Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ sáu: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn

Mục đích: Giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về công tác kế toán

tiền gửi, tiềt gửi tiết kiệm của các cá nhân đơn vị, tiền đi vay của các tổ chức tín

dụng khác và tiền vay ngân hàng nhà nước, cung cấp cho các nhà quản lý những

thông tin về nghiệp vụ huy động vốn trong các ngân hàng từ chi tiết đến tổng hợp.

pdf 12 trang yennguyen 11300
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ sáu: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ sáu: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn

Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ sáu: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn
Chương thứ sáu
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN
Mục đích: Giúp sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về công tác kế toán 
tiền gửi, tiềt gửi tiết kiệm của các cá nhân đơn vị, tiền đi vay của các tổ chức tín 
dụng khác và tiền vay ngân hàng nhà nước, cung cấp cho các nhà quản lý những 
thông tin về nghiệp vụ huy động vốn trong các ngân hàng từ chi tiết đến tổng hợp.
6.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động huy động vốn
Khái niệm:
Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của 
NHTM. Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để 
phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình nên nguồn vốn này được xem như một 
khoản nợ của ngân hàng. Do vậy, nghiệp vụ huy động vốn còn được gọi là nghiệp 
vụ tài sản nợ.
Vai trò:
Hoạt động huy động có một vai trò rất quan trong trong hoạt động kinh 
doanh của ngân hàng và xã hội.
Đối với ngân hàng
 Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn 
vốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân 
hàng vì nó là nguồn chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nền 
kinh tế. Do vậy, hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân 
hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Có thể nói, hoạt động huy động 
vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của NHTM.
Đối với khách hàng
Hoạt động huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm 
làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong 
tương lai. Mặt khác, hoạt động huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một 
nơi an toàn để họ cất trữ và tích luỹ vốn tạm thời nhàn rỗi của mình.
Đối với xã hội
Quản lý được lượng tiền lưu thông trong xã hội. 
Định hướng đầu tư cho các ngành kinh tế, cho từng vùng
Điều hoà vốn giữa những khách hàng có vốn và những khách hàng thiếu vốn
6.2. Hình thức huy động vốn:
 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi:
• Tiền gửi: bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
- Tiền gửi không kỳ hạn ( tiền gửi thanh toán): 
Loại tiền gửi này của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân 
hàng với mục đích chính để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất 
kinh doanh và tiêu dùng. Do vậy tài khoản này còn được gọi là tài khoản tiền gửi 
thanh toán 
Đặc điểm: người gửi tiền có thể gửi và rút tiền bất cứ lúc nào trong phạm vi 
số dư tài khoản.Với tính chất linh hoạt của số dư và của người gửi tiền được 
hưởng các tiện ích thanh toán, nên tiền gửi thanh toán thường không được ngân 
hàng trả lãi hoặc được trả lãi nhưng với mức lãi suất thấp.
Tính chất của tài khoản thanh toán là luôn có số dư Có. Tuy nhiên, nếu giữa 
ngân hàng và người gửi tiền thoả thuận với nhau sử dụng hình thức thấu chi tài 
khoản thì tài khoản này có thể dư Có và cũng có thể dư Nợ (nên còn được gọi là 
tài khoản vãng lai).
Cách tính lãi: tính theo phương pháp tích số
Số tiền lãi = Tổng tích số dư x Lãi suất tháng (hoặc lãi suất năm
phải trả được tính lãi 30 ngày 360 ngày)
- Tiền gửi có kỳ hạn: 
Loại tiền này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào NHTM 
với mục đích để hưởng lãi. 
Đặc điểm: người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền sau một thời hạn nhất định từ một 
vài tháng đến một vài năm. Tuy nhiên, do những lý do khác nhau, người gửi tiền 
có thể rút trước hạn, trường hợp này người gửi tiền không được hưởng lãi, hoặc 
được hưởng theo lãi suất thấp tuỳ theo quy định của mỗi ngân hàng. 
