Bài giảng Mạng NGN - Chương 8: Chiến lược phát triển NGN của ngành

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Trong các chương trước ta đã được tìm hiểu về mạng viễn thông Việt

Nam cũng như về mạng viễn thông thế hệ sau NGN và hoạt động của nó.

Việc chuyển đổi từ mạng viễn thông hiện tại lên mạng NGN là điều tất yếu

của xu hướng phát triển. Chương này sẽ trình bày chiến lược phát triển mạng

NGN của chính ngành viễn thông Việt Nam. Việc xây dựng tùy thuộc vào

tình hình mạng cụ thể và quan điểm của nhà khai thác. Ở đây ta xét 2 quan

điểm: xây dựng trên cơ sở mạng hiện tại và xây dựng hoàn toàn mới.

II. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN TRIỂN KHAI MẠNG NGN

1. Yêu cầu chung

Quá trình chuyển đổi từ mạng hiện tại sang mạng NGN cần đảm

bảo các yêu cầu sau:

− Tránh làm ảnh hưởng đến các chức năng cũng như việc cung cấp

dịch vụ của mạng hiện tại. Tiến tới cung cấp dịch vụ thoại và số liệu

trên một cơ sở hạ tầng thông tin duy nhất. Đồng thời phải hỗ trợ các

thiết bị khách hàng đang sử dụng.

− Mạng phải có cấu trúc đơn giản, giảm tối thiểu số cấp chuyển mạch

và chuyển tiếp truyền dẫn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, chất

lượng mạng lưới và giảm chi phí khai thác và bảo dưỡng. Cấu trúc tổ

chức mạng không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Và cấu trúc

chuyển mạch phải đảm bảo an toàn, dựa trên chuyển mạch gói.

− Hệ thống quản lý mạng, dịch vụ phải có tính tập trung cao.

 

pdf 16 trang yennguyen 2580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Mạng NGN - Chương 8: Chiến lược phát triển NGN của ngành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Mạng NGN - Chương 8: Chiến lược phát triển NGN của ngành

