Thực trạng và đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học viên trường Sĩ quan Lục quân 2

Abstract: Improving the quality of living value education for students at the Army Officer College

2 is required to meet the need of rapid development of our country. This paper addresses situation

of awareness of managers, lecturers and learners of importance of living value education as well

as actual status of managing this activity at the Army officer College 2. On that basis, measures

are proposed to improve the quality of worth living education, contributing to improvement of the

quality of training at schools.

pdf 7 trang yennguyen 2900
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học viên trường Sĩ quan Lục quân 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học viên trường Sĩ quan Lục quân 2

Thực trạng và đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống cho học viên trường Sĩ quan Lục quân 2
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 104-109; 75 
104 
Email: tuanhung27@yahoo.com 
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 
GIÁ TRỊ SỐNG CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2 
Nguyễn Văn Tuyến - Trường Sĩ quan Lục quân 2 
Nguyễn Thanh Hùng, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 
Ngày nhận bài: 01/06/2018; ngày sửa chữa: 03/06/2018; ngày duyệt đăng: 13/06/2018. 
Abstract: Improving the quality of living value education for students at the Army Officer College 
2 is required to meet the need of rapid development of our country. This paper addresses situation 
of awareness of managers, lecturers and learners of importance of living value education as well 
as actual status of managing this activity at the Army officer College 2. On that basis, measures 
are proposed to improve the quality of worth living education, contributing to improvement of the 
quality of training at schools. 
Keywords: Measures, living value education, management. 
1. Mở đầu 
Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường theo 
định hướng xã hội chủ nghĩa, điều đó đem lại thuận lợi 
để phát triển KT-XH; tuy nhiên, đây cũng là điều kiện 
nảy sinh lối sống ích kỉ, những tệ nạn xã hội đã và đang 
làm ảnh hưởng đến những giá trị đạo đức của dân tộc, 
phá vỡ những nét đẹp của văn hóa truyền thống - đặc biệt 
với tầng lớp thanh niên, những người được coi là luôn 
bắt nhịp với cái mới nhanh nhất. Do vậy, giáo dục giá trị 
sống cho thanh niên đang được các cấp, các ngành và 
toàn xã hội quan tâm. 
Trường Sĩ quan Lục quân 2 là một trong những 
trường trong hệ thống các trường Quân đội. Ngoài những 
nội dung đào tạo liên quan đến nghiệp vụ huấn luyện 
quân sự thì nhà trường luôn hướng tới để trang bị những 
giá trị sống cần thiết cho học viên (HV). Những giá trị 
sống này sẽ là hành trang quý giá để các HV sau khi ra 
trường tiếp tục phát huy sức mạnh của người lính trong 
công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước. Tuy nhiên, 
quá trình triển khai hoạt động giáo dục (HĐGD) giá trị 
sống cho HV vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 
Bài viết đề cập thực trạng về nhận thức của cán bộ 
quản lí (CBQL), giảng viên (GV) và của HV đối với 
HĐGD giá trị sống, thực trạng quản lí HĐGD giá trị sống 
tại Trường Sĩ quan Lục quân 2; trên cơ sở đó, đề xuất 
được các biện pháp nâng cao chất lượng HĐGD giá trị 
sống để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà 
trường. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khái lược về quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống 
cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 
2.1.1. Nội dung hoạt động giáo dục giá trị sống cho học viên 
Trong bài viết này, chúng tôi hướng đến nghiên cứu 
và đề xuất 3 nhóm nội dung về giá trị sống dựa trên 12 
giá trị sống cốt lõi của UNESCO đưa ra cần được tập 
trung giáo dục cho HV các trường sĩ quan là: 
- Những giá trị sống đối với bản thân: trung thực, tự 
trọng, có tâm hồn trong sáng, cởi mở, chăm chỉ, kín đáo, 
giản dị, biết hi sinh, tích cực hoạt động, tự tin, khiêm tốn, 
thận trọng, tiết kiệm, trung thành, tính kỉ luật, kiên trì, 
năng động- sáng tạo, sống độc lập, danh dự; 
- Những giá trị sống đối với người khác: yêu 
thương, khoan dung, hợp tác, đoàn kết, biết ơn, bình 
đẳng, trách nhiệm; 
- Những giá trị sống đối với xã hội: yêu nước, hạnh 
phúc, hòa bình, tự do, công lí. 
2.1.2. Nội dung quản lí hoạt động giáo dục giá trị sống 
cho học viên trường sĩ quan 
- Quản lí việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGD giá 
trị sống: quản lí việc xây dựng kế hoạch hoạt động 
thường xuyên; tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động theo 
chủ điểm; kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GV và các 
thành phần tham gia công tác giáo dục; kế hoạch đầu tư 
cơ sở vật chất cũng như các điều kiện thực hiện; kế hoạch 
phối hợp với các lực lượng giáo dục; kế hoạch kiểm tra 
đánh giá kết quả hoạt động giá trị sống. 
