Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 3: Công tác bê tông và bê tông cốt thép

1.1. BẢN CHẤT CỦA CÔNG NGHỆ BTCT ĐỔ TẠI CHỖ

 Bê tông cốt thép là hỗn hợp đóng rắn của các vật liệu

gồm chất kết dính, cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ và nước, có

thể có phụ gia hoặc không.

 Vì Bê tông chịu nén tốt và chịu kéo kém nên để khắc

phục khả năng chịu kéo của bê tông, ta đặt cốt thép vào

vùng chịu kéo của bê tông. Bê tông có đặt cốt thép gọi là

bê tông cốt thép.

pdf 61 trang yennguyen 8420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 3: Công tác bê tông và bê tông cốt thép", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 3: Công tác bê tông và bê tông cốt thép

Bài giảng Kỹ thuật thi công - Chương 3: Công tác bê tông và bê tông cốt thép
1TS. Nguyễn Ngọc Thắng
M: 0912.357024
Email: nguyenngocthang@tgu.edu.vn
Fb:  facebook.com/thangxdtg
Năm 2019
KỸ THUẬT THI CÔNG
NỘI DUNG HỌC PHẦN:
Chương 1: Công tác đất
Chương 2: Công tác cọc và cừ
Chương 3: Công tác bê tông và bê
tông cốt thép
Chương 4: Thi công lắp ghép
Chương 5: Công tác xây
Chương 6: Công tác hoàn thiện
2
CHƯƠNG 3
CÔNG TÁC BÊ TÔNG VÀ 
BÊ TÔNG CỐT THÉP
3
1.1. BẢN CHẤT CỦA CÔNG NGHỆ BTCT ĐỔ TẠI CHỖ
 Bê tông cốt thép là hỗn hợp đóng rắn của các vật liệu
gồm chất kết dính, cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ và nước, có
thể có phụ gia hoặc không.
 Vì Bê tông chịu nén tốt và chịu kéo kém nên để khắc
phục khả năng chịu kéo của bê tông, ta đặt cốt thép vào
vùng chịu kéo của bê tông. Bê tông có đặt cốt thép gọi là
bê tông cốt thép.
4
1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BT VÀ BTCT
2 Các kết cấu bằng BT hay BTCT được thi công theo 2
phương pháp:
 Phương pháp đổ bê tông toàn khối: Các cấu kiện
được đúc trực tiếp tại các vị trí trên công trình.
 Phương pháp lắp ghép: Các cấu kiện được đúc tại
các xí nghiệp, như máy hoặc tại các bãi đúc trên
công trường, sau đó chúng được vận chuyển đến
nơi xây dựng, rồi dùng cần trục để lắp ghép vào
công trình.
5
1.2. CÁC ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ THI
CÔNG BT TOÀN KHỐI
1.2.1. Ưu điểm
 Kết cấu có độ cứng lớn, chịu lực động tốt.
 Có thể đúc được các kết cấu có hình dạng kích thước
bất kỳ tùy theo yêu cầu kiến trúc.
 Cốt liệu để chế tạo BT như đá, sỏi, cát có sẵn tại các địa
phương cần xây dựng.
6
 Có thể chế tạo được nhiều loại BT có cường độ khác
nhau từ 100 - 1200 Kg/cm2, với trọng lượng riêng từ
2000 – 2500 Kg/m3.
 Có thể chế tạo các lọai BT có những đặc tính khác nhau
như BT chống thấm, bê tông chịu ăn mòn, bê tông cách
nhiệt, cách âm...
 Có thể cơ giới hóa trong khi thi công.
 Giá thành thấp hơn so với các kết cấu khác như thép...
7
1.2.2. Nhược điểm
 Thời gian chờ để kết cấu chịu được lực là khá lâu.
 Việc thi công phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.
 Các kết cấu có hình dáng to, trọng lượng nặng.
 Tốn kém các vật liệu để làm ván khuôn, cột chống...
8
31.3. PHẠM VI ÁP DỤNG
 Công nghệ thi công BTCT toàn khối được áp dụng rộng
rãi trong thi công các công trình dân dụng, công nghiệp,
thủy lợi...
 Các công trình đặc biệt như xilô, ống khói.
9
2.1. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ THI CÔNG BTCT ĐỔ
TẠI CHỖ
 Dây chuyền ván khuôn
 Dây chuyền cốt thép
 Dây chuyền đổ bê tông
10
2. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ THI CÔNG BTCT ĐỔ TẠI CHỖ
2.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC DÂY CHUYỀN BỘ PHẬN
2.2.1. Dây chuyền ván khuôn
 Là dây chuyền được thực hiện đầu tiên và sau khi đổ bê
tông xong.
 Gồm các công tác gia công, chế tạo lắp dựng và tháo dỡ
ván khuôn, xà gồ, cột chống và sàn thao tác.
 Là dây chuyền quyết định tới hình dáng, kích thước và
ảnh hưởng tới chất lượng cấu kiện BTCT.
11
2.2.2. Dây chuyền cốt thép
 Được thực hiện sau khi dây chuyền ván khuôn kết thúc
(sau phân đoạn đầu tiên)
 Gồm các công tác: nắn thẳng, đánh gỉ, cắt, uốn và lắp
dựng.
12
42.2.3. Dây chuyền bê tông
 Được thực hiện sau dây chuyền cốt thép kết thúc (sau
phân đoạn đầu tiên).
 Gồm các công tác: trộn, vận chuyển, rải vào khuôn, đầm
và bảo dưỡng bê tông.
13
2.3. NHỮNG GIÁN ĐOẠN KỸ THUẬT
Có 2 giai đoạn cơ bản:
 Gián đoạn chờ đợi đến khi được phép dựng dàn giáo
ván khuôn trên các kết cấu vừa mới đổ bê tông.
