Bài giảng Thuế - Cao Anh Thảo

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ

1.1.Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế

1.1.1. Sự ra đời và tính tất yếu khách quan của thuế

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là đòi

hỏi cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước

Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, song quan niệm

về thuế ở mỗi hình thái xã hội có khác nhau. Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch

sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng, nhiệm vụ

của Nhà nước. Thuế phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và

phát triển của Nhà nước. Cùng với việc mở rộng các chức năng của Nhà nước và sự

phát triển các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, các hình thức thuế ngày càng phong phú

hơn, công tác quản lý thuế ngày càng hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành công cụ

quan trọng, có hiệu quả của Nhà nước để tác động đến đời sống kinh tế xã hội của

đất nước.

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế

- Khái niệm

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà

nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích

chung toàn xã hội

- Đặc điểm

+ Thuế là một khoản động viên bắt buộc gắn liền với quyền lực của Nhà nước.

Tính chất bắt buộc của thuế là một tất yếu khách quan xuất phát từ tính chất cung

cấp hàng hoá công cộng và đặc điểm sử dụng hàng hoá công cộng. Tuy nhiên, thuế

là một khoản đóng góp bắt buộc không mang tính hình sự, nghĩa là hành động đóng

thuế cho Nhà nước là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân, không

phải là hành động xuất hiện khi có biểu hiện vi phạm pháp luật.

+ Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp.

+ Thuế chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong

những thời kỳ nhất định.

+ Thuế được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia bằng quyền lực pháp lý

của Nhà nước đối với con người và tài sản.

Tóm lại, những đặc điểm cơ bản trên đây của thuế đã phản ánh bản chất, nội

dung bên trong của thuế. Từ những đặc điểm đó giúp ta phân biệt thuế với các hình

thức động viên khác của Ngân sách Nhà nước như phí và lệ phí trên nhiều phương

diện khác nhau

pdf 120 trang yennguyen 9681
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thuế - Cao Anh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thuế - Cao Anh Thảo

