Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 2: Công tác cọc và cừ

1.1. CỌC DÙNG GIA CỐ NỀN ĐẤT

1.1.1. Cọc tre

 Được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt,

ngập nước (cọc tre có thể làm việc tốt trong khoảng 50 –

60 năm hay lâu hơn, nếu trong môi trường ẩm ướt và

ngược lại sẽ nhanh chóng mục nát, nếu trong môi

trường đất khô ướt thất thường).

pdf 27 trang yennguyen 3400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 2: Công tác cọc và cừ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 2: Công tác cọc và cừ

Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 2: Công tác cọc và cừ
1TS. Nguyễn Ngọc Thắng
M: 0912.357024
Email: nguyenngocthang@tgu.edu.vn
Fb:  facebook.com/thangxdtg
Năm 2019
KỸ THUẬT THI CÔNG
NỘI DUNG HỌC PHẦN:
Chương 1: Công tác đất
Chương 2: Công tác cọc và cừ
Chương 3: Công tác bê tông và bê tông cốt thép
Chương 4: Thi công lắp ghép
Chương 5: Công tác xây
Chương 6: Công tác hoàn thiện
2
CHƯƠNG 2
CÔNG TÁC THI CÔNG 
ĐÓNG CỌC VÀ CỪ
3
1.1. CỌC DÙNG GIA CỐ NỀN ĐẤT
1.1.1. Cọc tre
 Được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt,
ngập nước (cọc tre có thể làm việc tốt trong khoảng 50 –
60 năm hay lâu hơn, nếu trong môi trường ẩm ướt và
ngược lại sẽ nhanh chóng mục nát, nếu trong môi
trường đất khô ướt thất thường).
4
1. CÁC LOẠI CỌC VÀ CỪ
25
 Đặc điểm và yêu cầu của cọc tre:
 Tre làm cọc phải là tre già (trên 2 năm tuổi).
 Tre phải thẳng và tươi (không cong vênh quá 1cm /
1m chiều dài).
 Tre làm cọc nên dùng tre đặc, nếu sử dụng tre rỗng
thì độ dày tối thiểu của ống tre từ 10 – 15mm
(khoảng trống trong ruột tre càng nhỏ càng tốt).
 Chiều dài mỗi cọc tre từ 2 – 3m và có đường kính từ
60mm trở lên.
 Đầu trên của cọc tre cưa vuông góc với trục cọc và
cách mắt tre 50mm, đầu dưới được vót nhọn trong
phạm vi 200mm và cách mắt 200mm.
6
1.1.2. Cọc gỗ (cừ tràm)
 (a) Cọc gỗ thường
 (b) Cọc gỗ có bịt sắt
7
Phạm vi áp dụng
 Được sử dụng chủ yếu trong gia cố nền móng những
công trình có tải trọng truyền xuống không lớn lắm hoặc
trong các công trình phụ tạm.
 Được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt,
ngập nước.
8
39
Đặc điểm, yêu cầu của cọc gỗ
 Gỗ làm cọc phải là gỗ tốt, còn tươi, nhóm gỗ càng cao
càng tốt.
 Cây gỗ làm cọc phải thẳng, độ cong cho phép là dưới
1% chiều dài và không quá 12mm.
 Đường kính cọc từ 18 – 30cm, độ chênh không quá
10mm/1m, chiều dài cọc phụ thuộc vào thiết kế (khoảng
từ 4 – 12m).
 Khi chế tạo cọc cần làm dài hơn thiết kế 0,5m để đề
phòng trong quá trình đóng, đầu cọc bị dập nát và phải
cắt bỏ sau khi đóng xong.
10
 Khi yêu cầu cọc dài có thể nối các đoạn cọc.
 Mũi cọc được vót nhọn thành hình chóp tam giác hay tứ
giác, có khi vót tròn, có độ dài đoạn vót từ 1,5 – 2 lần
đường kính cọc.
