Áp dụng Bộ quy tắc ứng xử giúp giảm chi phí không chính thức: Bằng chứng từ khảo sát doanh nghiệp Việt Nam

Bộ quy tắc ứng xử được coi là có tác dụng định hướng hành vi, giảm

gian lận và sai phạm đối với các doanh nghiệp ở các nước phát triển.

Ở nước ta, Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi khuyến khích các

doanh nghiệp xây dựng và áp dụng Bộ quy tắc ứng xử như một công

cụ phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên bằng chứng về tác động của

Bộ quy tắc ứng xử đối với sự tuân thủ của doanh nghiệp ở Việt Nam

chưa có nhiều. Nghiên cứu này xem xét liệu thực tế việc áp dụng Bộ

quy tắc ứng xử có thực sự giúp giảm chi phí không chính thức (hay

hối lộ) hay không. Dựa trên dữ liệu khảo sát doanh nghiệp ở Việt

Nam, nghiên cứu chỉ rõ việc áp dụng Bộ quy tắc ứng xử làm giảm

chi phí không chính thức. Kết quả này cho thấy doanh nghiệp có thể

tham gia một cách thực chất vào việc nâng cao tính liêm chính trong

môi trường kinh doanh bằng cách áp dụng Bộ quy tắc ứng xử phù

hợp

pdf 8 trang yennguyen 8800
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng Bộ quy tắc ứng xử giúp giảm chi phí không chính thức: Bằng chứng từ khảo sát doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng Bộ quy tắc ứng xử giúp giảm chi phí không chính thức: Bằng chứng từ khảo sát doanh nghiệp Việt Nam

