Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ nhất: Tổng quan về Kế toán ngân hàng

Mục tiêu: Cung cấp kiến thức khái quát về hệ thống ngân hàng của một quốc gia,

mối liên hệ giữa các ngân hàng nằm trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia

nói chung, cụ thể về cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng

Nhà nước Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại. Từ đó sinh viên có cái

nhìn về công tác kế toán ngân hàng trong tổng thể của hệ thống tổ chức quản lý.

Sau đó cung cấp một số kiến thức cơ bản về công tác kế toán trong ngân hàng

thương mại bao gồm hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán, làm

nền tảng cho các phần hành kế toán các nghiệp vụ cụ thể được giải quyết ở các

chương sau.

pdf 37 trang yennguyen 6740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ nhất: Tổng quan về Kế toán ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ nhất: Tổng quan về Kế toán ngân hàng

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ nhất: Tổng quan về Kế toán ngân hàng
Chương thứ nhất
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Mục tiêu: Cung cấp kiến thức khái quát về hệ thống ngân hàng của một quốc gia, 
mối liên hệ giữa các ngân hàng nằm trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia 
nói chung, cụ thể về cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng 
Nhà nước Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại. Từ đó sinh viên có cái 
nhìn về công tác kế toán ngân hàng trong tổng thể của hệ thống tổ chức quản lý. 
Sau đó cung cấp một số kiến thức cơ bản về công tác kế toán trong ngân hàng 
thương mại bao gồm hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán, làm 
nền tảng cho các phần hành kế toán các nghiệp vụ cụ thể được giải quyết ở các 
chương sau.
I. Ngân hàng Nhà nước Việt nam 
1.1. Vị trí, chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt nam
Ngân hàng Nhà nước Việt nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ 
quan của chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ 
nghĩa Việt nam.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và 
hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín 
dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp 
phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc 
đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, 
có trụ sở chính tại Thủ đô Hà nội.
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước
- Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà 
nước.
- Xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia để chính phủ xem xét trình Quốc 
hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này, xây dựng chiến lược phát 
triển hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng Việt nam.
- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động 
ngân hàng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động 
ngân hàng theo thẩm quyền.
- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, trừ 
trường hợp do Thủ tướng chính phủ quyết định, cấp, thu hồi giấy phép hoạt 
động ngân hàng của các tổ chức tín dụng khác, quyết định giải thể, chấp thuận 
chia tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra thanh tra các hoạt động của ngân hàng, kiểm soát tín dụng, xử lý các 
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo thẩm 
quyền.
- Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nước ngoài theo quy 
định của Chính phủ.
- Chủ trì lập và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế
- Quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
- Ký kết, tham gia điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy 
định của pháp luật.
- Đại diện cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và 
ngân hàng quốc tế trong những trường hợp được Chủ tịch nước, Chính phủ ủy 
quyền.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng khoa 
học và công nghệ ngân hàng.
Thực hiện chức năng ngân hàng trung ương (thuộc ngân hàng nhà nước Việt 
Nam)
- Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền, thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu 
hồi thay thế và tiêu hủy tiền
- Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung ứng tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh 
toán cho nền kinh tế
- Điều hành thị trường tiền tệ quốc tế, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.
- Kiểm soát Dự trữ quốc tế, quản lý Dự trữ ngoại hối nhà nước
- Tổ chức hệ thống thanh toán qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý 
việc cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức hệ thống thông tin và làm dịch vụ thông tin ngân hàng.
Ngoài ra ngân hàng nhà nước còn thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo 
quy định của pháp luật.
1.3. Tổ chức của Hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt nam
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy điều hành của Ngân hàng Nhà 
nước do Chính phủ quy định.
Ngân hàng nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất bao 
gồm: Bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh ở 
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các văn phòng đại diện ở trong nước và 
các đơn vị trực thuộc.
Thống đốc Ngân hàng nhà nước (gọi tắt là Thống đốc): Thống đốc là thành viên 
Chính phủ, chịu trách nhiệm lãnh đạo và đièu hành Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà 
nước và các quy định của Luật tổ chức chính phủ
- Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội về lĩnh vực 
mình phụ trách.
