Bài giảng Tài chính ngân hàng - Bài 1: Giới thiệu học phần nhập môn ngành tài chính – ngân hàng - Lê Thị Minh Nguyên

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, sự phát triển

đa dạng các mối quan hệ tài chính, sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi

khác liên quan đến quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ

của doanh nghiệp.

Chuyên Tài chính – Ngân hàng chính là chuyên ngành sẽ

đào tạo ra nguồn nhân lực tài chính – ngân hàng các cán bộ

làm công tác quản lý tài chính, ngân hàng trong các doanh

nghiệp, để giúp các doanh nghiệp giải quyết các câu hỏi đặt

ra.

pdf 44 trang yennguyen 20020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính ngân hàng - Bài 1: Giới thiệu học phần nhập môn ngành tài chính – ngân hàng - Lê Thị Minh Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tài chính ngân hàng - Bài 1: Giới thiệu học phần nhập môn ngành tài chính – ngân hàng - Lê Thị Minh Nguyên

Bài giảng Tài chính ngân hàng - Bài 1: Giới thiệu học phần nhập môn ngành tài chính – ngân hàng - Lê Thị Minh Nguyên
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
NHẬP MÔN NGÀNH
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 1
NHẬP MÔN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 2
Số tín chỉ: 2 (30 tiết)
Điều kiện : không
Môn học tiếp sau: Trải nghiệm ngành TCNH
Giảng viên: ThS. Lê Thị Minh Nguyên
NHẬP MÔN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 3
Giới thiệu bản thân:
- Họ và tên
- Học phổ thông trường nào?
- Ở đâu?
- Sở thích của bạn là gì?
- Sở trường của bạn là gì?
- Bạn có năng khiếu gì?
- Tính cách của bạn?
- Bạn có thích nói về bản thân không?
- 
THẢO LUẬN
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 4
1. Thảo luận trực tiếp tại lớp (phát biểu trình
bày ý kiến)
2. Cho ý kiến cá nhân vào giấy
CHICKEN DANCE
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 5
CHICKEN DANCE
THẢO LUẬN
9/5/2018ThS. Lê Thị Minh Nguyên 6
Một số câu hỏi thảo luận:
1. Tại sao bạn chọn chuyên ngành TC – NH để học?
2. Bạn biết gì về chuyên ngành này?
3. Bạn biết gì về Tài chính?
4. Bạn biết gì về Ngân hàng?
5. Mục tiêu học tập của bạn là gì?
6. Bạn mong ước đạt được những gì khi học/tốt nghiệp
chuyên ngành này? (Làm gì, ở đâu?, mức lương?....)
7. Bạn có quan tâm đến chương trình học tập của bạn
không?
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 7
Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, sự phát triển
đa dạng các mối quan hệ tài chính, sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi
khác liên quan đến quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ
của doanh nghiệp.
Chuyên Tài chính – Ngân hàng chính là chuyên ngành sẽ
đào tạo ra nguồn nhân lực tài chính – ngân hàng các cán bộ
làm công tác quản lý tài chính, ngân hàng trong các doanh
nghiệp, để giúp các doanh nghiệp giải quyết các câu hỏi đặt
ra.
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 8
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng là
chuyên ngành đào tạo sinh viên để trở
thành một chuyên viên tài chính – ngân
hàng, và trong tương lai sẽ trở thành nhà
quản lý cấp cơ sở hoặc cao hơn là cấp
trung.
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 9
Sinh viên của chuyên ngành TC-NH sau khi
tốt nghiệp và tích lũy được nhiều kinh
nghiệm làm việc sau nhiều năm, sẽ trở thành
