Bài giảng Luật kinh tế - Chương X: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại - Bùi Huy Tùng

 Nội dung nghiên cứu:

I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

II. THƯƠNG LƯỢNG VÀ HÒA GIẢI

III. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

IV. TÒA ÁN

 

ppt 134 trang yennguyen 7281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật kinh tế - Chương X: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại - Bùi Huy Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luật kinh tế - Chương X: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại - Bùi Huy Tùng

Bài giảng Luật kinh tế - Chương X: Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại - Bùi Huy Tùng
CHƯƠNG X. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 
I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI 
II. THƯƠNG LƯỢNG VÀ HÒA GIẢI 
III. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 
IV. TÒA ÁN 
 Nội dung nghiên cứu: 
I. KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP TM VÀ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TM 
1. Tranh chấp thương mại 
2. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại 
1. Tranh chấp thương mại (TCTM) 
TCTM là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động TM (Đ238 LTM1997). 	 
Hoạt động TM là việc thực hiện một hay nhiều HVTM của các cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán HH, cung ứng DV; phân phối; đại diện; đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li xăng; đầu tư; TC, NH; BH; thăm dò, khai thác; vận chuyển và các HVTM khác (K2 Đ3 PLTTTM2003). 
Hoạt động TM là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán HH, cung ứng DV, đầu tư, xúc tiến TM và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (K1 Đ3 LTM2005). 	 
KD là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ SP hoặc cung ứng DV nhằm mục đích sinh lợi (K2 Đ 4 LDN2005). 
1. Tranh chấp thương mại (tt) 
	Tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án kinh tế và trọng tài kinh tế, bao gồm (Đ29 BLTTDS2004): 
Các tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có ĐKKD; 
Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên, giữa các thành viên với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; 
Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu; 
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đầu có mục đích lợi nhuận; 
Các tranh chấp kinh tế khác. 
	Các tranh chấp trên mới chỉ là nhóm tranh chấp điển hình có nội dung kinh tế, thực chất tranh chấp kinh tế là một khái niệm có nội hàm rộng, bao hàm tất cả các tranh chấp có nội dung kinh tế. 
1. Tranh chấp thương mại (tt) 
	TCTM phải hội đủ các yếu tố: 
Thứ nhất, TCTM là những mâu thuẫn (bất đồng) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể. 
Thứ hai, những mâu thuẫn (bất đồng) đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại. 
Thứ ba, những mâu thuẫn (bất đồng) đó phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân. 
2. Phương thức giải quyết TCTM 
	Có bốn phương thức giải quyết TCTM cơ bản: 
Thương lượng 
Hòa giải 
TTTM 
Tòa án 
2. Phương thức giải quyết TCTM (tt) 
Các phương thức thương lượng, hòa giải và TTTM không mang ý chí quyền lực NN mà chủ yếu là ý chí tự định đoạt của các bên hoặc phán quyết của bên thứ ba độc lập (do các bên lựa chọn) theo thủ tục linh hoạt, mềm dẻo. 
Tòa án lại là phương thức mang ý chí quyền lực NN được tiến hành theo thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. 
II. THƯƠNG LƯỢNG VÀ HÒA GIẢI 
1. Thương lượng 
2. Hòa giải 
1. Thương lượng 
Khái niệm 
	 Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. 
Là phương thức xuất hiện sớm, thông dụng và phổ biến nhất. 
Thực hiện đơn giản, ít tốn kém, không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý phức tạp. 
Uy tín, bí mật kinh doanh được bảo đảm tối đa. 
Hạn chế sự phương hại đến mối quan hệ giữa các bên, tăng cường hiểu biết và hợp tác lẫn nhau. 
1. Thương lượng (tt) 
Các đặc trưng cơ bản của thương lượng: 
Thứ nhất , được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc bàn bạc, thỏa thuận để tự hóa giải những bất đồng mà không cần bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết. 
Thứ hai , không chịu sự ràng buộc của bất kỳ n.tắc pháp lý về thủ tục giải quyết tranh chấp. 
Thứ ba , việc thực thi kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm. 
