Chỉ sổ năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh của thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời gian qua, Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến công tác đánh giá chất lượng dịch vụ công, thông qua đó nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống chính quyền các cấp. Với nỗ lực vươn lên, TP Hồ Chí Minh cũng đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc cải cách hành chính, cải cách dịch vụ công. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn không ít tồn tại được thể hiện trong các chỉ tiêu đánh giá. Bài viết này sẽ phân tích Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của TP Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao các chỉ số này của Thành phố trong tương lai

pdf 5 trang yennguyen 4000
Bạn đang xem tài liệu "Chỉ sổ năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh của thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chỉ sổ năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh của thành phố Hồ Chí Minh

Chỉ sổ năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh của thành phố Hồ Chí Minh
10
NaâNg cao NaêNg löïc caïNh traNh - töø chíNh quyeàN ñòa phöôNg ñeáN doaNh Nghieäp
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 119 - tháng 9/2017
CHæ sOÁ NAêNG LÖÏC CAÏNH TrANH CAÁp TæNH
VAØ CHæ sOÁ HIEÄU QUAÛ QUAÛN TrÒ VAØ HAØNH CHíNH 
COÂNG CAÁp TæNH CUÛA THAØNH pHOÁ HOà CHí MINH
ThS. NGUYỄN CHI MAI*
*Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh
Trong thời gian qua, Việt Nam đã bắt đầu chú trọng đến công tác đánh giá chất lượng dịch vụ công, thông qua đó nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống chính quyền các cấp. Với nỗ lực vươn lên, TP Hồ Chí Minh cũng đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc cải cách hành chính, cải cách dịch vụ công. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn không ít tồn tại được thể hiện 
trong các chỉ tiêu đánh giá. Bài viết này sẽ phân tích Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số 
hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của TP Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số giải pháp 
nhằm nâng cao các chỉ số này của Thành phố trong tương lai.
Từ khóa: PCI, PAPI
Provincial Competitiveness Index and Provincial Governance and Public Administration 
Performance Index of Ho Chi Minh City
In recent years, Vietnam has begun to focus on the quality of public service delivery, thereby improving 
the quality of service provided by the government of all levels. In an effort to enhance public service quality, 
Ho Chi Minh City also achieved many achievements in public administration reform and public service 
reform. However, there are also many existent issues expressed in the evaluation criteria. This article analyzes 
the Provincial Competitiveness Index (PCI) and the Provincial Public Administration and Performance 
Index (PAPI) of Ho Chi Minh City, thereby providing some solutions to improve these indicators of the City 
in the future.
key words: PCI, PAPI
1. Thực trạng PCI và PAPI của TP Hồ Chí Minh
1.1. PCI của TP Hồ Chí Minh
Năm 2015, PCI của TP Hồ Chí Minh xếp hạng 
thứ 6 trong cả nước là một tín hiệu 
đáng mừng, song cần phân tích kỹ hơn 
về mặt điểm số. Giai đoạn 2007 - 2010, 
TP Hồ Chí Minh tụt hạng, đặc biệt 
năm 2010 xuống còn loại khá. Năm 
2011 bắt đầu lên hạng, đỉnh điểm là 
2014 xếp thứ 4 , đạt loại rất tốt, song 
2015 lại tụt 2 bậc, chỉ còn loại tốt, sau 
Đà Nẵng, Đồng Tháp, Quảng Ninh, 
Vĩnh Phúc, Lào Cai. Điểm PCI 2015 
(61,36) so với 2011 (61,93) là thấp đi, 
nhưng lại thăng hạng quá lớn (từ thứ 
20 lên thứ 6) chứng tỏ điểm PCI của 
nhiều địa phương khác trên cả nước 
tụt hậu nghiêm trọng. Năm 2016, PCI TP Hồ Chí 
Minh mặc dù có tăng điểm chút ít song xếp hạng 
thứ 8, tụt hạng so với năm 2015 là 2 bậc, do một số 
tỉnh khác như Bình Dương, Vĩnh Long có sự cải 
thiện mạnh mẽ hơn.
