Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 5: Vi khuẩn gây bệnh đường ruột - Phẩm Minh Thu

MỤC TIÊU

1. Mô tả đặc điểm hình dạng, cách xắp sếp tính

chất sinh hóa của vi khuẩn.

2. Biết được khả năng gây bệnh, triệu chứng và

một số biến chứng của bệnh do vi khuẩn gây ra

3. Nêu được phương pháp định danh vi khuẩn.

4. Biết cách phòng ngừa và điều trị một số bệnh

do vi khuẩn gây ra.

pdf 66 trang yennguyen 6500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 5: Vi khuẩn gây bệnh đường ruột - Phẩm Minh Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 5: Vi khuẩn gây bệnh đường ruột - Phẩm Minh Thu

Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 5: Vi khuẩn gây bệnh đường ruột - Phẩm Minh Thu
Bộ môn VI SINH – KHOA DƯỢC
ThS. DS PHẨM MINH THU
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG 
VI KHUẨN 
GÂY BỆNH ĐƯỜNG RUỘT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG 
MỤC TIÊU 
1. Mô tả đặc điểm hình dạng, cách xắp sếp tính
chất sinh hóa của vi khuẩn.
2. Biết được khả năng gây bệnh, triệu chứng và
một số biến chứng của bệnh do vi khuẩn gây ra
3. Nêu được phương pháp định danh vi khuẩn. 
4. Biết cách phòng ngừa và điều trị một số bệnh
do vi khuẩn gây ra.
VI KHUẨN GÂY BỆNH ĐƯỜNG RUỘT 
Nhóm vi khuẩn họ
ĐƯỜNG RUỘT
- Chi Salmonella
- Chi Shigella
- E.coli
Nhóm vi khuẩn không
thuộc họ ĐƯỜNG RUỘT
- V.cholerea
VI KHUẨN GÂY BỆNH ĐƯỜNG RUỘT 
Đặc điểm chung vi 
khuẩn thuộc họ
ĐƯỜNG RUỘT:
- Hình que, Gram âm
- Không sinh bào tử
- Di động hay không
- Glucose dương tính
- Oxydase âm tính
Đặc điểm chung vk
không thuộc họ ĐƯỜNG 
RUỘT: V.cholerea
- Hình phẩy, Gram âm
- Không sinh bào tử
- Rất di động
- Saccarose dương tính
- Oxydase dương tính
 Đặc điểm gây bệnh
Nhóm vi khuẩngây
bệnh chuyên biệt:
• Chi Salmonella
• Chi Shigella
• Vibrio cholerae
Nhóm vi khuẩn gây
bệnh cơ hội:
• E. coli
• Pseudomonas
• Proteus
VI KHUẨN GÂY BỆNH ĐƯỜNG RUỘT 
 Đặc điểm gây bệnh
VI KHUẨN GÂY BỆNH ĐƯỜNG RUỘT 
Chi Salmonella
−Salmonella typhi
−S.paratyphi A,B,C
−S.typhimurium
−S.enteritidis
Chi Shigella
− Shigella dysenteriae
− Shigella flexneri
− Shigella boydii
− Shigella soinnei
I. Chi Salmonella
Đặc điểm sinh học:
Hình dạng
• Trực khuẩn Gram âm, 
• Hiếu khí, kỵ khí tùy ý, 
• Hầu hết các Salmonella đều có tiên mao xung
quanh thân nên có khả năng di động, không có
nang, không sinh bào tử. 
• Kích thước trung bình 0,5-3 µm.
8
Salmonella
I. Chi Salmonella
Đặc điểm sinh học:
Nuôi cấy
• Salmonella phát triển được trên các môi trường
nuôi cấy thông thường như XLD, Hektoen, SS, 
Mac Conkey, EMB, .
• Có 2 dạng khuẩn lạc: 
– Dạng S (Smooth): trơn, tròn, hơi lồi bóng,
– Dạng R (Rough): nhăn, thô, dẹp không đều, 
Salmonella
I. Chi Salmonella
Đặc điểm sinh học:
Tính chất sinh hóa
• Glucose (+), sinh hơi (gas)
• Lactose (-), H2S, (+), Lysin (+), Citrate (+), Ure (-) 
• MR (+), VP (-), Indol (-), 
• Một số tính chất khác thay đổi tùy loài
Salmonella
I. Chi Salmonella
Đặc điểm sinh học:
Sức đề kháng
• Trong nước, đất có thể sống vài tuần.