1. Thương lượng (tt) 
Thương lượng có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức: 
Thương lượng trực tiếp : các bên trực tiếp gặp nhau bàn bạc, trao đổi và đề xuất ý kiến nhằm tìm kiếm giải pháp. 
Thương lượng gián tiếp : các bên gửi cho nhau các tài liệu thể hiện quan điểm và yêu cầu nhằm tìm kiếm giải pháp. 
Kết hợp thương lượng trực tiếp và thương lượng gián tiếp. 
1. Thương lượng (tt) 
Ưu điểm của phương thức thương lượng: 
Thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém. 
Bảo vệ được uy tín của các bên, bí mật trong kinh doanh. 
Hạn chế của phương thức thương lượng: 
Nó phụ thuộc vào sự hiểu biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp. 
Kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc. 
2. Hòa giải 
Khái niệm 	 
	 Hòa giải là phương thức với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp. 
2. Hòa giải (tt) 
Các đặc trưng cơ bản của hòa giải: 
Thứ nhất , có sự hiện diện của bên thứ ba (do các bên lựa chọn) làm trung gian để giúp các bên tìm kiếm giải pháp. 
	Bên thứ ba không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên. Quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên khi họ thống nhất được ý chí với nhau trên cơ sở sự hướng dẫn, trợ giúp của người thứ ba. 
Thứ hai , không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải. 
Thứ ba , việc thực thi kết quả hòa giải thành hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo thi hành. 
	Cần phân biệt hòa giải với sự tham gia của bên thứ ba được các bên lựa chọn (hòa giải ngoài tố tụng) và hòa giải được tiến hành tại tòa án hay trọng tài (hòa giải trong tố tụng). 
2. Hòa giải (tt) 
Các bước trong quá trình hòa giải: 
Các bên trao đổi thông tin, tài liệu để làm rõ yêu cầu, khả năng, vị thế của mỗi bên đồng thời lựa chọn bên (hoặc các bên) làm trung gian (hội đồng định giá, giám định viên). 
Các bên có thể xác định một thủ tục (quy trình) hòa giải. Nếu không có thỏa thuận thì có thể hiểu các bên trao cho người hòa giải có toàn quyền quyết định. 
Các bên trình bày ý kiến, quan điểm về vụ tranh chấp, lắng nghe ý kiến của người khác và đề xuất các phương án. 
Người trung gian hòa giải xem xét, phân tích, đánh giá các tình tiết, làm sáng tỏ vị thế của các bên. Người trung gian có thể trao đổi, gặp gở riêng với một hoặc các bên để phân tích, thuyết phục. 
	Các ý kiến, nhận xét, bình luận và những đề xuất, giải pháp của người trung gian chỉ có tính chất khuyến nghị, tham vấn. 
Trên cơ sở đó, nếu các bên thỏa thuận được thì phải được ghi nhận bằng văn bản có đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên và của người trung gian. Văn bản này có giá trị ràng buộc các bên và các bên phải tôn trọng, tự nguyện thực hiện. 
2. Hòa giải (tt) 
Ưu điểm của phương thức hòa giải: 
Có những ưu điểm như phương thức thương lượng như tính đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, sự linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém. 
Người thứ ba thường là người có chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực và vấn đề đang tranh chấp. 
Kết quả hòa giải được ghi nhận và chứng kiến bởi người thứ ba nên mức độ tôn trọng và tự nguyện tuân thủ các cam kết thường cao hơn thương lượng. 
Nhược điểm của phương thức hòa giải: 
Hòa giải cũng có những hạn chế như thương lượng, bởi vẫn được quyết định trên cơ sở ý chí thỏa thuận cũng như sự tự nguyện thi hành của mỗi bên. 
Uy tín, bí mật KD dễ bị ảnh hưởng hơn thương lượng. 
Chi phí cho hòa giải thường tốn kém hơn thương lượng. 
III. TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 
1. Các hình thức TTTM 
2. Thành lập TTTT 
3. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện và TTTT 
4. Thủ tục giải quyết TCTM bằng trọng tài thương mại 
1. Các hình thức TTTM 
1.1 Trọng tài vụ việc (TTVV) 
1.2 Trọng tài thường trực (TT/TT) 
1.1 Trọng tài vụ việc (TTVV) 
Khái niệm 	 
	TTVV là phương thức do các bên thỏa thuận thành lập, và trọng tài sẽ tự chấm dứt khi giải quyết xong vụ tranh chấp. 
