Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học (Bản đẹp)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

I. MỤC TIÊU

- Nhận diện được khái niệm nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, chức năng, đặc điểm của nghiên cứu khoa học và các loại hình nghiên cứu khoa học.

- Bước đầu biết phân tích các đặc điểm, chức năng của nghiên cứu khoa học cơ bản.

 - Tích cực hợp tác, trách nhiệm trong học tập và áp dụng vào nghiên cứu cải thiện quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của ngành nghề.

 II. NỘI DUNG

1. KHÁI NIỆM NCKH VÀ ĐỀ TÀI NCKH

1.1. Khoa học

Khoa học được hiểu là, hệ thống những tri thức về thế giới khách quan. Đó là một hệ thống tri thức về tự nhiên xã hội và tư duy, về những qui luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.

Xuất phát từ những sự kiện của hiện thực, khoa học giải thích một cách đúng đắn nguồn gốc của những sự kiện ấy, phát hiện ra những mối liên hệ của các hiện tượng, vũ trang cho con người những tri thức về qui luật khách quan của thế giới hiện thực để con người áp dụng váo thực tiễn sản xuất và đời sống.

Khoa học còn được hiểu là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện qui luật, hiện tượng và vận dụng các qui luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các các giải pháp tác động vào các sự vật, hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái của chúng.

Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.

- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống

hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với

thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên

nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh

nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế.

Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được

hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì

vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng

tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.

- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,

Phân loại khoa học: Người ta có thể phân loại khoa học theo nhiều cách khác nhau

- Phân loại theo lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, thiên văn

- Phân loại theo thời đại: cổ điển, cận đại, hiện đại

 

doc 80 trang yennguyen 7920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học (Bản đẹp)