Bài giảng Thuế - Cao Anh Thảo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
MÔN: THUẾ 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ) 
Người biên soạn: ThS. Cao Anh Thảo 
Lưu hành nội bộ - Năm 2015 
-1- 
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ 
1.1.Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế 
1.1.1. Sự ra đời và tính tất yếu khách quan của thuế 
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là đòi 
hỏi cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước 
Thuế luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, song quan niệm 
về thuế ở mỗi hình thái xã hội có khác nhau. Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch 
sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng, nhiệm vụ 
của Nhà nước. Thuế phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và 
phát triển của Nhà nước. Cùng với việc mở rộng các chức năng của Nhà nước và sự 
phát triển các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, các hình thức thuế ngày càng phong phú 
hơn, công tác quản lý thuế ngày càng hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành công cụ 
quan trọng, có hiệu quả của Nhà nước để tác động đến đời sống kinh tế xã hội của 
đất nước. 
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế 
- Khái niệm 
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà 
nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích 
chung toàn xã hội 
- Đặc điểm 
+ Thuế là một khoản động viên bắt buộc gắn liền với quyền lực của Nhà nước. 
Tính chất bắt buộc của thuế là một tất yếu khách quan xuất phát từ tính chất cung 
cấp hàng hoá công cộng và đặc điểm sử dụng hàng hoá công cộng. Tuy nhiên, thuế 
là một khoản đóng góp bắt buộc không mang tính hình sự, nghĩa là hành động đóng 
thuế cho Nhà nước là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân, không 
phải là hành động xuất hiện khi có biểu hiện vi phạm pháp luật. 
+ Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp. 
+ Thuế chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong 
những thời kỳ nhất định. 
+ Thuế được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia bằng quyền lực pháp lý 
của Nhà nước đối với con người và tài sản. 
Tóm lại, những đặc điểm cơ bản trên đây của thuế đã phản ánh bản chất, nội 
dung bên trong của thuế. Từ những đặc điểm đó giúp ta phân biệt thuế với các hình 
thức động viên khác của Ngân sách Nhà nước như phí và lệ phí trên nhiều phương 
diện khác nhau. 
-2- 
 1.1.3.Vai trò của thuế trong nền kinh tế 
- Thuế là khoản thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước 
Về bản chất, thu Ngân sách Nhà nước là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa 
Nhà nước và các tầng lớp dân cư trong xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước 
huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước 
nhằm thoả mãn nhu cầu chi tiêu của mình. Để huy động nguồn lực vật chất cho 
mình, Nhà nước có thể sử dụng các hình thức khác nhau như: phát hành thêm tiền 
để trang trải các nhu cầu chi tiêu cần thiết của Nhà nước, phát hành trái phiếu để 
vay trong nước và ngoài nước, bán một phần tài sản quốc gia và thu thuế. Tuy nhiên 
thuế được coi là nguồn thu chủ yếu của NSNN hệ thống thuế được trãi rộng cho nên 
nguồn thu từ thuế được thường xuyên. 
- Thuế là công cụ quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế 
Nội dung quản lý và điều tiết vĩ mô của thuế đối với nền kinh tế quốc dân 
được thể hiện ở những khía cạnh sau: 
Thuế đã góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành hợp lý theo yêu cầu 
phát triển kinh tế của Nhà nước trong từng giai đoạn. Bằng cách áp dụng các chế độ 
thuế phân biệt đối với từng ngành kinh tế, từng mặt hàng khác nhau, Nhà nước có 
thể thúc đẩy sự phát triển các ngành quan trọng nhất, giữ vị trí then chốt trong nền 
kinh tế. 
Thuế góp phần điều chỉnh nền kinh tế chu kỳ. Trong nền kinh tế thị trường sự 
phát triển theo chu kỳ là điều khó tránh khỏi. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn 
định, Nhà nước sử dụng thuế để điều chỉnh quá trình đó. Trong những năm khủng 
hoảng và suy thoái kinh tế, Nhà nước có thể hạ thấp mức thuế, tạo ra những điều 
kiện thuận lợi nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng để tăng đầu tư và mở rộng sức sản 
xuất, đưa nền kinh tế thoát khỏi những khủng hoảng nhanh chóng. Ngược lại, trong 
thời kỳ phát triển quá mức, có nguy cơ dẫn đến mất cân đối, bằng cách tăng thuế, 
thu hẹp đầu tư, Nhà nước có thể giữ vững nhịp độ tăng trưởng theo mục tiêu đặt ra. 
Thuế có thể được sử dụng để điều tiết việc làm và thất nghiệp. Khi nền kinh tế 
có mức thất nghiệp cao thì cùng với việc mở rộng các khoản chi tiêu của Chính phủ, 
thuế cần phải được cắt giảm để tăng tổng cầu và việc làm. Trong thời kỳ nền kinh tế 
lạm phát thì cùng với việc cắt giảm các khoản chi tiêu của Chính phủ, thuế lại được 
gia tăng để giảm tổng cầu và hạn chế gia tăng lạm phát. 
Thuế được sử dụng như một công cụ có hiệu quả để góp phần thực hiện chính 
sách đối ngoại, bảo hộ nền sản xuất trong nước và thúc đẩy sự hội nhập kinh tế 
trong khu vực và thế giới. Thông qua điều chỉnh mức thuế nhập khẩu mà gây nên áp 