Đây là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất và được sử dụng rộng rãi ở các nước. 
Pháp luật các nước đều ghi nhận sự tồn tại của hình thức trọng tài này với mức độ sâu rộng khác nhau. 
1.1 Trọng tài vụ việc (tt) 
Các đặc trưng cơ bản của TTVV: 
TTVV chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp. 
TTVV không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên. 
TTVV không có quy tắc tố tụng riêng, mà do các bên tự thỏa thuận xây dựng hoặc có thể chọn từ các bộ quy tắc trọng tài nào đó. 
1.1 Trọng tài vụ việc (tt) 
Ưu thế của TTVV so với trọng tài thường trực: 
Có thể giải quyết nhanh chóng, ít tốn kém, bởi vì nó phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của các bên tranh chấp; 
Quyền lựa chọn TTV của các bên không bị giới hạn bởi DSTTV sẵn có như TT/TT mà có thể lựa chọn bất kỳ TTV nào của bất kỳ TTTT nào; 
Các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định các quy tắc tố tụng. Trong khi đó ở TT/TT, các bên chủ yếu chịu ràng buộc bởi quy tắc tố tụng của chính TTTT mà các bên đã chọn. 
1.2 Trọng tài thường trực (TT/TT) 
Ở các nước, TT/TT được tổ chức dưới các hình thức đa dạng như: các TTTT, các hiệp hội trọng tài, các viện trọng tài, nhưng phổ biến nhất là các TTTT. 
Trọng tài hầu hết ở các nước đều tồn tại dưới hình thức phi CP và là các tổ chức nghề nghiệp. Có một số nước, trọng tài lại thuộc NN. 
Theo PLVN, TT/TT được tổ chức dưới dạng các TTTT, là các tổ chức phi CP, có tư cách pháp nhân. 
 Các đặc trưng của TTTT 
Thứ nhất , các TTTT là các tổ chức phi CP, không phải CQNN. 
Được thành lập theo sáng kiến của các TTV sau khi được CQNN có thẩm quyền cho phép. 
Hoạt động theo n.tắc tự trang trải chi phí. 
TTV duy nhất hoặc HĐTT không nhân danh NN mà nhân danh người thứ ba độc lập. 
Các TTTT đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của NN. 
 Các đặc trưng của TTTT (tt) 
Thứ hai , các TTTT có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau. 
Được thành lập hợp pháp; 
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 
Nhân danh mình tham gia các QHPL một cách độc lập (Đ84 BLDS2005). 
 Tính độc lập của các TTTT với nhau: 
Các TTTT tồn tại độc lập và bình đẳng với các TTTT khác. 
Giữa các TTTT không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới như hệ thống các cơ quan tài phán NN. 
→ Đây là tính chất đặc thù của tố tụng trọng tài trong việc quy định n.tắc xét xử một lần. 
 Các đặc trưng của TTTT (tt) 
Thứ ba , tổ chức và quản lý ở các TTTT rất đơn giản, gọn nhẹ. 
Cơ cấu tổ chức gồm có ban điều hành và các TTV. 
Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch và có thể có tổng thư ký do chủ tịch cử. 
TTTT còn có các TTV trong DSTTV của trung tâm. Các TTV tham gia giải quyết tranh chấp khi được lựa chọn hoặc chỉ định. 
 Các đặc trưng của TTTT (tt) 
Thứ tư , mỗi TTTT tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. 
Tự xác định lĩnh vực hoạt động tùy thuộc vào chuyên môn của TTV và được ghi trong điều lệ. 
Các TTTT có quyền mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi hoạt động nhưng phải được sự chấp thuận của CQNN. 
Mỗi TTTT đều có điều lệ riêng, đặc biệt là có quy tắc tố tụng riêng và không được trái pháp luật. 
Khi giải quyết tranh chấp, HĐTT hoặc TTV duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này. 