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học (Bản đẹp)
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
I. MỤC TIÊU
- Nhận diện được khái niệm nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, chức năng, đặc điểm của nghiên cứu khoa học và các loại hình nghiên cứu khoa học.
- Bước đầu biết phân tích các đặc điểm, chức năng của nghiên cứu khoa học cơ bản.
 - Tích cực hợp tác, trách nhiệm trong học tập và áp dụng vào nghiên cứu cải thiện quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của ngành nghề. 
	II. NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM NCKH VÀ ĐỀ TÀI NCKH
1.1. Khoa học 
Khoa học được hiểu là, hệ thống những tri thức về thế giới khách quan. Đó là một hệ thống tri thức về tự nhiên xã hội và tư duy, về những qui luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.
Xuất phát từ những sự kiện của hiện thực, khoa học giải thích một cách đúng đắn nguồn gốc của những sự kiện ấy, phát hiện ra những mối liên hệ của các hiện tượng, vũ trang cho con người những tri thức về qui luật khách quan của thế giới hiện thực để con người áp dụng váo thực tiễn sản xuất và đời sống. 
Khoa học còn được hiểu là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện qui luật, hiện tượng và vận dụng các qui luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các các giải pháp tác động vào các sự vật, hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái của chúng. 
Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. 
- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống 
hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với 
thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên 
nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh 
nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. 
Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được 
hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì 
vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng 
tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. 
- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học, 
Phân loại khoa học: Người ta có thể phân loại khoa học theo nhiều cách khác nhau
- Phân loại theo lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, thiên văn
- Phân loại theo thời đại: cổ điển, cận đại, hiện đại
1.2. Nghiên cứu khoa học 
1.2.1. Khái niệm: 
Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm  dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng).
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động đặc biệt vì khi nghiên cứu con người chưa biết trước được kết quả.
1.2.2. Chức năng của NCKH
NCKH có các chức năng: mô tả, giải thích, tiên đoán và sáng tạo
* Mô tả: 
	Mô tả một sự vật, hiện tượng là sự trình bày bằng ngôn ngữ hình ảnh chung nhất về cấu trúc, về đặc điểm định tính hoặc định lượng, về trạng thái của sự vận động ...
	Mục đích của mô tả là đưa ra một hệ thống tri thức về sự vật hiện tượng, nhận dạng, phân biệt được sự giống hoặc khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Mô tả có thể chỉ rõ đặc trưng về chất, hoặc lượng của sự vật, tùy thuộc vào mô tả định tính hay mô tả định lượng.
* Giải thích:
	- Giải thích một sự vật, hiện tượng là làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành, phát triển và quy luật vận động của sự vật, hiện tượng đó thông qua những thông tin về thuộc tính bản chất nhất.
	- Mục đích của giải thích là vạch ra các thuộc tính bản chất bên trong cũng như bên ngoài của đối tượng nghiên cứu. Nhờ vào giải thích, các nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của các sự vật được khám phá 
* Tiên đoán:
	Tiên đoán là sự nhìn thấy trước những sự vật, những hiện tượng tự nhiên, xã hội chưa quan sát được, dựa trên kinh nghiệm, dựa vào việc khái quát những sự kiện lý luận và thực nghiệm trong đó có tính đến các quy luật phát triển khách quan. Nhờ vào tiên đoán, việc nhận thức thực tế khách quan được mở rộng ra trên nhiều hướng khác nhau và tiếp cận nhanh đến sự phát triển của sự vật hiện tượng
* Sáng tạo:
	Sáng tạo là sự tạo ra một sự vật, hiện tượng mới chưa có trong thực tiễn. Chức năng sáng tạo phản ánh mục tiêu cải tạo thế giới của NCKH.
