Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 5: Quản trị vốn luân chuyển
Chương này sẽ cung cấp cho bạn các nội dung sau:
Các chính sách cơ bản của quản trị vốn luân chuyển bao gồm các quyết định về quy mô, cơ
cấu tài sản và các biện pháp khai thác nguồn tài trợ cho vốn luân chuyển,
Quản trị các yếu tố cấu thành của vốn luân chuyển bao gồm tiền mặt, khoản phải thu và tồn
kho,
Các biện pháp tài trợ ngắn hạn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 5: Quản trị vốn luân chuyển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị tài chính - Chương 5: Quản trị vốn luân chuyển
Chương 5 – Quản trị vốn luân chuyển 197 Chæång 5 QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN Chương này sẽ cung cấp cho bạn các nội dung sau: Các chính sách cơ bản của quản trị vốn luân chuyển bao gồm các quyết định về quy mô, cơ cấu tài sản và các biện pháp khai thác nguồn tài trợ cho vốn luân chuyển, Quản trị các yếu tố cấu thành của vốn luân chuyển bao gồm tiền mặt, khoản phải thu và tồn kho, Các biện pháp tài trợ ngắn hạn. CHƯƠNG 5 198 GIỚI THIỆU CHƯƠNG Vốn luân chuyển theo nghĩa rộng là giá trị của toàn bộ tài sản lưu động, là những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, chúng chuyển hoá qua tất cả các dạng tồn tại từ tiền mặt đến tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt. Với sự chuyển hoá nhanh như vậy, các hoạt động quản trị vốn luân chuyển chiếm gần như phần lớn thời gian và tâm trí của các nhà quản trị tài chính. Nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho vốn luân chuyển là yếu tố thúc đẩy sự chuyển hoá nhanh chóng giữa các hình thái tồn tại cơ bản của tài sản lưu động để liên tục sản sinh ra ngân quỹ. Về lịch sử, quản trị vốn luân chuyển là nhiệm vụ tiền thân của quản trị tài chính cổ điển. Quản trị vốn luân chuyển đã ra đời trước khi quản trị tài chính hình thành như một môn khoa học. Mặt khác, hầu hết các ý tưởng về việc nâng cao hiệu quả vốn luân chuyển đều bắt nguồn và nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, các chuyên gia về cung ứng, quản trị sản xuất và công nghệ thông tin thường phối hợp với bộ phận Marketing để tìm ra phương thức phân phối hiệu quả hơn, làm cho các quá trình chuyển hóa tốt hơn. Trong quan hệ tinh vi đó, các nhà quản trị tài chính tham gia vào việc đánh giá các ưu điểm và lợi ích khác nhau của từng hệ thống. Quản trị vốn luân chuyển còn duy trì quan hệ giữa từng bộ phận cấu thành cũng như tổng thể của vốn luân chuyển một cách hợp lý và tìm ra các nguồn vốn phù hợp để tài trợ cho vốn luân chuyển. Như vậy, quản trị vốn luân chuyển tác động trực tiếp lên trạng thái sinh lợi và rủi ro của doanh nghiệp. Nội dung của quản trị tài chính dựa trên việc giải quyết hai vấn đề cơ bản: (1) Mức tài sản lưu động hợp lý mà công ty nên duy trì đối với từng loại tài sản cũng như toàn bộ tài sản lưu động, (2) Công ty nên sử dụng nguồn nào để tài trợ tài sản lưu động? Từ hai nội dung cơ bản này, chương này sẽ nghiên cứu: (1) Các chính sách cơ bản của quản trị vốn luân chuyển bao gồm các quyết định về quy mô, cơ cấu tài sản và các biện pháp khai thác nguồn tài trợ cho vốn luân chuyển, (2) Quản trị các yếu tố cấu thành của vốn luân chuyển bao gồm tiền mặt, khoản phải thu và tồn kho, (3) Các biện pháp tài trợ ngắn hạn. Vì tài trợ dài hạn có ảnh hưởng đến các quyết định dài hạn về đầu tư và tài trợ cũng như cấu trúc tài chính của doanh nghiệp nên sẽ được nghiên cứu trong các chương sau còn trong chương này, chúng ta tập trung vào nguồn tài trợ ngắn hạn. 5.1 CÁC CHÍNH SÁCH CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN Các chính sách cơ bản của vốn luân chuyển giải quyết hai vấn đề lớn: Thứ nhất, đầu tư bao nhiêu vào tài sản lưu động, và đầu tư vào tài sản nào? Thứ hai, sử dụng nguồn vốn nào để tài trợ cho vốn luân chuyển? Hai vấn đề này đều có tác động trực tiếp và tổng hợp lên tính sinh lợi