 Các đặc trưng của TTTT (tt) 
Thứ năm, hoạt động xét xử của TTTT được tiến hành bởi các TTV của TTTT. 
Mỗi TTTT đều có một DSTTV. 
Việc chọn hoặc chỉ định TTV chỉ được giới hạn trong danh sách này. 
Đây là khác biệt so với TTVV. 
2. Thành lập TTTT 
2.1 Điều kiện để thành lập TTTT 
2.2 Thủ tục thành lập TTTT 
2.3 Chi nhánh, văn phòng đại diện của TTTT 
2.1 Điều kiện để thành lập TTTT 
	Cần phải thỏa mãn ba điều kiện: 
Thứ nhất , chỉ được thành lập TTTT tại một số địa phương theo quy định của CP. 
	 Cho phép thành lập TTTT tại ba trung tâm thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng) nhưng có thể thành lập tại các địa phương khác, tùy thuộc vào hình hình KTXH của địa phương và phải bảo đảm các điều kiện thành lập TTTT. 
2.1 Điều kiện để thành lập TTTT (tt) 
	Cần phải thỏa mãn ba điều kiện: 
Thứ hai , phải có ít nhất 5 TTV là sáng lập viên. 
	 Điều kiện của trọng tài viên: 
Phải là CDVN; 
Có NLHVDS đầy đủ; 
Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan; 
Có bằng đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên. 
2.1 Điều kiện để thành lập TTTT (tt) 
	Những tr.hợp không được làm TTV: 
Người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích; 
Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức đang công tác (Đ12 PLTTTM). 
2.1 Điều kiện để thành lập TTTT (tt) 
	Cần phải thỏa mãn ba điều kiện: 
Thứ ba , được Hội luật gia VN giới thiệu. 
Vai trò của Hội Luật gia được đề cao. 
Các TTV sáng lập cần có văn bản đề nghị Hội luật gia để xem xét, đánh giá và cấp giấy giới thiệu. 
2.2 Thủ tục thành lập TTTT 
Bước 1: Xin phép thành lập 
Bước 2: ĐKHĐ 
 Bước 1: Xin phép thành lập 
Các sáng lập viên đủ điều kiện làm TTV phải gửi hai bộ hồ sơ đề nghị thành lập TTTT đến Bộ tư pháp. 
Hồ sơ gồm các giấy tờ: 
Đơn xin phép thành lập. Đơn có nội dung (K4 Đ14 PLTTTM) và phải có chữ ký của tất cả các sáng lập viên về việc cử một sáng lập viên làm chủ tịch; 
Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của các sáng lập viên. Nội dung pháp lý này thể hiện qua sơ yếu lý lịch, bản sao công chứng hoặc chứng thực hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, xác nhận về việc đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên; 
Điều lệ của TTTT; 
Văn bản giới thiệu của Hội luật gia. 
 Bước 1: Xin phép thành lập (tt) 
Bộ trưởng Bộ tư pháp cấp giấy phép thành lập và phê chuẩn điều lệ đồng thời có công văn thông báo kèm theo bản sao giấy phép thành lập gửi sở tư pháp nơi TTTT đặt trụ sở. Tr.hợp từ chối, Bộ tư pháp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 
 Bước 2: ĐKHĐ 
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép thành lập, TTTT ĐKHĐ với sở tư pháp, nơi đặt trụ sở. Hết thời hạn này mà không ĐKHĐ thì giấy phép thành lập sẽ bị thu hồi. 
Sở tư pháp có trách nhiệm cấp giấy ĐKHĐ trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. 
Kể từ thời điểm được cấp giấy ĐKHĐ, TTTT có tư cách pháp nhân và được phép hoạt động. 
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy ĐKHĐ, TTTT phải đăng báo trong ba số liên tiếp. 
 Bước 2: ĐKHĐ (tt) 
Nội dung đăng báo phải được niêm yết cùng DSTTV tại trụ sở của TTTT. 
Quá trình hoạt động, TTTT được thay đổi nội dung giấy phép thành lập, giấy ĐKHĐ. 
Khi thay đổi tên gọi hay lĩnh vực hoạt động, trung tâm phải xin phép Bộ tư pháp. 
