Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 5: Công tác xây

 Gạch, đá là loại vật liệu có khả năng chịu nén lớn hơn

nhiều lần so với khả năng chịu kéo của nó.

 Do vậy gạch, đá được dùng nhiều trong các kết cấu chịu

nén như: móng, cột, tường. cũng có khi người ta dùng

gạch, đá làm lanh tô, dầm nhà với cấu tạo theo kiểu

vòm.

 Người ta có thể tăng thêm cốt thép vào kết cấu gạch, đá

để tăng khả năng chịu lực của khối xây.

pdf 12 trang yennguyen 2460
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 5: Công tác xây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 5: Công tác xây

Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 5: Công tác xây
1TS. Nguyễn Ngọc Thắng
M: 0912.357024
Email: nguyenngocthang@tgu.edu.vn
Fb:  facebook.com/thangxdtg
Năm 2019
KỸ THUẬT THI CÔNG
NỘI DUNG HỌC PHẦN:
Chương 1: Công tác đất
Chương 2: Công tác cọc và cừ
Chương 3: Công tác bê tông và bê tông cốt thép
Chương 4: Thi công lắp ghép
Chương 5: Công tác xây
Chương 6: Công tác hoàn thiện
2
CHƯƠNG 5
CÔNG TÁC XÂY
3
 Gạch, đá là loại vật liệu có khả năng chịu nén lớn hơn
nhiều lần so với khả năng chịu kéo của nó.
 Do vậy gạch, đá được dùng nhiều trong các kết cấu chịu
nén như: móng, cột, tường... cũng có khi người ta dùng
gạch, đá làm lanh tô, dầm nhà với cấu tạo theo kiểu
vòm.
 Người ta có thể tăng thêm cốt thép vào kết cấu gạch, đá
để tăng khả năng chịu lực của khối xây.
4
1. KHÁI NIỆM CHUNG
2 Kết cấu gạch, đá được sử dụng rộng rãi trong xây dựng
các công trình như: dân dụng, cầu cống, đường hầm,
tường chắn...
 Do dễ thi công và tạo được các hình dáng phức tạp nên
công tác xây gạch đá vẫn chiếm một vai trò quan trọng,
có tỷ trọng lớn trong ngành xây dựng cơ bản.
 Các khối xây gạch đá thông dụng hiện nay là: Khối xây
bằng đá hộc; khối xây đá đã được gia công; khối xây
bằng gạch nung hoặc không nung.
 Ngoài ra còn có khối xây bằng bê tông, gốm hoặc đá
thiên nhiên có hình dạng nhất định để xây tường, cột.
5 6
7
2.1. GẠCH
2.1.1. Gạch bằng đất nung
8
2. VẬT LIỆU TRONG KHỐI XÂY
3 Đất (đất sét) được nhào trộn kỹ và được nung ở nhiệt độ
nhất định để tạo thành viên gạch có khả năng chịu nén
tốt.
 Gạch bằng đất nung có hai loại là gạch đặc và gạch
rỗng.
9
 Gạch đặc (gạch thẻ hay gạch chỉ): Gạch đặc có
kích thước chuẩn là 22x10,5x6 (cm), thường được
sử dụng để xây các kết cấu chịu lực như móng,
tường, cột, hoặc để xây những công trình có yêu cầu
chống thấm như tường, bể nước...hoặc để xây các
kết cấu bao che...
 Gạch rỗng: Có các loại hai lỗ, bốn lỗ, sáu lỗ dọc
theo chiều dài viên gạch, có khi có loại cấu tạo lỗ
đứng. Kích thước viên gạch tùy thuộc vào số lượng
lỗ. Gạch lỗ được sử dụng để xây tường chịu lực,
tường ngăn, tường bao che, xây tường cách âm,
cách nhiệt
10
2.1.2. Gạch không nung
11
 Loại này thường là gạch xi măng-cát hoặc xi măng-xỉ,
vôi và cát.
 Gạch xi măng-cát có cường độ cao (phụ thuộc vào tỉ lệ
xi măng/cát), có trọng lượng bản thân khá lớn, được sử
dụng để xây tường.
 Gạch xi măng-xỉ, vôi và cát có cường độ thấp, khả năng
chịu xâm thực của môi trường nhất là nước, ẩm không
cao.
 Dùng để xây tường ngăn, công trình tạm.
12
42.1.3. Gạch đặc biệt
 Được sản xuất riêng nhằm phục vụ cho các công trình
đặc biệt như gạch chịu lửa, gạch chịu a xít...
13
2.1.4. Một số loại gạch xây
14
15
2.2. ĐÁ XÂY
