Bài giảng Quản trị học - Cao Anh Thảo

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ

1.1.Khái niệm và bản chất của quản trị, nhà quản trị

1.1.1. Quan niệm về quản trị

Quản trị (Management) là từ thường được dùng phổ biến trong nhiều sách giáo

khoa và nhiều tài liệu khác. Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể tạm giải thích

như sau:

- Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu qui định sẵn.

Ví dụ: Cha mẹ bắt đứa bé phải làm theo một kế hoạch do mình định ra; sáng

phải đi học, buổi trưa nghỉ ngơi, buổi chiều học bài, trước khi đi phải thưa về phải

chào, Đó là cái khuôn mẫu chúng phải thực hiện chứ không để đối tượng tự do

hoạt động một cách tùy thích.

- Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định.

Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ mạnh,

đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành. Nhằm đạt tới trạng thái mong

đợi, có thể có và cần phải có mà người ta gọi là mục tiêu.

Sau đây là những khái niệm về Quản trị của một số tác giả là Giáo sư, Tiến sĩ

quản trị học trong và ngoài nước.

- Theo GS. H.Koontz “ Quản trị là một hoạt động tất yếu; nó đảm bảo phối hợp

những nổ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu

của quản lý là nhằm làm con người có thể đạt được các mục tiêu của nhóm với thời

gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất”.

- Theo lý thuyết hành vi của Mary Parker Follet, một triết gia quản trị hàng đầu,

thì: Quản trị là hoàn thành công việc thông qua người khác. Định nghĩa này đã đưa

ra cách thức tiến hành các hoạt động quản trị thông qua người khác, quản trị là hoạt

động có mục đích và mang tính tập thể.

- Theo GS. Vũ Thế Phú: “Quản trị là một tiến trình làm việc với con người và

thông qua con người để hoàn thành mục tiêu của một tổ chức trong một môi trường

luôn luôn thay đổi. Trọng tâm của tiến trình này là sử dụng có hiệu quả những

nguồn tài nguyên có hạn”.

pdf 115 trang yennguyen 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị học - Cao Anh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị học - Cao Anh Thảo