Tr.hợp thay đổi chủ tịch trung tâm, địa điểm đặt trụ sở hoặc DSTTV thì phải thông báo cho Bộ tư pháp và sở tư pháp, nơi trung tâm ĐKHĐ. 
2.3 Chi nhánh, văn phòng đại diện TTTT 
Chi nhánh 
CN là đơn vị phụ thuộc của TTTT, có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của TTTT, kể cả nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền. 
TTTT được đặt CN ở trong và ngoài tỉnh nơi TTTT đặt trụ sở và phải chịu trách nhiệm về hoạt động của CN. 
TTTT cử một TTV làm trưởng CN và phải ĐKHĐ của CN tại sở tư pháp, nơi đặt CN. 
2.3Chi nhánh, văn phòng đại diện TTTT (tt) 
C ... ình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hay quyết định của tòa án được NN bảo đảm thi hành. 
IV. TÒA ÁN (tt) 
Ở các nước, có sự khác nhau trong việc xác định thẩm quyền giải quyết TCTM tại tòa án: 
Một số nước trao thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp, trong đó có các TCTM cho tòa án thường (tòa dân sự). 
Một số nước khác lại trao thẩm quyền xét xử các TCTM cho tòa án thương mại – (tòa chuyên trách). 
Có nước thành lập hệ thống tòa án độc lập gọi là tòa án trọng tài để giải quyết tranh chấp. 
	Ở VN, TCTM chủ yếu thuộc thẩm quyền xét xử của tòa kinh tế (Tòa chuyên trách). 
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp KD,TM của tòa án 
1.1 Thẩm quyền theo cấp tòa án 
1.2 Thẩm quyền theo lãnh thổ 
1.3 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn 
1.1 Thẩm quyền theo cấp tòa án 
Thẩm quyền sơ thẩm các tranh chấp về KD,TM chủ yếu tập trung cho tòa kinh tế cấp tỉnh. 
Tuy không thành lập tòa kinh tế ở cấp huyện, nhưng theo Đ33 BLTTDS2004, tòa án cấp huyện vẫn được trao thẩm quyền sơ thẩm một số tranh chấp về KD,TM theo các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i K1 Đ29 BLTTDS2004. 
1.1 Thẩm quyền theo cấp tòa án (tt) 
	Các tranh chấp về KD,TM không thuộc thẩm quyền tòa án cấp huyện: 
Tranh chấp tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i K1 Đ29 nêu trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của VN ở nước ngoài, cho tòa án nước ngoài. 
Tranh chấp về vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển; mua bán CK; đầu tư, TC, NH; BH; thăm dò, khai thác. 
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau đều có mục đích lợi nhuận. 
Tranh chấp giữa công ty với các thành viên, giữa các thành viên với nhau liên quan đến thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 
Các tranh chấp khác. 
Thẩm quyền giải quyết về KD,TM của tòa án cấp tỉnh thuộc về tòa kinh tế và ủy ban thẩm phán tòa án cấp tỉnh. 
Tòa kinh tế cấp tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm tất cả các tranh chấp về KD,TM, trừ các tranh chấp thuộc tòa án cấp huyện. 
	Khi cần thiết, tòa kinh tế cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp thuộc tòa án cấp huyện (K2 Đ34 BLTTDS2004). 
Tòa kinh tế cấp tỉnh có thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của tòa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. 
Ủy ban thẩm phán tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền GĐ thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của tòa án cấp huyện bị kháng nghị. 
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD,TM của TATC thuộc về Tòa kinh tế, Tòa phúc thẩm và Hội đồng thẩm phán TATC. 
Tòa kinh tế TATC có thẩm quyền GĐ thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị. 
Tòa phúc thẩm TATC có thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của tòa án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị. 
Hội đồng thẩm phán TATC có thẩm quyền GĐ thẩm, tái thẩm đối với những vụ án mà bản án, quyết định của các tòa án thuộc TATC bị kháng nghị. 
1.2 Thẩm quyền theo lãnh thổ 
Tòa án có thẩm quyền sơ thẩm là tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức) (Đ35 BLTTDS). 
Tòa án nơi có BĐS nếu tranh chấp về BĐS. 
