Áp dụng khung quy chiếu trình độ chung châu Âu (CEFR) trong xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh tại trường Đại học Giao thông Vận tải: Khó khăn và đề xuất giải pháp

TÓM TẮT

Bài báo nêu lên những bất cập trong việc xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh dựa trên

khung quy chiếu trình độ chung châu Âu (Common European Framework of Reference, viết

tắt là CEFR) tại trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Theo chỉ đạo về việc thực hiện đề

án ngoại ngữ 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT) đã

tiến hành xây dựng đề án đổi mới chương trình đào tạo tiếng Anh theo định hướng chuẩn đầu ra

B1 và quyết định lấy khung quy chiếu châu Âu CEFR làm nền tảng cho việc xây dựng chương

trình. Tuy nhiên, quá trình xây dựng đề án đổi mới đã gặp nhiều thách thức liên quan đến cơ chế

và chính sách đào tạo, giáo trình bài giảng, đề thi, phương pháp giảng dạy của giáo viên khiến

cho việc thiết kế chương trình gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, trong bài báo này, tác giả dự

định phân tích những bất cập đó và đề xuất những hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả của

chương trình đào tạo.

pdf 10 trang yennguyen 7200
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng khung quy chiếu trình độ chung châu Âu (CEFR) trong xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh tại trường Đại học Giao thông Vận tải: Khó khăn và đề xuất giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng khung quy chiếu trình độ chung châu Âu (CEFR) trong xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh tại trường Đại học Giao thông Vận tải: Khó khăn và đề xuất giải pháp