Áp dụng Bộ quy tắc ứng xử giúp giảm chi phí không chính thức: Bằng chứng từ khảo sát doanh nghiệp Việt Nam
66
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 206- Tháng 7. 2019
Áp dụng Bộ quy tắc ứng xử giúp giảm chi phí 
không chính thức: Bằng chứng từ khảo sát 
doanh nghiệp Việt Nam
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
Nguyễn Văn Thắng
Ngày nhận: 26/06/2019 Ngày nhận bản sửa: 02/07/2019 Ngày duyệt đăng: 00/00/2019
Bộ quy tắc ứng xử được coi là có tác dụng định hướng hành vi, giảm 
gian lận và sai phạm đối với các doanh nghiệp ở các nước phát triển. 
Ở nước ta, Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi khuyến khích các 
doanh nghiệp xây dựng và áp dụng Bộ quy tắc ứng xử như một công 
cụ phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên bằng chứng về tác động của 
Bộ quy tắc ứng xử đối với sự tuân thủ của doanh nghiệp ở Việt Nam 
chưa có nhiều. Nghiên cứu này xem xét liệu thực tế việc áp dụng Bộ 
quy tắc ứng xử có thực sự giúp giảm chi phí không chính thức (hay 
hối lộ) hay không. Dựa trên dữ liệu khảo sát doanh nghiệp ở Việt 
Nam, nghiên cứu chỉ rõ việc áp dụng Bộ quy tắc ứng xử làm giảm 
chi phí không chính thức. Kết quả này cho thấy doanh nghiệp có thể 
tham gia một cách thực chất vào việc nâng cao tính liêm chính trong 
môi trường kinh doanh bằng cách áp dụng Bộ quy tắc ứng xử phù 
hợp.
Từ khóa: Áp dụng Bộ qui tắc ứng xử, Chi phí không chính thức.
1. Giới thiệu
rong nhiều năm qua, tham nhũng 
trong khu vực doanh nghiệp đã 
thu hút sự quan tâm của Chính 
phủ và công chúng ở Việt Nam. 
Doanh nghiệp đóng một vai trò 
quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng 
vì họ vừa là nạn nhân, cũng vừa là nhân tố thúc 
đẩy tham nhũng (Nguyen, Ho, Le, & Nguyen, 
2016; UNDP-APIM, 2017; WB, 2012). Luật 
Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội 
thông qua ngày 20/11/2018 có những quy 
định liên quan đến tham nhũng trong khu vực 
doanh nghiệp. Đặc biệt, Luật cũng đề cập đến 
tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ 
và quy tắc ứng xử (QTƯX) như một công cụ 
phòng chống tham nhũng. Như vậy, quan điểm 
của Chính phủ là doanh nghiệp có khả năng áp 
dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng 
song hành với nỗ lực của Chính phủ để xây 
dựng hệ thống và văn hóa doanh nghiệp dựa 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
67Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 206- Tháng 7. 2019
trên công bằng và minh bạch. Kinh nghiệm 
quốc tế cũng cho thấy các doanh nghiệp có Bộ 
QTƯX rõ ràng và thực thi trên thực tế chính là 
các công cụ để cải thiện hiệu quả kinh doanh 
và giảm vi phạm luật pháp. Tuy nhiên có rất ít 
bằng chứng về việc QTƯX có thực sự giúp các 
doanh nghiệp Việt Nam trong việc giảm chi phí 
không chính thức hay không. 
Nghiên cứu này xem xét liệu việc áp dụng 
QTƯX có giúp doanh nghiệp giảm các chi 
phí không chính thức (hay hối lộ) hay không. 
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu khảo sát các doanh 
nghiệp Việt Nam trong năm 2018. Trên cơ sở 
kết quả, bài báo sẽ đưa ra một số khuyến nghị 
cho cơ quan quản lý và các doanh nghiệp.
2. Cơ sở lý thuyết
QTƯX được định nghĩa là một bộ hướng dẫn 
các quy tắc chung, các quy định, chuẩn mực và 
trách nhiệm và các thông lệ tốt cho các thành 
viên của doanh nghiệp thực hiện. Có thể coi 
QTƯX là một bộ phận đặc biệt của hệ thống 
kiểm soát nội bộ tổng thể. QTƯX của một 
doanh nghiệp thường bao gồm các nội dung 
sau: 
- Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh 
nghiệp: Bộ QTƯX thường nêu rõ tầm nhìn, sứ 
mệnh, giá trị cốt lõi, và gắn kết những ý tưởng 
này với chuẩn mực hành vi. Tầm nhìn, sứ mệnh 
giúp nhân viên hiểu rõ doanh nghiệp hành động 
vì lợi ích nào, cung cấp giá trị gì cho xã hội, và 
hướng tới vị thế nào trong tương lai xác định. 
Giá trị cốt lõi chỉ rõ những giá trị đạo đức và 
hành động là kim chỉ nam cho hành vi của mọi 
người. Hiểu rõ và hành động theo tầm nhìn, 
sứ mệnh, và giá trị cốt lõi là một trong những 
yêu cầu hết sức quan trọng giúp gắn kết các 
thành viên và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp 
(Collins, 2009).
- Các quy tắc ứng xử trong hoạt động: Bộ 