Bài giảng Quản trị học - Cao Anh Thảo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
MÔN: QUẢN TRỊ HỌC 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc Đại học) 
Lưu hành nội bộ - Năm 2018 
Người biên soạn: Th.S Cao Anh Thảo 
1 
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ 
1.1.Khái niệm và bản chất của quản trị, nhà quản trị 
1.1.1. Quan niệm về quản trị 
Quản trị (Management) là từ thường được dùng phổ biến trong nhiều sách giáo 
khoa và nhiều tài liệu khác. Nếu xét riêng từng từ một thì ta có thể tạm giải thích 
như sau: 
- Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu qui định sẵn. 
Ví dụ: Cha mẹ bắt đứa bé phải làm theo một kế hoạch do mình định ra; sáng 
phải đi học, buổi trưa nghỉ ngơi, buổi chiều học bài, trước khi đi phải thưa về phải 
chào,  Đó là cái khuôn mẫu chúng phải thực hiện chứ không để đối tượng tự do 
hoạt động một cách tùy thích. 
- Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định. 
Nếu đối tượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ mạnh, 
đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành. Nhằm đạt tới trạng thái mong 
đợi, có thể có và cần phải có mà người ta gọi là mục tiêu. 
Sau đây là những khái niệm về Quản trị của một số tác giả là Giáo sư, Tiến sĩ 
quản trị học trong và ngoài nước. 
- Theo GS. H.Koontz “ Quản trị là một hoạt động tất yếu; nó đảm bảo phối hợp 
những nổ lực cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu 
của quản lý là nhằm làm con người có thể đạt được các mục tiêu của nhóm với thời 
gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất”. 
- Theo lý thuyết hành vi của Mary Parker Follet, một triết gia quản trị hàng đầu, 
thì: Quản trị là hoàn thành công việc thông qua người khác. Định nghĩa này đã đưa 
ra cách thức tiến hành các hoạt động quản trị thông qua người khác, quản trị là hoạt 
động có mục đích và mang tính tập thể. 
 - Theo GS. Vũ Thế Phú: “Quản trị là một tiến trình làm việc với con người và 
thông qua con người để hoàn thành mục tiêu của một tổ chức trong một môi trường 
luôn luôn thay đổi. Trọng tâm của tiến trình này là sử dụng có hiệu quả những 
nguồn tài nguyên có hạn”. 
2 
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát như sau: Quản trị là quá trình 
tác động thường xuyên, liên tục và có tổ chức của chủ thể quản trị (hệ thống quản 
trị) đến đối tượng quản trị (hệ thống bị quản trị) nhằm phối hợp các hoạt động giữa 
các bộ phận, các cá nhân, các nguồn lực lại với nhau một cách nhịp nhàng, ăn 
khớp để đạt đến mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất. 
Thực vậy, quản trị thực chất là một quá trình tác động mà quá trình đó không 
phải ngẫu nhiên mà được tiến hành một cách có tổ chức và có chủ đích của chủ thể 
quản trị (hệ thống quản trị) được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục nhằm 
làm cho các hoạt động của tập thể (tổ chức) mang lại kết quả cao nhất với chi phí 
thấp nhất, thỏa mãn ngày càng nhiều hơn nhu cầu về vật chất và tinh thần của cả 
cộng đồng. 
1.1.2. Bản chất của quản trị 
Quản trị là một loại lao động trí óc đặc thù nhằm tổ chức, điều khiển và phối 
hợp các hoạt động mà doanh nghiệp phải thực hiện để đạt mục tiêu kinh doanh. Nó 
không chỉ dựa trên kinh nghiệm mà phải có cơ sở khoa học (tổng kết từ thực tiễn 
quản trị và có sự vận dụng các quy luật, nguyên tắc, phương pháp và công cụ quản 
trị). Mặt khác, nó còn là một nghệ thuật trong xử lý các tình huống đa dạng không 
thể dự tính đầy đủ; cần hết sức linh hoạt, sáng tạo, tuỳ cơ ứng biến sao cho có hiệu 
quả cao nhất. Chính vì vậy quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật 
1.1.2.1. Quản trị vừa là khoa học 
Tính khoa học của quản trị thể hiện các đòi hỏi sau: 
- Thứ nhất, quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các qui luật tự 
nhiên, xã hội. Điều đó đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các 
qui luật khách quan chung và riêng của tự nhiên và xã hội. 
- Thứ hai, trên cơ sở đó mà vận dụng tốt nhất các thành tựu khoa học, trước hết 
là triết học, kinh tế học, toán học, tin học, điều khiển học, công nghệ học,  và các 
kinh nghiệm trong thực tế vào thực hành quản trị. 
- Thứ ba, quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ 
chức trong từng giai đoạn cụ thể. Điều đó cũng có nghĩa, người Quản trị vừa phải 
3 
kiên trì các nguyên tắc vừa phải vận dụng một cách linh hoạt những phương pháp, 