cũng như rủi ro của Chương 5 – Quản trị vốn luân chuyển 199 doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đơn giản, trước hết, chúng ta nghiên cứu từng chính sách riêng lẻ với giả thiết là các yếu tố khác không đổi. Cuối cùng, chúng ta nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp của chúng lên hiệu quả chung của doanh nghiệp. Trước khi đi vào chi tiết từng quyết định, để hiểu sâu hơn về quy luật chuyển hoá giữa các hình thái cơ bản của vốn luân chuyển trong chu kỳ kinh doanh, chúng ta cần nghiên cứu một cách chi tiết quá trình chuyển hoá thành tiền của các tài sản. 5.1.1 Chu kỳ chuyển hoá thành tiền của các tài sản a - Chu kỳ chuyển hóa thành tiền Trong một chu kỳ kinh doanh, các tài sản lưu động chuyển hóa liên tục qua tất cả các hình thái, từ tiền mặt, đến tồn kho, khoản phải thu và quay trở lại tiền mặt. Chu kỳ này chính là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Chính sách vốn luân chuyển hiệu quả phải đảm bảo giảm tối thiểu thời gian từ khi trả tiền mua nguyên vật liệu đến khi thu tiền bán tín dụng. Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt bao gồm khoảng thời gian từ khi công ty thanh toán các khoản nợ đến khi thu tiền mặt. Trong khoảng thời gian đó, có các yếu tố sau đây: 1. Chu kỳ chuyển hoá tồn kho: là thời gian bình quân cần thiết để chuyển hoá nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng và bán cho người tiêu dùng. Chi tiết ra, khoảng thời gian này gồm thời gian bình quân nguyên vật liệu ở trong kho, toàn bộ thời gian chu kỳ sản xuất, thời gian bình quân sản phẩm tồn kho. 2. Kỳ thu tiền bình quân: là khoảng thời gian để chuyển khoản phải thu thành tiền mặt, nghĩa là thời gian cần thiết để thu tiền từ khách hàng kể từ thời điểm ghi hóa đơn. Bạn có thể ước lượng được kỳ thu tiền bình quân, hay còn gọi là số ngày bán hàng. Bạn cũng có thể tính bằng cách chia khoản phải thu cho doanh số bán tín dụng bình quân mỗi ngày. 3. Kỳ thanh toán bình quân: là độ dài thời gian từ khi mua nguyên vật liệu hay thuê lao động đến khi thanh toán cho họ. 4. Chu kỳ chuyển hoá tiền mặt: bằng tổng thời gian từ khi chi tiền mặt đến khi nhận tiền mặt. Kỳ chuyển hoá tiền mặt vì vậy bằng khoản thời gian bình quân đồng vốn được duy trì dưới hình thức tài sản lưu động. Hình 5-1. Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt của công ty HT Có thể áp dụng định nghĩa này để xây dựng phương trình tính chu kỳ chuyển hoá tiền mặt. Nhận NVL Thanh toán tiên mua NVL Thu tiền bán hàng Ngày Thời gian trì hoãn thanh toán (30 ngày) Kỳ chuyển hoá tiền mặt Kỳ chuyển hoá tồn kho (72 ngày) Kỳ thu tiền Hoàn thành sản phẩm và tiêu thụ 200 Khái niệm này được biểu diễn trong hình 5.1. Mỗi yếu tố có một giá trị xác định và như vậy chu kỳ chuyển hoá tiền mặt có thể được biểu diễn trong phương trình sau: b - Rút ngắn chu kỳ chuyển hoá tiền mặt Mục tiêu của công ty là rút ngắn chu kỳ chuyển hoá tiền mặt đến mức tối đa nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty. Điều này sẽ làm tăng lợi nhuận vì nếu chu kỳ chuyển hóa tiền mặt càng dài, nhu cầu tài trợ từ bên ngoài càng lớn và việc tài trợ lúc đó càng làm tăng phí tổn vốn và do vậy, làm giảm giá trị kinh tế gia tăng của công ty. Có thể rút ngắn chu kỳ chuyển hoá tiền mặt bằng cách: Giảm chu kỳ chuyển hoá tồn kho bằng thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, Giảm kỳ thu tiền bằng thúc đẩy chính sách bán hàng và thu nợ hợp lý, Hay kéo dài thời gian thanh toán bằng trì hoãn thời gian thanh toán cho các nhà cung cấp. Các công ty thực hiện các hoạt động này để rút ngắn chu kỳ chuyển hoá tiền mặt nếu chúng không làm tăng chi phí và cũng không làm giảm doanh số. Quy mô, cấu trúc và tốc độ luân chuyển của vốn lưu động phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau bao gồm: Loại sản phẩm sản xuất, Độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, Mức doanh thu (doanh