Bài giảng Phương pháp dạy học Tiếng Việt và Tập làm văn - Huỳnh Thị Ngọc Kiều
1.1. Những cơ sở khoa học của phương pháp dạy học tiếng Việt
1.1.1. Cơ sở tâm lý học và giáo dục học
- Khoa học tâm lý sư phạm nghiên cứu đặc điểm tâm lý lứa tuổi, khả năng
tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng ở các độ tuổi khác nhau.
- Những thành tựu của tâm lý học hiện đại trong học thuyết tâm lý học hoạt
động về bản chất động của quá trình nhận thức là cơ sở khoa học chắc chắn để xác
lập quy trình truyền thụ tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giao tiếp
bằng tiếng Việt cho học sinh.
- Lý luận dạy học nghiên cứu những phạm trù chung nhất của việc dạy học.
Phương pháp dạy học tiếng Việt vận dụng những phạm trù chung nhất đó vào lĩnh
vực của mình.
- Về mặt tổ chức, việc dạy và học tiếng Việt cũng phải tuân theo hệ thống tổ
chức giáo dục nói chung.
- Phương pháp dạy học tiếng Việt sử dụng hàng loạt thuật ngữ, khái niệm
giáo dục học như mục đích, mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, thủ pháp,
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
- Phương pháp dạy học tiếng Việt bao giờ cũng gắn liền với ngôn ngữ học
nói chung và Việt ngữ học nói riêng.
- Những hiểu biết về bản chất của ngôn ngữ, đặc biệt là bản chất xã hội của
nó góp phần đặc biệt quan trọng vào việc định ra các nguyên tắc và phương pháp
dạy học tiếng Việt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phương pháp dạy học Tiếng Việt và Tập làm văn - Huỳnh Thị Ngọc Kiều
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI Bài giảng học phần PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT VÀ TẬP LÀM VĂN Chương trình cao đẳng ngành Sư phạm Ngữ văn Giảng viên: HUỲNH THỊ NGỌC KIỀU Khoa Sư phạm Xã hội QUẢNG NGÃI, THÁNG 12/2017 2Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở TRƯỜNG THCS (15 TIẾT) 1.1. Những cơ sở khoa học của phương pháp dạy học tiếng Việt 1.1.1. Cơ sở tâm lý học và giáo dục học - Khoa học tâm lý sư phạm nghiên cứu đặc điểm tâm lý lứa tuổi, khả năng tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng ở các độ tuổi khác nhau. - Những thành tựu của tâm lý học hiện đại trong học thuyết tâm lý học hoạt động về bản chất động của quá trình nhận thức là cơ sở khoa học chắc chắn để xác lập quy trình truyền thụ tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh. - Lý luận dạy học nghiên cứu những phạm trù chung nhất của việc dạy học. Phương pháp dạy học tiếng Việt vận dụng những phạm trù chung nhất đó vào lĩnh vực của mình. - Về mặt tổ chức, việc dạy và học tiếng Việt cũng phải tuân theo hệ thống tổ chức giáo dục nói chung. - Phương pháp dạy học tiếng Việt sử dụng hàng loạt thuật ngữ, khái niệm giáo dục học như mục đích, mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp, thủ pháp, 1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học - Phương pháp dạy học tiếng Việt bao giờ cũng gắn liền với ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng. - Những hiểu biết về bản chất của ngôn ngữ, đặc biệt là bản chất xã hội của nó góp phần đặc biệt quan trọng vào việc định ra các nguyên tắc và phương pháp dạy học tiếng Việt. 1.1.3. Cơ sở tâm lý – ngôn ngữ học - Tâm lý ngôn ngữ học nghiên cứu những vấn đề quan trọng đối với phương pháp dạy học tiếng Việt : quá trình sản sinh và tiếp nhận lời nói, quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em và người lớn - Các quy luật trong quá trình xuất hiện và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em trước và sau khi đến trường, các kết quả về sự chiếm lĩnh các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ 3pháp ở các lứa tuổi khác nhau, nếu được nghiên cứu có kết quả sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà phương pháp đề xuất nội dung và phương pháp rèn luyện, phát triển vốn từ, vốn cấu trúc cú pháp và khả năng sử dụng thành thạo chúng trong giao tiếp. 1.1.4. Cơ sở thực tiễn dạy học tiếng Việt Thực tiễn dạy học tiếng Việt cũng là một cơ sở để các nhà lý luận phương pháp dạy học xây