một nhà quản trị ngân hàng hoặc nhà quản lý
tài chính cấp cơ sở trong doanh nghiệp tài
chính hoặc phi tài chính.
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 10
Chương trình Tài chính – ngân hàng đào
tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo
đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến
thức và năng lực thực hành nghề nghiệp
tương xứng với trình độ đào tạo, có sức
khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát
triển kinh tế đất nước.
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 11
Cụ thể chương trình Tài chính –
Ngân hàng thể hiện các mục tiêu
giáo dục sau:
Sinh viên tuân thủ các tiêu chuẩn
đạo đức nghề nghiệp khi tham
gia vào lĩnh vực tài chính - ngân
hàng.
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 12
- Áp dụng những kiến thức và kỹ
năng xã hội cơ bản phù hợp với
chuyên ngành được đào tạo vào
thực tế; khả năng làm việc độc lập
và làm việc nhóm; sử dụng tốt
tiếng Anh trong công việc, học tập
và nghiên cứu.
MỤC TIÊU
CTĐT 
NGÀNH
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 13
- Sinh viên tốt nghiệp có thể
vận dụng các kiến thức và kỹ
năng về tài chính, về ngân
hàng để hỗ trợ các cấp lãnh
đạo nhận biết và đánh giá tình
hình tài chính hiện tại của
đơn vị.
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 14
- Áp dụng các phương pháp,
cách thức để huy động nguồn
vốn, cho vay, thẩm định hồ sơ
tín dụng một cách tốt nhất.
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 15
- Thực hiện những quy trình nghiệp
vụ trong các hoạt động kinh doanh
của một ngân hàng hiện đại như: quy
trình cấp tín dụng, quy trình mở thư
tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh
doanh ngoại hối, quản trị ngân hàng
và các loại hình dịch vụ ngân hàng
hiện đại khác.
- Khả năng học tập ở trình độ cao
hơn.
VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 16
Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc
ở các cơ quan nhà nước hoặc tư nhân trong
lĩnh vực tài chính và ngân hàng tại các cấp
như: Thuế, Kho bạc, Ngân hàng thương mại,
các định chế tài chính phi ngân hàng (công ty
tài chính, cho thuê tài chính, chứng khoán..,
hoặc doanh nghiệp khác
VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 17
TT
Loại tổ chức Vị trí việc làm dự kiến Cấp độ năng 
lực cần đạt 
khi tốt 
nghiệp
Ghi chú
1
Doanh nghiệp:
- thuộc các loại hình sở
hữu khác nhau như: 
Doanh nghiệp tư nhân, 
Công ty TNHH, Công ty 
cổ phần . 
- hoạt động kinh doanh
trong các lĩnh vực: sản
xuất nông nghiệp, sản
xuất công nghiệp, xây
dựng, thương mại, dịch
vụ
Thủ quỹ; nhân viên thanh toán; Đạt yêu cầu Biết ghi chép nghiệp vụ theo đúng 
yêu cầu của người quản lý trực 
tiếp 
Nhân viên nghiệp vụ lao động- tiền
lương; nhân viên quản lý công nợ; 
Nhân viên quản lý chi phí.
Thành thạo Ghi chép sổ sách, chủ động cập
nhật thông tin lao động- tiền
lương, thông tin doanh thu, chi 
phí, công nợ theo đúng quy chế
hoạt động của doanh nghiệp
Nhân viên phân tích đầu tư ; Nhân 
viên quản lý dự án; Nhân viên 
nghiệp vụ Tài chính doanh nghiệp 
Thành thạo Am hiểu về các nghiệp vụ chuyên
sâu như : quản lý danh mục đầu tư, 
quản lý rủi ro tài chính
Trợ lý giám đốc; tư vấn viên tài
chính; trợ lý CEO, trợ lý giám đốc
tài chính; Trưởng nhóm dự án và
quản lý đầu tư
Xuất sắc Có khả năng tích hợp kiến thức
chuyên ngành một cách sáng tạo
và tham mưu cho giám đốc về các