 Nếu cọc phải đóng qua các lớp đất rắn hoặc lẫn nhiều
sỏi cuội, rễ cây  thì mũi cọc cần được bảo vệ bằng mũ
thép gắn vào mặt vát bằng đinh.
 Để tránh nứt vỡ đầu cọc khi đóng, ta lồng một vòng đai
làm bằng thép tấm hoặc tấm thép đệm hình tròn trên
đầu cọc.
11
1.1.3. Cọc xi măng đất
12
413 14
15
 Được phát triển từ các ứng dụng của cột vôi đất từ
những năm 1960 ở Thụy Điển và ở Liên xô cũ. Nhật bản
là nước phát triển phương pháp này đầu tiên trên thế
giới.
 Để tạo cột đất xi măng người ta dùng thiết bị khoan đĩa
xoắn vào trong đất với độ sâu tương ứng với chiểu dài
của cột và xoay ngược chiều để rút lên.
 Vật liệu gia cố được bơm qua ống dẫn trong cần khoan
vào lòng đất.
16
5 Tác dụng hóa lý giữa vật liệu gia cố và đất xảy ra, quá
trình rắn chắc của đất phát triển theo thời gian và tạo
thành các cột có sức chịu tải xác định.
 Cột đất xi măng có tiết diện tròn, đường kính thường là
60cm, độ dài có thể đến 25m.
 Cột đất xi măng thích hợp để gia cố nền đường, móng
các bồn chứa, các công trình dân dụng có tải trọng
không lớn, các nhà từ 3 – 5 tầng ở các vùng đất yếu.
17
1.1.4. Giếng cát thoát nước thẳng đứng
18
19
 Giếng cát được thi công thành lưới ô vuông hoặc lưới ô
tam giác đều có đường kính ≤ 30cm
 Giếng cát có tác dụng là cho nước thoát ra ngoài theo
phương thẳng đứng.
 Giếng cát được tạo ra bằng phương pháp đổ cát xuống
các lỗ đã được tạo ra trong đất bằng phương pháp đóng
ống chống, bằng máy khoan hay tia nước phun áp lực
cao.
20
61.1.5. Cọc cát
 Cọc cát được sử dụng để gia cố nền cho những công
trình ở nơi đất yếu và mực nước ngầm cao.
 Cát vàng được đưa vào trong lòng đất bằng phương
pháp rung hoặc được đầm nện trong các lỗ khoan trước.
 Cọc cát có tiết diện tròn, đường kính thường là 40,
50cm.
 Độ sâu cọc cát thường từ 10m trở xuống.
21
1.2. CÁC LOẠI CỌC CỦA MÓNG CỌC
1.2.1. Cọc ống thép
22
 Đường kính của ống từ 16 – 60cm, thành ống dày 6 –
14mm.
 Mũi cọc được làm nhọn và hàn kín để dễ đóng và không
cho đất vào bên trong ống.
 Sau khi đóng xong thì đổ bê tông vào trong ống để làm
tăng khả năng sử dụng của cọc.
23
Ưu điểm:
 Trọng lượng tương đối nhỏ
 Bền và cứng, ít hư hỏng khi vận chuyển và khi đóng
 Sức chịu tải lớn (250 – 300 tấn)
Khuyết điểm: Giá thành cao
Điều kiện sử dụng: Dùng trong xây dựng trụ cầu, loại nhỏ
được dùng trong xây dựng công trình dân dụng ở những
khu vực chật hẹp, được hạ xuống bằng máy ép thủy lực.
24
71.2.2. Cọc vít
 Các loại cọc vít
 Đầu vít của cọc 
ống thép 1000T
25
 Cọc là một ống rỗng bằng kim loại phần đầu dưới có
cánh thép và xoắn ốc.
 Khả năng chịu tải của cọc vít rất lớn (bằng 10 – 15 lần
các loại cọc khác có cùng độ dài và đường kính).