dựng phương pháp, mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học thích hợp nhằm đạt được hiệu quả dạy học cao nhất trong việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thành thạo trong hoạt động giao tiếp. 1.2. Quá trình dạy học tiếng Việt ở trường THCS 1.2.1. Hoạt động của người giáo viên dạy học tiếng Việt - Trong hệ thống các môn học ở trường THCS, tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng nhất, bởi tiếng nói vừa là công cụ tư duy vừa là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. - Mục tiêu cơ bản của việc dạy học tiếng Việt ở nhà trường THCS là hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt thành thạo với bốn kỹ năng cơ bản. Để đạt được mục tiêu trên, người giáo viên trong hoạt động dạy học tiếng Việt cần vận dụng tốt quan điểm tích hợp nhằm khắc phục lối dạy học tách rời các hoạt động ngôn ngữ ra khỏi văn cảnh, ngữ cảnh của văn bản. - Hoạt động của giáo viên trong dạy học : chuẩn bị cho hoạt động dạy học, điều khiển và tổ chức bài học, kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh . 1.2.2. Hoạt động học tập tiếng Việt của học sinh - Trong học tập tiếng Việt, học sinh không phải chỉ thụ động tiếp thu các tri thức ngôn ngữ một cách thuần túy lý thuyết hàn lâm mà cần biết tìm hiểu, khám phá các hiện tượng ngôn ngữ từ các văn bản cụ thể sinh động trong giao tiếp xã hội và tự rút ra được các quy luật, quy tắc của hoạt động ngôn ngữ và tiếng Việt. - Học sinh biết vận dụng sáng tạo các kiến thức ngôn ngữ học và Việt ngữ học vào việc cảm nhận, phân tích và khai thác cái hay cái đẹp trong văn bản văn học và có kỹ năng để tạo lập các kiểu văn bản giao tiếp thông dụng. 4- Hoạt động học tập tiếng Việt không chỉ bó hẹp trong phân môn tiếng Việt của bộ môn Ngữ văn mà còn được thực hiện trong hoạt động luyện tập giao tiếp thành thạo tiếng Việt trong tất cả các bô môn khác. 1.2.3. Nội dung dạy học tiếng Việt - Rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả. - Từ vựng và kỹ năng sử dụng từ vựng tiếng Việt. - Ngữ pháp và kỹ năng sử dụng ngữ pháp tiếng Việt. - Hội thoại và kỹ năng sử dụng những kiến thức về hội thoại vào hoạt động giao tiếp tiếng Việt. 1.3. Các nguyên tắc dạy học tiếng Việt 1.3.1. Quan niệm về nguyên tắc dạy học - Nguyên tắc dạy học tiếng Việt là những tiền đề cơ bản xác định nội dung, phương pháp và cách tổ chức hoạt động dạy học tiếng Việt của giáo viên và học sinh. - Các nguyên tắc dạy học tiếng Việt cần phải được đúc kết trên cơ sở mục đích của việc dạy học tiếng Việt và quá trình dạy học tiếng Việt trong nhà trường. Nguyên tắc dạy học chi phối sự lựa chọn phương pháp, nội dung và việc tổ chức quá trình dạy học tiếng Việt. - Nguyên tắc dạy học là những luận điểm gốc, có tính chất tiền đề của lý luận dạy học, là kết quả khái quát lý luận và thực tiễn giáo dục. 1.3.2. Nguyên tắc giao tiếp 1.3.2.1. Cơ sở khoa học của nguyên tắc giao tiếp - Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa con người và con người trong xã hội, ở đó diễn ra sự trao đổi thông tin, sự trao đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của con người đối với con người và đối với những vấn đề cần giao tiếp. - Con người và xã hội loài người không thể không có hoạt động giao tiếp. - Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. 5- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn diễn ra theo hai quá trình: quá trình phát và quá trình nhận. Hai quá trình này chịu sự tác động của các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp. - Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động mà sản phẩm nói là ngôn bản và sản phẩm viết là văn bản. 1.3.2.2. Yêu cầu của nguyên tắc giao tiếp - Trong dạy học tiếng Việt, cần đặt các đơn vị ngôn ngữ cần dạy học vào hệ thống hoạt động hành chức của nó. - Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức cần được quán triệt cả trong tiếp nhận lời nói và tạo lập lời nói. - Cần dạy tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp. - Nguyên tắc dạy học tiếng Việt hướng vào hoạt