Bài giảng Quản trị quốc tế - Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

Chi phí và tiêu thức phân loại chi phí

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận

Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Báo cáo kết quả kinh doanh trong kế toán quản trị

 

pptx 31 trang yennguyen 4420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị quốc tế - Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị quốc tế - Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí

Bài giảng Quản trị quốc tế - Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí
Mục tiêu học tập: 
Sau khi học xong chương này, người học có thể: 
Xác định được chi phí (CP) sản xuất và CP ngoài sản xuất, CP sản phẩm và CP thời kỳ, CP trực tiếp và CP gián tiếp, CP kiểm soát được và CP không kiểm soát được, CP chênh lệch, CP chìm, CP cơ hội. 
Phân biệt CP biến đổi , CP cố định và CP hỗn hợp 
Vận dụng được các cách phân tích chi phí hỗn hợp 
Hiểu và lập được Báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp toàn bộ và phương pháp trực tiếp 
Chương 2 
 CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ 
NỘI DUNG 
Chi phí và tiêu thức phân loại chi phí 
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động 
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận 
Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định 
Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 
Báo cáo kết quả kinh doanh trong kế toán quản trị 
Chi phí (CP) và tiêu thức phân loại CP 
 Chi phí là giá trị tiền tệ của các khoản hao phí bỏ ra nhằm thu được các loại tài sản, hàng hóa hoặc các dịch vụ 
Phân lọai chi phí 
Theo chức năng hoạt động 
Theo mối quan hệ với lợi nhuận xác định từng kì 
Theo cách ứng xử của chi phí 
Phân loại khác phục vụ cho kiểm tra và ra quyết định 
Phân loại CP theo chức năng hoạt động 
CHI PHÍ 
CP sản xuất 
CP nguyên vật liệu trực tiếp 
CP nhân công trực tiếp 
CP sản xuất chung 
CP ngoài sản xuất 
CP bán hàng 
CP quản lý doanh nghiệp 
MTHT 1 
Thảo luận 
Yếu tố nào dưới đây không thuộc chi phí sản xuất chung: 
Lương giám đốc bán hàng 
Khấu hao TSCĐ dùng tại phân xưởng 
Lương nhân viên bảo trì máy móc tại phân xưởng 
Chi phí nhiên liệu dùng cho máy móc tại PX 
MTHT 1 
Phân loại theo mối quan hệ với lợi nhuận 
Chi phí sản phẩm 
Chi phí SXKD dở dang 
CP NLVL trực tiếp 
CP nhân công trực tiếp 
CP sản xuất chung 
Thành phẩm 
Doanh thu 
Giá vốn hàng bán 
Lợi nhuận gộp 
Chi phí bán hàng 
Chi phí QLDN 
Chi phí thời kì 
LN thuần kdoanh 
- 
= 
- 
- 
= 
MTHT 1 
Phân loại chi phí sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định 
Chi phí lặn 
Chi phí cơ hội 
Chi phí chênh lệch 
CP kiểm soát được và CP không kiểm soát được 
CP trực tiếp và CP gián tiếp 
SẢN XUẤT 
MUA NGOÀI 
MTHT 1 
Thực hành 
Một công ty sản xuất xe đạp có các chi phí sau: lốp xe, lương trả cho nhân viên đặt lốp vào vành bánh xe, khấu hao nhà xưởng sản xuất, lương quản lý PX, lương nhân viên bảo trì tại PX, vô lăng, nan bánh xe. Phân loại mỗi chi phí vào chi phí NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung 
MTHT 1 
Phân loại chi phí theo cách ứng xử 
Biến phí: 
Là chi phí thay đổi theo mức độ hoạt động 
Biến phí chỉ phát sinh khi có mức độ hoạt động xảy ra 
Tổng số biến phí sẽ tăng giảm tương ứng với sự tăng giảm của mức độ hoạt động nhưng biến phí đơn vị thì không thay đổi 
Phương trình biến phí có dạng:	 