Cách tính lãi: 
Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất x Thời gian gửi
 phải trả (số dư) 
 Tiền gửi tiết kiệm
Là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được 
xác nhận trên thẻ tiết kiệm và được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền 
gửi tiết kiệm. Bao gồm :
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút theo yêu cầu mà không 
cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
 Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an 
toàn và tiện lợi quan trọng hơn mục tiêu sinh lợi. Đối với ngân hàng, vì loại tiền 
này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải bảo đảm 
tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, 
ngân hàng thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này (khoảng 0.2%/tháng).
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: 
Là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi 
tiền nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 
Mục tiêu quan trọng của khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này là 
lợi tức có được theo định kỳ. Do vậy lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút 
được đối tượng khách hàng này. Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm 
định kỳ cao hơn lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Mức lãi suất 
còn thay đổi theo kỳ hạn gửi (3,6,9 hay 12 tháng), tuỳ theo loại đồng tiền gửi tiết 
kiệm (VND, USD, EUR hay vàng), và tuỳ theo uy tín và rủi ro của ngân hàng 
nhận tiền gửi.
- Các loại tiền gửi tiết kiệm khác 
Ngoài 2 loại tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm hầu hết các NHTM đều có thiết kế 
những loại tiền gửi tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với 
nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu 
cầu của khách hàng và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối 
thủ cạnh tranh.
 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do ngân hàng phát hành để huy động 
vốn trên thị trường.
- Huy động vốn ngắn hạn: 
Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ có 
giá ngắn hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng, 
bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá 
ngắn hạn khác. 
- Huy động vốn trung và dài hạn: 
Muốn huy động vốn trung và dài hạn (3, 5 hay 10 năm) các NHTM có thể 
phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và cổ phiếu. NHTM phát hành giấy tờ có giá theo 3 
phương thức là phát hành giấy tờ có giá ngang giá, phát hành giấy tờ có giá có 
chiết khấu và phát hành giấy tờ có giá phụ trội.
Về trả lãi phát hành giấy tờ có giá thường áp dụng 3 hình thức là trả lãi trước, 
trả lãi sau và trả lãi định kỳ.
 Huy động vốn từ các TCTD khác và từ NHNN
Các TCTD khác khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mở tài khoản tại 
NHTM. Qua tài khoản này, NHTM có thể huy động vốn giống như đối với các tổ 
chức kinh tế bình thường. Ngoài các tổ chức tín dụng, NHNN cũng có thể là nơi 
cung cấp vốn cho NHTM dưới hình thức cho vay.
NHTM vay NHNN theo các loại sau: Vay theo hồ sơ tín dụng, vay chiết 
khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá, vay cầm cố các giấy tờ có giá, vay thanh 
toán bù trừ...
 Huy động vốn từ các nguồn vốn khác
Bao gồm vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, vốn để cho vay đồng tài trợ, vốn liên 
doanh, liên kếtbằng đồng VN hay bằng ngoại tệ của Chính phủ, các tổ chức 
quốc tế và các tổ chức khác giao cho NHTM sử dụng theo các mục đích chỉ định. 
NHTM nhận vốn từ các tổ chức cung ứng vốn thông qua NHNN hoặc chuyển vốn 
qua thanh toán vốn giữa các ngân hàng.
6.3. Kế toán hoạt động huy động vốn
6.3.1.Kế toán nghiệp vụ tiền gửi
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền 
của ngân hàng, đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để 
nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết 
kiệm.
Chứng từ:
Nhóm chứng từ sử dụng cho nghiệp vụ huy động tiền gửi khá phong phú, 
bên cạnh các chứng từ giấy còn sử dụng các chứng từ điện tử.