	Khoa học không bao giờ dừng lại ở chức năng mô tả, giải thích và tiên đoán. Sứ mệnh có ý nghĩa lớn lao của khoa học là sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới.
	Bốn chức năng này có quan hệ chặt chẽ với nhau và làm thành các nấc thang của NCKH, từ mô tả đến giải thích, tiên đoán và sáng tạo. Tuy nhiên một công trình khoa học cụ thể, do mục tiêu của mình, không phải bao giờ cũng thực hiện đầy đủ 4 chức năng này.
1.2.3. Các đặc điểm của NCKH
Một nghiên cứu khoa học nói chung phải bao gồm các đặc điểm như sau: 
- Tính hướng mục đích: NCKH là phát hiện khám phá thế giới, phát hiện những 
qui luật, tri thức mới và vận dụng những hiểu biết qui luật tri thức ấy và cải tạo thế 
giới. 
- Tính mới: NCKH là quá trình thâm nhập vào thế giới những sự vật và hiện 
tượng mà con người chưa biết. Vì vậy quá trình nghiên cứu khoa học luôn là quá trình 
hướng tới sự phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Trong nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại như cũ những phát hiện hoặc sáng tạo. Vì vậy, tính mới mẽ là thuộc tính quan trong số một của lao động khoa học. 
- Tính tin cậy: Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó 
phải có khả năng kiểm chứng được. Kết quả thu được hoàn toàn giống nhau trong 
nhiều lần nghiên cứu với điều kiện giống nhau. Để chứng tỏ độ tin cậy trong đề tài 
người nghiên cứu khi trình bày kết quả nghiên cứu, người NC cần phải làm rõ những 
điều kiện, các nhân tố và phương tiện thực hiện. Tính tin cậy còn thể hiện ở tài liệu 
tham khảo. 
- Tính khách quan: Tính khách quan vừa là một đặc điểm của NCKH, vừa là một 
tiêu chuẩn đối với người NCKH. Một nhân định vội vã theo tình cảm, một kết luận 
thiếu các xác nhận bằng kiểm chứng chưa có thể là một phản ánh khách quan về bản 
chất của sự vật và hiện tượng. Để đảm bảo khách quan, người nghiên cứu cần luôn 
phải lật đi lật lại những kết luận tưởng đã hoàn toàn được xác nhận. Khác quan còn thể 
hiện sự không tác động vào đối tượng nghiên cứu trong qua trình tìm hiểu phân tích 
nó. Khách quan, tức là mọi cái đưa ra đều có thể xác nhận được bằng các giác quan 
hoặc bằng máy móc. 
- Tính rủi ro: Tính hướng mới của nghiên cứu khoa học qui định một thuộc tính 
quan trọng khác của NCKH. Đó là tính rủi ro. Một nghiên cứu có thể thành công, có thể thất bại. Sự thất bại trong nghiên cứu khoa học có thể có nhiều nguyên nhân với các mức độ khác nhau. 
- Tính kế thừa: ngày nay không một công trình nghiên cứu nào bắt đầu từ chỗ 
hoàn toàn trống không về kiến thức. Mỗi nghiên cứu đều phải kế thừa các kết quả 
nghiên cứu khác có thể cùng khoa học hoặc các khoa học lân cận và xa. 
 1.2.4. Các loại hình NCKH
Có nhiều cách phân loại loại hình nghiên cứu khoa học. Trong phần này đề cập hai cách phân loại: theo chức năng nghiên cứu và theo đặc điểm của sản phẩm tri thức khoa học thu được nhờ kết quả nghiên cứu. 
1.2.4.1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu 
a) Nghiên cứu mô tả 
Mô tả một sự vật là sự trình bày bằng ngôn ngữ hình ảnh chung nhất của sự vật, cấu trúc, trạng thái, sự vận động của sự vật. Nhờ nghiên cứu khoa học mà sự vật được mô tả một cách chân xác, phù hợp quy luật vận động như nó tồn tại. Mục đích của mô tả là đưa ra một hệ thống tri thức về sự vật, giúp cho con người có một công cụ nhận dạng thế giới, phân biệt được sự khác biệt về bản chất giữa một sự vật này với một sự vật khác. Nội dung mô tả bao gồm: 
- Mô tả hình thái bên ngoài của sự vật, từ hình thể và trạng thái vật lí đến hình 
thức tồn tại xã hội đến các trạng thái tâm lí, xã hội và chính trị của sự vật. 
- Mô tả cấu trúc của sự vật, tức là mô tả các bộ phận cấu thành và mối liên hệ nội 
tại giữa các bộ phận cấu thành đó, ví dụ, mô tả cơ cấu của một hệ thống khái niệm, cơ cấu của một hệ thống kỹ thuật, cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế, cấu trúc vật lí, 
- Mô tả động thái của sự vật trong quá trình vận động, ví dụ, xu thế biến động 
của một hệ thống giáo dục, quá trình trưởng thành của một sinh vật, quá trình phát triển của một công nghệ, 
- Mô tả tương tác giữa các yếu tố cấu thành sự vật, chẳng hạn, tương tác giữa các 
yếu tố của một hệ thống kỹ thuật, tương tác giữa hai ngành kinh tế, tương tác giữa hai nhóm xã hội, 