-3- 
lực tăng giá hàng nhập khẩu, làm giảm khả năng cạnh tranh so với hàng hoá sản 
xuất trong nước, từ đó điều chỉnh khối lượng hàng hoá nhập khẩu để thực hiện bảo 
hộ nền sản xuất trong nước và bảo vệ lợi ích của thị trường nội địa. 
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, mở cửa tự do hoá nền kinh tế, thuế quan dần 
dần giảm bớt vai trò bảo hộ của nó. Để phát triển hoạt động ngoại thương, tạo nên 
sức mạnh cạnh tranh mang tính tập thể, những thoả thuận về vấn đề thuế quan nhằm 
mở rộng tự do lưu thông hàng hoá giữa các nước với nhau được hình thành. Trên cơ 
sở đó liên minh thuế quan ra đời. 
Thuế còn góp phần khuyến khích, thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua 
việc Chính phủ các nước ký kết Hiệp định tránh đánh thuế trùng và quy định những 
điều kiện ưu đãi đầu tư. Như vậy, việc thi hành chính sách thuế xuất - nhập khẩu, 
thực hiện liên minh thuế quan và Hiệp định tránh đánh thuế trùng đã góp phần thực 
hiện chính sách đối ngoại, thúc đẩy sự hội nhập giữa các nước trong khu vực và trên 
thế giới. 
- Thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng trong chính sách động viên đóng 
góp cho Nhà nước giữa các thành phần kinh tế và thực hiện công bằng xã hội 
Tính công bằng, bình đẳng của thuế được biểu hiện trên những khía cạnh sau: 
- Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các thành phần kinh tế, các tầng 
lớp dân cư. 
- Công bằng xã hội không có nghĩa là bình quân chủ nghĩa. Người có thu nhập 
cao phải đóng thuế cao hơn người có thu nhập thấp. 
- Bình đẳng, công bằng xã hội phải được biểu hiện bằng những luật pháp, chế 
độ, quy định rõ ràng của Nhà nước. Phải có những biện pháp chống thất thu có hiệu 
quả về đối tượng nộp thuế, về căn cứ tính thuế, về tổ chức quản lý thu thuế, về chế 
độ miễn giảm, về kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với các vụ vi phạm, khắc phục 
trường hợp xử lý không đúng pháp luật, quá nặng hoặc quá nhẹ. 
1.2. Các yếu tố cấu thành nên một sắc thuế 
1.2.1.Tên gọi 
Trong hệ thống thuế có nhiều sắc thuế, mỗi một sắc thuế đều có biểu hiện 
riêng trong quá trình chuyển giao thu nhập cho Nhà nước. Để thuận lợi cho công tác 
quản lý, người ta phải đặt tên cho từng sắc thuế và do đó tên của mỗi sắc thuế phải 
biểu hiện được những đặc trưng riêng có của nó. 
Tên gọi của mỗi sắc thuế nói lên cơ sở tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của 
sắc thuế đó như thuế giá trị gia tăng có cơ sở tính thuế là giá trị gia tăng của hàng 
-4- 
hoá, dịch vụ chịu thuế, còn thuế thu nhập doanh nghiệp có cơ sở tính thuế là thu 
nhập chịu thuế của doanh nghiệp. 
1.2.2. Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế) 
Luật thuế chỉ rõ tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc khai báo, hoặc không 
phải thực hiện khai báo, nộp thuế theo quy định của sắc thuế đó. Tức là khoản thuế 
đó do chủ thể nào phải nộp thì chủ thể đó chính là đối tượng nộp thuế. Đối tượng 
nộp thuế là thể nhân hoặc pháp nhân theo quy định của pháp luật. 
1.2.3. Đối tượng tính thuế 
Đối tượng làm căn cứ để tính thuế chính là đối tượng tính thuế. Căn cứ tính 
thuế có thể là thu nhập, hàng hoá hay tài sản, do đó đối tượng tính thuế cũng có thể 
là thu nhập, hàng hoá hoặc tài sản. 
Ví dụ đối với thuế giá trị gia tăng thì đối tượng tính thuế là hàng hoá, dịch vụ 
dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đối tượng quy định 
tại Điều 4 của Luật thuế GTGT. Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất chịu 
thuế sử dụng đất nông nghiệp. 
1.2.4. Thuế suất, biểu thuế 
Thuế suất là linh hồn của một sắc thuế, thể hiện nhu cầu cần tập trung nguồn 
tài chính và biểu hiện chính sách điều chỉnh kinh tế xã hội của Nhà nước, đồng thời 
cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. 
- Thuế suất: Thuế suất là tỷ lệ phần trăm hoặc một số tuyệt đối ấn định cho 
một đơn vị đối tượng đánh thuế nhất định nộp cho Nhà nước. Thuế suất bao gồm: 
Thuế suất ổn định là loại thuế suất cố định không thay đổi trong mọi trường 
hợp tăng, giảm của cơ sở tính thuế. Ví dụ thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với 
hoạt động kinh doanh vũ trường, massage, karaoke, kinh doanh casino là 30%. 
Thuế suất luỹ tiến là thuế suất tăng theo mức tăng của cơ sở tính thuế. Thuế 
suất luỹ tiến bao gồm thuế suất luỹ tiến toàn phần và thuế suất luỹ tiến từng phần. 
Thuế suất luỹ tiến toàn phần là thuế suất tăng trên toàn bộ phần tăng của cơ sở 
tính thuế 
Thuế suất luỹ tiến từng phần là thuế suất tăng trên từng phần tăng của cơ sở 
tính thuế. 
Ví dụ: Trích biểu thuế thu nhập cá nhân: 
Bậc 
thuế 
Phần thu nhập tính thuế/năm 
(triệu đồng) 
Phần thu nhập tính thuế/tháng 
(triệu đồng) 
Thuế suất 
(%) 
1 Đến 60 Đến 5 5 
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 
-5- 
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 
7 Trên 960 Trên 80 35 
Thuế thu nhập của một người có thu nhập chịu thuế là 9.200.000đ/tháng được 
tính theo 2 phương pháp: luỹ tiến toàn phần và luỹ tiến từng phần như sau: 
Tính theo thuế suất luỹ tiến toàn phần: 
Thuế phải nộp là: 9.200.000 x 10% = 920.000đ 
Thu nhập còn lại: 9.200.000 – 920.000 = 8.280.000đ 