 Cọc vít sử dụng ở những công trình quan trọng ở khu
vực có gió bão lớn và gió xoáy.
 Hiện nay, người ta chế tạo những loại cọc vít lớn, sức
chịu tải đến 1000T, ống cọc được lấp kín bằng bê tông.
26
1.2.3. Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn
27
 Cọc BTCT đúc sẵn thường có tiết diện hình vuông, kích
thước tiết diện là: 200x200, 250x250, 300x300,
350x350, 400x400, 450x450.
 Chiều dài của mỗi đoạn cọc từ 6 – 11m, cọc của các
công trình cảng dài tới 25m hay hơn nữa, cọc BTCT rất
nặng, đến 10 tấn.
 Chiều dài và tiết diện của cọc bị giới hạn bởi công suất
các thiết bị, phương tiện vận chuyển và đóng cọc.
 Ngoài ra, chiều dài và tiết diện của cọc còn có sự tương
quan với nhau.
28
8 Cọc BTCT đúc sẵn thường được hạ vào đất bằng
phương pháp đóng hoặc ép.
 Cọc dùng để ép tối đa là 350x350, chiều dài mỗi đoạn từ
2-8m.
 Giải pháp ép cọc được áp dụng khi xây dựng công trình
trong đô thị, trong các khu dân cư, đất nền yếu, công
trình dưới 10 tầng.
29
1.2.4. Cọc bê tông cốt thép ứng suất trước
30
31
 Hiện tượng nứt nẻ nhỏ thường hay xuất hiện khi vận
chuyển và đóng cọc BTCT.
 Nước có thể thấm qua các các khe hở đó vào thân cọc
làm gỉ cốt thép và phá hoại bê tông.
 Cọc BTCT ứng suất trước nhằm hạn chế các hiện tượng
đó do bê tông được nén trước, không chịu ứng suất kéo.
32
91.2.5. Cọc nhồi bê tông cốt thép
33
 Cọc nhồi BTCT có tiết diện tròn, đường kính 600, 800,
1000, 1200, 1500, 1800 3000.
 Chiều dài cọc có thể đến 70m
 Cọc được thi công bằng phương pháp đổ bê tông tại chỗ.
 Sức chịu tải lớn có thể lên đến hàng ngàn tấn.
 Cọc được sử dụng cho móng nhà nhiều tầng, móng trụ
cầu..
 Cọc nhồi BTCT được thi công trong các điều kiện thủy
văn và địa chất phức tạp khác nhau.
34
1.2.6. Cọc Barette
35
 Cọc Barette là cọc BTCT được thi công bằng phương
pháp đổ bê tông tại chỗ.
 Cọc có tiết diện chữ nhật, cạnh ngắn từ 0,4m đến 1m,
cạnh dài từ 2 – 6m, chiều sâu có thể đến 60m.
 Cọc barette có thể thi công theo tiết diện bất kì, sức chịu
tải của cọc rất lớn, được sử dụng trong các nhà nhiều
tầng có chiều cao và tải trọng lớn.
 Cọc barette còn được nối với nhau tạo thành bức tường
liên tục có khả năng cách nước, được dùng là tường
công trình ngầm, tường chắn rất hiệu quả..
36
10
1.3. MỘT SỐ LOẠI VÁN CỪ
1.3.1. Ván cừ thép
37 38
 Hàng cừ thép có thể tạo thành một tấm tường chống
thấm bền và chắc bảo vệ hố móng.
 Tường cừ thép ngăn được nước thấm qua là do khi
nước luồn qua cá khe móc nối díc dắc sẽ để lại những
hạt đất nhỏ và sau đó sẽ bịt kín và không cho nước chảy
qua nữa
39
1.3.2. Ván cừ bê tông cốt thép
40
11
 Ván cừ BTCT thường là ván cừ BTCT dự ứng lực.