- Quản lí, nội dung chương trình giáo dục giá trị 
sống: quản lí về nội dung, chương trình giáo dục giá trị 
sống thường tập trung vào các công việc như: khảo sát 
nhu cầu của HV; lựa chọn chuyên gia để xây dựng nội 
dung, chương trình; chỉ đạo đội ngũ xây dựng nội dung, 
chương trình; tổ chức thực hiện những nội dung đó và 
đánh giá kết quả đạt được. 
- Quản lí việc tập huấn, bồi dưỡng cho các lực lượng 
tham gia HĐGD giá trị sống: quản lí tập trung vào giải 
quyết các nội dung như: khảo sát nhu cầu; lên kế hoạch và 
chương trình; lựa chọn nội dung; lựa chọn phương pháp; 
lựa chọn hình thức; lựa chọn chuyên gia; lựa chọn thời 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 104-109; 75 
105 
điểm để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho các lực lượng 
tham gia HĐGD giá trị sống cho HV của nhà trường. 
- Quản lí việc thực hiện phối hợp các lực lượng tham 
gia HĐGD giá trị sống 
+ Quản lí công tác phối hợp với đội ngũ cán bộ tiểu 
đoàn, đại đoàn, trung đội và tiểu đội trong HĐGD giá trị 
sống cho HV. 
+ Quản lí phối hợp với đội ngũ Đoàn Thanh niên 
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên thực hiện HĐGD 
giá trị sống cho HV. 
+ Quản lí việc phối hợp các lực lượng giáo dục khác 
như: Ban Giám hiệu, đội ngũ GV, cán bộ công nhân viên 
trong nhà trường; các cấp ủy Đảng, chính quyền ở địa 
phương, các cơ quan đoàn thể như công an, y tế, hội chữ 
thập đỏ, các câu lạc bộ trong nhà trường,... 
- Quản lí cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ 
HĐGD giá trị sống: quản lí về tài liệu phục vụ HĐGD 
giá trị sống; cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ HĐGD 
giá trị sống cho HV. 
- Quản lí kiểm tra, đánh giá HĐGD giá trị sống: Các 
công việc cụ thể cho hoạt động kiểm tra và đánh giá đó 
là: vấn đề lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá; lựa chọn 
thời gian và địa điểm kiểm tra, đánh giá; lựa chọn nội 
dung, phương tiện, chủ thể, đối tượng kiểm tra, đánh 
giá,... Đặc biệt, tiến hành hoạt động bồi dưỡng kiến thức 
và kĩ năng về kiểm tra, đánh giá cho GV; khuyến khích 
HV phải biết tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và 
rèn luyện cũng như quá trình tiếp thu và chuyển hoá các 
giá trị sống của bản thân. 
2.2. Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục 
giá trị sống cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 
2.2.1. Tiến hành khảo sát 
- Nội dung khảo sát: Thực trạng nhận thức về vai trò, 
tầm quan trọng, hệ thống, nội dung của giá trị sống; 
phương pháp và hình thức tổ chức; các yếu tố ảnh hưởng 
đến hiệu quả HĐGD giá trị sống; quản lí việc tổ chức chỉ 
đạo thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình; tập huấn 
và bồi dưỡng; sự phối hợp giữa các lực lượng; cơ sở vật 
chất và phương tiện; các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả 
quản lí HĐGD giá trị sống cho HV. 
- Đối tượng khảo sát: 
+ CBQL gồm: Ban Giám hiệu, CBQL tiểu đoàn, đại 
đội, trung đội, tiểu đội - 50 người. 
+ GV: 50 người. 
+ HV: 200 người. 
- Phương pháp điều tra và công cụ: 
+ Nhóm phương pháp lí luận: Phân tích, tổng hợp, hệ 
thống hoá, khái quát hoá các tài liệu lí luận chuyên 
ngành, liên ngành và nghiên cứu các tài liệu liên quan 
[1], [2], [3]. 
+ Nhóm phương pháp thực tiễn: chúng tôi đã xây dựng 
Phiếu điều tra thực trạng quản lí HĐGD giá trị sống cho 
HV Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Dành cho CBQL, GV và 
HV) với 10 câu hỏi cho HV và 7 câu hỏi cho CBQL. Câu 
hỏi được thiết kế cả dạng câu hỏi “đóng” và cả dạng câu 
hỏi “mở”; sử dụng thang đo Likert 4 mức độ. 
+ Xử lí kết quả khảo sát: Sử dụng công thức toán học 
để thống kê, tính tỉ lệ % và giá trị trung bình, độ lệch chuẩn 
để phân tích và đánh giá tùy theo từng nội dung nghiên 
cứu. Các số liệu thu thập được giúp cho việc đánh giá đúng 
thực trạng quản lí HĐGD giá trị sống cho HV Trường Sĩ 
quan Lục quân 2. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phần mềm 
SPSS 16.0 để phân tích và xử lí số liệu thống kê. 