Áp dụng khung quy chiếu trình độ chung châu Âu (CEFR) trong xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh tại trường Đại học Giao thông Vận tải: Khó khăn và đề xuất giải pháp
62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, các trường đại học ở 
Việt nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm 
nâng cao hiệu quả đào tạo tiếng Anh, từ việc biên soạn 
lại chương trình, lựa chọn giáo trình mới, tăng thời 
lượng, nâng cao trình độ giáo viên đến việc thay đổi 
cách kiểm tra đánh giá theo hướng áp dụng một số 
chứng chỉ quốc tế để xác định trình độ người học. Tất 
cả những nỗ lực nói trên đã góp phần cải thiện một 
phần nào chất lượng đào tạo tiếng Anh. Tuy nhiên, 
theo nhận định chung, hiệu quả về giảng dạy vẫn còn 
NGUYỄN THỊ THU HÀ*
*Đại học Giao thông Vận tải, ✉ nttha@utc.edu.vn
ÁP DỤNG KHUNG QUY CHIẾU TRÌNH ĐỘ 
CHUNG CHÂU ÂU (CEFR) TRONG XÂY DỰNG 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI: 
KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
tương đối thấp mà nguyên nhân là do các biện pháp 
cải thiện được thực hiện một cách tự phát hoặc thiếu 
một cơ sở lý luận làm nền tảng, đặc biệt thể hiện ở mối 
liên kết lỏng lẻo giữa chương trình đào tạo và cách 
đánh giá chuẩn đầu ra. 
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc xác 
định chuẩn đầu ra cho sinh viên đại học, Bộ Giáo 
dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số 05/2012/TT-
BGDĐT quy định sinh viên tốt nghiệp ĐH khối ngành 
không chuyên ngữ phải đạt trình độ tiếng Anh B1 – 
tương đương 450 điểm TOEIC, 450 điểm TOEFL 
TÓM TẮT
Bài báo nêu lên những bất cập trong việc xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh dựa trên 
khung quy chiếu trình độ chung châu Âu (Common European Framework of Reference, viết 
tắt là CEFR) tại trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Theo chỉ đạo về việc thực hiện đề 
án ngoại ngữ 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT) đã 
tiến hành xây dựng đề án đổi mới chương trình đào tạo tiếng Anh theo định hướng chuẩn đầu ra 
B1 và quyết định lấy khung quy chiếu châu Âu CEFR làm nền tảng cho việc xây dựng chương 
trình. Tuy nhiên, quá trình xây dựng đề án đổi mới đã gặp nhiều thách thức liên quan đến cơ chế 
và chính sách đào tạo, giáo trình bài giảng, đề thi, phương pháp giảng dạy của giáo viên khiến 
cho việc thiết kế chương trình gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, trong bài báo này, tác giả dự 
định phân tích những bất cập đó và đề xuất những hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả của 
chương trình đào tạo.
Từ khóa: đề án ngoại ngữ 2020, khung quy chiếu châu Âu, xây dựng chương trình.
63KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
PBT hoặc 4.5 điểm IELTS theo khung quy chiếu châu 
Âu có hiệu lực thi hành từ tháng 4/2012 (Bộ Giáo 
dục và Đào tạo, 2012). Thông tư nhằm hiện thức hóa 
một phần trong nội dung của đề án ngoại ngữ 2020 
đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2008. 
Nhằm thực hiện thông tư của Bộ, bắt đầu từ năm 
học 2015-2016, trường Đại học Giao thông Vận tải 
đã thực hiện đề án đổi mới chương trình đào tạo tiếng 
Anh theo định hướng sử dụng khung quy chiếu châu 
Âu bắt đầu bằng việc phân loại sinh viên để xếp lớp 
theo đúng trình độ và xác định chuẩn đầu ra là B1 
với bài thi tập trung vào cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc 
và viết, nhằm phát triển toàn diện khả năng giao tiếp 
bằng tiếng Anh của sinh viên. Tuy vậy, trong quá trình 
xây dựng đề án, các giảng viên Anh văn phụ trách 
phần thiết kế chương trình đã gặp rất nhiều khó khăn 
liên quan đến việc ứng dụng khung quy chiếu trình 
độ chung châu Âu (CEFR) đối với một trường khối 
kỹ thuật không chuyên về tiếng Anh, bên cạnh đó còn 
có nhiều bất cập về cơ chế chính sách đào tạo, biên 
soạn giáo trình, phương pháp giảng dạy để thực hiện 
đề án. Để làm rõ vần đề này, bài báo sẽ giới thiệu tổng 
quan về khung quy chiếu CEFR, nêu lên các thách 
thức trong áp dụng khung quy chiếu và đề xuất một số 
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình và 
hiệu quả giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Giao 
thông Vận tải nói riêng và các trường đại học không 
chuyên ngữ nói chung. 
2. GIỚI THIỆU KHUNG QUY CHIẾU TRÌNH 
ĐỘ CHUNG CHÂU ÂU
Khung trình độ chung châu Âu, tên đầy đủ là 
Khung quy chiếu về trình độ ngôn ngữ chung châu 
Âu (Common European Framework of Reference for 