- Đại diện pháp nhân Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà nước, chịu sự 
lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của Thống đốc.
Chi nhánh được thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây theo ủy quyền 
của Thống đốc:
- Kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng trên địa bàn được phân công.
- Cấp, thu hối giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của tổ chức tín 
dụng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác, quyết định 
giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sát nhập các tổ chức tín dụng 
trên địa bàn.
- Thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán
- Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng khác 
cho các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước.
Văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Ngân hàng Nhà 
nước, có nhiệm vụ đại diện theo sự ủy quyền của Thống đốc. Văn phòng đại diện 
không được tiến hành hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.
Các đơn vị trực thuộc: Ngân hàng Nhà nước có các đơn vị sự nghiệp để thực 
hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học , cung ứng dịch vụ tin học, thông 
tin và báo chí chuyên ngành ngân hàng. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập 
các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để cung cấp sản phẩm chuyên 
dùng phục vụ hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng thương mại: Bao gồm các ngân hàng hệ thống như: Ngân hàng Ngoại 
thương(VCB), Ngân hàng Công thuơng (ICB), Ngân hàng Đầu tư và phát triển 
(IDB), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (ADB)
1.3. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước
Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Chính sách tiền tệ quốc gia, 
hoạt động thông tin, phát hành tiền giấy và kim loại, quản lý ngoại hối và hoạt 
động ngoại hối, hoạt động tín dụng, mở tài khoản, hoạt động thanh toán và dịch 
vụ ngân quỹ.
1.3.1. Thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia
Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính 
của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc 
đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống 
của nhân dân.
Sơ đồ1.1. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước
Hoạt động 
của Ngân 
hàng
Nhà nước
Chính sách tiền tệ
quốc gia
Mở tài khoản, hoạt động
 thanh toán, ngân quỹ 
Hoạt động
thông tin
Quản lý 
ngoại hối và
HĐ ngoại hối
Hoạt động 
tín dụng
Phát hành
tiền giấy và
tiền kim loại
Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động ngân hàng, có chính sách để 
động viên các nguồn lực trong nước là chính, tranh thủ tối đa nguồn lực ngoài 
nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, bảo đảm vai trò chủ 
đạo và chủ lực của các tổ chức tín dụng nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt 
động ngân hàng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia, mở 
rộng hợp tác và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp 
phần thực hiện công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ 
quốc gia: Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ quốc gia, kế hoạch cung ứng 
lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm trình Chính phủ. Điều hành các công 
cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, thực hiện việc đưa ra lưu thông, rút tiền 
từ lưu thông về theo tín hiệu của thị trường trong phạm vi lượng tiền cung ứng đã 
được Chính phủ duyệt. Báo cáo Chính phủ, Quốc hội kết quả thực hiện chính sách 
tiền tệ quốc gia.
Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia: Ngân hàng Nhà nước sử dụng các 
công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường 
mở các công cụ khác do Thống đốc quyết định.
Hình thức tái cấp vốn: Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu tái chiết khấu 
thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay có bảo đảm bằng cầm 
cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Lãi suất: Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái 
cấp vốn.
Quốc hội
Quyết định, giám sát việc thực hiện
Đưa ra mức lạm phát dự kiến hàng năm
Chủ tịch nước
Đàm phán, ký kết, tham gia, phê chuẩn 
điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế nhân 
danh Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tiền tệ 
và hoạt động ngân hàng 
Chính phủ
 Xây dựng dự án chính sách tiền tệ, mức 
lạm phát dự kiến trình quốc hội, tổ chức 
thực hiện, quyết định lượng tiền cung ứng 
bổ sung cho lưu thông, mục đích sử dụng, 
quyết định các chính sách cụ thể khác và 
giải pháp thực hiện 
Ngân hàng nhà 
nước
Chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ 
quốc gia, kế hoạch cung ứng lượng tiền bổ 
sung cho lưu thông, điều hành các công cụ 
thực hiện, rút tiền từ lưu thông về theo tín 
hiệu của thị trường trong phạm vi lượng 
tiền cung ứng đã được Chính phủ duyệt. 