QTƯX, đúng như tên gọi của nó, cần đề ra các 
QTƯX trong hoạt động của doanh nghiệp, làm 
rõ chuẩn mực ứng xử trong nội bộ, quan hệ 
với đối tác, quan hệ với khách hàng, quan hệ 
với cộng đồng, quan hệ với các cơ quan chính 
quyền. Bộ QTƯX giúp nhân viên trả lời cho 
các câu hỏi: Được làm gì? Không được làm gì? 
và biện pháp đảm bảo tuân thủ quy tắc ứng xử. 
Tùy theo doanh nghiệp, QTƯX có thể liệt kê 
một số hành vi không chấp nhận được và một 
số hành vi khuyến khích thực hiện trong từng 
mảng hoạt động của doanh nghiệp.
- Cách xử lý với các rủi ro: Bộ QTƯX cũng 
thường đưa ra các biện pháp phòng ngừa phát 
sinh rủi ro, cơ chế phát hiện (tiếp nhận và xử 
lý phản ánh, kiến nghị về các tình huống rủi ro 
hoặc sai phạm), các biện pháp ứng phó (tự ứng 
phó; nhờ sự can thiệp của cơ quan, tổ chức có 
thẩm quyền). Đây là nội dung quan trọng nhằm 
hạn chế, kiểm soát rủi ro hoặc vượt qua tình 
huống rủi ro khi đã xảy ra.
- Các địa chỉ để được tư vấn và/hoặc hướng 
dẫn: Ngoài ra, nhân viên cũng có thể tìm thấy 
các địa chỉ để được tư vấn hoặc hướng dẫn khi 
họ gặp phải các tình huống nhạy cảm trong hoạt 
động thường ngày của mình.
Bộ QTƯX có thể coi là một văn bản nhằm định 
hướng hành vi của toàn bộ cán bộ, nhân viên 
trong doanh nghiệp. Đối với hầu hết các doanh 
nghiệp, pháp luật không bắt buộc phải xây dựng 
và áp dụng bộ QTƯX mà để doanh nghiệp tự 
quyết định. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ rõ 
việc xây dựng và áp dụng nhất quán bộ QTƯX 
có tác dụng giúp doanh nghiệp giảm thiểu vi 
phạm và các chi phí không chính thức. 
Từ góc độ lý thuyết, việc xây dựng và áp dụng 
nhất quán bộ QTƯX có thể giúp doanh nghiệp 
giảm chi phí không chính thức hay không? 
Coi việc trả phí không chính thức (hay hối 
lộ) là một dạng sai phạm, các nhà nghiên cứu 
từng và áp dụng lý thuyết Ba nhân tố sai phạm 
(Fraud Triangle Theory) để lý giải cho việc 
này (Cressey, 1953; Lokanan, 2015; Schuchter 
& Levi, 2015). Theo lý thuyết Ba nhân tố sai 
phạm, ba nhân tố cần thiết để một sai phạm 
nảy sinh bao gồm: Động cơ (Motivation), Cơ 
hội (Opportunity), và Lý giải (Rationalization). 
Động cơ nói tới các mục tiêu cá nhân hoặc 
doanh nghiệp, tạo sức ép để một nhân viên thực 
hiện hành vi sai phạm. Động cơ có thể là tài 
chính, phi tài chính (như danh tiếng, cảm nhận 
sự bất công trong công việc) (Lokanan, 2015; 
Schuchter & Levi, 2015), hoặc từ sức ép của số 
đông (mọi người làm thế). Cơ hội là các điều 
kiện thuận lợi để một cá nhân có thể thực hiện 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
68 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 206- Tháng 7. 2019
hành vi sai phạm. Trong các nghiên cứu về hối 
lộ, cơ hội để chi trả (và nhận) phí không chính 
thức thường nảy sinh từ quyền năng tự quyết 
của cá nhân (discretion) và hệ thống giám sát 
yếu kém (Khan, 2006). Ngoài ra, cơ hội cũng 
nảy sinh khi cá nhân đó có kiến thức, kỹ năng, 
và có thể tiếp cận nguồn lực để thực hiện hành 
vi. Yếu tố thứ ba là Lý giải (Rationalization), 
tức là khả năng tự lý giải cho hành vi của mình 
(Schuchter & Levi, 2015). Hầu như các cá nhân 
đều không nhìn nhận mình là “tội phạm”, và vì 
vậy họ đều tìm cách để lý giải cho hành vi của 
mình. Trước hết, họ có thể lý giải cho hành vi 
lệch lạc so với chính chuẩn mực giá trị của họ. 
Đối với các cá nhân có chuẩn mực giá trị tiến 
bộ, có thể họ sẽ có các kiểu luận giải như “tôi 
không có lựa chọn nào khác” hoặc “làm như 
thế còn hơn không làm gì”. Thứ hai, họ có thể 
phải luận giải hành vi của họ so với hành vi và 
chuẩn mực chung. Ví dụ, họ có thể lý giải là 
“mọi người đều làm như thế” hay đây là “điều 
bình thường với mọi người”. Lý thuyết Ba nhân 
tố sai phạm cho rằng khi các yếu tố Động cơ, 
Cơ hội, và Lý giải cùng xuất hiện thì khả năng 
vi phạm sẽ cao.
Theo logics của lý thuyết Ba nhân tố sai phạm, 
việc xây dựng và áp dụng QTƯX sẽ làm giảm 
các nhân tố sai phạm, đặc biệt là Động cơ và 
Lý giải. Thứ nhất, bộ QTƯX nhấn mạnh các 
chuẩn mực giá trị chung trong doanh nghiệp. 
Điều này phần nào sẽ tác động tới chuẩn mực 
giá trị và lối sống cá nhân, làm giảm các sức 
ép tài chính từ việc chi tiêu quá mức hoặc từ 