Bao gồm: Giấy nộp tiền, giấy yêu cầu gửi tiền, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, 
séc chuyển khoản, séc bảo chi, các liên bảng kê, giấy báo Nợ, giấy báo Có, các 
liên giấy lĩnh tiền, ngân phiếu, các loại sổ tiết kiệm, thẻ thanh toán
Tài khoản sử dụng:
Nhóm tài khoản tiền gửi của khách hàng:
Tài khoản cấp I: TK 42- Tiền gửi của khách hàng
Tài khoản cấp II và III: 
TK 421- Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND
TK 4211- Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4212- Tiền gửi có kỳ hạn
TK 4214- Tiền gửi vốn chuyên dùng
TK 422- Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ
TK 4221- Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4222- Tiền gửi có kỳ hạn
TK 4224- Tiền gửi vốn chuyên dùng
TK 423- Tiền gửi tiết kiệm bằng VND
TK 4231- Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4232- Tiền gửi có kỳ hạn
TK 424- Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng
TK 4241- Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4242- Tiền gửi có kỳ hạn
TK 425- Tiền gửi của khách hàng nước ngoài VND
TK 4251- Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4252- Tiền gửi có kỳ hạn
TK 426- Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ
TK 4261- Tiền gửi không kỳ hạn
TK 4262- Tiền gửi có kỳ hạn
TK 491- Lãi phải trả cho tiền gửi
TK 4911- Lãi phải trả cho tiền gửi bằng VND
TK 4912- Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ
TK 4913- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng VND
TK 4914- Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ
Nội dung và kết cấu các TK Tiền gửi từ TK 421 đến TK 426
Bên Nợ: Số tiền khách hàng đã sử dụng
Bên Có: Số tiền khách hàng chuyển vào ngân hàng
Số dư Có: Số tiền khách hàng hiện đang gửi tại NH
Nội dung và kết cấu của TK 491
Bên Nợ: Số lãi tiền gửi NH đã thanh toán cho khách hàng
Bên Có: Số tiền lãi tích luỹ NH đã tính trước vào chi phí
Số dư Có: Số tiền lãi NH chưa thanh toán với khách hàng
Quy trình kế toán tiền gửi
1. Khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi
Nợ TK 1011,1031
Có TK 4211,4221
2. Khách hàng nhận tiền từ các khách hàng khác chuyển đến
Nợ TK 5011,1113,5212, 4211, 4221
Có TK 4211,4221
3. Khách hàng chuyển tiền để thanh toán cho các khách hàng khác
Nợ TK 4211,4221
Có TK 5011,1113,5211, 4211, 4221
4. Khách hàng rút tiền mặt tại quỹ hoặc máy ATM
Nợ TK 4211,4221
Có TK 1011,1031
Có TK 1014
Kế toán lãi phải trả cho khách hàng
1. Hàng tháng ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng
Nợ TK 801 Trả lãi tiền gửi
Có TK 491 Lãi phải trả cho tiền gửi
2. Ngân hàng thanh toán tiền lãi cho khách hàng 
Nợ TK 491 Lãi phải trả cho tiền gửi
 Có TK 1011,1031
Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm
Kế toán tiền gốc
1. Khách hàng nộp tiền mặt để gửi tiết kiệm
 Nợ TK 1011,1031
 Có TK 4231,4241, 4232, 4242
 2. Khách hàng nhận tiền từ các khách hàng khác để gửi tiền tiết kiệm
 Nợ TK 5012,1113,5212 Các hình thức thanh toán vốn giữa các 
NH
 Có TK 4231,4241 Số tiền khách hàng gửi tiết kiệm
3. Khách hàng chuyển hạn tiền gửi tiết kiệm 
 Nợ TK 4232,4242 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Có TK 4231,4241Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
4. Khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm
Nợ TK 4231,4241, 4232, 4242 Số tiền khách hàng gửi tiết kiệm
Có TK 1011,1031 Tiền mặt bằng VND hoặc 
ngoại tệ
Kế toán lãi phải trả của tiền gửi tiết kiệm
1. Hàng tháng ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng
Nợ TK 801 Trả lãi tiền gửi
Có TK 491 Lãi phải trả cho tiền gửi
3. Ngân hàng thanh toán tiền lãi cho khách hàng khi đến hạn
Nợ TK 491 Số tiền lãi thanh toán cho khách hàng
 Có TK 1011,1031
6.3.2. Kế toán ngân hàng phát hành các giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là các loại giấy có giá trị như tiền bao gồm các giấy chứng 
nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ 
trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều 
khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua.