• Trong rau quả: sống từ 5-10 ngày.
• Đun 560C chết sau 1 giờ, 1000C chết sau vài giây.
• Thuốc sát trùng: acid phenic 5%, Clo hoạt tính
0,5 mg/lít Salmonella bị diệt sau vài phút. 
Salmonella
I. Chi Salmonella
Đặc điểm sinh học: 
Cấu trúc kháng nguyên
• Kháng nguyên O (KN thân) cấu tạo bởi
Lipopolysaccharide: có hơn 60 loại
– Bền với nhiệt (1200C) 
– Bền với cồn 50% 
– Không bền với formol 5% 
– Rất độc, liều 1/120mg giết chết chuột nhắc
I. Chi Salmonella
Đặc điểm sinh học:
Cấu trúc kháng nguyên
• Kháng nguyên H (KN lông): cấu tạo bởi Protein
– Không bền với nhiệt
– Không bền với cồn 50% 
– Bền với formol 5%
– Có thể có 2 phase: phase 1 và phase 2 
I. Chi Salmonella
Đặc điểm sinh học:
Cấu trúc kháng nguyên
• Kháng nguyên K (KN bề mặt hay nang) được gọi
kháng nguyên Vi (Virulence), cấu tạo bởi Protein 
nằm ngoài kháng nguyên O chỉ có S.typhi và
S.paratyphi C.
 Cấu trúc kháng nguyên
VI KHUẨN GÂY BỆNH ĐƯỜNG RUỘT 
Đặc điểm KN O
−Lipopolysacchride
−Bền với nhiệt
−Bền với cồn 50%
−Không bền formol 5%
Đặc điểm KN H
− Protein
− Không bền với nhiệt
− Không bền cồn 50%
− Bền formol 5%
I. Chi Salmonella
Đặc điểm sinh học:
Cấu trúc kháng nguyên
• Xác định loài Salmonella nào đó phải dựa vào. 
kháng nguyên (O), (H) và đôi khi (Vi).
• Cấu trúc kháng nguyên của vài loài Salmonella.
16
Nhóm Tên vi khuẩn
Kháng nguyên
O
Kháng nguyên H
Phase 1 Phase 2
A S.paratyphi A 1, 2, 12 a -
B
S.schottmuelleri
S.typhimurium
1, 4, 5, 12
1, 4, 5, 12
b
i
1, 2
1, 2
D
S.typhi
S.enteritidis
9, 12, Vi
1, 9,12
d
-
g, m
-
Salmonella
I. Chi Salmonella
Đặc điểm sinh học:
Độc tố: là sản phẩm chuyển hóa của tế bào vi 
khuẩn có khả năng gây bệnh.
o Ngoại độc tố: là protein, do các vi khuẩn sống
tiết ra.
− Không bền với nhiệt và bi hủy bởi protease
− Có độc lực cao hơn nội độc tố.
− Có tính kháng nguyên cao nên có thể dùng
sản xuất vắc-xin. 
I. Chi Salmonella
Đặc điểm sinh học:
Nội độc tố: Lipopolysaccharides của thành tế
bào vi khuẩn và chỉ được giải phóng khi các tế
bào này bị ly giải.
oHầu hết vi khuẩn đường ruột có nội độc tố.
oBền với nhiệt.
oKhông bị hủy bởi protease. 
I. Chi Salmonella 
Khả năng gây bệnh:
– S. typhi: gây bệnh hương hàn.
– S. paratyphi A, B, C: gây bệnh phó thương hàn.
– S. typhimurium, S. enterditis: ngộ độc thức ăn. 