lối sống buông thả của cá nhân (ví dụ như tiêu 
dùng xa hoa, cờ bạc,...). Điều này phần nào làm 
giảm động lực sai phạm. Thứ hai, khi bộ QTƯX 
được nhiều người hiểu và tuân thủ, chuẩn mực 
hành vi trong doanh nghiệp trở nên rõ ràng. Khi 
đó, điều kiện cho một cá nhân hành động lệch 
chuẩn sẽ khó hơn. Hơn nữa, sự giám sát của 
cộng đồng nhân viên cũng mạnh mẽ và rộng 
khắp, làm giảm cơ hội sai phạm. Cuối cùng, bộ 
QTƯX qui định rõ các chuẩn mực giá trị, các 
hành vi được và không được chấp nhận. Các 
cá nhân sẽ khó có thể giả vờ không biết hay 
coi hành vi sai phạm là một sự “vô ý”. Hơn 
nữa, khi các chuẩn mực giá trị và hành vi được 
nhiều người trong doanh nghiệp tuân thủ, mỗi 
cá nhân đều không thể luận giải cho hành vi sai 
phạm với các lý do như “mọi người đều thế”. 
Điều này sẽ hạn chế việc các cá nhân sử dụng 
các “luận giải” nhằm tự giải thích, thậm chí tự 
lừa dối chính mình, về tính hợp lý hay trong 
sáng của hành vi sai phạm. Qua thời gian, các 
cá nhân có thể sẽ chấp nhận và biến những giá 
trị trong bộ QTƯX thành giá trị riêng của cá 
nhân. Họ sẽ hành động theo các chuẩn mực giá 
trị đó, kể cả khi cá nhân hoặc doanh nghiệp có 
thể phải chịu thiệt thòi trước mắt. Vì vậy, giả 
thuyết nghiên cứu của bài báo là việc áp dụng 
bộ QTƯX sẽ làm giảm chi phí không chính thức 
mà doanh nghiệp phải chi trả.
3. Phương pháp nghiên cứu
Mẫu và quy trình khảo sát
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp khảo 
sát qua mạng với các doanh nghiệp đang hoạt 
động ở Việt Nam. Các doanh nghiệp được lựa 
chọn ngẫu nhiên từ danh sách doanh nghiệp 
trong khảo sát hàng năm của Tổng cục Thống 
kê. 800 doanh nghiệp được lựa chọn và liên 
hệ để mời tham gia và cập nhật emails liên hệ. 
Đối tượng được hỏi là Ban Giám đốc, Trưởng 
phòng Tài chính, Kinh doanh, Bán hàng, Nhân 
sự, hay Trưởng Ban kiểm soát nội bộ. Các 
doanh nghiệp được gửi email hướng dẫn trả lời 
phiếu và một đường link riêng tới phiếu câu hỏi 
online để đảm bảo mỗi doanh nghiệp chỉ có một 
phiếu trả lời. Emails được gửi nhắc lại hai lần 
cho các doanh nghiệp chưa trả lời hoặc chưa 
hoàn thành với tần suất 3 ngày một email. Dữ 
liệu được thu thập trong giai thời gian từ tháng 
10 đến tháng 12/2018.
Thước đo:
- Chi phí không chính thức: Doanh nghiệp được 
đề nghị trả lời về tỷ lệ % chi phí không chính 
thức mà họ chi trả trong doanh thu trong giai 
đoạn 2017- 2018. Câu hỏi được lấy từ nghiên 
cứu của Ngân hàng Thế giới (the World Bank’s 
Investment Climate Analysissurvey) với thang 
đo từ 1- 81. Dữ liệu được coi là liên tục khi 
1 “Trong giai đoạn 2017- 2018, trung bình hằng năm, doanh 
nghiệp cùng ngành với doanh nghiệp của ông/ bà phải chi 
cho các khoản phí không chính thức chiếm bao nhiêu phần 
trăm doanh thu của doanh nghiệp cho các đối tác trong khu 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
69Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 206- Tháng 7. 2019
phân tích. Logarit tự nhiên của chi phí không 
chính thức được sử dụng để đảm bảo phân bố 
chuẩn.
- Áp dụng bộ QTƯX: Doanh nghiệp được hỏi 
liệu họ có các nguyên tắc và hướng dẫn cho 
nhân viên khi tương tác với nội bộ doanh 
nghiệp, đối tác kinh doanh, cộng đồng hay cơ 
quan nhà nước. Năm loại hướng dẫn thông 
dụng được hỏi, bao gồm: 1) Sứ mệnh, giá trị cốt 
lõi, các nguyên tắc ứng xử trong hoạt động; 2) 
hành vi được chấp nhận, khuyến khích và hành 
vi không được chấp nhận hoặc bị phạt; 3) xung 
đột lợi ích; 4) việc phòng, chống và ứng xử với 
vi phạm; và 5) quy trình và liên hệ khi gặp các 
vấn đề tuân thủ (nhạy cảm). Một chỉ số chung 
được xây dựng dựa trên điểm số cho năm loại 
hướng dẫn (items) trên.
- Biến kiểm soát: Mô hình kiểm soát cho một số 
biến sau đây:
Số năm hoạt động: Đo trực tiếp bằng số năm 
doanh nghiệp đã hoạt động ở Việt Nam.
Sở hữu: Có hai biến giả về sở hữu: 1) Sở hữu 
(FDI) có giá trị 1 khi doanh nghiệp có vốn nước 
ngoài (FDI) và 0 cho các trường hợp khác; 2) 
Sơ hữu (tư nhân) có giá trị 1 khi đó là doanh 
nghiệp tư nhân trong nước mà không có vốn 
của nhà nước hay nước ngoài, và giá trị 0 cho 
các trường hợp khác. Sở hữu so sánh là doanh 
nghiệp có vốn nhà nước.
