Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 1: Nghiên cứu khoa học là gì? - Nguyễn Hữu Tân

Nghiên cứu khoa học là gì?

• Nghiên cứu khoa học (scientific research) là

hoạt động có ý thức của con người nhằm:

– khám phá ra những quy luật, bản chất hay thuộc

tính của sự vật, hay hiện tượng trong thế giới tự

nhiên và xã hội;

– sáng tạo ra các phương pháp, phương tiện kỹ

thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho

mục tiêu hoạt động của con người.

Nghiên cứu khoa học là gì?

• Nghiên cứu khoa học là quá trình áp dụng

phương pháp khoa học để tìm ra các kiến

thức mới (tốt hơn, có thể thay thế cái cũ)

nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự

vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.

pdf 18 trang yennguyen 3580
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 1: Nghiên cứu khoa học là gì? - Nguyễn Hữu Tân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 1: Nghiên cứu khoa học là gì? - Nguyễn Hữu Tân

Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 1: Nghiên cứu khoa học là gì? - Nguyễn Hữu Tân
6/12/2015
1
Phương pháp 
nghiên cứu khoa học
Trường Đại học Đà Lạt
Lớp Nghiệp vụ Sư phạm
Nguyễn Hữu Tân
1
Nghiên cứu khoa học là gì?
2
Nghiên cứu 
khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học là gì?
• Nghiên cứu khoa học (scientific research) là
hoạt động có ý thức của con người nhằm:
– khám phá ra những quy luật, bản chất hay thuộc
tính của sự vật, hay hiện tượng trong thế giới tự
nhiên và xã hội;
– sáng tạo ra các phương pháp, phương tiện kỹ
thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho
mục tiêu hoạt động của con người.
3
Nghiên cứu khoa học là gì?
• Nghiên cứu khoa học là quá trình áp dụng
phương pháp khoa học để tìm ra các kiến
thức mới (tốt hơn, có thể thay thế cái cũ)
nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
4
6/12/2015
2
Nghiên cứu khoa học là gì?
5
Phương pháp 
khoa học là gì?
Nghiên cứu khoa học là gì?
• Phương pháp khoa học (scientific method) là
quá trình tìm hiểu và khám phá một cách có
hệ thống các sự kiện và mối liên hệ giữa
chúng. Quá trình này thường gồm các bước:
– Nhận biết và xác định vấn đề.
– Hình thành các giả thuyết.
– Thu thập dữ liệu.
– Phân tích dữ liệu.
– Đưa ra các kết luận.
6
Tiến trình thực hiện 
một NCKH thường 
được xây dựng dựa 
trên quá trình này.
Nghiên cứu khoa học là gì?
• Nghiên cứu giáo dục (educational
research) là sự áp dụng phương pháp
khoa học để tìm hiểu, khảo sát các vấn đề
giáo dục; nhằm hướng đến các mục đích
khám phá, mô tả, giải thích, dự đoán,
và/hoặc kiểm soát các hiện tượng giáo
dục.
7
Nghiên cứu khoa học là gì?
• Các lĩnh vực nghiên cứu giáo dục:
– Học tập, giảng dạy
– Quản lý giáo dục
– Phát triển chương trình đào tạo
– Đo lường, đánh giá trong giáo dục
– Lịch sử, bối cảnh xã hội của giáo dục 
Tham khảo AERA (American Educational Research
Association)
8
6/12/2015
3
Nghiên cứu khoa học là gì?
9
Sản phẩm của 
nghiên cứu là gì?
Nghiên cứu khoa học là gì?
• Sản phẩm của nghiên cứu khoa học là tri
thức khoa học.
– Phân biệt tri thức khoa học với tri thức kinh
nghiệm.
• Khi nói đến NCKH, người ta quan tâm cả hai:
– Tri thức khoa học nào được tạo ra? (sản phẩm -