- Thời gian khảo sát: tháng 3/2018. 
2.2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục giá trị sống cho 
học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 
- Thực trạng nhận thức của HV về vai trò và ý nghĩa 
của HĐGD giá trị sống 
Bảng 1. Nhận thức của HV về tầm quan trọng 
của HĐGD giá trị sống 
STT Mức độ Số HV Tỉ lệ (%) 
1 Không quan trọng 0 0% 
2 
Tương đối quan 
trọng 
1 0,5 
3 Quan trọng 79 39,5 
4 Rất quan trọng 120 60 
Bảng 1 cho thấy HV đánh giá rất cao về vai trò của 
HĐGD giá trị sống; 39,5% HV được khảo sát cho rằng 
HĐGD giá trị sống có vai trò “quan trọng”, 60% HV 
đánh giá “rất quan trọng”. Việc nhận thức rõ về vai trò 
của HĐGD giá trị sống sẽ giúp các HV không ngừng nỗ 
lực học tập, tích cực rèn luyện để trở thành người chiến 
sĩ trong tương lai. 
- Thực trạng về hệ thống các giá trị sống cần thiết 
cho HV 
Theo kết quả bảng 2, hệ thống các giá trị sống mà HV 
lựa chọn để hình thành khá đa dạng, trong đó các giá trị 
liên quan đến “Hợp tác và hoà bình” được đánh giá khá 
cao - 51,5% ở mức độ “rất đồng ý”. Với vai trò là người 
lính trong tương lai, hơn ai hết, các HV Trường Sĩ quan 
Lục quân 2 nhận thức rõ vai trò của giá trị hoà bình. Các 
giá trị sống liên quan đến “Bản thân và người khác; giá 
trị sống về quyền con người; giá trị sống về đạo đức; giá 
trị sống về tinh thần dân tộc”, cũng được các bạn HV lựa 
chọn với mức độ “rất đồng ý” với tỉ lệ lần lượt là 51,1%; 
49,5%; 48,0%; 50,5%. 
Trong các giá trị sống trên thì giá trị sống liên quan 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 104-109; 75 
106 
đến “Tâm linh” và “Kinh tế” có mức độ “rất đồng ý” thấp 
nhất. Điều này có thể lí g iải trong môi trường quân đội, 
được học tập rèn luyện vững vàng với ý chí chiến đấu 
của một người lính, do đó yếu tố về tâm linh không được 
đề cao. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ luôn là hình ảnh hết 
lòng phục vụ nhân dân, không màng đến lợi ích kinh tế. 
Bên cạnh hoạt động học tập và huấn luyện, những người 
lính trong tương lai vẫn luôn đề cao các “Giá trị văn hoá 
dân tộc” cần được bảo tồn. Các “Giá trị sống về tính 
nhân văn”, sự yêu thương, gắn bó với nhân dân cũng 
được coi trọng. 
- Thực trạng về phương pháp giáo dục giá trị sống 
cho HV 
Bảng 3. Phương pháp giáo dục giá trị sống 
STT Phương pháp giáo dục giá trị sống 
Tỉ lệ (%) 
( X ) (SD) 
Không 
thường 
xuyên 
Tương 
đối 
thường 
xuyên 
Thường 
xuyên 
Rất 
thường 
xuyên 
1 Nghiên cứu trường hợp điển hình 6,5 15,0 55,0 23,5 2,95 0,804 
2 Trao đổi, đàm thoại về các giá trị sống 7,5 13,0 46,5 33,0 3,05 0,873 
3 Thảo luận nhóm 8,0 18,5 42,5 31,0 2,96 0,904 
4 Đóng kịch 13,0 23,0 34,5 29,5 2,81 1,006 
5 Giải quyết vấn đề 4,5 21,5 37,5 36,5 3,06 0,872 
6 Nghiên cứu tình huống 10,0 21,5 37,5 31,0 2,89 0,958 
7 Làm sáng tỏ giá trị 16,0 31,5 34,0 18,5 2,55 0,971 
8 Tham quan, ngoại khoá 20,0 34,5 29,5 16,0 2,41 0,984 
9 Thực hiện dự án 25,0 26,0 30,5 18,5 2,42 1,058 
Bảng 2. Hệ thống các giá trị sống cần thiết cho HV 
STT Hệ thống các giá trị sống cần thiết 
Tỉ lệ (%) 
 X (SD) 
Không 
đồng ý 
Tương đối 
đồng ý 
Đồng 
ý 
Rất 
đồng ý 
1 Các giá trị sống liên quan đến quyền con người 1,0 8,0 41,5 49,5 3,40 0,679 
2 Các giá trị sống liên quan đến dân chủ 1,0 3,0 54,5 41,5 3,37 0,595 
3 
Các giá trị sống liên quan đến sự hợp tác 
và hòa bình 
1,0 2,5 45,0 51,5 3,47 0,601 
4 
Các giá trị sống liên quan đến sự bảo tồn 
nền văn hóa 
1,5 11,5 42,5 44,5 3,30 0,730 
5 
Các giá trị sống liên quan đến bản thân 
và người khác 
1,0 10,0 37,5 51,5 3,40 0,708 