Languages), là một sáng kiến của Hội đồng châu Âu 
nhằm đưa ra một hệ thống mô tả các mức trình độ 
ngoại ngữ có thể đạt được của người học từ lúc bắt 
đầu đến khi đạt được trình độ gần tương đương với 
người bản ngữ (Council of Europe, 2001). 
CEFR được bắt đầu xây dựng vào đầu thập niên 
1990 bởi một nhóm các nhà nghiên cứu ngôn ngữ 
nổi tiếng của châu Âu, trong đó tác giả chính là John 
Trim, Brian North, Daniel Coste và Joseph Sheils. 
Sau khi thử nghiệm với 2 phiên bản nội bộ, phiên 
bản chính thức đầu tiên ra mắt vào năm 2001, được 
xuất bản bằng hai ngôn ngữ, tiếng Anh do nhà xuất 
bản Cambridge, tiếng Pháp do nhà xuất bản Didier để 
chào mừng năm Ngôn ngữ châu Âu và đã được dịch 
ra gần 40 ngôn ngữ trên thế giới. 
Mục tiêu tổng quát của khung quy chiếu CEFR 
được thể hiện trong trích đoạn sau đây: “Khung quy 
chiếu CEFR nhằm mục đích vượt qua các rào cản về 
giao tiếp giữa các chuyên gia làm việc về lĩnh vực 
ngôn ngữ hiện đại đến từ các hệ thống giáo dục khác 
nhau cung cấp các phương tiện để các nhà quản 
lý đào tạo, các nhà thiết kế chương trình, giáo viên, 
người đào tạo giáo viên, các cơ quan khảo thí có thể 
định vị và phối hợp các nỗ lực để đảm bảo đáp ứng 
nhu cầu của người học. Bằng cách tạo ra một cơ sở 
chung để mô tả tường minh các mục tiêu, nội dung 
chương trình và phương pháp giảng dạy. Khung quy 
chiếu CEFR sẽ làm tăng tính minh bạch của các khóa 
học, nội dung chương trình và văn bằng được cấp” 
(Common European Framework of Reference for 
Languages: Council of Europe, phiên bản điện tử, 
tr.1) (Council of Europe, 2001).
Phiên bản chính thức của khung quy chiếu CEFR 
có độ dài 260 trang với 9 chương chính và 4 phụ 
lục; trong đó, 2 chương đầu của công trình giới thiệu 
bối cảnh, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, các 
chương còn lại mô tả và phân tích các yếu tố có liên 
quan đến hiệu quả của việc học tập, giảng dạy và sử 
dụng ngôn ngữ như các mức trình độ ngôn ngữ, bối 
cảnh sử dụng ngôn ngữ, năng lực của người học, quá 
trình giảng dạy và học tập, vai trò của các hoạt động 
trong giảng dạy, chương trình đào tạo và cuối cùng là 
kiểm tra đánh giá. Phần phụ lục của công trình nêu 
một số ứng dụng cụ thể của CEFR trên thế giới nhằm 
mục đích minh họa và gợi ý cho người đọc những 
cách khai thác CEFR để phục vụ cho mục đích riêng 
biệt của mình.
Có thể nói CEFR là một công trình toàn diện và 
bao quát vì nó hướng đến tất cả các đối tượng có liên 
quan trong quá trình đào tạo, từ người sử dụng lao 
động, các cơ quan khảo thí và cấp chứng chỉ đến các 
nhà quản lý, thiết kế chương trình và cuối cùng là các 
64 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Bảng 1. Khung quy chiếu trình độ chung - Thang đo tổng quát (Council of Europe, 2001)
Năng 
lực
Cấp
độ
Mô tả năng lực
Sử dụng 
thành 
thạo
C2
Có khả năng hiểu một cách dễ dàng những thông tin đọc và nghe được. Tóm tắt thông tin 
từ các nguồn nói và viết khác nhau, tái cấu trúc các lập luận và miêu tả thành một trình tự 
gắn kết. Biểu hiện khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, trôi chảy và chính xác, phân lập 
các tầng nghĩa khác nhau kể cả trong những tình huống phức tạp.
C1
Có khả năng hiểu các loại văn bản dài và phức tạp, nhận biết được các hàm ý. Biểu hiện 
khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, thuần thục mà không gặp phải nhiều khó khăn. Sử 
dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ trong các mục đích xã hội, học tập hay công 
việc. Có khả năng dùng các câu có cấu trúc chặt chẽ, rõ ý về những đề tài phức tạp, sử dụng 
linh hoạt các thành phần câu, từ nối câu và các cụm từ chức năng.
Sử dụng 
độc lập
B2
Có khả năng hiểu các ý chính trong văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể cũng như trừu 
tượng, bao gồm những thảo luận về các vấn đề kỹ thuật về chuyên ngành của người học. 
Giao tiếp một cách tự nhiên và lưu loát với người bản địa, không gây sự hiểu lầm giữa đôi 
bên. Có khả năng sử dụng các câu chi tiết, rõ ràng trong nhiều chủ đề khác nhau, bày tỏ 
quan điểm về một vấn đề cũng như so sánh những ưu, nhược điểm của từng đề tài trong 
các bối cảnh khác nhau.
B1
Có khả năng hiểu những ý chính trong ngôn ngữ thông qua các chủ đề quen thuộc thường 
gặp trong công việc, ở trường học hay khu vui chơi. Có thể xử lý hầu hết các tình huống 
có thể xảy ra trong giao tiếp. Có khả năng sử dụng các câu liên kết đơn giản trong các chủ 