những kỹ thuật Quản trị phù hợp trong từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định. 
Tóm lại, khoa học quản trị cho chúng ta những hiểu biết về các quy luật, 
nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật quản trị; để trên cơ sở đó biết cách giải quyết các 
vấn đề quản trị trong các hoàn cảnh cụ thể, biết cách phân tích một cách khoa học 
những thời cơ và những khó khăn trở ngại trong việc đạt tới mục tiêu. Tuy nhiên, nó 
chỉ là một công cụ; sử dụng nó càng phải tính toán đến điều kiện đặc điểm cụ thể 
từng tình huống để vận dụng sáng tạo, uyển chuyển (đó là nghệ thuật). 
1.1.2.2.Quản trị vừa là nghệ thuật 
Nghệ thuật là kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, cái “mẹo” của quản trị. Nếu khoa học 
là sự hiểu biết kiến thức có hệ thống thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận 
dụng phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống. Ví dụ: 
- Nghệ thuật sử dụng người: Trước hết phải hiểu đặc điểm tâm lí, năng lực 
thực tế của con người, từ đó sử dụng họ vào việc gì, lĩnh vực gì, ở cấp bậc nào là 
phù hợp nhất; có như vậy mới phát huy hết khả năng và sự cống hiến nhiều nhất của 
mỗi cá nhân cho tập thể. 
- Nghệ thuật giáo dục con người: Giáo dục con người có thể thông qua nhiều 
hình thức: khen – chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình, khen thưởng và kỷ luật 
đều đòi hỏi ở tính nghệ thuật rất cao. Áp dụng hình thức giáo dục không phù hợp 
chẳng những giúp cho người ta tiến bộ hơn mà ngược lại làm phản tác dụng, tăng 
thêm tính tiêu cực trong tư tưởng và hành động. 
- Nghệ thuật giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh: Trong giao tiếp và đặc 
biệt là trong việc đàm phán thì đòi hỏi tính nghệ thuật rất cao. Trong thực tế không 
phải người nào cũng có khả năng này, cùng một việc như nhau đối với người này 
đàm phán thành công còn người khác thì thất bại. 
- Nghệ thuật ra quyết định quản trị: Quyết định quản trị là một thông điệp 
biểu hiện ý chí của nhà quản trị buộc đối tượng phải thi hành được diễn đạt bằng 
nhiều hình thức như: văn bản chữ viết, lời nói, hành động,  Ngoài đặc điểm chung 
của quyết định quản trị mang tính mệnh lệnh, cưỡng chế ra thì mỗi hình thức của 
quyết định lại có những đặc điểm riêng, chẳng hạn như quyết định bằng lời không 
4 
mang tính bài bản, khuôn mẫu như quyết định bằng văn bản chữ viết nhưng lại đòi 
hỏi ở tính sáng tạo, thích nghi và tính thuyết phục hơn. 
- Nghệ thuật quảng cáo: Trước hết là gây ấn tượng cho người nghe, người 
đọc. Nhưng trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều đó. Có 
những quảng cáo chúng ta xem thấy vui vui, thích thú, có cảm tình sản phẩm của 
họ. Nhưng cũng có quảng cáo lại thấy chán ngán, gây bực bội, phiền muộn cho 
người nghe, người đọc,  Vì sao như vậy? Đó chính là nghệ thuật quảng cáo. 
- Nghệ thuật bán hàng: “Nghệ thuật bán tức là nghệ thuật làm cho người 
mua tin chắc rằng họ có lợi khi họ mua - SHELDON” (trích: “Lời vàng cho các nhà 
doanh nghiệp” – nhà xuất bản trẻ năm 1994). 
1.1.3. Nhà quản trị 
1.1.3.1.Khái niệm và phân loại 
- Khái niệm: Nhà quản trị là người đề ra kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm 
tra các hoạt động của tổ chức để đạt được mục tiêu. 
Các nhà quản trị ở trong các tổ chức nhưng không phải ai trong tổ chức đều là 
nhà quản trị. Hoạt động quản trị liên quan đến sự phối hợp, định hướng, lựa chọn, 
quyết định để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Chính vì vậy, các thành viên 
trong tổ chức thường được chia làm hai loại theo đặc thù công việc đó là: người 
thừa hành và nhà quản trị 
 Người thừa hành là những người trực tiếp thực hiện một công việc cụ thể, họ 
không có trách nhiệm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và giám sát hoạt động của 
những người khác. Còn nhà quản trị có trách nhiệm chỉ huy, điều khiển, giám 
sáthoạt động của những người khác. 
- Phân loại: Hoạt động quản trị là một hoạt động xã hội nên nó phải được 
chuyên môn hoá. Trong mỗi tổ chức, các công việc quản trị không chỉ được chuyên 
môn hóa mà còn được sắp xếp một cách có trật tự, có thứ bậc rõ ràng. Tuỳ theo quy 
mô và phạm vi hoạt động của tổ chức mà một tổ chức có thể có nhiều hay ít nhà 
quản trị. Các nhà quản trị thường được chia làm 3 cấp chủ yếu: Quản trị vỉên cấp 
cao, quản trị viên cấp trung và quản trị viên cấp thấp 
5 
+ Quản trị viên cấp cao: Đòi hỏi nhiều ở kỹ năng nhận thức; biết cách quan hệ 