Bảng: Kết quả 10 chỉ số thành phần PCI của 
TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2016
Điểm số PCI 2016 của TP Hồ Chí Minh tăng 
chủ yếu nhờ những bước tiến trong đánh giá của 
doanh nghiệp về Chỉ số Gia nhập thị trường (số 
11NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 119 - tháng 9/2017
ngày đăng ký doanh nghiệp qua điều tra giảm 3 
ngày so với năm trước), Chi phí không chính thức 
(doanh nghiệp nhìn nhận hiện tượng nhũng nhiễu 
khi giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp 
đã giảm từ 76% năm 2015 còn 64% năm 2016) và 
Các nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, tăng cường 
sự thân thiện của cán bộ. Ba chỉ số được điểm khá 
so với các chỉ số còn lại năm 2016 là Gia nhập thị 
trường (7,99 điểm); Đào tạo lao động (7,12 điểm) 
và Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (6,82 điểm). Tuy 
nhiên, năm 2016 nếu Đào tạo lao động và Gia nhập 
thị trường tăng điểm thì điểm số của Dịch vụ hỗ 
trợ doanh nghiệp lại giảm điểm so với năm 2015. 
Điểm số chi phí thời gian, tiếp cận đất đai có cải 
thiện hơn trước. Điểm số chi phí không chính thức 
cũng có cải thiện song điểm nội dung này khá thấp, 
chỉ đạt 4,74 điểm năm 2016. Chỉ số Tính minh 
bạch, cạnh tranh bình đẳng, Tính năng động của 
chính quyền tỉnh đều giảm điểm. Đặc biệt giảm 
điểm mạnh mẽ là chỉ số Thiết chế pháp lý (từ 5,04 
năm 2015 xuống 4,25 điểm năm 2016, trong đó chỉ 
26% doanh nghiệp cho biết “Hệ thống pháp luật 
luôn có cơ chế giúp doanh nghiệp tố cáo hành vi 
tham nhũng của cán bộ” giảm đáng kể từ mức 34% 
năm 2013. Điều này cho thấy các doanh nghiệp tại 
TP Hồ Chí Minh chưa thực sự an tâm về sự an toàn 
pháp lý ở Thành phố.
Bốn lĩnh vực điểm thấp của TP Hồ Chí Minh 
(dưới 5 điểm) là: Chi phí không chính thức, Cạnh 
tranh bình đẳng, Tính năng động của chính quyền 
tỉnh và Thiết chế pháp lý. Điều này không chỉ thể 
hiện ở năm 2016 mà thể hiện trên toàn giai đoạn 
2013-2016. Như vậy, đây là nguyên nhân dẫn đến 
sự tụt hạng trong những năm gần đây, là những mặt 
yếu mà TP Hồ Chí Minh cần chú ý cải thiện trong 
tương lai. Về vấn đề bình đẳng trong cạnh tranh, 
theo báo cáo của UBND TP Hồ Chí Minh về triển 
khai NQ-19 của Chính phủ cũng đã thừa nhận, 
nhiều doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân cho 
rằng doanh nghiệp nhà nước và các Tổng công ty 
lớn đều được ưu đãi hơn trong hầu hết các lĩnh vực 
chủ chốt, như: tiếp cận đất đai, các khoản tín dụng, 
các hợp đồng nhà nước, cấp phép khai thác khoáng 
sản và được các cơ quan hành chính ưu tiên giải 
quyết thủ tục. Về các doanh nghiệp FDI trên toàn 
quốc ghi nhận chủ yếu là các doanh nghiệp quy 
mô nhỏ, hướng vào xuất khẩu và có mức lãi tương 
đối thấp; cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các nhà 
sản xuất lớn hơn hoặc Tập đoàn đa quốc gia, do đó 
thường nằm ở những vị trí thấp trong chuỗi giá trị 
sản phẩm. Các doanh nghiệp FDI sản xuất trong 
lĩnh vực công nghệ cao có xu hướng nhập hàng 
hóa đầu vào từ chính nước xuất xứ, mà TP Hồ Chí 
Minh là một thành phố dẫn đầu về phát triển công 
nghệ cao nên cũng có kết luận tương tự.
TP Hồ Chí Minh nên tham khảo địa phương có 
chỉ số PCI luôn dẫn đầu là Đà Nẵng. Năm 2016, Đà 
Nẵng có điểm Chi phí không chính thức là 6,51; 
Cạnh tranh bình đẳng là 5,45 và tính năng động là 
7,06. Thiết chế pháp lý cũng đạt 6,47 điểm. Rõ ràng 
về chi phí không chính thức và tính năng động Đà 
Nẵng hơn TP Hồ Chí Minh rất nhiều (gần 2 điểm 
và gần 3 điểm). Ba nội dung cao điểm nhất của 
Đà Nẵng (hơn 7,5) là Gia nhập thị trường (9,22), 
Đào tạo lao động (7,98) và Chi phí thời gian (7,74). 