Bài giảng Mạng NGN - Chương 8: Chiến lược phát triển NGN của ngành
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 161 - 
CHƯƠNG 8: 
CHIẾN LƯỢC PHÁT 
TRIỂN NGN CỦA NGÀNH 
----WX---- 
I. GIỚI THIỆU CHUNG 
Trong các chương trước ta đã được tìm hiểu về mạng viễn thông Việt 
Nam cũng như về mạng viễn thông thế hệ sau NGN và hoạt động của nó. 
Việc chuyển đổi từ mạng viễn thông hiện tại lên mạng NGN là điều tất yếu 
của xu hướng phát triển. Chương này sẽ trình bày chiến lược phát triển mạng 
NGN của chính ngành viễn thông Việt Nam. Việc xây dựng tùy thuộc vào 
tình hình mạng cụ thể và quan điểm của nhà khai thác. Ở đây ta xét 2 quan 
điểm: xây dựng trên cơ sở mạng hiện tại và xây dựng hoàn toàn mới. 
II. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN TRIỂN KHAI MẠNG NGN 
1. Yêu cầu chung 
Quá trình chuyển đổi từ mạng hiện tại sang mạng NGN cần đảm 
bảo các yêu cầu sau: 
− Tránh làm ảnh hưởng đến các chức năng cũng như việc cung cấp 
dịch vụ của mạng hiện tại. Tiến tới cung cấp dịch vụ thoại và số liệu 
trên một cơ sở hạ tầng thông tin duy nhất. Đồng thời phải hỗ trợ các 
thiết bị khách hàng đang sử dụng. 
− Mạng phải có cấu trúc đơn giản, giảm tối thiểu số cấp chuyển mạch 
và chuyển tiếp truyền dẫn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, chất 
lượng mạng lưới và giảm chi phí khai thác và bảo dưỡng. Cấu trúc tổ 
chức mạng không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Và cấu trúc 
chuyển mạch phải đảm bảo an toàn, dựa trên chuyển mạch gói. 
− Hệ thống quản lý mạng, dịch vụ phải có tính tập trung cao. 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 162 - 
− Việc chuyển đổi phải thực hiện từng bước và phải theo nhu cầu của 
thị trường. 
− Hạn chế đầu tư các kỹ thuật phi NGN cùng lúc với việc triển khai và 
hoàn thiện các công nghệ mới. 
− Phải bảo toàn vốn đầu tư của VNPT. 
− Xác định các giai đoạn cần thiết để chuyển sang NGN. Có các sách 
lược thích hợp cho từng giai đoạn chuyển hướng để việc triển khai 
mạng NGN được ổn định và an toàn. 
2. Mục tiêu xây dựng 
− Dịch vụ phải đa dạng, có giá thành thấp. Thời gian đưa dịch vụ mới 
ra thị trường được rút ngắn. 
− Giảm chi phí khai thác mạng và dịch vụ. 
− Nâng cao hiệu quả đầu tư. 
− Tạo ra những nguồn doanh thu mới, không phụ thuộc vào nguồn 
doanh thu từ các dịch vụ truyền thống. 
3. Quá trình chuyển đổi từng bước 
− Ưu tiên giải quyết phân tải lưu lượng Internet cho các tổng đài 
chuyển mạch nội hạt. Đảm bảo cung cấp dịch vụ truy nhập băng 
rộng (bao gồm cả truy nhập Internet tốc độ cao) tại các thành phố 
lớn trước. 
− Tạo cơ sở hạ tầng thông tin băng rộng để phát triển các dịch vụ đa 
phương tiện, phục vụ chương trình chính phủ điện tử,  của quốc gia. 
− Ưu tiên thực hiện trên mạng liên tỉnh trước nhằm đáp ứng nhu cầu 
về thoại và tăng hiệu quả sử dụng các tuyến truyền dẫn đường trục. 
− Mạng nội tỉnh thực hiện có trọng điểm tại các thành phố có nhu cầu 
truyền số liệu, truy nhập Internet băng rộng. 
− Lắp đặt các thiết bị chuyển mạch thế hệ mới, các máy chủ để phục 
vụ các dịch vụ đa phương tiện chất lượng cao. 
III. HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG NGN ĐỐI VỚI CÁC NHÀ CUNG 
