Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 4: Hoạch định tài chính

Chương này giúp bạn:

ƒ Hiểu rõ các dòng dịch chuyển tài chính.

ƒ Nắm được quá trình hoạch định trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp.

ƒ Hiểu được nội dung và mối liên hệ của các loại kế hoạch tài chính.

ƒ Nắm vững các phương pháp lập kế hoạch tài chính.

pdf 41 trang yennguyen 10041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 4: Hoạch định tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 4: Hoạch định tài chính

Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 4: Hoạch định tài chính
Chương 4 – Hoạch định tài chính 
123
HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH 
Chương này giúp bạn: 
ƒ Hiểu rõ các dòng dịch chuyển tài chính. 
ƒ Nắm được quá trình hoạch định trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp. 
ƒ Hiểu được nội dung và mối liên hệ của các loại kế hoạch tài chính. 
ƒ Nắm vững các phương pháp lập kế hoạch tài chính. 
CHƯƠNG 4 
124
4.1 VAI TRÒ, MỤC TIÊU VÀ CÁC LOẠI KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 
4.1.1 Vai trò của hoạch định tài chính 
Hoạch định là quá trình phát triển các kế hoạch tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm đạt được 
các mục tiêu của doanh nghiệp. Các kế hoạch tài chính có đặc trưng cơ bản là được trình bày bằng 
đơn vị đo lường chung là tiền tệ. Vì vậy, hệ thống kế hoạch tài chính đóng vai trò quan trọng, then 
chốt trong việc lập kế hoạch và kiểm soát của các doanh nghiệp. Các kế hoạch của doanh nghiệp 
xác định mục tiêu và những hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Mọi hoạt động đều cần 
phải sử dụng các nguồn lực chung của doanh nghiệp. Hoạch định tài chính thông qua hệ thống các 
ngân sách với khả năng sử dụng đơn vị chung sẽ dễ dàng lượng hóa các mục tiêu, cụ thể hóa, và 
tổng hợp việc sử dụng các nguồn lực. Do vậy, ngân sách cũng được sử dụng cho mục tiêu kiểm 
soát, trong đó thiết lập các tiêu chuẩn, tiếp nhận các thông tin phản hồi về hiệu suất thực tế và thực 
hiện các hành động điều chỉnh nếu hiệu suất thực tế lệch nhiều so với hiệu suất kế hoạch. Hình 4.1 
minh họa mối quan hệ các ngân sách với việc lập kế hoạch, vận hành và kiểm soát. 
Hình 4-1. Tiến trình lập kế hoạch và các mối quan hệ ngân sách 
4.1.2 Mục tiêu của hoạch định tài chính 
Các ngân sách thường được xây dựng cho các bộ phận trong tổ chức (phòng ban, xí nghiệp, đơn vị, 
v.v...) và cho các hoạt động (bán hàng, sản xuất, nghiên cứu,...). Hệ thống các ngân sách này phục 
vụ cho kế hoạch tài chính của toàn tổ chức và đem lại cho tổ chức nhiều lợi ích, cụ thể bao gồm: 
Chương 
trình 
chiến 
lược 
Chương 
trình 
chiến 
lược 
Chương 
trình 
chiến 
lược 
Kế hoạch 
tài chính 
dài hạn 
Các mục tiêu, và chính sách căn bản
Kế hoạch chiến lược 
VIỄN CẢNH VÀ SỨ MỆNH 
Kế hoạch hàng năm 
Hệ thống 
ngân 
sách 
hàng 
năm 
Chương 
trình 
hành 
động 
Chương 
trình 
hành 
động 
Chương 
trình 
hành 
động 
Ngân sách ngân quĩ 
Kiểm soát quĩ 
Chương 4 – Hoạch định tài chính 
125
ƒ Thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch, 
ƒ Cung cấp nguồn thông tin để cải thiện việc ra quyết định, 
ƒ Giúp ích cho việc sử dụng các nguồn lực và quản lí nhân sự thông qua việc thiết lập tiêu 
chuẩn đánh giá hiệu suất, 
ƒ Cải thiện vấn đề truyền thông và hợp tác. 
Hoạch định thúc đẩy các nhà quản trị lập kế hoạch cho tương lai - phát triển định hướng chung 
cho toàn tổ chức, dự đoán trước các vấn đề và xây dựng chính sách cho tương lai. Khi các nhà quản 
trị dành thời gian cho việc lập kế hoạch, họ sẽ nhận ra các năng lực của tổ chức và biết được nên sử 
dụng các nguồn lực của tổ chức vào vị trí nào. 
Tất cả các doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận đều phải lập kế hoạch. Ngân sách giúp các nhà 
quản trị ra quyết định tốt hơn. Chẳng hạn, ngân sách ngân quỹ cho biết khả năng thiếu hụt tiền mặt 
trong tương lai. Nếu công ty nhìn thấy trước khả năng thiếu hụt tiền mặt thì họ có thể cải thiện hoạt 
động thu nợ từ khách hàng, hoặc trì hoãn kế hoạch mua tài sản mới... 
Ngân sách lập ra các tiêu chuẩn mà nhờ đó có thể kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực của 
công ty cũng như kiểm soát, thúc đẩy nhân viên. Kiểm soát là nền tảng cho sự thành công của hệ 
thống ngân sách, nó đảm bảo các hoạt động được thực hiện để đạt mục tiêu mà tổ chức đã vạch ra 
trong kế hoạch tổng quát. 