x: mức độ hoạt động 
y: tổng biến phí 
y = ax 
Y= ax 
MTHT 2. Phân biệt CP biến đổi, CP cố định, CP hỗn hợp 
Phân loại theo cách ứng xử của chi phí 
Cách ứng xử của chi phí: sự thay đổi của CP tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được (khối lượng công việc đã thực hiện, khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ máy hoạt động... ) 
Chi phí 
Biến phí 
Biến phí thực thụ 
Biến phí cấp bậc 
Định phí 
Định phí bắt buộc 
Định phí tùy ý 
CP hỗn hợp 
Biến phí 
Định phí 
MTHT 2. Phân biệt CP biến đổi, CP cố định, CP hỗn hợp 
Minh họa 
Doanh nghiệp A sản xuất xe hơi, mỗi xe c ần 1 bình điện, CP cho 1 bình điện là 400.000 đồng. Tổng CP về bình điện phụ thuộc vào số lượng xe hơi được sản xuất 
Chi phí (đvt: ???) 
Mức độ hoạt động (đvt: ???) 
Y = 400.000x 
MTHT 2. Phân biệt CP biến đổi, CP cố định, CP hỗn hợp 
Minh họa 
Doanh nghiệp A sản xuất xe hơi, mỗi xe cần 1 bình điện, CP cho 1 bình điện là 400.000 đồng. Tổng CP về bình điện phụ thuộc vào số lượng xe hơi được sản xuất 
Chi phí (đvt: ???) 
Mức độ hoạt động (đvt: ???) 
MTHT 2. Phân biệt CP biến đổi, CP cố định, CP hỗn hợp 
Biến phí 
Biến phí tuyến tính : biến đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động. 
Biến phí cấp bậc : chỉ biến đổi khi các hoạt động đã có sự biến đổi đạt đến một mức độ cụ thể nào đó 
Ví dụ: chi phí chuyển tiền qua bưu điện:	 
Từ 3 triệu đến 5 triệu: lệ phí 57.200đ 
Từ 5 triệu đến 10 triệu: lệ phí 66.000đ 
Từ 10 triệu đến 15 triệu: lệ phí 72.600đ 
x: mức độ hoạt động 
y: biến phí cấp bậc 
MTHT 2. Phân biệt CP biến đổi, CP cố định, CP hỗn hợp 
Biến phí 
Dạng phi tuyến tính của biến phí 
Có rất nhiều các biến phí không có quan hệ tuyến tính mà biến đổi theo các dạng đường cong rất phức tạp 
 → xác định các “phạm vi phù hợp” 
Phạm vi phù hợp là một khoảng giới hạn của các hoạt động mà trong khoảng đó, mối quan hệ giữa biến phí với mức độ hoạt động có thể quy về dạng tuyến tính 
x: mức độ hoạt động 
y: biến phí cấp bậc 
MTHT 2. Phân biệt CP biến đổi, CP cố định, CP hỗn hợp 
Định phí 
C hi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi trong một phạm vi 
Tổng định phí là không thay đổi khi mức độ hoạt động tăng → định phí tính theo đơn vị các mức độ hoạt động sẽ giảm và ngược lại 
Phương trình định phí có dạng: 
Y= b 
MTHT 2. Phân biệt CP biến đổi, CP cố định, CP hỗn hợp 
Định phí 
Đồ thị tổng định phí 
Đồ thị định phí đơn vị 
MTHT 2. Phân biệt CP biến đổi, CP cố định, CP hỗn hợp 
Định phí 
 Định phí bắt buộc : chi phí nhằm tạo ra các năng lực hoạt động cơ bản của DN 
Có bản chất lâu dài 
Không thể giảm đến 0? 
 Định phí không bắt buộc : chi phí liên quan đến nhu cầu từng kì kế hoạch 
Kế hoạch cho định phí không bắt buộc là kế hoach ngắn hạn 
Có thể cắt giảm khi cần thiết 
Dễ dẫn đến các quyết đinh sai lầm nếu không hiểu thấu đáo đặc thù kd của DN và tình huống cụ thể 
MTHT 2. Phân biệt CP biến đổi, CP cố định, CP hỗn hợp 
Định phí 
 Sự phát sinh của các định phí phụ thuộc vào phạm vi hoạt động tối đa của các loại hoạt động mà định phí gắn kèm theo 
Ví dụ: CP quảng cáo phụ thuộc vào kế hoạch tăng doanh số hàng năm, CP khấu hao phụ thuộc vào kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất nhằm mở rộng năng lực sản xuất 
 Phạm vi phù hợp : là phạm vi hoạt động cụ thể mà theo đó, các định phí đạt trạng thái cố định 
y: định phí 
x: mức độ hoạt động 
x 1 
x 2 
b 1 
b 2 
b 3 
