Bài giảng Thanh toán trong kinh doanh quốc tế - Chương 1: Hối đoái - Hồ Văn Dũng
1.1. Tỉ giá hối đoái
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Phương pháp biểu thị tỉ giá
1.1.3. Phương pháp đọc tỉ giá
1.1.4. Xác định tỉ giá theo phương pháp tính chéo
1.1.5. Cơ sở xác định tỉ giá hối đoái
1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến
động của tỉ giá hối đoái
1.1.7. Phương pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái
1.1.8. Các loại tỉ giá hối đoái
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thanh toán trong kinh doanh quốc tế - Chương 1: Hối đoái - Hồ Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thanh toán trong kinh doanh quốc tế - Chương 1: Hối đoái - Hồ Văn Dũng
Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 1 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 1 THANH TOÁN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ GV: HỒ VĂN DŨNG KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM Hồ Văn Dũng 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 3 CHƯƠNG 1. HỐI ĐOÁI 1.1. Tỉ giá hối đoái 1.1.1. Khái niệm 1.1.2. Phương pháp biểu thị tỉ giá 1.1.3. Phương pháp đọc tỉ giá 1.1.4. Xác định tỉ giá theo phương pháp tính chéo 1.1.5. Cơ sở xác định tỉ giá hối đoái 1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỉ giá hối đoái 1.1.7. Phương pháp điều chỉnh tỉ giá hối đoái 1.1.8. Các loại tỉ giá hối đoái 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 4 1.2. Thị trường hối đoái 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Đặc điểm thị trường hối đoái 1.2.3. Những ưu điểm của thị trường hối đoái 1.2.4. Chức năng của thị trường hối đoái 1.2.5. Đối tượng tham gia thị trường hối đoái 1.2.6. Phương thức giao dịch CHƯƠNG 1. HỐI ĐOÁI 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 5 1.3. Các nghiệp vụ hối đoái 1.3.1. Nghiệp vụ giao ngay (Spot Operation) 1.3.2. Nghiệp vụ Ácbít (Arbitrage Operation) 1.3.3. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn (Forward Operation) 1.3.4. Nghiệp vụ hoán đổi (Swap Operation) 1.3.5. Nghiệp vụ giao sau (Futures Operation) 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (Option Operation) CHƯƠNG 1. HỐI ĐOÁI 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 6 1.1. Tỉ giá hối đoái 1.1. Khái niệm tỉ giá hối đoái • Khái niệm hối đoái: “Hối đoái (exchange) là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng tiền khác”. • Sự chuyển đổi này xuất phát từ yêu cầu thanh toán giữa các cá nhân, các công ty, các tổ chức thuộc hai quốc gia khác nhau và dựa trên một tỉ lệ nhất định giữa hai đồng tiền. Tỉ lệ đó gọi là tỉ giá hối đoái hay nói gọn hơn là tỉ giá. Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 2 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 7 • Tỉ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau. • Tỉ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác. • (Điều 4, Khoản 9, Pháp lệnh ngoại hối của Việt Nam năm 2013, có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 2014) định nghĩa: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”. 1.1. Khái niệm tỉ giá hối đoái (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 8 Ngoại hối là khái niệm dùng để chỉ các phương tiện thanh toán có giá trị được dùng trong trao đổi thanh toán giữa các quốc gia với nhau. • (Theo Điều 4, Khoản 1, Pháp lệnh ngoại hối của Việt Nam năm 2013, có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 2014), ngoại hối bao gồm: Khái niệm ngoại hối 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 9 Ngoại hối bao gồm: • a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ); Ngoại tệ là gì? • b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác; • c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; • d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; • đ) Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Khái niệm ngoại