Số lượng 105-107 Salmonella/g thực phẩm
xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước uống
Ruột non
Máu: nhiễm khuẩn huyết
Cơ quan khác : bàng quang, túi mật
Biến chứng: loét ruột, xuất huyết
tiêu hóa, thủng ruột
 Khả năng gây bệnh
 Bệnh thương hàn
- Thời gian ủ bệnh 7-10 ngày
- Vi khuẩn phóng thích nội độc tố gây bệnh
- Triệu chứng: 
• Khởi đầu sốt kèm theo lạnh run,
• Sốt tăng dần/tuần 1 (410C), mệt lả, biếng ăn, 
suy nhược, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong
• Sau 3 tuần bệnh giảm dần,
 Khả năng gây bệnh
Bệnh phó thương hàn
Gây ra do Salmonella nhưng không gây ra hội 
chứng thương hàn được gọi là “viêm dạ dày-
ruột do salmonella”
 Khả năng gây bệnh
 Khả năng gây bệnh
Ngộ độc thức ăn
− Thức ăn nhiễm vi khuẩn S. typhimurium, 
S.enteriditis. 
− Ủ bệnh 8-48 giờ,
− Biểu hiện: buồn nôn, nôn, nhức đầu, sốt nhẹ, 
tiêu chảy. 
− Bệnh thường khỏi sau 2-3 ngày.
− Không có biến chứng
 Khả năng gây bệnh
Biến chứng của bệnh thương hàn và phó
thương hàn:
– Tổn thương đường tiêu hóa: loét, thủng, 
xuất huyết ruột,
– Viêm màng não, 
– Nhiễm trùng huyết, 
– Tổn thương khu trú ở phổi, xương, 
 Khả năng gây bệnh
Miễn dịch
• Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bênh nhân có
kháng thể chống lại kháng nguyên O, H, Vi.
• Kháng thể IgA trong đường ruột có vai trò
quan trọng trong cơ chế bảo vệ chống lại
bệnh nhưng không đủ. 
1. Phương pháp nuôi cấy
• Cấy máu: (khi chưa dùng kháng sinh)
− Sốt thương hàn, nhiễm khuẩn huyết
− Tuần đầu: (+) 90%
− Tuần hai: (+) 70-80%
− Tuần ba: (+) 40-60% (vi khuẩn đã đi vào ruột)
• Cấy phân:
− Thương hàn: tuần thứ 3-4
− Ngộ độc thực phẩm: những ngày đầu
 Chẩn đoán
1. Phương pháp nuôi cấy
 Lấy mẫu xong cấy vào XLD, Hek, SS..
 Chọn khuẩn lạc điển hình:
• không màu: (Lactose -) 
• có tâm đen: (H2S +)
 Xác định tính chất sinh hóa: Lysin, Ure, Citrat
 Phản ứng ngưng kết:
 Bằng huyết thanh mẫu O, H, Vi
 Xác định nhóm và týp
 Chẩn đoán
2. Kỹ thuật huyết thanh học
• Thử nghiệm Widal
− Chẩn đoán thương hàn
− Phản ứng ngưng kết trong ống nghiệm
− Tìm KT kháng O và H
KT kháng O: xuất hiện ngày thứ 8,
biến mất tháng thứ 3.
 KT kháng H: xuất hiện ngày thứ 12, 
biến mất sau 6 tháng – 1 năm
• Elisa, PCR
Phòng ngừa
− Kiểm tra, giám sát nguồn nước và thực phẩm: 
thịt, cá, gia cầm, trứng, sữa
− Phát hiện và điều trị người lành mang trùng
− Chủng ngừa vắc-xin
 Trị liệu
 Thương hàn, phó thương hàn
• Bù nước và chất điện giải
• Trị liệu theo kết quả kháng sinh đồ
 Ngộ độc thức ăn:
• Bù nước và chất điện giải
• Trị liệu theo kết quả kháng sinh đồ
• Hạn chế dùng thuốc cầm tiêu chảy.
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
 Đặc điểm sinh học:
 Hình dạng
− Trực khuẩn Gram âm, hai đầu tròn.
− Không có tiên mao, không di động.
− Không có nang, không sinh bào tử. 
− Kích thước 1-3µm.
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
Shigella dysenteria Shigella flexneri
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
 Đặc điểm sinh học:
 Nuôi cấy
−Môi trường nuôi cấy: XLD, Hektoen, SS, Mac 
Conkey, EMB,. 
−Nhiệt độ thích hợp 370C.
−Môi trường rắn khuẩn lạc nhỏ, tròn, trong, bờ đều
−Môi trường lỏng làm đục đều môi trường.
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
 Đặc điểm sinh học:
 Tính chất sinh hóa
−Glucose (+), không sinh hơi. 