- Mô tả các tác nhân gây ra sự vận động của sự vật, chẳng hạn động cơ hoạt động của con người, động lực khởi động của một hệ thống kỹ thuật, ngòi nổ cho một quá trình biến động kinh tế hoặc xã hội,... 
- Mô tả những hậu quả của các tác động vào sự vật, ở đây, có những hậu quả dương tính (tích cực), có những hậu quả âm tính (tiêu cực) và có cả những hậu quả ngoài ý muốn (hậu quả ngoại biên); trong hậu quả ngoại biên, cũng tồn tại cả hậu quả dương tính và âm tính. 
- Mô tả các quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật. Đó là những liên hệ bản chất, có tính lặp đi lặp lại trong quá trình hình thành, vận động và biến đổi của sự vật. 
- Mô tả định tính và định lượng. Mô tả định tính nhằm chỉ rõ các đặc trưng về chất của sự vật. Mô tả định lượng nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của sự vật.
b) Nghiên cứu giải thích
Giải thích một sự vật là sự làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của sự vật. Mục đích của giải thích là đưa ra những thông tin về thuộc tính bản chất của sự vật để có thể nhận dạng không chỉ những biểu hiện bên ngoài, mà còn cả những thuộc tính bên trong của sự vật. Nội dung của giải thích có thể bao gồm: 
- Giải thích nguồn gốc xuất hiện sự vật, chẳng hạn, nguồn gốc hình thành vũ trụ, 
động lực phát triển của xã hội, động cơ học tập của học sinh, 
- Giải thích hình thái bên ngoài của sự vật, từ hình thể và trạng thái vật lý đến 
hình thức tồn tại xã hội đến các trạng thái tâm lý, xã hội và chính trị cuả sự vật. 
- Giải thích cấu trúc của sự vật, tức là mô tả các bộ phận cấu thành và mối liên hệ nội tại giữa các bộ phận cấu thành đó, ví dụ, mô tả cơ cấu của một hệ thống khái niệm, cơ cấu của một hệ thống kỹ thuật, cơ cấu xã hội, cơ cấu kinh tế, cấu trúc vật lý, cấu trúc hệ thống giáo dục, cấu trúc cơ chế của quá trình dạy học 
- Giải thích động thái của sự vật trong quá trình vận động, ví dụ, xu thế biến động của một hệ thống giáo dục, quá trình trưởng thành của một sinh vật, quá trình phát triển của một công nghệ, 
- Giải thích tương tác giữa các yếu tố cấu thành sự vật, chẳng hạn, tương tác giữa 
các yếu tố của một hệ thống kỹ thuật, tương tác giữa hai ngành kinh tế, tương tác giữa hai nhóm xã hội,  
- Giải thích các tác nhân gây ra sự vận động của sự vật, chẳng hạn động cơ học tập của học sinh, động lực khởi động của một hệ thống kỹ thuật, ngòi nổ cho một quá trình biến động kinh tế hoặc xã hội, 
- Giải thích những hậu quả của các tác động vào sự vật, ở đây, có những hậu quả dương tính (tích cực), có những hậu quả âm tính (tiêu cực) và có cả những hậu quả ngoài ý muốn (hậu quả ngoại biên); trong hậu quả ngoại biên cũng tồn tại cả hậu quả dương tính và âm tính. 
- Giải thích các quy luật chung chi phối quá trình vận động của sự vật. Đó là những liên hệ bản chất, có tính lặp đi lặp lại trong quá trình hình thành, vận động và biến đổi của sự vật. 
Thực hiện chức năng giải thích, khoa học đã nâng tầm từ chức năng mô tả đơn giản các sự vật tới chức năng phát hiện quy luật vận động của sự vật, trở thành công cụ nhận thức các quy luật bản chất của thế giới. 
c) Nghiên cứu dự báo 
Dự báo một sự vật là sự nhìn trước quá trình hình thành, phát triển và tiêu vong của sự vật, sự vận động và trạng thái của sự vật trong tương lai. Với những công cụ về phương pháp luận nghiên cứu, người nghiên cứu thực hiện các dự báo thường khi với độ chuẩn xác rất cao về các hiện tượng tự nhiên và xã hội, chẳng hạn các hiện tượng thiên văn, kinh tế, thậm chí, các biến cố xã hội và chính trị. 
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý, mọi dự báo đều phải chấp nhận những sai lệch. 
Đơn giản như dự báo thời tiết, dù với những phương tiện đo đạc và tính toán rất chính 
xác, và cũng chỉ dự báo trong một ngày, còn có thể sai hoàn toàn. Đối với những hiện tượng xã hội, do tính dài hạn trong các dự báo xã hội, với tính phức tạp trong các 
nghiên cứu xã hội, những sai lệch trong kết quả của những dự báo xã hội còn có thể 
lớn lên rất nhiều. Sự sai lệch trong các kết quả dự báo có thể do nhiều nguyên nhân: 
sai lệch khách quan trong kết quả quan sát, hạn chế lịch sử do trình độ phát triển xã 
hội đương thời; những luận cứ bị biến dạng do sự tác động của các sự vật khác; môi 
trường biến động, 
