Bài giảng Kế toán thuế

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ

1.1 Một số vấn đề cơ bản về học phần kế toán thuế

1.1.1 Vị trí của học phần

Học phần kế toán thuế là học phần chuyên ngành của chƣơng trình đào tạo trình độ đại

học ngành kế toán của khoa Kinh tế - Trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Hƣng Yên.

Học phần đƣợc học sau khi đã học xong học phần Thuế

Học phần cung cấp cho ngƣời học các kiến thức bao gồm các vấn đề chung về thuế và kế

toán thuế; Kế toán các loại thuế hiện hành và công tác kê khai, nộp thuế và hạch toán thuế

trong doanh nghiệp.

1.1.2 Mục tiêu của học phần

Kiến thức:

Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học về kế toán thuế trong việc thực hiện thực hiện

nghiệp vụ kế toán đƣợc giao

Ứng dụng đƣợc phần hành kế toán trong việc thực hiện công tác kế toán thuế tại các

doanh nghiệp

Kỹ năng:

Lập đƣợc chứng từ kế toán thuế

Sử dụng đƣợc chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp;

Lập đƣợc các báo cáo thuế theo quy định

Kiểm tra đánh giá đƣợc công tác kế toán thuế trong các doanh nghiệp

Thái độ:

Tuân thủ các chế độ kế toán thuế do Nhà nƣớc ban hành

Có đạo đức lƣơng tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật giúp cho ngƣời học sau khi

tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp

1.1.3 Đối tượng nghiên cứu

Học phần Kế toán thuế tập trung nghiên cứu về chứng từ, tài khoản, phƣơng pháp, cách

hạch toán và kê khai các loại thuế Xuất, nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNCN,

thuế TNDN2

1.1.4 Phương pháp nghiên cứu

Giáo viên cung cấp cho sinh viên bài giảng của môn học và giới thiệu giáo trình sử dụng.

Tài liệu giáo viên cung cấp bao hàm đƣợc toàn bộ nội dung chính của học phần.

Yêu cầu sinh viên đọc, nghiên cứu tài liệu và sƣu tầm các tình huống thực tiễn liên quan

đến bài học trƣớc khi lên lớp

Trên lớp tăng cƣờng hoạt động trao đổi giữa giáo viên và sinh viên để làm rõ và sâu hơn

những vấn đề của bài học.

Để giải quyết các bài tập của học phần, sinh viên cần nhớ lại và vận dụng kiến thức của

các học phần Thuế, kế toán tài chính kết hợp với kiến thức lý thuyết học phần kế toán

thuế

pdf 123 trang yennguyen 11000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán thuế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán thuế

