Ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

TÓM TẮT

Đối với cả dân tộc Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, học thuyết của chủ nghĩa

Mác - Lênin đã đến với nhân dân ta như tia sáng của bình minh. Người Việt Nam đầu tiên đến với

chủ nghĩa Mác - Lênin là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Từ đó dân tộc Việt Nam bắt đầu bước

ra khỏi đêm dài nô lệ, hòa vào dòng thác cách mạng của thời đại. Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin,

Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc: tiến lên chủ nghĩa xã hội. Là học trò trung

thành của Lênin, Người đã vận dụng một cách sáng tạo và thành công học thuyết của Lênin vào

những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ

nghĩa xã hội được tiến hành đã và đang chứng minh sự đúng đắn trong tư duy sáng tạo của Chủ

tịch Hồ Chí Minh về vận dụng học thuyết chủ nghĩa Mác - Lênin vào cách mạng Việt Nam.

pdf 5 trang yennguyen 10960
Bạn đang xem tài liệu "Ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Ý nghĩa dân tộc và ý nghĩa thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 73 - 77
73 
Ý NGHĨA DÂN TỘC VÀ Ý NGHĨA THỜI ĐẠI CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 
VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 
Vũ Thị Thuỷ*, Phạm Thị Huyền 
 Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Đối với cả dân tộc Việt Nam, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, học thuyết của chủ nghĩa 
Mác - Lênin đã đến với nhân dân ta như tia sáng của bình minh. Người Việt Nam đầu tiên đến với 
chủ nghĩa Mác - Lênin là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Từ đó dân tộc Việt Nam bắt đầu bước 
ra khỏi đêm dài nô lệ, hòa vào dòng thác cách mạng của thời đại. Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, 
Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc: tiến lên chủ nghĩa xã hội. Là học trò trung 
thành của Lênin, Người đã vận dụng một cách sáng tạo và thành công học thuyết của Lênin vào 
những điều kiện cụ thể của Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ 
nghĩa xã hội được tiến hành đã và đang chứng minh sự đúng đắn trong tư duy sáng tạo của Chủ 
tịch Hồ Chí Minh về vận dụng học thuyết chủ nghĩa Mác - Lênin vào cách mạng Việt Nam. 
Từ khóa: Tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ, chủ nghĩa xã hội, dân tộc, thời đại. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên 
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một nội dung 
lớn trong di sản của Người và là bộ phận quan 
trọng của cách mạng Việt nam. Xuất phát từ 
lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 
của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận dụng 
và phát triển sáng tạo lý luận đó vào điều 
kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, đưa 
nước ta “từ một nước nông nghiệp lạc hậu 
tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải 
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ 
nghĩa” [8, 13]. Tư tưởng của Người tiếp tục 
được Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam 
khẳng định: Con đường đi lên của nước ta là 
sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ 
qua chế độ tư bản chủ nghĩa. 
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 
THEO QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA 
MÁC - LÊNIN 
Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, 
trong khi nhấn mạnh tính khách quan của sự 
vận lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa 
xã hội và chủ nghĩa cộng sản, đã đề cập đến 
