Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 3) - Bùi Tá Toàn
CHƯƠNG 9: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
9.1 Một số vấn đề chung về sản phẩm xây lắp, chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm
9.1.1 Đặc điểm sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế
toán của doanh nghiệp xây lắp
Xây dựng là ngành sản xuất vật chất góp phần tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật
của nền kinh tế. Hoạt động của ngành xây dựng là hoạt động hình thành nền năng
lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Nói một
cách cụ thể hơn sản xuất xây dựng bao gồm các hoạt động: xây dựng mới, mở
rộng, khôi phục, cải tạo lại, hay hiện đại hoá các công trình hiện có thuộc mọi
lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân (như công trình giao thông thuỷ lợi, các khu
công nghiệp, các công trình quốc phòng, các công trình dân dụng khác).
Xí nghiệp xây lắp (XNXL) là đơn vị kinh tế cơ sở, là nơi trực tiếp sản xuất
kinh doanh, gồm một tập thể lao động nhất định có nhiệm vụ sử dụng các tư liệu
lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm xây lắp phục vụ cho
nhu cầu tái sản xuất cho nền kinh tế.
9.1.1.1 Đặc điểm tổ chức thi công sản phẩm xây lắp
Tổ chức thi công xây lắp các công trình có thể thực hiện theo phương pháp
giao thầu hay tự làm. Hiện nay, phương pháp giao nhận thầu là phương pháp được
áp dụng chủ yếu trong công tác xây lắp (do mức độ chuyên môn hoá cao hơn).
Phương thức giao nhận thầu được thực hiện thông qua một trong hai cách sau:
+ Giao nhận thầu toàn bộ công trình (tổng thầu xây dựng):
Theo phương thức này, chủ đầu tư giao thầu cho một tổ chức xây dựng tất cả
các khâu từ khảo sát thiết kế đến việc xây lắp hoàn chỉnh công trình trên cơ sở luận
chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt.
Ngoài ra chủ đầu tư có thể uỷ nhiệm những công việc của mình cho tổ chức
tổng thầu xây dựng như lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, đặt mua thiết bị, giải phóng
mặt bằng
Tuỳ theo khả năng, đặc điểm, khối lượng công tác xây lắp mà tổng thầu xây
dựng có thể đảm nhận toàn bộ hay giao lại cho các đơn vị nhận thầu khác.
+ Giao nhận thầu từng phần:
Theo phương thức này, chủ đầu tư giao từng phần công việc cho các đơn vị như:
Một tổ chức nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình gồm
khảo sát, điều tra để lập luận chứng.5
Một tổ chức nhận thầu về khảo sát thiết kế toàn bộ công trình từ bước thiết kỹ
thuật và lập tổng dự toán công trình cho đến bước lập bản vẽ thi công và lập dự toán
các hạng mục công trình.
Một tổ chức nhận thầu xây lắp từ công tác chuẩn bị xây lắp và xây lắp toàn
bộ công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công đã được duyệt.
Ngoài ra, chủ đầu tư giao thầu cũng có thể cho nhiều tổ chức xây dựng nhận
thầu gọn từng hạng mục công trình, từng nhóm hạng mục công trình độc lập. Trong
trường hợp này, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động của các tổ
chức nhận thầu và chỉ áp dụng đối với những công trình, hạng mục công trình độc
lập
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính (Phần 3) - Bùi Tá Toàn
0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH – Phần 3 (Dùng cho đào tạo tín chỉ) Người biên soạn: Th.S Bùi Tá Toàn Lưu hành nội bộ 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... 3 CHƯƠNG 9: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ............................. 4 9.1 Một số vấn đề chung về sản phẩm xây lắp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............................................................................................................................ 4 9.1.1 Đặc điểm sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp xây lắp ............................................................................................ 4 9.1.2 Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp .................................................... 7 9.1.3 Nội dung các khoản mục chi phí cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp .... 8 9.1.4 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ........... 11 9.2.2 Kế toán tổng hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí ..................................... 24 9.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành ................................................................................................................. 25 10.1 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp chi phối đến công tác kế toán ..................... 36 10.1.1 Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong sản xuất của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp .......................................................................... 36 10.1.2. Sản phẩm nông nghiệp có khả năng tái sản xuất tự nhiên ..................... 36 10.1.3. Đối tượng sản xuất là những cơ thể sống ............................................... 37 10.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp .......................................... 37 10.3 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ..................................................................................... 38 10.3.1 Một số vấn đề chung ............................................................................... 