Ngành kinh doanh: Một biến giả được tạo cho 
vực Nhà nước? (chọn 1 phương án): 1. 0%; 2. Ít hơn 1%; 
3. Từ 1 tới 2% 4. Từ 2 tới 5%; 5. Từ 5 tới 10%; 6. Từ 10 tới 
20%; 7. Từ 20 tơi 30%; 8. Trên 30%.
ngành sản xuất khi doanh, biến Ngành sản xuất 
nhận giá trị 1 khi doanh nghiệp coi sản xuất là 
ngành kinh doanh chính của họ, và 0 cho các 
trường hợp khác. Ngành so sánh là các ngành 
còn lại.
Quy mô: Có hai biến giả về quy mô: 1) Quy 
mô lớn nhận giá trị 1 khi doanh nghiệp được 
liệt vào loại doanh nghiệp lớn theo quy định 
của Việt Nam, và 0 cho các trường hợp khác; 
2) Quy mô vừa nhận giá trị 1 khi doanh nghiệp 
được liệt vào loại doanh nghiệp vừa theo quy 
định của Việt Nam, và 0 cho các trường hợp 
khác. Quy mô so sánh là doanh nghiệp nhỏ và 
siêu nhỏ.
Hồi quy OLS được thực hiện với chi phí không 
chính thức là biến phụ thuộc. Các chỉ số của mô 
hình và hệ số chuẩn hóa được sử dụng để giải 
thích kết quả. 
4. Kết quả
Thống kê mô tả
Có 227 doanh nghiệp trả lời trong tổng số 800 
được hỏi, với tỷ lệ phản hồi chấp nhận được là 
28,5%. Trung bình, các doanh nghiệp đã hoạt 
động được 13,5 năm, có doanh thu là 50 tỷ 
đồng. Khoảng 16% doanh nghiệp có ngành kinh 
doanh chính là sản xuất, 18% là doanh nghiệp 
có vốn nước ngoài, và 60% là doanh nghiệp 
tư nhân trong nước. Doanh nghiệp lớn và vừa 
(theo quy định của Việt Nam) chiếm tỷ lệ 25% 
và 14% trong mẫu. Điểm số chung về áp dụng 
Bảng 1. Ma trận tương quan
Mean S.D. 1 2 3 4 5 6 7
1. Số năm hoạt động 13.81 15.53 
2. Ngành (Sản xuất) 0.16 0.37 -0.01 
3. Sở hữu (FDI) 0.19 0.39 0.04 .27** 
4. Sở hữu (tư nhân) 0.61 0.49 -.46** -.19** -.60** 
5. Quy mô (Lớn) 0.27 0.44 .48** .27** .25** -.51** 
6. Quy mô (Vừa) 0.14 0.35 0.00 -0.01 0.10 -0.11 -.25** 
7. QTƯX 2.50 2.21 .17* 0.12 -0.01 -.174* .24** 0.11 
8. Chi phí không chính thức 3.29 1.70 -0.06 -.19** -.16* .23** -.23** 0.13 -.29**
*) p<.05; **) p<.01; ***) p<.001
Nguồn: Kết quả khảo sát của Tác giả, dữ liệu xử lý bằng SPSS 20
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
70 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 206- Tháng 7. 2019
bộ QTƯX là 2,5 (từ 1- 5), tức là dưới trung 
điểm (3). Điểm trung bình về chi phí không 
chính thức là 3,2 (từ 1- 8), tương đương với 
mức hơn 2% doanh thu.
Kiểm định giả thuyết
Giả thuyết của bài báo là việc xây dựng, áp 
dụng QTƯX sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí 
không chính thức. Kết quả hồi quy ở Bảng 2.
Mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê (F model: 
3,589, p<.001) với chỉ số R2 điều chỉnh là 
0,129. Các biến kiểm soát đều không có ý nghĩa 
thống kê. Điều này cho thấy chưa đủ bằng 
chứng về mối quan hệ giữa số năm hoạt động, 
ngành nghề, quy mô, hay sở hữu với chi phí 
không chính thức. Biến quan tâm là áp dụng 
QTƯX có mối quan hệ ngược chiều và có ý 
nghĩa thống kê với chi phí không chính thức 
(.332, p<.001). Nói cách khác, dữ liệu khảo sát 
cho thấy việc áp dụng bộ QTƯX giúp làm giảm 
chi phí không chính thức, ủng hộ giả thuyết của 
bài báo.
5. Thảo luận và kết luận
Nghiên cứu này xem xét liệu việc áp dụng 
bộ QTƯX có giúp doanh nghiệp giảm chi phí 
không chính thức hay không. Đây là câu hỏi 
quan trọng vì mặc dù Chính phủ khuyến khích 
doanh nghiệp áp dụng bộ QTƯX, kinh nghiệm 
quốc tế cũng ủng hộ việc này, song bằng chứng 
về tác động của bộ QTƯX ở Việt Nam thì chưa 
rõ ràng. Lý thuyết Ba nhân tố sai phạm cho thấy 
việc áp dụng bộ QTƯX sẽ giúp hạn chế Động 
cơ sai phạm, giảm Cơ hội sai phạm, và đặc biệt 
ngăn ngừa việc viện cớ để luận giải cho các 
hành vi sai phạm. Dữ liệu khảo sát từ doanh 
nghiệp ở Việt Nam cho thấy việc xây dựng và 
áp dụng bộ QTƯX thực sự giúp làm giảm chi 
phí không chính thức. 
Đây là kết quả có ý nghĩa quan trọng về mặt 
thực tiễn. Một số nghiên cứu ở các nước đã 
cho thấy doanh nghiệp không chỉ là nạn nhân 
mà còn là tác nhân của môi trường kinh doanh 
thiếu liêm chính (Galang, 2012; Khan, 2006; 
Levin & Satarov, 2000; Smallbone, Welter, & 
Ateljevic, 2014; Spector, 2016). Doanh nghiệp 
có thể tác động tới môi trường kinh doanh 
thông qua việc xác lập các thông lệ và chuẩn 
mực trong kinh doanh (Galang, 2012; Khan, 
2006). Kết quả này cho thấy doanh nghiệp ở 
