh tiếng của
trường trong thiên hạ, văn hóa ưu việt của một trường chính là cơ sở để nâng cao tỷ lệ lên lớp/tốt
nghiệp cũng như bất cứ thành tựu nào khác của nhà trường.
Quan điểm truyền thống cho rằng: Xây dựng văn hóa trường học là làm cho nhà trường mang
đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời nuôi dưỡng “văn hóa dạy học kiểu truyền
thống”, giáo viên “chủ động truyền thụ kiến thức”, học sinh “thụ động lĩnh hội kiến thức”, dần
chuyển sang kiểu giáo viên và học sinh “hỗ trợ lẫn nhau và cùng nâng cao trong dạy và học”, cùng
nhau “hoàn thiện đạo đức” thông qua học hỏi, tìm tòi tri thức; cũng có quan điểm cho rằng: việc
xây dựng văn hóa trường học bắt đầu từ việc cải cách chương trình từ việc học mang tính “đối
phó” đến “học tập mang tính nghiên cứu”.
3. Xây dựng văn hóa trường học cần tiếp cận như thế nào từ văn hóa doanh nghiệp
3.1. Đôi nét về thực trạng văn hóa nhà trường Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay và nhất là khi Việt nam đã hội nhập sâu, rộng với toàn
thế giới, lúc này nhiều thời cơ, thách thức và mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như hội nhập
đã tác động lớn đến xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Trước những hiện tượng không đẹp
xảy ra trong ngành Giáo dục mà nhức nhối nhất là nạn bạo lực học đường, gian lận thi cử, mâu
thuẫn quan hệ thầy-trò,.. dư luận không khỏi lo ngại về “chất văn hóa” học đường ngày nay. Có thể
nói, hiện nay một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên, sinh viên học sinh đua đòi ăn chơi, sa vào
các tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đường đến mức báo động; đạo đức nhà giáo đâu đó có sự
xuống cấp nghiêm trọng, chuyện mua bán các kết quả học tập diễn ra ở mọi cấp học, bậc học...
Một vài minh chứng mà chúng ta từng biết như: vụ tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT
trường Dân lập Đồi Ngô - Bắc Giang, Vụ “đổi tình lấy điểm” ở Trường Cao đẳng Phát thanh -
Truyền hình trung ương I, những Video clip liên tục được tung lên mạng Internet về bạo lực học
đường với cảnh học sinh đánh nhau thô bạo, thậm chí là dã man trong sự chứng kiến vô cảm của
bạn bè xung quanh, và gần đây nhất là vụ bảo mẫu bạo hành trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non
Mầm Xanh, Thành phố Hồ Chí Minh... Tất thảy đã gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho xã hội và
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục cũng như uy tín của các nhà trường và ngành
giáo dục. Thực tế đó đã làm cho những Nhà giáo chân chính cảm thấy như là sự xúc phạm nhân
phẩm và đạo đức nghề nghiệp.
Có thể nói, lâu nay giáo dục của chúng ta coi trọng dạy chữ mà xao nhãng việc dạy người;
70
THỰC TIỄN JEM., Vol. 10 (2018), No. 1.
chúng ta chạy đua theo số lượng mà nhiều khi quên đi chất lượng. Ai ai cũng vẫn biết sản phẩm cụ
thể của giáo dục là những con người cụ thể bằng xương, bằng thịt. Để tạo ra được một sản phẩm
lao động cho xã hội, chúng ta cần quan tâm đến kiến thức và kỹ năng của người học. Tuy nhiên, vì
chạy đua theo số lượng mà chúng ta chưa quan tâm đến phương thức đào tạo để tạo ra sản phẩm
một cách hoàn hảo; nói cách khác, nhiều khi chúng ta chưa quan tâm cách thức lao động để tạo ra
sản phẩm hoàn hảo.
Và chúng ta vẫn biết, một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa tốt hay phát triển bền vững không
thể kiếm lợi nhuận bằng mọi cách bất chấp đạo lý, một nhà trường không được coi kinh tế làm mục
tiêu hàng đầu, và một người lao động không thể tạo ta sản phẩm cho xã hội một cách phi văn hóa.
Vì vậy, việc xây dựng văn hóa nhà trường là vô cùng quan trọng, bởi nhà trường là cơ sở nền tảng,
là tế bào của hệ thống giáo dục và xã hội. Chỉ khi những tế bào này được phát triển lành mạnh thì
hệ thống giáo dục và xã hội mới phát triển bình thường và hướng tới sự phát triển bền vững.
Trong xây dựng văn hóa trường học có rất nhiều khía cạnh để chúng ta đề cập đến. Và như đã
đặt vấn đề ban đầu ở góc độ xây dựng văn hóa tổ chức thì trường học hoàn toàn có thể tiếp cận xây
dựng văn hóa doanh nghiệp cho việc xây dựng văn hóa trường học “Văn hóa phục vụ”.