hối Bảng 1.1. Tỷ giá các ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ngày 12/10/2019 Mã NT Tên ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Bán AUD AUST.DOLLAR 15,485.32 15,583.94 15,874.29 CAD CANADIAN DOLLAR 17,154.49 17,315.51 17,635.30 CHF SWISS FRANCE 22,886.35 23,052.86 23,470.23 DKK DANISH KRONE - 3,368.61 3,474.21 EUR EURO 25,303.32 25,384.53 26,172.51 GBP BRITISH POUND 28,557.29 28,763.78 29,045.00 HKD HONGKONG DOLLAR 2,912.30 2,932.86 2,984.83 INR INDIAN RUPEE - 326.04 338.83 JPY JAPANESE YEN 202.76 209.36 215.95 KRW SOUTH KOREAN WON 17.86 18.81 20.83 KWD KUWAITI DINAR - 76,180.75 79,169.89 MYR MALAYSIAN RINGGIT - 5,506.85 5,578.14 NOK NORWEGIAN KRONER - 2,507.60 2,586.21 RUB RUSSIAN RUBLE - 360.63 401.85 SEK SWEDISH KRONA - 2,330.54 2,389.21 SGD SINGAPORE DOLLAR 16,643.92 16,766.43 16,974.76 THB THAI BAHT 748.12 748.12 779.32 USD US DOLLAR 23,110.00 23,140.00 23,260.00 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 11 1.1.2. Phương pháp biểu thị tỉ giá (yết giá – quotation) Trên thế giới có rất nhiều tiền tệ khác nhau, chúng đều là tiền, nhưng xét từ giác độ một quốc gia, thì chỉ có nội tệ mới đóng vai trò là tiền tệ, còn các đồng tiền khác là ngoại tệ, đóng vai trò là hàng hóa, và ta xem nó như là một loại hàng hóa đặc biệt. 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 12 1.1.2. Phương pháp biểu thị tỉ giá (yết giá – quotation) • Đồng tiền yết giá (commodity terms) là đồng tiền biểu thị giá trị của nó thông qua đồng tiền khác. • Đồng tiền định giá (currency terms) là đồng tiền dùng để xác định giá trị đồng tiền khác. • Ví dụ: Ngày 12/10/2019 tại thị trường Việt Nam, tỷ giá bán của NH Ngoại thương: EUR/VND = 26,172.51 hay là 1 EUR = 26,172.51 VND • Lưu ý: Tỷ giá hối đoái là đại lượng được xác định cụ thể theo không gian và thời gian. 1 đồng tiền yết giá = X đồng tiền định giá Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 3 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 13 • Khi nói đến tỉ giá bao giờ cũng liên quan đến một cặp đồng tiền. • Ký hiệu đơn vị tiền tệ: Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (International Standard Organization – ISO) qui định tên đơn vị tiền tệ của một quốc gia được viết bằng 3 ký tự. Hai ký tự đầu là tên quốc gia, ký tự sau cùng là tên đồng tiền. • Ghi chú: ngoại trừ EUR, SDR (Special Drawing Rights) 1.1.2. Phương pháp biểu thị tỉ giá (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 14 Bảng 1.2. Ký hiệu đơn vị tiền tệ của một số quốc gia Tên đồng tiền Ký hiệu Bảng Anh GBP Dollar Mỹ USD Đồng EURO EUR Dollar Canada CAD Dollar Hồng Kông HKD Dollar Singapore SGD Dollar Úc AUD Franc Thụy Sĩ CHF (Confederation Helvetique Franc) Yên Nhật JPY Đồng Việt Nam VND 1.1.2. Phương pháp biểu thị tỉ giá (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 15 • Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002, 12 nước châu Âu đã ngừng sử dụng đồng tiền quốc gia của mình và bắt đầu thực hiện một đồng tiền chung: đồng euro. 1.1.2. Phương pháp biểu thị tỉ giá (tt) 1/ Bỉ 2/ Đức 3/ Hy Lạp 4/ Tây Ban Nha 5/ Pháp 6/ Ai len 7/ Italy 8/ Lúc-xăm-bua 9/ Hà Lan 10/ Áo 11/ Bồ Đào Nha 12/ Phần Lan 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 16 • Tính đến 1/7/2013 Liên minh Châu Âu có 28 nước: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh 1.1.2. Phương pháp biểu thị tỉ giá (tt) 1.1.2. Phương pháp biểu thị tỉ giá (tt) Tính đến 1/1/2014 có 18 nước sau đây đã đưa đồng Euro làm tiền tệ chính thức vào lưu hành: 1. Áo 2. Bỉ 3. Bồ Đào Nha 4. Cyprus 5. Đức 6. Hà Lan 7. Hy Lạp 8. Ireland 9. Luxembourg 10. Malta 11. Pháp 12. Phần Lan 13. Tây Ban Nha 14. Ý 15. Slovenia 16. Slovakia 17. Estonia 18. Latvia (2014) 19. Lithuania (2015) Như vậy, tính tại thời điểm tháng 1 năm 2015, có 9 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu sau đây vẫn chưa tham gia vào khu vực đồng Euro: 1. Anh 