6 Các giá trị sống liên quan đến tinh thần dân tộc 1,0 11,5 37,0 50,5 3,37 0,725 
7 Các giá trị sống liên quan đến tâm linh 1,5 17,0 43,0 38,5 3,18 0,764 
8 Các giá trị sống về tính nhân văn 1,5 13,5 46,5 38,5 3,22 0,731 
9 Các giá trị sống về đạo đức 1,0 10,5 40,5 48,0 3,36 0,708 
10 Các giá trị sống về chính trị - pháp luật 1,0 14,5 49,0 35,5 3,24 0,712 
11 Các giá trị sống về kinh tế 2,5 17,5 37,5 42,5 3,19 0,814 
12 Các giá trị về bảo vệ môi trường 1,0 13,0 37,0 49,0 3,20 0,740 
Ghi chú: 1 ≤ X ≤ 4; X (Hệ số trung bình); SD (Độ lệch chuẩn). 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 104-109; 75 
107 
Kết quả khảo sát ở bảng 3 cho thấy hệ thống các 
phương pháp giáo dục giá trị sống cho HV mà nhà trường 
sử dụng là khá phong phú, đa dạng. Phương pháp được 
HV đánh giá ở mức độ “rất thường xuyên” sử dụng là “giải 
quyết vấn đề” với 36,5%. “đàm thoại, trao đổi về các giá 
trị sống”; “thảo luận nhóm”; “nghiên cứu tình huống” 
cũng được các HV đánh giá ở mức độ “thường xuyên và 
rất thường xuyên” sử dụng với tỉ lệ lần lượt là 55,0%; 
23,5%; 46,5%; 33,0%; 42,5%; 31,0%. Kết quả đó phần 
nào cho thấy nhà trường rất chú trọng trong việc áp dụng 
các phương pháp giáo dục giá trị sống khá đa dạng. 
- Thực trạng về hình thức giáo dục giá trị sống cho HV 
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy rằng các hình thức 
giáo dục giá trị sống của HV được lựa chọn để thực hiện 
là khá đa dạng (bảng 4). Trong đó, các hình thức được HV 
đánh giá ở mức độ “thường xuyên” và “rất thường xuyên” 
đó là: “học tập các môn lí luận chính trị và đạo đức; thông 
qua các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm 
nghệ thuật;”, với tỉ lệ lần lượt là 90%, 84%. Hình thức 
được các bạn HV đánh giá với điểm số trung bình cao nhất 
là “Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của 
Đảng và Nhà nước” với 91%. 
2.2.3. Thực trạng hoạt quản lí động giáo dục giá trị sống 
cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 
- Thực trạng nhận thức của GV và CBQL về vai trò 
của công tác quản lí HĐGD giá trị sống 
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết CBQL và GV đều 
cho rằng công tác quản lí HĐGD giá trị sống cho HV là 
“quan trọng” và “rất quan trọng” với tỉ lệ lần lượt là 38% 
và 58%; chỉ có 4% CBQL và GV cho rằng công tác này là 
“tương đối quan trọng” và không có CBQL và GV nào 
cho rằng công tác quản lí HĐGD giá trị sống cho HV là 
“không quan trọng”. Kết quả đánh giá này sẽ là điều kiện 
thuận lợi cho việc phát huy hiệu quả công tác quản lí 
HĐGD giá trị sống cho HV ở Trường Sĩ quan Lục quân 2. 
- Thực trạng quản lí việc tổ chức chỉ đạo thực hiện kế 
hoạch giáo dục giá trị sống cho HV 
Kết quả khảo sát cho thấy, công tác quản lí việc tổ 
chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục giá trị sống cho 
HV hiện nay rất được chú trọng. Trong các nội dung 
khảo sát thì nội dung “Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh 
giá HĐGD giá trị sống” được đánh giá là “hiệu quả” và 
“rất hiệu quả” với tỉ lệ lần lượt là 45% và 41%. Việc “Xây 
dựng nội quy, quy định cụ thể về nội dung, chương trình 
Bảng 4. Hình thức giáo dục giá trị sống 
TT Hình thức giáo dục giá trị sống 
Tỉ lệ (%) 
( X ) (SD) 
Không 
thường 
xuyên 
Tương 
đối 
thường 
xuyên 
Thường 
xuyên 
Rất 
thường 
xuyên 
1 
Học tập các môn học về lí luận chính trị 
và đạo đức. 
0,5 9,5 47,0 43,0 3,32 0,665 
2 
Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, 
chính sách của Đảng và Nhà nước. 
0,0 9,0 42,5 48,5 3,39 0,649 
3 
Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt 
động tình nguyện. 