Đá được khai thác từ thiên nhiên, có thể chia thành các
loại:
 Đá hộc (đá tảng):
không có kích thước
hình dạng rõ ràng
(thường có kích thước
sao cho trọng lượng phù
hợp với khả năng vận
chuyển của người khai
thác cũng như khi thi
công), dung để xây
móng, kè đá, tường
chắn
16
5 Đá thửa: là đá đã được
gia công sơ bộ hoặc chẻ
theo mạch có sẵn (đá
chẻ). Thường dùng để
xây tường. Loại này có
cường độ cao có khả
năng chịu lực lớn.
17
 Đá gia công: Là những
tảng đá lớn được gia công
cẩn thận, bề mặt tương đối
đều, phẳng, được cắt gọt
thành từng viên hay khối
đều đặn, thường được sử
dụng để xây các công trình
đặc biệt, có khả năng chịu
lực, chịu phong hóa cao
nhưng khó gia công, khi thi
công thường phải sử dụng
cần trục để cẩu.
18
2.3. VỮA XÂY
 Vữa xây để liên kết các viên gạch đá lại với nhau, làm
bằng phẳng bề mặt lớp xây, phân bố đều lực giữa các
viên gạch và chèn kín khe hở giữa các viên gạch, viên
đá trong khối xây.
 Vữa xây là hỗn hợp giữa chất kết dính (vôi, xi măng...)
với cốt liệu (cát, xỉ) và nước, đôi khi trong vữa người ta
cho thêm phụ gia hóa dẻo hoặc phụ gia đông kết nhanh.
 Vữa xây thường có cường độ thấp hơn vật liệu xây.
19
Vữa xây được phân loại theo nhiều cách:
- Phân loại theo dung trọng:
 Vữa nặng có dung trọng từ 1500kG/m3 (cốt liệu có cát
thạch anh);
 Vữa nhẹ có dung trọng dưới 1500kG/m3 (sử dụng cốt
liệu thông thường là cát, xỉ).
- Phân loại theo mác vữa: Số hiệu vữa được gọi theo mác
như sau: 2, 4, 10, 25, 50, 75, 100, 150, 200.
20
6- Phân loại theo loại chất kết dính được sử dụng trong
thành phần của vữa:
 Vữa vôi thành phần bao gồm vôi nhuyễn, cát và nước,
vữa này có độ dẻo tốt nhưng có cường độ kém so với
các loại vữa đã nêu trên, không chịu được ở môi trường
ẩm ướt.
 Vữa xi măng thành phần bao gồm xi măng, cát và
nước, vữa này có cường độ cao hơn các loại vữa đã
nêu trên, có khả năng chịu được ở môi trường ẩm ướt,
tuy vậy vữa này có độ dẻo kém hơn.
 Vữa tam hợp thành phần gồm vôi, xi măng, cát và
nước, vữa này có cường độ trung bình giữa vữa xi
măng và vữa vôi, có độ dẻo cao nhưng không chịu được
ở môi trường ẩm ướt.
21
Dụng cụ xây
 Thước tầm
 Thước vuông
 Thước mét
 Nivô thước
 Nivô ống nhựa mềm
 Dây xây
 Dọi
22
3.1. CÁC QUY TẮC KHI XÂY KHỐI XÂY GẠCH
Qui tắc 1: Từng lớp xây phải ngang bằng, phẳng mặt.
Mặt phẳng khối xây
phải vuông góc với
phương của lực tác
dụng hoặc pháp tuyến
bề mặt khối xây hợp
với phương của lực tác
dụng một góc không
quá 15o đến 17o.
23
3. CÁC QUY TẮC KHI XÂY KHỐI XÂY GẠCH ĐÁ
Qui tắc 2: Các mạch vữa phải vuông góc với nhau.
 Nghĩa là mạch vữa đứng phải
vuông góc với mạch vữa
ngang, mạch vữa đứng theo
phương ngang phải vuông
góc với mạch vữa đứng theo
phương dọc.
 Nguyên tắc này nhằm loại bỏ
các viên gạch hình chêm
hoặc các viên gạch góc có
mạch vữa chéo
24
7Qui tắc 3: Khối xây không được trùng mạch
 Các mạch vữa đứng trong
khối xây không được trùng
mạch, nếu trùng thì chiều cao
đoạn trùng không được quá
40cm.
 Nếu không thỏa mãn quy tắc
này tường xây có thể bị phá
hủy do nở hông hay uốn cục
bộ.
 Nói cách khác cứ mỗi đoạn bị
trùng mạch theo quy định
phải sử dụng các viên gạch
giằng ngang.
25
Một số yêu cầu khác
a. Mạch vữa phải đông đặc:
 Yêu cầu này đảm bảo sự liên kết tốt nhất trên toàn bộ
bề mặt của viên gạch với các viên gạch khác, đồng thời
bảo đảm truyền lực tốt nhất và đồng đều nhất.