đề quen thuộc trong cuộc sống hoặc liên quan đến sở thích cá nhân. Có thể miêu tả các sự 
kiện, các trải nghiệm, giấc mơ, ước ao hay tham vọng của mình và đưa ra những nguyên 
nhân, giải thích cho các ý kiến và dự định đó.
Sử dụng 
căn bản
A2
Có thể hiểu câu và các cụm từ thông thường trong những hầu hết các chủ đề quen thuộc 
(ví dụ: thông tin cơ bản về bản thân và gia đình, mua sắm, địa lý địa phương, vấn đề việc 
làm). Có thể giao tiếp đơn giản, thực hiện các yêu cầu cơ bản và nắm bắt được thông tin 
khi giao tiếp trong các bối cảnh quen thuộc. Có thể dùng từ vựng đơn giản để miêu tả lý 
lịch cá nhân, bối cảnh trực tiếp hay những chủ đề về các nhu cầu cấp bách.
A1
Có khả năng hiểu và sử dụng các cấu trúc câu đơn giản và cơ bản nhằm đáp ứng những yêu 
cầu cụ thể. Có khả năng giới thiệu bản thân và những người khác, có thể hỏi và trả lời các 
câu hỏi về bản thân như nơi sinh sống, những người quen biết hay những vật dụng sở hữu. 
65KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
nhân vật trung tâm của quá trình đào tạo là giáo viên 
và người học. 
2.1. Nội dung chính của khung quy chiếu chung 
CEFR
Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại nhiều cách 
phân chia trình độ ngoại ngữ sử dụng các thang đo 
khác nhau, tuy nhiên, các thang đo này còn khá mơ 
hồ gây trở ngại cho việc chuyển đổi và công nhận lẫn 
nhau giữa các hệ thống. Ví dụ, người học có chứng chỉ 
TOEIC, TOEFL hoặc IELTS sẽ được quy chiếu như 
thế nào với chứng chỉ FCE. Chính vì vậy, một khung 
tham chiếu chung như CEFR là thực sự cần thiết và 
hữu dụng để giải quyết vấn đề này. 
Theo CEFR, năng lực ngoại ngữ của người học 
được chia ra làm 6 mức như Bảng 1 (Council of 
Europe, 2001):
Trình độ A (sử dụng căn bản): Gồm 2 mức A1 
(giao tiếp theo công thức) và A2 (giao tiếp cơ bản).
Trình độ B (sử dụng độc lập): Gồm 2 mức: B1(giao 
tiếp độc lập trong một số tình huống hạn chế) và B2 
(giao tiếp độc lập trong các tình huống quen thuộc).
Trình độ C (sử dụng thành thạo): gồm 2 mức: C1 
(giao tiếp chủ động và thành thạo trong nhiều tình 
huống đa dạng) và C2 (giao tiếp chủ động và thành 
thạo trong hầu hết mọi tình huống).
Các trình độ nói trên được sắp xếp trên một thang 
đo tổng quát (global scale) theo thứ tự từ cao đến thấp 
(từ trình độ C2 đến trình độ A1), mỗi trình độ có kèm 
theo diễn giải về khả năng sử dụng ngôn ngữ của 
người học, để người đọc có thể hiểu dễ dàng. Thang 
đo này cung cấp một bản mô tả chung về trình độ của 
người học, đồng thời đưa ra những định hướng tổng 
quát cho việc xây dựng mục tiêu học tập và thiết kế 
chương trình đào tạo.
2.2. Khái niệm về chương trình và các nội dung 
của việc thiết kế chương trình trong CEFR
Các tác giả trong CEFR cũng đã khẳng định rằng, 
chương trình là một khái niệm rộng và khó đưa ra 
được một định nghĩa rõ ràng và được sự nhất trí cao. 
Theo các tác giả, chương trình học được coi là một kế 
hoạch học tập hay là “môt lộ trình mà người học thực 
hiện thông qua các trải nghiệm học tập, có hoặc không 
có sự kiểm soát của một cơ sở giáo dục” (CEFR, 
chương 8.4). Chương trình học chính là một phần của 
chương trình “trải nghiệm” (experiential) và “tồn tại” 
(existential), mà phạm vi của nó còn vượt ra khỏi cả 
ranh giới của trường học. 
Xây dựng và thực hiện chương trình bao gồm 
nhiều hoạt động được thực hiện ở nhiều cấp khác 
nhau trong hệ thống giáo dục, cụ thể như sau: 
– Cấp quốc tế, để so sánh (supra): Ví dụ như: các 
công cụ để tham chiếu có tính quốc tế như khung 
năng lực CEFR, các nghiên cứu đánh giá quốc tế như 
khảo sát PISA hay các chỉ số châu Âu về năng lực 
ngôn ngữ, hoặc các phân tích được chuyên gia quốc 
tế thực hiện.
– Cấp quốc gia (hệ thống giáo dục), cấp bang hoặc 
vùng (macro): Ví dụ như: các kế hoạch học tập, đề 
cương bài giảng, các mục đích chiến lược cụ thể, nội 
dung cốt lõi, các chuẩn về đào tạo.
– Cấp trường (meso): Ví dụ như: điều chỉnh 
chương trình học hoặc kế hoạch học tập để phù hợp 
với điều kiện của từng trường.
– Cấp lớp, nhóm, trình tự giảng dạy, giáo viên 
(micro): Ví dụ như: khóa học, sách giáo khoa được sử 
dụng, các nguồn tài liệu.
– Cấp cá nhân (nano): Ví dụ như: kinh nghiệm 
học tập cá nhân, phát triển cá nhân về học tập suốt đời. 
Các tác giả cũng khẳng định rằng, sự tham gia 
của các cấp trong việc xây dựng và thực hiện chương 
trình đào tạo, đặc biệt ở cấp quốc gia hoặc cấp khu 
vực trong việc đưa quyết sách có thể gây ra những sức 