(làm việc với con người) tốt; nhưng đòi hỏi ở kỹ năng chuyên môn kỹ thuật cụ thể 
về các lĩnh vực quản trị ít hơn so với quản trị viên ở các cấp khác. Bởi vì, vai trò 
của quản trị viên cấp cao trong hệ thống quản trị là người hoạch định ra các mục 
tiêu, đường lối, chính sách,  của tổ chức; các nghiệp vụ chuyên môn cụ thể phần 
lớn do quản trị viên cấp trung và cấp thấp thực hiện. 
+ Quản trị viên cấp trung: Đòi hỏi các kỹ năng quản trị ở mức trung bình. Bởi 
nhà quản trị cấp trung là bộ phận trung gian, với vai trò chủ yếu là chuyển tải “trung 
chuyển” các thông tin mệnh lệnh từ cấp cao xuống cấp thấp và nhận những thông 
tin phản hồi từ cấp thấp lên cấp cao. 
+ Quản trị viên cấp thấp: Đòi hỏi nhiều ở kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, 
nhưng kỹ năng nhận thức lại ít so với quản trị viên các cấp khác. Bởi vì, họ là 
những người trực tiếp thi hành các nghiệp vụ chuyên môn trong từng lĩnh vực quản 
trị cụ thể. 
1.1.3.2.Vai trò của nhà quản trị 
Theo một nghiên cứu chuyên sâu của Henry Mintzberg, nhà quản trị có ba vai 
trò chính: giao tiếp nhân sự, thông tin và ra quyết định. 
❖ Vai trò giao tiếp nhân sự: Vai trò đầu tiên mà Mintzberg đề cập đến là sự 
giao tiếp nhân sự. Vai trò này gia tăng từ nhà quản trị cấp thấp đến nhà quản trị cấp 
cao. Giao tiếp nhân sự đề cập đến quan hệ giữa nhà quản trị với các thành viên 
trong và ngoài tổ chức. 
 Ba vai trò của giao tiếp nhân sự là nhà quản trị phải là người đại diện, nhà lãnh 
đạo và người tạo ra các mối quan hệ. 
❖ Vai trò thông tin: Vai trò thứ hai của nhà quản trị mà Mintzberg đề cập đến 
là vai trò thông tin. Với vai trò này, nhà quản trị phải có trách nhiệm đảm bảo luồng 
thông tin đầy đủ và chính xác để các cá nhân trong tổ chức có thể hoàn thành công 
việc của họ một cách hiệu quả. Thông qua trách nhiệm quản lý này, nhà quản trị trở 
thành trung tâm thông tin của các bộ phận và là đầu mối liên lạc cho các nhóm khác 
trong tổ chức. Mọi người đều ở trong một cơ cấu quản lý của tổ chức mà người 
6 
cung cấp và khởi xướng thông tin cho việc hoàn thành công việc của tổ chức chính 
là nhà quản trị. 
❖ Vai trò ra quyết định: Một trong những vai trò ra quyết định của nhà quản trị 
được thể hiện trên cương vị một người phụ trách. Với vai trò của người lãnh đạo và 
kiểm tra nhà quản trị sẽ phân tích những thay đổi của môi trường bên trong và bên 
ngoài tổ chức để có thể phát hiện ra các cơ hội và đe doạ, các điểm mạnh và điểm 
yếu. Với vai trò là người phụ trách, nhà quản trị sẽ đưa ra những dự đoán và cả các 
dự án trên cơ sở lượng hoá những cơ hội và đe doạ một cách rõ ràng. 
1.1.3.3.Chức năng của quản trị 
Để quản trị, các nhà quản trị phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau. 
Những loại công việc này được gọi là chức năng quản trị. Như vậy, các chức năng 
quản trị là những công việc quản trị khác nhau mà các nhà quản trị phải thực hiện 
trong quá trình quản trị một tổ chức. Nhìn chung quản trị có bốn chức năng: Hoạch 
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. 
❖ Hoạch định: Hoạch định chính là thiết lập mục tiêu và đưa ra các hành 
động cần thiết để đạt được mục tiêu 
 Trong khi nhà quản trị cấp cao chú trọng thiết lập các mục tiêu tổng thể và các 
chiến lược thì nhà quản trị bộ phận phải phát triển các kế hoạch hoạt động cho 
nhóm mình phụ trách nhằm tham gia vào việc thực hiện mục tiêu chung. Các nhà 
quản trị phải tạo ra các mục tiêu trong mối liên kết nỗ lực để thực hiện mục tiêu 
tổng thể của tổ chức. Hơn nữa họ phải đưa ra các kế hoạch để quản lý và liên kết 
các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. 
❖ Tổ chức: Chức năng tổ chức liên quan đến việc xác định các công việc 
được thực hiện, ai sẽ thực hiện chúng và cách thức quản lý, liên kết các công việc 
giữa các bộ phận trong tổ chức. 
Các nhà quản trị phải tổ chức các nhóm làm việc cũng như tổ chức để thông 
tin, phân bổ các nguồn lực vào các công việc một cách hợp lý và hiệu quả. Thiết lập 
văn hoá tổ chức và quản trị nguồn nhân lực cũng là nội dung chính của chức năng tổ 
chức. Điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải thiết kế được một mô hình 
7 
tổ chức cho phù hợp với chiến lược và mục tiêu hoạt động nhằm đáp ứng những 
thay đổi của môi trường kinh doanh. 
❖ Lãnh đạo: Nhà quản trị phải có khả năng lãnh đạo các thành viên trong 
nhóm, trong tổ chức nhằm hướng đến hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Để trở 