Tính theo thuế suất luỹ tiến từng phần: 
Bậc 1: Thu nhập đến 5.000.000 
Số thuế phải nộp: 5.000.000 x 5% = 250.000đ 
Bậc 2: Thu nhập trên 5.000.000 đến 10.000.000, thuế suất là 10%, người này 
có thu nhập 9.200.000 thì số thuế phải nộp là: 
(9.200.000 – 5.000.000) x 10% = 420.000đ 
Tổng số thuế phải nộp = 250.000 + 420.000 = 670.000đ 
Thu nhập còn lại: 9.200.000 – 670.000 = 8.530.000đ 
Với ví dụ trên ta thấy việc áp dụng thuế suất luỹ tiến khác nhau số thuế phải 
nộp cũng sẽ khác nhau. Thuế suất luỹ tiến từng phần tỷ lệ động viên tăng dần theo 
từng bậc thuế, đảm bảo yêu cầu động viên công bằng, hợp lý hơn giữa những người 
có thu nhập cao, thấp khác nhau nhưng việc tính toán có phần phức tạp. Ngược lại, 
thuế suất luỹ tiến toàn phần đơn giản hơn trong cách tính toán nhưng người chịu 
thuế phải đóng góp theo thuế suất cao trên toàn bộ thu nhập. 
- Mức thuế: Là tổng số thuế tính thành tiền phải nộp trên một đối tượng nhất 
định. 
Mức thuế = Đối tượng tính thuế x Thuế suất 
1.2.5. Chế độ giảm thuế, miễn thuế 
Thực chất đó là số tiền thuế mà người nộp thuế phải nộp cho Nhà nước, song 
vì những lý do kinh tế - xã hội mà Nhà nước quy định cho phép không phải nộp 
toàn bộ (miễn thuế) hoặc chỉ nộp một phần (giảm thuế) trong số tiền đó. 
Mục đích của việc miễn, giảm thuế: 
- Tạo điều kiện giúp đỡ người nộp thuế khắc phục hoàn cảnh khó khăn do 
nguyên nhân khách quan làm giảm thu nhập hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động 
kinh tế của họ. 
-6- 
- Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế xã hội trong khuyến khích 
hoạt động của người nộp thuế. 
Thông thường trong một số sắc thuế có quy định chế độ miễn, giảm thuế bao 
gồm: 
- Các trường hợp được xét miễn, giảm thuế. 
- Điều kiện và thủ tục xét miễn, giảm thuế. 
- Mức độ được xét miễn, giảm thuế. 
- Thẩm quyền của từng cấp về việc xét miễn, giảm thuế. 
1.2.6. Trách nhiệm và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế 
Luật thuế quy định đối tượng nộp thuế phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trong 
quá trình đóng góp cho Nhà nước, gồm: 
- Thực hiện việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. 
- Thực hiện chế độ sổ sách kế toán, chứng từ, hoá đơn. 
- Thực hiện việc khai báo, cung cấp số liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế. 
- Thực hiện kê khai, nộp thuế, nộp phạt đầy đủ, đúng hạn. 
1.2.7. Thời hạn thu, thủ tục nộp thuế và các chế tài liên quan 
Thủ tục thu và nộp thuế bao gồm những quy định về thủ tục kê khai, về địa 
điểm, thời gian và trình tự nộp thuế. Thủ tục thu, nộp thuế là căn cứ pháp lý để thực 
hiện việc nộp thuế đúng, đủ, kịp thời và là cơ sở pháp lý để xử lý đối với trường 
hợp nộp chậm, dây dưa tiền thuế. 
Để đảm bảo cho luật thuế được thực thi một cách nghiêm minh trong mỗi sắc 
thuế đều có quy định xử lý vi phạm, bao gồm việc xác định các hành vi vi phạm, 
mức xử lý và thẩm quyền xử lý của từng cấp đối với từng vi phạm. 
1.3. Phân loại thuế 
Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những 
nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định 
Phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng trong quản lý thu thuế từ khâu xây dựng 
chính sách đến khâu triển khai thực hiện. Việc phân loại thuế sẽ giúp ta hiểu rõ đặc 
thù của từng loại thuế nói riêng và ảnh hưởng của chúng trong hệ thống thuế nói 
chung để vận dụng đúng đắn trong quá trình xây dựng chính sách thuế cho phù hợp. 
Mặt khác, do những đặc điểm riêng của từng loại thuế mà mỗi hình thức thuế 
đòi hỏi những quy trình thu thuế riêng biệt. Phân loại thuế chính xác là cơ sở quan 
trọng để tổ chức việc thu nộp thuế phù hợp với quy trình của từng loại thuế. 
Thông thường, thuế được phân loại theo tính chất chuyển dịch của thuế và 
theo đối tượng (cơ sở) tính thuế. 
-7- 
1.3.1. Phân loại theo đối tượng đánh thuế 
Căn cứ đánh thuế cho chúng ta biết thuế được đánh trên cái gì. Dựa trên căn 
cứ đánh thuế thì có thể chia các sắc thuế thành ba loại: 
Thuế tiêu dùng 
Thuế tiêu dùng là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là phần thu nhập được 
mang tiêu dùng trong hiện tại. Trong thực tế, loại thuế tiêu dùng được thể hiện dưới 
nhiều dạng như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, 
Mục đích của thuế đánh vào tiêu dùng là điều tiết thu nhập của người mua 
hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc thu thuế, người ta thường thu 
ở khâu bán hàng để giảm đầu mối thu thuế và dễ dàng hơn nhiều so với thu trực tiếp 
ở người mua hàng nên còn có thể gọi thuế tiêu dùng là thuế bán hàng 
Thuế tiêu dùng là loại thuế có tính chất gián thu do người tiêu dùng hàng hoá, 
dịch vụ gánh chịu. 
Thuế thu nhập 
Thuế thu nhập là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập thực tế kiếm 
được của các cá nhân hoặc tổ chức. Thu nhập thực tế kiếm được hình thành từ nhiều 
nguồn: từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công, thu nhập từ hoạt động sản xuất 
kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức, cổ phần. 
Thu nhập được biểu hiện dưới nhiều dạng, do đó, thuế thu nhập cũng có nhiều 
dạng: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế thu 