động giao tiếp chi phối trực tiếp việc lựa chọn nội dung và sắp xếp nội dung kiến thức tiếng Việt cần dạy học. - Trong dạy học tiếng Việt, cần sử dụng phương pháp giao tiếp như là một phương pháp chủ đạo. 1.3.3. Nguyên tắc phát triển ngôn ngữ gắn liền với phát triển tư duy cho học sinh 1.3.3.1. Cơ sở khoa học của nguyên tắc - Trong quá trình sống và hoạt động, con người luôn có nhu cầu nhận thức về thế giới xung quanh và về bản thân mình. - Con người muốn tư duy phải thông qua ngôn ngữ. (Thậm chí hoạt động tư duy có thể tiến hành thầm lặng và ở trạng thái này ngôn ngữ cũng vẫn đóng vai trò là công cụ quan trọng). - Trong hoạt động nhận thức tư duy, chính ngôn ngữ đóng vai trò tàng trữ, bảo toàn và cố định các kết quả nhận thức, tư duy của mỗi người và của cả loài người từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ngôn ngữ là phương tiện vật chất để thể hiện tư duy. 1.3.3.2. Yêu cầu của nguyên tắc 6- Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ sóng đôi, luôn gắn bó với nhau. Vì vậy có thể nói, muốn phát triển tư duy thì phải phát triển ngôn ngữ và ngược lại. - Phát triển tư duy trước hết là phát triển các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích – tổng hợp, khái quát hóa – trừu tượng hóa, hệ thống hóa, quy nạp, diễn dịch - Trong dạy học tiếng Việt, phải chú ý rèn luyện các thao tác tư duy và phẩm chất tư duy cho học sinh. - Phải làm cho học sinh thông hiểu được ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ. - Phải tạo cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói và viết, biết thể hiện các nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ. 1.3.4. Nguyên tắc tận dụng năng lực tiếng Việt của học sinh - Chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh là phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ dạy học tiếng Việt. - Bộ môn tiếng Việt có đầy đủ điều kiện và khả năng đặt học sinh vào tình huống nghiên cứu: giáo viên có thể cùng học sinh tìm ngữ liệu; quan sát, phân tích ngữ liệu rồi khái quát, tổng hợp nên những quy tắc, quy luật ngôn ngữ - Giáo viên cần phải điều tra khả năng nắm vững ngôn ngữ của học sinh theo từng độ tuổi để trên cơ sở đó mà xác định nội dung, phương pháp dạy học cụ thể. - Chú ý đến trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh có nghĩa là cần phải hệ thống hóa, phát huy những năng lực ngôn ngữ, tích cực của học sinh; hạn chế và đi đến thủ tiêu những mặt tiêu cực về lời nói của học sinh trong quá trình học tập. 1.4. Các phương pháp, thủ pháp, hình thức dạy học tiếng Việt 1.4.1. Các phương pháp dạy học tiếng Việt 1.4.1.1. Phương pháp thông báo – giải thích trong dạy học tiếng Việt - Bản chất của phương pháp thông báo – giải thích là giáo viên dùng lời nói của mình để giải thích, minh họa các tri thức mới, còn học sinh tập trung chú ý lắng nghe, suy nghĩ và tiếp nhận những tri thức đó. Giáo viên có thể sử dụng sách giáo khoa, mô hình, bảng biểu hoặc các phương tiện kỹ thuật khác để học sinh hiểu các tri thức được thông báo. 7- Phương pháp thông báo – giải thích có thể được áp dụng để dạy học tri thức lý thuyết mới, cũng có thể để giới thiệu các phương thức hoạt động mẫu để thực hiện một nhiệm vụ nào đó. - Lưu ý: không nên lạm dụng phương pháp dạy học này vì nó dễ biến học sinh trở thành đối tượng thụ động, biến giờ học thành giờ diễn thuyết, độc thoại của giáo viên. - Các thao tác thực hiện: + Giáo viên thông báo nội dung cần học. + Giáo viên giải thích những từ ngữ khó, những thuật ngữ mới có trong nội dung, thông tin giáo viên vừa thông báo. + Giáo viên minh họa. - Các yêu cầu khi sử dụng phương pháp: + Với thao tác thông báo: giáo viên phải nắm chắc kiến thức, tìm hiểu kỹ nội dung dạy học để thông báo một cách đầy đủ, chính xác, kỹ lưỡng. tránh diễn đạt mơ hồ, tối nghĩa. + Với thao tác giải thích: yêu cầu giáo viên phải chọn đúng từ khó hoặc thuật ngữ mới để giải thích. + Với thao tác minh họa: giáo viên cần chọn được những ví dụ tiêu biểu, xác đáng, biết phân tích ví dụ theo hướng làm sáng tỏ những