10,0 15,0 50,5 24,5 2,90 0,888 
4 
Thông qua các cuộc thi tìm hiểu truyền 
thống, phong tục, tập quán của địa 
phương, đất nước. 
6,5 18,0 50,0 25,5 2,95 0,834 
5 
Qua phương tiện thông tin đại chúng, 
các ấn phẩm nghệ thuật. 
1,0 15,0 45,0 39,0 3,22 0,731 
6 
Thông qua hoạt động vui chơi trong các 
buổi sinh hoạt tập thể, hội diễn văn 
nghệ, thi đấu thể thao. 
1,0 21,5 44,0 33,5 3,10 0,763 
7 
Trong các Tuần sinh hoạt công dân đầu 
năm 
8,0 26,0 43,0 23,0 ... ương trình giáo dục 
giá trị sống cho HV 
Kết quả nghiên cứu thực trạng đã chỉ ra rằng nội dung 
được đánh giá cao nhất là “Đánh giá kết quả nhận thức 
của HV về giá trị sống sau mỗi hoạt động huấn luyện 
hàng ngày” với kết quả lựa chọn ở mức “rất hiệu quả” là 
46,0%. Điều này có thể chứng minh rằng đặc thù trong 
môi trường quân đội là HV được tiếp thu các giá trị sống 
trong chính các hoạt động huấn luyện hàng ngày. Bên 
cạnh đó, nội dung về “Đảm bảo thực hiện đủ thời lượng 
của nội dung chương trình giáo dục giá trị sống”, cũng 
được đánh giá với 39% CBQL và GV lựa chọn ở mức 
“rất hiệu quả”. Bên cạnh đó, vẫn còn một số ý kiến đánh 
giá ở mức độ “không hiệu quả” và “tương đối hiệu quả” 
cho tất cả các nội dung khảo sát. Điều này cho thấy công 
tác quản lí việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục 
giá trị sống vẫn còn một số bất cập. Thực tế, hiện nay ở 
các trường đại học vẫn chưa có một chương trình cụ thể 
nào dành riêng cho việc trang bị giá trị sống cho người 
học, các nội dung này thường được lồng ghép vào trong 
các môn học cụ thể. 
- Thực trạng công tác quản lí kiểm tra, đánh giá 
HĐGD giá trị sống 
Công tác quản lí kiểm tra, đánh giá HĐGD giá trị sống 
của HV được thực hiện khá tốt. Các nội dung về kiểm tra, 
đánh giá hoạt động này được công tác quản lí tập trung chú 
trọng là: “Xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả 
HĐGD giá trị sống cho HV; Tiến hành kiểm tra việc thực 
hiện nội dung, chương trình, hình thức và các điều kiện 
phục vụ cho HĐGD giá trị sống cho HV; Lập hội đồng 
kiểm tra, đánh giá kết quả HĐGD giá trị sống cho HV; 
Thông báo công khai kết quả kiểm tra, đánh giá HĐGD 
giá trị sống cho HV; Thực hiện nghiêm túc việc điều chỉnh 
sau kiểm tra, đánh giá về kết quả HĐGD giá trị sống”. 
Trong đó nội dung được CBQL và GV đánh giá ở mức độ 
“rất hiệu quả” là “xây dựng bộ tiêu chí kiểm tra, đánh giá 
kết quả HĐGD giá trị sống cho HV” với 40%. Một trong 
những tiêu chí cũng được CBQL và GV đánh giá ở mức 
độ “rất hiệu quả” với 39% ý kiến đồng ý là “Thực hiện 
nghiêm túc việc điều chỉnh sau kiểm tra, đánh giá về kết 
quả HĐGD giá trị sống”. Đây được xem là một trong 
những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả 
quản lí việc kiểm tra, đánh giá. 
- Thực trạng quản lí cơ sở vật chất và phương tiện 
phục vụ HĐGD giá trị sống 
Kết quả đánh giá cho thấy, hiện nay, có 36% CBQL 
và GV cho rằng “Công tác duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật 
chất và phương tiện hiện có của nhà trường” là “rất hiệu 
quả”; 33% cho rằng “Khai thác và sử dụng có hiệu quả 
cơ sở vật chất và phương tiện hiện có của nhà trường” là 
“rất hiệu quả”. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 16%; 
17% CBQL và GV cho rằng “Tăng cường đầu tư mua 
sắm đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho HĐGD giá trị 
sống; Cân đối hợp lí nguồn ngân sách hàng năm mà nhà 
trường được cấp để mua sắm và xây dựng cơ sở vật chất 
phục vụ cho việc tổ chức HĐGD giá trị sống” mới chỉ ở 
mức độ “tương đối hiệu quả”. 