− Lactose (-), H2S (-), Ure (-), Lysin (-), Citrate (-)
−Hầu hết Shigella không lên men đường lactose,
trừ Shigella sonnei nhưng chậm sau 2 ngày. 
VI KHUẨN GÂY BỆNH ĐƯỜNG RUỘT 
Chi Salmonella
−Di động
−Glucose (+), sinh gas
−Lactose (-), KL ko màu
−H2S (+), có tâm đen
−Urease (-)
−Lysin (+)
−Citrate (+)
Tính chất sinh hóa
Chi Shigella
−Không di động
−Glucose(+), ko sinh gas
−Lactose (-), KL ko màu
−H2S (-), không tâm đen
−Urease (-)
−Lysin (-)
−Citrate (-)
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
 Đặc điểm sinh học:
 Kháng nguyên
−Kháng nguyên thân (O) 
−Kháng nguyên bề mặt (K) 
− Không có kháng nguyên (H) vì không có tiên mao.
−Dựa vào kháng nguyên (O) và 1 số tính chất sinh
hóa, Shigella được chia làm 4 nhóm: A, B, C, D.
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
 Đặc điểm sinh học:
 Độc tố
− Gây nôn, tiêu chảy, phân nhầy, sốt nhẹ, mất nước
− Thường gây hội chứng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
và trẻ nhỏ trong giai đoan còn bú.
Nội độc tố: 
Là lipopolysaccharide của vách tê ́ bào
Kích thích thành ruột
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
 Đặc điểm sinh học:
 Độc tố
 Ngoại độc tố: 
− Là Protein, 
− Tác động lên ruột và thần kinh trung ương
 Shiga-toxin do S.dysenteria 1 tiết ra gây độc
đối với tế bào. 
 Shiga-like toxin do S.flexneri và S.sonnei tiết ra
 Độc tố ruột giống độc tố LT của E.coli gây tiêu
chảy.
39
Khả năng gây bệnh: mức độ gây bệnh
• Nhóm A: Shigella dysenteriae
• Nhóm B: Shigella flexneri
• Nhóm C: Shigella boydii
• Nhóm D: Shigella sonnei
Ở Việt nam thường gặp Shigella dysenteriae và
S. flexneri. 
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
40
 Khả năng gây bệnh: 
− Shigella gây bệnh lỵ ở người, đây là một bệnh
truyền nhiễm có thể gây thành dịch. 
− Một lượng nhỏ từ 10-100 vi khuẩn đủ gây bệnh.
− Nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp từ phân
hay do thức ăn, nước uống bị nhiễm Shigella. 
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
41
Khả năng gây bệnh: 
− Tấn công niêm mạc ruột già, tạo những áp xe
nhỏ, rồi hoại tử, gây loét, xuất huyết.
−Bệnh nhiễm Shigella thường tự giới hạn.
− Trẻ em & người già thường dễ bị tử vong vì mất
nhiều nước, chất điện giải, nhất là nhiễm. 
S.dysenteriae type 1. 
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
42
Khả năng gây bệnh: 
− Sau khi nhiễm S.dysenteriae type 1 gây hội
chứng HUS giống E.coli O157: H7. 
“HUS (Hemolytic Uremic Syndrome) hội
chứng tan urê huyết, thiếu máu, gây giảm tiểu
cầu và suy thận cấp”. 
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
43
 Khả năng gây bệnh
− Biểu hiện lâm sàng bệnh lỵ: 
• Đau bụng quặn, 
• Đi tiêu 10 - 20 lần trong ngày, 
• Phân có nhiều chất nhầy và thường có máu.
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
Chẩn đoán
1.Trực tiếp: bệnh phẩm phân
Lấy phân tươi nơi có chất nhầy, có máu, hoặc
có thể dùng que gòn lấy ở trực tràng,
Mẫu lấy xong phải cấy ngay hoặc cho bệnh
phẩm vào Cary-Blair để chuyên chở về PXN,
2. Gián tiếp huyết thanh: ít được sử dụng
44
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
Chẩn đoán
2. Phân lập: 
− Cấy vào Conkey, EMB, SS, Hektoen, XLD,  
− Ủ ở 370C/24-48 giờ. 