38 10.3.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ của một số hoạt động sản xuất phụ .............................................................................................. 39 BÀI TẬP CHƯƠNG 10 .......................................................................................... 48 CHƯƠNG 11: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ .................................................................................. 51 11.1 Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa trong nước ......................................... 51 11.1.1 Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa trong nước ................... 51 11.1.2 Kế toán nghiệp vụ mua hàng ................................................................... 51 11.1.3 Kế toán nghiệp vụ bán hàng .................................................................... 62 11.2 Kế toán nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa .............................. 79 2 11.2.1 Đặc điểm kinh doanh xuất nhập khẩu, điều kiện giao nhận hàng và phương thức thanh toán ............................................................................................. 79 11.2.2 Kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa .......................................... 81 11.3 Kế toán kinh doanh du lịch ............................................................................ 90 11.3.1 Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh du lịch ............................... 90 11.3.2 Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ du lịch .................................... 91 BÀI TẬP CHƯƠNG 11 .......................................................................................... 99 CHƯƠNG 12: BÁO CÁO TÀI CHÍNH .............................................................. 106 12.1 Khái niệm, ý nghĩa, tác dụng, yêu cầu và phân loại Báo cáo tài chính ....... 106 12.1.1 Khái niệm .............................................................................................. 106 12.1.3 Mục đích của Báo cáo tài chính ............................................................ 107 12.1.4 Yêu cầu của việc lập Báo cáo tài chính ................................................. 107 12.2 Các báo cáo tài chính, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính....................... 107 12.2.1 Các loại báo cáo tài chính ...................................................................... 107 12.2.2 Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính .............................. 108 12.3 Phương pháp lập báo cáo tài chính .............................................................. 110 12.3.1 Bảng cân đối kế toán ............................................................................. 110 12.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.................................................. 131 12.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .................................................................... 138 12.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính .............................................................. 156 12.3.5 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm ...................... 205 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 207 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp GTGT : Giá trị gia tăng KT - TC : Kinh tế tài chính NCTT : Nhân công trực tiếp NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp SXC : Sản xuất chung TK : Tài khoản TSCĐ : Tài sản cố định XDCB : Xây dựng cơ bản XL : Xây lắp 4 CHƯƠNG 9: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 9.1 Một số vấn đề chung về sản phẩm xây lắp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9.1.1 Đặc điểm sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp xây lắp Xây dựng là ngành sản xuất vật chất góp phần tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Hoạt động của ngành xây dựng là hoạt động hình thành nền năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Nói một cách cụ thể hơn sản xuất xây dựng bao gồm các hoạt động: xây dựng mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo lại, hay hiện đại hoá các công trình hiện có thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân (như công trình giao thông thuỷ lợi, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng, các công trình dân dụng khác). Xí nghiệp xây lắp (XNXL) là đơn vị kinh tế cơ sở, là nơi trực tiếp sản xuất kinh doanh, gồm một tập thể lao động nhất định có nhiệm vụ sử dụng các tư liệu lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm xây lắp phục vụ cho nhu cầu tái sản xuất cho nền kinh tế. 9.1.1.1 Đặc điểm tổ chức thi công sản phẩm xây lắp Tổ chức thi công xây lắp các công trình có thể thực hiện theo phương pháp giao thầu hay tự làm. Hiện nay, phương pháp giao nhận thầu là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong công tác xây lắp (do mức độ chuyên môn hoá cao hơn). Phương thức giao nhận thầu được thực hiện thông qua một trong hai cách sau: + Giao nhận thầu toàn bộ công trình (tổng thầu xây dựng): Theo phương thức này, chủ đầu tư giao thầu cho một tổ chức xây dựng tất cả các khâu từ khảo sát thiết kế đến việc xây lắp hoàn chỉnh công trình trên cơ sở luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt. Ngoài ra chủ đầu tư có thể uỷ nhiệm những công việc của mình cho tổ chức tổng thầu xây dựng như lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, đặt mua thiết bị, giải phóng mặt bằng Tuỳ theo khả năng, đặc điểm, khối lượng công tác xây lắp mà tổng thầu xây dựng có thể đảm nhận toàn bộ hay giao lại cho các đơn vị nhận thầu khác. + Giao nhận thầu từng phần: Theo phương thức này, chủ đầu tư giao từng phần công việc cho các đơn vị như: Một tổ chức nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình gồm khảo sát, điều tra để lập luận chứng. 