Báo cáo Chính phủ, Quốc hội kết quả thực 
hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Sơ đồ1.2. Tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt nam được hình thành trên cơ sở 
cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà 
nước xác định và công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt nam.
Dữ trữ bắt buộc: Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với từng 
loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20% tổng số dư 
tiền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ. Việc trả lãi đối với tiền gửi dự 
trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng, từng loại tiền gửi trong từng thời 
kỳ do Chính phủ quy định.
Nghiệp vụ thị trưòng mở: Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở 
thông qua việc mua, bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu Ngân 
hàng Nhà nước và các loại giấy tờ có giá ngan hạn khác trên thị trường tiền tệ để 
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
1.4.2. Phát hành tiền giấy và tiền kim loại
Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là 
đồng, ký hiệu quốc gia là đ, ký hiệu quốc tế là VND, một đồng bằng mười hào, 
một hào bằng mười xu.
Phát hành tiền: Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam, bao gồm tiền giấy và tiền kim loại, được 
dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước quản lý tiền dự trữ phát hành theo 
quy định của Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và 
cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế.. Tiền phát hành vào lưu thông là tài 
sản Nợ đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản Có của Ngân hàng Nhà 
nước.
In, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, tiêu hủy tiền: Ngân hàng Nhà nước thiết 
kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của 
tiền giấy, tiền kim loại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngân hàng Nhà 
nước tổ chức thực hiện việc đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, hủy tiền.
Xử lý tiền rách nát, hư hỏng: Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại 
tiền rách nát, hư hỏng, đổi, thu hồi các loại tiền rách nát hư hỏng do qua strình lưu 
thông, không đổi những đồng tiền rách năt, hư hỏng do hành vi phá hoại.
Thu hồi, thay thế tiền:Ngân hàng Nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại 
tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu 
hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân 
hàng Nhà nước quy định.
Tiền mẫu và tiền lưu niệm: Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện việc in, đúc, 
bán ở trong nước và ngoài nước các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm được thiết kế 
phục vụ cho mục đích sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của Chính phủ.
Ban hành và kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế nghiệp vụ phát hành tiền: Chính 
phủ ban hành quy chế nghiệp vụ phát hành tiền bao gồm các quy định về việc in, 
đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành, thu hồi, thay thế, tiêu hủy tiền và chi phí 
cho các hoạt động nghiệp vụ phát hành tiền. Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện 
quy chế nghiệp vụ phát hành tiền. Bộ Tài chính, Bộ Công an giám sát quá trình in, 
đúc, tiêu hủy tiền.
1.4.3. Hoạt động tín dụng
Cho vay: Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức tín dụng là ngân hàng vay ngắn 
hạn dưới hình thức tái cấp vốn. Trường hợp đặc biệt, khi được Chính phủ chấp 
thuận. Ngân hàng Nhà nước cho vay đối với tổ chức tín dụng tạm thời mất khả 
năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng. Ngân 
hàng Nhà nước không cho vay đối với cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức 
tín dụng.
Bảo lãnh: Ngân hàng Nhà nước không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ 
trường hợp có chỉ định của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo lãnh cho tổ chức tín 
dụng vay vốn nước ngoài.
Tạm ứng cho ngân sách nhà nước: Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách 
trugn ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định 
của Thủ tướng Chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân 
sách, trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Góp vốn, mua cổ phần: Ngân hàng Nhà nước không được góp vốn mua cổ phần 
của tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác.
1.4.4. Mở tài khoản, hoạt động thanh toán và ngân quỹ
Mở tài khoản: Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, 
tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện 
các giao dịch cho các tổ chức tín dụng trong nước, các ngân hàng nước ngoài và tổ 
chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và các giao 
dịch cho Kho bạc Nhà nước.