điều đã thông báo, đã giải thích ở trên. 1.4.1.2. Phương pháp phân tích ngôn ngữ - Phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên tiến hành tìm hiểu, phân tích những hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các ngữ liệu cho trước, quy các hiện tượng ngôn ngữ đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ những đặc trưng của chúng. - Sự thể hiện của phương pháp phân tích ngôn ngữ: + Việc phân chia cần đảm bảo phản ánh đúng bản chất của đối tượng cần tìm hiểu. + Việc phân chia cần phải tuân thủ theo một tiêu chí nhất quán. + Việc phân chia cần phải bảo đảm tính cấp bậc, không được cách quãng. 8+ Khi phân chia tổng của các yếu tố nhỏ phải đảm bảo tương đương với chỉnh thể. - Các thao tác cơ bản trong phân tích ngôn ngữ: + Thao tác phân tích – phát hiện. + Thao tác phân tích – chứng minh. + Thao tác phân tích – phán đoán. + Thao tác phân tích – tổng hợp. - Quy trình sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ trong dạy học: + Bước 1: Giáo viên đưa ra ngữ liệu dạy học. + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu theo định hướng nội dung bài học. + Bước 3: Học sinh tóm tắt lại những điều đã phân tích và giáo viên khái quát lại thành những vấn đề lý thuyết cần ghi nhớ. + Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập, thực hành. 1.4.1.3 Phương pháp rèn luyện theo mẫu - Phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên tiến hành phân tích để nắm vững và sản sinh lời nói theo những mẫu ngôn ngữ cần phải rèn luyện. - Các bước của phương pháp rèn luyện theo mẫu: + Bước 1: Giáo viên lựa chọn mẫu theo yêu cầu cần rèn luyện và cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói cho học sinh. + Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu theo một số yêu cầu. + Bước 3: Học sinh tự sản sinh lời nói theo mẫu. + Bước 4: Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. 1.4.1.4. Phương pháp giao tiếp - Phương pháp giao tiếp là phương pháp dạy học bằng cách sắp xếp các tài liệu học tập sao cho các tài liệu học tập ấy vừa đảm bảo tính chặt chẽ của hệ thống ngôn ngữ, vừa phản ánh được đặc điểm, chức năng của chúng trong hoạt động giao tiếp. 9- Để thực hiện tốt phương pháp giao tiếp, cần phải gắn các nội dung dạy học với các nhân tố giao tiếp. - Cơ sở đề xuất phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng Việt: + Dựa vào chức năng của ngôn ngữ. + Dựa vào mục đích dạy học tiếng Việt trong nhà trường. - Sự biểu hiện của phương pháp giao tiếp: + Sự sắp xếp nội dung bài học phải theo hướng giao tiếp. + Phương pháp giao tiếp được thể hiện qua việc tạo ra được những tình huống giao tiếp và sử dụng tình huống đó trong việc dạy học. + Nâng cao tính thực hành trong việc dạy học tiếng. + Khi dạy ngôn ngữ cần phải đặt các đơn vị bậc thấp trong lòng các đơn vị bậc cao. - Quy trình sử dụng phương pháp giao tiếp trong dạy học: + Bước 1: Miêu tả tình huống giao tiếp giả định. + Bước 2: Đưa ra những lời nói theo việc miêu tả tình huống ở bước 1. + Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét mức độ phù hợp giữa lời nói với hoàn cảnh giao tiếp. + Bước 4: Điều chỉnh, sửa chữa những lời nói chưa phù hợp và rút ra những kết luận cần thiết để học sinh ghi nhớ. 1.4.1.5. Phương pháp Grap - Lý thuyết Grap chính là lý thuyết đồ thị hay sơ đồ, nó là một thuật ngữ của toán học nhưng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. - Đây là phương pháp dùng sơ đồ mạng, sơ đồ quan hệ để thể hiện một cách trực quan những nội dung cần nghiên cứu. - Grap là tập hợp hữu hạn các yếu tố và các mối quan hệ trong Grap; yếu tố được thể hiện ở các đỉnh còn các mối quan hệ được đặt nối giữa các đỉnh trong Grap đó. - Để có thể lập Grap cho đối tượng nghiên cứu đòi hỏi đối tượng đó phải có tính hệ thống và ngôn ngữ đảm bảo được điều kiện này. 10 - Để luyện tập và đánh giá việc nắm vững kiến thức tiếng Việt của học sinh, chúng ta có thể sử dụng các hình thức Grap sau: + Giáo viên đưa ra một Grap thiếu và yêu cầu học sinh bổ sung các đỉnh để Grap được đầy