 Gián đoạn chờ đợi bê tông đủ cường độ để có thể tháo
dỡ được ván khuôn.
14
3.1. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI VÁN KHUÔN
3.1.1. Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế và lắp dựng
ván khuôn
a. Nguyên tắc tạo hình
 Ván khuôn phải được thiết kế và lắp dựng theo đúng
hình dáng, kích thước của bộ phận kết cấu công trình.
 Bề mặt BT sau khi tháo dỡ ván khuôn phải nhẵn, phẳng.
15
3. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN
b. Nguyên tắc ổn định
 Ván khuôn phải đảm bảo độ cứng, không bị biến dạng
(cong, vênh) trong quá trình thi công.
 Ván khuôn phải chịu được trọng lượng bản thân, trọng
lượng bê tông và các tải trọng khác sinh ra trong quá
trình thi công (đổ, đầm bê tông).
 Chỉ được đặt ván khuôn của tầng trên sau khi đã cố định
ván khuôn tầng dưới.
16
53.1.2. Các yêu cầu kỹ thuật chung
 Ván khuôn phải kín khít, không để nước xi măng chảy ra
ngoài trong quá trình đổ BT, đồng thời bảo vệ được bê
tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
 Ván khuôn phải gọn, nhẹ, thuận tiện trong quá trình lắp
dựng và tháo dỡ.
 Cấu tạo ván khuôn phải an toàn trong quá trình sử dụng:
đảm bảo độ cứng, độ ổn định
17
 Ván khuôn phải sử dụng được nhiều lần (gỗ: 5-7 lần;
thép: 50-200 lần).
 Ván khuôn dùng xong phải được cạo, tẩy sạch sẽ, bôi
dầu mỡ và cất vào nơi khô ráo.
 Ván khuôn ghép sẵn thành khối hoặc tấm lớn phải vững
chắc khi cẩu lắp, khi cẩu lắp tránh va chạm vào các kết
cấu đã lắp trước.
 Dựng ván khuôn ở độ cao < 6m được dùng giá đỡ để
đứng thao tác.
 Dựng ván khuôn ở độ cao >= 6m phải dùng sàn thao tác
18
3.2. PHÂN LOẠI VÁN KHUÔN
3.2.1. Phân loại theo vật liệu
a. Ván khuôn gỗ
 Là loại ván khuôn được cấu tạo
từ các loại gỗ tấm tự nhiên
hoặc các loại ván bằng gỗ dán.
 Nếu là gỗ tự nhiên thì thường là
gỗ nhóm VI trở lên.
 Thường dùng cho các công
trình có qui mô nhỏ (nhà dân...),
độ luân chuyển ít.
19
b. Ván khuôn kim loại
 Là loại ván khuôn có
cấu tạo từ các tấm tôn
mỏng với khung cứng
bằng thép hình.
 Thường dùng cho các
công trình lớn, nhiều
tầng với độ luân
chuyển nhiều.
20
6c. Ván khuôn hỗn hợp gỗ - thép
 Là loại ván khuôn có cấu tạo từ các tấm gỗ dán với
khung cứng bằng kim loại.
 Thường dùng cho các công trình không lớn lắm, với độ
luân chuyển không nhiều.
21
d. Ván khuôn bằng BTCT hoặc xây gạch
 Là loại ván khuôn có
được bằng cách tận dụng
(kết hợp) từ những tấm
BT hay mảng (bức)
tường gạch có sẵn để
làm khuôn cho kết cấu
định đổ BT (bể ngầm...).
 Sau đó, những bộ phận
ván khuôn này được giữ
lại luôn trong công trình.
22
e. Ván khuôn bằng nhựa plastic
 Loại ván khuôn này
làm bằng plastic nên
không thấm nước và rỉ
sét. Ván khuôn này có
độ bền cao, chịu được
va đập, số lần sử dụng
khoảng 100 lần.
 Sử dụng hiệu quả với
ván sàn.
23
3.2.2. Phân loại theo cấu kiện:
 Ván khuôn móng
 Ván khuôn cột
 Ván khuôn dầm
 Ván khuôn sàn
 Ván khuôn tường...
24
73.2.3. Phân loại theo kỹ thuật lắp dựng:
 Ván khuôn cố định
 Ván khuôn định hình (ván khuôn luân lưu)
 Ván khuôn di chuyển
 Theo phương đứng (ván khuôn leo, trượt)
 Theo phương ngang
25
 1 – Ván thành
 2 – Ván đáy
 3 – Nẹp đứng
 4 – Nẹp giữ chân ván thành
 5 – Thanh chống xiên
 6 – Thanh cữ
 7 – Con bọ
 8 – Cột chống chữ T
 9 – Nêm
 10 – Bản đệm
 11 – Hệ giằng
26
3.3. CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN CỦA VÁN KHUÔN
3.3.1. Tấm ván (Ván thành, ván đáy)
 Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bê tông và tạo hình
dáng cho kết cấu công trình.
 Tiếp nhận các tải trọng gồm:
 Trọng lượng bản thân tấm ván (các chi tiết phụ trợ).
 Trọng lượng của bê tông (đứng hoặc ngang)
 Tải trọng do đầm bê tông (trực tiếp hoặc do các bộ
phận khác truyền tới).
 Tải trọng do rung động khi đổ bê tông (do trút bê
tông và do người + phương tiện đi lại truyền tới).
27
 Được làm từ thép hoặc gỗ, nhựa hoặc tre ép
 Nếu làm từ gỗ tự nhiên: chiều dài tấm ván trung
bình từ 3-4m, chiều rộng từ 20-30cm, chiều dày từ
2-3cm.
 Nếu làm từ thép tấm: chiều dài và rộng tùy theo kết
cấu, chiều dày từ 1-2mm.