CẤP DỊCH VỤ KHÁC NHAU 
Có 2 hướng để phát triển mạng NGN: xây dựng một mạng NGN hoàn 
toàn mới và xây dựng mạng NGN dựa trên cơ sở mạng hiện có. Tùy vào 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 163 - 
hiện trạng của mạng hiện tạiù và quan điểm của nhà khai thác mà giải pháp 
thích hợp sẽ được ứng dụng. 
Trước hết sẽ xét 2 quan điểm trên dựa vào yếu tố sự phát triển mạng và 
phát triển dịch vụ qua các hình sau: 
Các dịch vụ phát
triển tiếp theo của
mạng hiện tại
Các dịch vụ phát
triển tiếp theo của
mạng thế hệ sau
Các dịch vụ hiện nay
của mạng hiện tạiS
ự 
ph
át
 tr
ie
ån 
dị
ch
 v
ụ
Sự phát triển mạng
Hình 8.1: Xu hướng phát triển mạng và dịch vụ theo quan điểm dựa trên cơ sở 
mạng hiện tại 
Các dịch vụ của
mạng thế hệ sau
Các dịch vụ phát
triển tiếp theo của
mạng thế hệ sau
Các dịch vụ hiện nay
của mạng hiện tạiS
ự 
ph
át
 tr
ie
ån 
dị
ch
 v
ụ
Sự phát triển mạng
Hình 8.2: Xu hướng phát triển mạng và dịch vụ theo quan điểm xây dựng một 
mạng hoàn toàn mới 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 164 - 
Ở Việt Nam, việc xây dựng mạng NGN được nhìn dưới 2 góc độ của 2 
nhà khai thác dịch vụ khác nhau: các nhà cung cấp dịch vụ truyền thống (còn 
gọi là các nhà cung cấp dịch vụ cố định ESP – Established Service Provider) 
và các nhà cung cấp dịch vụ mới (còn có tên các nhà cung cấp dịch vụ 
Internet ISP – Internet Service Provider hoặc nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng 
ASP – Application Service Provider). 
1. Nhà cung cấp dịch vụ cố định ESP (Established Service Provider) 
1.1 Đối với mạng truy nhập 
− Giảm số lượng các phần tử mạng xếp chồng, tối ưu hóa mạng 
PSTN. 
− Tổ chức lại mạng để có năng lực xử lý dịch vụ băng rộng. 
− Từng bước triển khai các chuyển mạch thế hệ mới. Khởi đầu 
bằng việc triển khai VoATM ở mức quá giang để xử lý lưu 
lượng Internet, kết nối lưu lượng mạng di động,  và các lưu 
lượng không thể dự báo trước (số liệu). 
− Xây dựng một mạng đường trục duy nhất. Triển khai các cổng 
tích hợp VoATM-GW/ VoIP-GW, các giao thức chuyển mạch 
mềm (MeGaCo, MGCP, SIP, SIGTRAN, BICC,), định hướng 
chuyển mạch quá giang sang mạng NGN. Đồng thời lắp đặt các 
cổng điều khiển phương tiện MGC, thực hiện chuyển đổi mạng 
NGN ở cấp quá giang. 
1.2 Đối với mạng truy nhập 
− Đầu tiên là bắt đầu triển khai một số dịch vụ đa phương tiện: 
dịch vụ truy nhập băng rộng ADSL, đồng thời đưa vào sử dụng 
chuyển mạch mềm và khối tập trung thuê bao thế hệ mới có hỗ 
trợ băng rộng. 
− Tiếp theo sẽ triển khai các ứng dụng đa phương tiện cho ADSL, 
UMTS và điện thoại IP. Khi giá thành của chuyển mạch sử 
dụng trong NGN đã thấp hơn so với chuyển mạch kênh, QoS 
trong mạng NGN đã được chuẩn hóa ta sẽ triển khai thêm các 
đường dây điện thoại hay chuyển kết nối khách hàng từ các bộ 
tập trung thuê bao truyền thống đến mạng truy nhập NGN. 
Đồng thời ta sẽ lắp đặt chuyển mạch mềm cho tổng đài nội hạt 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 165 - 
và lắp đặt các Access Gateway để nối mạng hiện tại với mạng 
lõi chuyển mạch gói của NGN. 
1.3 Yêu cầu đối với mạng 
Phải đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy và khả năng mở rộng. 