Ngân sách cũng phục vụ cho việc truyền thông các kế hoạch của tổ chức đến từng nhân viên và 
kết hợp các nỗ lực của họ lại với nhau. Theo đó, tất cả các nhân viên có thể hiểu được vai trò của họ 
trong việc đạt được các mục tiêu chung. Đây là lý do vì sao việc kết nối chặt chẽ giữa ngân sách với 
các kế hoạch dài hạn lại quan trọng như vậy. Các ngân sách thúc đẩy sự hợp tác vì các lĩnh vực và 
các chức năng khác nhau trong tổ chức đều phải cùng làm việc để đạt mục tiêu đề ra. Vai trò của 
truyền thông và hợp tác trở nên càng quan trọng khi tổ chức phát triển mạnh hơn nữa về mặt quy 
mô. 
4.1.3 Các loại kế hoạch tài chính 
Hoạch định tài chính là tiến trình xem xét tác động tổng thể các quyết định đầu tư và tài trợ mà kết 
quả là các kế hoạch tài chính. Hệ thống kế hoạch này bao gồm: 
ƒ Kế hoạch dài hạn biểu hiện dưới dạng kế hoạch đầu tư và tài trợ. 
ƒ Ngân sách hàng năm gồm: ngân sách trang bị, ngân sách tài trợ, ngân sách kinh 
doanh...Trong đó, ngân sách kinh doanh là quan trọng nhất. 
ƒ Ngân sách về ngân quỹ là tổng hợp các luồng thu chi từ các ngân sách trên. 
126
Các kế hoạch quan hệ mật thiết với nhau theo 
Hình 4-2. Quan hệ của các kế hoạch tài chính 
a - Kế hoạch đầu tư và tài trợ 
Kế hoạch đầu tư và tài trợ là một dự tính về việc sử dụng vốn và khai thác các nguồn vốn theo 
từng năm tài khóa trong phạm vi từ 3 đến 5 năm. Kế hoạch đầu tư và tài trợ là tổng hợp các 
chương trình dự kiến của công ty. Trên thực tế, kế hoạch này thường đi đôi với kế hoạch 
trung và dài hạn nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược. Mục đích chủ yếu của kế hoạch đầu tư 
và tài trợ là bảo đảm duy trì sự cân đối tài chính. Do vậy, nó thể hiện tính mạch lạc trong việc 
phối trí các chương trình kinh doanh và phát triển của công ty. 
Trong trường hợp phải thương lượng với những người cung cấp nguồn vốn dài và trung 
hạn, công ty phải dựa trên cơ sở kế hoạch này vì các ngân hàng cho vay sẽ yêu cầu công ty 
cung cấp kế hoạch đầu tư và tài trợ để họ xem xét việc cho vay vốn. 
Nội dung của kế hoạch 
Nội dung của kế hoạch đầu tư và tài trợ gồm hai phần chính là nhu cầu vốn và nguồn vốn. 
Nhu cầu vốn: nhu cầu vốn là tổng hợp tất cả các nhu cầu đầu tư vào các tài sản của các 
chương trình kinh doanh, phát triển, thể hiện trên cơ sở biến đổi ròng giữa các năm trên các 
báo cáo tài chính với các nội dung sau đây: 
ƒ Nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định, thể hiện bằng sự tăng lên của nguyên giá tài sản cố 
định trong bảng cân đối kế toán, 
ƒ Tăng vốn luân chuyển ròng: là tăng phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn 
thường xuyên, 
KẾ HOẠCH DÀI HẠN (3-5 năm) 
CÁC NGÂN SÁCH (hàng năm) 
NGÂN SÁCH NGÂN QUỸ 
VỊ TRÍ QUỸ 
NS kinh doanh 
Kế hoạch tài trợ 
NS tài trợ NS đầu tư 
Kế hoạch đầu tư 
Dự toán thu chi 
Kế hoạch tài trợ ngắn hạn 
Chương 4 – Hoạch định tài chính 
127
ƒ Tăng đầu tư vào tài sản tài chính, 
ƒ Tăng đầu tư vào tài sản vô hình. 
Nguồn vốn: nguồn vốn thường được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên khai thác như sau: 
ƒ Nguồn vốn được rút ra từ việc giảm vốn luân chuyển ròng, 
ƒ Nguồn tự tài trợ: gồm khấu hao và lợi nhuận chưa phân phối để tái đầu tư, 
ƒ Nhận hoàn vốn vay: là các khoản nợ do người vay dài hạn của công ty hoàn trả, 
ƒ Vay trung và dài hạn: từ ngân hàng đầu tư và các trung gian tài chính khác. 
ƒ Tăng vốn: là việc phát hành cổ phiếu ưu đãi và vốn đầu tư của chủ sở hữu. 
Trong kế hoạch đầu tư và tài trợ, công ty cần phải duy trì một sự cân đối giữa nguồn vốn 
và nhu cầu vốn. Khi có sự thiếu hụt về nguồn vốn, thứ tự ưu tiên trước hết là rút vốn ra từ vốn 
luân chuyển ròng, sau đó là sử dụng các biện pháp tài trợ từ bên ngoài như tăng vốn bằng phát 
hành cổ phiếu và vay nợ. Việc sử dụng nguồn bên ngoài phải dựa trên sự cân nhắc với năng 
lực đi vay, năng lực trả nợ và điều kiện tài chính hiện tại của công ty vì những điều kiện và 
hiệu suất tài chính ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thương lượng và chi phí tài trợ. Tất nhiên, 
các biện pháp tài trợ phải nằm trong khuôn khổ các chính sách tài chính đã được vạch ra. 