5 Một tổ chức nhận thầu về khảo sát thiết kế toàn bộ công trình từ bước thiết kỹ thuật và lập tổng dự toán công trình cho đến bước lập bản vẽ thi công và lập dự toán các hạng mục công trình. Một tổ chức nhận thầu xây lắp từ công tác chuẩn bị xây lắp và xây lắp toàn bộ công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công đã được duyệt. Ngoài ra, chủ đầu tư giao thầu cũng có thể cho nhiều tổ chức xây dựng nhận thầu gọn từng hạng mục công trình, từng nhóm hạng mục công trình độc lập. Trong trường hợp này, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức phối hợp hoạt động của các tổ chức nhận thầu và chỉ áp dụng đối với những công trình, hạng mục công trình độc lập. 9.1.1.2. Đặc điểm ngành xây dựng chi phối đến việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành Ngành xây dựng là ngành sản xuất độc lập có những điểm đặc thù về mặt kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật chi phối trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Sự chi phối này được thể hiện như sau: a. Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ: Sản phẩm sản xuất xây lắp (XL) không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm XL đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc diểm của từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuất được liên tục . Do sản phẩm có tính chất đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phi bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình, ngay cả khi công trình thi công theo các thiết kế mẫu nhưng đựơc xây dựng ở những địa diểm khác nhau với các điều kiện thi công khác nhau thì chi phí sản xuất cũng khác nhau. Việc tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành và xác định kết quả thi công XL cũng được tính cho từng sản phẩm XL riêng biệt, SXXL được thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng nên ít phát sinh chi phi trong quá trình lưu thông. b. Sản phẩm XDCB có giá trị lớn,khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài. Các công trình XDCB thường có thời gian thi công rất dài ,có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong.Trong thời gian sản xuất thi công XD chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã 6 hội. Do đó khi lập kế hoạch XDCB cần cân nhắc, thận trọng nêu rõ các yêu cầu về vật tư, tiền vốn, nhân công .Việc quản lý theo dõi quá trình sản xuất thi công phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, bảo đảm chất lượng thi công công trình. Do thời gian thi công tương đối dài nên kì tính giá thường không xác định hàng tháng như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước tuỳ thuộc vào kết cấu đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp.Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sẽ góp phần to lớn trong việc quản lý sản xuất thi công và sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả cao nhất. c. Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài Các công trình XDCB thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại. Sai lầm trong XDCB vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục. Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình. d. Sản phẩm XDCB được sử dụng tại chổ, địa điểm XD luôn thay đổi theo địa bàn thi công Khi chọn địa điểm XD phải điều tra nghiên cứu khảo sát thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất, thuỷ văn, kết hợp các yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Sau khi đi vào sử dụng, công trình không thể di dời, cho nên, nếu các công trình là nhà máy, xí nghiệp cần nghiên cứu các điều kiện về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lực lao động, nguồn tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm điều kiện thụân lợi khi công trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau này. Một công trình XDCB hoàn thành, điều đó có nghĩa là người công nhân xây dựng không còn việc gì làm ở đó nữa, phải chuyển đến thi công ở một công trình khác. Do đó, sẽ phát sinh các chi phí như điều động công nhân, máy móc thi công, chi phí về XD các công trình tạm thời cho công nhân và cho máy móc thi công Cũng do đặc điểm này mà các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình, để giảm bớt các chi phí di dời. e. Sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công XL ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ khi điều kiện môi trường thời tiết thuận lợi. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng 7 thi công, có thể sẽ phát sinh các khối lượng công trình phải phái đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất, doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. 