2. Ba Lan 3. Bulgaria 4. Cộng hòa Séc 5. Đan Mạch 6. Hungary 7. Romania 8. Thụy Điển 9. Croatia (gia nhập 1/7/2013) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 18 • Ngày 23 tháng 6 năm 2016, nước Anh tổ chức trưng cầu dân ý về việc đi hay ở lại EU (BREXIT). Kết quả trưng cầu: 51,9% bỏ phiếu rời khỏi EU, 48,1% bỏ phiếu ở lại EU. 1.1.2. Phương pháp biểu thị tỉ giá (tt) Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 4 • Xem ký hiệu tiền tệ của các đồng tiền chính trên thế giới và tỉ giá qua các website: www.exchangerate.com www.yahoo.com/finance www.forexdirectory.net www.bloomberg.com • Thông tin tỉ giá liên quan đến VND www.vcb.com.vn www.bidv.com.vn www.vietinbank.vn https://www.agribank.com.vn www.eximbank.com.vn 1.1.2. Phương pháp biểu thị tỉ giá (tt) 20 1.1.2.1. Phương pháp yết giá trực tiếp (Direct quotation/ Certain quotation) • Yết giá trực tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị ngoại tệ thông qua một số lượng nội tệ nhất định. • Phương pháp yết giá này được áp dụng ở nhiều quốc gia như: Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam • Ví dụ: ở Việt Nam, tỷ giá bán 1 USD = 23,260.00 VND (12/10/2019) 1 ngoại tệ = X nội tệ 21 1.1.2.2. Phương pháp yết giá gián tiếp (Indirect quotation/ Uncertain quotation) • Yết giá gián tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị nội tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định. • Phương pháp yết giá này áp dụng ở một số nước như: Anh, Úc, New Zealand, EU, Mỹ • Ví dụ: ngày 11/10/2019 – ở Anh: 1 GBP = 1,2668 USD – ở Mỹ: 1 USD = 108,2900 JPY 1 nội tệ = Y ngoại tệ 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 22 Yết giá trong thực tế • Trên thị trường ngoại hối, tất cả các đồng tiền đều được yết giá với USD, và tỷ giá của bất kỳ đồng tiền nào với USD luôn có sẵn, không phải tính toán và thống nhất ở mọi nơi. Trong đó USD đóng vai trò là đồng tiền định giá với 5 đồng tiền là GBP, AUD, NZD, EUR và SDR. Đối với các đồng tiền còn lại, USD đóng vai trò là đồng tiền yết giá. • Trên thế giới có 3 nước là Anh, Úc, New Zeland và một khu vực đồng tiền chung EURO là dùng phương pháp yết giá gián tiếp, tất cả các nước còn lại đều dùng phương pháp yết giá trực tiếp. Riêng nước Mỹ dùng phương pháp yết giá trực tiếp với GBP, AUD, NZD, EUR và gián tiếp với tất cả các đồng tiền còn lại. 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 23 1.1.3. Phương pháp đọc tỉ giá (Ngôn ngữ trong giao dịch hối đoái quốc tế) • Trong giao dịch ngoại hối, người ta thường lấy tên thủ đô hoặc tên của trung tâm tài chính của các nước mà ở đó là thị trường tiền tệ lớn trên thế giới thay cho tên tiền tệ của nước đó ở vị trí tiền định giá. • Thay vì đọc USD/CHF người ta đọc “tỉ giá USD – Zurich”, hay thay vì đọc USD/JPY người ta đọc là “tỉ giá USD – Tokyo” • Thông thường trong giao dịch mua bán ngoại hối, người ta chỉ đọc 4 chữ số sau phần lẻ thập phân: hai số thập phân đầu tiên được gọi là số (figure); hai chữ số thập phân sau gọi là điểm (point) – Ví dụ: Người ta đọc “tỉ giá USD – Zurich”: một, bốn mươi số, sáu mươi điểm. Điều đó có nghĩa là 1 USD = 1,4060 CHF (CHF là đồng Franc của Thụy Sĩ). 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 24 1.1.3. Phương pháp đọc tỉ giá (tt) • Trong quan hệ giao dịch với khách hàng, các ngân hàng luôn phân biệt giữa khách hàng mua và khách hàng bán ngoại tệ. – Nếu khách hàng đến mua ngoại tệ thì ngân hàng bán theo tỉ giá bán. – Nếu khách hàng đến bán ngoại tệ thì ngân hàng mua theo tỉ giá mua. • Tỉ giá mua là tỉ giá mà ngân hàng áp dụng khi mua ngoại tệ từ khách hàng. • Tỉ giá bán là tỉ giá mà ngân hàng áp dụng khi bán ngoại tệ cho khách hàng. Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 5 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 25 1.1.3. Phương pháp đọc tỉ giá (tt) • Định nghĩa một cách tổng quát thì: – Tỷ giá mua là tỷ giá được ngân hàng quy định khi mua đồng tiền yết giá. – Tỷ giá bán là tỷ giá được ngân hàng quy định khi bán đồng tiền yết giá. 