thu cao hơn cần nhiều đầu tư hơn và tồn kho và khoản phải thu), Chính sách tồn kho (mức tồn kho an toàn phải duy trì), Chính sách tín dụng, Mức độ hiệu quả trong việc quản trị tài sản lưu động. c - Khái niệm vốn luân chuyển bằng không Từ công thức tính chu kỳ chuyển hóa tiền mặt, có thể hình dung tình huống, trong đó, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt tiến đến không, lúc đó, chúng ta không cần đến vốn luân chuyển, hay nói cách khác, là duy trì vốn luân chuyển bằng không. Khái niệm về quản trị vốn luân chuyển bằng không được định nghĩa theo cách riêng: Vốn luân chuyển = Tồn kho + Khoản phải thu - Khoản phải trả. Khái niệm này có thể giải thích rằng tồn kho và khoản phải thu là cơ sở tạo nên doanh thu, nhưng chính tồn kho có thể được tài trợ bởi các nhà cung cấp thông qua khoản phải trả. Những người đề xướng khái niệm vốn luân chuyển bằng không cho rằng sự dịch chuyển theo mục tiêu này không chỉ làm tăng nguồn ngân quỹ cho công ty mà còn giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất và giúp các công ty phân phối nhanh hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Giảm vốn luân chuyển và tăng doanh số có hai lợi ích cơ bản về mặt tài chính. Trước hết, mỗi đồng tiền được giải phóng nhờ giảm tồn kho và khoản phải thu hoặc nhờ tăng khoản phải trả. Việc Chu kỳ chuyển hóa tiến mặt = Chu kỳ chuyển hóa tồn kho + Kỳ thu tiền bình quân - Chu kỳ thanh toán bình quân Chương 5 – Quản trị vốn luân chuyển 201 này làm tăng nguồn ngân quỹ cho công ty. Thứ hai, việc dịch chuyển theo hướng quản trị vốn luân chuyển bằng không thường làm tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Vì công ty phải trả chi phí cho khoản vốn đầu tư vào vốn luân chuyển nên giảm nguồn vốn này sẽ đem lại khoản tiết kiệm cố định về vốn. Bên cạnh các lợi ích tài chính, việc giảm vốn luân chuyển sẽ đẩy công ty vào áp lực phải sản xuất và phân phối với tốc độ nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp họ tăng thêm thị phần ở những khu vực còn bỏ qua trước đây và có thể bán với giá cao hơn nhờ cung cấp dịch vụ tốt hơn. Hơn nữa, khi không có tồn kho, người ta có thể giải phóng kho hàng và cả đội ngũ lao động, trang thiết bị cũng được giảm đi và những hàng hoá quá hạn được giảm tối thiểu. Nhân tố quan trọng nhất trong việc áp dụng chính sách vốn luân chuyển bằng không là làm cho tốc độ hoạt động kinh doanh tăng lên nhiều. Nếu quá trình sản xuất có tốc độ nhanh, công ty chỉ cần sản xuất theo đơn đặt hàng mà không cần phải dự đoán nhu cầu và duy trì nhiều tồn kho và do vậy có thể quản lý tồn kho một cách hiệu quả. Các công ty lớn có thể bắt đầu sản xuất sau khi nhận đơn hàng nhưng vẫn có thể đảm bảo đáp ứng yêu cầu về thời gian phân phối cho khách hàng. Hệ thống này được biết đến như là hệ thống quản trị dòng nhu cầu hay còn là quản trị dựa vào nhu cầu, và được xây dựng dựa trên phương pháp kiểm soát tồn kho đúng thời hạn (Just-in-time). Tuy nhiên, quản trị dòng nhu cầu thường có phạm vi rộng hơn hệ thống đúng thời hạn vì nó đòi hỏi tất cả các yếu tố của một hệ thống sản xuất phải hoạt động nhanh và hiệu quả. Để đạt mục tiêu vốn luân chuyển bằng không, mọi đơn hàng và các bộ phận trong hệ thống phải vận chuyển với tốc độ tối đa, lúc này, người ta phải sử dụng dữ liệu điện tử thay thế cho giấy tờ. Các đơn hàng dịch chuyển từ bộ phận hành chính đến nhà máy, các tuyến sản xuất linh hoạt mỗi ngày sản xuất sản phẩm và dòng sản phẩm hoàn thành sẽ di chuyển từ nơi sản xuất đến các xe tải hay toa tàu đang đợi sẵn. Thay vì làm cho các kho hàng và nhà máy bị tắc nghẽn vì hàng tồn kho, hàng hóa được chuyển trực tiếp đến các tuyến vận chuyển. Khi hiệu quả tăng lên, vốn luân chuyển sẽ giảm xuống. Như vậy, rõ ràng là không phải tất cả các công ty đều có thể duy trì vốn luân chuyển bằng không và đạt được mức sản xuất hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, nỗ lực