ép nhất định.Tuy nhiên, dù chính sách giáo dục được 
quyết định như thế nào ở hai cấp này, thì vai trò của 
trường học (meso) và giáo viên đứng lớp (micro) luôn 
đóng vai trò quyết định trong việc thực thi chương 
trình đào tạo.
66 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
3. ỨNG DỤNG CỦA CEFR TRONG THIẾT 
KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÊN THẾ 
GIỚI VÀ VIỆT NAM
CEFR ra đời đánh dấu một bước thay đổi lớn 
trong việc thiết kế chương trình đào tạo ở khắp nơi 
trên thế giới, không chỉ bó hẹp ở phạm vi châu Âu. 
Từ cách tiếp cận theo tính truyền thống là xây dựng 
chương trình chú trọng vào phương pháp giảng dạy để 
truyền tải nội dung chương trình thì nay việc thiết kế 
chương trình hướng đến kết quả đầu ra của người học 
và tất cả phương pháp giảng dạy và các hoạt động học 
tập đều nhằm đạt đến kết quả đầu ra đó. 
Hội đồng châu Âu đã thực hiện một cuộc nghiên 
cứu khảo sát từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2006 để thu 
thập thông tin về việc sử dụng CEFR ở cấp quốc gia 
tại 30 nước thành viên của liên minh châu Âu. Kết 
quả của khảo sát này đã được trình bày tại Diễn đàn 
chính sách “The Common European Framework for 
Reference for Languages and the Development of 
Language Policies: Challenges and Responsibilities” 
(Khung quy chiếu Trình độ Ngôn ngữ chung châu Âu 
và xây dựng các chính sách ngôn ngữ: Thách thức 
và trách nhiệm) (Council of Europe, 2001) được tổ 
chức vào tháng 2 năm 2007. Kết quả khảo sát đã cho 
thấy, CEFR được thường xuyên sử dụng ở các nước 
thành viên trong việc xây dựng chương trình đào tạo 
ngoại ngữ ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học 
phổ thông và đại học, chương trình đào tạo tiếng dân 
tộc, các quy định về kiểm tra, đánh giá và cấp chứng 
chỉ, các chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, 
biên soạn sách giáo khoa, các văn bản về chính sách 
và kế hoạch hành động trong đào tạo ngôn ngữ. Cụ 
thể, về nội dung câu hỏi liên quan đến lập kế hoạch 
và xây dựng chương trình đào tạo, 26 trên tổng số 29 
nước tham gia trả lời khảo sát (chiếm 90%) đã đánh 
giá rằng, CEFR là công cụ rất hữu ích trong việc lên 
kế hoạch và xây dựng chương t ... g lực sử dụng tiếng Anh. Và 
chuẩn phải có tính thống nhất, chặt chẽ và xuyên suốt, 
đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu của cơ quan 
tuyển dụng lao động. 
4. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 
TIẾNG ANH DỰA TRÊN KHUNG QUY CHIẾU 
CEFR TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG 
VẬN TẢI
Từ năm học 2015-2016, nhằm thực hiện chỉ đạo 
của đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, Trường Đại học 
Giao thông Vận tải đã tiến hành đổi mới chương trình 
đào tạo lấy khung quy chiếu trình độ chung châu Âu 
là nền tảng cho việc thiết kế chương trình. 
Trước thời điểm đổi mới chương trình, sinh viên 
toàn trường thường phải học 3 học phần tiếng Anh 
gồm tiếng Anh 1 (60 tiết/3 tín chỉ), tiếng Anh 2 (60 
tiết/3 tín chỉ) và tiếng Anh chuyên ngành (45 tiết hoặc 
60 tiết tùy từng chuyên ngành). Giáo trình tiếng Anh 
1 là cuốn giáo trình được nhà trường biên soạn ở trình 
độ Elementary (sơ cấp), giáo trình tiếng Anh 2 ở trình 
độ Pre-intermediate (trung cấp) và giáo trình chuyên 
ngành thường từ trình độ Pre-intermediate (trung cấp) 
trở lên. Sinh viên buộc phải học cả 3 học phần, không 
tính đến trình độ đầu vào của các em, dẫn đến tình 
trạng lớp có nhiều trình độ khác nhau, có những sinh 
viên học kém nhưng cũng có nhiều em khá tiếng Anh 
phải học lại từ trình độ cơ bản Elementary, dẫn đến 
tình trạng chán học. Giáo viên cũng gặp nhiều khó 
khăn khi giảng dạy những lớp sinh viên có trình độ 
chênh lệch nhau vì khó áp dụng những phương pháp 
giảng dạy phù hợp với những đối tượng như vậy.
Đề án đổi mới chương trình được sự tham gia xây 
dựng của tất cả các giảng viên tiếng Anh. Với cách tiếp 
cận xác định chuẩn năng lực cho từng học phần, từ đó 
xác định phương pháp giảng dạy, nội dung bài giảng 
và cách đánh giá, chương trình đào tạo được thiết kế 
theo các trình độ từ A1 đến B1 (bảng 2). Theo yêu 
cầu của chương trình mới, sinh viên khi vào trường 
phải tham gia thi sát hạch năng lực đầu vào. Bài thi 
sát hạch là dạng thi TOEIC Listening & Reading dạng 
trắc nghiệm khách quan thực hiện trong 2 giờ, gồm 
200 câu hỏi. Từ kết quả sát hạch này, Nhà trường thực 
hiện quy đổi điểm TOEIC sang khung trình độ chung 