đủ. + Giáo viên đưa ra một Grap câm và yêu cầu học sinh điền vào các đỉnh của Grap còn bỏ trống những nội dung phù hợp. + GV đưa ra một Grap sai, yêu cầu học sinh phát hiện ra chỗ sai và lập lại cho đúng. + GV cho trước những nội dung nhất định rồi yêu cầu học sinh lập Grap. + Giáo viên cho học sinh đọc trước nội dung bài học, sau đó dựa vào cách hiểu của mình để tự lập Grap. 1.4.2. Các thủ pháp dạy học tiếng Việt Thủ pháp là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó thuộc một phương pháp nhất định, là các thao tác bộ phận của một phương pháp nhất định. 1.4.2.1. Phân tích và tổng hợp - Phân tích là tách một hiện tượng nào đó ra thành các bộ phận cấu thành để có thể xem xét chúng ở tất cả mọi mặt, lý giải đặc trưng của chúng ... phần trong đề để thấy rõ vấn đề trọng tâm cần làm nổi bật và các thao tác làm bài của kiểu văn bản phải tạo lập. - Cần đặt những câu hỏi cho bản thân và trả lời ngắn gọn, rõ, đề ra yêu cầu trình bày vấn đề gì, mức độ rộng hay hẹp và các lĩnh vực nội dung có liên quan Phạm vi tư liệu cần tham khảo để làm bài. Xác định các thao tác làm bài và mối quan hệ giữa các thao tác. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 4 1. Hãy phân tích mối quan hệ giữa phân môn Văn học – tiếng Việt và Tập làm văn ở trường THCS. 2. Tại sao phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học tập làm văn? 3. Phân tích các nội dung và phương pháp cần phải đổi mới trong dạy học tập làm văn ở trường THCS. 4. Xây dựng ngân hàng đề tập làm văn theo 6 kiểu văn bản (mỗi khối lớp ít nhất 10 đề). 5. Tại sao phải đổi mới giờ trả bài tập làm văn? 30 Chương 5. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN (15tiết) 5.1. Nguyên tắc dạy học Tập làm văn 5.1.1. Dạy Tập làm văn phải xuất phát từ chủ thể học sinh - Trong dạy học tập làm văn phải xem học sinh là chủ thể trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận. - Trong giờ tập làm văn, học sinh tự thân vận động là chính. - Giờ tập làm văn không nên quá nặng về cung cấp lý thuyết mà tập trung rèn các kỹ năng làm văn cho học sinh. 5.1.2. Dạy tập làm văn phải là một quá trình từ thực hành rút ra lý thuyết để vận dụng ở mức độ cao - Các kiểu bài, các bước trong tập làm văn được viết theo quy trình sau: thực hành – lý thuyết – vận dụng sáng tạo. - Quá trình thực hành trong tập làm văn bao gồm từ việc quan sát, phân tích tìm hiểu bài văn mẫu để rút ra lý thuyết về kiểu bài văn. Mặt khác, thực hành còn được thể hiện trong các bước tập tìm hiểu đề, tìm ý cho đề, lập dàn ý, tập miệng, tập dựng đoạn văn . Đó là những thao tác mang tính thực hành cao trong việc rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Cuối cùng, tổng hợp các kỹ năng đó, tổng hợp các tri thức, học sinh thể hiện sự sáng tạo của mình trong bài làm văn. - Việc tổ chức cho học sinh vận dụng tổng hợp để sáng tạo văn bản trải qua giai đoạn khá dài, là quy trình gồm nhiều bước và nhiều kỹ năng phải được rèn luyện. 5.1.3. Dạy tập làm văn phải có hệ thống bài tập phong phú, đa dạng - Hệ thống bài tập trong Tập làm văn có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua hệ thống bài tập để hình thành lý thuyết, rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh. - Hệ thống bài tập được tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao, vừa củng cố lý thuyết vừa rèn luyện thực hành, vừa chú ý tới sự tổng hợp kiến thức Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn để cuối cùng làm bài tập sáng tạo. 31 - Thực hiện các nguyên tắc trong dạy Tập làm văn, người giáo viên Ngữ văn phải luôn sáng tạo để điều khiển các quy trình và vận dụng linh hoạt cho từng giờ, từng kiểu bài để phát huy phương pháp dạy học tập làm văn phù hợp với đặc trưng bộ môn. 5.2. Phương pháp dạy học tập làm văn 5.2.1. Phương pháp quy nạp - Quy nạp trong dạy học tập làm văn là bắt đầu từ việc phân tích các ví dụ, các mẫu văn rồi rút ra những kiến thức thuộc nội dung lý thuyết, rút ra những vấn đề lý thuyết. - Quy trình thực hiện: + Giáo viên đưa ra mẫu văn liên quan đến