tính tất yếu của thời kỳ quá độ. Trong tác 
*
 ĐT: 0982.633.373; Email: vuthuy.dhsptn@gmail.com 
phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta”, Mác viết: 
“Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng 
sản chủ nghĩa là một thời kỳ, thời kỳ ấy là 
một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của 
thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền 
chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” 
[3, 260]. Đây chính là quan điểm của Mác nói 
đến con đường đi lên chủ nghĩa xã hội xuất 
phát từ điều kiện của các nước tư bản phát 
triển ở Tâu Âu, cơ sở vật chất và kỹ thuật cho 
chủ nghĩa xã hội đã được chuẩn bị tương đối 
đầy đủ. 
Trong quá trình nghiên cứu và hoạt động 
chính trị của mình, Mác cũng đã tìm hiểu về 
lịch sử phát triển của nước Nga và ông cũng 
đã tỏ ra tán thành quan điểm của một số nhà 
dân chủ cách mạng Nga và Mác cho rằng: 
“Nước Nga có thể không cần phải trải qua 
những đau khổ của chế độ đó - tức là chế độ 
tư bản chủ nghĩa, mà vẫn chiếm đoạt mọi 
thành quả của chế độ ấy”. [4, 636]. Lịch sử 
trôi qua với thắng lợi của cách mạng Tháng 
Mười Nga năm 1917, Lênin đã làm cho lý 
luận về thời kỳ quá độ có một sự phát triển 
mới. Cái mới là ở chỗ, cách mạng xã hội chủ 
nghĩa nổ ra trước tiên ở Nga, một nước tư bản 
phát triển trung bình. Nước Nga bước và thời 
kỳ quá độ từ điểm xuất phát thấp hơn các 
nước tư bản Tây Âu về kinh tế - xã hội, giai 
cấp công nhân chiếm tỷ lệ còn thấp trong dân 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 73 - 77
74 
cư và nước Nga cách mạng còn đang vận 
động trong một biển những người tiểu nông. 
Từ trong thất bại của “chính sách cộng sản 
thời chiến”, muốn quá độ thẳng, quá độ nhanh 
chóng, trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội, Lênin 
đã nhận ra rằng bước quá độ lên chủ nghĩa xã 
hội ở Nga là một thời kỳ lịch sử tương đối 
dài, Nó cần thiết phải thực hiện những bước 
quá độ nhỏ, những nhịp cầu nhỏ, những hình 
thức kinh tế trung gian để dần dần lôi cuốn 
nhân dân Nga, mà đa số là tiểu nông, đi lên 
chủ nghĩa xã hội, tức là phải thực hiện bước 
quá độ gián tiếp. 
Lênin đã từng viết trong thời kỳ xây dựng chủ 
nghĩa xã hội ở Liên Xô: “nếu phân tích tình 
hình chính trị hiện nay, chúng ta có thể nói 
rằng chúng ta đang ở vào thời kỳ quá độ 
trong thời kỳ quá độ”, “phải tiến cực kỳ 
chậm, vô cùng chậm hơn mức mà trước kia 
chúng ta đã mơ tưởng, phải tiến làm sao cho 
tất cả quần chúng nhân dân đều thật sự tiến 
lên cùng chúng ta” [2, 260]. 
Bên cạnh đó, Lênin cũng đã nêu lên tư tưởng 
về sự phát triển bỏ qua giai đoạn tư bản chủ 
nghĩa đi lên chủ nghĩa xã hội (xuất phát từ 
đặc thù của nước Nga, đối với những nước 
mà đa số dân cư là nông dân với nền sản xuất 
nhỏ tiền tư bản). Theo Lênin: “với sự giúp đỡ 
của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các 
nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô viết và 
qua những giai đoạn phát triển nhất định, 
tiến tới chủ nghĩa cộng sản không phải trải 
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” 
[1, 295]. 
Tóm lại , theo quan điểm của các nhà kinh 
điển chủ nghĩa Mác - Lênin, con đường quá 
độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước lạc hậu 
không thể là con đường quá độ trực tiếp mà là 
quá độ gián tiếp qua nhiều bước trung gian, 
đồng thời cũng vạch ra khả năng các nước đó 
có thể đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ 
tư bản chủ nghĩa. Ở trường hợp các nước bỏ 
qua tư bản chủ nghĩa quá độ thẳng lên chủ 
nghĩa xã hội, các nhà kinh điển chủ nghĩa 