Các đương sự có quyền thỏa thuận với nhau yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức). 
1.3 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn 
	Nguyên đơn được quyền chọn tòa án trong những tr.hợp sau (Đ36 BLTTDS2004): 
Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản; 
Nếu tranh chấp phát sinh từ CN của tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có CN; 
Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở VN thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc; 
Nếu tranh chấp phát sinh từ QHHĐ thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi hợp đồng được thực hiện; 
Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở; 
Nếu tranh chấp BĐS mà BĐS có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi có một trong các BĐS. 
2. Thủ tục giải quyết tranh chấp KD,TM tại tòa án 
	Thủ tục giải quyết tranh chấp về KD,TM tại tòa án cũng như thủ tục giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động (gọi chung là thủ tục giải quyết vụ án), gồm có: 
Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ lý vụ án; hòa giải và chuẩn bị xét xử; phiên tòa sơ thẩm. 
Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm. 
Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực, bao gồm: thủ tục GĐ thẩm và thủ tục tái thẩm. 
2. Thủ tục giải quyết vụ án dân sự (tt) 
2.1 Khởi kiện và khởi tố vụ án dân sự 
2.2 Lập hồ sơ vụ án 
2.3 Hòa giải vụ án 
2.4 Phiên tòa sơ thẩm 
2.5 Thủ tục phúc thẩm 
2.6 Thủ tục giám đốc thẩm 
2.7 Thủ tục tái thẩm 
2.8 Thi hành án dân sự 
2.1 Khởi kiện và khởi tố vụ án dân sự 
 Quyền khởi kiện thuộc về cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác có quyền lợi bị xâm phạm. TCXH được khởi kiện một số vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích chung. 
 Quyền khởi tố vụ án dân sự thuộc về VKS. VKS cũng có quyền khởi tố một vụ án dân sự trên để bảo vệ lợi ích chung nếu không có ai khởi kiện. 
2.1 Khởi kiện và khởi tố vụ án dân sự (tt) 
Họ tên, địa chỉ của mình và của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; 
Nội dung sự việc; 
Yêu cầu của mình và những tài liệu, lý lẽ chứng minh cho yêu cầu đó. 
	VKS khởi tố hoặc TCXH khởi kiên vì lợi ích chung phải làm VB gửi cho TA. 
 Người khởi kiện phải làm đơn ghi rõ: 
2.2 Lập hồ sơ vụ án 
	Lập hồ sơ vụ án thuộc trách nhiệm của thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, và thẩm phán có thể tiến hành các biện pháp điều tra sau: 
Lấy lời khai của các đương sự, người làm chứng; 
Yêu cầu CQNN, TCXH hữu quan hoặc CD cung cấp bằng chứng; 
Xem xét tại chỗ; 
Trưng cầu giám định; 
Yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc lập hội đồng định giá tài sản có tranh chấp. 
2.2 Lập hồ sơ vụ án (tt) 
Nếu cần điều tra ở ngoài địa hạt của mình thì TA có thể ủy thác cho TA nơi cần phải điều tra thực hiện. 
VKS cũng có quyền yêu cầu TA hoặc tự mình điều tra xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ trong vụ án. 
2.3 Hòa giải vụ án 
Hòa giải là một thủ TTDS để giúp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án. 
Khi hòa giải, các đương sự đều phải có mặt. 
Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau thì TA lập biên bản hòa giải thành. 
Bản sao biên bản phải được gửi ngay cho VKS, TCXH khởi kiện. 
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản mà có đương sự thay đổi ý kiến hoặc VKS, TCXH khởi kiện phản đối thì TA đưa vụ án ra xét xử; 
Nếu trong thời hạn đó không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối thì TA ra quyết định công nhận, và quyết định này có hiệu lực PL. 
Nếu các đương sự không thỏa thuận được với nhau thì TA lập biên bản hòa giải không thành và đưa vụ án ra xét xử. 
2.3 Hòa giải vụ án (tt) 
Hủy kết hôn trái PL; 
Đòi bồi thường thiệt hại tài sản của NN; 
Những việc phát sinh từ giao dịch trái PL; 
Những việc xác định CD mất tích hoặc đã chết; 
Những việc khiếu nại cơ quan hộ tịch; 
Những việc khiếu nại danh sách cử tri. 