d) Nghiên cứu giải pháp 
Nghiên cứu giải pháp là loại chức năng nghiên cứu nhằm làm ra một sự vật mới chưa từng tồn tại. Lịch sử phát triển khoa học đã chứng tỏ, khoa học không bao giờ dừng lại ở chức năng mô tả, giải thích và dự báo. Sứ mệnh có ý nghĩa lớn lao của khoa học là sáng tạo các giải pháp cải tạo thế giới. 
Giải pháp được nói ở đây chứa đựng một ý nghĩa chung nhất, bao gồm các phương pháp và phương tiện. Đó có thể là nguyên lý công nghệ mới, vật liệu mới, sản phẩm mới, một phương pháp mới, song vẫn có thể là những giải pháp tác nghiệp trong hoạt động xã hội; chẳng hạn, kinh doanh, tiếp thị, dạy học, quản lý, 
1.2.4.2. Phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu 
Theo tính chất của sản phẩm, nghiên cứu được phân loại thành nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Toàn bộ các loại hình nghiên cứu và mối liên hệ giữa các loại hình nghiên cứu được trình bày trên sơ đồ hình 3. 
a) Nghiên cứu cơ bản (fundamental research) hoặc basic research) 
Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật với các sự vật khác. Nghiên cứu cơ bản nhằm phát hiện về bản chất và qui luật các sự vật hoặc hiện tượng. Kết quả của nghiên cứu cơ bản là những phân tích lý luận, những kết luận về qui luật, những định luật, những phát minh mới 
Sản phẩm nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh, dẫn 
đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có giá trị tổng quát, ảnh hưởng đến một 
hoặc nhiều lĩnh vựa khoa học. Chẳng hạn, Newton phát minh định luật hấp dẫn vũ trụ; Mark phát hiện quy luật giá trị thặng dư. Nghiên cứu cơ bản được phân thành hai loại: nghiên cứu cơ bản thuần túy và nghiên cứu cơ bản định hướng. 
Nghiên cứu cơ bản thuần túy
Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu cơ bản nền tảng
Nghiên cứu c ...  cứu vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra trong từng thời kỳ phát triển xã hội cụ thể, thúc đẩy sự phát triển xã hội ( về con người, cộng đồng,giáo dục, nâng cao chất lượng và mức sống của các tầng lớp dân cư.. vv ) . Hiệu quả xã hội có thể đánh giá qua so sánh tổng chi phí đầu tư cho công trình nghiên cứu với mức độ đóng góp và phạm vi tác động vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau, kết quả thu được qua các lợi ích xã hội khác nhau 
	- Hiệu quả khoa học- công nghệ.
Thể hiện qua mức độ đóng góp của công trình nghiên cứu vào quá trình giải quyết các vấn đề khoa học- công nghệ đặt ra trong từng thời kỳ phát triển khoa học- công nghệ cụ thể, thúc đẩy sự phát triẻn khoa học và công nghệ ( Cơ sở lý luận khoa học, trình độ khoa học và công nghệ quốc gia vv ) . Hiệu quả khoa học -công nghệ có thể đánh giá qua so sánh tổng chi phí đầu tư cho công trình nghiên cứu với mức độ đóng góp và phạm vi tác động vào quá trình giải quyết các vấn đề khoa học- công nghệ nói chung và từng lĩnh vực khoa học- công nghệ nói riêng
-Hiệu quả thông tin :
Thể hiện qua quá trình và kết quả thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, xử lý, phân tích, đánh giá và sử dụng các nguồn thông tin đa dạng và tin cậy phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu và phổ biến thông tin khoa học kết quả nghien cứu . Các kết quả nghiên cứu được xử lý, thông tin rộng rãi trong cộng đồng khoa học và xã hội. Các ấn phẩm thông tin khoa học có giá trị được công bố và sử dụng rộng rãi 
	Việc đánh giá hiệu quả nghiên cứu được thực hiện theo 5 mức : Rất cao- Cao- Khá cao- Trung bình- Thấp
 e. Các sản phẩm nghiên cứu và thông tin khoa học 
Các sản phẩm nghiên cứu và ấn phẩm thông tin khoa học được đánh giá trên cả hai mặt số lượng và chất lượng, gia trị khoa học - công nghệ khoa học của sản phẩm. Phương pháp đánh giá được áp dụng cả về định tính và đánh giá định lượng tuỳ thuộc vào đặc trưng và tính chất của các sản phẩm nghiên cứu và ấn phẩm thông tin khoa học. Các sản phẩm nghiên cứu và ấn phẩm thông tin khoa học được đánh giá theo các mức sau :
 1 Rất cao :