Hoạt động thanh toán và ngân quỹ: Ngân hàng Nhà nước tổ chức hệ thống 
thanhtoán liên ngân hàng và cung cấp các dịch vụ thanh toán. Ngân hàng Nhà 
nước làm dịch vụ ngân quỹ thông qua việc thu và phát tiền mặt cho khách hàng. 
Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các giao dịch thanh toán bằng 
tiền mặt theo yêu cầu của chủ tài khoản. Ngân hàng Nhà nước ký kết và thực hiện 
các thỏa thuận về thanh toán với ngân hàng nước ngoài và tổ chức tiền tệ, ngân 
hàng quốc tế theo quy định của pháp luật.
Đại lý kho bạc nhà nước: Ngân hàng nhà nước làm đại ly cho Kho bạc nhà nước 
trong việc tổ chức đầu thầu, phát hành và thanh toán tín phiếu, trái phiếu kho bạc.
1.4.5. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý ngoại hối: 
- Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về quản lý ngoại hối, 
ban hành các văn bản quy phạm p ...  doanh 
của ngân hàng.
3.3. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng
Ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát 
sinh trong ngân hàng theo đúng chuẩn mực kế toán và các điều luật ngân hàng qui 
định.
Giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng và các tổ chức cá 
nhân trong xã hội.
Cung cấp thông tin tài chính về ngân hàng cho các đối tượng cần thiết sử 
dụng
Tổ chức tốt công tác giao dịch với khách hàng
3.4. Đặc điểm của kế toán ngân hàng
Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính nên Kế toán Ngân hàng cũng phản 
ánh rõ nét tình hình huy động vốn trong các thành phần kinh tế và dân cư (thể hiện 
trên các tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm) đồng thời sử dụng tiền 
đó để cho vay (thể hiện trên các tài khoản cho vay ngắn, trung và dài hạn)
Kế toán ngân hàng có tính giao dịch và xử lý nghiệp vụ ngân hàng (thanh 
toán, chuyển tiền)
Kế toán ngân hàng có tính cập nhật và chính xác cao độ. 
Kế toán ngân hàng có số lượng chứng từ lớn và phức tạp. 
Kế toán ngân hàng có tính tập trung và thống nhất cao. Do hệ thống ngân 
hàng được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Từ Ngân hàng Nhà 
nước đến các ngân hàng hệ thống.
3.5. Chứng từ kế toán ngân hàng
 Khái niệm: Chứng từ kế toán ngân hàng là những chứng minh bằng giấy tờ và 
điện tử các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và hoàn thành theo biểu mẫu 
qui định theo thời gian và địa điểm phát sinh của chứng từ. Đồng thời là căn cứ 
pháp lý để ghi sổ kế toán
Đặc điểm
Phức tạp, đa dạng về chủng loại
Sử dụng chứng từ gốc do khách hàng lập để ghi sổ kế toán
Phân loại
Theo chế độ kế toán (Điều 3 chế độ chứng từ kế toán)
Hệ thống chứng từ kế toán ngân hàng bắt buộc là hệ thống chứng từ do Tổng 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành được áp dụng cho các ngân hàng nhà 
nước hoặc các tổ chức tín dụng. Các đơn vị sử dụng hệ thống chứng kế toán ngân 
hàng bắt buộc không được thêm bớt bất kỳ yếu tố nào.
Hệ thống chứng từ kế toán ngân hàng hướng dẫn do các ngân hàng hệ thống 
thiết lập được sự đồng ý của Thống đốc ngân hàng nhà nước cho phép sử dụng.
Theo địa điểm lập
Chứng từ nội bộ là chứng từ do chính ngân hàng lập hoặc do khách hàng lập 
tại ngân hàng 
Chứng từ bên ngoài là những chứng từ do các ngân hàng khác chuyển về để 
thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng. 