2.3. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục 
giá trị sống cho học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và dựa vào các 
nguyên tắc như: nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống; 
nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn; nguyên tắc đảm 
bảo tính hiệu quả; đảm bảo tính đa dạng hóa các loại 
hình hoạt động; đảm bảo tính phù hợp; nguyên tắc 
đảm bảo tính khả thi, chúng tôi đề xuất 7 biện pháp 
quản lí HĐGD giá trị sống cho HV tại Trường Sĩ quan 
Lục Quân 2. Cụ thể: 
2.3.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ 
quản lí và giảng viên về hoạt động giáo dục giá trị sống 
cho học viên 
Biện pháp này nhằm hướng tới mục đích đảm bảo 
cho đội ngũ CBQL cấp tiểu đội, trung đội, đại đội và GV 
của nhà trường nhận thức rõ vị trí, vai trò của HĐGD giá 
trị sống cho HV; từ đó ý thức được trách nhiệm của mình 
trong việc quản lí và thực hiện HĐGD này đạt hiệu quả 
cao nhất. Nội dung thực hiện biện pháp gồm: tuyên 
truyền về vai trò, tầm quan trọng của HĐGD giá trị sống 
cho HV; cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, văn bản 
có liên quan đến HĐGD giá trị sống; tổ chức cho đội ngũ 
CBQL và GV tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở các đơn 
vị bạn; bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và GV về vai trò 
và tầm quan trọng của việc tổ chức các HĐGD giá trị 
sống cho HV. Để thực hiện, biện pháp này đòi hỏi cần 
phải: được cấp kinh phí đầy đủ; bố trí thời gian, địa điểm 
hợp lí, tạo điều kiện để toàn thể CBQL, GV tham gia; cần 
có sự quan tâm của Ban Giám hiệu và các tổ chức đoàn 
thể trong và ngoài nhà trường; phải có được sự phối hợp 
tích cực của các lực lượng tham gia. 
2.3.2. Quản lí việc tổ chức xây dựng hệ thống các giá trị 
sống phù hợp cho học viên trong bối cảnh toàn cầu hoá 
Biện pháp này nhằm giúp HV nhận diện đúng đâu là 
giá trị đích thực của cuộc sống. Hệ thống các giá trị sống 
vừa phải mang tính thời đại vừa phải phản ánh bản sắc dân 
tộc. Biện pháp này đòi hỏi cần phải: tổ chức nghiên cứu 
định hướng lựa chọn hệ thống các giá trị sống cần được 
giáo dục cho HV; chú trọng việc phân loại hệ thống các 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 104-109; 75 
109 
giá trị sống - HV Trường Sĩ quan Lục quân 2 cần được 
trang bị hệ thống các nhóm giá trị sống như: nhóm giá trị 
sống nhân văn, nhóm giá trị sống về đạo đức, nhóm giá trị 
sống về chính trị - pháp luật, nhóm giá trị sống về kinh tế, 
nhóm giá trị sống đối với bản thân, nhóm giá trị sống đối 
với người khác; tổ chức kiểm tra, đánh giá về sự phù hợp 
của các giá trị sống cần được giáo dục cho HV. Biện pháp 
này chỉ được thực hiện một cách hiệu quả khi thoả mãn 
các điều kiện sau: phải có những công trình nghiên cứu về 
hệ thống các giá trị sống; dựa trên cách phân loại hệ thống 
các giá trị sống của nhiều tác giả; cần phải nghiên cứu trên 
các điều kiện thực tiễn của nhà trường; cần phải dựa vào 
xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá. 
2.3.3. Đa dạng hoá hình thức và phương pháp tổ chức 
hoạt động giáo dục giá trị sống cho học viên 
Biện pháp này nhằm tạo sự thích thú, hấp dẫn, lôi 
cuốn HV tham gia các HĐGD giá trị sống. Qua các hoạt 
động đó, HV dần dần được trang bị cho mình những kiến 
thức về các giá trị sống cần thiết, biết vận dụng, ứng xử 
phù hợp trong các tình huống thực tiễn; từ đó phát triển 
phẩm chất nhân cách tốt đẹp của một người lính trong 
tương lai. Nội dung thực hiện biện pháp gồm: hướng dẫn, 
tổ chức chỉ đạo việc đa dạng hoá các hình thức và phương 
pháp tổ chức HĐGD giá trị sống; cụ thể hoá các HĐGD 
giá trị sống cho HV thông qua việc lồng ghép theo các 
chủ đề; tổ chức các hoạt động trải nghiệm để HV trực 
tiếp thực hành về các giá trị sống. 
Để thực hiện biện pháp cần phải: có các điều kiện về 
cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cũng như điều kiện 
về sân bãi để lựa chọn được nhiều hình thức và phương 
pháp tổ chức HĐGD giá trị sống; GV phải được tập huấn 
về cách sử dụng các hình thức và phương pháp tổ chức; 
có bộ tiêu chí đánh giá về kết quả đạt được. 
2.3.4. Đẩy mạnh bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động 
giáo dục giá trị sống cho cán bộ quản lí và giảng viên 
HĐGD giá trị sống chỉ thành công khi có các điều 
kiện tiên quyết như: CBQL và GV đủ về số lượng, đảm 
bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Vì vậy, việc bồi 
dưỡng kĩ năng cho CBQL, GV là điều hết sức cần thiết. 