Việt Nam cũng hoàn toàn có thể tham gia một 
cách chủ động vào công cuộc phòng chống 
tham nhũng mà Chính phủ đang thúc đẩy. 
Doanh nghiệp không chỉ và không nên đóng vai 
là nạn nhân của nạn tham nhũng. Nếu doanh 
nghiệp có thể xây dựng và áp dụng một cơ chế 
quản lý tốt, bao gồm cơ chế kiểm soát nội bộ, 
bộ QTƯX, họ hoàn toàn có thể hạn chế hành 
vi và chi phí hối lộ. Khi đó, doanh nghiệp 
chính là tác nhân phòng/chống tham nhũng. Rõ 
ràng, công cuộc phòng chống tham nhũng của 
Nhà nước chỉ có kết quả tích cực nếu bản thân 
doanh nghiệp cũng tham gia thực sự, với biện 
pháp và công cụ cụ thể, khoa học như hệ thống 
kiểm soát nội bộ và bộ QTƯX.
Đối với doanh nghiệp, ngoài việc hạn chế chi 
phí không chính thức, lợi ích của việc áp dụng 
QTƯX có thể còn lớn hơn. Đây chính là một 
trong những biện pháp tạo sự liêm chính, nền 
móng văn hóa cơ bản cho sự phát triển dài hạn 
và bền vững của doanh nghiệp. Những lý do 
để hối lộ như “không có lựa chọn nào khác”, 
“làm thế này có lợi cho mọi người hơn là không 
làm”, hay “mọi người làm thế cả” đôi khi chỉ 
là sự luận giải cho hành vi trục lợi cá nhân. Bộ 
Bảng 2. Kết quả hồi quy (Hệ số chuẩn hóa) 
Model 1
Số năm hoạt động 0,169
Lĩnh vực kinh doanh chính 
(Sector: Manufacturing) -0,052
Sở hữu (FDI) 0,183
Sở hữu (tư nhân) -0,058
Quy mô (lớn) -0,049
Quy mô (vừa) 0,099
Quy tắc ứng xử -0,332***
R2 điều chỉnh 0,129
F mô hình 3,598***
*) p<.05; **) p<.01; ***) p<.001
Nguồn: Kết quả khảo sát của Tác giả, dữ liệu xử lý 
bằng SPSS 20
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
71Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 206- Tháng 7. 2019
QTƯX sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế những 
hành vi và luận giải kiểu như thế của nhân viên 
khi họ hối lộ. Trong điều kiện hội nhập sâu 
rộng, doanh nghiệp cần nền móng văn hóa liêm 
chính để tập trung năng lượng vào đổi mới sáng 
tạo, cạnh tranh với các đối thủ quốc tế khác. 
Nghiên cứu này cũng có một số ý nghĩa lý 
thuyết. Trước hết, kết quả cho thấy bộ QTƯX 
có ý nghĩa không chỉ với doanh nghiệp ở các 
nước phát triển mà cũng rất có ý nghĩa với 
doanh nghiệp ở những nền kinh tế chuyển đổi 
như ở Việt Nam. Thứ hai, một vấn đề được 
gợi mở là tùy theo loại sai phạm, các nhân tố 
trong lý thuyết Ba nhân tố sai phạm có thể có 
tác động khác nhau. Ví dụ, trong điều kiện 
nền kinh tế chuyển đổi, khi thể chế kinh tế thị 
trường còn chưa phát triển, cơ hội và động cơ 
tham nhũng có thể còn rất cao. Khi đó, việc 
hạn chế cơ hội tham nhũng thông qua cải cách 
hành chính và tăng cường giám sát là hết sức 
quan trọng. Tuy nhiên, việc đưa ra các QTƯX 
để định hướng hành vi của cá nhân cũng hết sức 
quan trọng. Thứ ba, nghiên cứu cũng gợi mở 
một vấn đề thú vị về việc đồng hành giữa cải 
cách thể chế và phát triển doanh nghiệp. Quan 
điểm thông thường là cải cách thể chế đi trước, 
doanh nghiệp sẽ phát triển theo. Nghiên cứu 
này cho thấy hành vi và sự phát triển của doanh 
nghiệp hoàn toàn có thể tác động ngược lại, 
thúc đẩy cải cách thể chế. Khi doanh nghiệp áp 
dụng các biện pháp kinh doanh sạch, như kiểm 
soát nột bộ và QTƯX, việc phòng chống tham 
nhũng và sai phạm cũng sẽ thuận lợi hơn. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực 
của QTƯX tới giảm chi phí không chính thức. 
Từ đó, doanh nghiệp cần tích cực xây dựng 
và thực sự áp dụng bộ QTƯX trong hoạt động 
của mình. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ 
doanh nghiệp mở các lớp tập huấn hoặc hỗ trợ 
việc xây dựng QTƯX, nhất là doanh nghiệp 
nhỏ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt 
Nam có thể là nơi phù hợp nhất để thực hiện hỗ 
trợ doanh nghiệp trong việc này. Phòng chống 
tham nhũng, hối lộ là công việc phức tạp, cần 
sự tham gia của mọi thành viên trong xã hội. 
Tuy nhiên, sự tham gia đó cần có công cụ, biện 
pháp khoa học và khả thi. ■
Tài liệu tham khảo
1. Collins, J. (2009). Good to Great-(Why Some Companies Make the Leap and others Don’t): SAGE Publications Sage India: 
New Delhi, India.
2. Cressey, D.R. 1953. Other people’s money; a study of the social psychology of embezzlement. 