Theo mức độ tổng hợp của chứng từ
Chứng từ đơn nhất là chứng từ chỉ phản ánh một nghiệp vụ kinh tế tài chính 
Chứng từ tổng hợp (còn gọi là chứng từ liên hoàn) là chứng từ phản ánh 
nhiều nghiệp vụ kinh tế tài chính
Phân theo mục đích sử dụng và nội dung kinh tế
Chứng từ tiền mặt là các chứng từ liện quan trực tiếp đến thu chi tiền mặt tại 
quỹ
Chứng từ chuyển khoản là chứng từ do khách hàng lập để yêu cầu ngân hàng 
chuyển tiền cho các khách hàng khác 
Căn cứ vào trình độ chuyên môn kỹ thuật
Chứng từ giấy là chứng từ do ngân hàng hoặc khách hàng lập trực tiếp trên 
giấy 
Chứng từ điện tử chủ yếu là chứng từ nhằm mục đích chuyển tiền hoặc 
thanh toán vốn giữa các ngân hàng 
Phân theo công dụng và trình tự ghi sổ của chứng từ 
Chứng từ gốc là chứng từ ban đầu khi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh 
Chứng từ ghi sổ là chứng từ do ngân hàng lập làm căn cứ để ghi sổ kế toán 
Chứng từ liên hợp là chứng từ thể hiện cả hai chức năng 
Kiểm soát chứng từ
Kiểm soát trước: Được thực hiện do thanh toán viên thực hiện khi tiếp nhận 
chứng từ của khách hàng. 
Kiểm soát sau: Do kiểm soát viên kiểm soát khi nhận chứng từ từ bộ phận 
thanh toán viên, thủ quỹ chuyển đến trước khi ghi chép vào sổ sách kế toán. Kiểm 
soát viên là người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, có khả năng kiểm soát tương 
đương với Kế toán trưởng. 
Đối với chứng từ điện tử việc kiểm soát cũng tuân theo hai bước như trên, 
song nội dung kiểm tra trước thực chất là kiểm tra kỹ thuất thông tin và kiểm tra 
nội dung nghiệp vụ.
Kiểm soát kỹ thuật thông tin là kiểm tra mật mã, ký hiệu, tên tệp của chứng 
từ.
Lưu chuyển chứng từ
Bước 1 : Thu nhận và lập chứng từ 
Bước 2:Kiểm tra chứng từ
Bước 3:Thực hiện lệnh thu chi 
Bước 4:Kiểm tra lần sau và tổng hợp chứng từ phát sinh trong ngày
Bước 5:Sắp xếp xử lý, tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ
Bảo quản, lưu trữ chứng từ
Chứng từ kế toán ngân hàng sau khi đã ghi sổ kế toán cần được phân loại, sắp 
xếp, bảo quản chu đáo nhằm bảo vệ an toàn tài sản, tạo điều kiện thuận lợi cho 
việc xem xét, tra cứu khi cần thiết.
Hàng ngày chứng từ kế toán được đóng thành tập bao gồm chứng từ ghi sổ 
và chứng từ gốc được lưu trữ tại phòng kế toán.
Cuối tháng sau khi đã lập báo cáo kế toán hoàn chỉnh, đồng lại thành tập và 
lưu tại phòng kế toán. Cuối năm sau khi đã hoàn tất báo cáo chứng từ kế toán được 
chuyển về kho bảo quản tài liệu chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán.
Khi giao toàn bộ hồ sơ kế toán cho thủ kho lưu trữ, bộ phận kế toán phải 
làm đầy đủ thủ tục giao nhận.
Việc kiểm tra, cung cấp số liệu kế toán để đối chiếu, xem, xét, tra cứu, giám 
định và sao chụp phải tuân thủ quy định của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước 
Trung ương. Kho lưu trữ các tài liệu kế toán phải phù hợp với quy cách tiêu chuẩn 
của nhà nước và quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà nước.
3.6. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng
3.6.1. Khái niệm:
Tài khoản là một công cụ kế toán quan trọng dùng để ghi chép và phản ánh 
quá trình vận động của tài sản, nguồn vốn theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh và trình 
tự thời gian một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống.