products)
– Tri thức khoa học đó được tạo ra bằng cách nào?
(tiến trình - process)
10
Nghiên cứu khoa học là gì?
• Một cách nhìn khác về sản phẩm của nghiên
cứu khoa học:
– Phát hiện (discovery).
– Phát minh (discovery).
– Sáng chế (invention).
Phát hiện & Phát minh: nhận ra cái vốn có.
Sáng chế: tạo ra cái chưa từng có.
11
Nghiên cứu khoa học là gì?
• Sản phẩm của đề tài nghiên cứu KHXHNV:
– Dạng I: Báo cáo khoa học, kết quả dự báo, mô
hình, qui trình, PPNC mới, sơ đồ, bản đồ, số liệu,
cơ sở dữ liệu và các sản phẩm khác.
– Dạng II: Bài báo, sách chuyên khảo và các sản
phẩm khác.
12
6/12/2015
4
Nghiên cứu khoa học là gì?
13
Hãy cho biết những sản
phẩm nghiên cứu trong lĩnh
vực nghiên cứu mà các anh
(chị) quan tâm hoặc đang
làm việc. Cho một số ví dụ
cụ thể.
Phân loại nghiên cứu khoa học
14
Nghiên cứu khoa 
học được phân loại 
như thế nào?
Phân loại nghiên cứu khoa học
• Phân loại theo chức năng hoặc mục tiêu
nghiên cứu:
– Nghiên cứu mô tả.
– Nghiên cứu giải thích.
– Nghiên cứu giải pháp.
– Nghiên cứu dự báo.
15
Phân loại nghiên cứu khoa học
• Một cách phân loại khác theo chức năng
hoặc mục tiêu nghiên cứu:
– Nghiên cứu mô tả (descriptive research)
– Nghiên cứu giải thích (explanatory research)
– Nghiên cứu khám phá (exploratory research)
– Nghiên cứu so sánh (comparative research)
– Nghiên cứu tương quan (correlational research)
16
6/12/2015
5
Phân loại nghiên cứu khoa học
• Phân loại theo các giai đoạn của nghiên cứu:
– Nghiên cứu cơ bản.
– Nghiên cứu ứng dụng.
– Nghiên cứu triển khai.
17
Phân loại nghiên cứu khoa học
• Một cách phân loại khác:
– Nghiên cứu lý thuyết (theoretical research).
• Nghiên cứu lý thuyết thuần túy.
• Nghiên cứu lý thuyết ứng dụng.
– Nghiên cứu thực tiễn (empirical research).
• Nghiên cứu hiện tượng thực tế.
• Nghiên cứu hiện tượng trong điều kiện có kiểm soát.
18
Phân loại nghiên cứu khoa học
• Phân loại nghiên cứu giáo dục:
– Nghiên cứu cơ bản (basic research).
– Nghiên cứu ứng dụng (applied research).
– Nghiên cứu đánh giá (evaluation research).
– Nghiên cứu hành động (action research).
– Nghiên cứu định hướng (orientational research).
19
Phân loại nghiên cứu khoa học
• Một cách phân loại khác trong NC giáo dục:
– Nghiên cứu định lượng (quantitative research).
• Dữ liệu thu thập dùng cho nghiên cứu chủ yếu là dữ
liệu định lượng (dữ liệu dạng số hoặc có thể mã hóa
đưa về dạng số).
– Nghiên cứu định tính (qualitative research).
• Dữ liệu thu thập dùng cho nghiên cứu chủ yếu là dữ
liệu định tính (dữ liệu không ở dạng số hoặc khó có thể
mã hóa đưa về dạng số).
20
6/12/2015
6
Đặc điểm nghiên cứu khoa học
• Một số đặc điểm quan trọng:
– Tính mới.
– Tính tin cậy.
– Tính khách quan.
– Tính thông tin.
– Tính kế thừa.
– Tính rủi ro.
– Tính cá nhân.
21
Tổ chức nghiên cứu khoa học
• Các hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học:
– Đề tài nghiên cứu.
– Dự án nghiên cứu.
– Chương trình nghiên cứu.
– Đề án nghiên cứu.
22
Tổ chức nghiên cứu khoa học
• Việc hình thành hoặc lựa chọn đề tài có thể
dựa trên các tiêu chí:
– Đề tài có ý nghĩa khoa học (lý luận) không?
– Đề tài có ý nghĩa thực tiễn không?
– Đề tài có mang tính cấp thiết không?
– Việc thực hiện đề tài có khả thi không?