thành một nhà lãnh đạo có hiệu quả, nhà quản phải nắm bắt được khả năng của từng 
cá nhân, hành vi của nhóm, có khả năng thúc đẩy nhân viên và giao tiếp hiệu quả. 
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, nhà quản hiệu quả phải có khả năng nhìn 
xa trông rộng, một khả năng nhìn tới tương lai. Thông qua lãnh đạo hiệu quả thì 
mục tiêu của tổ chức mới hoàn thành. 
❖ Kiểm tra: Nhà quản trị là người chủ xướng trong việc điều hành tổ chức, 
cũng như tiến hành thực hiện chiến lược và kế hoạch hoạt động. Kiểm tra là cần 
thiết để điều chỉnh những sai lệch giữa kế hoạch và thực tiễn. Khi tổ chức không 
vận hành đúng kế hoạch, nhà quản trị phải có khả năng điều chỉnh hoạt động. 
Những hành động như thế nhằm hướng đến mục tiêu dự kiến trước hoặc điều chỉnh 
cho phù hợp với thực tế. Kiểm tra là một chức năng vô cùng quan trọng trong tiến 
trình quản lý bởi nó cung cấp một phương pháp đảm bảo chắc chắn rằng tổ chức 
đang đi đúng hướng trong nỗ lực đạt đến mục tiêu. 
1.2.Văn hoá tổ chức và môi trường quản trị 
1.2.1.Văn hoá tổ chức 
Ở góc độ của một tổ chức, văn hoá có thể được hiểu là một hệ thống những giá 
trị chung, những niềm tin, những mong đợi, những thái độ, những tập quán thuộc về 
tổ chức và chúng tác động qua lại với nhau để hình thành những chuẩn mực hành 
động mà tất cả mọi thành viên trong tổ chức phải thực hiện theo. 
Văn hoá tổ chức xuất phát từ sứ mệnh, các mục tiêu chiến lược của tổ chức và 
văn hoá xã hội, nó bao gồm những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực, các nghi lễ và 
truyền thuyết về những sự kiện nội bộ 
Văn hoá tổ chức thông thường được thể hiện trên ba phương diện: 
 - Gắn với văn hoá xã hội và là tầng sâu của văn hoá xã hội. 
 - Văn hoá tổ chức được hình thành thông qua các quy định, chế độ, nguyên 
tắc có tính chất ràng buộc trong nội bộ. Trải qua thời gian dài thì những quy định, 
8 
những nguyên tắc đó sẽ trở thành những chuẩn mực, những giá trị, những tập quán 
và những nguyên tắc bất thành văn 
 - Văn hoá tổ chức nhằm đưa các hoạt động của tổ chức vào nền nếp và đạt 
hiệu quả cao. Một tổ chức có trình độ văn hoá cao là mọi hoạt động của nó đều 
được thể chế hoá, cụ thể hoá và được mọi người tự giác tuân thủ. 
1.2.2. Khái niệm và phân loại môi trường q ... kinh doanh? Chúng đáp ứng yêu cầu nào? Trong quản trị kinh doanh cần những loại 
thông tin nào? Để có chúng cần phải làm gì? 
2. Quyết định quản trị là gì? Có các loại quyết định quản trị nào? Các yêu cầu 
và quá trình ra quyết định quản trị? Các phương pháp đề ra quyết định quản trị? 
3. Trình bày những nguyên nhân đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi. Nêu 
nội dung và mục tiêu của sự thay đổi? 
4. Có những loại rủi ro nào trong quản trị? Cách khắc phục những rủi ro đó ra 
sao? 
5. Có những hình thức xung đột nào trong quản trị? 
109 
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN 
Tình huống: THÔNG TIN CHO QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ 
Một hãng giày muốn nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng sản phẩm giày trong thời 
gian đến của người dân Châu Phi. Để thực hiện điều này, công ty đã cử 2 chuyên 
gia Marketing sang Châu Phi tìm hiểu thị trường, một chuyên gia lớn tuổi (đã có 
kinh nghiệm) và một chuyên gia trẻ tuổi. Sau khi nghiên cứu, chuyên gia lớn tuổi 
báo về thông tin là thị trường Châu Phi không có nhu cầu về giày vì họ thích đi đất 
và không có tiền để mua giày. Còn chuyên gia trẻ tuổi báo về thông tin là thị trường 
Châu Phi rất có triển vọng vì dân bản xứ chưa có giày dép để đi. 
Câu hỏi: 
a. Anh (chị) hãy đánh giá thông tin của hai chuyên gia đã thu thập được? 
b. Nếu là giám đốc của hãng giày thì anh (chị) sẽ phải có quyết định như thế 
nào? 
110 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam, Quản trị học, NXB Thssống kê, 
Hà nội, 1996. 
[2] Th.S Nguyễn Vân Điềm, PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân, Giáo trình Quản trị 
nhân lực, NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2010 
[3] PGS. TS Đoàn Thị Thu Hà và PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình 
Quản trị học, NXB Tài chính, 2002. 
[4] PGS. TS Đoàn Thị Thu Hà và PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình 
Quản trị học, NXB Tài chính, 2010. 
[5] Nguyễn Thanh Hội và Phan Thắng, Quản trị học, NXB Thống kê, Hà nội, 
1999. 
[6] Đào Duy Huân, Quản trị học, NXB Thống kê, 1996 
[7] Nguyễn Văn Lê, Đạo đức và lãnh đạo, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998 