Vấn đề quan trọng đặt ra đối với nhiệm vụ phối trí của kế hoạch đầu tư và tài trợ là điều 
tiết nguồn và sử dụng nguồn theo thời gian để đảm bảo sự cân đối và hiệu quả. Trong trường 
hợp có sự mất cân đối nghiêm trọng, cần phải xem xét lại các chương trình dự kiến trước đó. 
Quy trình xây dựng kế hoạch đầu tư và tài trợ được biểu diễn trong hình 4.3: 
Hình 4-3. Tiến trình xây dựng kế hoạch đầu tư và tài trợ 
b - Các ngân sách hàng năm 
Dự toán ngân sách được xây dựng hằng năm phản ánh các hoạt động trong năm dưới hình thái 
tiền tệ trên cơ sở các khoản thu và chi theo từng lĩnh vực và hoạt động. Có thể chia thành bốn 
Đ 
Các chương trình và kế hoạch kinh doanh 
Khả năng tài trợ từ bên trong 
Khả năng tài trợ từ bên ngoài 
Kế hoạch đầu tư và tài trợ 
Các chính 
sách tài 
chính 
Điều kiện 
tài chính 
của công 
ty 
S 
Điều chỉnh 
kế hoạch 
Cân đối nhu cầu và 
nguồn 
Tổng hợp các nhu cầu vốn cho các 
chương trình và kế hoạch 
128
loại ngân sách hằng năm bao gồm: 
ƒ Ngân sách đầu tư thể hiện hoạt động mua sắm đầu tư thiết bị trong năm. Ngân sách 
này thường là sự cụ thể hóa hoạt động đầu tư được thể hiện sẵn trong kế hoạch đầu tư 
và tài trợ. 
ƒ Ngân sách tài chính thể hiện các hoạt động liên quan đến việc tăng giảm vốn như vay, 
phát hành cổ phiếu, trả cổ tức hoặc hoàn vốn, mua lại cổ phiếu... 
ƒ Ngân sách kinh doanh là một bộ các ngân sách liên quan đến hoạt động kinh doanh 
hằng năm của doanh nghiệp. Đây là những bộ phận ngân sách rất quan trọng trong quá 
trình xây dựng kế hoạch tài chính của mỗi doanh nghiệp. Ngân sách kinh doanh có thể 
chia thành nhiều bộ phận ngân sách căn cứ vào các chức năng và có thể kết nối với 
nhau rất chặt chẽ. Bao gồm: 
- Ngân sách bán hàng: thể hiện những dự kiến về doanh thu phân theo khu vực, 
và sản phẩm dịch vụ, chi phí bán hàng: ngân sách này xây dựng trên cơ sở 
những dự đoán về thị trường, tình hình cạnh tranh, các chính sách bán hàng 
của doanh nghiệp và sự phát triển mạng lưới bán hàng. Ngân sách bán hàng 
còn thể hiện phần dự trữ cần thiết cho hoạt động bán hàng. Ngân sách này là 
cơ sở cho ngân sách hoạt động Marketing, ngân sách sản xuất, ngân sách nhân 
sự. 
- Ngân sách sản xuất xác định phần chi phí cần thiết cho các hoạt động nhằm 
đáp ứng nhu cầu và dự trữ. 
ƒ Ngân sách mua sắm phản ánh các chỉ tiêu cần thiết cho hoạt động mua sắm đáp ứng 
như cầu sản xuất và dự trữ. 
Ngoài ra, còn có các ngân sách hoạt động khác như ngân sách quản lý, ngân sách nhân 
sự... 
Việc xây dựng hệ thống các ngân sách này chịu sự khống chế bởi các yếu tố thuộc môi 
trường như cạnh tranh, thị trường, và các yếu tố thuộc về công ty như chính sách tín dụng, tồn 
kho, nhân sự... 
ƒ Ngân sách ngân quỹ là kết quả của các ngân sách trên, nó phản ánh luồng thu chi bằng 
tiền của công ty qua từng tháng trong năm. Đây là một công cụ không thể thiếu đối 
với nhà quản trị tài chính trong việc xác định nhu cầu vốn bằng tiền trong ngắn hạn để 
từ đó, lập kế hoạch tài trợ ngắn hạn. Khi việc lập ngân sách ngân quỹ được mở rộng để 
tính đến nhiều phương án kết quả, các nhà quản trị tài chính có thể đánh giá rủi ro kinh 
doanh và khả năng thanh toán của công ty và lập kế hoạch lề an toàn cho công ty. Nhà 
quản trị tài chính có thể điều chỉnh lớp đệm an toàn, sắp xếp lại cấu trúc kỳ hạn của 
các khoản nợ, sắp xếp hạn mức tín dụng với ngân hàng hay cả ba hoạt động trên. 
Cuối cùng, từ các ngân sách trên, các nhà lập kế hoạch sẽ lập dự toán báo cáo kết quả hoạt 
động kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán. 
Chương 4 – Hoạch định tài chính 
129
Hình 4-4. Các khống chế về ngân sách 
4.1.4 Căn cứ lập kế hoạch 
Kế hoạch tài chính như trên đề cập, vừa đặt ra mục tiêu, vừa là các kế hoạch biện pháp và 
đồng thời vừa có tính tổng hợp. Do đó, kế hoạch tài chính được xây dựng phải dựa trên các 
yếu tố sau đây: 
ƒ Kế hoạch mục tiêu trong năm của công ty, 
ƒ Các thông tin dự đoán từ các bộ phận Marketing và mua sắm,... 