– Đề tài có phù hợp với sở thích, thế mạnh không?
23
Nguyên tắc nghiên cứu
• Các nguyên tắc thực hiện NC (giáo dục):
– Nguyên tắc hợp pháp.
– Nguyên tắc đạo đức.
– Nguyên tắc triết học.
– Nguyên tắc về cách thực hiện.
24
6/12/2015
7
Nguyên tắc nghiên cứu
• Nguyên tắc hợp pháp (Legal principles),liên 
quan đến đối tượng tham gia nghiên cứu (đối 
tượng cung cấp dữ liệu):
– Không gây tổn hại cho đối tượng tham gia.
– Bảo đảm bảo mật cho đối tượng tham gia.
– Không xâm phạm quyền lợi vật chất của đối 
tượng tham gia.
25
Nguyên tắc nghiên cứu
• Nguyên tắc đạo đức (Ethical principles), liên 
quan đến chủ thể nghiên cứu (người/nhóm 
thực hiện nghiên cứu):
– Nhân từ.
– Trung thực.
– Thông báo chính xác.
26
Nguyên tắc nghiên cứu
• Nguyên tắc triết học (Philosophical 
principles), liên quan đến kết quả nghiên cứu:
– Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa.
– Tính tổng quát hóa.
– Tính kế thừa.
– Tính xác suất.
27
Nguyên tắc nghiên cứu
• Nguyên tắc về cách thực hiện (Procedural 
principles), liên quan đến tiến trình thực hiện 
nghiên cứu:
– Khả thi.
– Rõ ràng, đơn giản, hiệu quả.
– Có thể kiểm chứng được.
– Tin cậy, giá trị.
– Không đối kháng.
28
6/12/2015
8
Nguyên tắc nghiên cứu
29
Nêu một số ví dụ về thực
hiện nghiên cứu mà
chúng vi phạm các
nguyên tắc nghiên cứu
đã nêu.
Phương pháp nghiên cứu
30
Phương pháp 
nghiên cứu là gì?
Phương pháp nghiên cứu
• Ở góc độ thông tin, phương pháp nghiên cứu
là cách thức thu thập và xử lý dữ liệu nhằm
làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu để đạt được
các mục tiêu nghiên cứu.
• Ở góc độ hoạt động, phương pháp nghiên
cứu là hoạt động có đối tượng, mục tiêu, kế
hoạch và chủ thể nghiên cứu.
31
Phương pháp nghiên cứu
32
Phương pháp nghiên 
cứu được phân loại 
như thế nào?
6/12/2015
9
Phương pháp nghiên cứu
• Nhiều cách phân loại PPNC:
– Phân loại theo phạm vi sử dụng.
– Phân loại theo tiến trình thực hiện đề tài.
– Phân loại theo trình độ nhận thức khoa học.
– Phân loại theo bản chất dữ liệu thu thập.
33
Phương pháp nghiên cứu
• Phân loại PPNC theo phạm vi sử dụng:
– PPNC dùng cho một lĩnh vực.
– PPNC dùng cho một số ngành.
– PPNC dùng cho một ngành cụ thể.
VD: PPNC khoa học PPNC khoa học xã hội 
PPNC xã hội, PPNC kinh doanh, PPNC giáo dục,
PPNC kinh tế, 
34
Phương pháp nghiên cứu
• Phân loại PPNC theo tiến trình thực hiện đề
tài khoa học:
– PP thu thập dữ liệu.
– PP xử lý dữ liệu.
– PP trình bày dữ liệu.
VD: PP điều tra xã hội (thu thập dữ liệu); PP
thống kê suy diễn (xử lý dữ liệu); PP đồ thị (trình
bày dữ liệu).
35
Phương pháp nghiên cứu
• Phân loại PPNC theo trình độ nhận thức
khoa học:
– PPNC lý thuyết.
– PPNC thực tiễn.
VD: PP dùng mô hình Toán học (PPNC lý
thuyết); PP điều tra xã hội (PPNC thực tiễn).
36
6/12/2015
10
Phương pháp nghiên cứu
• Phân loại PPNC theo bản chất dữ liệu cần
thu thập trong nghiên cứu:
– PPNC định lượng.
– PPNC định tính.
– PPNC kết hợp (định lượng và định tính).
VD: PP điều tra xã hội (PPNC định lượng) – PP
phỏng vấn sâu (PPNC định tính).
37
Phương pháp nghiên cứu
• Phân loại PPNC theo đặc điểm có hay không
tác động đến đối tượng khảo sát (khách thể
nghiên cứu):
– PPNC thực nghiệm (có tác động).
– PPNC phi thực nghiệm (không có tác động).