quyết định tài chính
VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 18
TT
Loại tổ chức Vị trí việc làm dự kiến Cấp độ 
năng lực 
cần đạt khi 
tốt nghiệp
Ghi chú
2
Ngân hàng
thương mại
Giao dịch viên; Tư vấn viên tài
chính cá nhân; Nhân viên thẩm
định; nhân viên tín dụng; Nhân
viên quản lý dự án
Thành thạo Có nghiệp vụ tài 
chính vững vàng, khả 
năng thuyết phục cao
Nhóm trưởng nhóm dự án; Nhân
viên phân tích đầu tư và môi giới
chứng khoán; Trưởng nhóm thẩm
định tín dụng.
Xuất sắc Có khả năng tổ chức
công việc, lãnh đạo
nhóm; có kiến thức
chuyên môn vững
vàng; có tư duy nhanh
nhạy để xử lý tình
huống
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 19
 A - Các năng lực chung (General Competence - GC)
 GC1/ Pháp luật, chính trị đại cương của nước CHXHCN
Việt nam
 GC2/ Ứng dụng CNTT (cho các ngành không chuyên
CNTT)
 GC3/ Ngoại ngữ (Tiếng Anh – cho các ngành không
chuyên TA)
 GC4/ Khoa học tự nhiên
 GC5/ Năng lực và tố chất cá nhân chung
 GC6/ Kinh tế, quản lý, quản trị đại cương
 GC7/ Khoa học xã hội và nhân văn, đa văn hóa và tôn
giáo
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 20
CT1 – Kiến thức học thuật và nghiệp vụ quản lý tài
chính cơ bản
Nội dung: 
Được trang bị lý thuyết, các khái niệm về tài chính
doanh nghiệp, các thuật ngữ tài chính, kiến thức
tổng quát về quản lý tài chính và rèn luyện kỹ năng
nghiệp vụ cơ bản trong lĩnh vực tài chính.
1. CT (Competence for Technoware) – Năng lực kỹ thuật
B - Các năng lực nghề nghiệp (Professional Competence -PC)
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 21
1. CT (Competence for Technoware) – Năng lực kỹ thuật
CT1 – Kiến thức học thuật và nghiệp vụ quản lý tài chính cơ bản
Biểu hiện: 
- Nắm vững các khái niệm, thuật ngữ trong tài chính, các phương pháp áp
dụng trong phân tích và quản trị tài chính doanh nghiệp;
- Am hiểu và vận dụng tốt những kiến thức về ngành nghề đã được tư liệu
hóa như: Lý thuyết tài chính – tiền tệ, pháp luật về kinh doanh và tài chính, 
các công thức và mô hình phân tích tài chính, các phương pháp phòng
ngừa rủi ro tài chính;
- Xây dựng được phương pháp và quy trình thu thập, tổng hợp và phân tích
dữ liệu kinh tế - tài chính vĩ mô cũng như vi mô phục vụ cho nhu cầu công
việc;
- Đọc, hiểu các báo cáo tài chính doanh nghiệp thông thạo. 
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 22
CT1 –Sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng
Nội dung: 
Được trang bị những kiến thức về sử dụng máy vi tính và
các phần mềm thông dụng (Microsoft Word, Excel) sử
dụng trong tính toán, phân tích và lưu trữ số liệu.
1. CT (Competence for Technoware) – Năng lực kỹ thuật
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 23
CT1 –Sử dụng máy vi tính và các phần mềm thông dụng
Nội dung: 
Biểu hiện: 
- Sử dụng thành thạo máy tính, máy vi tính và các phần mềm
chuyên dụng phục vụ cho quá trình thực hiện công việc chuyên
môn như: quản lý dữ liệu, xử lý số liệu kinh doanh, soạn thảo
báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị.
- Biết cách tích hợp việc học kiến thức kinh tế với sử dụng công
nghệ thông tin.
1. CT (Competence for Technoware) – Năng lực kỹ thuật
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 24
CT2 –Ứng dụng các phần mềm liên quan đến lĩnh vực quản lý tài chính
Nội dung: 
Được trang bị những kiến thức và kỹ năng ứng dụng các phần mềm