ƒ Hệ thống các chính sách, hướng dẫn lập kế hoạch.... 
ƒ Đặc điểm về dòng dịch chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. 
4.1.5 Các phương pháp lập kế hoạch tài chính 
a - Đặc điểm của kế hoạch tài chính 
Từ những thảo luận trên, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của kế hoạch tài chính: 
ƒ Kế hoạch tài chính là sự phối trí tất cả các chương trình hành động của doanh nghiệp 
trong một khoảng thời gian trên cơ sở tiền tệ, 
ƒ Thông qua kế hoạch tài chính, người ta phân bổ và tìm kiếm các nguồn lực cho các 
chương trình, 
ƒ Kế hoạch tài chính thể hiện tổng hợp mục tiêu của các hoạt động của doanh nghiệp ở 
mỗi thời kỳ thông qua các chỉ tiêu như doanh số, lợi nhuận, tăng trưởng của tài sản... 
ƒ Kế hoạch tài chính như là biện pháp để thực hiện các mục tiêu. 
Vì thế, việc lập các kế hoạch tài chính có thể thực hiện bằng cách tổng hợp các chương 
trình hay triển khai thực hiện các mục tiêu thông qua việc sử dụng nguồn lực trên phương 
diện tiền tệ hoặc cả hai. Về mặt phương pháp luận, chúng ta có thể thực hiện điều này bằng 
hai cách tiếp cận chủ yếu: quy nạp hay diễn giải. 
Ngân sách lao động 
Kế hoạch tuyển dụng và 
đào tạo 
Khả năng dự trữ/ 
Khống chế từ nhà cung 
Khống chế từ thị 
trường Ngân sách bán hàng 
Nhịp độ bán hàng 
Ngân sách sản xuất 
Các kế hoạch sản xuất 
Ngân sách mua sắm 
Kế hoạch và nhịp độ mua
Khống chế từ mạng 
lưới phân phối 
Khống chế về 
năng lực xuất 
Khống chế bởi chính sách 
tồn kho và tài chính 
Khống chế về chính 
sách tín dụng 
130
b - Các phương pháp lập kế hoạch 
Phương pháp quy nạp 
Với giả thiết cho rằng kế hoạch tài chính là sự tổng hợp tất cả các chương trình hoạt động của 
từng bộ phận, từng cấp trong công ty, việc lập kế hoạch tài chính sẽ thể hiện từ dưới lên, trên 
cơ sở hệ thống các ngân sách bộ phận. 
Phương pháp diễn giải 
Phương pháp này cho rằng kế hoạch tài chính là sự chuẩn bị những điều kiện cho việc thực 
hiện mục tiêu. Vì vậy, việc lập kế hoạch tài chính xuất phát từ những mục tiêu tổng quát, ở 
cấp cao hay từ yêu cầu của các cổ đông, sau đó, cụ thể hoá thành những ngân sách ở các bộ 
phận nhằm thực hiện mục tiêu. Quá trình diễn giải này được kiểm tra lại trên cơ sở tính hợp lí 
và cân đối giữa các chương trình. 
4.2 LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP 
Một khi bạn đã tinh thông với các dòng dịch chuyển tài chính, mối quan hệ giữa các hoạt 
động, các bộ phận trên cơ sở tài chính, bạn có thể dễ dàng lập kế hoạch, phối trí tất cả các 
hoạt động và các ngân sách được lập trong tổ chức vào một bức tranh tổng thể - hệ thống kế 
hoạch tài chính hàng năm của công ty. 
4.2.1 Tiến trình lập kế hoạch 
Tiến trình lập ngân sách có thể có nhiều cấp độ, đó có thể là quy trình không chính thức đối 
với các công ty nhỏ và có thể là một thủ tục chi tiết mất nhiều thời gian đối với của các công 
ty lớn. Tuy nhiên, dù ở cấp độ nào thì đặc điểm chính của quy trình này là sự định hướng và 
phối hợp trong quá trình lập ngân sách. 
a - Quản lý và phối hợp trong tiến trình lập kế hoạch 
Mỗi tổ chức phải có một người chịu trách nhiệm trong việc định hướng và kết hợp toàn bộ 
hoạt động lập ngân sách. Nhà quản lý ngân sách này thường là kế toán trưởng hoặc là người 
chuyên báo cáo cho kế toán trưởng. Nhà quản lý ngân sách, làm việc dưới sự quản lý của hội 
đồng ngân sách. Hội đồng ngân sách có trách nhiệm xem lại ngân sách, đưa ra các định hướng 
về chính sách, các mục tiêu ngân sách và giám sát hiệu quả thực tế của tổ chức. Hội đồng 
ngân sách cũng có trách nhiệm đảm bảo cho ngân sách đư ...  sau thuế TNDN và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong bảng 
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Có hai cách để đưa các phản hồi tài trợ vào trong các 
báo cáo dự toán, đó là bằng phương pháp thủ công và phương pháp tự động. Cách thứ nhất là 
sử dụng chương trình Excel trong Microsoft Office để đồng thời giải quyết vấn đề chi phí tiền 
lãi và tài trợ bên ngoài. Cách thứ hai là cách tiếp cận thực tế hơn, nghĩa là bỏ qua toàn bộ vấn 
đề với hy vọng dự đoán lần thứ nhất đã đủ cho việc dự đoán. Với sai số do dự đoán doanh thu 
và các biến khác, sai số do dự đoán lãi vay không chính xác trở nên không còn quan trọng 
nữa. 