 Ván cừ BTCT có ưu điểm hơn ván cừ thép là không bị
ăn mòn, tuy nhiên nó có một số nhược điểm là:
 Chiều dài hạn chế, không có khả năng nối dài.
 Tính chịu uốn và chống va đập thấp.
 Khả năng sử dụng lại hầu như không có.
 Chống thấm khó khăn, vận chuyển phức tạp.
 Điểu kiện thi công nghiêm ngặt.
41
 Tường cừ BTCT chỉ sử dụng hiệu quả cho các công
trình cảng, kè ven bờ, các đường đào sâu hoặc đắp cao
từ 3-4m.
 Tường BTCT có thể tích chiếm chỗ lớn (độ dày lớn) nên
dễ gây biến dạng cho các công trình xung quanh, không
thích hợp cho các công trình xây chen.
42
2.2.1. BÚA ĐÓNG CỌC DIESEL
43
2. THIẾT BỊ THI CÔNG CỌC VÀ CỪ
44
12
45
 Búa diesel kiểu ống dẫn: Piston là vật nặng rơi trong
ống dẫn hướng (xilanh) để tạo ra lực đóng cọc.
 Nguyên lý hoạt động:
 Giai đoạn1: Khởi động búa
 Giai đoạn 2: Piston rơi và nén không khí
 Giai đoạn 3: Hỗn hợp nhiên liệu cháy và giãn nở sinh
công
 Giai đoạn 4: Thải khí cháy, nạp khí mới, điều khiển
bơm dầu
46
47
2.2. BÚA RUNG
48
13
49 50
2.2.1. Nguyên lý hoạt động
 Nguyên lý chìm cọc khi đóng bằng búa rung lợi dụng lực
gây rung do trục lệch tâm hay đĩa lệch tâm sinh ra để
truyền vào cọc.
 Búa rung đặt trên đỉnh cọc và truyền lực rung động cho
cọc, cọc dao động sẽ làm giảm lực ma sát giữa cọc và
nền.
2.2.2. Phân loại:
 Có 3 loại búa rung: búa rung nối cứng, búa rung nối
mềm và búa rung – va đập (búa va rung).
51
2.3. BÚA ĐÓNG CỌC THỦY LỰC
2.3.1. Búa hơi đơn động:
 1. Xi lanh - búa
 2. Đầu búa (cán pittong)
 3. Khe không chế độ cao nâng búa
 4. Pittong
 5. Van điều khối khí.
52
14
2.3.1. Búa hơi song động:
 1. Xi lanh
 2. Pittong - búa
 3. Đầu búa – Cán pittong
 4. Mũ cọc
 5. Cọc
 6. Khe nạp – thải khí trên
 7. Khe nạp - thải khí dưới
 8. Lớp đệm
53
2.4. MÁY KHOAN CỌC NHỒI
I. Chuẩn bị ống và đế cọc
II, III. Đóng cọc và đế cọc vào nền đất
 1. Búa
 2. Ống dẫn hướng búa
 3. Ống kim loại và đế cọc
IV. Rút ống kim loại và đổ vật liệu vào
và đầm chặt
V. Sự hình thành cọc nhồi sau khi rút
ống kim loại
54
2.4.1. Máy khoan xoắn ruột gà
 Dùng để khoan sâu đến hàng
trăm mét với đường kính lỗ
đến 2m xuống đất và đá cứng.
 Khi khoan dùng xi – lanh điều
chỉnh vá ấn định hướng
đường tâm lỗ khoan, cho mũi
khoan ruột gà quay tồi thả cáp
hạ mũi khoan xuống dần. Tới
độ sâu cần thiết thì cuộn cáp
nâng dần ruột gà lên.
55 56
15
2.4.2. Máy khoan ống vách kiểu dao động
 Loại ống vách có mũi khoan hình
ống, có thể nối dài bởi nhiều đoạn.
Hai bên thành ống được gắn với
các đầu pittong của hai xi lanh dao
động. Khoảng dao động là khoang
¼ góc vuông.