Chứng từ
 Các chứng từ gốc được sử dụng trong hạch toán là các liên giấy nộp tiền, uỷ 
nhiệm thu (chi), séc và các loại kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.
Tài khoản sử dụng
Nhóm tài khoản TCTD phát hành giấy tờ có giá
Tài khoản cấp I: TK 43- TCTD phát hành giấy tờ có giá
Tài khoản cấp II: 
TK 431- Mệnh giá giấy tờ có giá bằng VND
TK 432- Chiết khấu giấy tờ có giá bằng VND
TK 433- Phụ trội giấy tờ có giá bằng VND
TK 434- Mệnh giá giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng
TK 435- Chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng
TK436- Phụ trội giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và vàng
TK 492- Lãi phải trả về phát hành giấy tờ có giá
TK 4921- Lãi phải trả cho các giấy tờ có giá bằng VND
TK 4922- Lãi phải trả cho các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ
Nội dung và kết cấu của các TK 431, 432, 434 và 435
Bên Nợ: Số tiền chi trả cho các giấy tờ có giá đã đến kỳ thanh toán
Bên Có: Số tiền thu về phát hành các giấy tờ có giá
Số dư Có: Số tiền của các giấy tờ có giá đã phát hành chưa đến 
kỳ thanh toán cho người mua 
Nội dung và kết cấu của TK 433,436
Bên Nợ: Phân bổ phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ
Bên Có: Phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ
Số dư Có: Phản ánh phụ trội GTCG chưa phân bổ cuối kỳ
Nội dung và kết cấu của TK 492 tương tự như của TK491
Quy trình kế toán
Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá theo mệnh giá (lãi sau)
1. Khi ngân hàng phát hành chứng từ có giá 
 Nợ TK 1011,1031 Mệnh giá
 Có TK 431,434 Mệnh giá
 2. Ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng:
 Nợ TK 803 Lãi suất
 Có TK 492 Lãi suất
4. Ngân hàng thanh toán tiền lãi và gốc cho khách hàng khi đến hạn:
Nợ TK 431,434 Mệnh giá
Nợ TK 492 Lãi suất
Có TK 1011,1031 Mệnh giá + Lãi suất
Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá theo chiết khấu (lãi trước)
1. Khi ngân hàng phát hành chứng từ có giá 
Nợ TK 1011,1031 Mệnh giá – Lãi suất
Nợ TK 492 Lãi suất
Có TK 432,435 Mệnh giá
2. Ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng
Nợ TK 803 Lãi suất
Có TK 492 Lãi suất
3. Ngân hàng thanh toán chứng từ có giá cho khách hàng khi đến hạn
Nợ TK 432,435 Mệnh giá
Có TK 1011,1031 Mệnh giá
6.3.3. Kế toán vốn đi vay từ các TCTD khác và từ NHNN
Khi có nhu cầu bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể đi vay các 
tổ chức tín dụng khác hoặc vay ngân hàng nhà nước.