3.6.2. Nguyên tắc
Phản ánh đầy đủ, rõ ràng, chi tiết các loại vốn và nguồn của Ngân hàng
Đảm bảo sự tiện lợi cho quá trình ghi chép từ chi tiết đến tổng quát
Đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa trong kế toán ngân hàng 
Đảm bảo sự tương ứng giữa hệ thống tài khoản và chỉ tiêu tiền tệ - tín dụng
Đảm bảo sự ổn định tương đối của hệ thống tài khoản, sử dụng được trong 
hiện tại và tương lai
Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống tài khoản giữa hai cấp Ngân hàng và 
trong toàn hệ thống, tạo điều kiện cho việc điều hành toàn hệ thống ngân hàng của 
ngân hàng nhà nước
3.6.3. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng hiện hành(Theo QĐ số 
479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004, QĐ số 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/6/2005 
và QĐ số 29/2006 ngày 10 tháng 7 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 
Hệ thống tài khoản bao gồm 9 loại: Từ loại 1 đến loại 8 là các tài khoản 
trong bảng cân đối kế toán. Loại 9 là các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán
Hệ thống tài khoản hiện hành được bố trí theo hệ thống thập phân nhiều cấp
TK cấp I: Ký hiệu bằng 2 chữ số từ 10 đến 99. Mỗi TK được bố trí tối đa 10 
TK
TK cấp II: Ký hiệu bằng 3 chữ số. Hai chữ số đầu là ký hiệu của TK cấp 1. 
Chữ số thứ 3 được ký hiệu từ 1 đến 9
TK cấp III: Ký hiệu bằng 4 chữ số. Ba chữ số đầu của TK cấp II. Chữ số thứ 
4 được ký hiệu từ 1 đến 9
Các tài khoản cấp I,II,III do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định áp 
dụng thống nhất cho toàn hệ thống ngân hàng
Việc mở và sử dụng TK cấp III
- Đối với TCTD có khả năng ứng dụng công nghệ tin học để hạch toán, 
quản lý và theo dõi được các chỉ tiêu TK cấp III, đảm bảo tính chính xác, kịp thời 
và đầy đủ, trên cơ sở đó, lập được các báo cáo theo đúng quy định hiện hành của 
NHNN, thì không bắt buộc phải mở và sử dụng TK cấp III quy định trong hệ 
thống TK này mà có thể sử dụng TK cấp II do Tổng Thống đốc Nhà nước duy 
định để hạch toán, hoặc mở các TK cấp III, IV, V... theo đặc thù và yêu cầu quản 
lý của tổ chức mình. Để thực hiện quy định này, TCTD cần phải:
1. Có quy trình nghiệp vụ cụ thể và phần mềm nghiệp vụ đáp ứng tiêu 
chuẩn kỷ thuật theo quy định hiện hành để xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh 
theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán, tổng hợp, lập và gửi các loại 
báo cáo cho Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước quy định
2. Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi triển khai thực hiện
- Đối với TCTD chưa thể ứng dụng công nghệ tin học để hạch toán, quản 
lý, theo dõi các chỉ tiêu tài khoản cấp III thì bắt buộc phải mở và sử dụng các tài 
khoản cấp III do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
Các tài khoản cấp IV, V do Tổng giám đốc, Giám đốc các Tổ chức tín dụng 
quy định áp dụng riêng cho hệ thống tài khoản trong từng tổ chức tín dụng.
Ký hiệu tiền tệ: Ký hiệu tài khoản còn dùng ký hiệu tiền tệ để phân biệt 
đồng Việt nam và các loại ngoại tệ khác. Ký hiệu này đýợc ghi vào bên phải tiếp 
theo số hiệu tài khoản tổng hợp bằng 2 chữ số từ 00 đến 99 và được ngăn cách 
bằng dấu chấm (.) giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích.
Một số ký hiệu tiền tệ :
00 là VND 37 là USD 38 là FRF
40 là DEM 41 là JPY 35 là GBP
36 là KHD 39 CHF 99 các ngoại tệ khác
14 EUR
Ký hiệu tài khoản chi tiết: tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi 
phản ánh chi tiết các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Việc mở tài 
khoản chi tiết được thực hiện theo quy định tại phần nội dụng hạch toán của tài 
khoản.
Mỗi tài khoản có hai phần:
Phần I: Số hiệu của tài khoản tổng hợp và ký hiệu của tiền tệ
Phần II: Số thứ tự của tiểu khoản trong tài khoản tổng hợp.