Bài giảng Kế toán thuế
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG 
KẾ TOÁN THUẾ 
(Dùng cho sinh viên Đại học ngành Kế toán) 
Hưng Yên, năm 2015 
1 
MỤC LỤC 
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ ............................................................ 1 
1.1 Một số vấn đề cơ bản về học phần kế toán thuế ................................................................................. 1 
1.1.1 Vị trí của học phần ......................................................................................................................... 1 
1.1.2 Mục tiêu của học phần .................................................................................................................... 1 
1.1.3 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................................... 1 
1.1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................ 2 
1.1.5 Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................... 2 
1.1.6 Cấu trúc môn học: .......................................................................................................................... 2 
1.2 Những vấn đề chung về kế toán thuế .................................................................................................. 4 
1.2.1 Nguyên tắc kế toán thuế................................................................................................................... 4 
1.2.2 Chứng từ hạch toán ......................................................................................................................... 4 
1.2.3 Tài khoản sử dụng ........................................................................................................................... 4 
CHƢƠNG 2. KẾ TOÁN THUẾ XUẤT, NHẬP KHẨU ........................................................................... 6 
2.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế xuất nhập khẩu ..................................................................................... 6 
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế XNK ........................................................................................................ 6 
2.1.2 Nội dung thuế XNK hiện nay ở Việt nam .......................................................................................... 6 
2.2 Kế toán thuế XNK.............................................................................................................................. 9 
2.2.1. Tài khoản sử dụng .......................................................................................................................... 9 
2.2.2 Nội dung và kết cấu tài khoản .......................................................................................................... 9 
2.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động nhập khẩu .......................................... 10 
2.2.4 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động xuất khẩu ........................................... 13 
2.3. Kế toán ủy thác xuất nhập khẩu. ...................................................................................................... 16 
2.3.1 Kế toán tại đơn vị ủy thác nhập khẩu. ............................................................................................ 16 
2.3.2 Kế toán tại đơn vị nhận nhập khẩu ủy thác. ................................................................................... 18 
2.3.3 Kế toán tại tại đơn vị ủy thác xuất khẩu. ........................................................................................ 19 
2.3.4 Kế toán tại tại đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu. ............................................................................... 20 
BÀI TẬP CHƢƠNG 2 ........................................................................................................................... 22 
CHƢƠNG 3. KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ........................................................................ 25 
3.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế tiêu thụ đặc biệt .................................................................................. 25 
3.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế TTĐB .................................................................................................... 25 
2 
3.1.2 Nội dung cơ bản thuế TTĐB hiện nay ở Việt Nam .......................................................................... 26 
