Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp - Chương I: Những vấn đề chung về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp - Phạm Trí Hùng

Nội dung

Chương I Những vấn đề chung về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

Chương II Khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

Chương III Giao dịch sáp nhập, mua lại và những vấn đề pháp lý trong giao dịch sáp nhập, mua lại

 

ppt 50 trang yennguyen 2700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp - Chương I: Những vấn đề chung về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp - Phạm Trí Hùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp - Chương I: Những vấn đề chung về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp - Phạm Trí Hùng

Bài giảng Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp - Chương I: Những vấn đề chung về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp - Phạm Trí Hùng
Pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 
TS. Phạm Trí Hùng 
Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 
Cách tiếp cận chung: 
Từ góc độ tài chính doanh nghiệp 
Từ góc độ quản trị kinh doanh (quản trị chiến lược) 
Từ góc độ pháp lý 
Cách tiếp cận của khóa học: 
Từ góc độ nghiên cứu 
Từ góc độ thực tiễn 
Mục tiêu nhận thức 
Khái quát khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và những vấn đề cơ bản của pháp luật liên quan; 
 Cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy phạm cơ bản của pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; 
Khái quát về các bước trong giao dịch sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; 
Nắm được các yêu cầu cơ bản đối với các văn bản cần thiết trong giao dịch sáp nhập, mua lại doanh nghiệp. 
Mục tiêu kỹ năng 
Phân tích, đánh giá pháp luật theo các tiêu chí: tính minh bạch, tính thống nhất, tính hợp lý, tính khả thi. 
Trình bày và tranh luận hàn lâm về các vấn đề pháp lý phức tạp 
Nhận diện và xác định cấu trúc của giao dịch sáp nhập, mua lại doanh nghiệp cụ thể. 
Rà soát, soạn thảo các văn bản cần thiết trong giao dịch sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 
Nội dung 
Chương I Những vấn đề chung về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 
Chương II Khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 
Chương III Giao dịch sáp nhập, mua lại và những vấn đề pháp lý trong giao dịch sáp nhập, mua lại 
Tài liệu tham khảo 
Phạm Trí Hùng (Chủ nhiệm), Pháp luật điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2012 
Phạm Trí Hùng, Đặng Thế Đức, Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, NXB Lao động Xã hội, 2011 
Toàn cảnh thị trường M&A Việt Nam 2015, Đặc san của Báo Đầu tư 
Bài tập nhóm 
Chia nhóm (khoảng 4-5 người) 
Nhóm ứng dụng: Thực hiện các bước trong giao dịch sáp nhập, mua lại doanh nghiệp cụ thể; soạn thảo/rà soát các văn bản cần thiết 
Nhóm nghiên cứu: Viết tiểu luận 
Ứng dụng vào viết luận văn: Yêu cầu 
Phải thể hiện sự phát hiện và giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn pháp luật trong 30-40 trang A4. 
Kết quả nghiên cứu phải thể hiện được sự vận dụng lý luận để nghiên cứu triển khai/ứng dụng/mô hình/giải pháp/quy trình áp dụng pháp luật (không có phần cơ sở lý luận riêng) 
Kết quả nghiên cứu nêu rõ những lợi ích cho nhà nước và xã hội 
Ứng dụng vào viết luận văn: Gợi ý cụ thể 
Học viên phát hiện và giải quyết một vấn đề cụ thể đặt ra trong thực tiễn pháp luật (nhận diện những bất hợp lý/ không hiệu quả/ không khả thi trong thực tiễn xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật kinh tế); hoặc 
Học viên báo cáo kết quả đánh giá hiệu quả của một/ một số quy định pháp luật kinh tế qua thực tiễn áp dụng để; hoặc 
Học viên báo cáo kết quả đánh giá dự báo tác động của chính sách pháp luật kinh tế hoặc một dự thảo văn bản QPPL pháp luật trong lĩnh vực kinh tế trong tương lai 
Khái quát thực trạng 
Các thương vụ liên quan đến doanh nghiệp nội thường có quy mô 2-5 triệu USD, một số ít ở mức 10-30 triệu USD. 
Tổng giá trị các thương vụ có yếu tố nước ngoài vẫn chiếm tỉ trọng khá cao: 66% về giá trị 
Số lượng và tổng giá trị giao dịch M&A 2010-2014 
2010 
2011 
2012 
2013 
2014 
Số giao dịch 
345 
400 
275 
249 
313 
Tổng giá trị giao dịch 
(triệu USD) 
1750 
4750 
5100 
3800 
4200 
Thương vụ M&A 2014 
Thông tin tham khảo 