Như vậy, về mặt chiến lược Đà Nẵng làm rất tốt: 
chú trọng đào tạo lao động hướng về mục tiêu phát 
triển chất lượng nguồn nhân lực chứ không dựa 
vào nhân công rẻ, thiếu tay nghề. Việc xây dựng hệ 
thống một cửa liên thông cấp Thành phố cũng giúp 
cho Đã Nẵng có được Chi phí thời gian rút ngắn, 
và đặc biệt Chỉ tiêu gia nhập thị trường khá thông 
thoáng đạt gần mức tối đa.
Năm 2016, TP Hồ Chí Minh là một trong 10 tỉnh 
là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất Việt Nam, song 
phần lớn doanh nghiệp lựa chọn TP Hồ Chí Minh 
hay Hà Nội là vì các cơ hội kinh doanh (81-85%) 
hoặc quy mô thị trường (74%). Yếu tố môi trường 
kinh doanh thuận lợi, chất lượng điều hành tốt chỉ 
đủ thu hút 29% nhà đầu tư tới TP Hồ Chí Minh hay 
22% nhà đầu tư tới Hà Nội. Tuy nhiên, đối với Đà 
Nẵng, chất lượng điều hành tốt đang giúp Đà Nẵng 
thu hút được tới 65% số nhà đầu tư tiềm năng. 
Riêng trường hợp của Lào Cai, một địa phương 
miền núi với vị trí kém thuận lợi, khoảng cách khá 
xa các thành phố lớn, cơ sở hạ tầng hạn chế hơn, 
nhưng cũng nằm trong nhóm 10 tỉnh thành hấp 
dẫn về đầu tư. Yếu tố môi trường kinh doanh thuận 
lợi, chất lượng điều hành tốt thậm chí còn là một 
trong ba lợi thế hàng đầu để Lào Cai thu hút đầu 
12
NaâNg cao NaêNg löïc caïNh traNh - töø chíNh quyeàN ñòa phöôNg ñeáN doaNh Nghieäp
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 119 - tháng 9/2017
tư (cao hơn cả yếu tố cơ sở hạ tầng và chất lượng 
nguồn lao động). Rõ ràng TP Hồ Chí Minh cần 
nâng cao hơn nữa về chất lượng điều hành, sẽ giúp 
thu hút các nhà đầu tư nhiều hơn nữa.
1.2. PAPI của TP Hồ Chí Minh
PAPI 2015 của TP Hồ Chí Minh không tốt, 
được đánh giá tổng quan ở mức độ trung bình 
thấp trong bốn mức độ đánh giá, giảm so với 4 
năm trước liên tục ở nhóm trung bình cao, giảm 
khoảng hơn 7%. Năm 2011 chỉ số về hiệu quả quản 
trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của TP Hồ 
Chí Minh xếp thứ 18 trên cả nước, nhưng đến năm 
2015 chỉ số này rơi xuống thứ 47 trong số 63 tỉnh, 
thành. Năm 2016, TP Hồ Chí Minh tiếp tục nằm 
trong nhóm đạt điểm trung bình thấp với 34,91 
điểm (tăng không nhiều, năm 2015 là 34,22 điểm). 
Hai nội dung bị người dân đánh giá thấp, cho điểm 
thấp nhất là chỉ số tham gia của người dân và kiểm 
soát tham nhũng.
Số liệu năm 2016 cho thấy so với những địa 
phương đạt điểm cao nhất thì TP Hồ Chí Minh 
tụt khá xa ở hai nội dung: tham gia của người dân 
ở cấp cơ sở, kiểm soát tham nhũng trong khu vực 
công. Hai trục đạt điểm dưới 5 là Trách nhiệm giải 
trình và Tham gia của người dân ở cấp cơ sở.
PAPI qua các năm (TP Hồ Chí Minh)
Tham gia của 
người dân ở 
cấp cơ sở
Công khai 
minh bạch
Trách nhiệm 
giải trình
Kiểm soát 
tham nhũng 
trong KV công
Thủ tục hành 
chính công
Cung ứng 
DVC
2011 5.14 6.01 5.24 6.15 7.08 7.15
2012 4.74 5.8 5.14 6.37 7.08 7.52
2013 4.79 6.28 5.64 6.31 7.07 7.23
2014 4.69 5.85 5.78 6.4 6.85 7.54
2015 4.27 5.41 4.97 5.14 7.05 7.38
2016 4.7 5.75 4.92 5.03 7.00 7.51
Nhóm 
2015 Thấp TB Cao Thấp Thấp Cao Cao
So sánh từ năm 2011 đến năm 2016 nói chung 
xu hướng của các chỉ tiêu đều giảm, chỉ có trục thủ 
tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công là 
được duy trì và ở mức cao. Riêng năm 2016, điểm 
số các trục tham gia của người dân và công khai 
minh bạch tăng so với năm 2015, song về trách 
nhiệm giải trình và kiểm soát tham nhũng thì giảm.