4.3.2 Xác định nhu cầu tài trợ từ bên ngoài và các yếu tố ảnh hưởng 
Hầu hết các công ty dự đoán nhu cầu nguồn vốn bằng cách xây dựng báo cáo kết quả hoạt 
động kinh doanh và bảng cân đối kế toán dự đoán như mô tả ở trên. Tuy nhiên, nếu các thông 
số tài chính không đổi, thì công thức sau có thể được sử dụng để dự đoán nhu cầu tài trợ. 
Chương 4 – Hoạch định tài chính 
157
AFN : nhu cầu vốn tăng thêm 
A* : tài sản gắn với doanh thu, vì vậy phải tăng tài sản nếu doanh thu tăng. Chú ý 
là A biểu diễn cho tổng tài sản còn A* biểu diễn cho những tài sản phải tăng nếu doanh thu 
tăng. Khi công ty hoạt động hết công suất thì A = A*. Thông thường, mặc dù A* và A không 
bằng nhau, phương trình phải được điều chỉnh hoặc chúng ta phải sử dụng phương pháp báo 
cáo tài chính dự đoán. 
S : doanh thu của năm trước 
A*/S0 : phần trăm tài sản cần trên doanh thu, biểu diễn khoản tiền tăng thêm của tài 
sản ứng với 1 đồng doanh thu tăng thêm. 
L* : nợ tăng tự phát sinh. L* thông thường nhỏ hơn tổng nợ. Nợ tự phát sinh bao 
gồm Phải trả người bán và nợ tích lũy, không có vay và nợ ngắn hạn và trái phiếu. 
L*/S0 : nợ tăng đồng thời so với doanh thu hay còn là tài trợ tự phát thêm trên mỗi 
đồng doanh thu tăng thêm. 
S1 : tổng doanh thu dự đoán cho năm sau. 
US : thay đổi doanh thu bằng S1 - S0. 
M : lợi nhuận sau thuế TNDN biên. 
RR : Tỷ lệ phần trăm thu nhập được giữ lại. 
Phương trình trên cho thấy nhu cầu tài trợ phụ thuộc vào 5 yếu tố sau: 
ƒ Tăng trưởng của doanh thu (US). Những công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh đòi 
hỏi tài sản phải tăng nhanh hơn khi những điều kiện khác không đổi. 
ƒ Cường độ của vốn (A*/S0). Tài sản cần trên mỗi đồng doanh thu, A*/S0 trong phương 
trình trên được gọi là thông số cường độ tài sản. Thông số này ảnh hưởng lớn đến nhu 
cầu vốn. Các công ty có thông số tài sản trên doanh thu cao hơn cần nhiều tài sản hơn 
với mức tăng doanh thu đã cho, vì thế nhu cầu tài trợ từ bên ngoài cũng nhiều hơn. 
ƒ Tỷ lệ nợ tự phát sinh trên doanh thu (L*/S0) Các công ty có nguồn nợ tự phát sinh 
lớn sẽ có nhu cầu tài trợ từ bên ngoài thấp hơn. 
ƒ Lợi nhuận biên Lợi nhuận biên càng cao, lợi nhuận sau thuế TNDN dùng để hỗ trợ 
cho doanh thu tăng thêm càng nhiều và vì thế, nhu cầu tài trợ từ bên ngoài cũng ít hơn. 
ƒ Tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối Các công ty giữ lại nhiều thu nhập hơn mà không trả 
cổ tức cho cổ đông sẽ có nhiều lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn và vì thế cần ít 
tài trợ từ bên ngoài hơn. 
Cần lưu ý rằng phương trình trên chỉ đúng đối với những công ty dự đoán thông số không 
thay đổi. Nó rất hữu ích khi dùng để dự đoán nhanh về nhu cầu tài trợ cho các công ty có 
thông số không đổi nhưng trong quá trình dự đoán, công ty nên xác định nhu cầu tài trợ tăng 
thêm thực tế bằng phương pháp dự toán báo cáo tài chính. 
Nhu cầu nguồn vốn tăng thêm (AFN) = Tăng về tài sản cần thiết - Tăng nợ tự phát - Tăng lợi nhuận 
sau thuế chưa phân phối = (A*/S0)US - (L*/ S0) US - MS1(RR) 
158
CÂU HỎI 
1. Tại sao nói báo cáo tài chính có tính tổng hợp? 
2. Quá trình lập kế hoạch tài chính là gì? Hãy cho biết sự khác nhau giữa các kế hoạch tài 
chính dài hạn và các kế hoạch tài chính ngắn hạn. 
3. Nội dung cơ bản của kế hoạch đầu tư và tài trợ? Xây dựng kế hoạch đầu tư và tài trợ trên 
cơ sở những căn cứ nào? 
4. Giải thích các quan hệ ngân sách trong quá trình xây dựng ngân sách. 
5. Trình bày các quan hệ giữa các ngân sách và ngân sách ngân quỹ. Vì sao ngân sách ngân 
quỹ là cơ sở để lựa chọn các biện pháp tài trợ? 
6. Trình bày sự khác nhau giữa ngân sách ngân quỹ và báo cáo luân chuyển tiền tệ với tư 
cách là hai công cụ của hoạch định tài chính? 