Nhật Bản đang dẫn đầu các quốc gia có doanh nghiệp thực hiện mua bán doanh nghiệp Việt Nam xét cả về số lượng và giá trị 
Nhà đầu tư Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư mạnh vào hai ngành hàng tiêu dùng và tài chính: Mizuho trở thành đối tác chiến lược của Vietcombank; Unicham mua 95% cổ phần của Diana; Sumitomo mua cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt; UFJ Mitsubishi mua cổ phần của VietinBank 
Chương I Những vấn đề chung về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp  
1. Khái niệm sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 
2. Cơ sở lý luận của pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 
3. Sự cần thiết điều chỉnh sáp nhập, mua lại 
Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp 
Sáp nhập (Mergers) là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty thông thường được thực hiện qua việc công ty nhận sáp nhập đề nghị cổ đông của công ty bị sáp nhập nhận cổ phiếu của mình để đổi lấy chứng khoán của những cổ đông này 
(Theo Từ điển các khái niệm, thuật ngữ tài chính Investopedia) 
Sáp nhập xảy ra khi hai công ty (thường là các công ty có cùng quy mô) đồng ý tiến tới thành lập một công ty mới mà không duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thành phần. 
Khái niệm mua lại doanh nghiệp 
Mua lại (Acquisitions) là việc công ty mua mua lại phần lớn hoặc tất cả quyền sở hữu cổ phần của công ty mục tiêu để nắm quyền kiểm soát của công ty mục tiêu . 
(Theo Từ điển các khái niệm, thuật ngữ tài chính Investopedia) 
Phân biệt “sáp nhập”, “mua lại” với “sáp nhập và mua lại” (M&A )  
“sáp nhập và mua lại” (M&A) là thuật ngữ kinh tế 
“sáp nhập”, “mua lại” là thuật ngữ pháp lý 
Bình luận: Cách tiếp cận của Luật Đầu tư 2014 là điều chỉnh M&A – tất cả các giao dịch góp vốn, mua cổ phần/phần vốn góp 
Ðiều 17 Luật Cạnh tranh năm 2004 
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. 
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. 
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. 
Khoản 1 Điều 194 và Khoản 1 195 Luật Doanh nghiệp năm 2014 
Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất 
 Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. 
Trong pháp luật về đầu tư 
Tại Khoản 6 Điều 21 Luật Đầu tư năm 2005 lần đầu tiên quy định “đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp” như một trong những hình thức đầu tư trực tiếp bên cạnh “mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; các hình thức đầu tư trực tiếp khác”. 
Trong Luật Đầu tư năm 2005 không có quy định về hợp nhất doanh nghiệp như hình thức đầu tư và coi mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư tách rời với sáp nhập và mua lại doanh nghiệp 
Điều 25 Luật Đầu tư năm 2005 Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại  
1. Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam. 
Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định. 
2. Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh. 
	Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật này, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 
Theo Luật Đầu tư năm 2014 
M&A như một hiện tượng kinh tế đã được Luật Đầu tư năm 2014 tiếp cận điều chỉnh thông thoáng hơn, tạo hành lang pháp lý rộng hơn - dưới góc độ là một hình thức đầu tư theo nghĩa rộng, bao gồm các hoạt động mua lại cổ phần, phần vốn góp không phân biệt đầu tư trực tiếp và gián tiếp, không phân biệt tỷ lệ mua lại 
Case 
Vụ Công ty Colgate mua lại thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan (3 triệu USD) và vụ Unilever mua lại thương hiệu P/S (5,3 triệu USD) vào những năm 1995 - 1997 qua các phương án liên doanh, để thâm nhập thị trường tiêu dùng Việt Nam được coi như những thương vụ M&A đầu tiên. 
Vụ Công ty cổ phần Kinh Đô mua lại Nhà máy và thương hiệu Kem Wall của Tập đoàn Unilever Bestfood ở Việt Nam. 
Case 
Vụ Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) hợp nhất với Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) thành Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên với giá trị giao dịch ước tính khoảng 133 triệu Đôla Mỹ là vụ việc hợp nhất điển hình. 