3.2. Xây dựng văn hóa trường học theo hướng tiếp cận văn hóa doanh nghiệp
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã đúc kết một kinh nghiệm: Môi trường văn hoá trong doanh
nghiệp quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp đó. Làm cách nào để tạo ra được một môi
trường có văn hoá trong doanh nghiệp?... Giải thưởng Doanh nhân văn hoá hàng năm được trao
cho các doanh nhân đã đủ để khẳng định, doanh nghiệp đó có môi trường văn hoá tốt?.. Đó là
những câu hỏi lớn mà mỗi doanh nghiệp cần phải tìm được cho mình một đáp số. Tuy nhiên, vấn
đề sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu chúng ta nhìn vào thực tế: Nơi nào có nhiều người muốn về làm
việc, nhân viên không muốn bỏ đi, nơi ấy hẳn phải có một môi trường làm việc tốt. Nghĩa là người
chủ doanh nghiệp đã biết tạo ra một môi trường có văn hoá.
Ngày nay, khi xây dựng văn hóa trường học chúng ta cần nghiên cứu, tiếp cận tinh thần văn hóa
doanh nghiệp, trường học cần học tập như một doanh nghiệp nổi tiếng. Xây dựng văn hóa trường
học, vấn đề đầu tiên cần giải quyết là phải làm sao để hiệu trưởng và giáo viên tuy có thể có những
quan điểm khác nhau nhưng nhìn chung đều có ý tưởng tốt đẹp về giáo dục và xây dựng văn hóa
trường học. Giải quyết được vấn đề này, sẽ tiếp tục tiến hành thông qua tổ chức, xây dựng chế độ
hoạt động như thế nào để thể hiện được ý tưởng giáo dục văn hóa mà nhà trường theo đuổi.
Chúng ta cũng biết, quá trình phát triển của nhiều doanh nghiệp nổi tiếng đã cho chúng ta thấy
rằng, sở dĩ họ thành công, điều kiện chính không phải ở hình thức kết cấu hạ tầng kỹ thuật hay
kỹ năng quản lý của họ mà là vì họ có “văn hóa tổ chức” của chính mình. Chính loại văn hóa tổ
chức này mới làm cho các nhân viên trong doanh nghiệp có sự thống nhất đối với quan niệm kinh
doanh của công ty, xí nghiệp nơi họ làm việc, mới làm cho công ty, xí nghiệp có thể hình thành
“nét độc đáo riêng” của mình, mới làm cho tất cả các nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp đoàn
kết một lòng.
Vậy, trường học học tập gì ở doanh nghiệp? Trong quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp
“Văn hóa phục vụ” rất được coi trọng. Doanh nghiệp xây dựng văn hóa với phương châm “Tất
71
Nguyễn Xuân Dũng JEM., Vol. 10 (2018), No. 1.
cả vì khách hàng” thì xây dựng văn hóa trường học phải với phương châm “Tất cả vì người học”.
Trong quản lý nguồn nhân lực trường học và xây dựng văn hóa trường học rất cần truyền tải thông
điệp “Tất cả cán bộ, viên chức nhà trường là người phục vụ” nhằm phục vụ tốt nhất cho việc dạy -
học, tất cả hướng tới “Vì người học - Vì học sinh thân yêu”. Ý nghĩa “Phục vụ” ở đây: Hiệu trưởng
(các Phó hiệu trưởng) phục vụ cho cán bộ, viên chức nhà trường để có thể đảm bảo các điều kiện
tốt nhất, thuận lợi nhất, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, giảng dạy và phục vụ học
sinh tốt hơn; giáo viên hoàn thành tốt việc dạy học của mình như soạn bài, gửi đề cương bài giảng
tới sinh viên học sinh,. . . là phục vụ tốt cho việc học của người học; chuyên viên, nhân viên các
phòng, ban làm tốt công việc của mình là phục vụ tốt cho việc dạy học của giảng viên và sinh viên
cũng như các hoạt động khác của nhà trường.
Trong xu thể đổi mới, nếu chúng ta coi giáo dục là một thị trường - coi giáo dục là một dịch
vụ (dịch vụ công) và tinh thần “Tất cả cán bộ, viên chức nhà trường là người phục vụ” được mọi
thành viên của nhà trường thấm nhuần thì người học (học sinh – khách hàng) sẽ được hưởng những
dịch vụ tốt nhất từ dịch vụ công ấy. Đồng thời, cán bộ, viên chức nhà trường luôn nêu cao tinh thần
“Mỗi giảng viên/giáo viên là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” thì chắc chắn chúng
ta sẽ có một môi trường văn hóa thân thiện, lành mạnh.