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 26 1.1.3. Phương pháp đọc tỉ giá (tt) • Lưu ý: Khi nói đến tỷ giá bao giờ cũng phải xem xét đứng trên góc độ của ngân hàng 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 27 1.1.3. Phương pháp đọc tỉ giá (tt) Tỉ giá BID ASK USD/CHF 1,4060 1,4070 - Mua USD - Bán CHF - Bán USD - Mua CHF • Lưu ý: Đứng trên góc độ của ngân hàng thì: – Số nhỏ là giá mua đồng tiền yết giá (USD), là giá bán đồng tiền định giá (CHF). Nó được gọi là tỉ giá mua vào của ngân hàng (BID RATE). – Số lớn là giá bán đồng tiền yết giá (USD), là giá mua đồng tiền định giá (CHF). Nó được gọi là tỉ giá bán ra của ngân hàng (ASK RATE). 28 1.1.4. Xác định tỉ giá theo phương pháp tính chéo • Tỷ giá chéo (Cross rate) là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua một đồng tiền thứ ba. Đồng tiền thứ ba này thường là đồng dollar Mỹ. Ví dụ: 1 USD = 1,32 CHF (hay USD/CHF = 1,32) 1 USD = 110 JPY (hay USD/JPY = 110) Xác định các tỉ giá CHF/JPY và JPY/CHF? CHF CHF USD 1 USD = x = x JPY USD JPY USD JPY CHF 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 29 • Một cách tổng quát: Muốn xác định tỉ giá hối đoái của đồng tiền A so với đồng tiền B theo phương pháp tính chéo ta lấy tỉ giá giữa A so với C nhân với tỉ giá của đồng C so với B. A A C = x B C B 1.1.4. Xác định tỉ giá theo phương pháp tính chéo 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 30 • Lưu ý: Khi xác định tỉ giá hối đoái thì ta phải xác định cả một cặp giá trị, tức là xác định BID RATE và ASK RATE (Nguyên tắc: BID RATE < ASK RATE). • Cách xác định BID RATE (tỉ giá mua của ngân hàng): Ghi chú ký hiệu: AM NH mua đồng tiền A BB NH bán đồng tiền B 1.1.4. Xác định tỉ giá theo phương pháp tính chéo AM AM CM = x BB CB BB Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 6 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 31 Cách xác định ASK RATE (tỉ giá bán của ngân hàng): Ghi chú ký hiệu: • AB NH bán đồng tiền A • BM NH mua đồng tiền B 1.1.4. Xác định tỉ giá theo phương pháp tính chéo AB AB CB = x BM CM BM 32 Vận dụng nguyên tắc tính chéo để xác định tỉ giá hối đoái: Ví dụ 1: Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex sau khi xuất khẩu một lô hàng tương ớt sang Bỉ thì thu được 200.000 EUR. Công ty cần bán số EUR này cho ngân hàng để lấy USD thanh toán cho một hợp đồng nhập khẩu tỏi từ Ấn Độ. Hỏi tổng số USD mà công ty nhận được sẽ là bao nhiêu? Cho biết tỷ giá niêm yết của ngân hàng mà công ty giao dịch là: – USD/VND = 23.140 – 23.260 – EUR/VND = 25.384 – 26.172 1.1.4. Xác định tỉ giá theo phương pháp tính chéo 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 33 Vận dụng nguyên tắc tính chéo để xác định tỉ giá hối đoái: Ví dụ 2: Có các tỉ giá: – USD/JPY = 125,40/60 – USD/CHF = 1,5730/50 • Tính tỉ giá chéo CHF/JPY? 1.1.4. Xác định tỉ giá theo phương pháp tính chéo 34 1.1.5. Cơ sở xác định tỉ giá hối đoái • Cơ sở để xác định tỉ giá hối đoái giữa hai tiền tệ chính là mối tương quan giữa giá trị của hai tiền tệ đó với nhau. 1.1.5.1. Trong chế độ bản vị vàng Chế độ bản vị vàng là chế độ mà vàng được chọn làm kim loại tiền tệ duy nhất. Đặc điểm cơ bản của nó là giá trị trên bề mặt đồng tiền tương đương với giá trị kim loại. Tiền được đúc bằng vàng. Song song với nó là tiền giấy khả hoán. 35 1.1.5. Cơ sở xác định tỉ giá hối đoái 1.1.5.1. Trong chế độ bản vị vàng • Chế độ bản vị vàng có hai đặc điểm: – Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng và dựa vào hàm lượng vàng – Vàng được tự do xuất nhập khẩu giữa các nước • Tỉ giá hối đoái là so sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền hai nước với nhau. 1.1.5. Cơ sở xác định tỉ giá hối đoái (tt) • Ví dụ: – 1 GBP có hàm lượng vàng là 7,32 gam (Anh - năm 1821) – 1 USD có hàm lượng vàng