 Ngoài ra, yêu cầu này còn đảm bảo giảm tới mức tốt
nhất sự xâm nhập của môi trường qua tường xây vào
bên trong.
 Mạch vữa theo quy phạm phải có chiều dày từ 0.8cm
đến 1.5cm.
 Mạch vữa quá dày cũng làm cho khối xây bị yếu đi.
26
b. Tường gạch phải thẳng đứng:
 Nhằm đảm bảo cho tường chịu nến tốt nhất, tránh bị
uốn.
 Độ nghiêng cho phép trong tầng nhà có chiều cao từ
3m đến 4m không quá 10mm.
27
3.2. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI KHỐI XÂY ĐÁ
 Thường sử dụng đá để xây móng, xây tường, tường
chắn đất.
 Đối với các loại đá đã được gia công, các nguyên tắc
xây đá cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc xây
tường gạch, cần quan tâm đến chiều dày tối thiểu của
mạch vữa và mác vữa xây (mác vữa xây đá không nhỏ
hơn mác 75).
28
8 Đối với khối xây đá hộc, do đặc điểm viên đá không có
hình dạng nhất định nên khi xây, ngoài việc tuân thủ các
nguyên tắc giống như xây gạch cần chú ý:
 Nên chọn những viên đá tương đối phẳng mặt quay
ra phía ngoài, chọn bề mặt tương đối phẳng và lớn
nhất đặt xuống dưới để đảm bảo ổn định bản thân,
chèn thêm đá dăm vào khoảng hở giữa các viên đá
để tăng sự ổn định cho viên đá phía trên và tiết
kiệm vữa xây.
 Cần lựa chọn các viên đá xây đồng đều, khi xây đặt
viên đá to ra ngoài, viên nhỏ phía trong.
 Chiều dày tường đá ≥ 2d, với d là kích thước cạnh
của viên đá.
29
3.3. CÁC KIỂU XÂY TƯỜNG GẠCH
3.3.1. Xây tường đặc
Chiều dày của tường thường là bội số của một hoặc một
nửa viên gạch.
30
Kiểu xây một dọc một ngang
 Áp dụng cho tường đôi trở lên.
 Các hàng gạch dọc và hàng gạch ngang lần lượt xen kẽ
nhau, các mạch đứng theo phương ngang lệch nhau
một phần tư viên gạch theo chiều dài của tường.
 Hay áp dụng kiểu xây này để xây tường chịu lực, tường
bao che.
 Kiểu xây này cho khả năng chịu lực tốt nhất, tuy nhiên
tốn nhiều công và các thao tác xây cũng khó khăn.
31
Kiểu xây một ngang nhiều dọc
 1 ngang 3 dọc (kiểu xây 4 hàng), áp dụng khi chiều dày
viên gạch ≥ 6,5cm.
 1 ngang 5 dọc (kiểu xây 6 hàng), áp dụng khi chiều dày
viên gạch <6,5cm.
 Trong thi công, người ta xem hai kiểu xây một ngang
một dọc và một ngang nhiều dọc là như nhau.
 Tuy nhiên, do kiểu xây một ngang nhiều dọc dễ xây và
tốn ít công hơn nên được áp dụng phổ biến trong khi
xây.
32
933 34
35 36
10
37 38
39 40
11
41
3.3.2. Xây tường qua lỗ cửa
 Hiện nay, do vật liệu bê tông cốt thép được sử dụng
rộng rãi nên kỹ thuật xây tường qua lỗ cửa không còn
phổ biến, người ta sử dụng lanh tô bê tông cốt thép
vượt lỗ cửa để đỡ tường.
42
3.4. XÂY TƯỜNG GIẢM NHẸ TRỌNG LƯỢNG
 Tường giảm nhẹ trọng lượng hay còn gọi là tường nhẹ
với mục đích giảm nhẹ trọng lượng tường tác dụng lên
kết cấu đỡ và bản thân tường, vẫn đảm bảo chiều dày
tường theo yêu cầu thiết kế.
 Ngoài ra còn có tác dụng cách âm, cách nhiệt, chống
thấm và tiết kiệm vật liệu xây.
43 44
12
 Thường xây hai hàng gạch song song với chiều dày mỗi
hàng bằng nửa chiều dài viên gạch, sử dụng các viên
gạch chuẩn, lưới thép, thanh thép... để liên kết hai hàng
tường lại với nhau theo những khoảng cách nhất định
theo chiều cao và chiều dài tường.
 Giữa hai hàng tường có thể để trống hoặc chèn các loại
vật liệu xốp, rỗng, nhẹ để tăng khả năng cách âm, cách
nhiệt cho tường.
45

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_thi_cong_chuong_5_cong_tac_xay.pdf