Công trình có rất nhiều sản phẩm khoa học/ công nghệ ( Sách chuyên khảo, chuyên đề khoa học, sách giáo khoa, giáo trình , bài báo khoa học, sản phẩm mới như công trình, cây , con, vật nuôi, dây truyền công nghệ mới. vv có giá trị, chát lượng khoa học và công nghệ rất cao. Các sản phẩm, kết quả nghiên cứu được thừa nhận rộng rãi, được công bố trên các ấn phẩm khoa học và công nghệ có uy tín cao và có uy tín lớn trong công đồng khoa học và đào tạo trong nước và quốc tế ( Có Bằng chứng nhận bản quyền sáng chế, phát minh. các giải thưởng khoa học và công nghệ quốc gia và quốc tế ). Có góp phần rất lớn vào công tác đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao ( Tiến sĩ, Thạc sĩ )
 2 Cao : 
Có nhiều sản phẩm khoa học/ công nghệ ( Sách chuyên khảo, chuyên đề khoa học, sách giáo khoa, giáo trình , bài báo khoa học, sản phẩm công trình cây , con, vật nuôi, quy trình và dây truyền công nghệ mới ..vv có giá trị, chất lượng khoa học và công nghệ cao. Các sản phẩm, kết quả nghiên cứu được thừa nhận rộng rãi, được công bố và có uy tín trong công đồng khoa học và đào tạo trong nước và quốc tế ( Có Bằng chứng nhận sáng chế, phát minh. các giải thưởng khoa học và công nghệ của ngành và quốc gia ). Có góp phần lớn vào công tác đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ( Tiến sĩ, Thạc sĩ )
 3. Khá cao :
Có khá nhiều sản phẩm khoa học/ công nghệ ( Sách chuyên khảo, chuyên đề khoa học, sách giáo khoa, giáo trình , bài báo khoa học, sản phẩm công trình cây , con, vật nuôi, quy trình và dây truyền công nghệ mới..vv có giá trị và chất lượng khoa học và công nghệ . Các sản phẩm, kết quả nghiên cứu được thừa nhận, được công bố và có uy tín trong cộng đồng khoa học và đào tạo trong ngành chuyên môn và trong nước ( Bằng chứng nhận sáng chế, phát minh. các giải thưởng khoa học và công nghệ của ngành và quốc gia ). Có góp phần vào công tác đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ
 4 Trung bình : 
Có một vài sản phẩm khoa học/ công nghệ ( Sách chuyên khảo, chuyên đề khoa học, sách giáo khoa, giáo trình , bài báo khoa học, sản phẩm công trình cây , con, vật nuôi, quy trình và dây truyền công nghệ mới..vv tương đối có giá trị khoa học và công nghệ . Các sản phẩm, kết quả nghiên cứu được chấp nhận, được công bố và có ảnh hưỏng nhất định trong cộng đồng khoa học và đào tạo trong ngành chuyên môn và trong nước
 5. Thấp : 
Không có sản phẩm khoa học/ công nghệ ( Sách chuyên khảo, chuyên đề khoa học, sách giáo khoa, giáo trình , bài báo khoa học, sản phẩm công trình cây , con, vật nuôi, quy trình và dây truyền công nghệ mới..vv tương đối có giá trị về khoa học và công nghệ . Các sản phẩm, kết quả nghiên cứu chưa được chấp nhận, không được công bố và không có ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng khoa học và đào tạo trong ngành chuyên môn và trong nước
g. Thể thức văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu 
Hình thức và nội dung trình bài Văn bản báo cáo khoa học không chỉ đơn thuần phản ánh nội dung quá trình và các kết quả nghiên cưú mà còn phản ảnh trình độ, tư duy khoa học, kinh nghiệm nghiên cứu và thái độ, trách nhiệm khoa học của chủ nhiệm đè tài ( công trình ) và tập thể tác giả tham gia nghiên cứu. Văn bản báo cáo khoa học tổng kết đề tài là một sản phẩm, một công trình khoa học nên cần bảo đảm tính chính xác, khoa học về nội dung và tính hợp lý, lôgic về cấu trúc. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong văn bản báo cáo khoa học tổng kết đề tài cần được trình bày rõ ràng, sạch đẹp và theo văn phong khoa học ( văn viết ). Bảo đảm theo đúng quy định về thể thức văn bản của các cơ quan quản lý khoa học có thẩm quyền để tạo thuận lợi cho quá trình đánh giá, nghiệm thu, lưu giữ và thông tin khoa học
Thể thức văn bản cũng được đánh giá ở 5 mức:
	-Rất tốt
	- Tốt
	- Khá
	- Đạt
	- Không đạt
h . Tỷ trọng đánh giá giữa các mức : Với tổng là 1
 - Rất cao ( hoặc Rất tốt ) : Từ 0, 9-1
 - Cao ( hoặc Tốt ) : Từ 0, 8-< 0,9
	 - Khá cao ( hoặc khá ) : Từ 0, 6-< 0,8
	 - Trung bình ( hoặc Đạt) : Từ 0, 5-< 0,6
	 - Thấp (hoặc Không đạt) : <0, 5
Trên cơ sở tỷ trọng này điểm tuỵệt đối sẽ được đánh giá băng tích số giữa điểm tối đa và tỷ trọng của các mức : Ví dụ : Điểm tối đa là 30. Nếu được đánh giá ở mức khá cao thì điểm đạt tối thiểu là : o,6 x30 =18 và tối đa là : 0,79x30 = 23. Hoặc điểm đánh giá đạt trong khoảng 18-23 điểm