3.2 Kế toán thuế TTĐB .......................................................................................................................... 34 
3.2.1 Tài khoản sử dụng ......................................................................................................................... 34 
3.2.2 Nội dung và kết cấu tài khoản ....................................................................................................... 34 
3.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh................................................................................................. 34 
3.3 Mẫu tờ khai, báo cáo thuế TTĐB ..................................................................................................... 36 
BÀI TẬP CHƢƠNG 3 ........................................................................................................................... 39 
CHƢƠNG 4. KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ........................................................................... 41 
4.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế giá trị gia tăng .................................................................................... 41 
4.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế GTGT ................................................................................................... 41 
4.1.2 Nội dung cơ bản của thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam ................................................................ 42 
4.2 Kế toán thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ ...................................................................................... 47 
4.2.1. Tài khoản sử dụng ........................................................................................................................ 47 
4.2.2 Nội dung và kết cấu tài khoản ....................................................................................................... 47 
4.2.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh................................................................................................. 48 
4.3 Kế toán thuế GTGT phải nộp cho nhà nƣớc ( Thuế GTGT đầu ra) ................................................... 50 
4.3.1. Tài khoản sử dụng ........................................................................................................................ 50 
4.3.2 Nội dung và kết cấu tài khoản ....................................................................................................... 50 
4.3.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh................................................................................................. 50 
4.4 Mẫu tờ khai, báo cáo thuế GTGT ..................................................................................................... 54 
BÀI TẬP CHƢƠNG 4 ........................................................................................................................... 57 
CHƢƠNG 5. KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ........................................................... 61 
5.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................................................... 61 
5.1.1 Khái niệm, đặc điểm ...................................................................................................................... 61 
5.1.2. Nội dung thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam .......................................................... 62 
5.2 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................................................................. 77 
5.2.1 Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu tài khoản .......................................................................... 77 
5.2.2 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh................................................................................................. 80 
5.3 Kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả ............................................................................................ 82 
5.3.1 Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu tài khoản .......................................................................... 82 
5.3.2 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh................................................................................................. 82 
5.4 Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại .............................................................................................. 84 