Đồng thời các dịch triển khai mạng phải được tối ưu hóa trong việc 
sử dụng các nguồn tài nguyên mạng. 
2. Nhà cung cấp dịch vụ mới ISP/ ASP (Internet Service Provider/ 
Application Service Provider) 
Do các nhà khai thác này đã có sẵn hạ tầng chuyển mạch gói nên họ 
rất thuận lợi trong việc xây dựng mạng NGN. 
Khi tiến hành xây dựng mạng thế hệ sau họ có thể lắp đặt các cổng 
điều khiển phương tiện MGC, các server truy nhập mạng NAS (Network 
Access Server) và server truy nhập băng rộng từ xa BRAS (Broadband 
Remote Access Server), đồng thời đưa vào sử dụng các giao thức báo 
hiệu SIP, H.323, SIGTRAN,  vào VoIP và các giao thức mới bổ sung 
cho mạng. Về cấu trúc mạng thì phải giảm các cấp chuyển mạch đặc biệt 
là các tổng đài nội hạt, chuyển các loại thuê bao sang thành thuê bao 
NGN. 
Như trên ta thấy, các ESP có xu hướng xây dựng mạng thế hệ sau theo 
quan điểm dựa trên cơ sở mạng hiện tại và các ISP/ ASP theo quan điểm còn 
lại. 
IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO VIỆC PHÁT TRIỂN MẠNG 
NGN CỦA NGÀNH 
1. Giải pháp xây dựng NGN trên cơ sở mạng hiện tại 
1.1 Nội dung của giải pháp: 
Cơ sở hạ tầng của mạng hiện tại được tổ chức lại và phát triển 
dần dần lên. Nâng cấp các thiết bị chuyển mạch hiện có (công nghệ 
TDM) để hỗ trợ các dịch vụ mới chất lượng cao như video, số liệu. 
Đồng thời có thể bổ sung có hạn chế một số chuyển mạch đa dịch 
vụ (chuyển mạch mềm) tại một số nút mạng chính, đặc biệt là trung 
tâm điều khiển và ứng dụng của các vùng lưu lượng. 
Ngoài ra trong giải pháp này lại có 2 phương án con như sau: 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 166 - 
• Phương án 1 
Phương án áp dụng cho những nhà khai thác mạng có yêu 
cầu hiện đại hóa và mở rộng mạng trong thời gian ngắn. 
Phương án này bao gồm 4 bước. 
Bước 1: đối với mạng thoại TDM thì triển khai mạng 
truyền dẫn SDH, mạch chuyển mạch ATM đồng thời bổ sung 
thiết bị telephony server để quản lý thoại. Đối với mạng số liệu 
thì giữ nguyên kỹ thuật IP/MPLS hoặc ATM/FR và trang bị 
thêm các cổng gateway, thực hiện kết nối giữa mạng thoại và 
mạng số liệu ở các nút ở biên mạng. 
Bước 2: tiếp tục phát triển kỹ thuật SDH, ATM cho mạng 
thoại. Với mạng số liệu thì phát triển thành mạng đa dịch vụ 
IP/MPLS và tăng cường khả năng của các cổng giao tiếp ở các 
nút biên mạng (chúng có nhiệm vụ kết nối giữa mạng đa dịch 
vụ và mạng thoại). Trang bị thêm IP telephone server cho quản 
lý mạng đa dịch vụ. 
Bước 3: xây dựng chỉ còn một mạng thống nhất cho thoại 
và dữ liệu nhưng lúc này chưa phải là mạng tích hợp đa dịch vụ 
hoàn toàn. Mạng PSTN sử dụng TMD sẽ không còn tồn tại 
riêng biệt. Tiếp tục tích hợp và phát triển mạng đa dịch vụ 
IP/MPLS. 
Bước 4: hình thành mạng tích hợp đa dịch vụ hoàn toàn. 
Lúc này chỉ còn mạng đa dịch vụ IP/MPLS tồn tại và phát 
triển. Và telephony server và IP telephone server sẽ quản lý 
mạng đa dịch vụ. 
• Phương án 2 
Phương án áp dụng cho những nhà khai thác mạng có yêu 
cầu hiện đại hóa và mở rộng mạng trong thời gian dài. Phương 
án này cũng bao gồm 4 bước. 
Bước 1: không phát triển thêm mạng thoại TDM từ đây về 
sau. Với mạng số liệu thì giữ nguyên mạng chuyển mạch gói 