Mác - Lênin vạch rõ: Nó chỉ có thể thực hiện 
được với điều kiện có sự giúp đỡ của một 
nước công nghiệp tiên tiến đã làm cho cách 
mạng xã hội chủ nghĩa thành công và phải có 
sự lãnh đạo của một chính đảng vô sản kiên 
trì đưa đất nước đi theo con đường của chủ 
nghĩa xã hội. 
QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THEO 
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH 
- Lịch sử dân tộc Việt Nam diễn ra theo tiến 
trình không hoàn toàn giống như các nước 
phương Tây. Vận dụng lý luận về cách mạng 
vô sản, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa của 
các nhà kinh điển, Hồ Chí Minh đã xuất phát 
từ tình hình thực tiễn của xã hội Việt Nam, 
một nước thuộc địa nửa phong kiến, nền nông 
nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu để 
khẳng định con đường cách mạng Việt Nam 
là: tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành 
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên 
chủ nghĩa xã hội. 
Ở đây, Hồ Chí đã nhấn mạnh hai điểm: Thứ 
nhất, chúng ta lựa chọn con đường phát triển 
rút ngắn, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa; thứ 
hai, vì nước ta là một nước nông nghiệp lạc 
hậu (tiền tư bản) cho nên, phải trải qua một 
thời kỳ quá độ. Từ quan niệm đó, Chủ tịch Hồ 
Chí Minh đã đi đến phân tích đặc điểm của 
thời kỳ quá độ ở nước ta. 
Quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội không phải 
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ 
nghĩa, từ đặc điểm này đã cho thấy, mâu 
thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ ở nước ta là 
mâu thuẫn: giữa một bên là yêu cầu phải tiến 
lên xây dựng một chế độ xã hội mới có “công 
nghiệp, nông nghiệp hiện đại, văn hóa khoa 
học kỹ thuật tiên tiến” [8, 13] với một bên là 
tình trạng lạc hậu kém phát triển và lại phải 
đối phó với những lực cản, phá hoại mục tiêu 
của chúng ta. 
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, để tiến lên 
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ 
nghĩa trong điều kiện một nước tiền tư bản 
với nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh 
mún như nước ta đòi hỏi cả một quá trình 
biến đổi khó khăn và sâu sắc nhất. Người 
vạch rõ: chúng ta đã đánh thắng thực dân, 
phong kiến. Hiện nay, chúng ta đang làm cách 
mạng chủ nghĩa xã hội, một cuộc cách mạng 
tuy trường kỳ gian khổ, song nhất định thắng 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 73 - 77
75 
lợi, chí phải đổ mồ hôi mà không đổ máu, 
một cuộc cách mạng nhằm đánh thắng lạc hậu 
và bần cùng, để xây dựng hạnh phúc muôn 
đời cho nhân dân ta, con cháu ta. 
- Khi nói về thời kỳ quá độ, Chủ tịch Hồ Chí 
Minh đã đề cập tới hai nhiệm vụ lịch sử của 
thời kỳ quá độ. 
Thứ nhất, theo Hồ Chí Minh nhiệm vụ quan 
trọng nhất là phải xây dựng nền tảng vật chất 
và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội để biến nước 
ta thành một nước công nghiệp, nông nghiệp 
hiện đại. 
Thứ hai, phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây 
dựng nền kinh tế mới. Nói cách khác, chúng 
ta phải có thời gian để tạo lập cơ sở vật chất, 
cơ sở chính trị - xã hội, văn hóa - tư tưởng, 
đạo đức lối sống cho chủ nghĩa xã hội. 
Với một nước tiền tư bản đi lên chủ nghĩa xã 
hội thì nhiệm vụ của chúng ta hết sức nặng 
nề, cho nên đây là cuộc đấu tranh rất gay go 
giữa cái cũ và cái mới, giữa hai con đường- 
con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ 
nghĩa trên các phương diện: kinh tế, chính trị, 
văn hóa, tư tưởng. 
- Về bước đi và cách làm chủ nghĩa xã hội ở 