MTHT 2. Phân biệt CP biến đổi, CP cố định, CP hỗn hợp 
Chi phí hỗn hợp 
Là chi phí gồm 2 yếu tố: biến phí và định phí 
Định phí: phần chi phí tối thiểu 
Biến phí là phần chi phí theo mức sử dụng 
Ví dụ: cước điện thoại cố định VNPT: cước thuê bao 27.000đ/tháng, cước gọi: 120đ/phút 
CP hỗn hợp có dạng: 
a: biến phí đơn vị 
b: định phí 
Y= ax + b 
y: Chi phí 
x: mức độ hoạt động 
b 
y = ax + b 
MTHT 2. Phân biệt CP biến đổi, CP cố định, CP hỗn hợp 
Chi phí hỗn hợp 
 Phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp: 
Phương pháp cực đại, cực tiểu 
Phương pháp đồ thị phân tán 
Phương pháp bình phương bé nhất 
Ví dụ: CP bảo trì máy móc thiết bị (CP hỗn hợp) tại một doanh nghiệp trong năm 20x8 như sau: 
MTHT 3. Vận dụng được các cách phân tích chi phí hỗn hợp 
Chi phí hỗn hợp 
Tháng 
Số giờ lao động TT 
CP bảo trì 
1 
1.100 
2.650 
2 
1.000 
2.500 
3 
1.300 
3.150 
4 
1.150 
2.700 
5 
1.400 
3.350 
6 
1.250 
2.900 
7 
1.100 
2.650 
8 
1.200 
2.900 
9 
1.350 
3.250 
10 
1.450 
3.400 
11 
1.150 
2.700 
12 
1.500 
3.500 
MTHT 3 
Phương pháp đồ thị phân tán 
 Nội dung phương pháp: sử dụng đồ thị biểu diễn tất các điểm (mức độ hoạt động, chi phí) sao cho khoảng cách từ các điểm đến đường thẳng là nhỏ nhất . 
MTHT 3. Vận dụng được các cách phân tích chi phí hỗn hợp 
Phương pháp đồ thị phân tán 
MTHT 3. Vận dụng được các cách phân tích chi phí hỗn hợp 
Phương pháp cực đại cực tiểu 
Bước 1 
Bước 2 
Bước 3 
Xác định MĐHĐ cao nhất và thấp nhất với chi phí hỗn hợp tương ứng 
 A max (x max , y max ) ; B min (x min , y min ) 
 X ác định biến phí đơn vị : a 
 X ác định định phí: b 
 b = Y max – b*x max 
Hoặc : b = Y min – b*x min 
a 
= 
Y max – Y min 
X max – X min 
Bước 4 
 Xác định pt của CP hỗn hợp: 
 Y = b + ax 
MTHT 3. Vận dụng được các cách phân tích chi phí hỗn hợp 
Phương pháp cực đại cực tiểu 
Ứng dụng viết phương trình biến thiến của chi phí bảo trì máy móc thiết bị ở slide 20 theo phương pháp cực đại cực tiểu 
MTHT 3. Vận dụng được các cách phân tích chi phí hỗn hợp 
Phương pháp bình phương bé nhất 
Nội dung: dựa trên tổng bình phương khoảng cách của các điểm đến đường hồi qui là nhỏ nhất 
	  xy = b  x + a  x 2 
	 y = nb + a  x trong đó n là số lần quan sát 
MTHT 3. Vận dụng được các cách phân tích chi phí hỗn hợp 
Phương pháp bình phương bé nhất 
Ứng dụng viết phương trình biến thiến của chi phí bảo trì máy móc thiết bị ở slide 20 theo phương pháp bình phương bé nhất 
MTHT 3. Vận dụng được các cách phân tích chi phí hỗn hợp 
Báo cáo KQKD theo PP toàn bộ 
Doanh nghiệp thương mại A có số liệu về tình hình kinh doanh trong năm N như sau (đvt: 1.000 đồng): 
Giá mua một sản phẩm 
55 
Giá bán một sản phẩm 
70 
Chi phí bao bì cho 1 sản phẩm 
1 
Tiền thuê cửa hàng 1 tháng 
3.000 
CP lương, điện, nước1 tháng 
7.500 
Các khoản CP trên không thay đổi trong phạm vi sản phẩm bán được từ 600 đến 1.500 sp trong một tháng. Trong tháng, công ty tiêu thụ được 1.000 sản phẩm 
MTHT 4 
Báo cáo KQKD theo PP toàn bộ 
Doanh thu 
Giá vốn hàng bán 
Lợi nhuận gộp 
Chi phí bán hàng 
Chi phí quản lý doanh nghiệp 
Lợi nhuận thuần 
MTHT 4 
Báo cáo KQKD theo PP trực tiếp 
Doanh thu 
Biến phí: 
Biến phí giá vốn 
Biến phí bán hàng và QLDN 
Số dư đảm phí 
Định phí: 
Định phí SXC 
Định phí bán hàng và QLDN 
Lợi nhuận thuần 
MTHT 4 
Kết thúc 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_quan_tri_quoc_te_chuong_2_chi_phi_va_phan_loai_chi.pptx