 Các tr.hợp không được hòa giải: 
2.4 Phiên tòa sơ thẩm 
Sau khi hòa giải không thành hoặc đối với các việc không cần hòa giải thì TA ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. 
Phiên tòa được tiến hành với sự có mặt của các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. 
Nếu VKS khởi tố, TCXH khởi kiện thì đại diện của cơ quan, tổ chức đó phải có mặt tại phiên tòa. 
2.4 Phiên tòa sơ thẩm (tt) 
Chủ tọa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra căn cước của những người được triệu tập và giải thích quyền và nghĩa vụ của họ; giới thiệu các thành viên HĐXX, kiểm sát viên, thư kí, người giám định, người phiên dịch. 
Người giám định, người phiên dịch cam đoan làm tròn nhiệm vụ. Người làm chứng cam đoan không khai gian dối. 
HĐXX giải quyết các yêu cầu thay đổi các thành viên của HĐXX, kiểm sát viên, thư kí phiên tòa, người giám định, người phiên dịch; yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc cung cấp thêm chứng cứ mới. 
 Thủ tục bắt đầu phiên tòa: 
2.4 Phiên tòa sơ thẩm (tt) 
HĐXX phải xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bày của những người tham gia tố tụng, xem xét vật chứng. 
Khi xét hỏi, HĐXX hỏi trước, rồi đến kiểm sát viên, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. 
Những người tham gia tố tụng có quyền đề xuất HĐXX những vấn đề cần được hỏi thêm. 
 Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa: 
2.4 Phiên tòa sơ thẩm (tt) 
Kết thúc việc xét hỏi, các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người đại diện của các TCXH khởi kiện trình bày ý kiến của mình về đánh giá chứng cứ và đề xuất hướng giải quyết vụ án. 
Sau đó kiểm sát viên trình bày ý kiến về hướng giải quyết vụ án. 
 Tranh luận tại phiên tòa: 
2.4 Phiên tòa sơ thẩm (tt) 
Các thành viên của HĐXX thảo luận và quyết định giải quyết vụ án theo đa số. 
Sau khi tuyên án, chủ tọa phiên tòa cần giải thích cho các đương sự quyền kháng cáo. 
 Nghị án và tuyên án 
2.5 Thủ tục phúc thẩm 
Thủ tục phúc thẩm dân sự là thủ tục của TTDS, trong đó TA cấp trên xét lại vụ án, quyết định chưa có hiệu lực PL của TA cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị. 
Về phạm vi xét xử, TA cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị và những phần khác của bản án, quyết định có nội dung liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. 
2.5 Thủ tục phúc thẩm (tt) 
Người có quyền kháng cáo: các đương sự, người đại diện của đương sự, TCXH khởi kiện. 
VKS cùng cấp hoặc trên một cấp với TA đã xét xử sơ thẩm có quyền kháng nghị. 
Trước và trong phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo, kháng nghị có quyền sửa đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị hoặc rút kháng cáo, kháng nghị. 
2.5 Thủ tục phúc thẩm (tt) 
TA phải triệu tập người kháng cáo, TCXH khởi kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia phiên tòa. 
VKS cùng cấp phải tham gia phiên tòa trong tr.hợp VKS kháng nghị. 
Phiên tòa phúc thẩm được tiến hành tương tự như phiên tòa sơ thẩm. 
Riêng tr.hợp phúc thẩm quyết định của tòa án cấp sơ thẩm, tòa án cấp phúc thẩm không phải mở phiên tòa. 
2.5 Thủ tục phúc thẩm (tt) 
Giữ nguyên bản án, quyết định; 
Sửa bản án, quyết định; 
Hủy bản án, quyết định để xét xử lại; 
Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án. 
	Bản án, quyết định phúc thẩm là chung thẩm, có hiệu lực thi hành ngay. 
 Quyền của tòa án tại phiên tòa phúc thẩm 
2.6 Thủ tục giám đốc thẩm 
	Là thủ tục đặc biệt của TTDS, trong đó TA có thẩm quyền xét lại vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực PL bị kháng nghị vì phát hiện có VPPL, tức là khi có một trong những căn cứ: 
Việc điều tra không đầy đủ; 
Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án; 
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; 
Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng PL. 