9.1.2 Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp Giá thành công tác xây lắp: là một phần của giá trị dự toán, là chỉ tiêu tổng hợp các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp theo các khối lượng công tác xây lắp hoàn thành. Trong quản lý và hạch toán, giá thành công tác xây lắp được phân biệt thành các loại giá thành sau đây: + Giá thành dự toán công tác xây lắp: là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp theo dự toán. Như vậy giá thành dự toán là một bộ phận của giá trị dự toán của từng công trình xây lắp riêng biệt và được xác định từ giá trị dự toán không có phần lợi nhuận định mức. Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lợi nhuận định mức Giá thành dự toán bằng khối lượng công tác xây lắp theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước quy định nhân với đơn giá xây lắp do nhà nước ban hành theo từng khu vực thi công và các chi phí khác theo định mức. Giá thành dự toán được xây dựng và tồn tại trong một thời gian nhất định, nó được xác định trong những điều kiện trung bình về sản xuất thi công, về tổ chức quản lý, về hao phí lao động vật tư cho từng loại công trình hoặc công việc nhất định. Giá thành dự toán có tính cố định tương đối và mang tính chất xã hội. + Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của một DNXL trong một kỳ kế hoạch nhất định. Căn cứ vào giá thành dự toán và căn cứ vào điều kiện cụ thể, năng lực thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch, doanh nghiệp tự xây dựng những định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá để xác định những hao phí cần thiết để thi công công trình trong một kỳ kế hoạch. Như vậy, giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để các DNXL tự phấn đ ... ối cổ tức, chia lợi nhuận Năm nay Năm trước - Vốn đầu tư của chủ sở hữu + Vốn góp đầu năm + Vốn góp tăng trong năm + Vốn góp giảm trong năm + Vốn góp cuối năm - Cổ tức, lợi nhuận đã chia ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... d) Cổ phiếu Cuối năm Đầu năm - Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành - Số lượng cổ phiếu đã bán ra công chúng + Cổ phiếu phổ thông ... ... ... ... ... ... 199 + Cổ phiếu ưu đãi (loại được phân loại là vốn chủ sở hữu) - Số lượng cổ phiếu được mua lại (cổ phiếu quỹ) + Cổ phiếu phổ thông + Cổ phiếu ưu đãi (loại được phân loại là vốn chủ sở hữu) - Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Cổ phiếu phổ thông + Cổ phiếu ưu đãi (loại được phân loại là vốn chủ sở hữu) ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... * Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành :.............................. đ) Cổ tức - Cổ tức đã công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: + Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu phổ thông:................. + Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu ưu đãi:.................. - Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế chưa được ghi nhận:....... e) Các quỹ của doanh nghiệp: - Quỹ đầu tư phát triển; - Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; - Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu. g) Thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu theo qui định của các chuẩn mực kế toán cụ thể. 26. Chênh lệch đánh giá lại tài sản Năm nay Năm trước Lí do thay đổi giữa số đầu năm và cuối năm (đánh giá lại trong trường hợp nào, tài sản nào được đánh giá lại, theo quyết định nào?...). ... ... 27. Chênh lệch tỷ giá Năm nay Năm trước - Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi BCTC lập bằng ngoại tệ sang VND ... ... - Chênh lệch tỷ giá phát sinh vì các nguyên nhân khác (nói rõ nguyên nhân) ... ... 28. Nguồn kinh phí Năm nay Năm trước - Nguồn kinh phí được cấp trong năm ... ... - Chi sự nghiệp (...) (...) - Nguồn kinh phí còn lại cuối năm ... ... 29. Các khoản mục ngoài Bảng Cân đối kế toán Cuối năm Đầu năm a) Tài sản thuê ngoài: Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai của hợp đồng thuê hoạt động tài sản không hủy ngang theo các thời hạn - Từ 1 năm trở xuống; ... ... ... ... ... ... 200 - Trên 1 năm đến 5 năm; - Trên 5 năm; ... ... b) Tài sản nhận giữ hộ: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất của từng loại tài sản tại thời điểm cuối kỳ. - Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, gia công, nhận ủy thác: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất tại thời điểm cuối kỳ. - Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, nhận cầm cố, thế chấp: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết về số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất từng loại hàng hoá; c) Ngoại tệ các loại: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết số lượng từng loại ngoại tệ tính theo nguyên tệ. Vàng tiền tệ phải trình bày khối lượng theo đơn vị tính trong nước và quốc tế Ounce, thuyết minh giá trị tính theo USD. d) Kim khí quý, đá quý: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết giá gốc, số lượng (theo đơn vị tính quốc tế) và chủng loại các loại kim khí quý, đá quý. đ) Nợ khó đòi đã xử lý: Doanh nghiệp phải thuyết minh chi tiết giá trị (theo nguyên tệ và VND) các khoản nợ khó đòi đã xử lý trong vòng 10 năm kể từ ngày xử lý theo từng đối tượng, nguyên nhân đã xoá sổ kế toán nợ khó đòi. e) Các thông tin khác về các khoản mục ngoài Bảng cân đối kế toán 30. Các thông tin khác do doanh nghiệp tự thuyết minh, giải trình. VII. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính:............. Năm nay Năm trước 1. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a) Doanh thu - Doanh thu bán hàng; - Doanh thu cung cấp dịch vụ; ... ... ... ... ... ... - Doanh thu hợp đồng xây dựng; + Doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi nhận trong kỳ; + Tổng doanh thu luỹ kế của hợp đồng xây dựng được ghi nhận đến thời điểm lập Báo cáo tài chính. ... ... Cộng b) Doanh thu đối với các bên liên quan (chi tiết từng đối tượng). c) Trường hợp ghi nhận doanh thu cho thuê tài sản là tổng số tiền nhận trước, doanh nghiệp phải thuyết minh thêm để so sánh sự khác biệt giữa việc ghi nhận doanh thu theo phương pháp phân bổ dần theo thời gian cho thuê; Khả năng suy giảm lợi nhuận và luồng tiền trong tương lai do đã ghi nhận doanh thu đối 201 với toàn bộ số tiền nhận trước. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu Trong đó: - Chiết khấu thương mại; - Giảm giá hàng bán; - Hàng bán bị trả lại. ... ... ... ... ... ... ... ... 3. Giá vốn hàng bán Năm nay Năm trước - Giá vốn của hàng hóa đã bán; - Giá vốn của thành phẩm đã bán; Trong đó: Giá vốn trích trước của hàng hoá, thành phẩm bất động sản đã bán bao gồm: + Hạng mục chi phí trích trước; + Giá trị trích trước vào chi phí của từng hạng mục; + Thời gian chi phí dự kiến phát sinh. - Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp; - Giá trị còn lại, chi phí nhượng bán, thanh lý của BĐS đầu tư; - Chi phí kinh doanh Bất động sản đầu tư; - Giá trị hàng tồn kho mất mát trong kỳ; - Giá trị từng loại hàng tồn kho hao hụt ngoài định mức trong kỳ; - Các khoản chi phí vượt mức bình thường khác được tính trực tiếp vào giá vốn; - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; - Các khoản ghi giảm giá vốn hàng bán. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... 4. Doanh thu hoạt động tài chính Năm nay Năm trước - Lãi tiền gửi, tiền cho vay - Lãi bán các khoản đầu tư; - Cổ tức, lợi nhuận được chia; - Lãi chênh lệch tỷ giá; - Lãi bán hàng trả chậm, chiết khấu thanh toán; - Doanh thu hoạt động tài chính khác. Cộng ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 202 5. Chi phí tài chính Năm nay Năm trước - Lãi tiền vay; - Chiết khấu thanh toán, lãi bán hàng trả chậm; - Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư tài chính; - Lỗ chênh lệch tỷ giá; - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư; - Chi phí tài chính khác; - Các khoản ghi giảm chi phí tài chính. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... 6. Thu nhập khác Năm nay Năm trước - Thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Lãi do đánh giá lại tài sản; - Tiền phạt thu được; - Thuế được giảm; - Các khoản khác. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... 7. Chi phí khác Năm nay Năm trước - Giá trị còn lại TSCĐ và chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; - Lỗ do đánh giá lại tài sản; - Các khoản bị phạt; - Các khoản khác. ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... 8. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Năm nay Năm trước a) Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ - Chi tiết các khoản chiếm từ 10% trở lên trên tổng chi phí QLDN; - Các khoản chi phí QLDN khác. b) Các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ - Chi tiết các khoản chiếm từ 10% trở lên trên tỏng chi phí bán hàng; - Các khoản chi phí bán hàng khác. c) Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Hoàn nhập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa; 203 - Hoàn nhập dự phòng tái cơ cấu, dự phòng khác; - Các khoản ghi giảm khác. 9. Chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố - Chi phí nguyên liệu, vật liệu; - Chi phí nhân công; - Chi phí khấu hao tài sản cố định; - Chi phí dịch vụ mua ngoài; - Chi phí khác bằng tiền. ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... Ghi chú: Chỉ tiêu “Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố” là các chi phí phát sinh trong kỳ được phản ánh trong Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh. - Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc thuyết minh chi phí theo yếu tố được căn cứ vào số phát sinh trên các tài khoản sau: + Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; + Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp; + Tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công; + Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung; + Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng; + Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Đối với các doanh nghiệp thương mại, việc thuyết minh chi phí theo yếu tố được căn cứ vào số phát sinh trên các tài khoản sau (không bao gồm giá mua hàng hóa): + Tài khoản 156 – Hàng hóa; + Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán; + Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng; + Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Doanh nghiệp có quyền lựa chọn căn cứ khác nhưng phải đảm bảo thuyết minh đầy đủ chi phí theo yếu tố. 10. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Năm nay Năm trước - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành - Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành năm nay - Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 11. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Năm nay Năm trước - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các 204 khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế; - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại; - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ; () () - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng; () () - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả; () () - Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. VIII. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 1. Các giao dịch không bằng tiền ảnh hưởng đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong tương lai Năm nay Năm trước - Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính; - Mua doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu; - Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu; - Các giao dịch phi tiền tệ khác 2. Các khoản tiền do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng: Trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện. 3. Số tiền đi vay thực thu trong kỳ: - Tiền thu từ đi vay theo khế ước thông thường; - Tiền thu từ phát hành trái phiếu thường; - Tiền thu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi; - Tiền thu từ phát hành cổ phiếu ưu đãi phân loại là nợ phải trả; - Tiền thu từ giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán; - Tiền thu từ đi vay dưới hình thức khác. 4. Số tiền đã thực trả gốc vay trong kỳ: - Tiền trả nợ gốc vay theo khế ước thông thường; - Tiền trả nợ gốc trái phiếu thường; - Tiền trả nợ gốc trái phiếu chuyển đổi; - Tiền trả nợ gốc cổ phiếu ưu đãi phân loại là nợ phải trả; - Tiền chi trả cho giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ và REPO chứng khoán; 205 - Tiền trả nợ vay dưới hình thức khác IX. Những thông tin khác 1. Những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thông tin tài chính khác: 2. Những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: 3. Thông tin về các bên liên quan (ngoài các thông tin đã được thuyết minh ở các phần trên). 4. Trình bày tài sản, doanh thu, kết quả kinh doanh theo bộ phận (theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 28 “Báo cáo bộ phận”(1):. 5. Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin trong Báo cáo tài chính của các niên độ kế toán trước): ..................... 6. Thông tin về hoạt động liên tục: ...... 7. Những thông tin khác. ................................................................................................ Lập, ngày ... tháng ... năm ... Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) - Số chứng chỉ hành nghề; - Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Ghi chú: Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề 12.3.5 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: Là những sự kiện có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính. Có hai loại sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm: (a) Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh: Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính cần phải điều chỉnh trước khi lập báo cáo tài chính. (b) Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh: Là những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính nhưng không phải điều chỉnh trước khi lập báo cáo tài chính. 206 Ngày phát hành báo cáo tài chính: Là ngày, tháng, năm ghi trên báo cáo tài chính mà Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) của đơn vị kế toán ký duyệt báo cáo tài chính để gửi ra bên ngoài doanh nghiệp. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh cần phải trình bày trên báo cáo tài chính, như: (a) Việc hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán "Hợp nhất kinh doanh" hoặc việc thanh lý công ty con của tập đoàn; (b) Việc công bố kế hoạch ngừng hoạt động, việc thanh lý tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động; hoặc việc tham gia vào một hợp đồng ràng buộc để bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ; (c) Mua sắm hoặc thanh lý tài sản có giá trị lớn; (d) Nhà xưởng sản xuất bị phá hủy vì hỏa hoạn, bão lụt; (e) Thực hiện tái cơ cấu chủ yếu; (f) Các giao dịch chủ yếu và tiềm năng của cổ phiếu thường; (g) Thay đổi bất thường, quan trọng về giá bán tài sản hoặc tỷ giá hối đoái. (h) Thay đổi về thuế có ảnh hưởng quan trọng đến tài sản, nợ thuế hiện hành hoặc thuế hoãn lại; (i) Tham gia những cam kết, thỏa thuận quan trọng hoặc những khoản nợ tiềm tàng; (j) Xuất hiện những vụ kiện tụng lớn./. 207 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thông tư 200/2014/BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ tài chính. [2] Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam [3] Luật kế toán Việt Nam, NXB Tài chính, 2005 [4] Thomas R. Dickman, Roland F. Dukes and Charles J. Davis, Intermediate Accounting, D.Irwin, 1998. [5] PGS.TS. Đặng Thị Loan, Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, 2004. [6] TS. Phan Đức Dũng, Giáo trình kế toán tài chính, NXB Thống kê, 2009. [7] Tập thể giảng viên ĐH Kinh tế Đà Nẵng, Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp (phần 2), NXB Đà Nẵng, 2008.
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_tai_chinh_phan_3_bui_ta_toan.pdf