Việt Nam. Trong khi lý giải đặc điểm, mâu 
thuẫn, tính chất của thời kỳ quá độ ở Việt 
Nam, Hồ Chí Minh cũng đặt ra vấn đề là phải 
tìm cho được những bước đi và cách làm 
thích hợp trong điều kiện, hoàn cảnh của 
nước ta. Theo Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ ở 
Việt Nam phải qua nhiều bước “Bước ngắn, 
bước dài tùy theo hoàn cảnh của mỗi nước” 
[6, 538]. Khi nói về bước đi ở nông thôn Hồ 
Chí Minh cho rằng: “Lúc đầu là cải cách 
ruộng đất, sau tiến lên một bước là tổ chức tổ 
đổi công cho tốt, cho khắp, lại tiến lên hình 
thức hợp tác xã dễ dàng, rồi tiến lên hợp tác 
xã cao hơn” [7, 226]. Còn bước đi ở thành 
thị, Người viết: “ta khuyên các nhà tư sản - 
không phải bắt ép mà giáo dục thuyết phục họ 
- chung vốn với Chính phủ” [7, 527] và “các 
nhà tư sản sẽ hợp tác với Chính phủ để sản 
xuất dưới sự lãnh đạo của giai cấp công 
nhân” [7, 527]. Để đề phòng những tư tưởng 
mệnh lệnh, cưỡng ép, Hồ Chí Minh đã đưa ra 
những nguyên tắc hợp tác hóa như sau: Một 
là, không được cưỡng ép ai hết; hai là, làm 
cho mọi người đều có lợi; ba là, quản trị phải 
dân chủ. 
Như vậy, Hồ Chí Minh đã thấy được hình thứ 
quá độ gián tiếp đi lên chủ nghĩa xã hội ở 
nước ta từ một nước tiểu nông chính là một 
quá trình phấn đấu quanh co, lâu dài và phức 
tạp. Người đã kiên trì đấu tranh chống lại mọi 
biểu hiện chủ quan, nóng vội, ảo tưởng, mệnh 
lệnh, gò ép. 
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở mỗi nước 
khác nhau thì có cách làm chủ nghĩa xã hội 
không giống nhau, khi bước vào thời kỳ quá 
độ lên chủ nghĩa xã hội, Người đã nêu vấn đề: 
“Chúng ta phải dùng những phương pháp gì, 
hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến dần 
lên chủ nghĩa xã hội” [7, 494] và Người đã 
trả lời “Muốn đỡ bớt mò mẫm, muốn đỡ phạm 
sai lầm thì chúng ta phải học kinh nghiệm của 
các nước anh em” [7, 494]. Nhưng Người 
cũng nhấn mạnh là phải biết “áp dụng những 
kinh nghiệm ấy một cách sáng tạo... Như thế 
phải học tập” [7, 494]. Bởi vì, chúng ta mới 
bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội thì 
chúng ta phải học tập những kinh nghiệm của 
các nước anh em, nhưng phải vận dụng nó 
một cách sáng tạo, không được vay mượn, 
sao chép, dập khuôn. Từ đó Hồ Chí Minh cho 
rằng: “ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô 
có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý 
khác, ta có thể đi con đường khác để tiến lên 
chủ nghĩa xã hội” [7, 227]. 
Hồ Chí Minh cho rằng: không thể cấm bổ 
sung cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin 
bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà 
Mác và Ăngghen ở thời mình không có được. 
Nhưng để tiến lên chủ nghĩa xã hội và xây 
dựng thành công chủ nghĩa xã hội là hai việc 
khác nhau. Cái thứ nhất suy cho cũng là 
nghiêng về tiền đề, cái thứ hai mới là mục 
đích. Hồ Chí Minh từng cho rằng thắng đế 
quốc và phong kiến là tương đối dễ, thắng 
bần cùng lạc hậu là khó hơn nhiều, cách mạng 
xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng vĩ đại, vẻ 
vang nhất nhưng cũng là cuộc cách mạng gay 
go nhất, phức tạp nhất và khó khăn nhất; là 
cuộc chiến khổng lồ chống lại những gì chủ 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 73 - 77
76 
nghĩa xã hội cũ kỹ, lạc hậu, hư hỏng để tạo ra 
những cái mới mẻ, tốt tươi. Con đường quá 
độ lên chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là 
gian khổ, lâu dài và phức tạp. Thời kỳ xây 
dựng nền tảng cơ bản, chủ yếu cho một xã hội 
xã hội chủ nghĩa vững chắc sau này. Qua thực 
tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta 