châu Âu như trình độ A1, A2, B1. Sinh viên sau khi 
quy đổi đạt trình độ như thế nào sẽ được xếp lớp theo 
đúng trình độ của mình. Những sinh viên đạt điểm 
TOEIC tương đương B1 sẽ được miễn học tất cả các 
học phần A1, A2 và B1 và chỉ phải học học phần tiếng 
Anh chuyên ngành.
Cũng theo yêu cầu của đề án, sinh viên phải đạt 
điểm 5 ở các học phần trước thì mới được chuyển tiếp 
lên học ở các học phần tiếp theo. Những sinh viên 
không đạt sẽ phải học lại và thi lại để đạt. Chuẩn tiếng 
Anh đầu ra là 5 điểm học phần B1 và đạt điểm theo 
quy định của hệ thống tín chỉ với học phần tiếng Anh 
chuyên nghành. 
68 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Về giáo trình sử dụng, nhà trường sử dụng bộ 
giáo trình được thiết kế dựa theo khung quy chiếu 
trình độ chung châu Âu, giáo trình Straightforward 
A1, Straightforward A2 và Straightforward B1 (Philip 
Ker, 2013). Đối với học phần tiếng Anh chuyên 
ngành, nhà trường giao việc biên soạn giáo trình tùy 
theo từng chuyên ngành cho các nhóm giảng viên dạy 
chuyên nghành cụ thể như chuyên ngành công trình, 
cơ khí, kinh tế, kỹ thuật viễn thông.... Tất cả các giáo 
trình chuyên ngành đều biên soạn từ trình độ B1. 
Về đề thi cho các học phần, các giảng viên dựa 
vào các tiêu chí đánh giá trình độ A1, A2 và B1 để 
thiết kế ra bộ đề thi để đánh giá theo trình độ. Đối 
với trình độ A2, việc thiết kế đề thi dựa trên bài thi 
KET (Cambridge ESOL) và trình độ B1 dựa trên đề 
thi PET (Cambridge ESOL).Nhà trường quyết định 
lấy đề thi B1 (PET) nhằm xác định chuẩn đầu ra vì nó 
đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng, không giống đề thi TOEIC 
chỉ đánh giá 2 kỹ năng nghe và đọc. Cho đến nay, việc 
thực hiện chương trình đã thực hiện cho 2 khóa 55 và 
56 và có những ưu thế so với chương trình cũ như sau:
– Sinh viên được xếp lớp theo đúng trình độ, tránh 
tình trạng lớp nhiều trình độ chênh lệch.
– Sinh viên phải đạt học phần mới được chuyển 
tiếp lên học phần cao hơn, thúc đẩy động cơ học tập 
của sinh viên.
– Giáo trình phát triển 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và 
viết theo đúng khung quy chiếu châu Âu CEFR. 
– Đề thi có đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết, 
bám sát khung quy chiếu CEFR, khác với chương 
trình cũ không kiểm tra kỹ năng nói.
Tuy vậy, đã có khá nhiều bất cập từ khâu xây dựng 
và thực hiện chương trình, cụ thể:
Áp dụng đề thi TOEIC sát hạch đầu vào
Việc sử dụng đề thi TOEIC Listening và Reading 
để sát hạch đầu vào và xếp lớp là do đề thi có dạng 
trắc nghiệm, dễ áp dụng cho hơn 1000 sinh viên năm 
thứ nhất, dễ chấm điểm và quy đổi sang khung tham 
chiếu CEFR. Tuy nhiên, vì đề thi chỉ đánh giá 2 kỹ 
năng nghe và đọc nên kết quả có phần nào phiến diện, 
chưa phản ảnh thực chất khả năng giao tiếp của sinh 
viên. Rất nhiều sinh viên được điểm cao ở kỳ thi sát 
hạch này, được chuyển điểm, miễn học và miễn thi 
các học phần A1, A2, B1 và chỉ phải học phần tiếng 
Anh chuyên ngành. Tuy vậy, khi ra trường khả năng 
giao tiếp của sinh viên khó đáp ứng được yêu cầu của 
thị trường lao động. 
Trình độ của sinh viên
Kể từ khi thực hiện sát hạch trình độ đầu vào của 
sinh viên trong năm học 2015-2016, trình độ ngoại 
ngữ của sinh viên của các trường khối kỹ thuật như 
Đại học Giao thông Vận tải rất kém. Khóa 55(80% 
sinh viên) và khóa 56 (76% sinh viên) phải học từ 
trình độ A1, trong khi đa phần các em đã học tiếng 
Anh từ tiểu học (lớp 3), tức là khoảng 10 năm học 
tiếng Anh. Điều này chứng tỏ chất lượng đào tạo 
ngoại ngữ ở bậc phổ thông thật sự là hồi chuông báo 
động cả xã hội. Sinh viên vào đại học đáng lý đã phải 
Bảng 2. Khung chương trình đào tạo tiếng Anh tại Đại học Giao thông Vận tải (từ năm học 2015-2016)
STT Trình độ Học phần Số tín chỉ Số tiết Thời điểm học
1 A1 Tiếng Anh A1 4 90 Năm thứ 1
2 A2 Tiếng Anh A2 4 90 Năm thứ 2
3 B1 Tiếng Anh B1 4 90 Năm thứ 3
4 B1+ Tiếng Anh chuyên ngành 3 60 Năm thứ 3
69KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
đạt trình độ A2, và chỉ phải học B1 thì nay phải học 
lại từ đầu, gây khó khăn cho tất cả các trường đại học 
nói chung, không riêng gì Đại học Giao thông Vận tải. 
Thời lượng chương trình
Theo khung quy chiếu châu Âu CEFR, với mức 
điểm 220-245/990 TOEIC, trình độ đầu vào của sinh 
viên là từ cận A2 (~ 225) đến A2 (> = 225). Đối với 
mức này, để đạt chuẩn đầu ra (B1) thì sinh viên cần 
khoảng 300 giờ học trên lớp (class hours), tương 