 Nếu là ván khuôn định hình: chiều dài tấm 0.6m;
0.9m; 1.2m; 1.5m. Chiều rộng tấm 10cm; 15cm;
20cm; 25cm; 30cm; thậm chí là 50cm. Chiều cao
5.5cm.
 Các tấm được liên kết với nhau bằng các nẹp (gỗ)
hoặc các móc thép.
28
83.3.2. Nẹp
 Dùng để liên kết các tấm ván khuôn và tham gia chịu áp
lực ngang của tấm ván khuôn truyền tới.
 Có thể được làm từ gỗ thanh hoặc thép.
 Nẹp liên kết với tấm ván khuôn bằng cách đóng đinh mũ
chìm từ trong ra.
 Nẹp có kích thước tiết diện thường là 4x4cm hoặc
4x6cm
29
3.3.3. Chống xiên
 Là bộ phận gia cố cho tấm ván khuôn. Nó tiếp nhận và
truyền áp lực ngang (từ các nẹp) tới cột chống hoặc
những chỗ cố định.
 Được làm từ gỗ thanh hoặc thép hình.
 Các thanh chống xiên thường cũng có tiết diện ngang là
4x4 hoặc 4x6cm
30
3.3.5. Cột chống
 Là bộ phận chống đỡ ván khuôn, tiếp nhận toàn bộ tải
trọng của ván khuôn và truyền xuống đất hoặc các chỗ
cố định.
 Được làm từ gỗ cây, gỗ thanh hoặc thép ống.
 Cột chống nên lấy tiết diện đều: 8x8cm, 10x10cm hoặc
12x12cm
 Cột chống bằng gỗ hoặc bằng thép có chiều dài thường
từ 3m - 4,5m
31 32
933
3.3.6. Nêm
 Dùng để vi chỉnh chiều cao cột chống (chiều cao điều
chỉnh từ 1 - 2cm)
 Dùng để lắp dựng và tháo cột chống được dễ dùng
 Dùng để cố định gông cột khi lắp dựng
 Thường được làm từ gỗ.
34
3.3.7. Bản đệm
 Thường ở chân cột chống hoặc chân ống giáo, có tác
dụng giảm ứng suất cục bộ truyền xuống nền đất và tạo
ra mặt bằng ở chân cột.
 Được làm từ bản gỗ hoặc thép.
 Kích thước bản đệm: 10x10cm, 15x15cm, dày 1-2cm
 Chiều cao cả nêm và đệm lấy khoảng từ 10 - 15cm.
35
3.4. CẤU TẠO VÁN KHUÔN MÓNG
3.4.1. Cấu tạo móng đơn
 1 – Ván khuôn
 2 – Nẹp đứng
 3 – Nẹp cữ
 4 – Nẹp giữ thành
 5 – Thanh chống xiên
 6 – Thanh chông ngang
 7 – Con bọ
 8 – Bản đệm
 9 – Thanh cữ
 10 – Dây thép giằng
36
10
37
3.4.2. Cấu tạo móng băng
 1 – Ván thành;
 2 – Nẹp đứng;
 3 – Thanh giằng;
 4 – Cọc thế;
 5 – Thanh văng ngang;
 6 – Thanh cữ ;
 7 – Thanh chống;
 8 – Bản đệm;
 9 – Nẹp ngang
38
3.4.3. Tính toán ván khuôn móng
 Ván khuôn móng được tính toán như một dầm liên tục
có đầu thừa đặt tại các gối tựa là các nẹp ván.
 Khoảng cách giữa các nẹp được tính toán theo điều kiện
về cường độ và điều kiện biến dạng
 Ván chịu tải trọng ngang gồm có: tải trọng đổ, tải trọng
do khối bê tông mới đổ.
39
 Tải trọng ngang của hỗn hợp bê tông mới đổ
Trong đó:
H - là chiều cao mỗi lớp hỗn hợp bê tông, H ≤ R
R - là bán kính tác dụng của đầm
γ- là trọng lượng riêng của bê tông
 Tải trọng động khi đổ bê tông vào cốp pha tùy thuộc vào
phương pháp đổ.
40
11
3.5. CẤU TẠO VÁN KHUÔN CỘT
3.5.1. Cấu tạo
a. Cột vuông
 1 – Ván thành ;
 2 – Nẹp liên kết tấm
 ván khuôn;
 3 – Gông cột;
 4 – Khung định vị chân cột
 5 – Lỗ vệ sinh chân cột ;
 6 – Thanh chống;
 7 – Tăng đơ ;
 8 – Móc sắt chờ sẵn ;
 9 – Thanh gỗ tạo điểm tựa
 10 – Chốt
41 42
 Trước tiên, cần xác định kích thước tiết diện cột (vuông,
chữ nhật, tròn, đa giác...) và chiều cao cột để xác định
kích thước tấm ván.
Đối với ván khuôn gỗ chỉ nên nối chứ không nên cắt
(tránh cắt vụn tấm gỗ, sẽ không sử dụng lại được).
 Ván khuôn cột gồm 4 tấm ván khuôn ở 4 mặt, trong đó 2
tấm đối diện nhau có bề rộng bằng kích thước 1 cạnh
tiết diện cột, hai tấm còn lại có bề rộng bằng kích thước
cạnh còn lại của tiết diện cột cộng với 2 lần bề dày tấm
ván.
43
 Các tấm ván có độ dày khoảng từ 2-3cm.
 Mỗi tấm ván ở mỗi mặt cột có thể được ghép bởi 1 hay
nhiều tấm ván có bề rộng từ 20-30cm. Chúng được liên
kết với nhau bằng các nẹp.