Tham gia của người dân ở cấp cơ sở 
Năm 2016, TP Hồ Chí Minh tiếp tục xếp loại 
thấp. So với năm 2015 thì hai nội dung của chỉ tiêu 
này là Chất lượng bầu cử và Tri thức công dân sụt 
giảm, Đóng góp tự nguyện và Cơ hội tham gia là 
tăng điểm hơn hẳn năm 2015. Trong khi đó, lẽ ra 
Tri thức công dân TP phải là cao vì là một trong 
hai đầu não của đất nước, tập trung giới trí thức và 
nhân lực có trình độ cao. Năm 2016 có cuộc bầu 
cử nên điểm cơ hội tham gia đã tăng lên, tuy nhiên 
Chất lượng bầu cử lại giảm sút là một trong những 
nhược điểm mà Thành phố cần khắc phục. Bầu cử 
đại diện thôn/tổ dân phố ít cạnh tranh nhất ở TP 
Hồ Chí Minh, nơi chỉ có 20% số trả lời cho biết 
có từ hai ứng cử viên trở lên để họ lựa chọn. TP 
Hồ Chí Minh cũng là nơi có số cử tri được mời tới 
tham gia bỏ phiếu bầu trưởng thôn/tổ trưởng tổ 
dân phố thấp nhất toàn quốc.
Công khai minh bạch
Năm 2016, điểm Công khai minh bạch có nhích 
lên và ba nội dung thành phần đều tăng điểm. Đây 
là một xu hướng đáng khích lệ. Tuy nhiên, điểm 
này vẫn nằm trong nhóm trung bình cao, để cải 
thiện nội dung này hơn nữa thì các danh sách hộ 
nghèo, quy hoạch sử dụng đất và bảng kê thu chi 
13NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 119 - tháng 9/2017
cấp xã phường cần được niêm yết công khai, và in 
ra công bố ở các cuộc họp tổ dân phố.
Trách nhiệm giải trình với người dân
Năm 2015 xếp loại thấp. Năm 2016, chỉ số này 
giảm điểm song lại nằm trong nhóm trung bình 
cao, chứng tỏ nội dung này của cả nước giảm điểm 
mạnh. Trong ba nội dung nghiên cứu thì nội dung 
Ban Thanh tra nhân dân vẫn đạt điểm thấp nhất. Về 
hiệu quả của Ban Thanh tra nhân dân, Hải Dương 
đạt điểm cao nhất (1,65 điểm) trong khi TP Hồ Chí 
Minh đạt điểm thấp nhất (1 điểm).
Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công
Năm 2015, xếp loại thấp trong bốn loại. So với 
năm 2011 sụt giảm khoảng 17%. Năm 2016, chỉ tiêu 
này vẫn thuộc loại thấp nhất. Theo Bảng ta thấy hai 
nội dung giảm điểm so với năm 2015 là kiểm soát 
tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công và kiểm 
soát tham nhũng trong chính quyền. Câu hỏi Tỷ 
lệ người cho biết cán bộ chính quyền không dùng 
tiền công quỹ vào mục đích riêng của TP Hồ Chí 
Minh đạt thấp nhất 29,27% so với tỉnh cao nhất Bến 
Tre là 79,32%. Hai nội dung có tăng điểm là Công 
bằng trong tuyển dụng vào Nhà nước và Quyết tâm 
chống tham nhũng. Tỷ lệ người biết về Luật phòng 
chống tham nhũng ở TP Hồ Chí Minh đạt điểm 
cao nhất toàn quốc. TP Hồ Chí Minh cần học tập 
Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre là những tỉnh đạt 
điểm cao. Trong khi đó, Đà Nẵng 2016 cũng lọt vào 
nhóm điểm thấp.
