Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 1: Nhập môn Tâm lý học sức khỏe

Mục tiêu bài học

Trình bày được một số khái niệm cơ bản về Tâm lý học và Tâm lý học sức khoẻ (TLHSK)

Mô tả tóm tắt lịch sử phát triển của Tâm lý học và TLHSK trên thế giới và ở Việt Nam.

Mô tả năm nhiệm vụ chính của TLHSK

 

ppt 31 trang yennguyen 7940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 1: Nhập môn Tâm lý học sức khỏe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 1: Nhập môn Tâm lý học sức khỏe

Bài giảng Tâm lý học sức khỏe - Bài 1: Nhập môn Tâm lý học sức khỏe
KHOA CÁC KHXH, HÀNH VI & GIÁO DỤC SỨC KHỎE 
TÂM LÝ HỌC SỨC KHỎE 
30 tiết 
(8/3 - 12/3/2010) 
Mục tiêu chung của môn học 
Tìm hiểu một số yếu tố về tâm lý ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe, khả năng mắc bệnh và việc ứng phó với tình trạng ốm đau và điều trị y học. 
Mục tiêu cụ thể của môn học 
Trình bày được các khái niệm cơ bản của Tâm lý học Sức khỏe; 
Phân tích được các đặc điểm tâm lý của các giai đoạn phát triển tâm lý của con người; 
Phân tích được các cơ chế ảnh hưởng xã hội đến tâm lý con người; 
Mô tả được các lý thuyết về nhân cách và mối liên hệ giữa nhân cách và sức khỏe; 
Trình bày được khái niệm căng thẳng và cách ứng phó với căng thẳng; 
Trình bày được các yếu tố cơ bản của giao tiếp và chức năng giao tiếp; áp dụng được các kĩ năng giao tiếp trong thực hành YTCC. 
Các bài học của môn học 
Bài 1: Nhập môn Tâm lý học sức khỏe (4) 
Bài 2: Các giai đoạn phát triển tâm lý (4) 
Bài 3: Ảnh hưởng xã hội và sức khỏe (8) 
Bài 4: Nhân cách và sức khỏe (4) 
Bài 5: Căng thẳng và ứng phó với căng thẳng (8) 
Bài 6: Tâm lý học sức khỏe trong giao tiếp (4) 
Phương pháp đánh giá 
Chuyên cần (20%) 
Đánh giá quá trình (30%): bài tập nhóm + bài kiểm tra cá nhân 
Thi hết môn (50%) 
Tài liệu học tập 
Slide bài giảng (tải xuống từ e-learning) 
Giáo trình Tâm lý học sức khỏe (mượn tại thư viện) 
S. E. Taylor (1999). Health Psychology . McGraw-Hill, 4 th edition. 
H. S. Friedman (2002). Health Psychology . Prentice Hall, 2 nd edition. 
E-learning 
Các Khoa học xã hội 
Tâm lý học sức khỏe cử nhân chính quy (Password: 2345) 
Nhập môn Tâm lý học sức khỏe 
Khoa các KHXH-Hành vi-Giáo dục sức khỏe 
Trường Đại học Y tế công cộng 
Mục tiêu bài học 
Trình bày được một số khái niệm cơ bản về Tâm lý học và Tâm lý học sức khoẻ (TLHSK) 
Mô tả tóm tắt lịch sử phát triển của Tâm lý học và TLHSK trên thế giới và ở Việt Nam. 
Mô tả năm nhiệm vụ chính của TLHSK 
Khái niệm tâm lý học 
 	Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu những hiện tượng tâm lý của con người bao gồm quá trình tâm lý, những trạng thái tâm lý và những thuộc tính tâm lý. 
Khái niệm tâm lý học 
Là khoa học về hành vi và quá trình tâm thần 
Các thành tố chính của định nghĩa này: 
Khoa học 
Hành vi 
Các quá trình tâm thần 
Cơ sở tiếp cận của tâm lý 
Triết học phương tây 
Sinh học và sinh lý 
Wilhelm Wundt (1832-1920): Cấu trúc luận 
William James (1842-1910): Chức năng luận 
Charles Darwin (1809-1882): Thuyết tiến hóa 
Cấu trúc luận 
Wundt: Xác định cấu trúc của tâm trí 
Nghiên cứu mô tả các khía cạnh của cảm xúc: 
Vui thích/ khó chịu 
Căng thẳng / Thư giãn 
Hưng phấn / Trầm cảm 
Chức năng luận 
William James (1842-1910) 
Xác định các chức năng của tâm trí 
Tập trung vào những tương tác với môi trường trong phát triển nhân cách 
Ý nghĩa của sự thích nghi 
Quá trình tư duy 
Động cơ thúc đẩy hành vi 
Tâm lý và tiến hóa 
Charles Darwin (1809-1882) 
Sự lựa chọn tự nhiên 
Luôn tồn tại sự tranh đấu để tranh dành các nguồn lực 
Tự nhiên sẽ lựa chọn những đặc điểm thúc đẩy sự tái sinh và sinh tồn 
Những thay đổi về môi trường làm biến đổi quá trình tiến hóa 
Tâm lý và sức khỏe 
Tâm lý quan tâm đến sự kết nối giữa Tâm trí-Thể xác 
Tâm trí tác động lên thể xác: 