[8] GS. TS Đỗ Hoàng Toàn, Giáo trình Lý thuyết quản lý kinh tế, NXB Giáo 
dục, Hà Nội, 1999 
[9] GS. TS Đỗ Hoàng Toàn, TS Nguyễn Kim Trung, Nhập môn quản trị học, 
NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1997 
111 
MỤC LỤC 
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ ............................................................. 1 
1.1.Khái niệm và bản chất của quản trị, nhà quản trị ........................................................ 1 
1.1.1. Quan niệm về quản trị .......................................................................................... 1 
1.1.2. Bản chất của quản trị ........................................................................................... 2 
1.1.3. Nhà quản trị ......................................................................................................... 4 
1.2.Văn hoá tổ chức và môi trường quản trị ...................................................................... 7 
1.2.1.Văn hoá tổ chức .................................................................................................... 7 
1.2.2. Khái niệm và phân loại môi trường quản trị ........................................................ 8 
1.2.3. Ảnh hưởng của môi trường đối với tổ chức ......................................................... 9 
1.3. Sự phát triển của lý thuyết quản trị ........................................................................... 11 
1.3.1. Lý thuyết cổ điển về quản trị ............................................................................. 11 
1.3.2. Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị (lý thuyết hành vi) ................................. 16 
1.3.3. Lý thuyết định lượng trong quản trị ................................................................... 16 
1.3.4. Lý thuyết quản trị hiện đại ................................................................................. 17 
TÓM TẮT LÝ THUYẾT........................................................................................ 19 
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................. 21 
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN ............................................................................... 22 
Chương 2: CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH ........................................................... 23 
2.1.Khái niệm và vai trò của hoạch định ......................................................................... 23 
2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 23 
2.1.2. Phân loại ............................................................................................................ 23 
2.1.3. Vai trò ................................................................................................................ 24 
2.2. Mục tiêu, cơ sở khoa học và tiến trình của hoạch định ............................................ 24 
2.2.1. Mục tiêu hoạch định .......................................................................................... 24 
2.2.2. Cơ sở khoa học của hoạch định ......................................................................... 25 
2.2.3. Tiến trình của hoạch định .................................................................................. 25 
2.3. Hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp ..................................................... 29 
2.3.1. Hoạch định chiến lược ....................................................................................... 29 
2.3.2. Hoạch định tác nghiệp ....................................................................................... 31 
TÓM TẮT LÝ THUYẾT........................................................................................ 34 
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................. 35 
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN ............................................................................... 36 
Chương 3: CHỨC NĂNG TỔ CHỨC ................................................................... 37 
112 
3.1. Khái niêm, mục tiêu và nguyên tắc của công tác tổ chức ......................................... 37 
3.1.1.Khái niệm và tầm quan trọng của công tác tổ chức ............................................ 37 
3.1.2. Mục tiêu của công tác tổ chức ........................................................................... 38 