trong việc giảm thiểu khoản phải thu và tồn kho đồng thời với tăng tối đa khoản phải trả sẽ giúp công ty giảm đầu tư vào vốn luân chuyển và tiết kiệm được nhiều chi phí sản xuất và tài chính. Những nỗ lực cho chính sách vốn luân chuyển bằng không, không đơn giản và khó có thể áp dụng cho hầu hết các công ty. Nói chung, các nhà quản trị tài chính vẫn phải giải quyết hai vấn đề lớn của quản trị vốn lưu động: đầu tư bao nhiêu cho tài sản lưu động và đầu tư vào những tài sản nào trên cơ sở đánh đổi giữa thu nhập và rủi ro. 5.1.2 Chính sách đầu tư tài sản lưu động Để thảo luận và phân tích được dễ dàng, các nhân tố trên sẽ được giữ cố định. Thay vì tập trung vào việc phân tích các nhân tố đó, phần này sẽ đánh giá quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và thu nhập với những mức độ đầu tư vốn luân chuyển khác nhau. a - Các cân nhắc quyết định trong đầu tư vốn luân chuyển Các nhà quản trị tài chính bị đặt trong tình huống phải giải quyết vấn đề nên đầu tư bao nhiêu vào tài sản lưu động, và đầu tư cho tài sản nào? Bởi lẽ, các tài sản này chuyển hóa thành tiền 202 nhanh trong một chu kỳ kinh doanh. Cấu trúc và chất lượng của tài sản lưu động quyết định ngân quĩ để đáp ứng với các nghĩa vụ tài chính. Song, việc cố gắng duy trì nhiều tài sản thanh toán lại ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, bởi chính các tài sản thanh toán có khả năng sinh lợi thấp. Để hiểu rõ sự cân nhắc, chúng ta thử khảo sát thí nghiệm về một công ty trong việc đầu tư tài sản lưu động với giả thiết như sau: Công ty đang hoạt động trên cơ sở khai thác qui mô hợp lý, vì vậy, tài sản cố định, và doanh số sẽ không đổi với các chính sách về tài sản lưu động. Giả sử mức doanh số hiện tại là 1 tỷ đồng và tổng tài sản cố định là 300 triệu đồng. Lợi nhuận hoạt động không bị ảnh hưởng bởi các chính sách đầu tư vào tài sản lưu động. Giả sử tỷ lệ lợi nhuận hoạt động trên doanh số hiện tại đạt 10%, hay là 100 triệu đồng. Chính sách tồn kho và khoản phải thu là hợp lý ứng với mức doanh thu này nên tổng mức tồn kho và khoản phải thu không thay đổi. Trong đó, giá trị tồn kho là 200 triệu đồng và khoản phải thu là 100 triệu đồng. Như vậy, tổng tài sản lưu động và cơ cấu tài sản thanh toán trong tổng tài sản lưu động chỉ còn phụ thuộc vào tổng mức tiền mặt mà công ty muốn duy trì. Điều này có thể lý giải bằng những mong muốn khác nhau của nhà quản trị về dòng ngân quỹ nhằm đáp ứng các khoản nợ. Chúng ta xét các phương án duy trì tiền mặt tương ứng 50; 100; và 150 triệu đồng. Kết quả về khả năng sinh lợi trên tài sản lần lượt của từng phương án được biểu diễn trong bảng 5.1. Bảng 5-1. Ví dụ về các chính sách đầu tư vốn luân chuyển Đvt: triệu đồng Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Doanh số dự đoán 1.000 1.000 1.000 EBIT dự đoán 100 100 100 Tài sản cố định 300 300 300 Tồn kho 200 200 200 Khoản phải thu 100 100 100 Tiền mặt 50 100 150 Tài sản lưu động 350 400 450 Tổng tài sản 650 700 750 Tài sản thanh toán nhanh 150 200 250 Tài sản lưu động/tổng tài sản 53,8% 57,1% 60% Tài sản thanh toán nhanh/TSLĐ 42,9% 50% 55,6% Nợ ngắn hạn 200 200 200 Vốn luân chuyển ròng 150 200 250 Khả năng thanh toán hiện thời (lần) 1,75 2 2,55 Khả năng thanh toán nhanh (lần) 0,75 1,00 1,25 Quay vòng tài sản (vòng) 1,54 1,43 1,33 Chương 5 – Quản trị vốn luân chuyển 203 EBIT/Tổng tài sản 15,38% 14,29% 13,33% Các phương án chỉ khác nhau về lượng tiền mặt, song trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, điều này cho thấy sự khác nhau về tổng mức tài sản lưu động, cũng như cấu trúc tài sản lưu động. Với cách giả thiết này, chúng ta đã mô tả được cách thức ra quyết định về tài sản lưu động khác nhau. Qua thí nghiệm, có thể rút ra các kết luận sau: Thứ nhất, càng tăng tài sản lưu động, tăng tỷ lệ tài sản thanh toán, khả năng thanh toán của công ty sẽ tăng lên. Thứ hai, càng tăng tài sản lưu động, tăng tỷ lệ tài sản thanh toán, tốc độ quay vòng của tổng tài sản giảm. Thứ ba, càng tăng tài sản lưu động, tăng tỷ lệ tài sản thanh toán, khả năng sinh lợi trên tổng tài sản giảm. Có thể giải thích rằng việc duy trì quá nhiều tài sản lưu động và tài sản thanh toán trong khi doanh số không đổi đã làm cho bộ phận tài sản này luân chuyển chậm lại. Bản thân các tà ... này tương đối cao. Lợi ích của hình thức vay bằng tồn kho khá mềm dẻo, thuận tiện, có thể điều chỉnh tương đối dễ dàng. Hơn nữa, nhu cầu vốn ngắn hạn và mùa vụ lại thường xuất phát từ việc tích lũy tồn kho. Chi phí tài trợ bằng tồn kho có thể lớn do quá trình vận chuyển và bảo quản. Tuy vậy, việc sử dụng các dịch vụ tồn kho của các nhà chuyên nghiệp, đặc biệt là tồn kho khu vực, tạo cơ hội cho doanh nghiệp học hỏi được nhiều kinh nghiệm. BÀI TẬP 1. Một công ty sản xuất được mỗi ngày 1.500 đơn vị sản phẩm, với chi phí nguyên vật liệu và lao động 6.000 đồng/đơn vị. Biết rằng chu kỳ chuyển hóa tồn kho bình quân 22 ngày, kỳ thu tiền bình quân 40 ngày và kỳ thanh toán bình quân 30 ngày. a. Xác định chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và nhu cầu vốn luân chuyển? b. Nếu công ty cố gắng trì hoãn kỳ trả tiền lên 35 ngày thì sẽ giảm được bao nhiêu nhu cầu vốn luân chuyển? 2. Nếu một công ty trang bị một hệ thống sản xuất mới có công suất 1.800 đơn vị sản phẩm/ngày và có khả năng rút ngắn được chu kỳ chuyển hóa tồn kho xuống còn 20 ngày, với chi phí nguyên vật liệu và lao động 7000 đồng/đơn vị. Giả sử kỳ thu tiền và kỳ thanh toán vẫn không đổi thì chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và nhu cầu vốn luân chuyển là bao nhiêu? 3. Công ty PP dự đoán nhu cầu tiền mặt hằng quý cho hai năm đến như sau: Đvt: triệu đồng Quý Năm 20X6 Năm 20X7 I 120 170 240 II 210 160 III (270) (360) IV (190) (100) Công ty có số dư tiền mặt đầu kỳ là 150 triệu đồng. 1. Xác định số dư tiền mặt tích lũy cuối mỗi quý, không kể biện pháp tài trợ. 2. Xác định nhu cầu vốn thường xuyên và tạm thời biết rằng công ty muốn duy trì số dư tiền mặt tối thiểu là 150 triệu (giả sử nhu cầu vốn thường xuyên được xác định cuối mỗi năm). 4. Một công ty có doanh số 230 triệu đồng với lợi nhuận hoạt động biên là 10%. Để đảm bảo doanh số này, công ty duy trì mức tài sản cố định 100 triệu đồng. Hiện tại, công ty có 50 triệu tài sản lưu động. a. Xác định vòng quay tài sản và tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản. b. Tính tỷ lệ thu nhập trên tài sản ở các mức tài sản lưu động khác nhau bắt đầu tư 10 triệu lên đến 100 triệu với bước nhảy 15 triệu đồng. Vẽ đồ thị quan hệ này? Có thể chọn một mức tài sản có lưu động để cực đại hoá thu nhập trên tài sản hay không? 5. Công ty MM có một dự án đầu tư trong ba năm và cơ cấu tài sản như bảng sau: Đơn vị tính: triệu đồng Ngày Tài sản cố định Tài sản lưu động Ngày 31/03/20X6 500 210 Ngày 30/06/20X6 510 300 Ngày 30/09/20X6 520 250 Ngày 31/12/20X6 530 210 Ngày 31/03/20X6 540 220 Ngày 30/06/20X6 550 310 Ngày 30/09/20X6 560 260 Ngày 31/12/20X6 570 220 Ngày 31/03/20X6 580 230 Ngày 30/06/20X6 590 320 Ngày 30/09/20X6 600 270 Ngày 31/12/20X6 610 230 Các khoản phải trả và tích luỹ dự kiến chiếm khoảng 1/3 tài sản lưu động. Hiện tại, công ty có 500 triệu vốn tự có, còn lại là vốn vay dài hạn. Mỗi quý, họ có khoảng 10 triệu đồng thu nhập giữ lại. a. Hãy biểu diễn đồ thị theo thời gian tài sản và tài sản cố định của công ty. b. Lập kế hoạch tài trợ, áp dụng cách tiếp cận tấn công. c. Nếu tài trợ ngắn hạn có lãi suất là 10% và tài trợ dài hạn có lãi suất là 12%. Công ty sẽ tiết kiệm được bao nhiêu nếu toàn bộ tài sản lưu động được tài trợ bằng nợ ngắn hạn? 6. Công ty UV hiện đang có thời hạn bán hàng tín dụng 30 ngày với doanh số 60 triệu đồng, kỳ thu tiền bình quân 45 ngày. Để kích thích nhu cầu, công ty có thể tăng thời hạn bán hàng tín dụng lên 60 ngày. Họ tin rằng với thời hạn tín dụng này, doanh số hiện tại có thể Chương 5 – Quản trị vốn luân chuyển 241 tăng lên khoảng 15%. Kỳ thu tiền bình quân sẽ là 75 ngày, không phân biệt khách hàng cũ hay mới. Chi phí biến đổi hiện tại bằng 80% doanh số. Chi phí cơ hội của vốn đầu tư vào khoản phải thu là 18%. Công ty có nên thay đổi chính sách tín dụng hay không? 