đương 400 tiết. Tuy nhiên, với thời lượng tổng là 270 
tiết (3 học phần từ A1 đến B1) thì sinh viên đại học 
Giao thông Vận tải rất khó để đạt trình độ B1 cần 
thiết. Những giảng viên tham gia xây dựng chương 
trình cũng đã nhận thức vấn đề này ngay từ khâu thiết 
kế. Tuy nhiên, do còn có rất nhiều môn học khác trong 
khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy 
định cho tất cả các trường đại học, cho nên không thể 
bố trí đủ thời lượng theo yêu cầu cho môn tiếng Anh. 
Đây là một vấn đề rất nan giải, đòi hỏi việc tái cấu trúc 
lại cơ cấu khung chương trình đào tạo đại học. 
Giáo trình cho các học phần tiếng Anh
Giáo trình Straightforward sử dụng cho các học 
phần tiếng Anh từ A1 đến B1 dựa trên khung quy 
chiếu châu Âu tập trung vào cả 4 kỹ năng nghe, nói, 
đọc và viết. Tuy nhiên, với thời lượng 90 tiết cho 1 
học phần, các giảng viên không thể giảng dạy hết nội 
dung chương trình theo quy định. Hơn nữa, vì đề thi 
A2 và B1 lại dựa trên định dạng đề thi KET và PET 
nên việc đáp ứng cả nội dung chương trình và chuẩn 
bị cho kỳ thi hết học phần là những thách thức rất lớn 
đối với cả giảng viên và sinh viên. 
Đề thi và chuẩn đầu ra cho các học phần 
Như đã trình bày ở trên, đề thi A1 được biên soạn 
dựa trên yêu cầu trong Khung quy chiếu CEFR, đề 
thi A2 dựa trên cấu trúc bài thi KET và B1 dựa trên 
PET của Cambridge ESOL. Tuy nhiên, qua thực hiện 
chương trình và kết quả thi của sinh viên, để có được 
điểm đạt của KET và PET là một khó khăn rất lớn 
vì nội dung đề thi KET và PET khá phức tạp đòi hỏi 
một bộ giáo trình phù hợp hơn, thời lượng nhiều hơn 
và cả nỗ lực giảng dạy và học tập của giảng viên và 
sinh viên. 
Phương pháp giảng dạy của giảng viên
Trước đây, khi chưa thực hiện đề án đổi mới, việc 
đánh giá chỉ dựa trên bài thi đọc, viết và nghe. Tuy 
nhiên, với cách đánh giá thêm kỹ năng nói vào nội 
dung bài thi đã làm cho giảng viên gặp khá nhiều lúng 
túng vì giảng viên đã quen với phương pháp giảng dạy 
truyền thống, chú trọng vào dạy từ vựng, ngữ pháp. 
Giảng viên chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, cũng như 
chưa cập nhật các phương pháp giảng dạy theo đường 
hướng giao tiếp. Kết quả thi nói ở các học phần vẫn 
bị đánh giá là kém nhất trong các kỹ năng. Điều này 
ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo tiếng Anh 
nói chung. 
5. ĐỀ XUẤT GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ 
TRONG ÁP DỤNG CEFR ĐỂ XÂY DỰNG VÀ 
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 
TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT 
CŨNG NHƯ CÁC TRƯỜNG KHỐI KHÔNG 
CHUYÊN NGỮ 
Việc áp dụng CEFR vào xây dựng chương trình 
đào tạo tiếng Anh là một chủ trương đúng đắn, tuy 
nhiên, để có thể thực hiện chương trình một cách hiệu 
quả, cần phải có những giải pháp đồng bộ từ tất cả các 
bên có liên quan, từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, 
tạo sự đồng bộ và gắn kết giữa các mảng khác nhau 
của quá trình giảng dạy và học tập ngoại ngữ, cụ thể:
1) Bộ giáo dục và Đào tạo nên cử các chuyên gia 
đầu ngành về chính sách giảng dạy ngoại ngữ, phối 
hợp với những nhà quản lý và các giảng viên dạy 
ngoại ngữ tại các trường đại học nhằm xây dựng một 
bộ khung chương trình đào tạo ngoại ngữ chung cho 
tất cả các trường đại học khối không chuyên ngữ, là 
những trường gặp khó khăn nhiều nhất trong việc đáp 
ứng chuẩn đầu ra ngoại ngữ của Bộ.
Tái cơ cấu lại khung chương trình đào tạo đại học, 
dành thời lượng đủ để đào tạo tiếng Anh nhằm đạt 
chuẩn đầu ra. Đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, 
đòi hỏi sự nghiên cứu xem xét rất kỹ của hội đồng 
khoa học của Bộ cũng như của các trường đại học. 
Tuy nhiên, nếu không giải quyết về vấn đề thời lượng 
chương trình, rất khó để đạt chuẩn đầu ra theo đúng 
70 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
quy định mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra cho 
các trường đại học.
Khung chương trình đào tạo ngoại ngữ nên xác 
định rõ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, chuẩn đầu ra, 
giáo trình, thời lượng, phương pháp giảng dạy và cách 
đánh giá chuẩn đầu ra. Việc xây dựng một bộ khung 
chương trình chi tiết sẽ giúp vạch ra phương hướng cụ 
thể để các nhà quản lý giáo dục các trường thực hiện, 
tạo sự đồng bộ và nâng cao chất lượng đào tạo giáo 
dục đại học nói chung. 
2) Đối với từng trường, việc sát hạch trình độ đầu 
vào và xếp lớp là một công việc rất quan trọng, đòi hỏi 