3 
5.4.1 Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu tài khoản .......................................................................... 84 
5.4.2. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh ................................................................................................ 84 
5.5. Mẫu tờ khai, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp ............................................................................ 86 
BÀI TẬP CHƢƠNG 5 ........................................................................................................................... 89 
CHƢƠNG 6. KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN....................................................................... 92 
6.1 Một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân ................................................................................ 92 
6.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân ................................................................................... 92 
6.1.2. Nội dung thuế thu nhập cá nhân ................................................................................................... 92 
6.2 Kế toán thuế thu nhập cá nhân .......................................................................................................... 97 
6.2.1 Tài khoản sử dụng ......................................................................................................................... 97 
6.2.2 Chứng từ hạch toán ....................................................................................................................... 97 
6.2.3 Phương pháp hạch toán................................................................................................................. 98 
6.3 Mẫu tờ khai báo cáo thuế thu nhập cá nhân ...................................................................................... 99 
BÀI TẬP CHƢƠNG 6 ......................................................................................................................... 102 
CHƢƠNG 7: KẾ TOÁN MỘT SỐ LOẠI THUẾ KHÁC ...................................................................... 103 
7.1 Kế toán thuế tài nguyên .................................................................................................................. 103 
7.1.1 Nội dung thuế tài nguyên hiện nay ............................................................................................... 103 
7.1.2 Kế toán thuế tài nguyên ............................................................................................................... 106 
7.2 Kế toán thuế quyền sử dụng đất phi nông nghiệp ............................................................................ 107 
7.2.1 Nội dung thuế quyền sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay ......................................................... 107 
7.2.2 Kế toán thuế quyền sử dụng đất phi nông nghiệp ......................................................................... 110 
7.3 Kế toán thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp .................................................................................. 111 
7.3.1 Nội dung thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp ............................................................................. 111 
7.3.2 Kế toán thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp ............................................................................... 113 
7.4 Kế toán thuế môn bài ..................................................................................................................... 114 
7.4.1 Nội dung thuế môn bài hiện nay .................................................................................................. 114 
7.4.2 Kế toán thuế môn bài................................................................................................................... 117 
1 
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ 
1.1 Một số vấn đề cơ bản về học phần kế toán thuế 
1.1.1 Vị trí của học phần 
Học phần kế toán thuế là học phần chuyên ngành của chƣơng trình đào tạo trình độ đại 
học ngành kế toán của khoa Kinh tế - Trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Hƣng Yên. 
Học phần đƣợc học sau khi đã học xong học phần Thuế 
Học phần cung cấp cho ngƣời học các kiến thức bao gồm các vấn đề chung về thuế và kế 
toán thuế; Kế toán các loại thuế hiện hành và công tác kê khai, nộp thuế và hạch toán thuế 