 Có một xi lanh ấn để hạ ống cắt dần
dần.
 Máy khoan ống vách khoan sâu đến
75m phù hợp nền đất phức tạp.
 Đường kính lỗ khoan đến 2m..
57
2.4.3. Máy khoan kiểu quay tròn
 Loại này mũi khoan hay còn được gọi là đầu cắt được
truyền động từ bộ dẫn động cơ khí hay động cơ thủy
lực.
 Đầu cắt sẽ quay tròn 360 độ liên tục nên tốc độ quay
nhanh. Quay liên tục nên răng cắt đỡ mòn.
 Máy có cơ cấu cũng giống như máy khoan ruột gà, riêng
mũi khoan ở dạng ống xoay, chân ống có răng và rãnh
cắt.
 Điển hình nhất là máy khoan RDM của Đức với lực nén
từ 1900 – 3700kN và momen quay từ 1800 – 4200kNm.
58
59 60
16
2.4.4. Máy khoan tường vách
 Dùng để khoan tường vách dạng rãnh, được khoan đào
bằng gàu ngoạm với lực kẹp rất lớn.
 Bề dày tường vách có thể khoan từ 400 – 1500mm.
 Loại này thường dùng trong các trường hợp không sử
dụng cọc làm nền móng để tránh choán chỗ.
61 62
63
2.5. THIẾT BỊ ÉP CỌC
2.5.1. Thiết bị ép tải:
 Máy ép tải đang được sử dụng ở Việt Nam có sức ép từ
60 đến 200 tấn.
 Máy có thể ép cọc cách công trình cũ 60cm.
 Máy ép cọc gồm các bộ phận: Bệ máy, kích thủy lực,
khung dẫn hướng và đối trọng.
 Bệ máy được sản xuất từ thép hình chữ I, U.
 Khung dẫn được sản xuất từ thép hình và có cấu
tạo ống lồng: Phần bên ngoài cố định, phần trong di
động lên xuống trong quá trình ép cọc.
 Đối trọng là các khối bê tông cốt thép.
64
17
 1. Bệ máy;
 2. Cơ cấu di chuyển dọc bệ máy;
 3. Bu long liên kết;
 4. Ống lồng trong dẫn hướng cọc;
 5. Vị trí xếp đối trọng;
 6. Khối BTCT đối trọng;
 7. Ống ngoài;
 8. Cọc
65
 1. Cọc ép;
 2. Khung dẫn di động;
 3. Khung dẫn cố định;
 4. Kích thủy lực;
 5. Đối trọng;
 6. Ồng dẫn dầu;
 7. Bệ máy;
 8. Cần trục
66
67
2.5.2. Thiết bị ép neo:
 Máy ép neo đang được sử dụng ở Việt Nam có sức ép
từ 20 đến 40 tấn.
 Máy có thể ép cọc cách công trình cũ 20cm.
 Máy ép cọc gồm các bộ phận: Bệ máy, kích thủy lực,
khung dẫn hướng và neo đất.
 Máy ép cọc loại này thích hợp cho những công trình loại
nhỏ, những công trình xây chen có mặt bằng hẹp, xử lý
lún nứt cho các công trình cũ hoặc ép cọc cho các công
trình thi công theo phương pháp ép sau.
 Máy nhỏ gọn, đơn giản, dễ thi công.
68
18
 1. Bệ máy;
 2. Khung dẫn hướng;
 3. Máy thủy lực
 4. Gỗ kê;
 5. Neo đất;
 6. Cọc bê tông cốt thép
69
3.1. CÁC QUÁ TRÌNH THI CÔNG ĐÓNG CỌC BTCT
3.1.1 Chọn búa đóng cọc:
a. Xác định năng lượng xung kích của búa bằng công
thức:
Trong đó:
E: Năng lượng xung kích của búa (được cho trong tính năng kỹ
thuật của búa.
v: Tốc độ rơi của búa (m/g)
g: Gia tốc trọng trường (m/g2)
Q: Trọng lượng phần chày của búa (kg)
70
3. KỸ THUẬT THI CÔNG CỌC VÀ CỪ
b. Chọn búa đóng cọc theo năng lượng nhát búa bằng
công thức:
Trong đó:
E: Năng lượng xung kích của búa (được cho trong tính năng kỹ
thuật của búa.