sự chính xác cao. Do vậy, cân nhắc sử dụng đề thi có 4 
kỹ năng nghe, nói, đọc và viết để đánh giá đúng năng 
lực của sinh viên, chẳng hạn có thể bổ sung thêm kỹ 
năng nói và viết cho đề thi TOEIC hiện nay đang áp 
dụng ở nhiều trường. 
3) Các trường có thể cân nhắc xây dựng các khóa 
học trực tuyến theo từng trình độ A1, A2, B1 hoặc 
tiếng Anh chuyên nghành để bổ sung vào thời lượng 
chương trình trên lớp. Coi việc đánh giá trực tuyến là 
một phần trong đánh giá học phần của sinh viên, dưới 
dạng bài tập lớn và có tính điểm thành phần. 
4) Việc xây dựng một bộ đề thi chuẩn và phù hợp 
với tình hình thực tế ở Việt Nam là một công việc đòi 
hỏi nhiều thời gian và công sức. Việc nghiên cứu và 
áp dụng bộ đề thi như thế nào, PET hay TOEIC hoặc 
một chứng chỉ nào khác để đánh giá chuẩn đầu ra cho 
các trường đại học cần phải có ý kiến chuyên môn của 
tất cả các bên có liên quan, từ các chuyên gia của Bộ 
cũng như của các trường để thống nhất một chuẩn đầu 
ra, tránh tình trạng loạn chuẩn như hiện nay. 
5) Việc bồi dưỡng nâng cao phương pháp giảng 
dạy theo đường hướng giao tiếp là một yêu cầu cấp 
thiết đối với tất cả các giảng viên. Tuy nhiên, để đạt 
hiệu quả tốt nhất cho việc bồi dưỡng, cần phải có 
một chương trình bồi dưỡng phương pháp dựa trên 
khung chương trình đào tạo ngoại ngữ áp dụng cho 
các trường đại học với nội dung cụ thể chi tiết để 
giảng viên có thể áp dụng trong công việc giảng dạy 
của mình. 
Trên đây là một số đề xuất mà chúng tôi đưa ra 
để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình xây 
dựng và thực hiện chương trình đào tạo tiếng Anh dựa 
trên khung tham chiếu CEFR. Chúng tôi tin rằng, với 
sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cấp sẽ đem lại hiệu 
quả tích cực trong việc xây dựng và thực hiện chương 
trình đào tạo tiếng Anh của tất cả các trường đại học 
khối không chuyên ngữ ở Việt Nam./. 
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư 
05/2012/TT-BGDDT.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 
01/2014/TT- BGDĐT.
3. Council of Europe (2001), Common European 
Framework of Reference for Languages: Learning, 
Teaching, Assessment, Cambridge: Cambridge 
University Press, available online: <
int/lang>.
4. Council of Europe (2007), The Common 
European Framework of Reference for Languages 
(CEFR) and the development of policies: Challenges 
and Responsibilites, Strasbourg: Language Policy 
Division, avalaible online: .
5. Huong Lan (2008), Đạt chuẩn nhà trường, 
dưới chuẩn doanh nghiệp. <
giaoduc/2008/12/817118/>.
6. Philip Ker (2013). Straightforward Pre-
Intermediate, Oxford: MacMillian Publisher.
7. Thu Tâm (2013), Cần xác định chuẩn thống 
nhất việc dạy tiếng Anh ở trường đại học. <http://
www.sggp.org.vn/giaoduc/2013/3/313322/>.
8. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định 1400-
QĐ TTg: “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống 
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. 
71KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
APPLYING THE COMMON EUROPEAN FRAMEWORK OF REFERENCE TO 
ENGLISH CURRICULUM DEVELOPMENT AT THE UNIVERSITY OF TRANSPORT 
AND COMMUNICATIONS: PROBLEMS AND SOLUTIONS
NGUYEN THI THU HA
Abstract: This paper presents challenges in English curriculum development based on the Common 
European Framework of Reference (CEFR) at the University of Transport and Communications 
in Hanoi. According to the guidelines on the 2020 National Foreign Language Project by the 
Ministry of Education and Training, the University of Transport and Communications (hereafter 
UTC) has implemented the renovation of English curriculum oriented towards the expected 
outcome of B1 English level. The University has decided to take the CEFR as the foundation for 
the curriculum development. However, the designing of the new curriculum has encountered a 
lot of obstacles relating to educational policies and mechanism, textbooks, syllabuses, testing and 
assessment, teaching methodologies. Therefore, the paper aims to analyse those difficulties and 
proposed possible solutions to improve the effectiveness of the renovated curriculum. 
Keywords: common European Framework of Reference, curriculum development, 2020 National 
Foreign Language Project. 
Received: 07/5/2017; Revised: 06/6/2017; Accepted for publication: 30/8/2017

File đính kèm:

  • pdfap_dung_khung_quy_chieu_trinh_do_chung_chau_au_cefr_trong_xa.pdf