3.1.3. Các nguyên tắc tổ chức quản trị ......................................................................... 39 
3.2. Một số cơ sở trong công tác tổ chức ......................................................................... 39 
3.2.1. Tầm hạn quản trị ................................................................................................ 39 
3.2.2. Quyền lực trong quản trị .................................................................................... 40 
3.2.3. Phân cấp quản trị ................................................................................................ 41 
3.3. Cơ cấu tổ chức quản trị ............................................................................................. 43 
3.3.1. Khái niệm ........................................................................................................... 43 
3.3.2. Các yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản trị ...................................................... 44 
3.3.3. Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị ........................................................................ 45 
3.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức ......................................................... 51 
TÓM TẮT LÝ THUYẾT........................................................................................ 53 
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................. 54 
Chương 4: CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO ................................................................ 57 
4.1. Khái niệm, nội dung và vai trò của lãnh đạo ............................................................ 57 
4.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 57 
4.1.2. Nội dung của lãnh đạo ....................................................................................... 57 
4.1.3. Vai trò của lãnh đạo trong tổ chức ..................................................................... 58 
4.2. Các lý thuyết về động cơ làm việc của nhân viên ..................................................... 58 
4.2.1. Lý thuyết cổ điển ............................................................................................... 58 
4.2.2. Lý thuyết tâm lý xã hội hay quan hệ con người ................................................ 59 
4.2.3. Lý thuyết hiện đại .............................................................................................. 60 
4.2.3. Lý thuyết hiện đại .............................................................................................. 60 
4.3. Phương pháp và phong cách lãnh đạo ...................................................................... 64 
4.3.1. Các phương pháp lãnh đạo ................................................................................ 64 
4.3.2. Các phong cách lãnh đạo ................................................................................... 66 
TÓM TẮT LÝ THUYẾT........................................................................................ 68 
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................. 69 
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN ............................................................................... 70 
Chương 5: CHỨC NĂNG KIỂM TRA ................................................................. 71 
5.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của kiểm tra ............................................................ 71 
5.1.1. Khái niệm và bản chất của kiểm tra ................................................................... 71 
5.1.2. Mục đích của kiểm tra ....................................................................................... 72 
113 
5.1.3. Các hình thức kiểm tra ....................................................................................... 72 
5.1.4. Vai trò của công tác kiểm tra ............................................................................. 74 
5.2. Các nguyên tắc kiểm tra ............................................................................................ 74 
5.2.1.Kiểm tra phải theo kế hoạch ............................................................................... 74 
5.2.2. Kiểm tra phải mang tính đồng bộ ...................................................................... 74 
5.2.3. Kiểm tra phải công khai, khách quan, chính xác ............................................... 74 