VD: PP thực nghiệm đơn giản (PPNC thực
nghiệm); PP điều tra dùng bảng hỏi (PPNC phi
thực nghiệm).
38
Phương pháp nghiên cứu
• Các PPNC thường dùng trong NC giáo dục:
– PPNC dùng dữ liệu thứ cấp.
– PPNC thu thập dữ liệu sơ cấp.
• PPNC điều tra dùng bảng hỏi (survey research).
• PPNC thực nghiệm (experimental research).
• PP phỏng vấn sâu (intensive interviewing).
• PP quan sát (observation).
• PP thảo luận nhóm tập trung (focus group).
39
PPNC 
định 
lượng
PPNC 
định 
tính
Một số thuật ngữ
• Một số thuật ngữ liên quan đến phương pháp
nghiên cứu:
– Đối tượng nghiên cứu.
– Mục tiêu nghiên cứu.
– Giả thuyết nghiên cứu.
– Khách thể nghiên cứu.
– Mẫu khảo sát.
– Phạm vi nghiên cứu.
40
6/12/2015
11
Một số thuật ngữ
• Đối tượng nghiên cứu
– Là những nội dung khoa học cần được xem xét
và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
– Mỗi nhiệm vụ nghiên cứu có thể gồm một hoặc
một số đối tượng nghiên cứu.
41
Một số thuật ngữ
• Mục tiêu nghiên cứu
– Là những nội dung khoa học cần được xem xét
và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu
đã xác định.
– Phân tích và chi tiết hóa đối tượng nghiên cứu sẽ
hình thành mục tiêu nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: mục tiêu nghiên cứu tổng quát.
Mục tiêu nghiên cứu: mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
42
Một số thuật ngữ
• Quan hệ giữa nhiệm vụ NC, đối tượng NC,
mục tiêu NC và nội dung NC
– Nhiệm vụ nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu A
– Mục tiêu nghiên cứu A1
– Mục tiêu nghiên cứu A2
– Mục tiêu nghiên cứu A3
• Đối tượng nghiên cứu B
– Mục tiêu nghiên cứu B1
– Mục tiêu nghiên cứu B2
43
Nội dung nghiên cứu
- Nội dung a
- Nội dung b
- Nội dung c
- 
Một số thuật ngữ
• Giả thuyết nghiên cứu
– Là một nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về
bản chất sự vật/hiện tượng, do người nghiên cứu
đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ.
– Một giả thuyết nghiên cứu tồn tại khi thỏa ba điều
kiện sau:
• Giả thuyết phải dựa trên cơ sở quan sát.
• Giả thuyết không được trái với lý thuyết khoa học.
• Giả thuyết phải có thể kiểm chứng.
44
6/12/2015
12
Một số thuật ngữ
• Khách thể nghiên cứu
– Là vật mang đối tượng nghiên cứu.
– Là nơi chứa đựng những câu hỏi nghiên cứu.
– Có thể là:
• Một không gian tự nhiên.
• Một khu vực hành chính.
• Một cộng đồng.
• Một hoạt động.
• Một quá trình.
45
Một số thuật ngữ
• Mẫu khảo sát
– Là một bộ phận của khách thể nghiên cứu được
người nghiên cứu lựa chọn để xem xét.
– Tùy theo mục tiêu và nội dung nghiên cứu mà
mẫu khảo sát cần hoặc không cần đại diện cho
khách thể nghiên cứu.
– Trong nghiên cứu định lượng thường mẫu khảo
sát được chọn sao cho đại diện tốt cho khách thể
nghiên cứu.
46
Một số thuật ngữ
• Phạm vi nghiên cứu
– Là giới hạn trong đó đối tượng nghiên cứu được
xem xét. Giới hạn này cần được đặt ra do sự hạn
chế/ràng buộc các điều kiện thực hiện nghiên
cứu (nguồn lực, thời gian, kinh phí, ).
– Các loại phạm vi cần xác định:
• Phạm vi của khách thể/mẫu khảo sát.
• Phạm vi không gian của sự vật.
• Phạm vi thời gian diễn biến của sự vật.
• Phạm vi giới hạn nội dung nghiên cứu.
47
Một số thuật ngữ
• Một số thuật ngữ khác:
– Mục tiêu nghiên cứu (research objectives).