Nếu 1 tài khoản tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản số thứ tự tiểu khoản được ký 
hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản 
đước ký hiệu bằng 2 chữ số từ 01 đến 99
Ví dụ TK 4241.37.18
4241 Tiền tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ
37 là ký hiệu tiền tệ USD
 18 là thứ tự tên của khách hàng
Số lượng chữ số của các tiểu khoản trong cùng một tài khoản tổng hợp bắt 
buộc phải ghi thống nhất theo quy định trên một, hai, ba chữ số nhưng không bắt 
buộc phải ghi thống nhất số lượng chữ số của các tiểu khoản giữa các tài khoản 
tổng hợp khác nhau.
Ví dụ: Được ghi TK 4211.128 Công ty A 4211.397 Công ty B
 Không được ghi TK 4211.128 Công ty A 4211.1497 Công ty B
Trên cùng một tài khoản tổng hợp số chữ số của tiểu khoản khác nhau.
Thông thường số hiệu tiểu khoản của tiền gửi và tiền vay của các doanh 
nghiệp là giống nhau, còn của cá nhân thì không nhất thiết phải giống nhau, vì có 
nhiều cá nhân gửi tiền mà không vay hoặc ngược lại nhiều cá nhân vay tiền mà 
không gửi tiền.
Ví dụ:TK tiền gửi của Công ty TK tiền vay của Công ty
TK 4211.0012 A TK 2111.0012 A
TK 4211.0013 B TK 2111.0013 B
TK 4311.0078 C TK 2111.0078 C
Bảng phân loại tài khoản kế toán hai cấp ngân hàng
Loại TK Tên TK Cấp Ngân 
hàng
 Loại 1 A. Hoạt động ngân quỹ
B. Vốn khả dụng và các khoản đầu tư
NH NN
TCTD
Loại 2 A. Hoạt động đầu tư và tín dụng
B. Hoạt động tín dụng
NH NN
TCTD
Loại 3 Tài sản cố định và tài sản khác Cả 2 cấp NH
Loại 4 A. Phát hành tiền và nợ phải trả
B. Các khoản phải trả
NH NN
TCTD
Loại 5 Hoạt động thanh toán Cả 2 cấp NH
Loại 6 A. Vốn quỹ và kết quả hoạt dộng của NH
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
NH NN
TCTD
Loại 7 Thu nhập Cả 2 cấp NH
Loại 8 Chi phí Cả 2 cấp NH
Loại 9 Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán Cả 2 cấp NH
 3.6.4. Phân loại tài khoản kế toán ngân hàng
Phân loại theo quan hệ của tài khoản với tài sản có 3 loại tài khoản
Tài khoản Tài sản Nợ Phản ánh nguồn vốn của Ngân hàng. Đặc điểm của 
các tài khoản này là luôn có số Dư Có
Tài khoản Tài sản Có Phản ánh tài sản của Ngân hàng. Đặc điểm của các tài 
khoản này là luôn có số Dư Nợ
Tài khoản Tài sản Nợ – Có các loại tài khoản này có số dư lúc nợ lúc có hoặc 
khi quyết toán vừa có số dư nợ và có
Phân loại tài khoản theo mức độ tổng hợp của tài khoản
Tài khoản tổng hợp trong ngân hàng là các tài khoản phản ánh đối tượng kế 
toán có tính tổng quát hoặc một loại tài sản, nguồn vốn nhất định
Tài khoản phân tích là tài khoản phản ánh chi tiết hóa các tài khoản tổng hợp 
trong ngân hàng chủ yếu sử dụng để theo dõi cho từng khách hàng.
Phân loại tài khoản theo mối quan hệ với bảng cân đối kế toán
Tài khoản trong bảng cân đối kế toán là các tài khoản từ loại 1 đến loại 8
Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán là các tài khoản loại 9
3.7. Qui trình kế toán ngân hàng
Khái niệm: Qui trình kế toán ngân hàng là sự kết hợp các phương pháp kế toán để 
tạo ra sản phẩm kế toán nhằm cung cấp các thông tin chi tiết và tổng quát về tình 
hình tài chính của ngân hàng.