4. Đề xuất một số giải pháp trong xây dựng văn hóa trường học
Xây dựng, phát triển văn hóa nhà trường không phải là câu chuyện ngày một ngày hai mà cần
phải có lộ trình và bước đi phù hợp. Trong tiến trình xây dựng văn hóa trường học, mỗi nhà trường
có một hướng đi khác nhau, mỗi hiệu trưởng có một phương pháp tiếp cận khác nhau và cũng có
những bước đi khác nhau, nhưng theo chúng tôi dù có đi hướng nào hay tiếp cận bằng phương
pháp nào cũng cần lưu ý một số nội dung sau:
Một là, cần làm cho giảng viên/giáo viên và sinh viên, học sinh toàn trường hiểu được bản chất
của trường học, sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường là gì? Từ đó, đi đến nhận thức chung về vai trò
văn hóa trường học để đi đến quyết tâm trong xây dựng văn hóa nhà trường.
Hai là, cần tìm hiểu từng cán bộ, viên chức; tuyển dụng (thậm chí là mời/chiêu mộ) những
cán bộ, viên chức ưu tú từ nơi khác, giúp đỡ để họ “an cư lạc nghiệp”, đồng thời tạo điều kiện để
họ được “làm chủ gia đình” tại trường; nhà trường như là gia đình lớn của họ, hiệu trưởng như là
người cha - người anh trong cái gia đình lớn ấy.
Ba là, cần làm sao để học sinh cũng như giáo viên và các thành viên khác của nhà trường yêu
thích học tập và sự tiến bộ về đạo đức, quan tâm, gìn giữ danh dự và phát triển nhà trường.
Bốn là, cần thường xuyên đánh giá văn hóa nhà trường và thiết lập các chuẩn mực mới, giá trị
mới phù hợp với thực tiễn; loại bỏ những chuẩn mực, giá trị cũ lỗi thời ảnh hưởng xấu đến tiến
trình phát triển của nhà trường.
Năm là, cần nâng cao văn hóa tinh thần, tăng cường thể lực cho cán bộ viên chức và sinh
viên, học sinh thông qua việc xây dựng các thiết chế văn hóa nhà trường và môi trường dạy - học
thân thiện.
Sáu là, cần xây dựng và thực hiện nguyên tắc làm việc minh bạch công bằng, đây là nguyên tắc
quan trọng có tính động lực, nó như một công cụ thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, tạo niềm
72
THỰC TIỄN JEM., Vol. 10 (2018), No. 1.
tin và sự đồng thuận của cán bộ viên chức và sinh viên, học sinh đối với chính sách quản lý, điều
hành của nhà trường.
Trong trường học, sự ảnh hưởng của Hiệu trưởng đến văn hóa nhà trường là rất cao. Nếu người
Hiệu trưởng có nét “văn hóa” riêng của mình, đồng thời có thể tập hợp hoặc bồi dưỡng một đội
ngũ cán bộ, viên chức hợp nhau về chí hướng văn hóa, thì cho dù có “thực lực” hay không, chỉ cần
tư tưởng thấu đáo, hành động trung thực, sẽ có thể biến trường học của mình thành một trường
học có văn hóa thực thụ, dành được sự tôn trọng, tín nhiệm và ủng hộ của cán bộ, viên chức, của
học sinh và của xã hội, từ đó biến trường học thành một “học phủ” đích thực – địa chỉ tin cậy của
người học. Người Hiệu trưởng thật sự xuất sắc chắc chắn sẽ phải chịu những áp lực về tinh thần
giữa lý tưởng và hiện thực gây ra, cho dù họ có thể thành công hay không, nhưng chỉ cần họ khiến
cho học sinh và giáo viên của trường hiểu được lý tưởng và những nỗi niềm của họ, thì đó đã là
một vị hiệu trưởng tốt, chúng ta không có gì phải nuối tiếc.
5. Kết luận
Trong xu thế đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết
29/NQ-TW, bên cạnh việc thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước để thực hiện thành
công công cuộc đổi mới này các nhà quản lý ở các ở các cơ sở giáo dục, các trường học cần nghiên
cứu, tiếp cận quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp “Văn hóa phục vụ” với phương châm “Tất
cả vì khách hàng” để vận dụng vào xây dựng văn hóa trường học với phương châm “Tất cả vì người
học”, “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban cán sự Đảng Chính phủ, Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế”, năm 2013.
[2] Tài liệu bồi dưỡng Hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hoa
Đông, 2007.
[3] Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu, 2016.
[4] Nghị quyết số 06-NQ/TW Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về
thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội
trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, năm 2016.
ABSTRACT
Shaping school culture approaching enterprise culture
With the article, the writer wants to convey to the readers the message: What we learn from
the enterprise when building school culture? From this point of view, to present the need of study
and approaching the viewpoint of enterprise culture “Service culture” with the motto “All for
customers” applies to the construction of school culture with the motto "All for learners".
Keywords: Service culture, All for customers, All for learners.
73

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_van_hoa_truong_hoc_theo_huong_tiep_can_van_hoa_doan.pdf