3. Galang, R.M.N. 2012. Victim or victimizer: Firm responses to government corruption. Journal of Management Studies, 49(2): 
429-462.
4. Khan, M. (2006). Determinants of Corruption in Developing Countries: The Limits of Conventional Economic Analysis. In 
Susan Rose-Ackerman (Ed.), International Handbook on the Economics of Corruption (pp. 216 – 246). Cheltenham: Edward 
Elgar.
5. Levin, M., & Satarov, G. 2000. Corruption and institutions in Russia. European journal of political economy, 16(1): 113-132.
6. Lokanan, M.E. (2015). Challenges to the fraud triangle: Questions on its usefulness. Paper presented at the Accounting 
Forum.
7. Nguyen, T.V., Ho, B.D., Le, C.Q., & Nguyen, H.V. 2016. Strategic and transactional costs of corruption: perspectives from 
Vietnamese firms. Crime, Law and Social Change, 65(4-5): 351-374. 
8. Schuchter, A., & Levi, M. (2015). Beyond the fraud triangle: Swiss and Austrian elite fraudsters. Paper presented at the 
Accounting Forum.
9. Smallbone, D., Welter, F., & Ateljevic, J. 2014. Entrepreneurship in emerging market economies: Contemporary issues and 
perspectives. International Small Business Journal, 32(2): 113-116.
10. Spector, B.I. 2016. The benefits of anti-corruption programming: implications for low to lower middle income countries. 
Crime, Law and Social Change, 65(4-5): 423-442.
11. UNDP-APIM. (2017). A Sectorial Study of Transparency and Corruption in Land Acquisition in Viet Nam. Hanoi, Vietnam: 
UNDP and Asia Pacific Institute of Management (National Economics University).
12. WB. (2012). Corruption from the perspective of citizens, firms, and public officials: Results of Sociological Survey. The World 
Bank. Hanoi: National Political Publishing House.
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
72 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 206- Tháng 7. 2019
Thông tin tác giả
Nguyễn Văn Thắng, Phó giáo sư, Tiến sĩ
Viện Phát triển Bền vững, Đại học Kinh tế Quốc dân
Email: nguyenvanthang@neu.edu.vn; thang.apim@yahoo.com
Summary
Can the use of code of conducts reduce informal fees? Evidence from firm survey in Vietnam
Code of conduct is a useful guideline for employees’ behaviours and a tool to reduce frauds in advanced countries. 
In Vietnam the amended Anti-corruption Law encourages firms to develop and apply their own code of conduct as 
an anti-corruption tool. However, evidences of the code of conduct’s impact on firm legal compliance in Vietnam 
is rare. This study examines whether the use of code of conduct help reduce corruption in term of informal fees. 
Based on survey data from firms in Vietnam, the study shows that the use of code of conduct reduces informal 
fees. This result suggests that firms could actively participate in the anti-corruption agenda by developing their 
own code of conduct, along with appropriate internal control system.
Key words: Application of Code of conduct, informal fee. 
Thang Van Nguyen, Assoc.Prof. PhD.
Institute for Sustainable Development, National Economics University
tiếp xúc nhiều với sự thuận 
tiện của ngân hàng số ngày 
nay. Thay vào đó, xu hướng 
vay mượn và tiết kiệm cho 
tương lai lại được ưa chuộng 
cao, dẫn đến sự chênh lệch về 
mức độ phổ biến và làm biến 
động mạnh mẽ tới chỉ số tài 
chính toàn diện tổng thể. 
Việt Nam xếp hạng rất thấp 
qua từng năm ở chỉ số cấu 
phần tài khoản với thứ hạng 
92 vào năm 2011 và 97 vào 
2017. Sự suy giảm này cho 
thấy ngày càng ít người quan 
tâm cũng như sở hữu tài 
khoản bởi họ không thấy sự 
khác biệt quá lớn khi có và 
không có tài khoản. Trái lại, 
chỉ số thứ hạng vay và gửi 
lại có dấu hiệu tăng báo hiệu 
rằng, người Việt đang ngày 
càng quan tâm hơn tới cuộc 
sống tương lai và việc đi vay 
có thể xuất phát từ khả năng 
muốn mở rộng làm ăn kinh 
doanh phát triển kinh tế. Đây 
là điều Việt Nam cần lưu ý để 
thúc đẩy tài chính toàn diện 
phát triển.
Nhìn chung, sở hữu tài khoản 
tập trung chủ yếu ở nhóm 
người có thu nhập cao, và số 
lượng này đang có xu hướng 
tăng mạnh trong những năm 
2014, 2017. So sánh giữa Việt 
Nam với nước ngoài về tài 
khoản, cùng trong khu vực 
Đông Nam Á so với các nước 
phát triển, Việt Nam đang 
có xu thế chững lại và kém 