7. Một công ty có doanh số hiện tại là 3 tỷ đồng, toàn bộ doanh số này đều bán tín dụng với thời hạn Net 50 và kỳ thu tiền bình quân là 60 ngày. Công ty đang xem xét giảm thời hạn tín dụng xuống còn Net 30, kỳ thu tiền bình quân dự đoán giảm xuống 36 ngày và doanh số bán dự kiến sẽ giảm xuống còn 2,6 tỷ đồng. Biết rằng, tỷ lệ chi phí biến đổi là 90%, chi phí cơ hội vốn đầu tư khoản phải thu là 20% và thuế suất thu nhập công ty là 28%. Công ty có nên thay đổi thời hạn tín dụng không? 8. Công ty ET chuyên phân phối đồ trang sức vàng bạc đá quý hiện đang bán hàng với thời hạn Net 120 và kỳ thu tiền bình quân là 150 ngày. Công ty đang xem xét đưa ra mức chiết khấu 4% nếu khách hàng thanh toán trong 30 ngày. Sự thay đổi về chính sách tín dụng này dự kiến sẽ làm giảm kỳ thu tiền bình quân xuống còn 108 ngày. ET dự kiến 30% khách hàng sẽ chấp nhận chiết khấu. Doanh số tín dụng hiện tại hằng năm là 6 tỷ đồng. Tỷ lệ chi phí biến đổi là 66,7% và phí tổn đầu tư vào khoản phải thu là 15%. Công ty dự kiến sẽ không thay đổi mức tồn kho khi thay đổi chính sách tín dụng. Hãy xác định: a. Ngân quỹ mất đi khi thay đổi chính sách tín dụng. b. Ảnh hưởng ròng của chính sách này lên lợi nhuận trước thuế của công ty. 9. Nhằm đẩy nhanh việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng, công ty xuất bản Nam Bộ đang xem xét việc tăng quy mô chiết khấu bằng cách thay đổi thời hạn bán hàng từ 1/10 Net 30 lên 2/10 Net 30. Hiện tại, kỳ thu tiền bình quân của công ty là 43 ngày. Với thời hạn bán hàng mới, công ty dự kiến kỳ thu tiền bình quân sẽ giảm xuống còn 28 ngày. Hơn nữa, tỷ lệ khách hàng chấp nhận chiết khấu dự kiến sẽ tăng từ mức hiện tại là 50% lên 70% với chính sách mới. Nợ xấu bình quân hiện tại là 4% trên doanh thu và dự kiến sẽ không thay đổi nhiều khi công ty thay đổi chính sách. Doanh thu tín dụng hằng năm là 3,5 tỷ đồng, tỷ lệ chi phí biến đổi là 60%, phí tổn đầu tư vào khoản phải thu là 14%. Công ty dự kiến sẽ không tăng mức tồn kho hiện tại. Giả sử họ quyết định tăng quy mô chiết khấu, hãy xác định: a. Thu nhập trên khoản vốn bỏ ra khi thay đổi chính sách. b. Chi phí của việc tăng mức chiết khấu. c. Ảnh hưởng ròng của chính sách lên lợi nhuận trước thuế của công ty. 10. Nhằm đẩy mạnh doanh thu với mức hiện tại 24 tỷ đồng/năm, công ty kinh doanh văn phòng phẩm TL đề ra chính sách mở rộng tiêu chuẩn tín dụng. Hiện tại, kỳ thu tiền bình quân là 30 ngày, chi phí biến đổi đơn vị là 90% và một năm có 360 ngày. Chi phí cơ hội vốn trước thuế là 30%. Họ dự đoán việc mở rộng tiêu chuẩn tín dụng sẽ đem lại kết quả như sau: Chỉ tiêu Chính sách tín dụng A B C D Doanh số tăng thêm (tỷ đồng) 2,8 1,8 1,2 0,6 Kỳ thu tiền bình quân tăng thêm (ngày) 45 60 90 144 242 Tỷ lệ mất mát trên doanh số tăng thêm (%) 0,5 0,5 1 2 a. Chính sách tín dụng nào sẽ được áp dụng? b. Hãy xác định chính sách tín dụng tốt nhất nếu tỷ lệ mất mát thay đổi như sau: Chỉ tiêu Chính sách tín dụng Nhóm khách hàng A B C D Tỷ lệ mất mát trên doanh số tăng thêm (%) 3% 6% 10% 15% 11. Một công ty hiện có phí tổn cơ hội vốn là 12%/năm và đang bán hàng với thời hạn tín dụng là Net /10 EOM (nghĩa là hàng hóa mua trước cuối tháng phải trả tiền vào ngày 10 của tháng sau). Công ty có doanh số hiện tại 10 tỷ đồng/năm, trong đó có 80% là doanh số bán tín dụng, lượng bán trải đều trong năm. Kỳ thu tiền bình quân là 60 ngày. Nếu công ty áp dụng thời hạn bán hàng 2/10 Net 30, sẽ có khoảng 90% khách hàng chấp nhận chiết khấu giảm giá, lúc này, kỳ thu tiền bình quân giảm xuống còn 40 ngày. Công ty có nên thay đổi từ thời hạn bán hàng Net /10 EOM sang 2/10 Net 30 không? 