Thực hiện biện pháp này thông qua: đưa ra các tiêu chí 
và yêu cầu của việc bồi dưỡng về kĩ năng tổ chức HĐGD 
giá trị sống; xác định hệ thống các kĩ năng cần được bồi 
dưỡng cho đội ngũ CBQL và GV; chú trọng tổ chức và 
tạo điều kiện tốt nhất để CBQL và GV được tham gia vào 
các lớp bồi dưỡng này; có hình thức đánh giá kết quả bồi 
dưỡng để cải thiện ngày một tốt hơn. 
2.3.5. Tăng cường phối kết hợp giữa các lực lượng tham 
gia hoạt động giáo dục giá trị sống 
Việc huy động sự tham gia của các lực lượng giáo dục 
trong và ngoài nhà trường làm cho HĐGD giá trị sống 
được thực hiện trong sự thống nhất, toàn vẹn và đạt kết 
quả tốt hơn. Nội dung thực hiện biện pháp là: thành lập 
ban chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng giáo dục; xây 
dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục; nhà 
trường giữ vai trò làm đầu mối trong việc phối kết hợp với 
các lực lượng giáo dục; phát huy vai trò cầu nối của nhà 
trường trong việc kết nối với các tổ chức đoàn thể trong và 
ngoài nhà trường; tạo điều kiện cho các lực lượng giáo dục 
trong và ngoài nhà trường thực hiện tốt việc phối hợp trong 
việc tổ chức các HĐGD giá trị sống cho HV. 
Điều kiện thực hiện biện pháp là: HV phải đóng vai 
trò chủ đạo trong tổ chức hoạt động phối hợp giữa các 
lực lượng giáo dục để các lực lượng này cùng tham gia 
vào HĐGD giá trị sống cho HV; cần có sự thống nhất 
giữa các lực lượng trong việc đề ra mục tiêu, nội dung, 
phương pháp tổ chức hoạt động; xây dựng mối quan hệ 
gắn bó chặt chẽ giữa các lực lượng trong HĐGD giá trị 
sống cho HV. 
2.3.6. Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá việc tổ chức 
hoạt động giáo dục giá trị sống cho học viên 
Để đánh giá chính xác chất lượng của các HĐGD giá trị 
sống cho HV cần phải đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá. 
Muốn thực hiện biện pháp này cần phải: xây dựng được hệ 
thống các tiêu chí kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể, rõ 
ràng, phù hợp với từng môn học, từng HV và điều kiện thực 
tiễn của nhà trường; xây dựng quy trình đánh giá theo đúng 
đặc trưng của từng môn học khi thực hiện việc lồng ghép 
giáo dục giá trị sống; bồi dưỡng năng lực kiểm tra, đánh giá 
cho CBQL, GV và HV; kiểm tra giám sát và đánh giá phải 
được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục tránh tình 
trạng làm qua loa, chiếu lệ; sử dụng nhiều hình thức kiểm 
tra và đánh giá khác nhau; phải có sự quan tâm đôn đốc, 
nhắc nhở và động viên từ phía Ban Giám hiệu, CBQL cấp 
tiểu đội, trung đội và đại đội. 
2.3.7. Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc tổ chức các 
hoạt động giáo dục giá trị sống cho học viên 
Ngoài những hoạt động tổ chức ở lớp học, tại thao trường 
còn có những HĐGD giá trị sống khác như tham quan, dã 
ngoại, cắm trại, các hoạt động tuyên truyền, tình nguyện, văn 
nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi, hoạt động huấn luyện,... 
Để tổ chức những hoạt động trên không chỉ cần nguồn lực 
con người mà còn rất cần có đầy đủ cơ sở vật chất và kinh phí 
hoạt động. Để HĐGD giá trị sống cho HV được thực hiện tốt, 
CBQL cần cân đối nguồn lực tài chính, phương tiện nhằm 
đảm bảo sự cân bằng cho các HĐGD khác của nhà trường: 
đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết; đảm bảo tốt 
các chế độ chính sách phù hợp cho đội ngũ CBQL và GV 
trực tiếp thực hiện HĐGD giá trị sống cho HV; tôn vinh, khen 
thưởng kịp thời các lực lượng có thành tích tốt. 
(Xem tiếp trang 75) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 72-75 
75 
gia cung cấp trên hệ thống quản lí theo thời lượng thời 
gian quy định. 
- Bước 3: Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả BD 
 Đơn vị được giao nhiệm vụ BD tổ chức kiếm tra, 
đánh giá kết quả BD, có thể tập trung hoặc thông quan 
bài kiểm tra mà hệ thống quản lí hỗ trợ. Kết quả được 
thông báo cho Sở, Phòng GD-ĐT; thực hiện các đánh giá 
rút kinh nghiệm để tiến hành BD đạt hiệu quả hơn ở 
những khóa sau. 