phát triển hơn tuy rằng những 
năm gần đây việc sử dụng tài 
khoản đang phát triển mạnh.
Đối với tiết kiệm và vay 
mượn, các nước có thu nhập 
cao có thiên hướng chọn sử 
dụng các dịch vụ thông qua tổ 
chức tài chính chính thức thay 
vì chọn các tổ chức không 
chính thức, ngược lại với các 
quốc gia có thu nhập đang 
phát triển và thu nhập thấp.
Ở các quốc gia phát triển 
có chỉ số TCTD và các cấu 
phần bên trong luôn ở mức 
cao và ổn định hơn, trong khi 
các quốc gia đang phát triển 
thường xếp hạng ở mức thấp 
và mức độ biến động với chỉ 
số tương đối mạnh. Cấu phần 
vay và gửi giải thích nhiều 
hơn sự biến động trong chỉ 
số TCTD so với cấu phần tài 
khoản, mặc dù sự khác biệt 
trong tỷ trọng của từng cấu 
phần là khá thấp ■
tiếp theo trang 30
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 206- Tháng 7. 2019
và gửi. Điều đó làm cho vị trí 
xếp hạng chung luôn được giữ 
ở mức ổn định và ít thay đổi 
so với cá nhóm nước còn lại.
5. Thứ hạng của Việt Nam và 
thảo luận kết quả nghiên cứu 
Việt Nam và các quốc gia 
thuộc khu vực ASEAN có 
sự phân hóa rõ rệt. Các nước 
phát triển có nền kinh tế 
ổn định hơn như Singapore 
và Thailand luôn nằm ở 
top nhóm phần tư thứ nhất. 
Xếp hạng phía sau là các 
nước Malaysia, Indonesia, 
Việt Nam, Philippones và 
Cambodia. Mặc dù, xếp hạng 
trong chỉ số cấu phần vay 
và gửi của Việt Nam ở vị trí 
tương đối cao tại phần tư thứ 
hai trong cả ba năm, nhưng 
thứ hạng lại quá thấp, gần 
như cuối top ba các quốc gia 
xếp hạng dẫn đến chỉ số tài 
chính toàn diện của Việt Nam 
bị kéo tụt xuống khá nhiều 
và rất thấp (0,26), đứng sau 
Malaysia và Indonesia. Điều 
này cũng tương tự với các 
nước còn lại khi việc tham gia 
vay và gửi trở nên phổ biến 
hơn so với sử dụng và sở hữu 
tài khoản. Con số thứ hạng 
này phản ánh rằng, không chỉ 
Việt Nam mà các quốc gia 
thuộc khu vực Đông Nam Á 
có xu hướng ít quan tâm tới 
việc sở hữu tài khoản tại ngân 
hàng hay sâu xa hơn là chưa 
Tài liệu tham khảo
1. Cámara, N. and Tuesta, D. (2014) Measuring Financial Inclusion: A Multidimensional Index. BBVA Working Paper. 
No.14/26
2. Chu, K. L., Nguyen, M. P., Truong, H. D. H, Dao, B. N., và Pham, M. H. (2019) Nhân tố ảnh hưởng tới tài chính bao trùm: 
bằng chứng mới từ phân tích dữ liệu bảng, Báo cáo chuyên đề Học viện Ngân Hàng.
3. Park, C. Y. and Mercado, R. V. J. (2018) Financial Inclusion: New Measurement and Cross-Country Impact Assessment. 
ADB Economics Working Paper Series. No. 426
4. Sarma, M. (2008) ‘Index of Financial Inclusion’, Indian Council for Research on International Economic Relations Working 
Paper No 215, (215), pp. 1–26. doi: 10.1007/978-81-322-1650-6_28.
5. Sarma, M. (2015) ‘Measuring financial inclusion’, Economics Bulletin, 35(1), pp. 604–611.
6. https://globalfindex.worldbank.org/#data_sec_focus
Thông tin tác giả
Nguyễn Minh Ngọc
Email: minhngoc2499@gmail.com
Nguyễn Lê Thảo Hương
Email: n.l.t.huong1998@gmail.com
Chu Nhật Anh
Email: nhatanhc259@gmail.com
Viện Đào tạo Quốc tế, Học viên Ngân hàng
Summary
Constructing and analyzing financial inclusion index
The Global Financial Inclusion (Global Findex) database is constructed by World Bank to provides an insight data 
of how people saving, borrowing and making payment. Base on the interview from more than 140 economics with 
about 150,00 nationally representative selected randomly adult at the age of 15 and above to inform about the 
access and usage of the banked and the unbanked. Take advantage from available and stored data on a large 
scale, authors formed a comprehensive financial inclusion index with two main dimensions account; borrowing 
and saving. Through analyzing the financial inconclusion index, Vietnamese ranking in term of financial inclusion 
was evaluated and compared with other economics in regions and all over the world. 
Keyword: Financial Inclusion, Financial Inclusion Index, Financial Inclusion Component
Ngoc Minh Nguyen
Huong Le Thao Nguyen
Anh Nhat Chu
Organization of all: International School of Business, Banking Academy of Vietnam
xem tiếp trang 72

File đính kèm:

  • pdfap_dung_bo_quy_tac_ung_xu_giup_giam_chi_phi_khong_chinh_thuc.pdf