12. Công ty kinh doanh gốm sứ PP mỗi năm tốn khoản chi phí 220 triệu đồng cho bộ phận tín dụng. Doanh thu tín dụng hiện tại là 12 tỷ đồng và kỳ thu tiền binh quân là 2,5 tháng, tỷ lệ mất mát do nợ xấu là 2,5%. Công ty dự đoán nếu họ tăng gấp đôi nhân lực cho bộ phận tín dụng thì kỳ thu tiền bình quân sẽ giảm xuống còn hai tháng và tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống còn 3 phần trăm. Chi phí tăng thêm cho bộ phận tín dụng là 180 triệu đồng, do đó, tổng chi phí thu nợ tăng lên 400 triệu đồng. Công ty có nên thực hiện kế hoạch này không nếu chi phí cơ hội vốn trước thuế là 20 phần trăm? 10 phần trăm? 13. Nhằm tăng nhanh việc thu hồi các khoản phải thu, Công ty phát hành sách Hill đang xem xét việc tăng quy mô chiết khấu tiền mặt, cụ thể là thay đổi thời hạn bán hàng từ 1/10, net 30 lên 2/10, net 30. Hiện tại, kỳ thu tiền bình quân của công ty là 43 ngày. Với điều kiện tín dụng mới, công ty dự kiến kỳ thu tiền bình quân giảm xuống 28 ngày. Hơn nữa, tỷ lệ khách hàng chấp nhận chiết khấu dự kiến tăng từ 50 phần trăm lên 70 phần trăm với điều kiện tín dụng mới. Mất mát do nợ xấu hiện tại bình quân là 4 phần trăm và dự đoán sẽ không thay đổi nhiều nếu công ty thay đổi chính sách. Doanh số tín dụng hằng năm là 3,5 tỷ đồng, tỷ lệ chi phí biến đổi là 60 phần trăm. Và tỷ suất sinh lợi trước thuế trên đầu tư khoản phải thu là 14 phần trăm. Công ty dự kiến mức tồn kho sẽ không đổi do thay đổi chính sách tín dụng. Giả sử rằng Hill quyết định tăng chiết khấu tiền mặt, hãy xác định: a. Thu nhập trên phần vốn bỏ ra khi thay đổi điều kiện tín dụng. b. Chi phí của việc tăng chiết khấu tiền mặt. c. Ảnh hưởng ròng lên lợi nhuận trước thuế. 14. Công ty JS bán được 120 tỷ đồng sản phẩm của họ cho các nhà bán sỉ với thời hạn Net 50. Hiện tại, kỳ thu tiền bình quân của công ty là 65 ngày. Để đẩy nhanh tốc độ thu hồi khoản phải thu, JS dự kiến đưa ra mức chiết khấu 1% nếu khách hàng thanh toán trong vòng 15 ngày. Công ty dự kiến có 40% khách hàng nhận chiết khấu và kỳ thu tiền bình quân giảm xuống 40 ngày. Phí tổn vốn đầu tư vào khoản phải thu là 20%. Công ty có nên thực hiện chính sách mới này không? 15. Doanh số của công ty Bimbo đang giảm so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Vì Bimbo Chương 5 – Quản trị vốn luân chuyển 243 khá tự tin về chất lượng sản phẩm của họ nên họ nghi ngờ rằng sự mất mát doanh số này có thể là do các tiêu chuẩn tín dụng và thời hạn bán hàng quá chặt chẽ. Hiện tại, doanh số bán tín dụng của công ty là 50 tỷ đồng mỗi năm. Với thời hạn bán hàng hiện tại là Net 20, kỳ thu tiền bình quân hiện tại là 25 ngày. Mất mát do nợ xấu chiếm 2% doanh số tín dụng. Tỷ lệ chi phí biến đổi của công ty là 0,8 và tỷ suất sinh lợi trước thuế trên đầu tư vào khoản phải thu và tốn kho là 20%. Bimbo có kế hoạch mở rộng tín dụng lên 2/10 net 30. Họ kỳ vọng có 20 phần trăm khách hàng nhận chiết khấu tiền mặt. Bimbo cũng có kế hoạch giảm tiêu chuẩn tín dụng và chấp nhận những khách hàng rủi ro hơn. Hành động này dự kiến làm tăng doanh số tín dụng lên 30 phần trăm. Tỷ lệ nợ xấu trên doanh số tín dụng dự kiến tăng lên 3 phần trăm và kỳ thu tiền bình quân sẽ tăng lên 30 ngày. Công ty cũng dự đoán cần phải đầu tư thêm 3 tỷ đồng vào tồn kho để phục vụ cho phần doanh số tăng thêm dự kiến. Hãy cho biết công ty có nên thực hiện kế hoạch thay đổi trong chính sách tín dụng này không? 16. Một công ty mua vật tư từ nhà cung cấp với điều kiện thanh toán 2/10 net 45. Tuy nhiên, nhà cung cấp có thể chấp nhận cho công ty thanh toán đến 60 ngày. Mặt khác, một ngân hàng cũng đồng ý cho công ty vay nợ với lãi suất 12% và yêu cầu duy trì 25% số dư bù trừ tại ngân hàng. a. Xác định chi phí tài trợ bằng tín dụng thương mại? b. Công ty có nên vay nợ để hưởng chiết khấu từ nhà cung cấp hay không? 