trong doanh nghiệp. 
1.1.2 Mục tiêu của học phần 
Kiến thức: 
 Vận dụng đƣợc các kiến thức đã học về kế toán thuế trong việc thực hiện thực hiện 
nghiệp vụ kế toán đƣợc giao 
Ứng dụng đƣợc phần hành kế toán trong việc thực hiện công tác kế toán thuế tại các 
doanh nghiệp 
 Kỹ năng: 
Lập đƣợc chứng từ kế toán thuế 
Sử dụng đƣợc chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp; 
Lập đƣợc các báo cáo thuế theo quy định 
Kiểm tra đánh giá đƣợc công tác kế toán thuế trong các doanh nghiệp 
Thái độ: 
 Tuân thủ các chế độ kế toán thuế do Nhà nƣớc ban hành 
 Có đạo đức lƣơng tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật giúp cho ngƣời học sau khi 
tốt nghiệp có khả năng tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp 
1.1.3 Đối tượng nghiên cứu 
Học phần Kế toán thuế tập trung nghiên cứu về chứng từ, tài khoản, phƣơng pháp, cách 
hạch toán và kê khai các loại thuế Xuất, nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế TNCN, 
thuế TNDN 
2 
1.1.4 Phương pháp nghiên cứu 
Giáo viên cung cấp cho sinh viên bài giảng của môn học và giới thiệu giáo trình sử dụng. 
Tài liệu giáo viên cung cấp bao hàm đƣợc toàn bộ nội dung chính của học phần. 
Yêu cầu sinh viên đọc, nghiên cứu tài liệu và sƣu tầm các tình huống thực tiễn liên quan 
đến bài học trƣớc khi lên lớp 
Trên lớp tăng cƣờng hoạt động trao đổi giữa giáo viên và sinh viên để làm rõ và sâu hơn 
những vấn đề của bài học. 
Để giải quyết các bài tập của học phần, sinh viên cần nhớ lại và vận dụng kiến thức của 
các học phần Thuế, kế toán tài chính kết hợp với kiến thức lý thuyết học phần kế toán 
thuế 
1.1.5 Tài liệu tham khảo 
1.1.5.1 Học liệu bắt buộc 
Bài giảng Kế toán thuế, Tài liệu lƣu hành nội bộ. Khoa Kinh tế, trƣờng ĐH SPKT Hƣng 
Yên. 
1.1.5.2. Học liệu tham khảo 
1. Nguyễn Văn Nhiệm, Giáo trình chính Thuế và kế toán thuế, NXB Thống Kê, 2010. 
2. PGS.TS. Võ Văn Nhị, Giáo trình chính Thuế và kế toán thuế, NXB ĐH Quốc gia 
TP.HCM, 2011. 
3. Các văn bản pháp luật về thuế hiện hành nhƣ: Luật quản lý thuế, luật thuế GTGT, 
XNK, TTĐB,  ... ông đúng mục đích, đất chƣa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức 
thuế suất 0,15%. Trƣờng hợp đất của dự án đầu tƣ phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tƣ 
đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt thì không coi là đất chƣa sử dụng và áp 
dụng mức thuế suất 0,03%. 
110 
7. Đất lấn, chiếm áp dụng mức thuế suất 0,2% và không áp dụng hạn mức. Việc nộp thuế 
không phải là căn cứ để công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của ngƣời nộp thuế đối 
với diện tích đất lấn, chiếm. 
7.2.1.3 Đăng ký, kê khai, nộp thuế 
1. Ngƣời nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý 
thuế. 
2. Ngƣời nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, 
thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất. 
Trƣờng hợp ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, ngƣời nộp thuế có thể thực 
hiện việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại Uỷ ban nhân dân xã. Cơ quan thuế tạo điều 
kiện để ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình. 
3. Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích tính thuế là 
tổng diện tích các thửa đất ở tính thuế trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung 
ƣơng. Việc đăng ký, khai, tính và nộp thuế đƣợc quy định nhƣ sau: 
a) Ngƣời nộp thuế đăng ký, khai, tính và nộp thuế tại cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, 
thành phố thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất; 
b) Ngƣời nộp thuế đƣợc lựa chọn hạn mức đất ở tại một huyện, quận, thị xã, thành phố 
thuộc tỉnh nơi có quyền sử dụng đất. Trƣờng hợp có một hoặc nhiều thửa đất ở vƣợt hạn 
mức thì ngƣời nộp thuế đƣợc lựa chọn một nơi có thửa đất ở vƣợt hạn mức để xác định 
diện tích vƣợt hạn mức của các thửa đất. 
Giá tính thuế đƣợc áp dụng theo giá đất của từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc 
tỉnh tại nơi có thửa đất. 
Ngƣời nộp thuế lập tờ khai tổng hợp theo mẫu quy định để xác định tổng diện tích các 
thửa đất ở có quyền sử dụng và số thuế đã nộp, gửi cơ quan thuế nơi ngƣời nộp thuế đã 
lựa chọn để xác định hạn mức đất ở để nộp phần chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo 
quy định của Luật này và số thuế đã nộp. 
7.2.2 Kế toán thuế quyền sử dụng đất phi nông nghiệp 
7.2.2.1 Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu tài khoản 
 Kế toán thuế quyền sử dụng đất phi nông nghiệp sử dụng tài khoản 3337 “ Thuế 
nhà đất, tiền thuê đất”. 