 Qui trình kế toán chi tiết: Là sự kết hợp giữa các tài khoản chi tiết và chứng từ để 
cung cấp các thông tin chi tiết về một đối tượng cụ thể và mối quan hệ chi tiết giữa 
chúng. Các thông tin này được thể hiện trên các sổ và thẻ chi tiết. Tùy theo đối 
tượng cần ghi chép mà sổ có hình thức khác nhau như sổ theo dõi tiền gửi tiết 
kiệm, sổ theo dõi tình hình cho vay, sổ quản lý TSCĐ, công cụ lao động
Qui trình kế toán tổng hợp: Là sự kết hợp giữa các tài khoản tổng hợp và chứng 
từ để cung cấp các thông tin tổng quát nhằm phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động 
ngân hàng và quản lý kinh tế tài chính nói chung. Được thể hiện thông qua Nhật 
ký chứng từ hoặc Nhật ký chung, Bảng kết hợp tài khoản cấp I, Sổ cái (Sổ tổng 
hợp), Bảng cân đối tài khoản ngày.
3.8. Tổ chức bộ máy kế toán Ngân hàng trung ương 
hệ thống
Kế toán trưởng
Kế toán phần 
hành
Kế toán phần 
hành
Kế toán phần 
hành
Kế toán phần 
hành
Chi nhánh ngân hàng
Kế toán trưởng
Thanh toán viên Thanh toán liên hàng
Thanh toán 
quốc tế
Thanh toán 
nội bộ
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của ngân hàng 
hệ thống
Bộ máy kế toán ngân hàng hiện nay được tổ chức chung trong toàn hệ thống 
ngân hàng được phân thành 2 cấp bộ máy kế toán trung ương và bộ máy kế toán 
tại các đơn vị trực thuộc.
Bộ máy kế toán trung ương dưới sự chỉ chỉ đạo của kế toán trưởng ngân hàng 
hệ thống trung ương (hoặc Tổng Giám đốc Tài chính Kế toán) có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo công tác kế toán toàn ngân hàng hệ thống
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ kế toán
- Thực hiện nghiệp vụ kế toán tài chính toán ngân hàng
- Tổng hợp báo các của các đơn vị trực thuộc và lập báo cáo của toàn ngân 
hàng
Bộ máy kế toán ở các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc, sở giao dịch thực 
hiện các nghiệp vụ kế toán tại đơn vị thực hiện các giao dịch thường xuyên với 
khách hàng, lập các báo cáo tài chính của đơn vị và cung cấp các thông tin về kinh 
tế tài chính của đơn vị cho ngân hàng trung ương, các nơi khác có liên quan.
Câu hỏi và bài tập: 
1. Hãy trình bày mối liên hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tài 
chính đến công tác kế toán trong một đơn vị?
2. Công tác kế toán trong một ngân hàng thương mại giống và khác nhau với 
công tác kế toán trong một doanh nghiệp như thế nào?
Tóm tắt: Hệ thống ngân hàng của một quốc gia nói chung có tầm quan trọng 
đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nó được ví như là một 
hệ thống mạch máu của một cơ thể. Hệ thống ngân hàng của một một nước bao 
gồm 2 cấp, cấp ngân hàng nhà nước và cấp các tổ chức tín dụng trong ngân hàng 
nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Các ngân hàng thương mại được tổ chức theo hệ 
thống, bao gồm một ngân hàng trung tâm và các ngân hàng chi nhánh khác. Hệ 
thống tài khoản kế toán ngân hàng bao gồm 9 loại trong đó loại 1- 8 loại nằm 
trong bảng cân đối kế toán loại 9 nằm ngoài bảng cân đối kế toán. Các tài khoản 
trong ngân hàng được bố trí theo hệ thống thập phân nhiều cấp, từ cấp 1 đến cấp 
3 do hệ Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định, nó quy định cách hạch toán và 
áp dụng thống nhất cho toàn hệ thống.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_chuong_thu_nhat_tong_quan_ve_ke.pdf