liên quan đến lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là quản lý tài
chính như : thẩm định dự án đầu tư, quản lý dự án, phân tích rủi ro, 
dự báo tài chính 
Biểu hiện: 
- Diễn giải và báo cáo hoạt động tài chính bằng đồ thị và số liệu thông
qua các phần mềm máy tính;
- Sử dụng máy tính để dự báo ngân sách & phân tích xu hướng; 
- Sử dụng máy tính để phát triển các mô hình tài chính.
1. CT (Competence for Technoware) – Năng lực kỹ thuật
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 25
CT3 –Quản lý tài chính theo chiến lược của doanh
nghiệp trong thời kỳ hội nhập
Nội dung: 
Được trang bị các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu, các
phương pháp hiện đại để thực hiện hiệu quả nhất công tác
quản lý tài chính theo đúng định hướng chiến lược của
doanh nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập
trong khu vực và thế giới.
1. CT (Competence for Technoware) – Năng lực kỹ thuật
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 26
CT4 –Quản lý tài chính theo chiến lược của doanh
nghiệp trong thời kỳ hội nhập
Biểu hiện: 
- Lập kế hoạch tài chính phù hợp với tình hình doanh nghiệp
và đáp ứng xu thế thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
- Có khả năng tổng hợp, phân tích các hoạt động kinh tế; Phân
tích báo cáo tài chính; Phân tích dữ liệu để phục vụ cho việc
đầu tư;
- Thiết lập được các mô hình và quy trình quản lý tài chính
doanh nghiệp phù hợp với công nghệ hiện đại
1. CT (Competence for Technoware) – Năng lực kỹ thuật
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 27
CT5 –Kỹ năng xử lý tình huống chuyên môn nghiệp vụ
Nội dung: 
Được rèn luyện kỹ năng xử lý các tình huống trong lĩnh
vực tài chính thông qua việc trải nghiệm tại các doanh
nghiệp và học tập mang tính mô phỏng được thực hiện
trên các phần mềm chuyên biệt.
1. CT (Competence for Technoware) – Năng lực kỹ thuật
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 28
CT5 –Kỹ năng xử lý tình huống chuyên môn nghiệp vụ
Biểu hiện: 
- Có kỹ năng xử lý các tình huống trong lĩnh vực tài chính thông qua việc học
tập mang tính mô phỏng được thực hiện trên các phần mềm chuyên biệt;
- Dự báo ngân sách & phân tích xu hướng trong doanh thu, chi phí, chi phí
vốn và các khoản khác có liên quan; Đề xuất các giải pháp tài chính nhằm
tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng vốn có hiệu
quả;
- Có khả năng phân tích và đánh giá rủi ro tài chính, giám sát và kiểm soát
dòng tiền trong doanh nghiệp;
- Phân tích các vấn đề về thuế và đảm bảo chất lượng hồ sơ thuế.
1. CT (Competence for Technoware) – Năng lực kỹ thuật
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 29
2. Competence for Humanware (CH) – Năng lực về con người
CH1 – Trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp
Nội dung: 
Được trang bị các kiến thức cơ bản về đạo đức, trách nhiệm
của người làm công tác tài chính.
Biểu hiện: 
- Hiểu về đạo đức, trách nhiệm của người làm công tác tài chính;
- Không thực hiện các hành vi gian lận nhằm thỏa mãn lợi ích của cá
nhân, gây tổn hại đến lợi ích của doanh nghiệp;
- Có ý thức tuân thủ pháp luật Nhà nước; chấp hành nội quy, quy chế
của đơn vị.
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 30
2. Competence for Humanware (CH) – Năng lực về con người
CH 2– Kỹ năng giao tiếp
Nội dung:
Được rèn luyện kỹ năng giao tiếp, rèn luyện khả năng thích