Vụ sáp nhập Công ty cổ phần Mirae (KMR) và Công ty cổ phần Mirae Fiber (KMF) là vụ hai công ty đã niêm yết sáp nhập thành công đầu tiên ở Việt Nam. Sau khi sáp nhập công ty mới vẫn giữ mã chứng khoán là KMR và tiếp tục niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, trong khi KMF hủy niêm yết trên Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội 
Case 
Vụ Công ty Jardine Cycle & Carriage Ltd (JAC) của Singapore tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ của công ty này từ 23,4% lên 29,2% bằng cách mua thêm 5,8% cổ phần trong Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) với giá trị ước tính là 537 tỷ đồng (tương đương 29 triệu Đôla Mỹ) là một giao dịch M&A theo nghĩa kinh tế, tuy báo chí dùng cách diễn đạt là JAC mua lại cổ phần của THACO nhưng đây không phải là việc mua lại theo nghĩa pháp lý. 
Vụ Công ty Securitas AB (Thụy Điển) mua lại 49% cổ phần của Công ty Dịch vụ bảo vệ Long Hải với giá khoảng 88 tỷ đồng (4,9 triệu USD) 
Case 
Khi Công ty cổ phần Vincom (Vincom) đã mua lại 44,25% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Địa ốc Hoàng Gia (Hoàng Gia) với giá trị chuyển nhượng là 885 tỷ đồng (50,5 triệu USD) và theo các điều khoản hợp đồng, Vincom được nhận thêm 88,5 triệu cổ phiếu mới để nắm giữ 102 triệu cổ phiếu của Hoàng Gia, tương đương tỷ lệ cổ phần nắm giữ là 51% thì đây mới là mua lại theo quy định của pháp luật cạnh tranh và Vincom trở thành công ty mẹ của Hoàng Gia theo quy định của Luật Doanh nghiệp 
Case thâu tóm 
Vụ CTCP Dược Viễn Đông có ý định thâu tóm CTCP Dược Hà Tây 
Vụ nhóm cổ đông liên quan tới Công ty Bình Thiên An thâu tóm Công ty Xây dựng Công nghiệp Descon 
Ở Việt Nam, hiện chưa có văn bản nào điều chỉnh việc thâu tóm, nhưng cũng đã có các văn bản điều chỉnh việc công bố thông tin, đó là Thông tư 09/2010/TT-BTC về công bố thông tin và Thông tư 194/2009/TT-BTC về chào mua công khai.  
Vụ thâu tóm Sacombank 
Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) với vốn điều lệ 3.200 tỉ đồng lại có thể thâu tóm được Sacombank với hơn 10.000 tỉ đồng vốn điều lệ, tổng tài sản hơn 160.000 tỉ đồng 
Điều chỉnh “sáp nhập và mua lại” (M&A) 
Ở Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra giải thích từ ngữ cụ thể về hoạt động M&A mà chỉ có các khái niệm riêng rẽ “sáp nhập”, mua lại”, “hợp nhất” liên quan đến hoạt động M&A. 
M&A như một hiện tượng kinh tế có nghĩa rất rộng, bao trùm rất nhiều hoạt động nhưng từ góc độ pháp lý, góc quản lý Nhà nước, pháp luật chỉ lựa chọn điều chỉnh một số hoạt động M&A 
Phân biệt sáp nhập, mua lại với mua bán doanh nghiệp 
Chưa có tiêu chí thống nhất để xác định thế nào là mua bán doanh nghiệp. 
Bản chất của quan hệ mua bán doanh nghiệp là chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có thu tiền 
Có sự chuyển giao về quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp này (bên bán) sang doanh nghiệp khác (bên mua) 
Có sự thay đổi về quản trị đối với doanh nghiệp được mua. 
Các bên trong thương vụ mua bán doanh nghiệp hướng đến mục tiêu tìm kiếm những lợi ích, chủ yếu là lợi ích kinh tế 
Câu hỏi 
Hoạt động mua cổ phần/phần vốn góp trong vốn điều lệ của doanh nghiệp có phải là sáp nhập, mua lại doanh nghiệp hay không? 
Cơ sở lý luận của pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (i) 
Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài và bảo vệ cạnh tranh 
Thể chế hóa nguyên tắc Hiến định về quyền tự do kinh doanh của công dân trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm 
Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi và minh bạch hơn nữa để huy động có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài 
Cơ sở lý luận của pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (ii) 
Điều chỉnh hoạt động M&A như một hình đầu tư để nó có thể vận hành tốt trong bối cảnh tình hình chính trị - xã hội ổn định, trong khung khổ pháp luật có thể tiên liệu trước và phù hợp với các thông lệ quốc tế, cụ thể gồm có: các nguyên tắc giao kết hợp đồng, hiệu lực thực thi hợp đồng, quyền đăng ký và được đảm bảo về pháp nhân, tài sản, tác quyền, thương hiệu, sở hữu công nghiệp 
Sự cần thiết điều chỉnh sáp nhập, mua lại 
Sự cần thiết điều chỉnh sáp nhập, mua lại trước hết xuất phát từ chính ý nghĩa quan trọng của giao dịch này đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài và xuất phát từ ý nghĩa của sáp nhập, mua lại như công cụ tài chính, công cụ chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam. 
