Bài giảng Luật lao động - Bài 9: Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất - Đoàn Thị Phương Diệp

I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1. Khái niệm kỷ luật lao động

Điều 118 Bộ luật lao động định nghĩa: Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động.

Chế độ kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; quy định những biện pháp khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức xử lý đối với người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đó.

 

ppt 16 trang yennguyen 4140
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Luật lao động - Bài 9: Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất - Đoàn Thị Phương Diệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luật lao động - Bài 9: Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất - Đoàn Thị Phương Diệp

Bài giảng Luật lao động - Bài 9: Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất - Đoàn Thị Phương Diệp
BÀI 9KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT  
1 
I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 
2 
1. Khái niệm kỷ luật lao động 
Điều 118 Bộ luật lao động định nghĩa: Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động. 
Chế độ kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; quy định những biện pháp khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức xử lý đối với người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đó. 
3 
Bản nội quy lao động trong doanh nghiệp xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc như: không trái pháp luật lao động và pháp luật khác, trước khi ban hành phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, phải được đăng ký tại cơ quan lao động cấp tỉnh. 
Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản nội quy lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh phải thông báo việc đăng ký. Nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo, thì bản nội quy lao động đương nhiên có hiệu lực. 
4 
2. Ý nghĩa của kỷ luật lao động 
Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý để ổn định sản xuất 
- Nếu xác định được nội dung hợp lý, kỷ luật lao động còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu 
Tuân thủ kỷ luật lao động, người lao động có thể tự rèn luyện để trở thành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, 
Trật tự, nề nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của người lao động là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa. 
II. TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 
5 
1. Khái niệm chung về trách nhiệm kỷ luật lao động 
a) Khái niệm trách nhiệm kỷ luật lao động 
Trách nhiệm kỷ luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng đối với những người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bằng cách bắt họ chịu một trong các hình thức kỷ luật 
b) Nguyên tắc xử lý vi phạm kỷ luật lao động 
6 
Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. 
 Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi. 
Cấm xâm phạm thân thể, nhân phẩm người lao động khi xử lý vi phạm kỷ luật lao động. 
Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. 
Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình công theo quy định của pháp luật. 
c) Căn cứ áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động 
7 
ĐiỀU KiỆN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM KỶ LuẬT LAO ĐỘNG 
CÓ HÀNH VI VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 
CÓ LỖI CỦA NGƯỜI VI PHẠM 
8 
- Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là sự vi phạm các nghĩa vụ lao động trong một quan hệ lao động nhất định. Hành vi đó thể hiện ở việc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, thực hiện sai nghĩa vụ lao động. 
- Lỗi: người lao động chỉ bị chịu trách nhiệm kỷ luật khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật và có lỗi. Người lao động sẽ bị coi là có lỗi, nếu họ vi phạm kỷ luật lao động trong khi họ có đầy đủ điều kiện và khả năng thực tế để thực hiện các nghĩa vụ lao động của mình. 
2. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động: 
9 
(1) Khiển trách : 
Áp dụng đối với những người phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ (đây là biện pháp nhằm tác động về mặt tinh thần đến người vi phạm). Việc khiển trách người lao động có thể thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản. 
(2) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu tháng hoặc cách chức: 
Hình thức xử lý này áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc có những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động. 
10 
(3) Sa thải: 
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau:	 
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; 
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm 
3) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng. 
3. Thủ tục xử lý kỷ luật lao động 
11 
a) Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật 
Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là 6 tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp có hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao đông tối đa là 12 tháng. 
b) Thủ tục xử lý vi phạm kỷ luật lao động 
Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động. 
Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp. 
 Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản. 
c) Xóa kỷ luật lao động 
12 
Theo quy định của pháp luật lao động nước ta thì: 
- Người bị khiển trách sau ba tháng và người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác sau sáu tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật. 
III. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG 
13 
1. Khái niệm trách nhiệm vật chất 
Trách nhiệm vật chất của người lao động là trách nhiệm phải bồi thường những thiệt hại về tài sản do hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra 
 Trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động chủ yếu có hai trường hợp : 
Làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao; hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép. 
Làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp. 
2. Căn cứ áp dụng trách nhiệm vật chất 
14 
Có hành vi vi phạm kỷ luật lao động 
Hành vi vi phạm kỷ luật lao động là hành vi không hoàn thành nghĩa vụ được giao hoặc thực hiện sai các nghĩa vụ đó hoặc người lao động không có trách nhiệm đầy đủ trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của mình dẫn đến thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động. 
Có thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động 
Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại tài sản 
Có lỗi, trách nhiệm vật chất chỉ áp dụng với lỗi vô ý, không áp dụng với lỗi cố ý 
3. Mức bồi thường, cách thức thực hiện bồi thường và thủ tục xử lý 
15 
 Mức bồi thường trong trách nhiệm vật chất của người lao động không vượt quá mức thiệt hại trực tiếp mà họ đã gây ra. 
Đối với tài sản mà người sử dụng lao động khi giao quản lý có hợp đồng trách nhiệm với người lao động thì căn cứ vào hợp đồng trách nhiệm để bồi thường. 
Đối với trường hợp làm mất tài sản thì tùy từng trường hợp cụ thể mà họ phải bồi thường toàn bộ hay một phần thiệt hại theo giá trị thị trường. 
Thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại là 6 tháng, trường hợp đặc biệt cũng không quá 12 tháng kể từ khi xảy ra hư hỏng hoặc mất tài sản. 
Tiền bồi thường này sẽ trừ dần vào lương tháng của người lao động nhưng không được vượt quá 30% tiền lương mỗi tháng. 
16 
Thiệt hại xảy ra do bất khả kháng thì không phải bồi thường. 
Về xử lý việc bồi thường thiệt hại cũng tương tự như quy định về xử lý kỷ luật: Khi xem xét, xử lý việc bồi thường thiệt hại, phải có sự tham gia của đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp và có mặt đương sự để họ có thể trình bày hay tiếp thu ý kiến 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_lao_dong_bai_9_ky_luat_lao_dong_va_trach_nhie.ppt