bài học. + Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh phân tích mẫu. (Cho học sinh quan sát mẫu, nêu các câu hỏi để phân tích, tìm hiểu mẫu). + Rút ra khái niệm, nội dung lý thuyết. - Ưu điểm của phương pháp: + Những vấn đề lý thuyết được học sinh tiếp thu một cách dễ dàng, tự nhiên, chủ động. + Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. + Tránh được sự áp đặt đối với học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. - Nhược điểm: Mất nhiều thời gian của tiết dạy trên lớp. 5.2.2. Phương pháp diễn dịch - Dạy lý thuyết làm văn bằng phương pháp diễn dịch tức là đưa học sinh thẳng tới khái niệm, giáo viên truyền thụ trực tiếp lý thuyết cho học sinh trước khi tiếp xúc với mẫu văn. - Quy trình thực hiện: + Giáo viên cung cấp kiến thức lý thuyết làm văn. + Giải thích các khái niệm, các thuật ngữ chỉ kiến thức lý thuyết làm văn. + Cho ví dụ minh họa, khắc sâu lý thuyết bằng mẫu văn. - Ưu điểm: Tiết kiệm được thời gian. 32 - Nhược điểm: Nếu không linh hoạt thì giờ dạy cũng dễ mờ nhạt, học sinh tiếp thu thụ động và hiệu quả giờ dạy sẽ rất thấp. Tóm lại: Dạy lý thuyết tập làm văn với phương pháp quy nạp hoặc diễn dịch là tùy thuộc sự lựa chọn của giáo viên. Giáo viên phải tùy sức mình, sức trò, tùy nội dung lý thuyết từng bài, từng phần để sử dụng phương pháp nào cho thích hợp và hiệu quả. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Bản lĩnh và năng lực của giáo viên là biết hạn chế những mặt không tích cực của phương pháp mà mình đã lựa chọn. 5.3. Phương pháp dạy thực hành 5.3.1. Nguyên tắc dạy thực hành tập làm văn 5.3.1.1. Thực hành tập làm văn phải trên cơ sở thông hiểu lý thuyết làm văn - Lý thuyết tập làm văn là những nội dung, những vấn đề lý thuyết có tính chất định hướng. Thực hành tập làm văn để củng cố, khắc sâu, khẳng định, tái hiện lý thuyết. Do đó, có nắm vững lý thuyết thì thực hành mới sát hợp và cũng mới đúng hướng. - Đối với học sinh, sự thông hiểu lý thuyết chính là việc nắm được các khái niệm về các kiểu văn bản, về kỹ năng Đó là những kiến thức rất cơ bản khi học một kiểu văn bản và tất cả 6 kiểu văn bản có trong nhà trường. - Mức độ nhận thức của học sinh không đồng đều nên khi thực hành, luyện tập giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh để tất cả học sinh đều được tham gia thực hành ở những hình thức, mức độ, yêu cầu khác nhau. 5.3.1.2. Thực hành tập làm văn phải trên cơ sở hệ thống bài tập làm văn - Hệ thống bài tập làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn được thể hiện một cách hợp lý với từng bước đi, công đoạn trong dạy tập làm văn nhằm giúp học sinh nắm vững lý thuyết làm văn và rèn các kỹ năng thực hành làm văn. - Việc thực hành tập làm văn trên cơ sở hệ thống bài tập làm văn trong sách giáo khoa là học sinh đã có được môi trường giao tiếp. - Có thể xem, hệ thống bài tập trong sách giáo khoa và những bài tập giáo viên ra thêm là những kiến thức rất phong phú để học sinh tích lũy hoặc học sinh phải xử lý, phải trình bày trước một yêu cầu của một bài tập cụ thể. 33 - Giáo viên phải biết lựa chọn hệ thống bài tập của từng bài học phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và những bài tập ra thêm cho học sinh cũng phải phù hợp với yêu cầu nội dung, tư tưởng, trình độ của học sinh. 5.3.1.3. Thực hành tập làm văn phải hướng tới hình thành kỹ năng tập làm văn - Thực hành tập làm văn là thực hành tìm hiểu về đặc điểm kiểu văn bản, phân tích đề - tìm ý – lập dàn ý, dựng đoạn – tập miệng, làm bài viết hoàn chỉnh, dùng từ - đặt câu - Quá trình tiếp xúc với các kiểu văn bản chính là quá trình học sinh được luyện tập thực hành qua các khâu, các công đoạn của việc làm văn. - Các thao tác, các kỹ năng tập làm văn chỉ có thể được hình thành, rèn luyện và phát triển qua thực hành luyện tập. Vì vậy cần tránh kiểu thực hành rời rạc, không tập trung, không hệ thống, không gây hứng thú học tập và hứng thú sáng tạo cho học sinh. 5.3.1.4. Thực hành tập làm văn phải được kiểm nghiệm, được đánh giá - Thực hành tập làm văn diễn ra