5.2.4. Kiểm tra phải phù hợp với tổ chức .................................................................... 75 
5.2.5. Kiểm tra phải linh hoạt đa dạng ......................................................................... 75 
5.2.6. Kiểm tra phải hiệu quả, tiết kiệm ....................................................................... 75 
5.3. Tiến trình kiểm tra .................................................................................................... 76 
5.3.1. Xây dựng các tiêu chuẩn .................................................................................... 76 
5.3.2. Đo lường và đánh giá việc thực hiện ................................................................. 77 
5.3.3. Điều chỉnh các sai lệch ...................................................................................... 78 
5.4. Các loại kiểm tra ....................................................................................................... 78 
5.4.1. Kiểm tra hành vi ................................................................................................ 78 
5.4.2. Kiểm tra tài chính .............................................................................................. 80 
5.4.3. Kiểm tra thông tin .............................................................................................. 80 
TÓM TẮT LÝ THUYẾT........................................................................................ 81 
CÂU HỎI ÔN TẬP ................................................................................................. 82 
TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN ............................................................................... 83 
Chương 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG QUẢN TRỊ HỌC HIỆN ĐẠI ............. 85 
6.1. Thông tin và quyết định quản trị ............................................................................... 85 
6.1.1.Thông tin quản trị ............................................................................................... 85 
6.1.2. Quyết định quản trị ............................................................................................ 91 
6.2. Quản trị sự thay đổi của tổ chức ............................................................................... 95 
6.2.1.Thay đổi và lý do cần phải thay đổi .................................................................... 95 
6.2.2. Nội dung của sự thay đổi tổ chức ...................................................................... 97 
6.2.3. Những hình thức thay đổi tổ chức ..................................................................... 98 
6.2.4. Yếu tố thời gian đối với sự thay đổi .................................................................. 98 
6.2.5. Phản ứng đối với sự thay đổi ............................................................................. 99 
6.3. Quản trị xung đột .................................................................................................... 100 
6.3.1. Khái niệm ......................................................................................................... 100 
6.3.2. Nguồn gốc của xung đột trong tổ chức ............................................................ 101 
6.3.3. Các hình thức xung đột .................................................................................... 102 
6.3.4. Các biện pháp giải quyết và loại trừ xung đột ................................................. 102 
114 
6.4. Quản trị rủi ro ......................................................................................................... 103 
6.4.1. Quan niệm về rủi ro và quản trị rủi ro ............................................................. 103 
6.4.2.Các loại rủi ro ................................................................................................... 103 
6.4.3. Tiến trình quản trị rủi ro .................................................................................. 104 
6.4.4. Các phương pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro ............................................. 104 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 110 
MỤC LỤC .............................................................................................................. 111 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_hoc_cao_anh_thao.pdf