– Vấn đề nghiên cứu (research problems).
– Câu hỏi nghiên cứu (research questions).
• Ý nghĩa giống nhau, chỉ khác nhau cách phát biểu.
• Phát biểu dạng mệnh đề xác định mô tả kết quả cần
đạt được mục tiêu NC; phát biểu dạng câu hỏi
người NC cần trả lời câu hỏi NC; phát biểu dưới
dạng mô tả vấn đề cần giải quyết vấn đề NC.
48
6/12/2015
13
Một số thuật ngữ
• Một số tài liệu cho rằng:
– Vấn đề nghiên cứu (research problems) thường
rộng, tổng quát, mơ hồ.
– Khi thu hẹp vần đề nghiên cứu sẽ dẫn đến
câu hỏi nghiên cứu hay mục tiêu nghiên cứu.
– Để đạt được mục tiêu này thì người NC cần
xác định các nội dung nghiên cứu.
49
Tiếp cận nghiên cứu
50
Tiếp cận nghiên 
cứu là gì?
Tiếp cận nghiên cứu
• Tiếp cận nghiên cứu là sự lựa chọn chỗ
đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu; là
cách thức xử sự, xem xét đối tượng nghiên
cứu.
51
Tiếp cận nghiên cứu
• Một số cách tiếp cận nghiên cứu:
– TC nội quan - TC ngoại quan.
– TC quan sát - TC thực nghiệm.
– TC cá biệt - TC so sánh.
– TC định lượng - TC định tính.
– TC lịch sử và logic.
– TC hệ thống và cấu trúc.
– TC phân tích và tổng hợp.
52
6/12/2015
14
Tiếp cận nghiên cứu
• Một cách nhìn khác về tiếp cận nghiên cứu,
thường được dùng trong nghiên cứu xã hội
(Tiếp cận nghiên cứu = Nhận thức luận):
– Thực chứng luận (positivism).
– Diễn dịch luận (interpretivism).
– Phê phán luận (critical inquiry).
– Hậu hiện đại luận (postmodernism).
– Nữ giới luận (feminism).
53
Tiếp cận nghiên cứu
• Thực chứng luận (Positivist Approach)
Thực tại xã hội được hình thành bởi các sự kiện
khách quan, không phụ thuộc vào con người.
• Diễn dịch luận (Interpretive Approach)
Cuộc sống xã hội của con người ít dựa vào các sự
kiện khách quan mà dựa nhiều vào các ý tưởng,
niềm tin và nhận thức của con người về thực tại.
54
Tiếp cận nghiên cứu
• Phê phán luận (Critical Approach)
Thiên về diễn dịch luận nhưng tập trung vào việc
phê phán các điều kiện và hệ thống xã hội. Ngoài ra
nhấn mạnh vào việc chuyển hiểu biết thành hành
động nhằm tạo ra sự thay đổi thực tại xã hội.
55
Tiếp cận nghiên cứu
56
Trong lĩnh vực nghiên cứu
mà các anh (chị) quan tâm
hoặc đang làm việc, hãy nêu
và giải thích các cách tiếp
cận nghiên cứu thường
được dùng.
6/12/2015
15
Dữ liệu
57
Dữ liệu – Thông tin?
Dữ liệu có tầm quan 
trọng ra sao trong 
nghiên cứu?
Dữ liệu
• Dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong nghiên
cứu, đặc biệt đối với những nghiên cứu thực
tiễn (empirical research).
• Phân biệt:
– Dữ liệu (Data).
– Thông tin (Information).
• Nguyên tắc xử lý dữ liệu:
– IPO = Input (Data) Process Output (Info)
– GIGO = Garb In Grab Out
58
Dữ liệu
• Dữ liệu = Luận cứ (khoa học)
• Hai loại luận cứ:
– Luận cứ lý thuyết
– Luận cứ thực tiễn
• Phân biệt giữa luận cứ và luận chứng
59
Dữ liệu
• Hai yêu cầu quan trọng đối với dữ liệu:
– Tin cậy (reliability): Dữ liệu thu thập phải chính 
xác và nhất quán.
– Giá trị (validity): Dữ liệu thu thập phải mô tả hoặc 
phản ánh trực tiếp vấn đề được quan tâm trong 
nghiên cứu.
60
6/12/2015
16
Dữ liệu
• Phân biệt dữ liệu:
– Dữ liệu định lượng (quantitative data) - Dữ liệu 
định tính (qualitative data).
– Dữ liệu thứ cấp (secondary data) - Dữ liệu sơ 