nhập cá nhân,.... 
Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu vì người nộp thuế theo lu ... à 3.200.000 
đồng 
- Trong năm ông Tuấn đóng góp quỹ từ thiện 4.000.000 đồng 
Yêu cầu: Xác định số thuế TNCN là ông Tuấn phải nộp trong năm 2014? 
-115- 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] PGS.TS Võ Văn Nhị, Thuế và kế toán thuế, NXB Giao thông vận tải, 
2009 
[2] Học viện Tài chính, Giáo trình Lý thuyết Thuế, 2008 
[3] Học viện Tài chính, Nghiệp vụ Thuế, 2008 
[4] Thông tư 219/2013/TT-BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn thi 
hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế 
giá trị gia tăng 
[5] Thông tư 05/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 hướng dẫn thi 
hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 và Nghị định số 
113/2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số 
điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiết 
thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 
[6] Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thi hành 
Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng 
dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 
[7] Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 hướng dẫn 
thực hiện Luật Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 
của Luật Thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi 
tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 
Luật Thuế thu nhập cá nhân 
[8] Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính về 
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số 
điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của 
Chính phủ 
-116- 
MỤC LỤC 
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ .............................................0 
1.1.Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế.................................................1 
1.1.1. Sự ra đời và tính tất yếu khách quan của thuế ........................................... 1 
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế .................................................................. 1 
1.1.3.Vai trò của thuế trong nền kinh tế................................................................. 2 
1.2. Các yếu tố cấu thành nên một sắc thuế ......................................................3 
1.2.1.Tên gọi............................................................................................................ 3 
1.2.2. Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế) .......................................................... 4 
1.2.3. Đối tượng tính thuế...................................................................................... 4 
1.2.4. Thuế suất, biểu thuế...................................................................................... 4 
1.2.5. Chế độ giảm thuế, miễn thuế ....................................................................... 5 
1.2.6. Trách nhiệm và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế ...................................... 6 
1.2.7. Thời hạn thu, thủ tục nộp thuế và các chế tài liên quan ............................. 6 
1.3. Phân loại thuế..............................................................................................6 
1.3.1. Phân loại theo đối tượng đánh thuế ............................................................. 7 
1.3.2. Phân loại theo tính chất chuyển dịch tiền thuế ........................................... 7 
Chương 2: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG..............................................................9 
2.1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của thuế giá trị gia tăng .......................9 
2.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 9 
2.1.2. Đặc điểm........................................................................................................ 9 
2.1.3. Tác dụng của thuế GTGT............................................................................. 9 
2.2. Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng ..................................................9 
2.2.1. Đối tượng nộp thuế, không nộp thuế ........................................................... 9 
2.2.2. Đối tượng chịu thuế, không thuộc diện chịu thuế..................................... 10 
2.2.3. Căn cứ tính thuế .......................................................................................... 10 
2.2.4. Phương pháp tính thuế GTGT phải nộp .................................................... 16 
2.2.5. Chế độ hoàn thuế ........................................................................................ 20 
2.2.6. Chế độ giảm thuế, miễn thuế ..................................................................... 21 
2.2.7. Kê khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế ................................................ 22 
Chương 3: THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT .........................................................25 
3.1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của thuế tiêu thụ đặc biệt...................25 