là 1,50463 gam (Mỹ - năm 1879) ... – Vừa đáp ứng nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ ở thời điểm hiện tại lẫn thời điểm trong tương lai. • Hạn chế của giao dịch hoán đổi tiền tệ – Chỉ quan tâm đến tỷ giá ở 2 thời điểm thỏa thuận và thanh toán. – Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng bắt buộc. – Là công cụ bảo hiểm tỷ giá tốt nhưng đồng thời đánh mất cơ hội đầu tư. 1.3.4. Nghiệp vụ hoán đổi (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 124 Lịch sử của thị trường Futures • Thị trường futures có thể được xem như đã xuất hiện từ thời trung cổ. Nguyên thủy nó được phát triển để đáp ứng yêu cầu của các giới nông dân và thương buôn. • Xem xét tình hình của nông dân vào tháng 4 của một năm nhất định, trong khi họ sẽ thu hoạch ngũ cốc vào tháng 6, sẽ thấy có sự không ổn định về giá ngũ cốc đối với nông dân. Trong những năm mất mùa giá ngũ cốc có thể rất cao - nhất là khi nông dân không vội vã bán ra. Mặt khác trong những năm bội thu giá ngũ cốc có xu hướng rẻ mạt. Do đó, nông dân sẽ phải chịu ảnh hưởng rất lớn đối với những rủi ro này. 1.3.5. Nghiệp vụ giao sau (Futures Operations) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 125 Lịch sử của thị trường Futures (tt) • Xem xét tiếp đến giới thương buôn – những người luôn có nhu cầu về ngũ cốc. Thương buôn cũng bị tác động bởi những rủi ro về giá. Trong những năm bội thu giá cả có thể rẻ, còn những năm khan hiếm có thể gây ra giá cắt cổ. • Do vậy, việc nông dân và các thương buôn gặp nhau vào tháng 4 (hay sớm hơn) để thỏa thuận về giá ngũ cốc sẽ được người nông dân sản xuất ra vào tháng 6 là một việc làm rất có ý nghĩa. Điều đó có nghĩa là họ đã thương lượng loại hợp đồng futures – hợp đồng cung cấp cách thức mà mỗi bên có thể loại trừ rủi ro do giá cả ngũ cốc không ổn định trong tương lai. 1.3.5. Nghiệp vụ giao sau (Futures Operations) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 126 • Nghiệp vụ giao sau là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao được thực hiện sau một thời hạn nhất định được thiết lập bởi Sở giao dịch. • Thị trường giao sau (Futures Market) là nơi giao dịch mua bán các hợp đồng giao sau về hàng hóa, tiền tệ và các công cụ tài chính. • Giao dịch giao sau thực chất đó là giao dịch có kỳ hạn nhưng được chuẩn hóa về: – Loại ngoại tệ – Trị giá hợp đồng – Thời hạn giao dịch 1.3.5. Nghiệp vụ giao sau (Futures Operations) Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 22 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 127 1.3.5. Nghiệp vụ giao sau (tt) Bảng 1.3. Tiêu chuẩn hóa hợp đồng giao sau ở thị trường Chicago AUD GBP CAD EUR JPY CHF Cỡ HĐ 100.000 62.500 100.000 125.000 12.500.000 125.000 Ký quỹ: - Ban đầu 1.148 $ 1.485 $ 608 $ 1.755 $ 4.590 $ 2.565 $ - Duy trì 850 $ 1.100 $ 4.504 $ 1.300 $ 3.400 $ 1.900 $ Tháng giao dịch Tháng 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 12 Giờ giao dịch 7:20 sáng đến 2:00 chiều 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 128 • Các đặc điểm của hợp đồng giao sau: – Được thực hiện tại quầy giao dịch thông qua nhà môi giới (Broker). – Phần lớn các hợp đồng giao sau thường được kết thúc trước thời hạn. – Hợp đồng giao sau chỉ có một vài thời hạn nhất định trong năm. – Bên tương ứng không phải là ngân hàng mà là quầy giao dịch. – Các khoản lời lỗ được ghi nhận vào thu nhập hàng ngày bởi phòng thanh toán bù trừ. – Thị trường giao sau quy định kích cỡ cho một đơn vị hợp đồng trong khi hợp đồng Forward thì khối lượng giao dịch bất kỳ. 1.3.5. Nghiệp vụ giao sau (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 129 • Các đặc điểm của hợp đồng giao sau: – Hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao bởi vì phòng giao hoán (clearing house) sẵn sàng đứng ra đảo hợp đồng bất cứ khi nào có một bên yêu cầu. Khi đảo hợp đồng thì hợp đồng cũ bị xóa bỏ và hai bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch giá trị tại thời điểm đảo hợp đồng. Đặc điểm này khiến cho hầu hết các hợp đồng giao sau đều tất toán thông qua đảo hợp đồng chỉ có khoảng 1,5% hợp đồng giao sau được thực hiện thông qua chuyển giao ngoại tệ vào ngày đáo hạn. 1.3.5. Nghiệp vụ giao sau (tt) • Ví dụ về thanh toán hàng ngày với hợp đồng futures: Nhà đầu cơ thị trường giao sau dự báo vài ngày tới CHF (franc Thụy Sĩ) sẽ lên giá so với USD (nghĩa là CHF/USD sẽ tăng). Nhằm kiếm tiền từ cơ hội này, vào sáng ngày Thứ Ba, một nhà đầu tư trên thị trường giao sau Chicago mua một hợp đồng futures trị giá 125.000 CHF với tỉ giá 0,75 USD cho 1 CHF (CHF/USD = 0,75). Hợp đồng này sẽ đáo hạn chiều ngày Thứ Năm. Để thực hiện HĐ futures này, trước tiên nhà đầu tư phải bỏ 2.565$ vào tài khoản ký quỹ ban đầu (Initial Margin). Mức ký quỹ duy trì (Maintenance Margin) đối với HĐ giao sau CHF là 1.900 USD. Nhà đầu tư phải thêm tiền vào nếu mức ký quỹ của mình xuống dưới mức 1.900 USD. 1.3.5. Nghiệp vụ giao sau (tt) 1.3.5. Nghiệp vụ giao sau (tt) Thời gian Triển khai Tính toán tiền Sáng ngày Thứ Ba Nhà đầu tư mua HĐ futures franc Thụy Sĩ đáo hạn sau 2 ngày (chiều ngày Thứ Năm), với tỉ giá 0,75$/CHF. Nhà đầu tư ký quỹ ban đầu: 2.565$ Chưa xảy ra Cuối ngày Thứ Ba Giá CHF tăng lên 0,755$, “định theo giá thị trường” Nhà đầu tư nhận được: 125.000 x (0,755-0,75) = 625$ Cuối ngày Thứ Tư Giá CHF giảm xuống 0,752$, “định theo giá thị trường” Nhà đầu tư phải chi trả: 125.000 x (0,755-0,752) = 375$ Cuối ngày Thứ Năm Giá CHF giảm xuống còn 0,74$, “định giá theo thị trường”. Hợp đồng đến hạn thanh toán. Nhà đầu tư nhận 125.000 CHF Nhà đầu tư phải chi trả: 125.000 x (0,752-0,74) = 1.500$ 125.000 x 0,74 = 92.500$ 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 132 1.3.5. Nghiệp vụ giao sau (tt) So sánh hợp đồng Forward và Futures Forward Futures Hợp đồng riêng giữa hai bên (giữa hai định chế tài chính hoặc giữa một định chế tài chính và khách hàng của họ) Trao đổi trên thị trường có tổ chức Không chuẩn hóa hợp đồng Tiêu chuẩn hóa hợp đồng Thường chuyển giao hàng vào ngày riêng Ngày giao hàng nhất định Tỉ giá cố định biết trước Tỉ giá thay đổi hàng ngày Thanh toán ở thời điểm chấm dứt hợp đồng Thanh toán hàng ngày Giao hàng hoặc thanh toán tiền mặt thường được thực hiện Hợp đồng thường đóng trạng thái trước khi đến hạn Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 23 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 133 Mục đích sử dụng currency futures – Tự bảo hiểm mua: nhà nhập khẩu muốn phòng ngừa rủi ro đồng ngoại tệ tăng giá. – Tự bảo hiểm bán: nhà xuất khẩu muốn phòng ngừa rủi ro đồng ngoại tệ mất giá. Hạn chế của hợp đồng giao sau – Hợp đồng giao sau có nhược điểm là chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ mạnh và một vài ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm mà thôi. – Hợp đồng giao sau là một hợp đồng bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn chứ không cho người ta quyền được chọn như trong hợp đồng quyền chọn. – Không phù hợp giao dịch khi hiệu quả thị trường yếu hay thông tin thị trường không minh bạch. 1.3.5. Nghiệp vụ giao sau (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 134 • Quyền chọn (option) là một hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua (call) hay bán (put) một công cụ tài chính ở một mức giá và thời hạn được xác định trước. • Người bán hợp đồng quyền chọn phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nếu người mua muốn. 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (Option Operation) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 135 • Đặc điểm: Trong nghiệp vụ quyền chọn, người mua luôn đóng vai trò chủ động, có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn khi biến động giá cả trên thị trường bất lợi cho mình. 