Thủ tục hành chính công
Năm 2015 xếp loại cao. Năm 2016, điểm trục 
này có giảm không đáng kể nhưng lọt xuống nhóm 
trung bình thấp chứng tỏ điểm trục này của các địa 
phương khác gia tăng nhiều. Điểm thấp nhất trong 
bốn nội dung nghiên cứu là cấp Giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất. Trong nội dung Giấy chứng 
nhận quyền sử dụng đất, theo báo cáo PAPI thì hai 
khía cạnh kém của TP Hồ Chí Minh trong điều tra 
là Phí được niêm yết công khai và Nhận được kết 
quả như lịch hẹn. 
Cung ứng dịch vụ công
Có tới 5 Tỉnh/Thành phố (gồm Vĩnh Long, 
Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang và Bà 
Rịa-Vũng Tàu) ở phía Nam luôn đứng trong nhóm 
16 địa phương đạt điểm cao nhất kể từ năm 2011. 
Ở chỉ tiêu này, TP Hồ Chí Minh năm 2015 tăng 
so với năm 2011 khoảng 3% số điểm. So với năm 
2014 lại giảm nhẹ, trong đó TP Hồ Chí Minh lại 
ở điểm thấp nhất cả nước ở nội dung quãng thời 
gian tới trường tiểu học công lập. Điều này chứng 
tỏ giao thông ở TP Hồ Chí Minh thường xuyên bị 
tắc nghẽn hoặc tình trạng học sai địa bàn còn phổ 
biến. Năm 2016, TP Hồ Chí Minh tiếp tục nằm 
trong nhóm điểm cao. Nội dung cơ sở hạ tầng căn 
bản giảm, ba nội dung còn lại tăng điểm thể hiện 
ưu thế trong cung ứng dịch vụ công của Thành phố. 
Những vấn đề kinh tế - xã hội đáng quan 
ngại nhất
Tham khảo Báo cáo PAPI năm 2015 cho thấy đói 
nghèo là vấn đề quan ngại nhất của cả nước nhưng 
chỉ là vấn đề thứ hai đối với TP Hồ Chí Minh. Vấn 
đề quan ngại nhất của TP Hồ Chí Minh là đường 
sá giao thông. Lượng dân nhập cư lao động ở đô 
thị lớn như TP Hồ Chí Minh là quá nhiều, đường 
sá chưa được cải thiện phù hợp nên vấn nạn tắc 
đường, ô nhiễm, ngập nước, tai nạn giao thông xảy 
ra thường xuyên. Đây là vấn đề cấp bách cần giải 
quyết. Với một thành phố có tốc độ tăng trưởng 
cao so với cả nước như TP Hồ Chí Minh thì mức 
độ phân hóa giàu nghèo sẽ khá rõ rệt, mặc dù 
chuẩn nghèo là cao hơn nhiều địa phương khác. 
Một mặt, nền kinh tế toàn thế giới đang suy thoái, 
vấn đề tăng giá, hạn hán đang đe dọa. Mặt khác, 
lượng dân nghèo từ các nơi đổ về TP Hồ Chí Minh 
kiếm sống ngày càng tăng. Vì vậy, cần quan tâm 
đến chính sách phù hợp với những người nghèo, 
người ăn xin... Ví dụ, áp dụng kinh nghiệm của Đà 
Nẵng “cho cần câu chứ không cho con cá”, không 
cho tiền người ăn xin mà đưa về quê để hỗ trợ phát 
triển sản xuất thoát nghèo.
Tham khảo Báo cáo PAPI năm 2016 cho thấy 
bên cạnh đói nghèo, môi trường đã trở thành vấn 
đề đáng quan ngại hàng đầu. Với TP Hồ Chí Minh 
cũng cần chú ý vấn đề này, ô nhiễm môi trường 
của TP Hồ Chí Minh khá trầm trọng với một thành 
phố đông cơ sở sản xuất và xe cộ.
14
NaâNg cao NaêNg löïc caïNh traNh - töø chíNh quyeàN ñòa phöôNg ñeáN doaNh Nghieäp
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 119 - tháng 9/2017
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao điểm số 
PCI và PAPI của TP Hồ Chí Minh trong tương lai
Với tình hình PCI và PAPI như đã phân tích 
nêu trên, chúng tôi xin đưa ra một vài giải pháp đối 
với TP Hồ Chí Minh nhằm nâng cao điểm số các 
chỉ tiêu này:
- Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật theo 
hướng thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh 
nghiệp phát triển lành mạnh, bình đẳng, rút bớt 
những thủ tục phiền hà.
- Cần có đường hướng chiến lược phát triển các 
doanh nghiệp FDI, tham khảo Đà Nẵng: chú trọng 
đào tạo lao động hướng về mục tiêu phát triển chất 
lượng nguồn nhân lực.