3.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 25 
3.1.2. Đặc điểm...................................................................................................... 25 
3.1.3. Tác dụng ...................................................................................................... 25 
-117- 
3.2. Nội dung cơ bản của thuế tiêu thụ đặc biệt..............................................25 
3.2.1. Một số quy định riêng về thuế tiêu thụ đặc biêt........................................ 25 
3.2.2. Đối tượng nộp thuế ..................................................................................... 25 
3.2.3. Đối tượng chịu thuế, không thuộc diện chịu thuế..................................... 26 
3.2.4. Căn cứ tính thuế .......................................................................................... 27 
3.2.5. Xác định thuế TTĐB phải nộp................................................................... 28 
3.2.6. Chế độ hoàn thuế ........................................................................................ 29 
3.2.7.Chế độ giảm thuế, miễn thuế ...................................................................... 29 
3.2.8. Kê khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế ................................................ 30 
Chương 4: THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU..................................32 
4.1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của thuế xuất khẩu, nhập khẩu ........32 
4.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 32 
4.1.2. Đặc điểm...................................................................................................... 32 
4.1.3. Tác dụng ...................................................................................................... 32 
4.1.4. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong quá trình Việt Nam tham gia hội 
nhập quốc tế........................................................................................................... 32 
4.2. Nội dung cơ bản của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ............................33 
4.2.1. Đối tượng nộp thuế ..................................................................................... 33 
4.2.2. Đối tượng chịu thuế, không thuộc diện chịu thuế..................................... 33 
4.2.3. Căn cứ tính thuế .......................................................................................... 33 
4.2.4. Phương pháp tính thuế................................................................................ 34 
4.2.5. Chế độ hoàn thuế ........................................................................................ 35 
4.2.6. Chế độ giảm thuế, miễn thuế ..................................................................... 36 
4.2.7. Kê khai thuế, nộp thuế................................................................................ 37 
Chương 5: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP............................................38 
5.1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp .......38 
5.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 38 
5.1.2. Đặc điểm...................................................................................................... 38 
5.1.3. Tác dụng ...................................................................................................... 38 
5.2. Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp ..................................38 
5.2.1. Đối tượng nộp thuế ..................................................................................... 38 
5.2.2. Căn cứ tính thuế .......................................................................................... 39 
5.2.4. Phương pháp tính thuế................................................................................ 48 
5.2.5. Chế độ giảm thuế, miễn thuế ..................................................................... 50 
5.2.6. Kê khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế ................................................ 50 
-118- 
Chương 6: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ........................................................52 
6.1. Khái niệm ..................................................................................................52 
6.2. Đối tượng nộp thuế....................................................................................52 
6.3. Căn cứ tính thuế TNCN đối với thu nhập của cá nhân cư trú ................52 
6.3.1. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập từ 
tiền lương, tiền công ..................................................................................................... 52 
6.3.2. Căn cứ tính thuế đối với các khoản thu nhập khác ................................... 57 
6.4. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập của cá nhân không cư trú.................66 
6.4.1. Đối với thu nhập từ kinh doanh ................................................................. 66 
6.4.2. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công ................................................. 66 