Đánh giá chất lưọng và hiệu quả nghiên cứu khoa học công nghệ là một vấn đề khó khăn , phức tạp do tính chất đặc thù của các hoạt động này rất phức tạp và đa dạng. Các phương pháp đánh giá theo các phương pháp hội đồng, chuyên gia hoặc giám định cần được kết hợp giữa đánh giá định tính và định lượng; đánh giá kết quả và đánh giá quá trình nghiên cứu.. nhằm bảo đảm tính khách quan, chính xác và phù hợp của các kết quả đánh giá. Các quan điểm, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ là cơ sở quan trọng để chuẩn hoá và hoàn thiện công tác quản lý hoạt động KHCN ở nước ta trong thời gian tới
2. CÁCH TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ 
2.1. Đánh giá hội đồng
Đây là hình thức phổ biến trong các hoạt động đánh giá nói chung và đánh giá nghiên cứu khoa học nói riêng. Hội đồng đánh giá tập hợp các nhà khoa học có trình độ và có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến đề tài nghiên cứu ( kể cả các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế ) . Với trình độ, uy tín và kinh nghiệm lâu năm của tập thể các nhà khoa học việc đánh giá của Hội đồng sẽ bảo đảm khách quan, toàn diện , chính xác các kết quả và giá trị nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên việc đánh giá của Hội đồng cũng có một số hạn chế như có thể có sự khác biệt về trình độ và quan điểm đánh giá giữa các nhà khoa học trong hội đồng, mức độ tương ứng trong các lĩnh vực chuyên môn hẹp, xu hướng nể nang do mối quan hệ giữa các thành viên của Hội đồng..vv
 2.2. Đánh giá chuyên gia : 
Đây là hình thức đánh giá dựa trên trình độ, hiểu biết và uy tín khoa học của từng chuyên gia, nhà khoa học am hiểu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học tương ứng. Phương pháp chuyên gia cho phép đánh giá sâu các kết quả và giá trị nghiên cứu trên cơ sở đề cao ý thức và trách nhiệm cá nhân các nhà khoa học ,bảo đảm tính khách quan trong đánh giá tránh sự định kiến do quan hệ cá nhân chi phối. Thông thường phưong pháp chuyên gia được sử dụng trong các loại hình phản biện ( kín hoặc mở ) khi đánh giá các công trình nghiên cứu hay luận văn khoa học kết hợp với đánh giá chung của Hội đồng
 2.3. Tự đánh giá : 
 Đây là một hình thức mới phát triển trong những năm gần đây trên cơ sở đề cao ý thức và trách nhiệm của các cá nhân hoặc tập thể nghiên cứu trong đánh giá kết quả và giá trị các công trình nghiên cứu của mình. Làm tốt khâu tự đánh giá sẽ góp phần làm rõ kết quả và giá trị của các công trình nghiên cứu do chính những người trực tiếp nghiên cứu nhận thức được đồng thời tránh sự đánh giá, áp đặt chủ quan một phía từ bên ngoài ( Hội đồng hoặc chuyên gia )
3. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊM CỨU KHOA HỌC
- Sử dụng các phương tiện nghe nhìn, quan sát
- Sử dụng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá
- Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê (bảng, sơ đồ)
- Sử dụng phiếu hỏi
- Sử dụng các mẫu, chuẩn để đánh giá
VD: PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NCKH
1. Tên đề tài: ...............................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
2. Những người tham gia thực hiện: ...............................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
3. Họ tên người đánh giá: ........................................... 4. Đơn vị công tác: .......................................
5. Ngày họp:................................................................ 6. Địa điểm họp:............................................
7. Ý kiến đánh giá : 
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
Nhận xét
 1. Tên đề tài
 - Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và tác động.
 - Có ý nghĩa thực tiễn.
5
 2. Cấu trúc
 - Đúng quy đinh một đề tài NCKH
- Đảm bảo cân đối giữa các chương phần
10
 3. Phương pháp
 - Phương pháp phù hợp
- Có sự phối hợp giữa các phương pháp
10
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
 - Trình bày rõ ràng nhiệm vụ nghiên cứu
 - Xác định được giả thuyết nghiên cứu.
5
 5. Đo lường
 - Xây dựng được công cụ và thang đo phù hợp 
 để thu thập dữ liệu.
 - Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị.
10
 6. Kết quả
 - Kết quả nghiên cứu: đã giải quyết được các vấn đề 
 đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết phục.
 - Những đóng góp của đề tài NC: Mang lại hiểu biết mới