- Cần chú trọng chính sách với dân nhập cư, 
nhằm vừa thu hút nhân tài, vừa giảm nghèo, giảm 
tệ nạn xã hội.
- Cải tạo cơ sở hạ tầng (đường sá) của Thành 
phố. Giãn dân và các cơ quan, nhà máy, ra khu vực 
ven đô thị. Xây hệ thống đường cầu phù hợp với 
đô thị đông dân, hiện đại. Có chính sách phát triển 
các loại hình giao thông công cộng. Giảm thiểu 
những phương tiện xe cộ quá cũ gây ô nhiễm môi 
trường. Xây dựng thành phố theo cốt nền tổng thể 
để chống ngập nước, triều cường. Đảm bảo nâng 
cao dân trí về chấp hành Luật Giao thông, nâng cao 
hiệu lực thi hành luật.
- Tham khảo Đà Nẵng trong việc xây dựng cơ 
chế một cửa liên thông cấp Thành phố, kết hợp với 
chương trình Chính phủ điện tử.
- Chú trọng hơn nữa vấn đề dân chủ cơ sở ở cấp 
địa phương. Cần có sự kiểm tra giám sát thường 
xuyên với các cấp xã phường, thôn, tổ trong thực 
hiện dân chủ cơ sở và có biện pháp, chế tài nếu thực 
hiện không đúng. Thực hiện dân chủ trong bầu cử 
tại thôn tổ nói riêng và toàn quốc nói chung; đẩy 
mạnh công tác giới thiệu, ứng cử, tiếp xúc, thông 
tin ứng viên...
- Công khai minh bạch thu chi xã phường, hộ 
nghèo, qui hoạch sử dụng đất, biểu phí... bằng 
nhiều hình thức như niêm yết tại trụ sở, lấy ý kiến, 
thông báo qua loa phát thanh, bản tin; đặc biệt là 
cần đưa ra các cuộc họp nhân dân.
- Tạo thêm các kênh tiếp thu ý kiến của người 
dân và nâng cao độ nóng, tính hiệu quả của các 
kênh này. Ví dụ đường dây nóng phải thực sự nóng, 
đại biểu nhân dân phải tiếp xúc với nhân dân, tránh 
bệnh hình thức trong thực hiện. Sau tiếp thu cần có 
xử lý nghiêm minh và phản hồi kết quả. 
- Ban hành các biện pháp, chế tài mạnh mẽ 
với các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, hối 
lộ, nhận phí bôi trơn. Kiểm tra, thanh tra và xử lý 
nghiêm với các vi phạm trong thực hiện công vụ 
của công chức, viên chức, vì nhiều khi văn bản, cơ 
chế, đường lối tốt, nhưng người thực hiện sai văn 
bản. Có thể tham khảo Đà Nẵng trong việc thiết lập 
các bảng điện tử để người dân đánh giá công chức 
ngay tại nơi làm việc.
- Đề xuất nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore 
trong việc “lương thật cao, chế tài thật nặng” đối với 
công chức. Trong tuyển dụng cần chú trọng tư tưởng 
phục vụ tận tụy, lâu dài, vì theo quan điểm này của 
Singapore, kỹ năng có thể bổ sung sau, song tư tưởng 
vì dân thì khó đào tạo bổ sung. Tuyển dụng cần công 
khai theo hướng thi tuyển minh bạch để lấy được 
nhân tài, tránh gian lận, tránh ưu tiên các “mối quan 
hệ” trong tuyển dụng.
Rất mong rằng nếu TP Hồ Chí Minh làm tốt 
những giải pháp nêu trên thì trong tương lai, chất 
lượng dịch vụ hành chính công của Thành phố sẽ 
vươn lên xứng tầm một thành phố đầu tàu của cả 
nước, là một thành phố đáng sống với chất lượng 
sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo PCI 2016;
2. Báo cáo PAPI 2016;
3.
tp-.-ho-chi-minh-lo-%E2%80%9Cmat-
diem%E2%80%9D-voi-nha-dau-tu-vi-
%E2%80%9Cco-phi%E2%80%9D-long-
hanh-a1240.html;
4. 
cao-noi-xuoi-papi-noi-nguoc-540401.bld;
5. 
Thach-thuc-lon-voi-TPHCM.html.

File đính kèm:

  • pdfchi_so_nang_luc_canh_tranh_cap_tinh_va_chi_so_hieu_qua_quan.pdf