Kết cáu tài khoản 3337 nhƣ sau: 
Bên Nợ: Số thuế quyền sử dụng đất phi nông nghiệp đã nộp 
111 
Bên Có: Số thuế quyền sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp 
Số dƣ bên Có: Số thuế quyền sử dụng đất phi nông nghiệp còn phải nộp 
7.2.2.2 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
 - Phản ánh số thuế quyền sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp cho nhà nƣớc theo 
quyết định của cơ quan thuế, kế toán sẽ ghi: 
Nợ TK 642 
 Có TK 3337 
 Trƣờng hợp số thuế phải nộp phát sinh lớn liên quan đến nhiều kỳ thì số phải nộp 
sẽ ghi: 
Nợ TK 142 (242) 
 Có TK 3337 
 + Hàng tháng khi phân bổ dần vào chi phí quản lý trong tháng sẽ ghi: 
Nợ TK 642 
 Có TK 142 ( 242) 
- Khi tiến hành nộp thuế quyền sử dụng đất phi nông nghiệp cho nhà nƣớc sẽ ghi: 
Nợ TK 3337 
 Có TK 111, 112 
 - Khoản thuế quyền sử dụng đất phi nông nghiệp mà doanh nghiệp đƣợc 
miễn,giảm sẽ ghi: 
Nợ TK 3337 
 Có TK 642 
 Hoặc Có TK 711 
7.3 Kế toán thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp 
7.3.1 Nội dung thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp 
7.3.1.1 Những quy định chung 
a, Ðối tƣợng nộp thuế. 
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào mục đích sản 
xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. 
Hộ đƣợc giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử 
dụng đất nông nghiệp. 
112 
Tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam có sử dụng đất nông nghiệp thì phải 
nộp tiền thuê đất tại Việt Nam, không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy 
định của Luật này. 
b, Ðối tƣợng chịu thuế. 
Việc xác định đối tƣợng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp đƣợc thực hiện trên nguyên 
tắc đất dùng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì phải chịu thuế 
sử dụng đất nông nghiệp. Dựa theo nguyên tắc này, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 
quy định đối tƣợng chịu thuế bao gồm: 
- Ðất trồng trọt. 
- Ðất có mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản. 
- Ðất rừng trồng. 
c, Ðối tƣợng không thuộc diện chịu thuế. 
Nhằm phân biệt rõ phạm vi đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nƣớc quy định 
các loại đất sau đây không chịu sự điều chỉnh của Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp: 
- Ðất có rừng tự nhiên. 
- Ðất đồng cỏ tự nhiên. 
- Ðất ở. 
- Ðất chuyên dùng. 
7.3.1.2 Căn cứ tính thuế 
Số thuế sử dụng đất nông nghiệp phải nộp đƣợc xác định dựa trên những căn cứ nhất 
định, đó là: diện tích đất, hạng đất và định suất thuế. 
a, Diện tích tính thuế. 
Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp 
với sổ địa chính Nhà nƣớc. Trƣờng hợp chƣa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế là 
diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất. 
b, Hạng đất tính thuế. 
Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố sau: 
- Chất đất. 
- Vị trí. 
- Ðịa hình. 
- Ðiều kiện khí hậu, thời tiết. 
- Ðiều kiện tƣới tiêu. 
113 
Hạng đất tính thuế đƣợc ổn định 10 năm. Ðối với những vùng Nhà nƣớc có đầu tƣ lớn, 
đem lại hiệu qủa kinh tế cao, Chính phủ sẽ điều chỉnh lại hạng đất. Căn cứ vào tiêu chuẩn 
của từng hạng đất và hƣớng dẫn của UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; Sự 
chỉ đạo của UBND cấp huyện; UBND cấp xã xác định hạng đất tính thuế cho từng hộ nộp 
thuế sau đó trình cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền xét duyệt. 
c. Ðịnh suất thuế. 
Ðịnh suất thuế một năm tính bằng kg thóc trên 1 ha của từng hạng đất nhƣ sau: 
- Ðối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cỏ dành cho chăn nuôi, đất có mặt nƣớc nuôi 
trồng thủy sản nằm trong vùng trồng cây hàng năm thì tính theo đất trồng lúa: 
- Ðối với đất trồng cây lâu năm nhƣ cây công nghiệp, cao su, trà, cà phê, hạt điều: 
- Ðối với cây ăn qủa lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế nhƣ sau: 
+ Bằng 1,3 lần thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất thuộc hạng 1, 2, 3. 
+ Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, 5, 6. 
- Ðối với cây lấy gỗ và các loại cây lâu năm thu hoạch một lần nhƣ tre nứa, song mây 
chịu mức thuế bằng 4 % giá trị sản lƣợng khai thác. 
Các hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vƣợt qúa hạn mức quy định phải đóng thuế bổ 
sung trên phần diện tích đất nông nghiệp vƣợt qúa hạn mức theo thuế suất 20 % mức thuế 
sử dụng đất nông nghiệp. 
Hạn mức đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình đƣợc quy định theo từng loại và theo từng 
địa phƣơng nhƣ sau: 