7. Mục đích ngân sách ngân quỹ? Vai trò của dự đoán doanh số trong quá trình xây dựng 
ngân sách ngân quỹ? 
8. Hãy mô tả cấu trúc cơ bản của ngân sách ngân quỹ? 
9. Hai dòng cuối cùng trong ngân sách ngân quỹ được sử dụng như thế nào để xác định nhu 
cầu vay ngắn hạn và các yêu cầu về đầu tư của công ty? 
10. Thảo luận những lợi ích khi công ty thực hiện lập ngân sách ngân quỹ. 
11. Những điểm khác biệt chính giữa ngân sách ngân quỹ và báo cáo nguồn và sử dụng ngân 
quỹ? 
12. Nhà quản trị tập trung vào những khoản mục nào để tăng tính chính xác của ngân sách 
ngân quỹ? Giải thích. 
13. Ngân sách ngân quỹ có phải là một công cụ đo lường khả năng thanh toán tốt hơn so với 
các công cụ truyền thống (khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh) hay 
không? 
14. Tại sao dự đoán doanh thu rất quan trọng trong xây dựng ngân sách ngân quỹ? 
15. Mục tiêu chính của các báo cáo dự toán là gì? Là một báo cáo dự đoán về tương lai, các 
báo cáo này khác với ngân sách ngân quỹ như thế nào? 
16. Hai cách cơ bản để chúng ta xây dựng dự toán báo cáo tài chính là gì? 
17. Mục tiêu của nhà quản trị tài chính trong việc đánh giá các dự toán báo cáo tài chính? 
18. Phương pháp phần trăm doanh số được sử dụng như thế nào trong quá trình lập dự toán 
báo cáo thu nhập? 
19. Tại sao sự tồn tại của các chi phí cố định là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong quá 
trình xây dựng dự toán báo cáo thu nhập theo phương pháp phần trăm doanh số? 
BÀI TẬP 
1. Lập dự toán ngân sách ngân quỹ cho công ty cổ phần Tiên Sa trong ba tháng Năm, Sáu và 
Bảy. Công ty muốn duy trì số dư tiền mặt tối thiểu mỗi tháng là 20 triệu đồng. Cho biết 
công ty có phải vay trong kỳ hay không, nếu có thì cho biết khi nào và bao nhiêu. Vào 
ngày 30 tháng 4, công ty có số dư tiền mặt là 20 triệu đồng. 
Tháng 1 50 Tháng 5 70
Tháng 2 50 Tháng 6 80
Tháng 3 60 Tháng 7 100
Chương 4 – Hoạch định tài chính 
159
Tháng 4 60 Tháng 8 100
ƒ Phải thu khách hàng: 50% tổng doanh thu được thu ngay bằng tiền mặt, 50% còn lại 
được thu hai lần đều nhau trong hai tháng sau (bỏ qua nợ xấu). 
ƒ Giá vốn hàng bán bằng 70% doanh thu, trong đó, 90% chi phí thanh toán vào tháng 
sau và 10% còn lại trả vào tháng tiếp theo. 
ƒ Chi phí quản lý và bán hàng: 10 triệu mỗi tháng cộng với 10% doanh thu. Toàn bộ chi 
phí này được thanh toán vào thời điểm phát sinh. 
ƒ Trả lãi cho khoản vay dài hạn vào tháng Tư 120 triệu đồng (12%). Khoản quỹ chìm 
150 triệu cũng được thanh toán vào thời gian này. 
ƒ Cổ tức: trả 10 triệu cổ tức vào tháng Sáu. 
ƒ Đầu tư: 40 triệu vào nhà xưởng và thiết bị vào tháng Bảy. 
ƒ Thuế: trả thuế thu nhập 1 triệu đồng vào tháng Bảy. 
2. Với những thông tin sau, hãy lập ngân sách ngân quỹ công ty C&C 6 tháng đầu năm 
20X5. 
a. Giá bán và chi phí không đổi. 
b. Trong tổng doanh thu, có 75% là bán tín dụng và 25% là thu tiền ngay. Trong số 
doanh thu bán tín dụng, 60% được thu vào sau một tháng, 30% được thu sau hai tháng và 
10% còn lại được thu sau ba tháng. Giả sử nợ xấu không đáng kể. 
c. Doanh thu thực tế và dự đoán như sau (đơn vị tính triệu đồng): 
Tháng 10/20X5 (tt) 300 Tháng 3/20X6 200
Tháng 11/20X5 (tt) 350 Tháng 4/20X6 300
Tháng 12/20X5 (tt) 400 Tháng 5/20X6 250
Tháng 1/20X6 150 Tháng 6/20X6 200
Tháng 2/20X6 200 Tháng 7/20X6 300
d. Chi phí mua hàng bằng 80% doanh thu dự đoán tháng sau, trong đó có 70% được trả 
ngay trong tháng, 30% được trả vào tháng sau. 
e. Lương và thưởng dự kiến như sau: 
Tháng 1 30 Tháng 4 50
Tháng 2 40 Tháng 5 40
Tháng 3 50 Tháng 6 35
Trong đó, 70% lương được trả ngay trong tháng, số còn lại được trả vào đầu tháng sau. 
f. Tiền thuê nhà: 2 triệu/tháng 
g. Tiền lãi 7,5 triệu được trả vào ngày cuối cùng mỗi quý. 
h. Nộp 50 triệu đồng thuế trả trước cho năm 20X6 vào tháng Tư. 
i. Dự kiến đầu tư mới 30 triệu đồng vào tháng Sáu. Đồng thời, thanh lý một tài sản có 
Tài sản cố định ròng 50 triệu nhưng có giá thị trường 30 triệu vào tháng Ba. 
j. Vay 20 triệu vào tháng Ba. 