 về thực trạng, phương pháp, chiến lược...
- Áp dụng các kết quả: Triển vọng áp dụng tại địa phương,
 cả nước, quốc tế.
20
 7. Minh chứng cho các hoạt động NC của đề tài:
 - Kế hoạch bài học, bài kiểm tra, bảng kiểm, thang đo, 
 băng hình, ảnh, dữ liệu thô... 
 (Đầy đủ, khoa học, mang tính thuyết phục)
25
 8. Trình bày báo cáo
 - Văn bản viết. (Cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc, hình thức đẹp)
 - Báo cáo kết quả trước hội đồng. (Rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục)
15
Tổng cộng
100
* Nhận xét chung: ......................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
* Xếp loại: ..............................
o Tốt (Từ 90 –100 điểm) o Khá (Từ 70 - 89 điểm) o Đạt (50 - 69 điểm) o Không đạt (< 50 điểm)
* Ghi chú: Nếu một trong các tiêu chí đạt 0 điểm (điểm liệt) thì sau khi cộng điểm, xếp loại sẽ hạ một mức.
......., Ngày.. tháng năm.....
 Người đánh giá
 (Ký tên)
 	III, CÂU HỎI ÔN TẬP
Phân tích các tiêu chí đánh giá một đề tài NCKH?
Phân tích ưu nhược điểm của các hình thức đánh giá đề tài NCKH?
Tại sao trong phiếu đánh giá lại không đề cập đến tiêu chí thái độ trong NCKH?
Dùng phiếu đánh giá trên các nhóm hãy tự đánh giá kết quả đề tài NCKH của nhóm mình.
IV, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Cách đọc tài liệu
Chương này đề cập đến những vấn đề cơ bản trong đánh giá một đề tài nghiên cứu khoa học. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu cần chú ý phân tích làm rõ mục đích, hình thức và các tiêu chí đánh giá để tự điều chỉnh trong quá trình nghiên cứu cũng như khi tham gia đánh giá các đề tài NCKH khác.
2. Tài liệu cần đọc thêm
- Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, có tại Thư viện trường CĐSP KonTum.
- Nguyễn Văn Lê, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa học, HN, 2003, có tại Thư viện trường CĐSP KonTum.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	1. Kết luận
	Học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học là học phần cơ sở, cung cấp những kiến thức lý luận và thực tiễn về phương pháp nghiên cứu hoa học nhằm giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về khái niệm, ý nghĩa, quy trình và các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản.
Hiện nay, phương pháp nghiên cứu khoa học được đưa vào chương trình đào tạo ở tất cả các trường chuyên nghiệp tại Việt Nam. Do vậy, học phần được thiết kế dành cho đối tượng là sinh viên trình độ cao đẳng và là tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu khoa học cho giáo viên.
Tài liệu đã đề cập và làm rõ được những nội dung cơ bản nhất trong NCKH như: Khái niệm nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, chức năng, đặc điểm của nghiên cứu khoa học và các loại hình nghiên cứu khoa học. Lôgic tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học, các phương pháp nghiên cứu cơ bản, phương pháp đo lường - thu thập dữ liệu, phương pháp kiểm chứng độ tin cậy và độ giá trị của dữ liệu và cấu trúc một báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học. Vấn đề đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học, mục đích và tiêu chí đánh giá, cách thức tổ chức và công cụ đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Kiến nghị
	Nhà trường cần bổ sung thêm nguồn tài liệu cho việc đào tạo sinh viên cao đẳng ngoài sư phạm giúp việc đào tạo đáp ứng được yêu xã hội, thực hiện tốt khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	Sử dụng tập bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học như một tài liệu lưu hành nội bộ phục vụ trực tiếp cho viện giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên các lớp Cao đẳng ngoài sư phạm tại trường Cao đẳng Sư phạm KonTum.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ GD&ĐT (Dự án Việt – Bỉ), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2000.
2. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005.
3. Nguyễn Văn Lê, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa học, HN, 2003.
4. Phạm Viết Vượng, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB giáo dục, HN, 1995.

File đính kèm:

  • docbai_giang_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_ban_dep.doc