P: Tải trọng cho phép của cọc (kg)
71
Kiểm tra lại bằng công thức:
Trong đó:
K: Hệ số chỉ sự thích dụng của búa
Q: Trọng lượng tổng cộng của búa
q: Trọng lượng của cọc (kg)
72
19
Hệ số K phải nằm trong bảng trị số sau:
 Nếu K nhỏ hơn các giá trị trên là búa không đủ nặng,
hiệu quả đóng sẽ kém.
 Nếu K lớn hơn là búa quá nặng so với cọc
73
3.1.2. Vận chuyển cọc:
 Khi cẩu cọc, trong thân cọc sẽ sinh ra
momen uốn.
 Hai điểm cầu cọc phải đặt đúng vị trí
như hình:
74
75
 Vận chuyển cọc đi xa bằng: Đường bộ, đường thủy.
 Vận chuyển cọc từ bãi tập kết đến vị trí đóng cọc bằng
xe goòng.
76
20
3.1.3. Chuẩn bị trước khi đóng cọc:
 Lập biện pháp thi công.
 Dọn dẹp và san phẳng mặt bằng thi công.
 Vạch tim ở các mặt bên của cọc để kiểm tra độ thẳng
đứng khi đóng cọc (kết hợp với máy kinh vĩ).
 Vạch suốt chiều dài của cọc (5-10cm) để theo dõi tốc độ
đóng và chiều sâu đóng cọc.
77
3.1.4. Lắp cọc vào giá búa:
78
3.1.5. Kỹ thuật đóng cọc:
 Đóng theo sơ đồ khóm
 Đóng theo sơ đồ ruộng
79
3.2. CÁC QUÁ TRÌNH THI CÔNG ÉP CỌC BTCT
3.2.1. Khái niệm:
 Cọc ép xâm nhập vào nước ta từ năm 1981.
 Sử dụng phổ biến từ năm 1986 đến nay.
 Các loại cọc hiện nay từ 14x14 – 40x40 (cm).
 Sức chịu tải lên đến 80 tấn.
 Dùng cho các công trình dưới 10 tầng trên nền đất yếu.
80
21
3.2.2. Thi công cọc thử và nén tĩnh:
 Nhằm xác định sức chịu tải của cọc trong điều kiện địa
chất cụ thể trước khi ép đại trà.
 Số lượng cọc ép thử bằng 1% tổng số cọc và không nhỏ
hơn 2 cọc trên 1 công trình.
 Vị trí ép thử do thiết kế quy định
 Sau khi ép xong phải nén tĩnh cho cọc.
 Kết quả nén tĩnh để điều chỉnh thiết kế móng cho công
trình.
81
3.2.3. Các giải pháp ép cọc:
Có hai giải pháp là ép trước và ép sau:
 Ép trước là giải pháp ép cọc xong mới tiến hành làm đài
móng.
 Ép sau là giải pháp ép cọc sau khi đã thi công được vài
tầng nhà qua các lỗ chờ hình côn trong móng. Sau khi
ép xong thi công mối nối giữa cọc và đài bằng thi công
có phụ gia trương nở. Chiều dài cọc dùng để ép sau
thường từ 2 – 2,5m.
82
3.2.4. Các chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị ép cọc:
 Lý lịch máy, có kiểm định kỹ thuật.
 Lưu lượng dầu của máy bơm (l/ph).
 Áp lực bơm dầu lớn nhất (kg/cm2).
 Hành trình pít tông của kích (cm).