160
k. Trả 30 triệu cổ tức vào tháng Hai. 
l. Trả nợ dài hạn 120 triệu vào tháng Hai. 
m. Số dư tiền mặt vào ngày 31/12/20X5 là 100 triệu, và đây cũng là mức tiền mặt tối 
thiểu phải duy trì. Việc vay tiền được tính theo bội số của 5 triệu. 
3. Sử dụng ngân sách ngân quỹ trong bài tập 2 và các thông tin sau đây để lập dự toán báo 
cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 20X6 (lưu ý là tồn kho được duy trì ở 
mức tồn kho an toàn). 
a. Hàng tồn kho ngày 31/12/20X5 là 200 triệu. 
b. Khấu hao được áp dụng theo phương pháp đường thẳng trên số tài sản 250 triệu đồng 
với chu kỳ sống bình quân còn lại là 10 năm và không có giá trị thanh lý. 
c. Tỷ suất thuế thu nhập là 28%. 
4. Với những thông tin sau và thông tin trong bài 2 và 3, hãy xây dựng dự toán bảng cân đối 
kế toán vào ngày 30 tháng 6 năm 20X6 cho công ty. 
Bảng tổng kết tài sản ngày 31/12/20X5 Đvt: triệu đồng 
TÀI SẢN NGUỒN VỐN 
Tiền mặt 100 Phải trả người bán 130
Phải thu khách hàng 427,5 Vay và nợ ngắn hạn 200
Hàng tồn kho 200 Trái phiếu 300
Tài sản cố định ròng 250 Vốn chủ và lợi nhuận sau thuế 
chưa phân phối 
347,5
Tổng tài sản 977,5 Tổng cộng nguồn vốn 977,5
5. Công ty Phương Nguyên chuyên sản xuất van kiểm soát dùng trong sản xuất thiết bị dẫn 
dầu. Van kiểm soát này bán cho các công ty khí đốt và sản xuất dầu trong cả nước. Sản 
lượng dự đoán của bốn tháng đến như sau: 
Tháng 1 20.000 Tháng 2 25.000
Tháng 3 30.000 Tháng 4 30.000
 Dữ liệu sau đây cho biết chính sách sản xuất của Phúc Nguyên: 
ƒ Hàng tồn kho sản phẩm hoàn thành vào ngày 01 tháng Một là 30 nghìn đơn vị. 
Hàng tồn kho cuối kỳ dự kiến mỗi tháng bằng 70% của doanh thu tháng sau. 
ƒ Dữ liệu về nguyên vật liệu sử dụng như sau: 
Nguyên vật liệu trực tiếp Định mức mỗi đơn vị Chi phí đơn vị (nghìn đồng) 
NVL số 714 5 40
NVL số 502 3 30
Chính sách tồn kho cho biết nguyên vật liệu đầu mỗi tháng đủ để sản xuất 50% doanh thu 
dự đoán của tháng sau, tồn kho vào ngày 1 tháng Một bằng đúng mức yêu cầu. 
ƒ Định mức lao động trực tiếp mỗi đơn vị là 2 giờ. Chi phí lao động trực tiếp bình 
quân mỗi giờ là 150 nghìn đồng. 
ƒ Chi phí sản xuất chung mỗi tháng dự đoán theo công thức linh hoạt như sau (đo 
theo giờ lao động trực tiếp): 
Chương 4 – Hoạch định tài chính 
161
(nghìn đồng) Chi phí cố định Chi phí biến đổi đơn vị 
Công cụ dụng cụ 10
Điện 2
Bảo dưỡng 280.000
Giám sát 140.000
Khấu hao 1.000.000
Thuế 70.000
Khác 560.000 16
ƒ Chi phí quản lý và bán hàng hàng tháng cũng được dự đoán theo công thức linh 
hoạt (đo theo sản lượng bán) 
(nghìn đồng) Chi phí cố định Chi phí biến đổi 
Lương 300.000
Hoa hồng 7,5
Khấu hao 50.000
Vận chuyển 26
Khác 100.000 4
ƒ Giá bán mỗi đơn vị là 900.000 đồng. 
ƒ Vào tháng 2, công ty dự định mua đất để mở rộng sản xuất với chi phí 900 triệu 
đồng. 
ƒ Toàn bộ doanh thu và tiền mua nguyên vật liệu đều là tiền mặt. Số dư tiền mặt 
ngày 1 tháng Một là 1.629 triệu đồng. Nếu công ty thiếu tiền mặt vào cuối tháng, 
họ sẽ vay để trang trải khoản thiếu hụt. Các khoản vay đều được hoàn lại sau một 
tháng, khi thanh toán tiền lãi, lãi suất là 12%/năm. 