6.4.3. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn .................................................................. 66 
6.4.4. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn................................................... 66 
6.4.5. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản .................................... 67 
6.4.6. Đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại .................... 67 
6.4.7. Đối với thu nhập từ trúng thưởng, từ thừa kế, quà tặng ........................... 67 
Chương 7: MỘT SỐ LOẠI THUẾ KHÁC, PHÍ VÀ LỆ PHÍ ...........................69 
7.1. Thuế tài nguyên.........................................................................................69 
7.1.1. Đối tượng nộp thuế ..................................................................................... 69 
7.1.1. Đối tượng chịu thuế .................................................................................... 69 
7.1.3. Căn cứ tính thuế .......................................................................................... 69 
7.1.4. Phương pháp tính thuế................................................................................ 72 
7.1.5. Chế độ giảm thuế, miễn thuế ..................................................................... 72 
7.1.6. Kê khai thuế, nộp thuế và quyết toán thuế ................................................ 73 
7.2. Thuế sử dụng đất nông nghiệp .................................................................73 
7.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 73 
7.2.2. Đối tượng nộp thuế ..................................................................................... 73 
7.2.3. Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế ....................................................... 74 
7.2.4. Căn cứ tính thuế .......................................................................................... 74 
7.2.5. Xác đinh thuế sử dụng đất phải nộp .......................................................... 75 
7.2.6. Giảm thuế và miễn thuế.............................................................................. 75 
7.3. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ...........................................................76 
7.3.1. Đối tượng nộp thuế ..................................................................................... 76 
7.3.2. Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế ....................................................... 77 
7.3.3. Căn cứ tính thuế .......................................................................................... 78 
7.3.4. Xác đinh thuế phải nộp............................................................................... 79 
-119- 
7.3.5. Giảm thuế và miễn thuế.............................................................................. 80 
7.4. Thuế môn bài.............................................................................................81 
7.4.1. Đối tượng nộp thuế ..................................................................................... 81 
7.4.2. Đối tượng tính thuế..................................................................................... 82 
7.4.3. Biểu thuế...................................................................................................... 82 
7.4.4. Chế độ miễn giảm ....................................................................................... 83 
7.4.5. Kê khai thuế và nộp thuế............................................................................ 83 
7.5. Lệ phí trước bạ..........................................................................................84 
7.5.1. Đối tượng nộp ............................................................................................. 84 
7.5.2. Đối tượng tính ............................................................................................. 84 
7.5.3. Mức phí ....................................................................................................... 84 
7.5.4. Chế độ miễn giảm ....................................................................................... 85 
7.5.5. Kê khai và nộp lệ phí trước bạ ................................................................... 85 
Phụ lục 1: DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KHÔNG THUỘC DIỆN 
CHỊU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ...................................................................87 
Phụ lục 2: BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT................................................90 
Phụ lục 3: CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH 
THU NHẬP CHỊU THUẾ...................................................................................92 
Phụ lục 4: BIỂU THUẾ SUẤT THUẾ TÀI NGUYÊN ......................................97 
BÀI TẬP ............................................................................................................100 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................115 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thue_cao_anh_thao.pdf