17. Một công ty cần 500 triệu để nhận chiết khấu từ nhà cung cấp theo điều kiện 2/10 net 70. Biết rằng, công ty có thể vay ngắn hạn ngân hàng thời hạn 60 ngày, với tiền lãi sẽ thanh toán khi nợ đáo hạn là 8,1 triệu. a. Công ty có nên vay ngân hàng để hưởng suất chiết khấu thương mại không? b. Nếu ngân hàng yêu cầu thêm 25% ký quỹ thì quyết định trên có thay đổi không? 18. Một công ty cần khoản vay thời hạn 1 năm để đầu tư vào một dự án trị giá 2 tỷ đồng. Ngân hàng yêu cầu số dư bù trừ 20% và lãi suất khoản vay là 8%/năm. Ngoài ra, chi phí thủ tục để thực hiện hợp đồng vay trên là 50 triệu đồng. a. Công ty sẽ phải vay bao nhiêu để có được nguồn vốn đầu tư ở trên? b. Xác định lãi suất thực trên khoản vay mà ngân hàng áp dụng? 19. Một công ty đang thương lượng với 2 ngân hàng để vay 100 triệu đồng thời hạn 1 năm với lãi suất 8%/năm. - Ngân hàng A: đề nghị 20% số dư bù trừ được khấu trừ từ khoản vay và yêu cầu thanh toán khoản vay đều mỗi quí. - Ngân hàng B: đề nghị 10% số dư bù trừ nhưng không khấu trừ từ khoản vay và yêu cầu thanh toán khoản vay đều mỗi tháng? c. Ngân hàng nào đưa ra đề nghị tốt hơn cho công ty? d. Giả sử, công ty hiện đang duy trì số dư tài khoản ở mỗi ngân hàng là 20 triệu và được sử dụng như là số dư bù trừ thì lãi suất trên khoản vay tại mỗi ngân hàng là bao nhiêu? 20. Công ty GP cần tài trợ 10 triệu đồng vốn luân chuyển. Hiện tại, họ có các phương án tài trợ sau đây: a. Từ chối chiết khấu trả tiền trước của thời hạn bán hàng 3/10 Net 30. b. Vay ngân hàng với lãi suất 15%, nếu phương án đòi hỏi số dư bù trừ 12%. 244 c. Phát hành thương phiếu với lãi suất 12%, chi phí phát hàng là 100 nghìn đồng cho mỗi lần phát hành với thời hạn theo tháng. Giả sử rằng để ưu tiên cho tính mềm dẻo của vay ngân hàng, có thể chấp nhận tài trợ bằng nguồn này đắt hơn so với các nguồn khác 2%. Hãy chọn phương án tài trợ. 21. Công ty B có nhu cầu tăng vốn luân chuyển thêm 75 triệu nữa lập tức. Người ta đưa ra ba phương án nguồn như sau: a. Tài trợ bằng tín dụng thương mại: công ty hiện đang mua vật liệu mỗi tháng 50 triệu đồng với thời hạn 3/30 net 90. Chấp nhận chiết khấu. b. Vay ngân hàng: ngân hàng có thể cho vay 100 triệu lãi suất 13% và 10% số dư bù trừ. c. Chuyển nhượng các khoản phải thu của công ty. Công ty hiện đang có 100 triệu khoản phải thu mỗi tháng, kỳ thu tiền 60 ngày. Người mua khoản phải thu chấp nhận cho vay 75% giá trị tiền mặt của khoản phải thu với mức lãi suất 12% năm. Chi phí hoa hồng là 2% giá trị khoản phải thu được mua. Công ty cho rằng nó có thể nhận được dịch vụ kiểm soát tín dụng từ người mua khoản phải thu và giảm chi phí kiểm soát tín dụng và mất mát ước tính 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Hãy lựa chọn phương án tài trợ. 22. Bà Bích Loan hiện là giám đốc công ty phần cứng Gia Long đang thương lượng với ngân hàng thương mại để vay khoản tiền 500 triệu đồng với thời hạn 1 năm. Ngân hàng đã cho bà các phương án dưới đây. Hãy tính lãi suất thực cho mỗi phương án. Phương án nào có lãi suất thực thấp nhất? a. Lãi suất hằng năm 12%, không cần số dư bù trừ và trả lãi vào ngày cuối cùng. b. Lãi suất hằng năm 9% với 20% số dư bù trừ trong tài khoản và trả lãi vào ngày cuối cùng. c. Lãi suất hằng năm 8,75% theo phương thức lãi trả trước với 15% số dư bù trừ. 23. Một công ty có nhu cầu tăng thêm vốn luân chuyển 1 tỷ đồng vào tháng 10 để dự trữ hàng hóa tồn kho cho mùa Giáng Sinh. Thủ quỹ công ty đang thương lượng với 2 ngân hàng để vay nguồn vốn trên như sau: - Ngân hàng thương mại: cho vay với lãi suất 9% và ký quỹ 20%. - Ngân hàng đầu tư: cho vay với lãi suất 11% và không cần ký quỹ? a. Công ty nên ký hợp đồng vay nợ ở ngân hàng nào? b. Giả sử, công ty hiện có số dư tài khoản ở ngân hàng thương mại là 100 triệu đồng, có thể được sử dụng để ký quỹ thì quyết định trên có thay đổi không?
File đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_tai_chinh_chuong_5_quan_tri_von_luan_chuy.pdf