rất phong phú, sinh động dưới nhiều hình thức và ở nhiều khâu trong một kiểu văn bản. - Tất cả mọi khâu của quá trình thực hành đều cần phải được kiểm nghiệm, đánh giá. - Sự kiểm nghiệm và đánh giá trong việc thực hành tập làm văn có thể học sinh tự cảm nhận, hoặc do các em trong lớp nhận xét, hoặc do ý kiến của giáo viên. Trong đó, sự đánh giá nhận xét của giáo viên trước khả năng thực hành của học sinh cũng rất cần thiết, quan trọng, giúp học sinh đối chiếu thực hành với lý thuyết, đối chiếu kết quả thực hành của mình với yêu cầu chung. - Sự kiểm nghiệm và đánh giá thực hành tập làm văn thể hiện rõ nhất trong bài kiểm tra, bài viết ở lớp hoặc ở nhà của học sinh. - Giáo viên cần quan tâm đến giờ kiểm tra của học sinh để có sự đánh giá đúng, một thái độ đúng trước năng lực thực hành tập làm văn của mỗi học sinh - Giáo viên cần có sự nhạy cảm trước yêu cầu thực hành của môn tập làm văn, trước những thao tác và kỹ năng thực hành của học sinh. 34 5.3.2. Phương pháp dạy học thực hành tập làm văn - Bước 1: Cho học sinh quan sát mẫu văn và hướng dẫn phân tích mẫu văn. - Bước 2: Rút ra khái niệm khái quát về kiểu văn bản được học. - Bước 3: Làm bài tập cao hơn để củng cố, khắc sâu lý thuyết đã học. 5.4. Phương pháp ra đề, chấm bài, trả bài tập làm văn 5.4.1. Phương pháp ra đề tập làm văn - Đề văn vừa kiểm tra kiến thức toàn diện về văn học, tiếng Việt, về khả năng vận dụng kiến thức và năng lực diễn đạt của học sinh. - Đề văn phải khích lệ, gợi mở được năng lực tiềm tàng của học sinh, tạo ra được sân chơi để học sinh hứng thú nhập cuộc. - Đề văn không đơn thuần là bài kiểm tra tổng hợp mà còn tác động vào năng lực tư duy, vào khả năng vận dụng và thực hành sáng tạo của các em. - Tiêu chuẩn của một đề văn hay: + Tính khoa học của đề văn: thể hiện ở chỗ đề văn có chính xác hay không. Chính xác về nội dung kiến thức, về hình thức diễn đạt câu chữ, về thuật ngữ, khái niệm, về số liệu, văn liệu đã trích dẫn và yêu cầu làm bài. + Tính sư phạm của đề văn: thể hiện ở sự tác động của đề văn đến kiến thức, đến kỹ năng và khả năng học sinh tự bộc lộ thái độ, thể hiện tình cảm và xúc động về cái đẹp của đời sống xung quanh. Ngoài ra, đề văn còn phải thể hiện tính sư phạm ở tính mẫu mực, về sự trong sáng của ngôn từ, sự đúng đắn về tư tưởng , sự giáo dục về đạo lý, sự gần gũi quan tâm về nhân tình, thế thái. Cần làm cho học sinh thấy học văn luôn gắn với thực tế đời sống. + Tính nghệ thuật của đề văn: thể hiện ở sự hấp dẫn học sinh làm bài, tạo điều kiện để học sinh thể hiện các mức độ sáng tạo trong bài làm văn. Giáo viên phải đánh giá đúng mức độ sáng tạo trong bài làm của học sinh. 5.4.2. Phương pháp chấm bài tập làm văn 5.4.2.1. Thái độ chấm bài tập làm văn - Tôn trọng bài làm của học sinh. - Động viên, khích lệ đối với những cái được trong bài làm của học sinh. - Đảm bảo chấm nghiêm túc, chính xác, công bằng 35 5.4.2.2. Xây dựng đáp án, biểu điểm - Phần nội dung: giải quyết vấn đề gì, từng phần đề cập đến ý gì, phần thân bài là hệ thống ý lớn, ý nhỏ như thế nào? Ứng với yêu cầu nội dung là điểm số của phần nội dung bài làm. Thường thì điểm phần nội dung là 9/10. - Phần hình thức: gồm các yêu cầu về chữ viết, chính tả, cách trình bày, hành văn, kết cấu bài làm Thường thì điểm hình thức là 1/10. Nếu học sinh viết dài, nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp thì bài lại bị trừ tiếp điểm. 5.4.2.3. Bước chấm bài - Dựa vào biểu điểm đã xây dựng, giáo viên lần lượt chấm từng bài. - Chỗ nào học sinh viết tốt hoặc chưa tốt đều cần được giáo viên đánh dấu bằng cách ghi vài lời nhận xét ngắn gọc bên lề giấy hoặc gạch dưới những điểm được khen hoặc bị chê đó. - Ghi nhận xét và cho điểm. 5.4.3. Phương pháp dạy giờ trả bài tập làm văn - Nội dung chính của giờ trả bài tập làm văn trên lớp là công khai hóa tiến trình làm bài tập làm văn của học sinh với những ưu điểm và nhược điểm, với những cố gắng và tiến bộ cũng như tinh thần, thái độ học tập và làm bài của học sinh. - Các bước tiến hành trả bài tập làm văn : + Ghi lại đề bài lên bảng + Xác định nội dung, yêu cầu của đề (thể loại, tư liệu, phong cách viết), hướng làm bài. + Nhận xét, đánh giá kết quả làm bài : nhận xét chung, ưu điểm (nội dung, hình thức), khuyết điểm (nội dung, hình thức), nhận xét riêng (cá biệt) nếu có đối với những bài thật xuất sắc hoặc kém. + Đọc những đoạn văn hay, những bài viết hay. + Phát bài cho từng học sinh và lấy điểm vào sổ điểm của lớp. + Cho học sinh về nhà đối chiếu bài làm với dàn ý, xem lại những chỗ giáo viên ghi nhận xét trong bài làm để sửa lại bài làm cho hoàn chỉnh. 