 Ở 1 tấm ván khuôn cột phía có bề rộng lớn hơn, ta đặt 1
cửa đổ bê tông và 1 cửa vệ sinh. Nó được bịt kín trước
khi đổ bê tông. Cửa đổ bê tông cần phải có khi chiều
cao cột lớn hơn 1,5m.
44
12
45
 Ván khuôn cột có hình dáng một cái hộp không có nắp
và đáy, được gia cố bằng các nẹp, gông, thanh chống và
dây tăng đơ.
 Khoảng cách các gông cột phải được tính toán.
 Gông cột có thể được làm bằng gỗ hay thép.
 Tăng đơ được móc vào các móc thép chờ sẵn trên
sàn bê tông.
 Thanh chống được tỳ vào các thanh gỗ được lồng
sẵn vào các móc thép trên sàn.
 Sau khi tháo ván khuôn cột, dùng máy để cắt các móc
thép hoặc dùng búa đánh bẹp móc xuống sàn.
46
Cấu tạo gông cột  Gông cột có thể bằng
gỗ hoặc bằng thép.
 Có nhiều cách cấu tạo
gông cột thép
 Thép bản chữ L: Kích
thước khuôn cần được
chế tạo theo tính toán.
47
Cấu tạo khung định vị chân cột
1 – Ván khuôn cột
2 – Khung định vị
3 – Mẩu gỗ chôn sẵn
trong bê tông
4 – Đinh ;
5 – Thép hình ;
6 – Bu lông ;
7 – Nẹp gỗ
48
13
 Khung định vị bằng gỗ:
 Các mẩu gỗ được chôn sẵn trong sàn bê tông, liên
kết với khung định vị bằng đinh.
 Khung định vị bằng thép:
 Chuẩn bị mốc chân cột bằng bê tông có kích thước
bằng tiết diện cột, cao 2 – 5 cm.
 Ghép hộp ván khuôn 3 mặt vào mốc chân cột. Đặt
vào 2 đoạn thép hình chữ C. Ghép nốt tấm ván còn
lại sau đó đóng bu lông giằng qua thép hình.
 Chèn các nêm gỗ vào khoảng cách giữa bu long
giằng và ván khuôn cột.
49
b. Cột tròn
50
 Ván khuôn thép:
 Thép bản với các nẹp là thép hình L.
 Sử dụng 2 mảng ván khuôn bán nguyệt.
 Ván khuôn gỗ:
 Cắt các tấm ván gỗ nhỏ.
 Nẹp dùng các miếng gỗ có khoét tròn.
51
c. Cột vuông đổ liền dầm
 Khung gia cường liên kết
với ván bằng đinh đóng mũ
chìm từ trong ra.
52
14
3.5.2. Cách lắp dựng
 1 – Bê tông sàn
 2 – Mốc đuờng tim cột
 3 – Móng
 4 – Mốc tim cột
53
3.5.3. Tháo dỡ
 Sử dụng đúng theo nguyên lý: lắp trước tháo sau - lắp
sau tháo trước.
 Khi tháo dỡ phải chú ý khả năng tấm ván khuôn bị dính
vào bê tông cột gây hư hỏng bề mặt bê tông.
54
3.5.4. Thiết kế ván khuôn cột
 Ván khuôn cột được tính toán như một dầm liên tục đặt
tại các gối tựa là các gông cột.
 Khoảng cách giữa các gông được tính toán theo điều
kiện về cường độ và điều kiện biến dạng.
 Ván chịu tải trọng ngang gồm có: tải trọng đổ, tải trọng
do khối bê tông mới đổ.
55
 Tải trọng ngang của hỗn hợp bê tông mới đổ
Trong đó:
H - là chiều cao mỗi lớp hỗn hợp bê tông, H ≤ R
R - là bán kính tác dụng của đầm
γ – Là trọng lượng riêng của bê tông
 Tải trọng động khi đổ bê tông vào cốp pha tùy thuộc vào
phương pháp đổ.
56
15
3.6. CẤU TẠO VÁN KHUÔN DẦM, SÀN
3.6.1. Cấu tạo ván khuôn dầm đơn
a. Cấu tạo
 1 – Ván thành;
 2 – Ván đáy;
 3 – Nẹp đứng;
 4 – Nẹp giữ chân ván thành
 5 – Thanh chống xiên;
 6 – Thanh cữ;
 7 – Con bọ;
 8 – Cột chống chữ T
57
 3 – Nẹp đứng;
 9 – Ván thành dầm phụ;
 10 – Ván đáy dầm phụ;
 11 – Khung chữ U gia cường;
 12 – Ván thành dầm phụ;
58
 Ván khuôn dầm đơn gồm 3 tấm: 2 tấm thành và 1 tấm
đáy.
 Các tấm ván khuôn được ghép từ các tấm ván gỗ rộng
từ 20-30cm, dày từ 2-3cm, chúng được liên kết với nhau
nhờ các nẹp đứng bằng gỗ. Khoảng cách giữa các nẹp
đứng được xác định dựa vào áp lực ngang của bê tông.
 Bề rộng tấm ván khuôn đáy dầm bằng kích thước cạnh
đáy tiết diện dầm.
 Chiều cao ván khuôn thành dầm bằng chiều cao cộng
với chiều dầy tấm ván khuôn đáy dầm.
59
 Miệng dầm được cố định bằng các thanh văng.
 Chân ván thành dầm được cố định bằng các nẹp hoặc
các cục gỗ chặn chân.
 Ván thành còn được giữ bởi các thanh chống xiên (khi
hdầm > 20cm) hoặc dây giằng hay bu lông neo (khi
hdầm > 60cm).
 Một đầu thanh chống xiên được tì vào cục gỗ chặn ở
đầu cột chống chữ T.