IP/MPLS hoặc ATM/FR và trang bị thêm các cổng gateway. 
Bước 2 đến bước 4 giống các bước 2, 3, 4 của phương án 1. 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 167 - 
1.2 Ưu điểm 
− Giá thành đầu tư ban đầu thấp. 
− Có khả năng cung cấp dịch vụ mới, dịch vụ truy nhập băng 
rộng. 
− Bảo vệ tối đa nguồn vốn đã đầu tư trên mạng hiện tại. 
1.3 Nhược điểm 
− Việc nâng cấp các chuyển mạch hiện có từ TDM sang IP/ATM 
chỉ là bước đệm mà không thay đổi được về cơ bản công nghệ 
chuyển mạch phục vụ cho các dịch vụ mới. Điều này có nghĩa 
là không giải quyết được vấn đề cơ bản là khả năng tạo dịch vụ 
mới cũng như nguyên tắc tổ chức mạng thế hệ mới. Và nó sẽ 
làm phát sinh nhiều vấn đề chuyển tiếp và làm tăng chi phí về 
sau. 
− Chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng chi phí vận hành và khai 
thác sẽ cao hơn so với mạng hiện tại do không có được sự quản 
lý thống nhất trong toàn mạng. 
− Khả năng cạnh tranh kém khi xuất hiện các nhà khai thác thế 
hệ mới vì họ có cơ sở hạ tầng mạng NGN hoàn toàn mới. 
2. Giải pháp xây dựng NGN hoàn toàn mới 
2.1 Nội dung của giải pháp 
Giải pháp này chủ trương giữ nguyên mạng hiện tại và không 
đầu tư tiếp tục phát triển. Tập trung nhân lực và tài lực vào việc 
triển khai các tổng đài đa dịch vụ thế hệ sau. 
Mạng NGN được xây dựng trước hết phải có khả năng cung 
cấp các nhu cầu về dịch vụ của mạng hiện tại đã quen thuộc với 
khách hàng. Sau đó triển khai một số nhu cầu dịch vụ mới. Kế tiếp 
triển khai nhiều dịch vụ mới trên nền mạng NGN nhưng phải cân 
bằng giữa cung và cầu. 
Các nút chuyển mạch của hai mạng này sẽ liên hệ nhau rất ít 
(chủ yếu phục vụ cho các dịch vụ thoại IP) thông qua các cổng giao 
tiếp Media Gateway. 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 168 - 
2.2 Ưu điểm 
− Thay đổi hoàn toàn cấu trúc mạng, tăng khả năng cạnh tranh. 
− Hoàn toàn sẵn sàng cung cấp dịch vụ mới, dịch vụ truy nhập 
băng rộng. 
− Thời gian triển khai nhanh chóng. 
− Độ tương thích cao. 
− Quản lý thống nhất, tập trung. 
2.3 Nhược điểm 
− Giá thành đầu tư ban đầu cao. 
− Rủi ro do dự báo nhu cầu vượt ngưỡng dẫn đến hậu quả đầu tư 
thấp, thời gian hoàn vốn lâu. 
− Tăng chi phí do phải tăng cường lực lượng lao động kỹ thuật 
mới. 
3. Nhận xét và đánh giá 
Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà 
khai thác muốn chuyển từ mạng truyền thống sang mạng thế hệ sau. Tùy 
vào hiện trạng mạng, quan điểm của chính nhà khai thác mà giải pháp 
thích hợp được lựa chọn. Và việc xây dựng mạng phải dựa vào nhu cầu 
mới của khách hàng để thu hút và giữ khách hàng. Điều này cũng có 
nghĩa là các nhà khai thác sẽ triển khai mạng NGN theo hướng để đáp 
ứng cho nhu cầu phát triển dịch vụ của khách hàng. 
V. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC MẠNG NGN CỦA VNPT 
1. Phân vùng lưu lượng 
Cấu trúc mạng thế hệ sau được xây dựng dựa trên phân bố thuê bao 
theo vùng địa lý, không tổ chức theo địa bàn hành chính mà phân theo 
vùng lưu lượng. Trong một vùng có nhiều khu vực và trong một khu vực 
có nhiều tỉnh thành. Số lượng các tỉnh, thành trong mỗi khu vực tùy thuộc 
vào lưu lượng của các tỉnh thành đó (giả sử các thuê bao cùng loại đều có 