Yêu cầu: 
Lập các ngân sách hàng tháng sau đây: 
a. Ngân sách bán hàng 
b. Ngân sách sản xuất 
c. Ngân sách mua sắm 
d. Ngân sách chi phí quản lý 
e. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
f. Ngân sách ngân quỹ 
6. Công ty Sao Mai có các thông tin sau để xây dựng ngân quỹ cho quý III như sau: 
a. Doanh thu thực tế và dự đoán như sau: 
Tháng 5 (thực tế) 100 Tháng 8 100
Tháng 6 (thực tế) 120 Tháng 9 135
Tháng 7 90 Tháng 10 110
b. Mỗi tháng, 30% doanh thu là thu tiền ngay, 70% là bán tín dụng. Cấu trúc thu tiền tín 
dụng là 20% vào tháng bán hàng, 50% vào tháng sau và 30% vào tháng thứ hai. 
c. Mỗi tháng, tồn kho cuối kỳ bằng 50% giá vốn hàng bán của tháng tiếp theo, tồn kho 
162
đầu kỳ bằng 0. 
d. Tỷ lệ lợi nhuận gộp biên là 35%. 
e. Thanh toán tiền mua nguyên vật liệu được thực hiện vào tháng sau tháng mua hàng. 
f. Chi phí hàng tháng như sau: 
Lương và thưởng 10 triệu 
Khấu hao 4 
Công cụ dụng cụ 1 
Các chi phí khác 1,7 
g. Thuế đến hạn phải trả vào ngày 15 tháng Bảy là 15 triệu đồng. 
h. Chi phí quảng cáo là 6 triệu đồng phải trả vào ngày 20 tháng Tám. 
i. Công ty dự kiến thuê một kho hàng mới vào ngày 2 tháng Chín với tiền thuê kho mỗi 
tháng là 5 triệu đồng. 
j. Công ty duy trì chính sách tiền mặt tối thiểu mỗi tháng là 10 triệu đồng. Nếu cần thiết, 
họ sẽ vay để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn. Tất cả các khoản vay được thực hiện vào đầu 
tháng. Các khoản trả gốc và lãi được thực hiện vào cuối mỗi tháng. Lãi suất mỗi năm 
là 9%. Công ty phải vay theo bội số của 1 triệu đồng. 
k. Bảng cân đối kế toán vào ngày 30 tháng Sáu chưa hoàn chỉnh với những thông tin như 
sau. (Phải trả người bán chỉ bao gồm tiền mua nguyên vật liệu). 
Tiền mặt ?
Phải thu khách hàng ?
Hàng tồn kho ?
Nhà xưởng thiết bị 425
Phải trả người bán ?
Vốn chủ sở hữu 210
Lợi nhuận chưa sau thuế phân phối 268,78
Tổng cộng ? ?
Yêu cầu: 
a. Hoàn thành bảng cân đối kế toán trong phần j. 
b. Xây dựng ngân sách ngân quỹ theo tháng trong quý III. 
c. Lập dự toán bảng cân đối kế toán vào ngày 30 tháng 9. 
7. Doanh số năm 20X5 của công ty cổ phần Thiên Minh đạt 100 tỷ dồng. Họ muốn phân tích 
hiệu suất kỳ vọng và nhu cầu tài trợ cho năm 20X7 – 2 năm sau. Với thông tin sau đây, 
hãy trả lời câu a và b. 
(1) Tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của các khoản mục sau biến đổi trực tiếp theo 
doanh thu, bao gồm: 
ƒ Phải thu khách hàng, 12% 
ƒ Hàng tồn kho, 18% 
Chương 4 – Hoạch định tài chính 
163
ƒ Phải trả người bán, 14% 
ƒ Lợi nhuận ròng biên, 3% 
(2) Chứng khoán khả nhượng và các khoản nợ ngắn hạn khác dự kiến vẫn không đổi. 
(3) Số dư tiền mặt tối thiểu phải duy trì là 4,8 tỷ đồng. 
(4) Dự kiến mua một máy mới trị giá 6,5 tỷ đồng vào năm 20X6 và một thiết bị trị giá 
8,5 tỷ đồng vào năm 20X7. Tổng khấu hao năm 20X6 dự đoán là 2,9 tỷ đồng và 
năm 20X7 dự kiến là 3,9 tỷ đồng. 
(5) Khoản phải trả người lao động dự kiến tăng lên 5 tỷ đồng vào cuối năm 20X7. 
(6) Dự kiến không vay thêm cũng không hoàn trả nợ dài hạn. 
(7) Dự kiến không bán và cũng không mua lại cổ phần thường. 
(8) Tỷ lệ trả cổ tức dự kiến là 50% lợi nhuận sau thuế TNDN. 
(9) Doanh số năm 20X6 và 20X7 dự đoán đạt 110 tỷ đồng vào năm 20X6 và 120 tỷ 
đồng vào năm 20X7. 
(10) Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X5 như sau: 
Bảng tổng kết tài sản ngày 31/12/20X5 Đvt: tỷ đồng 
TÀI SẢN NGUỒN VỐN 
Tiền mặt 4 Phải trả người bán 14
Chứng khoán khả nhượng 2 Phải trả người lao động 4
Phải thu khách hàng 12 Nợ ngắn hạn khác 0,8
Hàng tồn kho 18 Tổng nợ ngắn hạn 18,8
Tổng tài sản ngắn hạn 36 Nợ dài hạn 20
Tài sản cố định ròng 40 Vốn chủ và lợi nhuận sau thuế 
chưa phân phối 
37,2
Tổng tài sản 76 Tổng cộng nguồn vốn 76
a. Lập dự toán bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/20X7. 
b. Bình luận về những thay đổi về tài trợ đã đề xuất trên báo cáo được lập ở 
câu a. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_tai_chinh_chuong_4_hoach_dinh_tai_chinh.pdf