Chứng từ
Các chứng từ gốc được sử dụng trong hạch toán là các hợp đồng tín dụng đi 
vay và nhận vốn, giấy báo Nợ, giấy báo Có
Tài khoản sử dụng
Nhóm tài khoản vay NHNN và TCTD
Tài khoản cấp II và cấp III
TK 403- Vay NHNN bằng VND
TK 4031- Vay theo hồ sơ tín dụng
TK 4032- Vay chiết khấu, tái chiết khấu các GTCG
TK 4033- Vay cầm cố các giấy tờ có giá
TK 4034- Vay thanh toán bù trừ
TK 4035- Vay hỗ trợ đặc biệt
TK 4036- Vay khác
TK 4037- Nợ quá hạn
TK 404- Vay NHNN bằng ngoại tệ
TK 4041- Nợ vay trong hạn
TK 4049- Nợ quá hạn
TK 415- Vay các TCTD trong nước bằng VND
TK 4151- Nợ vay trong hạn
TK 4159- Nợ quá hạn
TK 416- Vay các TCTD trong nước bằng ngoại tệ
TK 4161- Nợ vay trong hạn
TK 4162- Nợ quá hạn
TK 417- Vay các NH ở nước ngoài bằng VND
TK 4171- Nợ vay trong hạn
TK 4172- Nợ quá hạn
TK 418- Vay các NH ở nước ngoài bằng ngoại tệ
TK 4181- Nợ vay trong hạn
TK 4182- Nợ quá hạn
TK 419- Vay chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các GTCG khác.
TK 493- Lãi phải trả cho tiền vay
TK 4931- Lãi phải trả cho tiền vay bằng VND
TK 4932- Lãi phải trả cho tiền vay bằng ngoại tệ
Nội dung và kết cấu của các TK 403, 404, 415, 416, 417, 418 và 419
Bên Nợ: Số tiền ngân hàng đã thanh toán cho các TCTD khác hoặc NHNN
Bên Có:Số tiền ngân hàng đã vay các TCTD khác hoặc NHNN
Số dư Có: Số tiền ngân hàng còn nợ các TCTD và NHNN
Nội dung và kết cấu của TK 493 tương tự như của TK 491
Quy trình kế toán
 Kế toán nghiệp vụ vay các TCTD trong nước
1. Ngân hàng vay các TCTD trong nước
Nợ TK 1011,1031,5211, 5012 
Có TK 4151,4161
2. Ngân hàng thanh toán cho các TCTD trong nước
Nợ TK 4151,4161 
Có TK 1011,1031,5211, 5012
3. Ngân hàng chuyển nợ quá hạn
Nợ TK 4159,4169
Có TK 4151,4161
 Kế toán lãi phải trả cho các TCTD trong nước
1. Ngân hàng tính lãi phải trả hàng tháng
Nợ TK 802
Có TK 4931,4932
2. Ngân hàng trả lãi cho các TCTD khác
Nợ TK 4931,4932
Có TK 1011,1031,5211
 Kế toán nghiệp vụ vay NHNN 
1. Ngân hàng vay vốn của NHNN
 Nợ TK 1113, 1123
 Có TK 4031,4032,4034
2. Ngân hàng thanh toán nợ cho NHNN
 Nợ TK 4031,4032,4034
 Có TK 1113, 1123
 Kế toán lãi phải trả cho NHNN
1. Ngân hàng tính lãi phải trả cho NHNN
Nợ TK 802
Có TK 4931
2. Ngân hàng trả lãi cho NHNN
Nợ TK 4931
Có TK 1113,1123
6.3.4. Kế toán các nguồn vốn khác
Nguồn vốn uỷ thác, đầu tư, cho vay là nguồn vốn mà NHTM nhận được từ 
các tổ chức cung ứng vốn thông qua NHNN hoặc qua thanh toán vốn giữa các 
ngân hàng, để đáp ứng nhu cầu cho vay vốn đối với các đối tượng có yêu cầu. 