ứng tốt với môi trường làm việc, nhạy bén trong xử lý các
tình huống giao tiếp; Được cung cấp những cơ hội trải
nghiệm nghề nghiệp tại các tổ chức có liên quan để nâng cao
kỹ năng giao tiếp và xử lý tốt trong các môi trường làm việc
đa dạng.
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 31
2. Competence for Humanware (CH) – Năng lực về con
người
CH 2– Kỹ năng giao tiếp
Biểu hiện:
Hiểu về tâm lý, văn hóa xã hội;
Vận dụng tốt những quy tắc ứng xử, giao tiếp;
Nắm được quy định pháp lý đối với người lao động và người sử dụng lao
động;
Có tinh thần cầu thị, lạc quan, chủ động sáng tạo, phát triển được các mối
quan hệ với khách hàng và với đồng nghiệp;
Thể hiện tinh thần hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm; Có ý thức và năng
lực hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; có thái độ tự tin
và quyết đoán trong công việc; biết tôn trọng và học hỏi từ những lời phê
bình.
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 32
2. Competence for Humanware (CH) – Năng lực về con
người
CH3 – Tác phong làm việc
Nội dung:
Được rèn luyện tính kỷ luật, tác phong làm việc hiện
đại, có thể thích ứng với môi trường làm việc đa
dạng ở các loại hình tổ chức khác nhau.
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 33
2. Competence for Humanware (CH) – Năng lực về con người
CH3 – Tác phong làm việc
Biểu hiện:
Thể hiện trách nhiệm với bản thân, công việc, nghề nghiệp và xã hội;
Tác phong nhanh nhẹn, xử lý công việc chuyên môn chính xác và
kịp thời;
Có kỹ năng quản lý bản thân, thích ứng tốt với điều kiện làm việc
của doanh nghiệp;
Năng động, bản lĩnh, tự khẳng định bản thân;
Có kỹ năng đặt mục tiêu và tạo động lực làm việc;
Có kỹ năng lắng nghe với tư duy phản biện;
Kiểm soát được cảm xúc cá nhân.
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 34
3. Competence for InforWare (CI) – Năng lực thông tin
CI1 – Thông tin trong nội bộ
Nội dung: 
Được trang bị kỹ năng truyền thông , giao tiếp để có thể tiếp xúc,
trao đổi với những người trong đơn vị một cách hữu hiệu, phát triển
tốt mối quan hệ với các đồng nghiệp.
Biểu hiện: 
- Biết cách nắm bắt tâm lý, có khả năng ứng xử, giao tiếp tốt;
- Biết soạn thảo văn bản, báo cáo chuyên môn nghiệp vụ;
- Sử dụng thành thạo hệ thống thông tin nội bộ với các phương tiện kỹ
thuật hiện đại.
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 35
3. Competence for InforWare (CI) – Năng lực thông tin
CI2 – Thông tin ra bên ngoài
Nội dung: 
Được trang bị kỹ năng truyền thông, giao tiếp trong những
môi trường văn hóa khác nhau.
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 36
3. Competence for InforWare (CI) – Năng lực thông tin
CI2 – Thông tin ra bên ngoài
Biểu hiện: 
- Hiểu được những khác biệt căn bản về một số môi trường văn hóa;
- Vận dụng tốt kiến thức về giao tiếp với những khách hàng đến từ các
vùng miền và các quốc gia khác;
- Biết cách nắm bắt tâm lý, có khả năng ứng xử trong những tình huống đặc
biệt;
- Biết soạn thảo văn bản, báo cáo chuyên môn nghiệp vụ bằng tiếng Anh;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm công nghệ thông tin phổ biến để trao
đổi, giao tiếp ra bên ngoài.
- Am hiểu tiếng Anh chuyên ngành tài chính và có khả năng giao tiếp bằng
tiếng Anh.
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 37
3. Competence for InforWare (CI) – Năng lực thông tin