trong những năm qua, chúng ta càng thấm 
thía tư tưởng sáng suốt, sâu sắc và sáng tạo 
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình vận 
dụng tư tưởng của các nhà kinh điển chủ 
nghĩa Mác - Lênin. 
Ý NGHĨA DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI CỦA 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON 
ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ 
HỘI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 
HIỆN NAY 
* Ý nghĩa dân tộc 
- Tư tưởng lý luận Hồ Chí Minh về thời kỳ 
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sản 
phẩm của cả cuộc đời và sự nghiệp của 
Người, là tấm lòng của Người đối với dân với 
nước. Trong tư tưởng và lý luận đó có hơi thở 
sống động của thực tiễn, có cái tinh tuý của 
chủ nghĩa Mác - Lênin, có cốt lõi tinh hoa văn 
hoá và truyền thống dân tộc, có điểm tương 
đồng của văn hoá Đông - Tây Vì vậy, sức 
sống của tư tưởng Hồ Chí Minh còn sống mãi 
với dân tộc, với thời đại. 
Hiện nay, loài người đã bước sang thiên niên 
kỉ mới, ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh 
vẫn đang soi đường cho cuộc đấu tranh của 
nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong sự 
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội 
chủ nghĩa vì độc lập tự do của dân tộc, vì cơm 
no, áo ấm, vì công bằng hạnh phúc cho mọi 
người. Sự hấp dẫn của tư tưởng Hồ Chí Minh 
chính là ở đặc điểm đó. 
- Với quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về 
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã để lại 
bài học kinh nghiệm quý báu cho dân tộc, chủ 
nghĩa xã hội ngày nay trên thế giới không còn 
tồn tại như một hệ thống từ khi mô hình chủ 
nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp 
đổ. Nhưng Đảng và nhân dân ta vẫn từng 
bước đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí 
Minh đã lựa chọn, mỗi chủ trương, chính sách 
của Đảng và Nhà nước không hề tách rời tư 
tưởng Hồ Chí Minh. Công cuộc đổi mới do 
Đảng và nhân dân ta khởi xướng đang được 
Đảng ta lãnh đạo thực hiện thực sự đã trở 
thành một cuộc cách mạng có một tầm vóc to 
lớn nhưng lại hết sức dung dị với cuộc sống 
con người. Vì rõ ràng chính cuộc cách mạng 
đó đã trở về với cội nguồn, tư tưởng, quan 
niệm của Hồ Chí Minh về con đường đi lên 
chủ nghĩa xã hội và điều đó đã khơi dậy trong 
mỗi con người bản chất say mê, sáng tạo. 
Hơn lúc nào hết, tư tưởng Hồ Chí Minh vì sự 
nghiệp dân giàu, nước mạnh đã và đang được 
thể hiện một cách mạnh mẽ thông qua các 
chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Nó 
chứng thực cho sự trở về bản chất đích thực 
của chủ nghĩa xã hội mà hơn gần một thế kỷ 
qua học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác 
- Lênin đã đề cập tới. 
* Ý nghĩa thời đại 
 - Lựa chọn quá độ lên chủ nghĩa xã hội bằng 
phương thức quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ 
nghĩa, chứng tỏ Hồ Chí Minh đã nắm vững 
học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ 
nghĩa Mác - Lênin, tiếp nhận và sáng tạo nó ở 
thực tiễn Việt Nam. 
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời ký quá độ 
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không những 
có giá trị dân tộc mà còn có ý nghĩa to lớn đối 
với thời đại. Những vấn đề lý luận ấy của Hồ 
Chí Minh đã được Đảng và nhân dân Việt 
Nam vận dụng và đã trở thành kinh nghiệm 
không những ở cách mạng Việt Nam mà còn 
cả kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. 
- Đối với phong trào cộng sản và công nhân 
quốc tế: Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam đã 