Ví dụ? 
Thể xác tác động lên tâm trí 
Ví dụ? 
Định nghĩa sức khỏe (WHO, 1948) 
“Sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là trạng thái không có bệnh tật hay tình trạng ốm yếu” 
Ước tính các nhóm yếu tố quyết định sức khỏe 
Tâm lý học sức khỏe 
Nghiên cứu các yếu tố về xã hội, hành vi, nhận thức và cảm xúc có ảnh hưởng đến: 
Duy trì và nâng cao sức khỏe 
Sự hình thành và tiến triển của ốm đau, bệnh tật 
Ứng phó của bệnh nhân và gia đình đối với ốm đau và bệnh tật 
Thường tập trung vào xây dựng các chương trình giúp các cá nhân thay đổi các hành vi có hại cho sức khỏe hoặc giảm nguy cơ thực hiện các hành vi có hại này 
Sự phát triển của TLHSK 
Nâng cao sức khỏe 
Tình trạng tâm lý và sự ốm đau 
Căng thẳng và ứng phó 
Hỗ trợ xã hội 
Các yếu tố xã hội: Giai tầng và giới 
Tuân thủ điều trị 
Đau và ứng phó 
Các yếu tố về nhận thức 
.... 
Mối liên hệ giữa TLHSK với các lĩnh vực SK khác 
Khoa học 
hành vi 
Y học 
TLHSK 
Mô hình xã hội tâm sinh học của bệnh 
 Sinh học 
Gen 
Giải phẫu 
Sinh lý 
Nguồn bệnh 
Vi khuẩn 
Độc tố 
 Yếu tố hành vi nguy cơ 
Chế độ ăn uống 
Hút thuốc/uống rượu 
Quan hệ tình dục không an toàn 
Đội mũ bảo hiểm 
 Xã hội 
Gia đình 
Xã hội 
Bạn bè 
Mô hình xã hội tâm sinh học 
Cấu phần tâm lý 
Hành vi (chấp nhận thực hiện và duy trì) 
Tình cảm (cảm xúc) 
Nhận thức (suy nghĩ, niềm tin, thái độ) 
Nhân cách – các cách suy nghĩ và cảm xúc đặc trưng 
Tại sao cần có kiến thức về Tâm lý học sức khỏe 
Thay đổi mô hình bệnh tật 
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng mở rộng và đa dạng 
Sự thừa nhận vài trò của Tâm lý học sức khỏe của hệ thống y tế 
Đóng góp của bản thân ngành Tâm lý học sức khỏe vào chăm sóc sức khỏe, ví du: can thiệp thay đổi hành vi để nâng cao sức khỏe 
Đóng góp về mặt phương pháp của Tâm lý học sức khỏe. 
Gánh nặng bệnh tật (DALYs) của nam giới, Việt Nam năm 2006 
Gánh nặng bệnh tật (DALYs) của nữ giới, Việt Nam năm 2006 
Những đóng góp quan trọng của tâm lý đối với sức khỏe 
Giúp có được các kỹ thuật hữu ích trong thay đổi hành vi ảnh hưởng tới sức khỏe và sự ốm đau. 
Giúp định hướng chủ yếu vào phòng bệnh hơn là chữa bệnh. 
Có lịch sử lâu đời trong việc phát triển các phương pháp tin cậy để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. 
Năm nhiệm vụ chính của TLHSK 
Tăng cường trạng thái tâm lý lành mạnh cho mọi lứa tuổi 
Tăng cường khả năng phòng ngừa và thích nghi tâm lý ở người bệnh 
Nghiên cứu nguyên nhân của tình trạng đau ốm 
Cải tiến phương pháp đánh giá sức khoẻ 
Cải thiện hệ thống chăm sóc sức khoẻ 
Kết luận 
TLHSK giúp hiểu được một phần những ảnh hưởng về: 
Tai sao mọi người lại khỏe mạnh hoặc ốm đau 
Mọi người ứng phó với tình trạng ốm đau như thế nào? 
TLHSK góp phần vào: 
Tìm hiểu các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe 
Nâng cao sức khỏe 
Phòng và điều trị các vấn đề sức khỏe 
Cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe 
Hình thành các chính sách y tế 
Các bài học của môn học 
Bài 1: Nhập môn Tâm lý học sức khỏe 
Bài 2: Các giai đoạn phát triển tâm lý 
Bài 3: Ảnh hưởng xã hội và sức khỏe 
Bài 4: Nhân cách và sức khỏe 
Bài 5: Căng thẳng và ứng phó với căng thẳng 
Bài 6: Tâm lý học sức khỏe trong giao tiếp 
Chuẩn bị cho bài buổi chiều: các giai đoạn phát triển tâm lý 
Có các giai đoạn phát triển tâm lý: trước sinh; thơ ấu (0-12); Vị thành niên (13-19); Trưởng thành (20-40); Trung niên(40-60); người già (trên 60) 
Chia lớp làm 10 nhóm: 2 nhóm chuẩn bị cùng một giai đoạn với nhiệm vụ cụ thể: 
Trình bày đặc trưng tâm lý, phân tích các yếu tố tâm lý-xã hội ảnh hưởng tới nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi lứa tuổi 
Xác định một số rối nhiễu tâm lý có thể gặp ở mỗi lứa tuổi 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tam_ly_hoc_suc_khoe_bai_1_nhap_mon_tam_ly_hoc_suc.ppt