 Tại các mối nối dầm chính dầm phụ được gia cường
them bằng các nẹp khung hình chữ U
 Toàn bộ hệ ván khuôn dầm được đặt trên cột chống chữ
T.
60
16
b. Lắp dựng
 Dùng máy trắc đạc, thước thép xác định vị trí dầm chính,
dầm phụ.
 Dầm chính được lắp dựng trước dầm phụ. Mặt bên của
các tấm thành thường để chừa sẵn các cửa để đón dầm
phụ.
 Ván khuôn đáy dầm lắp trước (ván khuôn đáy dầm nằm
lọt trong ván thành vì nếu vá ... rong vữa bê tông ít, thời gian đông
cứng của bê tông nhanh hơn, do đó thời gian tháo ván
khuôn nhanh hơn.
 Đồng thời do lượng nước ít nên giảm được sự co ngót
trong bê tông dẫn đến hạn chế được vết nứt.
200
51
 Đầm cơ giới giảm công lao động, năng suất cao, tiến độ
thi công nhanh và chất lượng bê tông đảm bảo.
 Tránh được nhiều khuyết tật trong thi công bê tông và
không bị rỗ mặt, rạn chân chim...
 Đầm cơ giới thường sử dụng ba loại:
 Đầm chấn động trong (đầm dùi): Dùng để đầm móng,
cột, tường, dầm.
 Đầm chấn động ngoài (đầm cạnh): Dùng để đầm
tường, cột.
 Đầm mặt (đầm bàn): Dùng để đầm nền, sàn.
201
- Đầm chấn động bên trong (đầm dùi)
 Đầm dùi được cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: đầu rung,
dây mềm và động cơ.
202
 Đầu rung: được chế tạo vỏ bằng gang, trong gồm có
lõi hình nón được gắn với trục xoay cứng, khi quay
lệch tâm tạo ra lực rung. Đầu rung có nhiều loại
đường kính: loại nhỏ Φ = 29,5mm, loại trung bình Φ
= 45mm, loại lớn Φ = 72mm. Chiều dài đầu rung
khoảng l0 = 360 ÷ 520mm.
 Dây mềm: dùng để nối đầu rung và động cơ. Chiều
dài của dây mềm (gồm đầu rung và dây mềm)
thường l = 4 - 6m.
 Động cơ: dùng để xoay đầu rung. Động cơ có thể là
động cơ điện hay động cơ xăng.
203
Sơ đồ đầm:
 Sơ đồ hình ô cờ: vị trí của dùi khi
đầm bê tông tạo thành những ô
vuông có cạnh là a = 1,5.R với R là
bán kính tác động của đầm. Sơ đồ
này được sử dụng rộng rãi ngoài
công trường vì dễ dàng xác định
một hình vuông.
 Sơ đồ tam giác: vị trí quả đầm khi
đầm bê tông tạo thành những tam
giác đều có cạnh a = (1,7-1,8) R
với R là bán kính tác dụng của
đầm.
204
52
Kỹ thuật đầm:
 Đầm luôn phải để hướng vuông
góc với mặt bê tông cần đầm.
 Khi đổ bê tông thành nhiều lớp thì
đầm phải cắm được 5-10 cm vào
lớp bê tông đã đổ trước (b = 5-
10cm).
 Chiều dày của mỗi lớp bê tông đổ để đầm không được vượt quá 3/4
chiều dài đầu rung của đầm.
 Thời gian đầm tại một vị trí phải thích hợp, không được ít quá (bê
tông chưa đạt được độ đặc, chắc). Nếu thời gian đầm lâu quá thì làm
cho bê tông bị phân tầng.
205
 Thời gian đầm phụ thuộc vào từng loại đầm và do nhà
sản xuất quy định. Tuy nhiên dấu hiệu để nhận biết bê
tông đã được đầm đạt yêu cầu là: vữa bê tông không lún
xuống nữa và nước xi măng nổi lên mặt (thường đầm =
15 - 60 giây).
 Khi đầm xong một vị trí phải nhẹ nhàng di chuyển sang vị
trí khác, rút lên hoặc dùi xuống từ từ.
 Khoảng cách từ vị trí đầm đến ván khuôn phải là: 2Φ < l1
≤ 0,5.R
 Khoảng cách giữa vị trí đầm cuối cùng đến vị trí sẽ đổ bê
tông tiếp theo là: l2 ≥ 2R.
Trong đó: Φ - đường kính của đầu rung
R: bán kính tác dụng của đầm.
206
Đầm mặt gồm 3 bộ phận chính
 Động cơ: là bộ phận tạo ra chấn động, có
gắn quả lệch tâm. Động cơ có thể là động
cơ điện hay động cơ xăng.
 Mặt đầm: là bộ phận truyền chấn động từ
động cơ xuống bê tông cần đầm. Mặt
đầm được chế tạo bằng thép tấm có độ
dày δ = 8 - 15mm và có tiết diện chữ nhật
F = a x b.
 Dây kéo đầm: được buộc vào móc gắn
sẵn trên mặt đầm.
- Đầm mặt (hay còn gọi là đầm bàn):
207
Sơ đồ đầm:
 Đầm bàn được đầm theo
sơ đồ lợp ngói.
 Đầm được chuyển theo
phương cạnh ngắn sao
cho lần đầm sau đè lên
lầm đầm trước một
khoảng từ 3 - 5cm.
208
53
Kỹ thuật đầm:
 Khi đầm phải theo thứ tự đầm,
tránh bỏ sót.
 Khi di chuyển đầm không được
kéo lướt mà phải nhấc đầu
đầm lên để di chuyển đầm một
cách từ từ.
 Thời gian đầm tại một vị trí
thích hợp nhất là t= 30–50 giây.
 Khoảng cách giữa hai vị trí
đầm liền nhau phải được
chồng lên nhau một khoảng 3-
5cm.