để lại kinh nghiệm của một dân tộc thuộc địa 
có thể làm cách mạng vô sản, tham gia vào xu 
thế chung thắng lợi tiến lên chủ nghĩa xã hội 
bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. 
Một dân tộc nhỏ, nếu biết đoàn kết, có Đảng 
lãnh đạo, có đường lối đúng thì cũng có thể 
thắng kẻ thù lớn, mạnh hơn mình gấp nhiều 
lần. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ 
lên chủ nghĩa xã hội được Đảng và nhân dân 
Việt Nam vận dụng vào thực tiễn. Hồ Chí 
Minh đã đưa Việt Nam theo tư tưởng xây 
Vũ Thị Thủy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 73 - 77
77 
dựng chủ nghĩa xã hội gắn liền với độc lập 
dân tộc đã trở thành ngọn cờ đầu trong phong 
trào giải phóng dân tộc. Điều đó đã để lại bài 
học kinh nghiệm quý báu đối với các nước có 
hoàn cảnh tương tự như Việt Nam. 
Như vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh 
phát hiện ra nhiều yếu tố đặc sắc trong phát 
triển lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ 
quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước 
kém phát triển. Chính sự bổ sung đúng chỗ 
vào những luận điểm mới đã tạo cho lý luận 
chủ nghĩa Mác - Lênin luôn nằm trong trạng 
thái động, có sức hấp dẫn và không lạc hậu so 
với cuộc sống. Với những ý nghĩa đó, sẽ là 
không công bằng và khoa học nếu cho rằng tư 
tưởng Hồ Chí Minh chỉ đơn thuần là sự vận 
dụng thuần tuý chủ nghĩa Mác - Lênin vào 
điều kiện cụ thể của nước ta. Trong tư tưởng 
Hồ Chí Minh có sự tiếp tục phát triển chủ 
nghĩa Mác - Lênin. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 41, Nxb tiến 
bộ Matxcơva. 
[2]. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 42, Nxb tiến 
bộ Matxcơva. 
[3]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 
19, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[4]. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 
22, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[5]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 1, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[6]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[7]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[8]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
SUMMARY 
NATIONAL AND AGE MEANING OF THE HO CHI MINH IDEOLOGY 
ON THE WAY OF TRANSLATE TO SOCIALIST IN VIETNAM 
Vu Thi Thuy*, Pham Thi Huyen 
 College of Education – TNU 
For the people of Vietnam, since the early years of the twentieth century, the theory of Marxism - 
Leninism has come to us as the light of dawn. The first Vietnamese approached to Marxism – 
Leninism was Nguyen Ai Quoc - Ho Chi Minh. Since then the people of Vietnam began to walk 
out of the long night of slavery, join in the cascade of revolutionary era. Come to Marxism - 
Leninism, Ho Chi Minh has found the way of national liberation: Going up to socialism. Being a 
faithful disciple of Lenin, Ho Chi Minh has applied theories of Lenin on the specific conditions of 
Vietnam innovatively and successfully. The socialist revolutionary career and construction have 
proved the correctness of the creative thinking of President Ho Chi Minh in applying the doctrine 
of Marxism - Leninism to the revolutionary Vietnam. 
Key words: Ho Chi Minh Thought, the period of transition, socialism, nation, age. 
Phản biện khoa học: TS. Ngô Thị Lan Anh – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên 
*
 ĐT: 0982.633.373; Email: vuthuy.dhsptn@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfy_nghia_dan_toc_va_y_nghia_thoi_dai_cua_tu_tuong_ho_chi_minh.pdf