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (Option Operation) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 136 1.3.6.1. Nghiệp vụ Call Option (quyền chọn mua) • a/ Người mua quyền chọn mua (Buyer of Call Option) • b/ Người bán quyền chọn mua (Seller of Call Option) 1.3.6.2. Nghiệp vụ Put Option (quyền chọn bán) • a/ Người mua quyền chọn bán (Buyer of Put Option) • b/ Người bán quyền chọn bán (Seller of Put Option) 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 137 1.3.6.3. Các thuật ngữ liên quan đến nghiệp vụ quyền chọn • Người mua quyền – Người bỏ ra chi phí để được nắm giữ quyền chọn và có quyền yêu cầu người bán có nghĩa vụ thực hiện quyền chọn theo ý mình. • Người bán quyền – Người nhận chi phí mua quyền của người mua quyền, do đó, có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn theo yêu cầu của người mua quyền. • Giá thực hiện (exercise price) – Giá sẽ được áp dụng nếu người mua quyền yêu cầu thực hiện quyền chọn. 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 138 1.3.6.3. Các thuật ngữ liên quan đến nghiệp vụ quyền chọn (tt) • Thời hạn của quyền chọn (maturity) – Thời hạn hiệu lực của quyền chọn. Quá thời hạn này quyền không còn giá trị. • Phí mua quyền (premium) – Chi phí mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền để được nắm giữ hay sở hữu quyền chọn. Chi phí này thường được tính bằng một số nội tệ trên mỗi ngoại tệ giao dịch. 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (tt) Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 24 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 139 1.3.6.3. Các thuật ngữ liên quan đến nghiệp vụ quyền chọn (tt) • Kiểu quyền chọn – American style - được thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian hiệu lực của hợp đồng. – European style - chỉ được thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 140 • Đến ngày đáo hạn, hợp đồng quyền chọn có thể xuất hiện 1 trong 3 khả năng sau đây: – Hợp đồng hòa vốn (ATM – at the money) – Hợp đồng có lời (ITM – in the money) – Hợp đồng bị lỗ (OTM – out of the money) 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 141 • Đối với hợp đồng quyền chọn mua: Giá hòa vốn = Giá thực hiện + phí mua quyền • Đến ngày đáo hạn, hợp đồng quyền chọn mua có thể xuất hiện 1 trong 3 khả năng sau đây: – Hợp đồng hòa vốn: khi giá thị trường bằng giá hòa vốn – Hợp đồng có lời: khi giá thị trường lớn hơn giá hòa vốn – Hợp đồng bị lỗ: • khi giá thị trường lớn hơn giá thực hiện nhưng nhỏ hơn giá hòa vốn: bị lỗ nhưng phần lỗ này nhỏ hơn phí mua quyền • khi giá thị trường nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện: lỗ chính là phần phí mua quyền (lỗ tối đa) 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 142 • Đối với hợp đồng quyền chọn bán: Giá hòa vốn = Giá thực hiện - phí mua quyền • Đến ngày đáo hạn, hợp đồng quyền chọn bán có thể xuất hiện 1 trong 3 khả năng sau đây: – Hợp đồng hòa vốn: khi giá thị trường bằng giá hòa vốn – Hợp đồng có lời: khi giá thị trường nhỏ hơn giá hòa vốn – Hợp đồng bị lỗ: • khi giá thị trường nhỏ hơn giá thực hiện nhưng lớn hơn giá hòa vốn: bị lỗ nhưng phần lỗ này nhỏ hơn phí mua quyền • khi giá thị trường lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện: lỗ chính là phần phí mua quyền (lỗ tối đa) 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 143 Ví dụ minh họa: Option với nhà xuất khẩu • Một doanh nghiệp xuất khẩu dự kiến trong tháng tới sẽ thu về một khoản ngoại tệ là 100.000 USD và vấn đề doanh nghiệp phải đau đầu đối phó là không rõ tỉ giá USD/VND sắp tới tăng hay giảm để quyết định bán ngay USD hay dành lại bán sau? Để bảo vệ giá trị đồng vốn và hưởng lợi từ việc dự đoán tỉ giá này, doanh nghiệp có thể: 1) Ký hợp đồng bán USD có kỳ hạn cho Vietcombank. Trong trường hợp này, cho dù vào ngày đáo hạn tỉ giá USD/VND có tăng hay giảm bao nhiêu thì doanh nghiệp vẫn phải bán cho Vietcombank với giá đã cam kết trong hợp đồng kỳ hạn. 