3. Kết luận 
Ứng dụng CNTT trong BDGV thông qua việc BD trực 
tuyến từ xa mang lại giá trị lớn cho việc nâng cao chất 
lượng đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 
hiện nay. Bộ GD-ĐT đã có trang web tập huấn qua mạng 
nhưng với những đặc thù của từng địa phương, Sở GD-
ĐT Nghệ An cần nhanh chóng xây dựng trang web phục 
vụ cho việc BD qua mạng Iternet. Mỗi hình thức BDGV 
đều có những ưu điểm cũng như hạn chế, sử dụng kết hợp 
các hình thức BD khác nhau, khai thác được sức mạnh của 
CNTT sẽ giúp mỗi GV có cơ hội tự nâng cao nâng lực 
chuyên môn, chủ động tiếp nhận kiến thức mới, đáp ứng 
được yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, là nền tảng 
để giúp chính họ ứng dụng CNTT có hiệu quả trong dạy 
học. Để việc tổ chức BD thường xuyên hiệu quả, các đơn 
vị quản lí cần nâng cao ý thức tự học, tự BD của đội ngũ 
GV và CBQL giáo dục trên toàn tỉnh. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT. Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 
10/7/2012 của Bộ GD-ĐT về Ban hành quy chế bồi 
dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông 
và giáo dục thường xuyên. 
[2] Bộ GD-ĐT. Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 
30/10/2015 của Bộ GD-ĐT về Ban hành chương 
trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí trường 
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và 
trường phổ thông có nhiều cấp học. 
[3] Bộ GD-ĐT. Thông tư 21/2017/TT-BGDĐT ngày 
06/9/2017 của Bộ GD-ĐT về Quy định ứng dụng 
công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập 
huấn qua mạng Internet cho giáo viên, nhân viên và 
cán bộ quản lí giáo dục. 
[4] John Vũ (2016). Giáo dục trong thời đại tri thức. 
NXB Lao động. 
[5] Trần Khánh Đức (2014). Giáo dục và phát triển 
nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục 
Việt Nam. 
[6] Đặng Quốc Bảo - Lê Thị Phương (2017). Xây dựng 
xã hội học tập trong thời đại cách mạng công nghiệp 
lần thứ tư. Tạp chí Giáo dục, số 412; tr 1-3. 
[7] Nguyễn Hoàng Bảo Thanh - Lê Thanh Huy (2011). 
Ứng dụng mã nguồn mở Moodle trong E-learning 
hỗ trợ kiểm tra, đánh giá online nâng cao chất lượng 
đào tạo theo tín chỉ ở các trường đại học. Tạp chí 
Giáo dục, số 272, tr 28-33. 
[8] Martin, F. G. (2012). Will massive open online 
courses change how we teach? Communications of 
the ACM, Vol. 55(8), pp. 26-28. 
[9] Baturay, M. H. (2015). An overview of the world of 
MOOCs. Procedia - Social and Behavioral Sciences. 
No. 174, pp. 427-433. 
THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP... 
(Tiếp theo trang 109) 
3. Kết luận 
Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát thực trạng việc tổ 
chức các HĐGD giá trị sống và quản lí HĐGD giá trị 
sống; đánh giá được các số liệu để phân tích thực trạng 
trong công tác quản lí HĐGD giá trị sống tại Trường Sĩ 
quan Lục quân 2; trên cơ sở đó, đề xuất được 07 biện để 
quản lí HĐGD giá trị sống cho HV tại trường. Nhìn 
chung, các biện pháp đề xuất là có tính cấp thiết và khả 
thi cao, có mối quan hệ biện chứng với nhau, do đó cần 
được thực hiện một cách đồng bộ để phát huy hiệu quả. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Minh Đạo (1997). Cơ sở của khoa học quản 
lí. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[2] Nguyễn Công Khanh (2012). Phương pháp giáo 
dục giá trị sống - kĩ năng sống. NXB Giáo dục. 
[3] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) - Đặng Quốc Bảo - 
Nguyễn Trọng Hậu - Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Sĩ 
Thư (2012). Quản lí giáo dục: Một số vấn đề lí luận 
và thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[4] Phạm Minh Hạc - Thái Duy Tuyên (2012). Định 
hướng giá trị con người Việt Nam thời kì đổi mới và 
hội nhập. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[5] Diane Tillman (Đỗ Ngọc Khanh - Thanh Tùng - 
Minh Tươi dịch) (2010). Những giá trị sống cho tuổi 
trẻ. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 
[6] Bộ GD-ĐT (2007). Quyết định số 50/2007/QĐ-
BGDĐT ngày 29/08/2007 về việc Ban hành quy 
định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo 
đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các đại 
học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp 
chuyên nghiệp. 
[7] Hà Nhật Thăng (2001). Giáo dục hệ thống giá trị 
đạo đức nhân văn. NXB Giáo dục. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_de_xuat_bien_phap_quan_li_hoat_dong_giao_duc_g.pdf