− Trên SS hoặc Hektoen chọn khuẩn lạc: 
• không màu: (Lactose -) 
• không tâm đen: (H2S -)
− Xác định tính chất sinh hóa: Lysin, Ure, Citrat.
− Ngưng kết với huyết thanh mẫu để định định nhóm
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
Phòng ngừa
− Hiện nay chưa có vắc-xin.
− Biện pháp không đặc hiệu: 
• Vệ sinh cá nhân, môi trường
• Kiểm tra nguồn nước, thực phẩm
• Cách ly bệnh nhân,
• Phát hiện và điều trị người lành mang trùng
46
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
47
Trị liệu
• Bù nước và chất điện giải
• Sử dụng kháng sinh: 
Cephalosporin thế hệ III,
Fluoroquinolon có tác dụng rất tốt, 
• Hạn chế sử dụng thuốc cầm tiêu chảy.
II. Chi Shigella (trực khuẩn lỵ)
 Đặc điểm sinh học:
 Hình dạng
- Trực khuẩn hai đầu tròn, Gram âm, 
- Một số di động, một số bất động,
- Có chủng có vỏ, 
- Không sinh nha bào, 
E.coli
 Đặc điểm sinh học:
 Nuôi cấy
- Vi khuẩn kỵ khí tùy nghi
- Phát triển 100C- 460C tốt nhất 370C
- Môi trường đặc tạo khuẩn lạc tròn hơi đục
- Môi trường lỏng vi khuẩn phát triển làm đục đều
và tạo cặn ở đáy ống nghiệm, có mùi thối
Đặc điểm sinh học:
Tính chất sinh hóa
- Lên men nhiều loại đường, sinh gas: Glucose 
(+), Lactose (+), Mannitol (-), Indol (+) 
- Khử nitrat thành nitrit, Citrat (-), MR (+), VP (-) 
Dựa vào phản ứng IMViC để phân biệt giữa
E.coli với các vi khuẩn đường ruột khác
 Đặc điểm sinh học:
 Cấu trúc kháng nguyên
E.coli có 3 loại kháng nguyên.
− Kháng nguyên thân (O) có 160 type huyết thanh
− Kháng nguyên bề mặt (K) có 100 type. 
− Kháng nguyên (H) có 50 type
 Khả năng gây bệnh
−Một số chủng sinh độc tố gây tiêu chảy và rối
loạn tiêu hóa ở rẻ em.
EIEC (Entero Invasise E.coli): gây tiêu chảy
có triệu chứng giống lỵ
EHEC (Entero Hemorrhagic E.coli) gây tiêu
chảy, chủ yếu do E.coli O 157:H7 làm tổn
thương xuất huyết ruột và hội chứng tan urê
huyết, thiếu máu, gây giảm tiểu cầu và suy
thận cấp (HUS)
Khả năng gây bệnh
EPEC (Entero Pathogenic E.coli) gây tiêu chảy
ở trẻ < 2 tuổi. 
ETEC (Entero Toxigenic E.coli): gây tiêu chảy
ở trẻ và người lớn thường là khách du lịch,
•Độc tố LT (Labile toxin) không bền với nhiệt, là 
độc tố ruột giống độc tố V.cholerae, 
•Độc tố ST(Stable toxin) bền với nhiệt gây tiêu chảy
đôi khi cả 2 độc tố (ST/LT) gây tiêu chảy kéo dài
 Chẩn đoán:
- Nuôi cấy cổ điển: EMB, Mac Conkey, 
- Nuôi cấy tế bào: Đối với các chủng thuộc
nhóm EPEC, ETEC, EHEC, EIEC,  
 Phòng ngừa
- E.coli theo phân ra môi trường ngoài.
- Tuân thủ nghiêm ngặc qui định vệ sinh.
 Trị liệu:
- Bù nước, sử dụng kháng sinh
- Thử nghiệm kháng sinh đồ trước khi trị liệu. 
Tác nhân gây dịch tả toàn thế giới, 
Do Robert Koch phát hiện 1883
 Đặc điểm sinh học:
 Hình dạng
- Hình phẩy, Gram âm
- Hiếu khí, di động mạnh nhờ 1 tiên mao ở đầu
- Kích thước rộng 0,3µm, dài 1,5-2 µm, 
V.cholerae
 Đặc điểm sinh học:
 Nuôi cấy
− Phát triển trong điều kiện môi trường kiềm
(pH 8-9,5) và nồng độ muối 3%.