36 + Dặn học sinh ôn lại lý thuyết kiểu bài văn đó và có thể ra thêm những đề văn khác cho học sinh luyện ở nhà. 5.5. Thiết kế và tổ chức dạy học bài tập làm văn Sinh viên thiết kế bài dạy học theo yêu cầu của giáo viên và tiến hành tập giảng trên lớp. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5 1. Phân tích các nguyên tắc dạy học tập làm văn và minh họa qua một kiểu văn bản được dạy học trong chương trình. 2. Phương pháp dạy kiểu bài lý thuyết tập làm văn? Cho ví dụ minh họa qua một kiểu bài học cụ thể trong chương trình. 3. Phương pháp dạy kiểu bài thực hành tập làm văn? Cho ví dụ minh họa qua một kiểu bài học cụ thể trong chương trình. 4. Phương pháp ra đề, chấm bài, trả bài tập làm văn? 5. Thống kê, phân loại và nhận xét hệ thống đề tập làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS. 6. Thiết kế giáo án cho từng kiểu bài và tập giảng trên lớp. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê A (chủ biên) (2001), Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội. [2] Nguyễn Thanh Hùng (2007), Giáo trình Phương pháp dạy học Ngữ văn ở trung học cơ sở, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Trần Thanh Đạm (2001), Mấy vấn đề về phương pháp dạy làm văn – kỷ yếu hội thảo phương pháp dạy học môn Văn và Tiếng Việt THPT, Hà Nội. [4] Hồ Ngọc Đại (1984), Dạy tập làm văn, Nghiên cứu Giáo dục số 1, tr17. [5] Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Từ bài làm văn của một học sinh đến việc dạy văn – học văn, Văn học và Tuổi trẻ, số 6. [6] Đỗ Ngọc Thống (2002), Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội. [7] Dương Kỳ Đức, Vũ Quang Hào (1992), Từ điển đồng nghĩa và trái nghĩa tiếng Việt, NXB ĐH&THCN, Hà Nội. [8] Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội. [9] Hoàng Văn Hành (1991), Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá, NXB KHXH, Hà Nội. [10] Phan Ngọc (1991), Mẹo giải nghĩa từ Hán Việt , NXB Đà Nẵng. [11] Bùi Minh Toán (1998), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội. [12] Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học. [13] Viện ngôn ngữ học (1995), Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội. 38 Mục lục Chương 1: Những vấn đề chung của PPDH tiếng Việt ở trường THCS 1.1. Những cơ sở khoa học của PPDH tiếng Việt 2 1.2. Quá trình dạy học tiếng Việt ở trường THCS 3 1.3. Các nguyên tắc dạy học tiếng Việt 4 1.4. Các phương pháp, thủ pháp, hình thức dạy học tiếng Việt 6 Chương 2: Phương pháp dạy học từ ngữ 2.1. Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của dạy học từ ngữ 14 2.2. Nhiệm vụ của dạy học từ ngữ 15 2.3. Nguyên tắc dạy học từ ngữ 16 2.4. Tổ chức dạy học từ ngữ 17 Chương 3: Phương pháp dạy học ngữ pháp 3.1. Khái quát chung về ngữ pháp và dạy học ngữ pháp 19 3.2. Những cơ sở và nguyên tắc của việc dạy ngữ pháp ở trường THCS 20 3.3. Nội dung dạy học ngữ pháp 22 3.4. Tổ chức dạy học ngữ pháp 22 3.5. Tổ chức hướng dẫ học sinh học bài ở nhà 24 Chương 4: Vị trí và nhiệm vụ của môn Tập làm văn 4.1. Vị trí của môn Tập làm văn 26 4.2. Nhiệm vụ của môn Tập làm văn 26 4.3. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Tập làm văn 27 Chương 5: Một số phương pháp dạy học Tập làm văn 5.1. Nguyên tắc dạy học Tập làm văn 30 5.2. Phương pháp dạy học Tập làm văn 31 5.3. Phương pháp dạy thực hành Tập làm văn 32 5.4. Phương pháp ra đề, chấm bài, trả bài Tập làm văn 34
File đính kèm:
- bai_giang_phuong_phap_day_hoc_tieng_viet_va_tap_lam_van_huyn.pdf