209
Đặc điểm:
 Đầm chấn động ngoài được dùng để đầm bê tông các kết
cấu mỏng như tường, hoặc những kết cấu có mật độ cốt
thép dày. Khi đầm người ta treo đầm vào ván khuôn, với
sức chấn động của đầm làm rung cả ván khuôn và bê
tông.
 Hiện nay đầm chấn động ngoài ít được sử dụng ngoài
hiện trường vì ít hiệu quả, đòi hỏi hệ ván khuôn phải chắc
chắn, có độ ổn định cao. Đầm chấn động ngoài được sử
dụng nhiều trong các nhà máy bê tông chế tạo sẵn..
- Đầm chấn động ngoài:
210
 Đầm được móc trực tiếp vào sườn của ván khuôn.
 Liên kết giữa đầm và ván khuôn nhờ các bu lông.
 Khi bố trí đầm, bao giờ cũng phải bố trí lệch nhau.
Phương pháp đầm:
 1 – Động cơ đầm
 2 – Bản đế đầm
 3 – Đai thép
 4 – Bulông liên kết
 5 – Sườn ngang
 6 – Sườn đứng
211
5.7. BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA KHUYẾT TẬT SAU KHI
ĐỔ BÊ TÔNG
5.7.1. Bảo dưỡng
a. Khái niệm
 Bảo dưỡng bê tông mới đổ xong là tạo điều kiện tốt nhất
cho sự đông kết của bê tông và ngăn ngừa những ảnh
hưởng có hại trong sự đóng rắn của bê tông.
 Chất lượng của bê tông chỉ đảm bảo theo yêu cầu thiết
kế khi nó được ninh kết (đông cứng, rắn chắc) trong môi
trường được cung cấp đầy đủ và thích hợp về nhiệt độ,
đổ ẩm và tránh va chạm đến nó.
212
54
b. Các phương pháp bảo dưỡng bê tông
Bảo dưỡng bê tông ở mùa hè
 Như ta đã biết lượng nước trong hỗn hợp bê tông theo
tỷ lệ N/X có hai tác dụng:
 Giúp trộn đều hỗn hợp bê tông.
 Thực hiện phản ứng thủy hoá xi măng.
 Lượng nước thừa sẽ bay hơi dưới tác dụng của nhiệt độ
ngoài trời.
213
 Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời rất cao (to > 30o), lượng
nước trong hỗn hợp bê tông vừa đổ bốc hơi quá nhanh
dẫn đến không đủ lượng nước để thực hiện phản ứng
thuỷ hoá xi măng trong quá trình bê tông ninh kết.
 Vì vậy, sau khi đổ bê tông, ta phải tiến hành bảo dưỡng
bê tông (sau 7 - 8 giờ) bằng các cách sau: Tưới nước
đều 3 lần /ngày đêm. Nếu to cao quá thì phải tưới nước
đều 3 giờ /lần /ngày đêm.
 Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào loại xi măng. Với bê
tông dùng xi măng pooc lăng cần giữ ẩm ít nhất là 7
ngày đêm.
214
 Nếu dùng xi măng oxit nhôm thì cần giữ ẩm 3 ngày đêm.
 Dùng bao tải gai hay cát phủ lên mặt bê tông rồi tưới
nước để giữ ẩm cho bê tông.
 Với những kết cấu cần chống thấm như bể nước, sênô
thì kết hợp ngâm nước xi măng chống thấm để bảo
dưỡng (5kg xi măng /1m2) .
215
Bảo dưỡng bê tông ở mùa đông
 Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng đến tốc
độ phát triển cường độ của bê tông do đó phải chú ý đến
thời gian tháo dỡ ván khuôn chịu lực cho phù hợp.
 Có thể trải lên mặt bê tông một lớp bao tải gai rồi tưới
nước ấm để tăng nhiệt độ, giúp cho bê tông phát triển
nhanh cường độ.
 Khi trời mưa, bê tông sẽ thừa một lượng nước, sau khi
nuớc bốc hơi hết sẽ tạo lỗ rỗng trong bê tông làm giảm
cường độ. Do đó, khi bê tông mới đổ gặp trời mưa phải
dùng bạt để che đậy mặt bê tông.
216
55
Bảo dưỡng bê tông tránh những chấn động
 Không được đi lại hay kê giáo, va chạm bề mặt bê tông
khi bê tông chưa đạt đến cường độ 25 kg/cm2 (mùa hè
khoảng 1 – 2 ngày; mùa đông khoảng 3 ngày).
217
3.5.7.2. Sửa chữa những khuyết tật trong bê tông
a. Hiện tượng rỗ
 Trong thi công bê tông, sau khi tháo ván khuôn, thường
gặp ba dạng rỗ bê tông như sau:
 Rỗ ngoài (rỗ mặt): Mặt bê tông có hình dạng như tổ
ong. Nó chỉ xuất hiện thành những lỗ nhỏ ở mặt
ngoài và chưa vào tới cốt thép.
 Rỗ sâu: Lỗ rỗ đã sâu tới tận cốt thép.
 Rỗ thấu suốt: Là rỗ xuyên qua kết cấu, từ mặt này
nhìn thấy mặt kia.
218
219 220
56
221
Nguyên nhân gây rỗ:
 Do độ rơi tự do của bê tông quá lớn so với độ cao cho
phép làm cho vữa bê tông bị phân tầng.
 Do độ dày của lớp bê tông quá lớn, vượt quá phạm vi
ảnh hưởng tác dụng của đầm.
 Do vữa bê tông bị phân tầng khi vận chuyển hay do đầm
tại một vị trí nào đó lâu quá vượt thời gian quy định.
 Do vữa bê tông trộn không đều.