Pháp luật điều chỉnh M&A 
Điều chỉnh M&A là quá trình tác động có định hướng, có mục đích của pháp luật (với tư cách là công cụ điều chỉnh) lên các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động M&A nhằm sắp xếp chúng cho có trật tự, bảo vệ chúng và định hướng chúng phát triển theo những định hướng nhất định để đạt được những mục đích đề ra. 
Lập luận về sự cần thiết điều chỉnh sáp nhập, mua lại 
Nhu cầu của doanh nghiệp/Ý nghĩa của sáp nhập, mua lại 
Chính sách của Nhà nước 
Thực trạng sáp nhập, mua lại và pháp luật điều chỉnh sáp nhập, mua lại 
Nhu cầu của doanh nghiệp (i) 
Khi cần một lượng tiền đáng kể để đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới; khi muốn tiếp thu những công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến hay khi muốn chuyển sang lĩnh vực kinh doanh khác, chủ doanh nghiệp có thể nghĩ đến việc bán lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp của mình 
Nhu cầu của doanh nghiệp (ii) 
Từ phía doanh nghiệp, phân tích động lực của bên mua, bên bán và các bên thực hiện hợp nhất, sáp nhập trong giao dịch M&A cho thấy rõ nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với giao dịch này, nhu cầu về một hành lang pháp lý thông thoáng để doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch. 
Thị trường M&A chỉ có thể hình thành và hoạt động hiệu quả khi khung khổ pháp lý được xây dựng đồng bộ và có các cơ quan quản lý nhà nước tham gia giám sát, điều tiết các hoạt động M&A trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền. 
Ý nghĩa của sáp nhập, mua lại doanh nghiệp 
Làm thay đổi cơ cấu sở hữu, quyền kiểm soát, điều hành, năng lực tài chính và quy mô kinh doanh, từ đó góp phần mở ra những cơ hội kinh doanh mới, tăng cường vị thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. 
Sự hợp tác đôi bên cùng có lợi 
Mở rộng thị trường 
Giá cả cạnh tranh 
Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ 
Hiệu quả vận hành 
(Tất nhiên, hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp không chỉ có tác động tích cực) 
Chính sách của Nhà nước (i) 
M&A là con đường ngắn nhất để hút vốn nước ngoài cũng như nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài và quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc “hút” được lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phụ thuộc không nhỏ vào việc thiết lập, vận hành và phát triển thị trường M&A, và ngược lại, thị trường M&A là “bà đỡ” cho FDI xâm nhập nhanh nhất vào thị trường. 
M&A là hành vi có khả năng làm thay đổi cấu trúc và đe dọa trạng thái cạnh tranh hiện tại của thị trường, tạo lập độc quyền, gây tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng. 
Chính sách của Nhà nước (ii) 
Nhà nước quan tâm đến bảo vệ những lợi ích nhất định, ví dụ: (i) bảo vệ cạnh tranh, (ii) bảo vệ doanh nghiệp trong nước trước nguy cơ bị thôn tính bởi các tập đoàn nước ngoài, (iii) bảo vệ các cổ đông nhỏ có thể bị lừa gạt qua các cuộc mua bán, (iv) bảo vệ chủ nợ và người làm công trong công ty. 
Quá trình phát triển của thị trường M&A ở Việt Nam 
Từ năm 1996-2005: số lượng các giao dịch M&A rất ít ỏi 
Từ năm 2005-2007:giai đoạn phát triển nở rộ của các hoạt động M&A 
Từ 2008-nay: thị trường M&A chịu ảnh hưởng tiêu cực, đang dần hồi phục và đang bắt đầu “Làn sóng thứ hai” 
Case 
Thương vụ Công ty CPP Trung Quốc mua lại đến 70,82% cổ phần của Công ty CP Việt Nam (doanh nghiệp đang nắm giữ 18-20% thị phần thức ăn gia súc, 40% thị phần thịt gà công nghiệp, 50% thị trường trứng gà công nghiệp , gần như là độc quyền con giống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam) với tổng trị giá 600 triệu USDđã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một thực trạng không mấy tốt đẹp của ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng và về an ninh kinh tế của Việt Nam nói riêng. 
Đặc điểm của thị trường M&A Việt Nam 
Các giao dịch M&A chủ yếu tập trung vào khối các ngành tài chính, năng lượng, công nghiệp, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng 
Đa số các vụ M&A đáng kể đều có yếu tố nước ngoài 
Các giao dịch M&A chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ 
Hình thức các vụ M&A ở Việt Nam mang tính “thân thiện” nhiều hơn 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_phap_luat_ve_sap_nhap_mua_lai_doanh_nghiep_chuong.ppt