thời gian sử dụng như nhau thì lưu lượng tỉ lệ với số thuê bao). Căn cứ 
vào phân bố thuê bao, mạng NGN của VNPT được phân thành 5 vùng lưu 
lượng như sau: 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 169 - 
− Vùng 1: các tỉnh phía Bắc trừ Hà Nội. 
− Vùng 2: Hà Nội. 
− Vùng 3: các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. 
− Vùng 4: Tp Hồ Chí Minh. 
− Vùng 5: các tỉnh phía Nam trừ Tp Hồ Chí Minh. 
2. Tổ chức lớp ứng dụng và dịch vụ 
Lớp ứng dụng và dịch vụ được tổ chức thành một cấp cho toàn mạng 
nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ đến tận nhà thuê bao nhanh chóng, đồng 
bộ và việc cung cấp các dịch vụ mới cho khách hàng cũng dễ dàng hơn. 
Số lượng nút ứng dụng/ dịch vụ phụ thuộc vào lưu lượng dịch vụ 
cũng như số lượng và loại hình dịch vụ hiện có trên mạng. 
Nút ứng dụng/ dịch vụ được kết nối ở mức Gigabit Ethernet 1+1 với 
nút điều khiển và cảø 2 loại này đều được đặt tại các trung tâm mạng 
NGN ở Hà Nội và TpHCM. 
3. Tổ chức lớp điều khiển 
Lớp điều khiển được tổ chức thành một cấp cho toàn mạng, thay vì 4 
cấp như hiện nay, và được phân bố theo vùng lưu lượng. Điều này giúp 
cho ta giảm đến mức tối thiểu các cấp mạng, tận dụng năng lực xử lý 
cuộc gọi của các thiết bị điều khiển thế hệ mới và giảm chi phí đầu tư 
trên mạng. 
Số lượng nút điều khiển phụ thuộc vào lưu lượng phát sinh của từng 
vùng lưu lượng và được tổ chức thành cặp (2 mặt phẳng A và B) nhằm 
đảm bảo tính an toàn của mạng. 
Mỗi một nút điều khiển được kết nối với một cặp nút chuyển mạch 
ATM+IP đường trục. Trong giai đoạn đầu, mỗi vùng được trang bị ít nhất 
là 2 nút điều khiển. 
Hình sau trình bày việc tổå chức lớp ứng dụng/ dịch vụ và lớp điều 
khiển: 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 170 - 
Hà Nội Tp HCM
H
à 
N
ội
Tp
 H
C
M
M
ie
àn 
Tr
un
g
M
ie
àn 
B
ắc
M
ie
àn 
N
am
Lớp ứng dụng
và dịch vụ
Lớp điều
khiển
Các lớp dưới
Hình 8.3: Tổ chức lớp ứng dụng/ dịch vụ và lớp điều khiển 
4. Tổ chức lớp truyền tải 
Lớp truyền tải có chức năng truyền tải lưu lượng ở cả 2 dạng ATM 
và IP. Trong chiến lược phát triển mạng NGN của ngành, lớp này được tổ 
chức thành 2 cấp: cấp đường trục (quốc gia) và cấp vùng. 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 171 - 
Vòng ring SDH
Hà Nội Tp HCM
ATM+IP ATM+IP ATM+IP
ATM+IP ATM+IP
ATM+IP ATM+IP ATM+IP
ATM+IP ATM+IP
ATM+IP
ATM+IP
ATM+IP
ATM+IPATM+IP
Bộ tập trung
ATM/IP
Bộ tập trung
ATM/IP
Bộ truy
nhập
Bộ truy
nhập
Bộ truy
nhập
Bộ truy
nhậpRouter
Lớp ứng dụng
và dịch vụ
Lớp điều khiển
Lớp truyền tải
Mặt A
Lớp truy nhập
Mặt B
Cấp
đường
trục
Cấp
vùng
> 155Mbps
> 155Mbps
> 2.5 Gbps
> 2.5 Gbps
Điện thoại truyền thống POTS, ATM, FR, X.25, VoIP, xDSL, 
Hình 8.4: Tổ chức lớp truyền tải 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 172 - 
• Cấp đường trục (cấp quốc gia) 
Cấp này được tổ chức thành 2 mặt phẳng (để đảm bảo độ an 
toàn của mạng) và nó có nhiệm vụ chuyển mạch cuộc gọi giữa các 
vùng lưu lượng. Các thành phần chính của cấp này là các nút chuyển 
mạch đường trục ATM+IP và các tuyến truyền dẫn. Các tuyến này 
kết nối chéo giữa các nút đường trục và khả năng nhỏ nhất của 
chúng là 2.5 Gbps. 
Số lượng và quy mô nút chuyển mạch đường trục phụ thuộc 