222
 Do vữa bê tông bị mất nước xi măng trong quá trình vận
chuyển (thiết bị vận chuyển không kín khít hay ván
khuôn không kín khít, khi đầm sẽ bị mất nước xi măng).
 Do đầm không kỹ, nhất là tại lớp vữa bê tông giữa cốt
thép chịu lực và ván khuôn (lớp bảo vệ). Hay do máy
đầm có sức rung quá yếu.
 Cốt thép quá dày làm cốt liệu lớn không lọt được xuống
dưới hay do cốt liệu lớn không đúng quy cách (kích
thước cốt liệu quá lớn)...
223
Cách sửa chữa:
 Đối với rỗ mặt: dùng xà beng, que sắt hay bàn chải sắt
tẩy sạch các viên đá nằm trong vùng rỗ, quét sạch bụi,
rửa nước, đợi đến khi khô rồi dùng vữa xi măng mác
cao hơn bê tông để trát.
 Đối với lỗ rỗ sâu: dùng đục để lấy hết chỗ rỗ cho đến lớp
bê tông tốt, đánh sờm bằng bàn chải sắt, rửa sạch bằng
nước, đợi khô và cạo rỉ thép rồi dùng bê tông sỏi nhỏ có
mác cao hơn mác bê tông cũ để trát lại. Nếu cần thiết thì
ghép ván khuôn rồi đổ và đầm chặt bê tông.
224
57
 Đối với rỗ thấu suốt: Trước khi sửa chữa thì phải tiến
hành chống đỡ kết cấu (nếu cần).
 Tẩy chỗ rỗ cho đến tận lớp bê tông tốt, sau đó ghép
ván khuôn (ván khuôn gỗ, hay là bê tông cốt thép)
bao quanh rồi dùng máy bơm để bơm vữa bê tông
mác cao vào kết cấu qua lỗ đục của ván khuôn.
 Nếu lỗ rỗng gây tổn hại trầm trọng cho kết cấu chịu
lực thì ta dùng ván khuôn là bê tông cốt thép tạo
thành lớp vỏ bao quanh kết cấu. Sau khi bơm vữa
bê tông, ván khuôn này sẽ được lưu lại mãi mãi như
một lớp gia cường.
225
b. Hiện tượng nứt nẻ
Hiện tượng
 Thường gặp ở các khối bê
tông khối lớn, trong các sàn
có 2 lớp thép, đường ống
ngầm chôn sẵn trong sàn
nhiều.
 Các vết nứt ở bề mặt ngoài
làm giảm khả năng chịu lực
và sức chống thấm của bê
tông. Vết nứt thường có
hình dạng chân chim.
226
Nguyên nhân
 Do sự co ngót không đều của bê tông và không đảm bảo
đúng các biện pháp và quy trình bảo dưỡng bê tông sau
khi đổ.
 Đối với các kết cấu dầm sàn, trong thiết kế và thi công,
do xem xét không cẩn thận và bố trí không thoả đáng đối
với việc đặt cốt thép giữa dầm và sàn hoặc giữa cốt thép
dầm sàn với đường ống chôn sẵn làm cho cốt thép phía
trên của sàn bị nâng cao tới gần hoặc vượt quá mặt sàn,
tất cả làm cho lớp bảo vệ có ở thép phía trên nhỏ lại sẽ
tạo nên các vết nứt co ngót chạy dọc theo cốt thép phía
trên mặt sàn.
227
Cách sửa chữa
 Trước hết tiếp tục bảo dưỡng thêm từ 1 - 2 tuần nữa.
 Khi vết nứt đã ổn định mới tiến hành sửa chữa.
 Nếu vết nứt nhỏ thì dùng vữa xi măng trát lại.
 Nếu vết nứt lớn thì dùng cách phun vữa xi măng để lấp
kín hoặc có thể đục mở rộng vết nứt, vệ sinh sạch rồi
dùng bê tông sỏi nhỏ mác cao để đổ vào.
228
58
c. Hiện tượng trắng mặt
Hiện tượng
 Thường gặp ở các kết cấu móng.
 Khi dỡ ván khuôn thì thấy mặt bê tông bị trắng.
Nguyên nhân:
 Do bảo dưỡng không tốt, bê tông không đủ nước để
thực hiện phản ứng thủy hóa ximăng.
Cách sửa chữa:
 Đắp bao tải, dùng cát hoặc mùn cưa, tưới nước thường
xuyên từ 5 - 7 ngày.
229
5.8. PHỤ GIA DÙNG TRONG BÊ TÔNG
5.8.1. Khái niệm về phụ gia bê tông
 Phụ gia là một loại hợp chất ở dạng bột hay lỏng được
sản xuất trong nhà máy, khi hòa trộn với vữa bê tông
theo một tỷ lệ nhất định sẽ cho bê tông có một đặc tính
nổi trội như:
 Khả năng chống thấm cao,
 Tăng độ đặc chắc, tăng độ dẻo,
 Làm chậm thời gian đóng rắn,
 Rút ngắn thời gian đóng rắn của bê tông.
230
5.8.2. Một số loại phụ gia bê tông
a. Phụ gia đóng rắn tức thời (PLACC-JET)
 Là loại phụ gia có tác dụng làm xi măng đóng rắn tức
thời chịu được áp lực của nước trong thời gian từ 2 – 4
phút.
 Sử dụng khi thi công ở những nơi có mạch nước ngầm,
ở khu vực có dòng chảy, sửa chữa các công trình chứa
nước.
231
b. Phụ gia đóng rắn nhanh (PLACC-07)
 Là loại phụ gia có tác dụng làm dẻo hóa hổn hợp vữa bê
tông, cho phép giảm 10% lượng nước trộn vữa, rút ngắn
thời gian đông kết của bê tông, nâng cao cường độ của
bê tông.