− Trên TCBS (Thiosulfate-Citrate-Bile-
Saccarose): cho khuẩn lạc tròn, trong, màu
vàng đậm ở tâm (sử dụng dụng Saccarose).
V.cholerae
 Đặc điểm sinh học:
 Tính chất sinh hóa
− Catalase (+), Oxidase (+) 
− Glucose (+) không sinh hơi, 
− Mannitol, mannose, Lysine, ornithine 
decarboxylase dương tính, 
− Lactose, arabinose, argininine âm tính, 
− Làm chảy lỏng gelatin. 
V.cholerae
Đặc điểm sinh học:
Cấu trúc kháng nguyên
− KN H: Protein không đặc hiệu, chịu nhiệt kém.
− KN O: lipopolysaccharides bền với nhiệt có 139 
nhóm.
− Chỉ nhóm huyết thanh O1 và O139 gây bệnh
− Có 3 týp huyết thanh: Ogawa, Inaba, Hikojima.
− Theo dịch tể học có 2 týp huyết hanh:
V.cholerae cổ điển, V.cholerae Eltor. 
V.cholerae
Đặc điểm sinh học:
Cấu trúc kháng nguyên
- V.cholerae Eltor
o sinh ra yếu tố làm tan huyết
ongưng kết hồng cầu gà
ophản ứng Voges- Proskauer dương tính
oKhông nhạy polymicin B và phage IV
Đặc điểm sinh học:
Sức đề kháng
V.cholerae đề kháng kém
o trong phân sống được vài giờ
o trong nước sống được vài ngày.
o bị diệt bởi các hóa chất thông thường như
Chlorine hoạt tính 1ppm chết trong 15 phút. 
V.cholerae
 Khả năng gây bệnh:
 Cơ chế bệnh
− Thoát qua được hàng rào pH acid của dạ dày. 
− Kết dính được vào màng nhày biểu mô ruột.
− Có số lượng 108-1010 vi khuẩn/ml
− Tiết ra độc tố ruột LT (thermolabile toxin-liều
độc 5µg) giảm hấp thụ Na+, tăng tiết nước và Cl-
gây tiêu chảy cấp.
 Khả năng gây bệnh:
 Triệu chứng lâm sàng
• Thời gian ủ bệnh: 1- 4 ngày
• Độc tố kích thích niêm mạc ruột tiết dịch, gây
các triệu chứng bệnh:
−Buồn nôn, nôn, tiêu chảy dữ dội, 
−Mất 10-20 lít nước/ngày,
− Phân lỏng lợn cợn, đục như nước gạo vo, 
không máu, có mùi tanh.
 Khả năng gây bệnh:
 Miễn dịch bệnh
• Trạng thái miễn dịch bệnh liên quan đến sự
sản xuất IgA bởi lympho bào ở vùng dưới biểu
mô tiêu hóa.
• Có 2 loại kháng thể: 
 Kháng thể chống vi khuẩn
 Kháng thể chống độc tố.
Chẩn đoán :
 Mẫu bệnh phẩm:
• Phân, mảnh nhầy trong phân, nước nôn ói.
 Phân lập và định danh:
• Soi tươi, nhuộm.
• Cấy trên TCBS (pH 8-9,5) ủ, 370C/18 giờ.
• Sau khi ủ 370C/18giờ chọn khuẩn lạc màu vàng. 
• Chọn khuẩn lạc điển hình, xác định tính chất
sinh hóa và khẳng định V.cholerae. 
• Xác định huyết thanh: Ogawa, Inaba, Hikojima, 
Phòng ngừa
- Phát hiện bệnh kịp thời, xác định nguồn lây: 
nước, thức ăn, người lành mang trùng.
- Kiểm tra vệ sinh thực phẩm.
- Cung cấp nước sạch.
- Vắc- xin phòng ngừa
Trị liệu:
- Bù nước và chất diện giải kịp thời
- Kháng sinh: Tetracyclin, Ampicillin, bactrim. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ly_thuyet_vi_sinh_hoc_bai_5_vi_khuan_gay_benh_duon.pdf