Chứng từ
Các chứng từ gốc được sử dụng trong hạch toán là các hợp đồng tín dụng đi 
vay và nhận vốn, giấy báo nợ, giấy báo có, uỷ nhiệm thu (chi), séc
Tài khoản sử dụng
TK cấp II và III
TK 481- Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ bằng VND
TK 482- Nhận vốn để cho vay đồng tài trợ bằng ngoại tệ
TK 483- Nhận tiền uỷ thác, đầu tư, cho vay bằng VND
TK 484- Nhận tiền uỷ thác, đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ
TK 494- Lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác, đầu tư, cho vay
TK 4941-Lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác, đầu tư bằng VND
TK 4942-Lãi phải trả cho vốn tài trợ, uỷ thác, đầu tư bằng ngoại tệ
Nội dung và kết cấu của TK 481, 482, 483 và 484
Bên Nợ: Số vốn đã thanh toán với tổ chức giao vốn (khi đã giải ngân cho 
khách hàng vay)
Bên Có: Số vốn nhận được từ các tổ chức giao vốn
Số dư Có: Phản ánh số vốn nhận của các tổ chức giao vốn nhưng chưa 
giải ngân cho khách hàng
Nội dung và kết cấu TK 494 tương tự như của TK 491
Phương pháp hạch toán:
 Hạch toán nghiệp vụ vốn uỷ thác, đầu tư, cho vay của NHTM:
1. Ngân hàng nhận vốn
Nợ TK 1011,1031,5212
Có TK 483,484
3. Ngân hàng hoàn trả vốn cho các tổ chức cung ứng vốn:
Nợ TK 483,484
Có TK 1011,1031,5211
 Hạch toán lãi phải trả cho vốn uỷ thác, đầu tư, cho vay của NHTM: tương tự 
như hạch toán lãi phải trả cho các TCTD trong nước.
Bài tập: Xác định các tài khoản liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế tài chính 
sau:
Bài tập 1: Ngày 1 tháng 2 năm 2004 khách hàng G đã mua một chứng từ có giá 
phát hành theo mệnh giá là 20 ngàn đô la Mỹ kỳ hạn 2 năm lãi suất cố định 7 %/ 
năm. Ngày 1 tháng 2 năm 2006 khách hàng trên đã thanh toán cả gốc và lãi bằng 
USD.
Bài tập 2: Ngày 1 tháng 3 năm 2004 Ngân hàng đã nhận tiền gửi tiết kiệm của 
khách hàng F số tiền là 50 triệu đồng lãi suất 9%/ năm, thời hạn 3 tháng. Ngày 1 
tháng 6 năm 2006 khách hàng đã thanh toán cả gốc và lãi bằng tiền mặt.
Bài tập 3: Ngày 2 tháng 10 năm 2005 Khách hàng A đã gửi tiền tiết kiệm vào 
ngân hàng là 50 triệu đồng, thời hạn 6 tháng, lãi suất 8%/năm. Ngày 12 tháng 9 
năm 2006 KHA đã thanh toán cả gốc và lãi bằng tiền mặt
Bài tập 4: Ngày 15 tháng 11 năm 2006 KH B gửi vào tài khoản tiền gửi không kỳ 
hạn là 20 triệu đồng
Bài tập 5: Ngày 16 tháng 11 năm 2006 KH C rút tiền gửi không kỳ hạn là 50 triệu 
đồng để trả lương cho cán bộ công chức.
Biết rằng: Lãi suất tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 2,4 %/năm
Tóm tắt: Kế toán huy động vốn trong ngân hàng bao gồm kế toán tiền gửi, tiền 
gửi tiết kiệm, đi vay các TCTD khác và ngân hàng nhà nước theo loại tiền tiền 
VND và ngoại tệ và vàng. Ngoài ra còn theo dõi theo hai loại chính có kỳ hạn và 
không kỳ hạn. Đây là nguồn vốn rất quan trọng phục vụ cho hoạt động kinh doanh 
trong ngân hàng nên phải theo dõi chi tiết cho từng khách hàng. Đặc biệt ở đây sử 
dụng một số lượng chứng từ điện tử rất lớn, vì vậy kế toán cần chú ý trong công 
tác xứ lý và cập nhật thông tin.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_chuong_thu_sau_ke_toan_nghiep_vu.pdf