vào lưu lượng phát sinh trên đường trục. 
Trong giai đoạn đầu, các nút chuyển mạch đường trục được 
trang bị với khả năng chuyển mạch ATM < 20 Gbps và khả năng 
định tuyến tối đa là 300 triệu gói/ giây. Các nút này được đặt tại 
các trung tâm truyền dẫn liên tỉnh VTN. 
• Cấp vùng 
Các thành phần ở cấp vùng là các nút chuyển mạch nội vùng 
ATM+IP và các bộ tập trung nội vùng. Nhiệm vụ của chúng là đảm 
bảo cho việc chuyển mạch cuộc gọi trong cuộc gọi và sang vùng 
khác. 
Các nút chuyển mạch nội vùng được kết nối ở mức tối thiểu là 
155 Mbps. Và chúng được đặt tại vị trí các tổng đài chủ host hiện 
nay và được kết nối trực tiếp với nhau theo dạng vòng ring. 
Hơn thế nữa, chúng được nối đến các nút chuyển mạch đường 
trục ở cả 2 mặt phẳng bằng các tuyến truyền dẫn nội vùng (155 
Mbps). 
Một điều cần lưu ý là các nút chuyển mạch nội vùng phải tích 
hợp tính năng “máy chủ” truy nhập băng rộng từ xa BRAS 
(Broadband Remote Access Server) nhằm thực hiện chức năng điểm 
truy nhập IP POP băng rộng cho các thuê bao xDSL. 
Số lượng và quy mô các nút chuyển mạch của một vùng trong 
giai đoạn đầu phụ thuộc vào nhu cầu dịch vụ tại vùng đó. Trong giai 
đoạn ban đầu, các nút chuyển mạch có khả năng chuyển mạch tối 
đa 2.5 Gbps và khả năng định tuyến không lớn hơn 500 ngàn gói/ 
giây. 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 173 - 
Các bộ tập trung ATM/ IP cũng được kết nối với các nút 
chuyển mạch nội vùng bằng các tuyến dẫn tối thiểu 155 Mbps. 
Ngoài ra các bộ tập trung này được kết nối đến các bộ truy nhập ở 
lớp truy nhập bằng các tuyến n*E1. nhiệm vụ của các bộ tập trung 
này là tập trung các luồng E1 thành luồng ATM. Và chúng được đặt 
tại các điểm truyền dẫn nội tỉnh hiện nay. 
Số lượng và quy mô các bộ tập trung phụ thuộc vào số nút truy 
nhập và số thuê bao của các nút truy nhập. 
5. Tổ chức lớp truy nhập 
Lớp truy nhập gồm các nút truy nhập hữu tuyến và vô tuyến được tổ 
chức không phụ thuộc theo địa giới hành chính. 
Các nút truy nhập của các vùng lưu lượng sẽ được nối tới các nút 
chuyển mạch đường trục của vùng tương ứng (thông qua nút chuyển 
mạch nội vùng) mà không kết nối tới các nút chuyển mạch đường trục 
của vùng khác. 
Nút truy nhập kết nối với nút chuyển mạch nội vùng bằng các kênh 
có tốc độ phụ thuộc vào số lượng thuê bao tại nút truy nhập đó (n*E1). 
Các thiết bị truy nhập thế hệ mới phải có khả năng cung cấp cổng 
dịch vụ POTS, ATM, IP, FR, IP VPN, xDSL, VoIP, VoATM,  
6. Lộ trình chuyển đổi 
Ngành bưu chính viễn thông Việt Nam hiện nay đã có lộ trình 
chuyển đổi từ mạng hiện tại sang mạng NGN cho giai đoạn 2001 – 2010. 
Lộ trình này bao gồm 3 giai đoạn nhỏ như sau: 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 174 - 
IP/MPLSIP/MPLS
IP/MPLSIP/MPLSIP/MPLS
IP/MPLSIP/MPLSIP/MPLS
IP/MPLSIP/MPLSIP/MPLS IP/MPLSIP/MPLS
TGW
PSTN
TGW
PSTN
PoP-
Internet
IP/MPLS IP/MPLS
Dịch vụ-
Ứng dụng
Điều khiển
Truyền tải
Cấp đường
trục
Mặt A
Mặt B
Cấp vùng
TP Hồ Chí
MInh
Miền
Trung- Tây
Nguyên
Hà NộiPhía Bắc Phía Nam
Kết nối với
mạng hiện
thời
BRAS
Vệ tinh
DLC,..
V 5.1
V5.2
Phân theo
cấp tổng đài
Chuyển
mạch nội
hạt
Chuyển
mạch quốc
gia
Chuyển
mạch
quốc tế