 Diện tích đáy pít tông của kích (cm2).
 Phiếu kiểm định chất lượng đồng hồ đo áp lực dầu và
van chịu áp.
83
3.2.5. Chuẩn bị trước khi ép cọc:
 Định hình trước sự phát triển của lực ép theo chiều sâu.
 Nghiên cứu kỹ thiết kế thi công và các quy định về thi
công ép cọc.
 Tập kết về vị trí các cọc đủ tiêu chuẩn chất lượng.
 Định vị đài cọc và tim cọc một cách chính xác.
 Đối với cọc ép sau thì thời điểm ép phải theo quy định
của thiết kế.
 Chuẩn bị máy ép có sức ép bằng 2,0 – 2,5 lần sức chịu
tải thiết kế của cọc.
84
22
3.2.6. Kỹ thuật thi công ép cọc:
 Lắp đặt thiết bị vào vị trí ép an toàn
 Độ nghiêng bệ máy không quá 0,5%
 Chạy thử máy để kiểm tra tính ổn định của thiết bị
 Khi ép đoạn mũi cọc, ở những giây đầu tiên tốc độ
xuyên không lớn hơn 1cm/giây.
 Khi ép đoạn mũi cọc cách mặt đất 50cm thì ngừng lại để
nối cọc.
 Đoạn thứ 2 phải được chỉnh trùng với đường trục kích
và đường trục cọc.
 Độ nghiêng đoạn thứ hai không quá 1%.
85 86
87
 Gia tải lên cọc 1 lực tiếp xúc tạo áp khoảng 3 – 4kg/cm2
rồi tiến hành hàn nối.
 Ban đầu vẫn ép theo tốc độ 1cm/giây, sau khi cọc
chuyển động đều thì ép 2cm/giây
 Cọc được công nhận là ép xong khi thỏa mãn các y/c:
 Đạt chiều sâu sấp xỉ chiều sâu thiết kế
 Lực ép cọc bằng 1,5 – 2,0 lần sức chịu tải của cọc
 Cọc được ngàm vào lớp đất tốt chịu lực 1 đoạn bằng
3-5 lần đường kính cọc.
88
23
89 90
3.2.7. Ghi lực ép theo chiều sâu:
 Ghi chỉ số nén đầu tiên khi cọc cắm sâu vào đất từ 30 –
50cm
 Sau khi cọc ép xuống 1m ghi lại lực ép tại thời điểm đó
cũng như khi lực ép thay đổi đột ngột
 Đến giai đoạn cuối cùng là khi lực ép đạt giá trị 0,8 giá trị
ép giới hạn tối thiểu. Bắt đầu từ giai đoạn này ghi giá trị
lực ép với từng đoạn xuyên 20cm cho đến khi ép xong.
91 92
24
93
3.3. THI CÔNG CỌC NHỒI
94
95 96
25
97 98
99 100
26
101 102
103 104
NỀN MÓNG CẦU RẠCH MIỄU
Mỗi trụ T18 và T19 đặt trên 20 cọc khoan nhồi
có đường kính 2m, chiều dài cọc 88m
27
3.4. THI CÔNG CỌC BARETTE
105
 Quá trình thực hiện tương tự thi công cọc khoan nhồi.
 Làm tường dẫn có chiều sâu từ 1 – 1,5m.
 Đào đất bằng gàu ngoạm thủy lực (hay dây cáp) trong
dung dịch để tạo đường hào theo thiết kế.
 Thiết kế lồng cốt thép: Cốt chủ theo phương thẳng
đứng, khoảng cách giữa các thanh thường không nhỏ
hơn 170mm.
 Hạ lồng cốt thép.
 Đổ bê tông: Mác không lớn hơn 300, độ lớn tối đa của
cốt liệu là 50mm, độ sụt từ 18 – 20cm.
106

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_thi_cong_chuong_2_cong_tac_coc_va_cu.pdf