- Ðối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm: thì các Tỉnh thuộc miền Trung và miền 
Bắc không qúa 02 ha; các tỉnh thuộc miền Nam không qúa 03 ha. 
- Ðối với đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm: thì các xã đồng bằng không qúa 10 ha; 
các xã trung du, miền núi không qúa 30 ha. 
Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp bổ sung là diện tích đất nông nghiệp sử dụng 
vƣợt qúa hạn mức quy định, mức thuế bình quân cho từng loại đất nông nghiệp và thuế 
suất bằng 20 % mức thuế sử dụng đất nông nghiệp. 
7.3.2 Kế toán thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp 
7.3.2.1 Tài khoản sử dụng, nội dung và kết cấu tài khoản 
 Kế toán sử dụng tài khoản 3338 – Các loại thuế khác 
Kết cấu tài khoản: 
Bên Nợ: Thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp đã nộp 
114 
Bên Có: Thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp phải nộp 
Dƣ bên Có: Thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp còn phải nộp 
7.3.2.2 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
 - Phản ánh số thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp phải nộp cho nhà nƣớc theo 
quyết định của cơ quan thuế, kế toán sẽ ghi: 
Nợ TK 642 
 Có TK 3338 
 Trƣờng hợp số thuế phải nộp phát sinh lớn liên quan đến nhiều kỳ thì số phải nộp 
sẽ ghi: 
Nợ TK 142 (242) 
 Có TK 3338 
 + Hàng tháng khi phân bổ dần vào chi phí quản lý trong tháng sẽ ghi: 
Nợ TK 642 
 Có TK 142 ( 242) 
- Khi tiến hành nộp thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nhà nƣớc sẽ ghi: 
Nợ TK 3338 
 Có TK 111, 112 
 - Khoản thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp mà doanh nghiệp đƣợc miễn,giảm sẽ 
ghi: 
Nợ TK 3338 
 Có TK 642 
 Hoặc Có TK 711 
7.4 Kế toán thuế môn bài 
7.4.1 Nội dung thuế môn bài hiện nay 
7.4.1.1 Những quy định chung 
Thuế môn bài là một khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở hoạt động 
sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế . Tất cả tổ chức, cá nhân hoạt động sản 
xuất kinh doanh (bao gồm cả các chi nhánh , cửa hàng , nhà máy, phân xƣởng. trực 
thuộc đơn vị chính) đều thuộc đối tƣợng nộp thuế môn bài 
7.4.1.2 Căn cứ tính thuế 
1- Căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép 
115 
đầu tƣ : 
1.1 Đối tƣợng áp dụng : Các tổ chức kinh doanh bao gồm: 
- Các DNNN, công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN, DN hoạt động theo Luật đầu tƣ 
nƣớc ngoài tại VN, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh tại VN không theo Luật 
ĐTNN tại VN, các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp,... và tổ chức kinh doanh hạch toán 
kinh tế độc lập; 
- Các HTH, liên hiệp HTX và các quỹ tín dụng; 
- Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc chi nhánh)... 
hạch toán kinh tế phụ thuộc hoặc báo sổ đƣợc cấp Giấy chứng nhận ĐKKD, có đăng ký 
nộp thuế và đƣợc cấp mã số thuế; 
- Các doanh nghiệp thành viên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng của các 
doanh nghiệp hạch toán toàn ngành nộp thuế môn bài theo mức thống nhất 
2.000.000đồng/năm. các doanh nghiệp thành viên trên nếu có các Chi nhánh tại các quận, 
huyện, thị xã và các điểm kinh doanh khác nộp thuế môn bài theo mức thống nhất 
1.000.000đồng/năm. 
- Các cơ sở kinh doanh là Chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ, các tổ chức kinh tế 
khác... không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có Giấy chứng nhận ĐKKD 
nhƣng trên đăng ký không ghi vốn đăngký thì thống nhất thu thuế môn bài theo mức 
1.000.000đồng/năm. 
1.2 Mức thu : 
Căn cứ xác định mức thuế môn bài là vốn đăng ký của năm trƣớc liền kề với năm tính 
thuế. 
Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong Giấy đăng ký 
kinh doanh năm thành lập để xác định mức thuế môn bài. 
Mỗi khi có thay đổi tăng hoặc giảm vốn đăng ký, cơ sở kinh doanh phải kê khai với cơ 
quan thuế trực tiếp quản lý để làm căn cứ xác định mức thuế môn bài của năm sau. Nếu 
không kê khai thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và bị ấn định mức thuế môn 
bài phải nộp. 
Đơn vị tính: 1000đồng 
Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế môn bài cả năm 
Bậc 1 Trên 10 tỷ đồng 3.000 
Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng 2.000 
Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dƣới 5 tỷ đồng 1.500 
116 
Bậc 4 Dƣới 2 tỷ đồng 1.000 
Trƣờng hợp vốn đăng ký đƣợc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy 
phép đầu tƣ bằng ngoại tệ thì quy đổi vốn đăng ký ra tiền đồng VN theo tỷ giá ngoại tệ 
mua, bán thực tế bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nƣớc 