Truy nhập
thuê bao
Hình 8.5: Lộ trình chuyển đổi 
• Giai đoạn 2001 – 2003 
Trong giai đoạn này ta triển khai lắp đặt các nút điều khiển, 
nút dịch vụ và một phần mạng đường trục. 
Đầu tiên trang bị 2 nút đều khiển và 2 nút dịch vụ tại miền Bắc 
(tại Hà Nội) và tại miền Nam (Tp Hồ Chí Minh). Năng lực xử lý của 
mỗi nút phải trên 4 triệu BHCA (Busy Hour Call Attempt) tương 
đương với 240 ngàn kênh trung kế hay trên 400 ngàn thuê bao. 
Đối với chuyển mạch đường trục thì lắp đặt 3 nút (nút đôi tại 
mỗi điểm do có 2 mặt phẳng) lần lượt tại miền Bắc (Hà Nội), miền 
Nam (Tp Hồ Chí Minh), và miền Trung (Đà Nẵng). 
Trang bị các cổng trung kế Trunk Gateway và nút chuyển mạch 
nội vùng cho 11 tỉnh, thành phố có lưu lượng thông tin lớn đồng thời 
thực hiện kết nối giữa chuyển mạch NGN với các chuyển mạch 
truyền thống tại những nơi này. 11 tỉnh, thành phố này bao gồm Hà 
Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, 
Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ. 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 175 - 
Lắp đặt các nút truy nhập NGN (giải pháp tạm thời là nút truy 
nhập xDSL) nhằm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao tại 
các tổng đài Host trung tâm của các tỉnh kể trên. 
Như vậy vào giai đoạn này sẽ có mạng chuyển mạch liên vùng 
và nội vùng tại cả 5 vùng lưu lượng. Một phần lưu lượng thoại của 
mạng đường trục PSTN sẽ được chuyển sang mạng đường trục của 
NGN. 
• Giai đoạn 2004 – 2005 
Đây là giai đoạn hoàn chỉnh mạng ở cấp đường trục. 
Trước tiên sẽ triển khai dịch vụ truy nhập băng rộng xDSL tại 
tất cả các tỉnh, thành trong cả nước và lắp đặt các bộ tập trung 
chuyển mạch gói thực hiện chức năng BRAS (phục vụ cho dịch vụ 
truy nah65p Internet qua xDSL). Tăng số lượng các bộ tập trung 
băng rộng, các thiết bị truy nhập NGN. 
Tăng số nút điều khiển và số nút chuyển mạch nhằm mở rộng 
vùng phục vụ của mạng NGN. Hoàn thiện tổ chức 2 mặt phẳng 
chuyển mạch cấp đường trục và chuyển mạch cấp vùng. Đối với 
chuyển mạch cấp đường trục thì lắp đặt thêm 2 tổng đài chuyển 
mạch lõi tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Tại Đà Nẵng lắp đặt thêm 
1 trung tâm điều khiển chuyển mạch mềm. 
• Giai đoạn 2006 – 2010 
Trong giai đoạn này sẽ hoàn thiện lớp điều khiển. 
Các nút chuyển mạch cấp đường trục, các nút điều khiển được 
bổ sung thêm để tạo thành 2 mặt phẳng chuyển mạch A và B đầy 
đủ. Lúc này nhiệm vụ của lớp này là chuyển tải lưu lượng cho 5 
vùng lưu lượng. 
Lúc này lưu lượng của PSTN một phần được chuyển qua mạng 
truyền thống và phần lớn được chuyển qua mạng NGN. 
BÀI GIẢNG NGN Chương 8: Chiến lược phát triển của ngành 
 - 176 - 
VI. KẾT LUẬN 
Việc xây dựng mạng NGN là xu hướng phát triển tất yếu của ngành 
viễn thông thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Trên 
đây chỉ đưa ra giải pháp của ngành viễn thông Việt Nam về việc phát triển 
mạng thế hệ sau NGN với chi tiết cụ thể được đưa ra vào năm 2002. Trong 
các giai đoạn tiếp theo sẽ có thể có những thay đổi trong chiến lược xây 
dựng NGN để phù hợp với tình hình thực tế. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mang_ngn_chuong_8_chien_luoc_phat_trien_ngn_cua_ng.pdf