CI3 –Kỹ năng tham mưu
Nội dung: 
Khả năng phân tích , tổng hợp và đưa ra ý kiến tham mưu
cho doanh nghiệp.
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 38
3. Competence for InforWare (CI) – Năng lực thông tin
CI3 –Kỹ năng tham mưu
Biểu hiện: 
- Cung cấp các hướng dẫn về thuế, bảo hiểm và giải ngân các khoản tài
chính;
- Tham mưu cho các hoạt động kiểm toán;
- Tham mưu cho việc hoạch định ngân sách trong doanh nghiệp;
- Soạn thảo tài liệu, cung cấp thông tin tài chính cho Hội động quản trị &
quản lý cấp cao.
- Tham mưu, kiểm tra, đề xuất cho lãnh đạo trong việc ký kết các hợp
đồng kinh tế; theo dõi quản lý, giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh
tế, thực hiện các nghiệp vụ nghiệm thu, thanh lý, thanh quyết toán theo
đúng quy định về quản lý tài chính.
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 39
4. Competence for Orgaware (CO)
CO1 – Tổ chức bộ máy quản lý
Nội dung: 
Được trang bị những kiến thức, kỹ năng về tổ chức bộ
máy quản lý doanh nghiệp, các quy định pháp lý về
quản lý tài chính; các mô hình tổ chức bộ máy quản lý
tài chính; các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp
với các tổ chức bên ngoài.
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 40
4. Competence for Orgaware (CO)
CO1 – Tổ chức bộ máy quản lý
Biểu hiện: 
- Tổ chức tốt công việc của cá nhân theo đúng chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao trong bộ máy doanh
nghiệp;
- Thường xuyên cập nhật các quy định pháp lý về tài chính
doanh nghiệp, tham gia xây dựng quy chế, quy định nội bộ
doanh nghiệp.
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 41
4. Competence for Orgaware (CO)
CO2 – Tổ chức công việc chuyên môn
Nội dung: 
Được trang bị khả năng tổng hợp, hệ thống hóa mang
tính logic cao và có khả năng tổ chức công việc chuyên
môn mang tính sáng tạo.
NĂNG LỰC NGƯỜI TỐT NGHIỆP
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 42
4. Competence for Orgaware (CO)
CO2 – Tổ chức công việc chuyên môn
Biểu hiện: 
- Vận dụng các quy định pháp lý tài chính doanh nghiệp, tổ chức
bộ máy quản lý tài chính và quản lý các quy trình nghiệp vụ tài
chính trong doanh nghiệp;
- Tổ chức quản lý, sử dụng các nguồn lực của đơn vị có hiệu quả,
đảm bảo đúng quy định của pháp luật;
- Thiết lập và quản lý tốt các mối quan hệ tài chính với các tổ
chức bên ngoài như: ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan quản lý
chuyên môn 
NỘI DUNG ĐÀO TẠO
9/5/2018Giảng viên Lê Thị Minh Nguyên 43
- KhốI kiến thức giáo dục đại cương
- Khối kiến thức cơ sở ngành: các môn học chủ yếu như: Nguyên lý kế
toán, Pháp luật kinh tế, Tài chính tiền tệ, Nguyên lý thống kê, Tin học ứng
dụng, Quản lý tài chính công, Thuế, Bảo hiểm, Hải quan, Tài chính quốc
tế, Quản trị ngân hàng thương mại, Thị trường chứng khoán và đầu tư
chứng khoán, Định giá tài sản, Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Quản
trị kinh doanh, Thống kế doanh nghiệp, Quản lý dự án, Kiểm toán, Kinh
tế lượng
- Khối kiến thức chuyên ngành: Sinh viên sẽ được trang bị các môn học
về chuyên ngành là: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp thực
hành, Phân tích tài chính doanh nghiệp
9/5/2018
Giảng viên Lê Thị Minh 
Nguyên
44
CHÚC CÁC EM VUI 
VỚI HỌC PHẦN NÀY 
NHÉ! 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_ngan_hang_bai_1_gioi_thieu_hoc_phan_nhap.pdf