cấp (primary data).
– Dữ liệu chuỗi thời gian (time-series data) - Dữ 
liệu cắt ngang (cross-section data) - Dữ liệu hỗn 
hợp (panel data).
61
Tiến trình nghiên cứu
62
Quá trình thực hiện 
một NC thường đi 
qua những bước/giai 
đoạn nào?
Tiến trình nghiên cứu
63
1. Xác định 
mục tiêu/vấn đề 
nghiên cứu
2. Tổng quan 
lý luận
3. Làm rõ mục 
tiêu, vấn đề 
nghiên cứu
4. Thiết kế 
nghiên cứu
5. Thu thập dữ 
liệu
6. Phân tích, lý 
giải dữ liệu
7. Báo cáo và 
đánh giá kết quả
Xem The Research Process của Earl Babbie (2011)
Tiến trình nghiên cứu
64
1. Xác định 
mục tiêu/vấn đề 
nghiên cứu
2. Tổng quan 
lý luận
3. Làm rõ mục 
tiêu, vấn đề 
nghiên cứu
4. Thiết kế 
nghiên cứu
5. Thu thập dữ 
liệu
6. Phân tích, lý 
giải dữ liệu
7. Báo cáo và 
đánh giá kết quả
6/12/2015
17
Tiến trình nghiên cứu
• Tiến trình nghiên cứu (research process) dựa
trên phương pháp khoa học.
• Chú ý về thuật ngữ:
– Tổng quan lý luận; Tổng quan tài liệu; Lược khảo
tài liệu; Tổng quan tình hình nghiên cứu =
Literature Review.
– Thiết kế nghiên cứu (Research Design); Phương
pháp nghiên cứu (Research Method). Nhiều
người dùng hai thuật ngữ này thay thế lẫn nhau.
65
Tiến trình nghiên cứu
• Tổng quan lý luận (Literature review)
– Xem xét các nghiên cứu liên quan nhằm tăng độ
tin cậy của nghiên cứu.
– Xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau:
• Các khái niệm, luận điểm, lý thuyết.
• Các quan điểm, cách tiếp cận nghiên cứu.
• Các cách thức giải quyết vấn đề.
• Các công cụ đã được sử dụng.
– Có sự phân tích, tổng hợp và đánh giá của chủ
thể nghiên cứu.
66
Tiến trình nghiên cứu
• Thiết kế nghiên cứu (Research design)
– Là một phác thảo chi tiết nhằm cho thấy nghiên
cứu được tiến hành một cách logic như thế nào.
– Thường đề cập đến:
• Những dữ liệu/luận cứ nào cần thu thập?
• Dữ liệu/Luận cứ được thu thập bằng cách nào?
• Dùng những công cụ gì để thu thập dữ liệu?
• Dùng những công cụ gì để xử lý dữ liệu?
• Các công cụ này được dùng như thế nào?
67
Tiến trình nghiên cứu
• Trong thực tế, người NC cần phải làm một đề 
cương nghiên cứu (research proposal) và đệ 
trình cấp quản lý nghiên cứu xét duyệt.
• Khi đề cương nghiên cứu được thông qua, 
người nghiên cứu mới bắt đầu thực hiện.
• Một nguyên tắc quan trọng khi xét duyệt:
– Những giá trị do kết quả của nghiên cứu mang lại 
liệu có lớn hơn (nhiều) so với chi phí dành cho 
cuộc nghiên cứu.
68
6/12/2015
18
Tiến trình nghiên cứu
• Đề cương nghiên cứu là một tài liệu được 
viết bởi người nghiên cứu nhằm cho thấy:
– Các câu hỏi nghiên cứu.
– Tầm quan trọng, ý nghĩa của nghiên cứu.
– Sự bình luận về những nghiên cứu liên quan.
– Thiết kế nghiên cứu.
– Dự kiến kết quả nghiên cứu.
– Kế hoạch thực hiện nghiên cứu.
– Dự toán nghiên cứu.
69
Tiến trình nghiên cứu
• Tùy theo nơi quản lý nghiên cứu, quy định về 
mẫu đề cương nghiên cứu có hơi khác nhau.
– Người nghiên cứu phải xây dựng đề cương 
nghiên cứu theo mẫu qui định này.
– Tuy nhiên, nhìn chung các mẫu đề cương nghiên 
cứu không khác nhau nhiều.
– Tham khảo hai bản Thuyết minh đề tài NCKH của 
Sở Khoa học Công nghệ Lâm Đồng.
70
Cảm ơn đã lắng nghe
Xin nêu câu hỏi, nếu có 
71

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_chuong_1_nghien_cu.pdf