2.6 Thủ tục giám đốc thẩm (tt) 
Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của tòa án các cấp. 
Phó Chánh án TANDTC, Phó Viện trưởng VKSNDTC, chánh án TA cấp tỉnh, viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của các tòa án cấp dưới. 
 Người có quyền kháng nghị: 
2.6 Thủ tục giám đốc thẩm (tt) 
Phiên tòa giám đốc thẩm không mở công khai. 
Tại phiên tòa một thành viên của HĐXX trình bày nội dung vụ án, nội dung kháng nghị, kiểm sát viên trình bày ý kiến kháng nghị. 
2.6 Thủ tục giám đốc thẩm (tt) 
Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực PL; 
Giữ nguyên bản án, quyết định đúng PL của TA cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; 
Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực PL; 
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực PL để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại; 
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực PL và đình chỉ việc giải quyết vụ án. 
 HĐXX thảo luận và ra quyết định, với các quyền: 
2.7 Thủ tục tái thẩm 
	Là thủ tục đặc biệt của TTDS, trong đó TA có thẩm quyền xét lại vụ án mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực PL bị kháng nghị vì mới phát hiện những tình tiết quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án. 
 Khái niệm 
2.7 Thủ tục tái thẩm (tt) 
Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự không thể biết được; 
Đã xác định được lời khai của người làm chứng, kết luận giám định hoặc lời dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc đã có sự giả mạo bằng chứng; 
Thẩm phán, hội thẩm, kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái PL; 
Bản án hình sự, dân sự hoặc quyết định của cơ quan, tổ chức mà TA đã dựa vào để giải quyết đã bị hủy. 
 Các căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm: 
2.7 Thủ tục tái thẩm (tt) 
Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định của tòa án các cấp. 
Chánh án TA cấp tỉnh, viện trưởng VKS cấp tỉnh có quyền kháng nghị bản án, quyết định của tòa án cấp huyện. 
 Những người có quyền kháng nghị: 
2.7 Thủ tục tái thẩm (tt) 
Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực PL; 
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực PL để xét xử sơ thẩm lại; 
Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực PL và đình chỉ việc giải quyết vụ án. 
 Phiên tòa tái thẩm được tiến hành như phiên tòa giám đốc thẩm, HĐXX có thẩm quyền: 
2.8 Thi hành án dân sự 
Là giai đoạn kết thúc quá trình tố tụng, trong đó các bản án, quyết định dân sự của TA được thi hành. 
TA đã tuyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực PL phải cấp cho người được thi hành án và người phải thi hành án bản sao bản án hoặc quyết định có ghi “để thi hành”. 
Căn cứ vào đó, người được thi hành án có quyền yêu cầu người phải thi hành án thi hành bản án, quyết định dân sự đó. 
2.8 Thi hành án dân sự (tt) 
Nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì: 
Trong thời hạn ba năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực PL người được thi hành án là cá nhân; 
Trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực PL người được thi hành án là tổ chức 
Trong thời hạn trên, người được thi hành án có quyền gửi đơn đến cơ quan thi hành án, nơi tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án để yêu cầu thi hành. 
2.8 Thi hành án dân sự (tt) 
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận được yêu cầu thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành và giao cho chấp hành viên thi hành. 
Đối với quyết định về trả lại tài sản hoặc bồi thường tài sản của NN, phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí, các quyết định khẩn cấp tạm thời thì thủ trưởng cơ quan thi hành án phải chủ động ra quyết định thi hành án trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được bản sao bản án, quyết định. 
2.8 Thi hành án dân sự (tt) 
Chấp hành viên định cho người phải thi hành án không quá 30 ngày để tự nguyện thi hành. 
Nếu hết thời hạn tự nguyện mà vẫn không thi hành thì chấp hành viên áp dụng cưỡng chế. 
Người phải thi hành án phải chịu mọi chi phí về cưỡng chế. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_kinh_te_chuong_x_giai_quyet_tranh_chap_trong.ppt