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 144 Ví dụ minh họa: Option với nhà xuất khẩu (tt) 2) Hoặc ký hợp đồng Quyền chọn bán 100.000 USD (Put USD option) cho Vietcombank hôm nay (22/11/2006) với các chi tiết như sau: • Tỉ giá bán USD/VND = 16.500 (tỉ giá đặt bán) • Thời hạn hiệu lực: một tháng (ngày đáo hạn 22/12/2006) • Option kiểu châu Âu • Phí quyền chọn: 10 triệu VND • Tỉ giá tham khảo vào thời điểm ký hợp đồng: Spot: 16.300, Forward: 16.200 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (tt) Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 25 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 145 Ví dụ minh họa: Option với nhà xuất khẩu (tt) Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng quyền chọn bán, tới ngày đáo hạn 22/12/2006 sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp: Giả sử tỉ giá USD/VND ngày 22/12/2006 trên thị trường là 17.000, cao hơn tỉ giá đặt bán, doanh nghiệp có quyền không thực hiện hợp đồng đã ký kết với ngân hàng Vietcombank mà bán 100.000 USD để lấy 1.700.000.000 theo giá thị trường vì họ đã có quyền lựa chọn bán hay không bán theo giá đã ký kết trong hợp đồng. Trường hợp này doanh nghiệp có lợi hơn so với việc bán kỳ hạn là (17.000 – 16.200) x 100.000 = 80 triệu VND, nếu trừ phí quyền chọn 10 triệu VND thì doanh nghiệp vẫn thu lợi 70 triệu VND so với phương thức kỳ hạn. 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 146 Ví dụ minh họa: Option với nhà xuất khẩu (tt) Giả sử tỉ giá USD/VND ngày 22/12/2006 trên thị trường giảm còn 16.000, doanh nghiệp được quyền bán cho Vietcombank 100.000 USD lấy 1.650.000.000 VND theo tỉ giá đã ký kết trong hợp đồng Option, trừ phí quyền chọn 10 triệu VND, doanh nghiệp thực sự thu được 1.640.000.000 VND. Nếu không có hợp đồng Option thì với 100.000 USD doanh nghiệp chỉ có thể bán theo tỉ giá spot lúc này là USD/VND = 16.000 thu 1.600.000.000 VND, thấp hơn 40 triệu VND so với tỉ giá đặt bán trong hợp đồng Option. Trong trường hợp này nhờ hợp đồng Option doanh nghiệp có lợi 40 triệu VND so với giá thị trường. Nếu doanh nghiệp không có hợp đồng Option mà có hợp đồng Forward thì số tiền doanh nghiệp thu được trong trường hợp này là 1.620.000.000 VND (theo tỉ giá forward USD/VND = 16.200). 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 147 Ví dụ về quyền chọn mua: Công ty X mua quyền chọn mua của ngân hàng Vietcombank một lượng ngoại tệ là 50.000 USD, theo giá thỏa thuận (exercise price/ strike price): 1USD = 16.500 VND, thời hạn là 3 tháng, phí quyền chọn mua (premium) là 100 VND cho 1 USD. Do đó ta có đồ thị sau: Tỷ giá tại thời điểm giao nhận USD Lỗ Lãi 16.600 16.500 Người mua Call Option (Công ty X) Người bán Call Option (Vietcombank) Call Breakeven = Strike + Premium + 5 tr - 5 tr Lỗ có giới hạn Lời vô hạn Giá thực hiện Giá hòa vốn 0 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 148 Lời hữu hạn Lỗ giới hạn Ví dụ về quyền chọn bán: Công ty Y mua quyền chọn bán của ngân hàng Vietcombank một lượng ngoại tệ là 50.000 USD, theo giá thỏa thuận (exercise price/ strike price): 1USD = 16.500 VND, thời hạn là 3 tháng, giá quyền chọn bán (premium) là 100 VND cho 1 USD. Do đó ta có đồ thị sau: Lỗ Người mua Put Option (Công ty Y) Tỷ giá tại thời điểm giao nhận USD Người bán Put Option (Vietcombank) 16.500 16.400 Put Breakeven = Strike - Premium Giá thực hiệnGiá hòa vốn + 5 tr - 5 tr 0 Lãi 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 149 • Tóm lại, với hợp đồng quyền chọn (Option) và trả một mức phí thấp thì cho dù tỉ giá thị trường biến động theo chiều nào đi nữa thì doanh nghiệp đều có lợi: giá trị đồng vốn được bảo toàn và thu lợi thêm từ biến động tỉ giá. Đó là bỏ ra một chi phí hữu hạn để hưởng lợi vô hạn. 1.3.6. Nghiệp vụ quyền chọn (tt) 26-Dec-19 Hồ Văn Dũng 150 Kết thúc chương 1
File đính kèm:
- bai_giang_thanh_toan_trong_kinh_doanh_quoc_te_chuong_1_hoi_d.pdf