 Được sử dụng khi thi công trong thời tiết giá lạnh, đáp
ứng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công, thỏa mãn yêu
cầu thi công trong môi trường ngập nước.
232
59
c. Phụ gia trương nở (Tr– 01)
 Là loại phụ gia tạo cho vữa bê tông có khả năng nở
hoặc chống co ngót, làm tăng độ dẻo và giảm sự tách
nước của hổn hợp vữa bê tông, cho phép kéo dài thời
gian thi công, tăng khả năng chống thấm và khả năng
chống xâm thực của kết cấu BT và BTCT.
 Được sử dụng để chèn khe, xử lý vết nứt, chế tạo bê
tông chèn, bê tông chống thấm.
233
d. Phụ gia chống ăn mòn (PLACC-CR)
 Là loại phụ gia có tác dụng ức chế quá trình ăn mòn bê
tông và cốt thép, tăng độ đặc chắc và chống thấm cho
bê tông, giảm lượng nước trộn và tăng cường độ tuổi
sớm cũng như cường độ sau cùng của bê tông.
 Được sử dụng rất hiệu quả trong các công trình xây
dựng ở ven biển, ngoài biển và những khu vực nước
ngầm có tính xâm thực cao.
234
e. Phụ gia chống thấm (TL- 12)
 Phụ gia chống thấm có tác dụng làm dẻo hóa hổn hợp
vữa bê tông, cho phép giảm 10% lượng nước trộn. Duy
trì độ sụt lâu dài, tăng cường độ tuổi sớm và cường độ
sau cùng của bê tông. Nâng cao khả năng chống thấm
của vữa BT. Thích hợp với điều kiện khí hậu nóng.
 Được sử dụng ở những công trình như đập, hồ chứa
nước, bể bơi, bể chứa nước, mái nhà...
235
f. Phụ gia hóa dẻo chậm đóng rắn (PLACC-02A)
 Là loại phụ gia có tác dụng làm tăng độ sụt, chống hiện
tượng tổn thất độ sụt, loại bỏ hiện tượng phân tầng khi
vẫn giữ nguyên lượng nước trộn, cho phép giảm đến
18% lượng nước trộn, kéo dài thời gian thi công bê tông
trong điều kiện thời tiết nắng nóng.
 Được sử dụng trong sản xuất bê tông trộn sẵn, thích
hợp trong thi công bê tông khối lớn và bê tông thủ công,
chế tạo bê tông trong điều kiện khô nóng.
236
60
g. Phụ gia siêu dẻo, giảm nước cao cấp (SELFILL–
2010S)
 Là loại phụ gia cho phép giảm 25% – 30% lượng nước
trộn, làm tăng đáng kể cường độ tuổi sớm của BT, làm
cho BT đặc chắc, tăng độ chống thấm và tăng độ bền.
 Được sử dụng để sản xuất bê tông lỏng và BT bơm, chế
tạo BT đặc chủng, sản xuất BT đạt cường độ tuổi sớm
cao, chế tạo cấu kiện BT mỏng, có cốt thép dày
237
h. Phụ gia kết dính (IMATEX- C)
 Là loại phụ gia có tác dụng làm tăng khả năng bám dính
giữa bê tông cũ và mới.
 Phụ gia kết dính đáp ứng điều kiện thi công các kết cấu
phức tạp, không liên tục. Sử dụng hiệu quả trong công
tác nâng cấp, sửa chữa công trình
238
5.9. THI CÔNG BÊ TÔNG DƯỚI NƯỚC
5.9.1. Phương pháp rút ống
 Dùng ván cừ hoặc cốp pha ghép kín xung quanh kết cấu
cần đổ và đặt sàn công tác trên đó.
 Thả các ống thẳng đứng xuống cách đáy từ 0,2 – 0,5m,
ống được lắp từ các đoạn có chiều dài 1m, 2m, 3m, 6m.
 Lắp phểu trên miệng ống, đặt nút hãm (bằng bóng cao
su, bùi nhùi trộn vữa xi măng).
 Đổ bê tông vào phểu bằng cần trục cẩu thùng vữa đặt
trên xà lan hoặc dùng máy bơm bê tông.
239
 Đổ bê tông tiến hành
đồng thời với việc ngắt
ống thẳng đứng, ống đổ
luôn ngập trong bê tông
xấp xỉ 2m.
 Bê tông đổ trong nước có
độ sụt từ 16 – 18cm.
 Phương pháp này sử
dụng để đổ bê tông
móng, trụ cầu, tường
kè
 1 - Ống đổ bê tông
 2 – Sàn công tác
 3 – Lan can
 4 – Phểu đổ BT
 5 – Tường cừ
Quá trình đổ:
240
61
5.9.2. Phương pháp vữa dâng
 1 – Đá tảng, đá dăm
 2 – Vữa
 3 – Cốp pha
 4 – Lan can bảo vệ
 5 – Gỗ lát sàn CT
 6 – Lồng lưới thép
 7 – Ống
 8 – Tời
 9 – Nước
 10 – Ống bơm vữa
 11 – Máy bơm vữa
241
 Dùng ván cừ hoặc cốp pha ghép kín xung quanh kết cấu
cần đổ và đặt sàn công tác trên đó.
 Bên trong cứ 3 – 4m đặt một lồng bằng lưới thép.
 Khoảng giữa các lồng thép được xếp đá hộc boặc đá
dăm, kích thước đá đều nhau để đảm bảo độ rỗng xấp xỉ
nhau.
 Trong mỗi lồng sắt đặt một ống nối liền với máy bơm
vữa xi măng cát, vữa được bơm vào xâm nhập khoảng
giữa các viên đá và dâng dần lên cao.
242

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_thi_cong_chuong_3_cong_tac_be_tong_va_be.pdf