VN công bố tại thời điểm tính thuế. 
2/. Căn cứ vào thu nhập tháng : 
2.1/ Đối tƣợng áp dụng : Các đối tƣợng khác (trừ đối tƣợng nêu tại điểm 1.1), bao gồm : 
- Hộ kinh doanh cá thể. 
- Ngƣời lao động trong các doanh nghiệp (NQD, DNNN, ...) nhận khoán tự trang trải mọi 
khoản chi phí, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. 
- Nhóm ngƣời lao động thuộc các doanh nghiệp nhận khoán cùng kinh doanh chung thì 
nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng một năm. Trƣờng hợp nhóm CBCNV, nhóm ngƣời lao 
động nhận khoán nhƣng từng cá nhân trong nhóm nhận khoán lại kinh doanh riêng lẻ thì 
từng cá nhân trong nhóm cũng phải nộp thuế môn bài riêng. 
- Các cửa hàng, quầy hàng, cửa hiệu kinh doanh... trực thuộc cơ sở kinh doanh hạch toán 
kinh tế độc lập hoặc trực thuộc chi nhánh phụ thuộc. Cơ quan thuế kiểm tra, nếu thực tế 
hộ kinh doanh nghỉ kinh doanh thì giải quyết miễn, giảm thuế theo chế độ quy định. 
- Các cơ sở kinh doanh trên danh là doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp hoạt động theo 
luật ĐTNN, các công ty cổ phần, công ty TNHH,... nhƣng từng thành viên của đơn vị vẫn 
kinh doanh độc lập, chỉ nộp một khoản tiền nhất định cho đơn vị để phục vụ yêu cầu quản 
lý chung thì thuế môn bài thu theo từng thành viên. 
2.2/ Mức thu : 
Đơn vị tính : đồng 
Bậc thuế Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm 
1 Trên 1.500.000 1.000.000 
2 Trên 1.000.000 đến 1.500.000 750.000 
3 Trên 750.000 đến 1.000.000 500.000 
4 Trên 500.000 đến 750.000 300.000 
5 Trên 300.000 đến 500.000 100.000 
6 Bằng hoặc thấp hơn 300.000 50.000 
7.4.1.4 Kê khai, nộp thuế 
a, Thời gian kê khai - nộp thuế Môn bài: 
Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, đƣợc cấp đăng ký thuế và mã số 
117 
thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì kê khai - nộp mức Môn bài cả năm, nếu 
thành lập, đƣợc cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 
50% mức thuế Môn bài cả năm. Cơ sở đang sản xuất kinh doanh kê khai - nộp thuế Môn 
bài ngay tháng đầu của năm dƣơng lịch; cơ sở mới ra kinh doanh kê khai - nộp thuế Môn 
bài ngay trong tháng đƣợc cấp đăng ký thuế và cấp mãsốthuế. 
Cơ sở kinh doanh có thực tế kinh doanh nhƣng không kê khai đăng ký thuế, phải kê khai - 
nộp mức thuế Môn bài cả năm không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu 
năm hay 6 tháng cuối năm 
b, Địa điểm kê khai nộp thuế môn bài : 
Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế cấp nào thì kê khai - nộp thuế Môn 
bài tại cơ quan thuế cấp đó. Trƣờng hợp cơ sở kinh doanh có nhiều cửa hàng, cửa hiệu 
trực thuộc nằm ở các điểm khác nhau trong cùng địa phƣơng thì cơ sở kinh doanh kê khai 
- nộp thuế Môn bài của bản thân cơ sở, đồng thời kê khai - nộp thuế Môn bài cho các cửa 
hàng, cửa hiệu trực thuộc, đóng trên cùng địa phƣơng. Các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu 
đóng ở địa phƣơng khác thì kê khai - nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi có chi nhánh, 
cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh. 
Sau khi nộp thuế Môn bài, cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu đƣợc Cơ quan thuế cấp 
một thẻ Môn bài hoặc một chứng từ chứng minh đã nộp thuế Môn bài ( biên lai thuế hay 
giấy nộp tiền vào ngân sách có xác nhận của kho bạc) ghi rõ tên cơ sở kinh doanh, cửa 
hàng, cửa hiệu, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh ...làm cơ sở để xuất trình khi các cơ quan 
chức năng kiểm tra kinh doanh. 
Cơ sở kinh doanh không có địa điểm cố định nhƣ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh 
lƣu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác ... nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi 
mình cƣ trú hoặc nơi mình đƣợc cấp ĐKKD. 
7.4.2 Kế toán thuế môn bài 
7.4.2.1 Tài khoản sử dụng 
 Kế toán sử dụng tài khoản 3338 – Các loại thuế khác 
Kết cấu tài khoản: 
Bên Nợ: Thuế môn bài đã nộp 
Bên Có: Thuế môn bài phải nộp 
Dƣ bên Có: Thuế môn bài còn phải nộp 
7.4.2.2 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 
118 
 - Phản ánh số thuế môn bài phải nộp cho nhà nƣớc theo quyết định của cơ quan 
thuế, kế toán sẽ ghi: 
Nợ TK 642 
 Có TK 3338 
 Trƣờng hợp số thuế phải nộp phát sinh lớn thì số phải nộp sẽ ghi: 
Nợ TK 142 
 Có TK 3338 
 + Hàng tháng khi phân bổ dần vào chi phí quản lý trong tháng sẽ ghi: 
Nợ TK 642 
 Có TK 142 
- Khi tiến hành nộp thuế quyền môn bài cho nhà nƣớc sẽ ghi: 
Nợ TK 3338 
 Có TK 111, 112 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_thue.pdf